Luận văn Công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

MỞ ĐẦU.1

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ

NHÂN VỚI NGưỜI CAO TỔI CÔ ĐƠN THUỘC HỘ NGHÈO. 11

1.1. Một số khái niệm . 11

1.2. Lý luận về Công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi cô đơn thuộc hộnghèo. 16

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi cô đơn

thuộc hộ nghèo . 27

Chương 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI

CÁ NHÂN VỚI NGưỜI CAO TUỔI CÔ ĐƠN THUỘC HỘ NGHÈO

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LưƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH . 32

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu. 32

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi cô đơn

thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện Lương Sơn . 42

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi cô đơn

thuộc hộ nghèo . 55

Chương 3. THỰC NGHIỆM ỨNG DỤNG TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ

HỘI CÁ NHÂN VÀO TRỢ GIÚP NGưỜI CAO TUỔI CÔ ĐƠN THUỘC

HỘ NGHÈO VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ. 62

3.1. Thực nghiệm ứng dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân vào trợ giúp người

cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo. 62

3.2. Một số đề xuất. 72

3.3. Một số khuyến nghị. 74

KẾT LUẬN. 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 79

pdf95 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0-69 tuổi 9 45 70-79 tuổi 5 25 80-89 tuổi 5 25 Trên 90 1 5 Tổng số 20 100 Trình độ Không đi học 5 25 Vỡ lòng 10 50 Tiểu học 4 20 Trung học cơ sở 1 5 35 Trung học phổ thông 0 0 Trung cấp, cao đẳng, đại học 0 0 Tổng số 20 100 Nghề nghiệp Hưu trí 0 0 Nông nghiệp 11 55 Lao động tự do 6 30 Buôn bán nhỏ 1 5 Khác 2 10 Tổng số 20 100 Hoàn cảnh Chưa từng kết hôn 4 20 Ly hôn/ly thân 3 15 Góa bụa 8 40 Con cái không có điều kiện chăm sóc 3 15 Con cái sao nhãng, bỏ rơi 2 10 Tổng số 20 100 Mức thu nhập hàng tháng Dưới 700.000đ/tháng 20 100 Từ 700.000 - 900.000đ/tháng 0 0 Trên 900.000đ/tháng 0 0 Tổng số 20 100 Nguồn thu nhập chính Lương hưu 0 0 Con cháu chu cấp 3 15 Tích lũy từ trước 0 0 Tiền lao động tự kiếm sống 14 70 Nguồn khác 3 15 Tổng số 20 100 (Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi) Nhìn bảng số liệu ta có thể thấy: Về giới tính và độ tuổi của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo: Kết quả về khảo sát giới tính NCT cô đơn thuộc hộ nghèo trong mẫu nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch giới tính giữa nữ và nam. Số cụ bà chiếm 60% và cụ ông chiếm 40%. Về độ tuổi, 36 NCT cô đơn thuộc hộ nghèo ở độ tuổi 60-69 chiếm tỷ lệ cao nhất (45%), cụ bà có tỷ lệ cao hơn cụ ông, cụ thể là 25% so với 20%. NCT cô đơn thuộc hộ nghèo ở độ tuổi 70-79, 80-89 cùng chiếm tỷ lệ 25%, tỷ lệ cụ bà vẫn cao hơn nhưng mức độ chênh lệch không nhiều, cụ thể là 15% so với 10%. Tỷ lệ các NCT cô đơn thuộc hộ nghèo trên 90 tuổi rất ít, chỉ chiếm 5%. Tác giả nhận định, xu hướng do tuổi thọ cụ ông thường kém cụ bà, vì đàn ông Việt Nam là trụ cột trong gia đình, phải lo nghĩ nhiều việc, mặt khác do thói quen uống nhiều rượu bia và ngại đi khám bệnh của đàn ông. NCT cô đơn thuộc hộ nghèo thường yếu hơn NCT bình thường khác và có nghiên cứu cho thấy cô đơn làm tăng nguy cơ tử vong. Vì thế người làm CTXH cần tìm biện pháp hỗ trợ NCT cô đơn thuộc hộ nghèo có hoạt động tinh thần phong phú, tăng cường động viên, chia sẻ giúp họ giảm bớt cô đơn. Về trình độ học ván của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo: Tỷ lệ NCT cô đơn thuộc hộ nghèo chưa bao giờ đi học chiếm 25%, trong khi đó tỷ lệ NCT cô đơn thuộc hộ nghèo học qua vỡ lòng chiếm 50%, tốt nghiệp tiểu học chiếm 20% và trung học cơ sở chiếm 5%; không có ai tốt nghiệp trung học phổ thông cũng như trung cấp, cao đẳng, đại học. Nhìn chung trình độ học vấn của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo ở địa phương thấp, điều này tương ứng với hoàn cảnh lịch sử của đất nước và đặc điểm vùng trung du miền núi nên nhiều người không có điều kiện đi học. Về nghề nghiệp để kiếm sống của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo: NCT cô đơn thuộc hộ nghèo làm nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ 55%; lao động tự do chiếm 30%; buôn bán/kinh doanh chiếm 5%, nghề khác chiếm 10%; không có ai là hưu trí để có thu nhập ổn định. Kết quả khảo sát trên cho thấy, đa số công việc chính mà NCT cô đơn thuộc hộ nghèo làm hằng ngày và có thể làm được đó là nghề nông như công việc trồng trọt, chăn nuôi xung quanh nhà của mình, đó cũng chính là công việc lao động chính của đa số người dân miền núi khi tuổi đã cao không đi lại được xa để làm thuê hay buôn bán. Tuy tỷ lệ làm nông nghiệp cao nhưng khả năng tiếp cận và nắm bắt thông tin kỹ thuật và trồng trọt và chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó thì cũng có những NCT cô đơn thuộc hộ nghèo không có đất hay ruộng nương thì họ sẽ làm lao động tự do, thuê mướn theo công nhật, buôn bán nhỏ lẻ, số này 37 chiếm tỷ lệ cao ở độ tuổi từ 60-69. Còn số ít là những người do tuổi quá cao, không thể lao động kiếm thu nhập thì họ chỉ trông vào tiền trợ cấp hàng tháng để sinh sống. Về hoàn cảnh dẫn đến tình trạng cô đơn của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo: Kết quả khảo sát về hoàn cảnh dẫn đến tình trạng cô đơn của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo trong mẫu nghiên cứu cho thấy: 40% NCT cô đơn thuộc hộ nghèo góa bụa, 20% chưa từng kết hôn, 15% là do ly hôn/ly thân, 10% là do con cái sao nhãng, bỏ rơi, 15% là do con cái không có điều kiện chăm sóc. Để tìm hiểu thêm chi tiết về hoàn cảnh dẫn đến tình trạng cô đơn, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu NCT cô đơn thuộc hộ nghèo. Cụ Hoàng Thị H cho biết: “Tôi năm nay 65 tuổi, đường tình duyên tôi gặp nhiều trắc trở lắm. Lúc gần 40 tuổi, tôi mới lấy chồng, ai ngờ lấy nhau được 2 năm, cũng chưa có nổi một mụn con thì ông nhà tôi bị cảm đột ngột nên qua đời. Từ đó tôi đành ở vậy đến bây giờ. Tôi vốn sứ khỏe cũng không tốt, sau khi chồng chết tôi cũng chỉ biết quanh quẩn trồng ít rau để bán, nuôi được mấy con gà kiếm sống qua ngày” Về thu nhập và nguồn thu nhập của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo: Qua khảo sát thì 100% thu nhập của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo đều dưới 700.000đ/tháng. Đây cũng là mức chuẩn quy định tiêu chí nghèo của Nhà nước theo Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Và khi được hỏi về việc thu nhập hàng tháng có đủ để trang trải cuộc sống cũng như nhu cầu của bản thân thì NCT cô đơn thuộc hộ nghèo đều trả lời là không đủ nhưng vẫn phải cố gắng để duy trì cuộc sống. Nguồn thu nhập chính của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo hàng tháng chủ yếu tự lao động kiếm sống, chiếm tỷ lệ 65%; Thu nhập của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo chủ yếu dựa vào nguồn khác như: phụ cấp, trợ cấp của Nhà nước theo chế độ chính sách được hưởng chiếm 15%; Tỷ lệ nguồn thu của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo do con cháu giúp đỡ chiếm 15%; không có ai được hưởng lương hưu. Hiện tại, cuộc sống của những NCT cô đơn thuộc hộ nghèo tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình còn gặp vô vàn khó khăn về kinh tế. Chính vì vậy mà cuộc sống của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo 38 lại càng khó khăn hơn khi mà họ chỉ duy trì cuộc sống bằng các hoạt động nông nghiệp tự cung tự cấp và trông chờ vào khoản trợ cấp ít ỏi từ Nhà nước. 2.1.2.2. Đời sống vật chất của người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo Có rất nhiều lý do khiến NCT cô đơn thuộc hộ nghèo rơi vào hoàn cảnh nghèo, mỗi người mỗi cảnh không ai giống nhau. Qua khảo sát, tìm hiểu cuộc sống của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo, tác giả nhận thấy họ gặp rất nhiều vấn đề khó khăn như: đời sống vật chất nghèo nàn; gánh nặng kinh tế, áp lực tâm lý, thiếu vốn, ốm đau thường xuyên, khó khăn trong việc hòa nhập xã hội... Do đã hết tuổi lao động nên gánh nặng về kinh tế luôn đè nặng lên vai họ. Họ phải gồng mình lên để làm việc, kiếm sống. Vì vậy, NCT cô đơn thuộc hộ nghèo có rất ít thời gian để nghỉ ngơi, để hưởng thụ đời sống, ít có điều kiện để chăm lo cho sức khỏe bản thân. Tuy nhiên, vấn đề nổi bật nhất mà các NCT cô đơn thuộc hộ nghèo gặp phải là vấn đề về kinh tế. Họ đều có đời sống vật chất thiếu thốn, nghèo nàn, rơi vào hoàn cảnh túng bấn. Kinh tế là một yếu tố rất quan trọng, nó đóng góp một phần không nhỏ trong đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của các gia đình. Thu nhập của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo huyện Lương Sơn chủ yếu đều từ nguồn trợ cấp xã hội hàng tháng của Nhà nước, các khoản nhận được từ công việc làm như thu hoạch nông nghiệp, mây tre đan, một số ít có được do người thân hỗ trợ Tuy nhiên các nguồn thu này rất là thấp, với nguồn thu nhập này NCT cô đơn thuộc hộ nghèo không đủ trang trải cho nhu cầu cơ bản nhất của mình như ăn, mặc, điện, nước,... họ không có số tiền dư. Khi ốm đau, tai nạn hoặc rủi ro xảy ra thì họ phải đi vay mượn khắp nơi. 2.1.2.3. Đời sống tinh thần của người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo Đời sống tình thần là một nhu cầu thiết yếu của mỗi con người, bởi chất lượng cuộc sống không chỉ thể hiện ở đời sống vật chất mà còn thể hiện rõ nét trong đời sống tinh thần. Trong luận văn tác giả tìm hiểu đời sống tinh thần của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo thông qua việc nghe loa phát thanh của xóm, qua đài, xem tivi, giao tiếp xã hội hằng ngày, các hoạt động vui chơi giải trí,... Nười cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo có rất ít thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí cũng như hưởng thụ, bởi hầu hết thời gian của họ giành cho công việc, họ phải gồng mình lên để làm việc kiếm tiền trang trải cuộc sống vì vậy đời sống 39 tinh thần của họ cũng rất thiếu thốn. Bên cạnh đó, NCT cô đơn thuộc hộ nghèo cũng hạn chế về các mối quan hệ với cộng đồng, làng xóm, do tâm lý tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp và sự k thị của cộng đồng. Vì vậy, ngoài thời gian đi làm khi về nhà họ làm công việc nhà, làm thêm các nghề phụ tiểu thủ công nghiệp như mây tre đan, may vá để kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống. Chính vì vậy họ có rất ít thời gian để thăm hỏi bạn bè, họ hàng, làng xóm, điều này ngày càng làm giảm đi mối quan hệ của họ với những người xung quanh kể cả người thân. 2.1.2.4. Những khó khăn và nhu cầu của người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo - Những khó khăn của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo NCT cô đơn thuộc hộ nghèo đều có hoàn cảnh thiếu thốn về mọi mặt, sức khỏe kém, cuộc sống của họ gặp vô vàn khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Khó khăn của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo ở huyện Lương Sơn và thứ tự ưu tiên của các khó khăn được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.2: Khó khăn của ngƣời cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo TT Khó khăn Điểm trung bình Thứ tự khó khăn 1 Khó khăn về tài chính 3 1 2 Khó khăn trong tìm kiếm việc làm tạo thu nhập 2,6 2 3 Khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ 2 3 4 Khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế 1,8 4 5 Khó khăn khác ( ghi rõ): Nhà ở xuống cấp 1,7 5 6 Khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, truyền thông 1,4 6 7 Khó khăn trong giao tiếp 1 7 8 Khó khăn trong sinh hoạt 0,9 8 (Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi) Qua bảng số liệu trên ta thấy, khó khăn về tài chính là khó khăn hàng đầu mà NCT cô đơn thuộc hộ nghèo phải đối mặt. Tuổi cao, sức yếu, thu nhập bấp bênh, họ sống chủ yếu dựa vào nguồn trợ cấp ít ỏi của nhà nước và nguồn thu từ nông nghiệp. Mỗi khi trái nắng trở trời, không đi làm được thì họ không có tiền để lo trang trải cho cuộc sống. Gánh nặng tài chính đè nặng lên đôi vai, họ không có ai phụ giúp đỡ đần trong cuộc sống. Gắn liền với khó khăn về tài chính là khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm tạo thu nhập. NCT cô đơn thuộc hộ nghèo đều đã hết tuổi lao động, nhưng vì cuộc 40 sống mà họ vẫn phải tham gia lao động để kiếm thu nhập. Do đặc điểm về tâm sinh lý của NCT, việc tìm kiếm việc làm tạo thu nhập rất khó khăn, họ chỉ làm được những công việc nhẹ nhàng, mang tính thời vụ. Nguồn thu từ những công việc đó rất thấp, không đủ để trang trải cho cuộc sống hàng ngày.Có người thậm chí còn không có việc làm, sống phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn trợ cấp ít ỏi hàng tháng của Nhà nước Khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ cũng là một vấn đề lớn đối với NCT cô đơn thuộc hộ nghèo. Tuổi già, ai cũng mong được quan tâm chăm sóc mỗi khi ốm đau, trái nắng trở trời; được hỗ trợ tiếp cận với các nguồn lực xã hội. Tuy nhiên do các vấn đề thuộc về bản thân cá nhân NCT cô đơn thuộc hộ nghèo như trình độ văn hóa thấp, đặc điểm tâm lý tự ti, không còn sự nhanh nhẹn, hoạt bát nên việc tự chủ động tìm kiếm các nguồn lực để hỗ trợ bản thân là rất khó khăn. Họ không biết đi đâu, gặp ai, không biết có những nguồn lực nào có thể hỗ trợ cho họ. Việc tiếp cận các dịch vụ y tế cũng là một khó khăn đối với NCT cô đơn thuộc hộ nghèo. Do gánh nặng về kinh tế đè nặng, nhiều người lúc ốm đau bệnh tật thậm chí còn không dám đi khám bệnh vì không có tiền, mặc dù đã có thẻ bảo hiểm y tế được cấp miễn phí. Hay do đặc điểm địa hình nơi sinh sống, việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến NCT cô đơn thuộc hộ nghèo không thể đi đến được các trạm y tế cũng như không tiếp cận được các dịch vụ y tế đang được cung cấp. Ngoài những khó khăn trên, NCT cô đơn thuộc hộ nghèo còn phải đối mặt với các khó khăn khác như: nhà ở xuống cấp, cần tu sửa hoặc xây mới; khó khăn trong việc tiếp cận với thông tin, truyền thông; khó khăn trong việc giao tiếp. Tất cả những khó khăn này đều ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo và rất cần sự chung tay hỗ trợ của cộng đồng. - Nhu cầu của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo: Trong cuộc sống, con người ở nhóm nào cũng đều có những nhu cầu chung và những nhu cầu đặc thù để đáp ứng với những đòi hỏi của cuộc sống cá nhân, nhóm và cộng đồng phù hợp theo những đặc trưng của họ. NCT cô đơn thuộc hộ nghèo cũng không ngoại lệ, tương ứng với những khó khăn mà họ gặp phải trong 41 cuộc sống thì NCT cô đơn thuộc hộ nghèo có các nhu cầu tương ứng với thứ tự ưu tiên như sau: Bảng 2.3: Nhu cầu của ngƣời cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo TT Nhu cầu Điểm trung bình Thứ tự nhu cầu 1 Hỗ trợ về tài chính 3 1 2 Hỗ trợ việc làm tạo thu nhập 3 1 3 Hỗ trợ trong việc tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ 2 2 4 Hỗ trợ trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế 1,8 3 5 Hỗ trợ khác ( ghi rõ): Hỗ trợ tu sửa, xây mới nhà ở 1,7 4 6 Hỗ trợ trong việc tiếp cận thông tin, truyền thông 1,4 5 7 Hỗ trợ trong giao tiếp 1 6 8 Hỗ trợ trong sinh hoạt 0,9 7 (Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi) Qua bảng số liệu trên ta thấy, hai nhu cầu: được hỗ trợ về tài chính và được hỗ trợ việc làm tạo thu nhập là hai nhu cầu được ưu tiên nhất, có tầm quan trọng đặc biệt đối với NCT cô đơn thuộc hộ nghèo. NCT cô đơn thuộc hộ nghèo đều là đối tượng yếu thế của xã hội, họ không có nguồn thu nhập ổn định, không người thân giúp đỡ, tuổi cao, sức khỏe yếu. Vì vậy để đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày họ có nhu cầu được hỗ trợ về tài chính rất lớn. Có việc làm mới có thu nhập, thu nhập cao thì đời sống mới được nâng lên. Tuy nhiên, do đặc điểm của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo đều đã hết tuổi lao động, sức khỏe yếu, việc tìm kiếm việc làm phù hợp để tạo ra thu nhập rất khó khăn. Vì vậy NCT cô đơn thuộc hộ nghèo mong muốn được hỗ trợ việc làm phù hợp để tạo thu nhập. Tuy nhiên, những việc họ có thể làm chỉ là những công việc mang tính chất nhẹ nhàng như mây tre đan, xâu vòng, mang lại thu nhập không cao. Nhu cầu hỗ trợ trong việc tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ là nhu cầu có thứ tự ưu tiên thứ 2. Tuổi già, ai cũng mong được quan tâm chăm sóc mỗi khi ốm đau, trái nắng trở trời; được hỗ trợ tiếp cận với các nguồn lực xã hội, đặc biệt là đối với NCT cô đơn thuộc hộ nghèo khi họ phải sống một thân một mình, phải tự bươn trải, không có người thân. Khi gặp những lúc ốm đau, họ không có ai chăm sóc, đỡ đần, việc tiếp cận với các nguồn lực xã hội cũng rất hạn chế. Chính vì vậy nhu cầu này rất cấp thiết. 42 Nhu cầu tiếp cận các dịch vụ y tế là một nhu cầu rất thiết thực đối với NCT cô đơn thuộc hộ nghèo. Không ai có thể cả đời lúc nào cũng khỏe mạnh, ai cũng có lúc ốm đau bệnh tật, đặc biệt là người cao tuổi, sức đề kháng kém, các chức năng sinh học của cơ thể đã bị lão hóa theo thời gian. Nhu cầu tiếp cận các dịch vụ y tế ở đây không chỉ bao gồm nhu cầu đi khám sức khỏe, được cấp phát thuốc mỗi khi ốm đau mà còn bao gồm cả nhu cầu được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức trong cuộc sống hàng ngày như được tư vấn tâm lý về sức khỏe, dinh dưỡng, hướng dẫn cách phòng tránh những bệnh thường gặp ở tuổi già, được tiếp cận với cách dịch vụ cung cấp các thiết bị hỗ trợ sức khỏe như ghế mát xa, tư vấn sức khỏe tại nhà, được tập vật lý trị liệu. Vì hoàn cảnh đều là NCT thuộc hộ nghèo nên đời sống kinh tế rất khó khăn, NCT cô đơn thuộc hộ nghèo đều đang sống trong những ngôi nhà đã xuống cấp, dột nát. Vì vậy, nhu cầu được hỗ trợ tu sửa, xây mới nhà ở là nhu cầu ưu tiên thứ 4 của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo để đảm bảo có một chỗ ở an toàn. Ngoài những nhu cầu có thứ tự ưu tiên cao thì NCT cô đơn thuộc hộ nghèo cũng có những nhu cầu khác như: nhu cầu được hỗ trợ trong việc tiếp cận thông tin, truyền thông, nhu cầu được hỗ trợ trong giao tiếp, nhu cầu được hỗ trợ trong sinh hoạt. Tuy vậy những nhu cầu này cũng chưa thật sự là nhu cầu cấp thiết đối với NCT cô đơn thuộc hộ nghèo. Ví dụ như nhu cầu được hỗ trợ trong sinh hoạt, ai cũng mong lúc ốm đau hay trong cuộc sống hàng ngày có người giúp đỡ mình, nhưng NCT cô đơn thuộc hộ nghèo quan niệm rằng mình sống một mình thì mình phải tự lo lấy cuộc sống của mình, những người xung quanh cũng còn phải lo cho cuộc sống của họ thì làm sao mà giúp đỡ mình được. Hay như nhu cầu được hỗ trợ trong việc tiếp cận thông tin, truyền thông, ai cũng muốn nắm bắt thông tin nhưng họ không biết lấy thông tin ở đâu, hoàn cảnh kinh tế cũng không cho phép họ mua sách báo hay ti vi để tiếp cận được với thông tin, truyền thông. 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng công tác xã hội cá nhân với ngƣời cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện Lƣơng Sơn 2.2.1. Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức 43 Hoạt động truyền thông có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của người dân trong công tác chăm sóc NCT cô đơn thuộc hộ nghèo. Mục đích của hoạt động truyền thông nhằm thay đổi nhận thức để có tư duy, thái độ tích cực đối với NCT cô đơn thuộc hộ nghèo. Nhờ có hoạt động truyền thông mà chính bản thân NCT người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo nắm bắt kịp thời những chủ trương, chính sách của Nhà nước, những vấn đề liên quan đến NCT nói chung và NCT cô đơn thuộc hộ nghèo nói riêng. Qua nghiên cứu thực tế tại địa phương và qua khảo sát thì 100% NCT cô đơn thuôc hộ nghèo đều được tiếp cận với hoạt động truyền thông và những người hỗ trợ truyền thông, nâng cao nhận thức cho NCT nói chung và NCT cô đơn thuộc hộ nghèo nói riêng tại địa phương chủ yếu là cán bộ LĐ-TBXH, cán bộ y tế, Hội người cao tuổi. - Nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức Xác định được vai trò quan trọng của việc truyền thông nâng cao nhận thức, trong thời gian vừa qua các cán bộ địa phương đã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình để thực hiện hoạt động truyền thông ở nhiều nội dung khác nhau. Bảng 2.4: Nội dung truyền thông nâng cao nhận thức STT Nội dung truyền thông Số ý kiến 1 Đặc điểm, khó khăn và nhu cầu của NCT 16/20 2 Vai trò của NCT trong gia đình và xã hội 8/20 3 Chính sách pháp luật, chế độ liên quan tới NCT 20/20 4 Các loại bệnh thường gặp ở NCT và cách phòng tránh 15/20 5 Các mô hình, dịch vụ CTXH với NCT 4/20 6 Vai trò của NVCTXH đối với NCT 2/20 (Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi) Qua bảng tổng hợp cho thấy, truyền thông về chính sách pháp luật, chế độ liên quan tới NCT có 20/20 ý kiến; truyền thông về đặc điểm, khó khăn và nhu cầu của NCT có 16/20 ý kiến; truyền thông về các loại bệnh thường gặp ở NCT và cách phòng tránh có 15/20 ý kiến, truyền thông về vai trò của NCT trong gia đình và xã 44 hội có 8/20 ý kiến; truyền thông về các mô hình, dịch vụ CTXH với NCT có 4/20 ý kiến và truyền thông về vai trò của NVCTXH đối với NCT chỉ có 2/20 ý kiến. Qua các nội dung truyền thông, NCT cô đơn thuộc hộ nghèo đã được biết về chính sách của Nhà nước dành cho NCT, họ biết đến những chính sách gắn liền với quyền lợi của mình như: trợ cấp xã hội hàng tháng, ưu tiên khám chữa bệnh, chúc thọ mừng thọ, các chính sách về miễn giảm phí tham quan, vui chơi giải trí, dịch vụ khám chữa bệnh Các vấn đề liên quan đến đặc điểm, khó khăn và nhu cầu của NCT hay các loại bệnh thường gặp ở NCT và cách phòng tránh đã được trao đổi qua các buôi giao lưu, các buổi họp của Hội người cao tuổi cũng như qua sự tư vấn của cán bộ làm công tác LĐ-TBXH cũng như cán bộ y tế. Tuy nhiên nội dung vai trò của NCT trong gia đình và xã hội thì ít được mọi người biết tới, đặc biệt là các mô hình, dịch vụ CTXH với NCT và vai trò của NVCTXH đối với NCT, họ rất lạ lẫm khi được hỏi đến CTXH là gì? Thế nào là nhân viên CTXH? Phỏng vấn sâu cụ Nguyễn Thị M, xã Lâm Sơn cụ cho biết: “ Bình thường tôi cũng chỉ được nghe phổ biến về các chế độ mà người già như chúng tôi được hưởng và tôi cũng chỉ biết mỗi tháng tôi được lĩnh số tiền 405.000đ tiền Nhà nước cho chứ có biết gì là công tác xã hội đâu”. Hay cụ Hoàng Văn L nói: “ Tôi cũng chỉ nghe nói đến Trung tâm Bảo trợ xã hội do trước đây cán bộ LĐ-TBXH có đến gặp hỏi tôi có nhu cầu vào sống tại trung tâm hay không thôi chứ cũng chẳng biết ngoài chỗ đấy ra còn chỗ nào nuôi dưỡng những người nghèo cô đơn không có con cái chăm sóc như tôi nữa hay không”. Vậy qua kết quả khảo sát ta nhận thấy mặc dù hoạt động truyền thông về NCT nói chung và về NCT cô đơn thuộc hộ nghèo nói riêng đã được các cấp chính quyền trên địa bàn huyện Lương Sơn quan tâm thực hiện, tuy nhiên hoạt động truyền thông ở đây mới chỉ chú trọng đi sâu vào truyền thông về luật pháp, chính sách, chế độ liên quan tới NCT chứ chưa mở rộng vào việc giới thiệu các mô hình, dịch vụ CTXH đối với NCT như các câu lạc bộ nhân ái, các trung tâm chăm sóc NCT hay như truyền thông sâu rộng để mọi người biết đến CTXH cũng như vai trò của NVCTXH trong việc hỗ trợ, trợ giúp NCT. Bên cạnh đó, việc tiếp nhận thông tin truyền thông cũng còn hạn chế do đặc điểm kinh tế, chính trị - xã hội ở mỗi địa 45 bàn và do những đặc điểm riêng của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo như: trình độ văn hóa thấp, tuổi tác cao, khả năng tài chính kém. - Hình thức truyền thông Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, hàng năm huyện Lương Sơn đều đã bố trí kinh phí cho hoạt động truyền thông thông qua các hình thức truyền thông như in tờ rơi, viết bài đưa tin, phóng sựNgoài ra, Đài phát thanh và truyền hình huyện cũng thường xuyên có các bản tin về các hoạt động của Hội NCT các cấp, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao dành cho NCT. Bảng 2.5: Hình thức truyền thông nâng cao nhận thức STT Hình thức truyền thông Số ý kiến 1 Qua truyền thông đại chúng 5/20 2 Qua tài liệu, tờ rơi, tờ gấp 2/20 3 Qua Hội người cao tuổi 6/20 4 Qua các buổi họp, hội nghị 3/20 5 Qua cán bộ xã tuyên truyền 20/20 (Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi) Qua khảo sát và qua bảng phân tích ta nhận thấy: Hình thức truyền thông qua cán bộ xã có 20/20 ý kiến; truyền thông qua Hội NCT có 6/20 ý kiến; truyền thông qua phương tiện truyền thông đại chúng có 5/20 ý kiến; truyền thông qua các buổi họp, hội nghị có 3/20 ý kiến và truyền thông qua tài liệu, tờ rơi, tờ gấp chỉ có 2/20 ý kiến. Hình thức truyền thông chủ yếu là qua cán bộ xã đạt hiệu quả cao là do đa phần NCT cô đơ thuộc hộ nghèo sinh sống không tập trung vào một khu vực mà sống rải rác ở các xã, thị trấn, đặc điểm cán bộ xã chủ yếu đều là người địa phương, có sự gắn kết, tiếp xúc trực tiếp nên việc truyền thông được các cán bộ đến tận nơi, trực tiếp tuyên truyền. Hình thức truyền thông qua Hội người cao tuổi cũng là một hình thức đem lại hiệu quả tích cực. Các chi hội NCT ở địa phương đều nắm bắt được tình hình cũng như đặc điểm của hội viên của mình, chính vì vậy thông qua các buổi sinh 46 hoạt chi hội sẽ dễ dàng trao đổi, truyền đạt những thông tin cần thiết tới NCT cô đơn thuộc hộ nghèo. Bên cạnh đó là hình thức truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như qua đài truyền thanh và truyền hình huyện, được nối sóng và phát qua hệ thông đài phát thanh của các xã. Đây cũng là phương tiện truyền thông khá phổ biến, tuy nhiên hiệu quả đạt được cũng chưa thật sự cao do hệ thống loa và đài phát thanh chỉ tập trung ở những nơi trung tâm, NCT cô đơn thuộc hộ nghèo lại ở rải rác, nhiều nơi hệ thống loa không tới được dẫn đến NCTCĐTHN không nắm bắt được thông tin. Các hình thức truyền thông khác cũng được triển khai ở địa phương như qua tài liệu, tờ rơi, tờ gấp, qua các buổi họp, hội nghị tuy nhiên hiệu quả đạt được không cao. NCT cô đơn thuộc hộ nghèo đều tuổi cao, thị lực kém, trình độ văn hóa thấp, tỷ lệ không biết chữ cao nên việc tiếp nhận thông tin từ các tờ rơi, tờ gấp là rất khó khăn. Bên cạnh đó việc tổ chức các buổi họp, hội nghị cũng theo định k , chủ yếu thông qua các buổi họp xóm, nội dung của buổi họp có rất nhiều nội dung lồng ghép, nhận thức của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo chưa cao nên việc tham gia đầy đủ các buổi họp rất hiếm. Để tìm hiểu về mức độ hài lòng của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo đối với hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức thì đề tài đã đưa câu hỏi số 11.3 là “ Ông/bà có hài lòng với hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức ở địa phương mình không?” và kết quả thu được như sau: Bảng 2.6: Mức độ hài lòng của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo đối với hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức STT Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức Mức độ hài lòng Tổng Rất hài lòng Hài lòng Tƣơng đối hài lòng Không hài lòng 1 Nội dung truyền thông 0 17 3 0 20 2 Hình thức truyền thông 0 14 6 0 20 (Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi) 47 Qua kết quả khảo sát ta thấy: Đối với nội dung truyền thông có 17 ý kiến hài lòng, 03 ý kiến tương đối hài lòng. Đối với hình thức truyền thông có 14 ý kiến hài lòng, 06 ý kiến tương đối hài lòng. Không có ý kiến nào không hài lòng. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của NCT cô đơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cong_tac_xa_hoi_ca_nhan_voi_nguoi_cao_tuoi_co_don_t.pdf
Tài liệu liên quan