LỜI CAM ĐOAN . ii
LỜI CẢM ƠN. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT . iii
MỤC LỤC.v
DANH MỤC CÁC BẢNG . vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ . vii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ.7
1.1. Những vấn đề chung về công tác văn thư.7
1.1.1. Khái niệm công tác văn thư .7
1.1.2.Vai trò của công tác văn thư.9
1.1.3.Các yêu cầu đối với công tác văn thư.12
1.1.4.Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác văn thư .13
1.2. Nội dung của công tác văn thư .20
1.2.1. Soạn thảo và ban hành văn bản .20
1.2.2. Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản.23
1.2.3. Quản lý & sử dụng con dấu.35
1.2.4. Lập hồ sơ hiện hành và nộp vào lưu trữ cơ quan .37
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .41
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI VĂN PHÒNG HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI.42
2.1. Giới thiệu quận Tây Hồ và bộ phận Văn thư của Văn phòng Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ .42
2.1.1. Khái quát chung về Quận Tây Hồ.42
2.1.2. Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ và bộ phận văn thư của Văn phòng Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ .43
2.2. Công tác văn thư tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
quận Tây Hồ.48
127 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác văn thư tại văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND quận
hoặc thông qua các báo cáo, hội nghị. Một số nội dung được kết hợp kiểm tra
thông qua việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quan
trọng khác. Hàng năm, UBND quận Tây Hồ lại tiến hành kiểm tra công tác
văn thư một lần. Cách kiểm tra không theo định kỳ mà thường tiến hành bất
ngờ nhằm xem xét hoạt động nghiệp vụ văn thư như thế nào, qua đó đòi hỏi
cán bộ văn thư phải luôn đề cao tinh thần trách nhiệm của mình, làm việc
nghiêm chỉnh theo quy định của Nhà nước, của HĐND và UBND quận đề ra,
qua đó đảm bảo cho công tác quản lý văn thư của UBND quận có hiệu quả,
tác động tốt đến việc thực hiện các nội dung về công tác văn thư của UBND
quận theo quy định của Nhà nước và quy định của UB ND thành phố Hà Nội
về công tác văn thư.
50
Bên cạnh đó, hàng năm Văn phòng HĐND và UBND quận Tây Hồ tổ
chức sơ kết 6 tháng đầu năm và tổng kết văn thư lưu trữ năm để báo cáo lên
HĐND và UBND quận. Điều này giúp cán bộ văn thư của quận rút ra được
những kinh nghiệm, nhìn nhận được những vấn đề còn tồn tại, đồng thời có
phương hướng khắc phục và đề nghị lên cấp trên với những điểm cần thiết để
phục vụ trong công tác của mình.
2.2.2. Nội dung nghiệp vụ trong công tác văn thư
2.2.2.1. Công tác soạn thảo và ban hành văn bản.
Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và Thành
phố, ngay từ đầu năm 2015, UBND quận đã ban hành Kế hoạch số 15/KH-
UBND ngày 21/01/2016 về công tác văn thư lưu trữ, theo đó đã phân công
trách nhiệm cụ thể cho từng phòng, ban chuyên môn và UBND các phường,
các đơn vị sự nghiệp thuộc quận thực hiện công tác văn thư, lưu trữ theo quy
định của pháp luật. Công tác soạn thảo và ban hành văn bản thuộc chức năng
nhiệm vụ của Văn phòng nhằm đảm bảo quá trình hoạt động của UBND quận.
Công tác soạn thảo văn bản
UBND quận Tây Hồ ban hành các loại văn bản hành chính như sau:
Quyết định, chỉ thị, quy chế, quy định, thông báo, hướng dẫn, chương trình,
kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công
văn, giấy chứng nhận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu.... các văn bản
hành chính được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-
BNV ngày 19/1/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày
văn bản hành chính và được cụ thể hóa bằng các mẫu văn bản chi tiết.
Hiện nay, về cơ bản công tác soạn thảo và ban hành văn bản được thực
hiện đảm bảo các bước theo quy định của Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày
08/4/2004; Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP và
51
Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/1/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
Trong thời gian qua công tác soạn thảo văn bản của Văn phòng HĐND
và UBND quận cơ bản đã đảm bảo giải quyết được các nhiệm vụ được giao.
Trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản được thực hiện đúng theo quy định của
pháp luật.
Văn phòng HĐND và UBND quận Tây Hồ có một đội ngũ cán bộ,
chuyên viên thuộc các khối Văn xã, kinh tế, xây dựng- đô thị là bộ phận
chuyên môn, tham mưu, giúp việc và hậu cần cho lãnh đạo UBND quận và
lãnh đạo Văn phòng HĐND và UBND quận. Các văn bản được soạn thảo chủ
yếu là các văn bản hành chính bao gồm các loại văn bản như: Quyết định, chỉ
thị, báo cáo, thông báo, chương trình, kế hoạch, biên bản, tờ trình, công văn,
giấy mời, giấy giới thiệu, phiếu gửi, phiếu chuyển.... tùy theo từng nhiệm vụ
cụ thể mà cán bộ Văn phòng soạn thảo văn bản và chịu trách nhiệm trong quá
trình soạn thảo các văn bản hành chính phục vụ giải quyết các vấn đề liên
quan, ra các quyết định hành chính....
Trình tự soạn thảo văn bản của các cán bộ Văn phòng HĐND và
UBND quận Tây Hồ đã được tiến hành theo đúng trình tự quy định: căn cứ
tính chất, nội dung của văn bản cần soạn thảo, lãnh đạo Văn phòng HĐND và
UBND quận hoặc lãnh đạo UBND quận tổ chức giao cho đơn vị hoặc cá nhân
soạn thảo hay chủ trì soạn thảo. Khi cán bộ Văn phòng được phân công soạn
thảo văn bản, đầu tiên phải xác định hình thức, nội dung, mục đích, yêu cầu,
phạm vi đối tượng điều chỉnh của văn bản để xây dựng bản thảo cho phù hợp.
Sau đó, tiến hành thu thập thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung văn
bản để xây dựng đề cương trước khi soạn thảo. Việc soạn thảo văn bản phải
đúng theo quy định, phù hợp với nội dung văn bản cần soạn thảo. Trong quá
trình soạn thảo, trong một số trường hợp cần thiết, đề xuất với lãnh đạo việc
52
tham khảo xin ý kiến các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan, nghiên cứu
tiếp thu ý kiến để đảm bảo tính thực thi của văn bản. Sau khi hoàn thành bản
thảo, cán bộ soạn thảo phải trình thủ trưởng đơn vị xin ý kiến xử lý và ký duyệt.
Đặc biệt, việc kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày được
UBND quận Tây Hồ thực hiện ngày càng đảm bảo chất lượng. Đối với các
văn bản của UBND quận trước khi được phát hành thì lãnh đạo Văn phòng
hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về
độ chính xác của nội dung văn bản. Việc xem xét văn bản ban hành phải đảm
bảo các yêu cầu sau: đầy đủ về nội dung, tính pháp lý, diễn đạt đạt nội dung
rõ ràng, chính xác, đầy đủ về thể thức: trích yếu số, ngày, tháng, năm, chức
danh, thẩm quyền ký, nơi nhận văn bản.
Trước khi trình văn bản cho lãnh đạo UBND quận ký chính thức, lãnh
đạo Văn phòng phải ký nháy ngay sau dấu chấm hết “./.” ở phần nội dung văn
bản và là người chịu trách nhiệm về hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày
văn bản.
UBND quận Tây Hồ quy định Văn phòng HĐND và UBND quận chịu
trách nhiệm thẩm định về mặt pháp lý đối với các văn bản có phạm vi điều
chỉnh chung trong toàn UBND quận. Dự thảo các văn bản do các phòng, ban
chuyên môn khác thuộc UBND quận soạn thảo và tài liệu có liên quan (nếu
có) trước khi trình Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND quận ký ban hành
phải gửi về Văn phòng chậm nhất là 3 ngày để thẩm định.
Công tác ban hành văn bản
Văn bản sau khi được lãnh đạo UBND quận hoặc lãnh đạo Văn phòng
ký chính thức sẽ được chuyển tới bộ phận văn thư để thực hiện các quy trình
công việc: kiểm tra thể thức, hình thức, kỹ thuật trình bày của văn bản; đăng
ký vào sổ công văn đi; sao lưu; đóng dấu cơ quan; làm thủ tục phát hành văn
bản đi và lưu bản gốc văn bản đã phát hành.
53
Trong thời gian vừa qua, công tác ban hành văn bản đi của Văn phòng
HĐND và UBND quận Tây Hồ đã đảm bảo đúng yêu cầu, trình tự, nơi nhận,
đúng thẩm quyền ban hành. Theo thẩm quyền ban hành văn bản, UBND và
văn phòng UBND quận thực hiện theo chỉ thị của UBND quận được ban hành
2 loại văn bản: Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý nhà nước
thông thường. Các phòng, ban, ngành thuộc UBND quận không có thẩm
quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Để giải quyết các công việc
chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao thì các phòng, ban, ngành
trong quá trình tổ chức hoạt động chỉ được ban hành các văn bản hành chính
thông thường. Văn phòng HĐND và UBND quận Tây hồ ban hành văn bản
quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền đúng quy định.
Qua báo cáo về tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác các năm
2014, 2015 và năm 2016, Văn phòng HĐND và UBND quận Tây Hồ đã tham
mưu cho lãnh đạo ban hành 10537 Quyết định, 3851 công văn, 1167 thông
báo, 1132 báo cáo, 11 chỉ thị, 693 kế hoạch, 821 tờ trình và 592 giấy mời.
Công tác soạn thảo đều đúng trình tự, thể thức theo quy định của pháp luật
hiện hành.
2.2.2.2. Công tác tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đến
Văn bản đến là tất cả các công văn, giấy tờ, văn bản mà UBND quận
Tây Hồ nhận được từ nơi khác chuyển đến. Hình thức chuyển đến có thể qua
môi trường mạng như thư điện tử, qua các phần mềm quản lý văn bản, fax
hoặc có thể là các văn bản giấy được gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực
tiếp tại bộ phận văn thư của UBND quận.
Hàng ngày, UBND quận Tây Hồ nhận được rất nhiều văn bản đến từ
các cơ quan Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội, các Bộ, các Sở, ban,
ngành, các cơ quan trên địa bàn quận, các đơn vị trực thuộc và các cá nhân
gửi đến. Tổng số văn bản đến của UBND quận lên tới hơn 6 nghìn văn bản
54
mỗi năm. Đây là số lượng thống kê được tổng hợp từ Văn phòng HĐND và
UBND quận Tây Hồ cuối năm 2016. Cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Số lượng văn bản đến giai đoạn 2014- 2016
Năm
Cấp quản lý
2014
2015
2016
Trung ương 4379 4122 4260
Cấp Quận 1394 1189 1952
Các đơn vị khác 435 413 537
Tổng 6208 5724 6749
(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác văn thư lưu trữ tại Văn phòng HĐND và
UBND quận Tây Hồ năm 2014, 2015, 2016)
Theo thống kế số lượng văn bản đến của UBND quận khá nhiều, có thể
thấy số lượng các văn bản đến tăng dần qua các năm. Với số lượng văn bản
nhiều như vậy, đòi hỏi công tác quản lý văn bản đến của UBND quận cần
phải thực hiện cẩn thận, hợp lý và khoa học.
Theo quy chế làm việc của Văn phòng HĐND và UBND quận cũng
như việc áp dụng cơ chế “Một cửa” vào công tác văn thư, tất cả các văn bản
gửi đến UBND quận đều phải tập trung tại bộ phận văn thư để làm thủ tục
tiếp nhận và phân phát theo đúng trình tự quy định: tiếp nhận văn bản đến;
kiểm tra, phân loại, bóc phong bì và đóng dấu đến; đăng ký văn bản đến; trình
và chuyển giao văn bản đến; Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết
văn bản đến.
Tiếp nhận văn bản đến: Mỗi ngày, UBND quận Tây Hồ tiếp nhận văn
bản đến từ nhiều nguồn: qua hệ thống thư điện tử gov của thành phố, qua hệ
thống quản lý văn bản điều hành, gửi bằng fax hoặc được gửi bằng văn bản
55
giấy dù văn bản đó đến bằng con đường nào thì đều tập trung tại phòng
Văn thư của UBND quận Tây Hồ.
Trong quá trình tiếp nhận văn bản đến từ mọi người, văn thư của
UBND quận Tây Hồ có trách nhiệm tiếp nhận văn bản đến. Khi tiếp nhận văn
bản, giấy tờ gửi đến UBND quận, cán bộ văn thư trực tiếp nhận văn bản và có
trách nhiệm kiểm tra ngay xem văn bản có phải gửi đến đúng cơ quan mình
hay không, kiểm tra số lượng đã đủ chưa. Nếu văn bản đến đựng trong phong
bì cần kiểm tra xem phong bì có dấu hiệu bị bóc hay rách không. Trường hợp
phát hiện thiếu, mất bì, tình trạng bì không còn nguyên vẹn hoặc văn bản
được chuyển đến muộn hơn thời gian ghi trên bì (đối với bì văn bản có đóng
dấu “Hỏa tốc” hẹn giờ), cán bộ văn thư phải báo cáo ngay với người có trách
nhiệm; trường hợp cần thiết phải lập biên bản với người chuyển văn bản. Đối
với văn bản đến được chuyển phát qua máy fax hoặc qua môi trường mạng,
cán bộ văn thư quận phải kiểm tra số lượng văn bản, số lượng trang của mỗi
văn bản; nếu phát hiện sai sót, phải kịp thời thông báo tới nơi gửi hoặc báo
cáo người có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
Kiểm tra, phân loại, bóc phong bì và đóng dấu đến: Sau khi tiếp nhận
văn bản đến, cán bộ văn thư kiểm tra xem văn bản và thông tin trên phong bì
để đối chiếu với ngày gửi văn bản. Tiếp đến phân loại văn bản. Với văn bản
gửi cho UBND quận và Văn phòng UBND quận, văn thư sẽ đăng ký số. Đối
với sách, báo, tạp chí, thư gửi đích danh lãnh đạo hoặc cá nhân, cơ quan các
phòng, ban thuộc UBND quận thì văn thư không cần đăng ký.
Việc bóc phong bì văn thư của UBND quận cũng cần chú ý không được
bóc các phong bì gửi đích danh hoặc gửi các phòng chuyên môn của UBND
quận và việc bóc phong bì cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định:
những bì có đóng dấu chỉ các mức độ khẩn phải được bóc trước để giải quyết
kịp thời; khi bóc tránh không được làm hư hại đối với các văn bản, không bỏ
56
sót văn bản trong bì, không làm mất số, ký hiệu văn bản, địa chỉ cơ quan gửi
và dấu bưu điện; cần đối chiếu số, ký hiệu ghi ngoài phong bì với số ký hiệu
của văn bản bên trong bì, nếu văn bản đến có kèm theo phiếu gửi thì phải đối
chiếu văn bản trong bì với phiếu gửi, ký các nhận, đóng dấu vào phiếu gửi và
gửi trả lại cho nơi gửi văn bản; trường hợp phát hiện có sai sót, thông báo cho
nơi gửi biết để giải quyết. Đối với đơn thư khiếu nai, tố cáo và những văn bản
cần phải kiểm tra, xác minh một điểm gì đó hoặc những văn bản đến mà ngày
nhận cách quá xa ngày tháng của văn bản thì phải giữ lại phong bì và đính
kèm với văn bản để làm chứng.
Sau khi kiểm tra và đối chiếu văn bản đến, cán bộ văn thư của UBND
quận đóng dấu “đến”, ghi số và ngày đến cho từng văn bản. Dấu “đến” được
đóng vào góc trái, trang đầu dưới số và ký hiệu văn bản. Việc đóng dấu “đến”
và ghi số, ngày đến nhằm xác định văn bản đó đã được chuyển đến cơ quan
vào ngày nào để giúp cán bộ văn thư của UBND quận Tây Hồ dễ dàng vào số
công văn đến và lưu trữ văn bản.
Hình 2.4. Mẫu dấu “đến” của UBND quận Tây Hồ
57
Việc đóng dấu của văn thư quận Tây Hồ nhìn chung đã ngay ngắn,
đúng vị trí, đúng quy định. Các văn bản đến đã được đóng dấu đến, ghi số và
ngày đến đầy đủ.
Hình 2.5. Mẫu văn bản đóng dấu đến chuẩn hoàn chỉnh
Đăng ký văn bản đến: Văn bản đến của UBND quận Tây Hồ được đăng
ký bằng sổ văn bản đến hoặc bằng cơ sở dữ liệu quản lý văn bản đến trên máy
tính. Hiện nay, UBND quận Tây Hồ đang áp dụng cả hai phương pháp quản
lý văn bản này. Tuy nhiên, việc quản lý văn bản trên máy tính ít được sử dụng
58
phổ biến hơn. Văn bản đến của UBND quận được đăng ký theo 03 sổ khác
nhau:
Sổ đăng ký công văn đến từ Trung ương: gồm những văn bản của
Chính phủ, các Bộ, UBND thành phố, các Sở, ban ngành của thành phố.
Sổ đăng ký công văn đến Quận: gồm văn bản của các cơ quan và các
phường trên địa bàn quận.
Sổ đăng ký công văn đến đơn vị khác: gồm các văn bản của các cơ
quan khác không thuộc địa bàn quận.
Hình: 2.6. Mẫu bìa sổ đăng ký văn bản đến
Mẫu đăng ký văn bản đến bên trong: gồm 09 cột theo mẫu dưới:
59
Hình 2.7. Mẫu đăng ký văn bản đến bên trong sổ văn bản đến
Trình và chuyển giao văn bản đến: Hiện nay, Văn phòng UBND quận
Tây Hồ áp dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành trong công tác chỉ
đạo, điều hành công việc. Cán bộ văn thư cũng có thể nhận, trình lãnh đạo
văn bản đến qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành hoặc chuyển trực
tiếp các văn bản giấy.
Trình văn bản đến: Sau khi đăng ký vào sổ văn bản đến. Với văn bản
giấy, cán bộ văn thư phải nhanh chóng trình cho lãnh đạo UBND quận xem
xét và cho ý kiến phân phối, chỉ đạo giải quyết. Ý kiến chỉ đạo giải quyết
được bút phê trực tiếp lên văn bản. Đối với những văn bản được tiếp nhận qua
phần mềm quản lý văn bản và điều hành, sau khi thực hiện tiếp nhận, đăng ký
văn bản đến, cán bộ văn thư trình văn bản đến cho lãnh đạo UBND quận qua
phần mềm quản lý văn bản và điều hành. Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo giải
quyết, văn thư đăng ký tiếp vào sổ, nhập dữ liệu máy tính, scan văn bản đến,
60
chuyển qua mạng và chuyển văn bản giấy tới các cá nhân, đơn vị có trách
nhiệm giải quyết.
Chuyển giao văn bản đến: Sau khi có ý kiến chỉ đạo giải quyết của lãnh
đạo UBND quận Tây Hồ, văn bản đến phải được chuyển giao cho cán bộ trực
tiếp giải quyết. Việc chuyển giao văn bản đến cần đảm bảo các yêu cầu:
nhanh chóng, đúng đối tượng và chặt chẽ, giữ bí mật nội dung văn bản, ghi rõ
thời gian giao- nhận. Người nhận phải ký nhận vào sổ chuyển giao, ghi rõ họ
tên (khi cần thiết) để quy trách nhiệm và tra cứu kịp thời.
Sao văn bản: Hầu hết các văn bản có ý kiến chỉ đạo giải quyết đều
được sao để phục vụ quá trình giải quyết. Với các văn bản chỉ giải quyết nội
bộ, cán bộ văn thư có thể photocopy. Với những văn bản quan trọng thì cán
bộ văn thư tiến hành sao theo quy định và hình thức sao y bản chính.
Hình 2.8. Mẫu văn bản sao y bản chính
Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến: Lãnh đạo
UBND quận Tây Hồ có trách nhiệm chỉ đạo giải quyết kịp thời văn bản đến.
(Phần thể thức và nội dung văn bản)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nguyễn Thế Hùng
Số sao: 123/SL
Nơi gửi:
- TT Quận ủy- HĐND-UBND quận;
- Đ/c Chủ tịch, PCT UBND quận;
- Phòng TCKH, NV;
- Lưu VP.
SAO Y BẢN CHÍNH
Hà Nội, ngày..thángnăm.
TL. UBND QUẬN TÂY HỒ
CHÁNH VĂN PHÒNG
Lê Trung Đức
61
Các Phó Chủ tịch UBND quận được giao trực tiếp giải quyết văn bản đến
theo sự ủy nhiệm của Chủ tịch UBND quận những văn bản đến thuộc lĩnh vực
được phân công phụ trách. Căn cứ nội dung văn bản đến lãnh đạo UBND
quận giao các phòng, các cơ quan, cán bộ chuyên môn giải quyết. Các cơ
quan, cán bộ chuyên môn có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết văn bản đến
theo đúng thời gian quy định.
Tại UBND quận Tây Hồ, Lãnh đạo UBND quận giao cho cán bộ Văn
thư thực hiện những công việc như: xem xét toàn bộ văn bản đến, báo cáo
những văn bản quan trọng khẩn cấp; phân loại văn bản đến cho các bộ phận,
cá nhân giải quyết; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
Trong công tác quản lý văn bản đến của UBND quận Tây Hồ, bộ phận
văn thư đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo quản lý văn bản đến
cơ quan một cách thống nhất, nhanh chóng và kịp thời nhất cung cấp thông tin
để giải quyết công việc đúng thời gian và có hiệu quả.
2.2.2.3. Công tác tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đi.
Theo thống kê, số lượng văn bản đi của UBND quận khá nhiều, được
thể hiện cụ thể trong bảng tổng hợp dưới đây:
Bảng 2.3. Số lượng văn bản đi giai đoạn 2014- 2016
Năm
Tên loại văn bản
2014
2015
2016
Quyết định 3348 3261 3928
Chỉ thị 03 04 04
Thông báo 413 343 411
Kế hoạch 221 216 256
Báo cáo 386 317 429
Tờ trình 397 200 224
Giấy mời 202 164 226
Công văn khác 1184 1150 1517
Tổng 6154 5655 6995
(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác văn thư lưu trữ tại Văn phòng HĐND và
UBND quận Tây Hồ năm 2014, 2015, 2016)
62
Có thể thấy mỗi năm UBND quận Tây Hồ phát hành khoảng 6000 văn
bản đi các loại. Chính vì vậy, việc quản lý và giải quyết văn bản đi của quận
cũng phải được quản lý nghiêm túc, có khoa học. Tất cả các văn bản đi của
UBND quận phải được đăng ký vào sổ quản lý văn bản đi ở bộ phận văn thư,
phải được kiểm tra về nội dung và hình thức trước khi ban hành.
Trình tự quản lý văn bản đi của UBND quận Tây Hồ cơ bản đã tuân thủ
theo quy định của pháp luật. Theo đó, các văn bản như: Quyết định, báo cáo,
biên bản, công văn, thông báo, tờ trình, kế hoạch, chỉ thị... mọi công văn, giấy
tờ lấy danh nghĩa là UBND quận để gửi ra ngoài hoặc nội bộ cơ quan đều
phải được lãnh đạo UBND quận ký chính thức sau đó chuyển qua bộ phận
Văn thư để đăng ký số, lấy dấu và phát hành. Những văn bản chuyển trên môi
trường mạng phải được ký chứng thư số để đảm bảo an toàn thông tin, tránh
việc giả mạo văn bản.
Trình ký văn bản: Văn bản sau khi in ra phải trình Chủ tịch, các Phó
Chủ tịch UBND quận hoặc Chánh văn phòng ký theo thẩm quyền. Văn bản
trình ký phải được cán bộ văn thư rà soát, kiểm tra đầy đủ cả về nội dung và
hình thức. Việc trình ký có thể do cán bộ văn thư hoặc cán bộ chuyên môn
soạn thảo văn bản thực hiện.
Đối với các văn bản thông thường, nội dung đơn giản thì chỉ cần trình
văn bản đó lên người có thẩm quyền ký sau khi đã được kiểm tra nội dung và
thể thức. Còn đối với các văn bản có nội dung phức tạp (văn bản quy phạm
pháp luật, các đề án, kế hoạch dài hạn) thì phải có văn bản liên quan kèm
theo khi trình ký, giúp thủ trưởng thẩm tra nội dung của văn bản khi cần.
Đăng ký văn bản đi: Việc đăng ký văn bản đi của UBND quận Tây Hồ
được thực hiện bằng 2 hình thức. Văn thư đăng ký văn bản đi bằng phương
pháp truyền thống là lập sổ. Nhưng từ năm 2005, UBND quận trang bị cho bộ
phận văn thư máy vi tính để sử dụng phần mềm nhập dữ liệu vào máy tính
63
theo hệ thống quản lý văn bản chung của thành phố. Đảm bảo tính khoa học,
hiện đại hơn.
Hàng năm quận Tây Hồ ban hành gần 6000 văn đi các loại. Vì vậy, để
nhanh chóng và thuận tiện cho công tác quản lý, cán bộ văn thư tiến hành
đăng ký theo tên loại, mỗi loại văn bản đăng ký vào một sổ riêng. Như vậy,
các loại sổ của UBND quận Tây hồ bao gồm:
+ Sổ đăng ký Quyết định;
+ Sổ đăng ký Công văn;
+ Sổ đăng ký Giấy mời;
+ Sổ đăng ký Kế hoạch;
+ Sổ đăng ký Tờ trình;
+ Sổ đăng ký Báo cáo;
+ Sổ đăng ký Thông báo.
Hình 2.9. Mẫu bìa sổ đăng ký công văn đi
64
Hình 2.10. Mẫu đăng ký văn bản đi bên trong sổ văn bản đi
Mặc dù hiện nay, việc đăng ký văn bản đi đã được nhập liệu trong phần
mềm quản lý trong máy tính nhưng vẫn cần chú ý kê khai, điền đầy đủ thông
tin nội dung trong sổ văn bản đi để việc tìm kiếm cũng như kiểm tra, kiểm
soát được chính xác và thuận lợi hơn.
Nhân bản, đóng dấu văn bản: Văn bản sau khi được lãnh đạo ký phải
chuyển về phòng văn thư. Cán bộ văn thư sẽ xem xét lại một lần nữa toàn bộ
văn bản, kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày. Trước khi phát
hành văn bản, cán bộ văn thư phải kiểm tra lại xem văn bản ban hành có đảm
bảo các yêu cầu: đầy đủ về nội dung, tính hợp pháp, diễn đạt nội dung rõ
ràng, chính xác, đầy đủ về nội dung, tính hợp pháp, diễn đạt nội dung rõ ràng,
chính xác, đầy đủ cả về thể thức, trích yếu, số, ngày, tháng, năm, chức danh,
thẩm quyền ký, nơi nhận văn bản. Sau đó tiến hành ghi số và ngày tháng cho
văn bản. Số được đánh theo tên loại văn bản và bắt đầu từ số 01 của ngày đầu
65
năm cho đến hết. Ngày tháng văn bản được ghi đúng ngày làm thủ tục ban
hành văn bản. Việc ghi số và ngày tháng văn bản của UBND quận Tây Hồ
khá tốt, đúng với quy định của Nhà nước về hình thức, thể thức văn bản.
Sau khi vào số văn bản và ghi ngày, tháng; văn thư tiến hành sao chép,
nhân bản văn bản phát hành và đóng dấu lên văn bản. Đóng dấu là một phần
không thể thiếu để chứng minh tính pháp lý và chân thực của văn bản. Chính
vì vậy, cán bộ văn thư phải chú ý đóng dấu đúng thẩm quyền chữ ký.
Phòng văn thư của UBND quận Tây Hồ có trách nhiệm bảo quản và sử
dụng các loại con dấu sau: con dấu của UBND quận, con dấu của Văn phòng,
dấu của thường trực HĐND quận; các dấu chức danh, dấu tên; dấu chỉ mức
độ mật, khẩn, hỏa tốc và một số loại dấu khác theo quy định.
Chuyển phát văn bản đi: Văn bản đi của UBND quận Tây Hồ phải
được hoàn chỉnh các thủ tục văn thư và chuyển phát ngay trong ngày văn bản
đó được ký, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Với các văn bản “hỏa
tốc” phải chuyển ngay trong ngày. Hiện nay, việc chuyển phát văn bản đi của
UBND quận Tây Hồ có thể được chuyển qua hệ thống bưu điện, bằng fax
hoặc qua môi trường mạng để thông tin được nhanh.
Đối với nơi nhận là các cơ quan Nhà nước, các phòng ban chuyên môn,
các Sở, ban, ngành...UBND quận Tây Hồ thực hiện chuyển phát văn bản trên
môi trường mạng qua hệ thống thư điện tử gov hoặc hệ thống quản lý văn bản
điều hành có ký chứng thư số. Đối với nơi nhận là các cá nhân, tổ chức ngoài
UBND quận thì được chuyển giao qua đường bưu điện. Văn bản gửi ra ngoài
được gửi trong phong bì in sẵn theo mẫu của UBND quận. Đối với các văn
bản có mức độ “Mật”, “Khẩn” thì phải có đóng dấu chỉ mức độ “Mật”,
“Khẩn” ở dưới số trên phòng bì.
Lưu văn bản đi: Đây là khâu cuối cùng trong quy trình tổ chức, quản lý
và giải quyết văn bản đi của cán bộ văn thư UBND quận Tây Hồ. Mỗi văn
66
bản đi phải lưu thành hai bản; một bản gốc lưu tại văn thư cơ quan và một bản
chính lưu trong hồ sơ phục vụ cho công tác lưu trữ. Bản lưu tại văn thư cơ
quan phải được sắp xếp theo thứ tự đăng ký. Đặc biệt, việc lưu giữ, bảo vệ,
bảo quản và sử dụng bản lưu văn bản đi có đóng dấu các độ “Mật” được thực
hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Văn thư UBND
quận Tây Hồ có trách nhiệm lập sổ sử dụng bản lưu để theo dõi và phục vụ
kịp thời yêu cầu sử dụng bản lưu tại văn thư theo quy định. Các văn bản mật
được lưu riêng, cất cẩn thận trong tủ có khóa hoặc trong két.
Có thể thấy được các văn bản đi của UBND quận Tây Hồ sẽ là những
cơ sở pháp lý quan trọng, là những thông tin phản ánh được trách nhiệm,
nhiệm vụ mà cơ quan đang quan tâm, giải quyết. Việc quản lý các văn bản đi
sẽ góp phần đảm bảo được yêu cầu thông tin cho quản lý, cho các quyết định
và thể hiện được hiệu quả giải quyết công việc của UBND quận. Do vậy,
UBND quận Tây Hồ cần quan tâm hơn nữa đối với công tác quản lý văn bản
đi của Văn phòng UBND quận để nâng cao hơn nữa hiệu quả các quyết định
hành chính.
2.2.2.4. Quản lý và sử dụng con dấu.
Nhìn chung việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư của
UBND quận Tây Hồ về cơ bản được thực hiện nghiêm túc theo các quy định
chung của pháp luật: Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính
phủ quy định về việc quản lý và sử dụng con dấu; Thông tư số
07/2002/TTLT-BCA-BTCCBCP ngày 06/5/2002 của Bộ Công an và Ban Tổ
chức cán bộ Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số
58/2001/NĐ-CP; Thông tư 08/2003/TT-BCA ngày 12/5/2003 của Bộ Công an
hướng dẫn mẫu dấu, tổ chức khắc dấu, kiểm tra việc bảo quản, sử dụng con
dấu của cơ quan, tổ chức theo Nghị định số 58/2001/NĐ-CP 24/8/2001 của
Chính phủ; Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về
67
công tác văn thư;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_cong_tac_van_thu_tai_van_phong_hoi_dong_nhan_dan_va.pdf