Luận văn Công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định

LỜI CAM ĐOAN .1

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CAO TUỔI VÀ CÔNG TÁC

XÃ HỘICÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI .10

1.1. Người cao tuổi: khái niệm, đặc điểm và nhu cầu .10

1.2. Lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi.13

1.3. Một số lý thuyết ứng dụng trong công tác xã hội cá nhân đối với người

cao tuổi .19

1.4. Cơ sở pháp lý chính trị- pháp lý của công tác xã hội cá nhân đối với

người cao tuổi .24

Chương 2: THỰC TRẠNG NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ

HỘI TỈNH NAM ĐỊNH.32

2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .32

2.2. Thực trạng người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định .38

2.3. Thực trạng công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại Trung

tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định .44

Chương 3: ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI

NGƯỜI CAO TUỔI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CÔNG TÁC

XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI .54

3.1. Ứng dụng công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại Trung tâm

Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định .54

3.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác xã hội cá nhân từ thực

tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định .62

KẾT LUẬN .71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.73

pdf101 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc các biện pháp trợ giúp kịp thời, phù hợp, trực tiếp giải quyết, như: Tư vấn, tham vấn, trị liệu, hòa giải, giáo dục thuyết phục, ngăn chặn, cách ly. Các chế độ, chính sách của tỉnh Nam Định: Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 20/7/2011 của UBND tỉnh Nam Định về việc Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2011-2020 tỉnh Nam Định. 30 Mục tiêu của Kế hoạch là tuyên truyền để nâng cao nhận thức của xã hội về nghề CTXH, hình thành hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH; phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ NVCTXH. Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 19/04/2012 của UBND tỉnh Nam Định: Theo đó điều chỉnh chế độ trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội đang quản lý, nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ xã hội Quyết định số 1776/QĐ-UBND ngày 07 tháng 09 năm 2015 của UBND tỉnh Nam Định: Theo đó quy định chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đối với đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại trung tâm bảo trợ xã hội. Các cơ sở chính trị- pháp lý trên đã thể hiện được sự quan tâm sát sao của Đảng và Nhà nước, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, cộng đồng đối với NCT. NCT được bảo vệ, chăm sóc và được đảm bảo mọi quyền lợi về mặt pháp lý.Gia đình NCT, cộng đồng và tất cả các tổ chức đều có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc chăm sóc, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cho NCT. 31 Tiểu kết chương 1 Chương 1 tác giả dành cho việc nghiên cứu lý luận về CTXHCN với NCT để có cái nhìn tổng quan về công tác xã hội cá nhân với NCT. Tìm hiểu về hệ thống chính sách pháp luật của Đảng đối với NCT đó cũng là cơ sởđể NVCTXH sử dụng trong suốt quá trình trợ giúp NCT.Hệ thống chính sách đầy đủ, chi tiết quy định rõ ràng về quyền của NCT, nghĩa vụ chăm sóc NCT từ gia đình và cộng đồng. Từ những khái niệm, lý thuyết ứng dụng, chúng ta hiểu được CTXH với NCT cá nhân là một quá trình trợ giúp chuyên nghiệp. NVCTXH không chỉ dùng những kiến thức chuyên môn mà cần cả những kỹ năng chuyên nghiệp bởi NCT là đối tượng có tính tình nhạy cảm, dễ tổn thương. Trong quá trình làm việc với NCT bên cạnh những đặc điểm của NCT cần phải lưu ý thì NVCTXH phải luôn tuân thủ đúng những nguyên tắc (5 nguyên tắc), tiến trình (7 bước) khi thực hiện. Điều đó sẽ khiến quá trình trợ giúp không chỉ hiệu quả mà còn trở nên chuyên nghiệp. Từ những vấn đề mang tính chất lý luận về công tác xã hội cá nhân với NCT tác giả bắt đầu tiến hành đánh giá thực trạng CTXH cá nhân đối với NCT tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định để có góc nhìn biện chứng về vấn đề CTXHCN đối với NCT 32 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 2.1.1.Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định Nam Định là trung tâm phía Nam của đồng bằng sông Hồng. Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông. Diện tích đất tự nhiên của Nam Định là 163.740,3 ha. Nam Định có 10 đơn vị hành chính, trong đó có 09 huyện và thành phố Nam Định (đô thị loại I) với 16 thị trấn và 213 xã phường . Dân số năm 2016 là 1.850.000 người, mật độ dân số: 1.109 người/km2 Nam Định là một trong những địa phương có mật độ dân số đông nhất nước tập trung chủ yếu là người dân tộc Kinh, ngoài ra còn có Tày, Thái, Mường[26]. 2.1.2. Khái quát về Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam định Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định được thành lập theo Quyết định số 284/QĐ-UB ngày 25/03/1997 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Bảo trợ Xã hội với Khu nuôi dưỡng xã hội thuộc Sở LĐTBXH tỉnh Nam Định và tổ chức lại thành Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Nam Định. Năm 2013, Trung tâm được tổ chức lại theo Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 29/8/2013 của UBND tỉnh Nam Định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định. Trung tâm có chức năng thực hiện chính sách Bảo trợ xã hội cho đối tượng xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống; cung cấp dịch vụ về công tác xã hội; trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho 33 người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh Nam Định theo quy định của pháp luật. Vị trí, chức năng của Trung tâm. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định Trung tâm chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đồng thời chịu sự kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Bảo trợ xã hội, Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới (của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) và các cục, vụ thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản và trụ sở riêng; Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định và quy định của pháp luật. Trung tâm có chức năng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội và thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho người có nhu cầu theo quy định của pháp luật; dạy nghề, phục hồi về trí tuệ, khả năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật còn khả năng lao động, còn khả năng tiếp thu nghề để hoà nhập cộng đồng. Trung tâm hoạt động theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội. Nhiệm vụ của Trung tâm: - Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp: + Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp; + Đánh giá các nhu cầu của đối tượng; sàng lọc và phân loại đối tượng. Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng tới các cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an, tư pháp hoặc các cơ quan, tổ chức phù hợp khác; + Bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng như: Nơi cư trú tạm thời, thức ăn, quần áo và đi lại. 34 - Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng. - Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc. - Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng; giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch. - Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn, không tự lo được cuộc sống và không có điều kiện sinh sống tại gia đình, cộng đồng. - Cung cấp dịch vụ điều trị y tế ban đầu. - Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao, các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng lao động sản xuất theo quy định của pháp luật. - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển về thể chất, trí tuệ, nhân cách và hòa nhập cộng đồng. - Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực: + Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội để giúp đối tượng phát triển khả năng tự giải quyết các vấn đề, bao gồm cả giáo dục kỹ năng làm cha mẹ cho những đối tượng có nhu cầu; đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em và người chưa thành niên; + Hợp tác với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác xã hội cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội hoặc làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; + Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các nhóm đối tượng có nhu cầu. - Quản lý đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội. 35 - Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi. - Phát triển cộng đồng: + Liên hệ với người dân, chính quyền các cấp trong việc xác định các vấn đề của cộng đồng để xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp cộng đồng; + Đề xuất chính sách với các cơ quan có thẩm quyền; + Xây dựng mạng lưới nhân viên, tình nguyện viên công tác xã hội. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin - Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi Trung tâm trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống. - Tổ chức vận động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động của cơ sở. - Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Lao động TB&XH tỉnh Nam Định giao. Đối tượng phục vụ: - Đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. - Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm: + Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động; + Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú. - Người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012, Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP 36 ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn. - Trẻ khuyết tật thuộc địa bàn tỉnh còn khả năng lao động, còn khả năng tiếp thu nghề. - Các đối tượng khác theo chương trình, đề án hỗ trợ hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hoặc Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định khi được ủy quyền. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Trung tâm gồm: - Lãnh đạo Trung tâm gồm Giám đốc và 03 Phó giám đốc - Các phòng chuyên môn gồm: + Phòng Hành chính - Tổng hợp + Phòng Công tác xã hội và phát triển cộng đồng; + Phòng Chăm sóc khẩn cấp và dài hạn; + Phòng Y tế - Phục hồi chức năng; + Phòng Dạy nghề - Lao động sản xuất; + Phòng Quản lý đối tượng tâm thần. Trung tâm đang quản lý, nuôi dưỡng chăm sóc và dạy nghề PHCN cho 236 đối tượng bao gồm : trẻ em có bố mẹ trong thời gian chấp hành án phạt tù, người lang thang tâm thần không xác định được nơi cư trú, người cao tuổi không nơi lương tựa, người cao tuổi là người có công với đất nước. - Đối tượng học nghề và PHCN tại Cơ sở 2: 83 đối tượng . - Công tác quản lý đối tượng Bảo trợ xã hội . Trung tâm phân công cán bộ chia thành ca kíp thường thực 24/24 giờ trong ngày để quản lý, chăm sóc đối tượng. Đối với người già, người tàn tật nặng không tự phục vụ trong sinh hoạt của bản thân cần có người khác giúp đỡ, Trung tâm đã bố trí, sắp xếp, phân công cụ thể một số viên chức để thường xuyên chăm sóc. Đối với trẻ em đi học cử cán bộ đưa đón và hướng dẫn, giúp đỡ các cháu trong học tập. - Công tác dạy nghề và PHCN cho trẻ khuyết tật: 37 Thực hiện chương trình dạy nghề may và nghề mộc, phục hồi chức năng ngôn ngữ và thể chất cho đối tượng theo chương trình kế hoạch. Tổ chức kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, tư vấn tìm việc làm cho đối tượng hết thời hạn ra khỏi Trung tâm. Thực hiện công tác quản lý đối tượng trong và ngoài giờ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đối tượng và tài sản của đơn vị. - Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và các hoạt động cho các diện đối tượng; Dạy nghề và PHCN cho trẻ khuyết tật: + Công tác nuôi dưỡng được đơn vị tổ chức thực hiện theo Quyết định số 1776/QĐ-UBND ngày 07/9/2015 của UBND tỉnh Nam Định + Đơn vị duy trì đều đặn chế độ ăn uống phục vụ các diện đối tượng, ngày ăn 3 bữa có thực đơn cho từng diện đối tượng, đảm bảo tiêu chuẩn, định lượng quy định và có phần cải thiện thêm như rau xanh tại chỗ. + Cung cấp và hỗ trợ đối tượng tiếp cận, thụ hưởng các chính sách và chương trình trợ giúp xã hội. + 100% đối tượng được chăm sóc điều trị bệnh: Chăm sóc sức khỏe ban đầu; Sử dụng thuốc để điều trị bệnh; sơ cứu khi cần thiết. Trong trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền của đơn vị, đơn vị làm các thủ tục cho đối tượng đi các tuyến bệnh viện để điều trị và cử cán bộ đi quản lý, chăm sóc. Trung tâm cử cán bộ y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp, tủ thuốc bảo đảm chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cấp cứu khi cần thiết; điều trị và mở sổ theo dõi; kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng và hàng năm cho từng đối tượng. + 100% đối tượng được mua BHYT theo quy định. + Đối với đối tượng là người tâm thần, được cấp thuốc hướng thần theo tuyến theo quy định. + Tư vấn đồng cảnh cho các diện đối tượng, mục đích, hỗ trợ về mặt tâm lý giữa những người đồng cảnh với nhau để họ lắng nghe nhau và cùng nhau chia sẻ và bớt đi những mặc cảm về mình. Đơn vị đã tổ chức các hoạt động như thể dục buổi sáng để nâng cao thể chất, xem ti vi. Một số đối tượng có sức 38 khỏe, tổ chức cho đối tượng lao động liệu pháp, như: nuôi lợn, trồng rau, quét dọn vệ sinh, . + Tổ chức các hoạt động vui chơi, văn nghệ chào mừng ngày người khuyết tật Việt Nam, đón Tết thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu cho đối tượng là trẻ khuyết tật tại cơ sở 2. Thực hiện công tác tư vấn xã hội trẻ tại Trung tâm 2.2. Thực trạng người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định Để tìm hiểu về NCT tại trung tâm BTXH tỉnh Nam Định tác giả đã xây dựng bảng hỏi với 35 mẫu nghiên cứu. Gia đình NCT sống tại trung tâm:NCT trước khi vào Trung tâm đều là người sống một mình và không ai chăm sóc. NCT có vợ hoặc chồng là 45,7%, tuy nhiên đều đã ly hôn, bỏ đi hoặc đã chết. Số còn lại là NCT chưa kết hôn (54,3%). NCT tại Trung tâm là người nghèo chiếm 82,9%, cận nghèo 5,7 %. Từ đó, thấy được rằng điều kiện kinh tế của NCT sống tại Trung tâm là khó khăn. Mọi chi phí sinh hoạt và ăn uống đều phụ thuộc vào Trung tâm, dựa vào chính sách của nhà nước và tỉnh Nam Định. Hình 2.1: Điều kiện kinh tế gia đình NCT Nguồn: Khảo sát tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định năm 2019 Số NCT không có con là 60%, có con là 40%, tuy nhiên, trên thực tế NCT ở đây lại không được con con cái chăm sóc, bởi đã sinh nhưng không nuôi mà 82.9 5.7 11.4 0 Điều kiện kinh tế Nghèo Cận Nghèo Không Nghèo 39 cho con đi, con cái chết, thất lạc và khuyết tật. Đến tuổi già yếu, không tự chăm sóc được bản thân, không có người thân hay họ hàng, hoặc đi lang thang xin ăn nên NCT được tập trung về Trung tâm CTXH tỉnh Nam Định để nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của nhà nước. Sự quan tâm của gia đình đối với NCT thể hiện qua mức độ liên lạc, tuy vậy, mức độ liên lạc của NCT với gia đình rất kém, tỉ lệ cao nhất là không có sự liên lạc chiếm 54,3%, hiếm khi liên lạc 22,8%, thỉnh thoảng liên lạc 14,3%, thường xuyên liên lạc chiếm 8,6%. Liên lạc ở đây là NCT được người thân gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe và tình hình sinh hoạt. Ở những năm cuối đời NCT cần nhiều hơn những cuộc điện thoại như vậy, họ cần có người thân bên cạnh, chăm sóc và quan tâm, tuy nhiên NCT ở trung tâm bảo trợ chủ yếu là người già neo đơn không nơi nương tựa thì trung tâm chính là gia đình của họ. NCT phụ thuộc hoàn toàn vào trung tâm bảo trợ xã hội. Hình 2.2 Tần suất ốm của NCT Nguồn: Khảo sát tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định năm 2019 Tình trạng sức khỏe của NCT:Sự lão hóa đến với tất cả mọi người và nó chính là kẻ thù của sức khỏe. Ở NCT sự lão hóa kéo theo những hệ lụy như giảm khả năng thích nghi, khả năng dự trữ dinh dưỡng kém, mất khả năng đối 8.6 77.1 8.6 5.7 0 Tần suất ốm của NCT Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít Chưa ốm 40 phó, dễ mắc các bệnh mãn tính... NCT tại trung tâm có tỷ lệ: rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng ốm lần lượt là 8,6%, 71,1%, 8,6%, tỷ lệ rất ít ốm thấp chiếm 5,7%. Với tỷ lệ thường xuyên ốm chiếm 71,1% thì NCT tại đây luôn phải đối mặt với vấn đề về sức khỏe. Theo sau đó sẽ nhu cầu được chăm sóc, cung cấp thông tin và kỹ năng về chăm sóc sức khỏe từ nhân viên CTXH. Tinh thần NCT: Bên cạnh sức khỏe, tinh thần là yếu tố quan trọng đối với NCT, người cao tuổi có sức khỏe để đối diện với các vấn đề lão hóa hay không phụ thuộc phần nhiều vào tinh thần của họ có thoải mái hay không. Tại Trung tâm có 68,6% NCT thường xuyên cảm thấy ít vui và lo lắng, chỉ có 5,7% NCT cảm thấy thoải mái. Còn lại NCT cảm thấy bình thường chiếm 17,1%, vui vẻ 8,6%. NVCTXH cần có những hoạt động trợ giúp về tâm lý, động viên về tinh thần để NCT thoải mái hơn, vui vẻ lạc quan hơn trong cuộc sống để NCT tại trung tâm không những được sống khỏe mà còn sống vui. Hình 2.3: Vấn đề NCT quan tâm Nguồn: Khảo sát tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định năm 2019 Vấn đề NCT quan tâm: Khi đưa ra câu hỏi về vấn đề NCT quan tâm nhất thì 68,5% NCT quan tâm về vấn đề sức khỏe, 20% quan tâm về tinh thần tình cảm, tiền bạc chỉ chiếm 2,9% . Quan tâm tới gia đình là 8,6% bởi lẽ NCT ở đây chủ yếu là NCT đơn thân. Ta thấy được rằng sức khỏe và tinh thần là hai vấn 68.5 20 2.9 8.6 VẤN ĐỀ NCT QUAN TÂM Sức khoẻ bản thân Tinh thần tình cảm Tiền bạc Gia đình 41 đề NCT quan tâm nhiều nhất đồng nghĩa với việc những thông tin về chăm sóc sức khỏe, những hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lý hay sự kiện quan tâm chia sẻ từ phía cộng đồng sẽ được NCT tại đây cần và đón nhận. Từ những nhu cầu này NVCTXH sẽ có thể thiết kế những kế hoạch trợ giúp cho NCT tại đây phù hợp và hiệu quả. Hình 2.4: Các nhóm bệnh thường mắc ở NCT Nguồn: Khảo sát tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định năm 2019 Khảo sát về các nhóm bệnh thường mắc ở NCT:nhóm bệnh về đau nhức xương khớp đứng đầu với 68,5%. Đây cũng là bệnh đặc thù về sức khỏe của NCT nông thôn. Có nhiều lý do dẫn đến bệnh này, phần lớn nguyên nhân do quá trình lao động, làm việc trước đây rất vất vả. Đứng thứ hai là bệnh về tim và huyết áp chiếm 48,5%. Sau đó cũng đứng ở vị trí cao là những bệnh như trí nhớ kém 31,4%, bệnh về mắt 40% và bệnh về tiêu hóa 25,7%. Trí nhớ kém cũng là vấn đề mà NVCTXH cần lưu ý khi làm việc cùng với NCT, những buổi làm việc sau NVCTXH nên nhắc lại sơ lược về kết quả làm việc của buổi trước để giúp NCT hình dung lại những gì đã thực hiện, tránh trường hợp NCT lãng quên và nhắc lại sẽ tốn thêm thời gian. 5.7 11.4 25.7 48.5 68.5 0 5.7 5.7 40 8.6 31.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Đột quỵ Bệnh phổi Bệnh về tiêu hoá Bệnh về tim, huyết áp Bệnh đau nhức xương khớp Bệnh về tiết niệu, sinh dục Bệnh về hô hấp Bệnh về da Bệnh về mắt Bệnh về tai Trí nhớ kém Các nhóm bệnh thường mắc ở NCT % 42 Bệnh của NCT có thể giống nhau nhưng nguyên nhân và mức độ thì khác biệt.NVCTXH cần cá thể hóa khi xây dựng kế hoạch trợ giúp tư vấn, cung cấp thông tin với NCT. Khi gặp vấn đề về sức khỏe: Cùng gặp những vấn đề về sức khỏe nhưng cách xử lý ban đầu của NCT lại rất khác nhau. Không có NCT nào chọn cách giải quyết là báo với ban giám đốc hay người nhà bởi lẽ ban giám đốc là những vị trí quá xa không thường xuyên tiếp xúc, còn người nhà thì ít quan tâm hoặc không còn ai. Thông báo với nhân viên y tế chiếm tỉ lệ cao nhất với 60% điều này đúng với chân lý rằng ốm sẽ tìm bác sỹ. Bên cạnh đó số lượng nhân viên y tế tại trung tâm cũng cao hơn gấp nhiều lần so với NVCTXH. Tỷ lệ NCT báo với NVCTXH thấp hơn với 25,7%.Có 8,6% NCT chọn cách báo với bạn cùng phòng và 5,7% còn lại chọn cách im lặng một mình tự đối diện. Số NCT lựa chọn giải pháp im lặng liệu có khó khăn gì khi làm việc với NVCTXH và nhân viên y tế hay không? Để được NCT tin tưởng NVCTXH cần tạo cho họ có cảm giác an toàn, điều này cần tới kỹ năng giao tiếp. Vấn đề này NVCTXH cần lưu ý để NCT nào ở trung tâm cũng được hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất. Người trực tiếp chăm sóc NCT: Khi gặp vấn đề về sức khỏe người trực tiếp chăm sóc NCT là NVCTXH và nhân viên y tế. Nhân viên y tế cao hơn chiếm tỷ lệ 65,7% NXCTXH chiếm 54,3%. Rõ ràng trách nhiệm đối với NCT của NVCTXH và nhân viên y tế nói riêng, trách nhiệm của trung tâm bảo trợ nói chung là rất lớn. Nhân viên y tế và NVCTXH sẽ là hai chủ thể chịu trách nhiệm chính trong chăm sóc sức khỏe cho NCT, họ cần có sự liên kết trao đổi, hợp tác cùng nhau để đưa ra kế hoạch chăm sóc NCT một cách tốt nhất. NVCTXH không phải là người thăm khám, cấp thuốc cho NCT nhưng NVCTXH sẽ là người luôn ở bên động viên, nhắc nhở NCT thực hiện đúng chỉ định của nhân viên y tế. Nhân viên y tế cập nhật thông tin từ NVCTXH về tình hình sinh hoạt của NCT và đưa ra những chỉ định phù hợp nhất. 43 Chế độ sinh hoạt của NCT tại Trung tâm: Hình 2.5: Chế độ sinh hoạt của NCT ở Trung tâm Nguồn: Khảo sát tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định năm 2019 Chế độ dinh dưỡng: Dựa vào nhu cầu cơ thể, NCT có chế độ ăn khá đơn giản, cần chế độ ăn ít dầu mỡ, nhiều rau xanh. NCT tại trung tâm có 8,6% kém hài lòng với chế độ dinh dưỡng tại trung tâm. Có 77,1% khá hài lòng, 14,3% hài lòng với chế độ dinh dưỡng.Trung tâm đã và đang đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng cho NCT. Vệ sinh phòng ăn, phòng ở: Công tác vệ sinh tại trung tâm đang thực hiện tốt NCT đều hài lòng với vệ sinh ở các phòng. Đồ dùng cá nhân: 11,4% NCT cho rằng họ chưa được đáp ứng đủ và kém hài lòng với đồ dùng cá nhân của họ, được biết đồ dùng cá nhân của NCT hoàn toàn là do trung tâm cấp phát theo định kỳ. NVCTXH cần xác định được nhu cầu của NCT và báo cáo với cán bộ lãnh đạo trung tâm để cân nhắc về vấn đề cấp phát bổ sung đồ dùng cá nhân. Hoặc đây cũng là vấn đề mà NVCTXH có thể sử dụng kỹ năng kết nối nguồn lực để xin tài trợ, trợ giúp nếu tình trạng sinh hoạt của NCT gặp khó khăn. 44 2.3. Thực trạng công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định Nhu cầu cần NVCTXH trợ giúp: Có tới 71,4% NCT thường xuyên và 5,7% rất thường xuyên cần tới sự trợ giúp của NVCTXH. 20% NCT thỉnh thoảng cần trợ giúp và rất ít là 2,9%. Thấy rõ được rằng nhu cầu cần tới sự trợ giúp từ NVCTXH của NCT là cao. Những vấn đề NCT cần NVCTXH trợ giúp như chăm sóc trực tiếp, chia sẻ về tâm lý, cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe, kết nối nguồn lực tới các chương trình chăm sóc sức khỏe được tài trợ.... Việc chia sẻ vấn đề với nhân viên CTXH Trong quá trình trợ giúp không ai cảm thấy rất khó hoặc không chia sẻ được vấn đề của mình với NVCTXH. 25,7% NCT cảm thấy khó chia sẻ. Số 68,6% NCT có thể chia sẻ bình thường với NVCTXH và dễ dàng chia sẻ chỉ chiếm 5,7%. Vấn đề đặt ra ở đây là nhu cầu NCT cần nhân viên CTXH trợ giúp là cao nhưng tỷ lệ NCT đánh giá việc chia sẻ dễ dàng với NVCTXH lại thấp. Sự khó chia sẻ bắt nguồn từ cả hai phía, NCT còn e ngại, tự ti và NVCTXH thì chưa thực sự vận dụng được kỹ năng thấu cảm. Các hoạt động cần NVCTXH trợ giúp: Hình 2.6: Các hoạt động cần NVCTXH trợ giúp Nguồn: Khảo sát tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định năm 2019 45 Các hoạt động NCT cần NVCTXH trợ giúp chiếm tỉ lệ cao như truyền thông cung cấp thông tin 82,8%; chăm sóc trực tiếp 68,6%; tham vấn tư vấn 48,6%. Nhu cầu của NCT về các hoạt động khác ít hơn như kết nối nguồn lực 20%; giáo dục 5,7% biện hộ 5,7%. Khi nhu cầu của NCT về truyền thông cung cấp thông tin và chăm sóc trực tiếp tăng thì NVCTXH cần được bồi dưỡng hơn về các kiến thức có liên quan, như kỹ năng truyền thông, hay một lớp sơ cấp về điều dưỡng. Khác với điều dưỡng chuyên nghiệp NVCTXH có kỹ năng về điều dưỡng có thể hướng dẫn chia sẻ với NCT về các phương pháp chăm sóc sức khỏe và tự phòng các bệnh đơn giản cho bản thân hay những bước xử lý ban đầu khi NCT bị ốm. NCT đánh giá về hiệu quả của hoạt động CTXH Hình 2.7: NCT đánh giá hiệu quả cuả hoạt động CTXH Nguồn: Khảo sát tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định năm 2019 NCT đánh giá về hoạt động tư vấn tham vấn có hiệu quả kém là 80% và có 5,7%NCT đánh giá tốt về hoạt động này. Đây là một hoạt động quan trọng để trợ giúp tâm lý cho NCT nhưng lại có đánh giá hiệu quả rất thấp. NVCTXH cần được bồi dưỡng chuyên sâu thêm các lớp về tham vấn tư vấn tâm lý. 46 NVCTXH dùng các kỹ năng của mình giúp NCT thích ứng với những điều bấy lâu nay là nỗi sợ hãi của NCT trong Trung tâm bảo trợ xã hội như: việc chứng kiến bạn cùng trung tâm mất đi, tuổi già mà không có bất kỳ người thân nào bên cạnh, nỗi sợ hãi tử vong... NCT tại trung tâm có nhu cầu cao trong tiếp nhận và tìm hiểu các thông tin về chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Hiện tại ở trung tâm hoạt động truyền thông đang diễn ra tương đối hiệu quả. NVCTXH kết hợp cùng với Nhân viên y tế truyền thông qua các buổi sinh hoạt tập trung hàng tuần. Chỉ có 14,3% NCT đánh giá kém về hoạt động kết nối nguồn lực và 2,9% NCT đánh giá kém về hoạt động truyền thông. Hoạt động giáo dục và biện hộ được NCT đánh gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cong_tac_xa_hoi_ca_nhan_doi_voi_nguoi_cao_tuoi_tai.pdf
Tài liệu liên quan