Luận văn Công tác xã hội đối với thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình dân tộc thiểu số tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÌNH ĐẨNG GIỚI VÀ

CÔNG TÁC XÃ HỘI THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH

DÂN TỘC THIỂU SỐ .14

1.1. Một số khái niệm về giới và bình đẳng giới trong gia đình dân tộc thiểu số

.14

1.2. Lý luận về Công tác xã hội trong lĩnh vực bình đẳng giới.18

1.3. Các lý thuyết ứng dụng trong công tác xã hội.21

Chương 2: THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI

VỚI THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU

SỐ TẠI HUYỆN CAO LỘC .24

2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu.24

2.2. Các hoạt động CTXH trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với gia đình dân

tộc thiểu số ở huyện Cao Lộc .45

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với

gia đình DTTS tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.48

Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI

THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH DÂN TỘC

THIỂU SỐ Ở HUYỆN CAO LỘC .52

3.1. Một số vấn đề đặt ra trong thực hiện bình đẳng giới trong gia đình dân

tộc thiểu số huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn .52

3.2. Giải pháp giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình DTTS

tại huyện Cao Lộc.55

3.3. Các giải pháp tăng cường công tác xã hội thúc đẩy bình đẳng giới trong

gia đình dân tộc thiểu số huyện Cao lộc.60

KẾT LUẬN .68

TÀI LIỆU THAM KHẢO .71

PHỤ LỤC.74

pdf87 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác xã hội đối với thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình dân tộc thiểu số tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịa bàn huyện, các cấp ủy đảng của huyện và các xã, thị trấn trực thuộc huyện Cao Lộc đã quán triệt, ban hành các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện. 29 Theo đó, huyện Cao Lộc đã xây dựng các chỉ số đánh giá bình đẳng giới theo các chỉ số đánh giá quốc gia lồng ghép trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống mới ở khu dân cư. Đến năm 2018, huyện Cao Lộc hoàn thành cơ bản những văn bản kế hoạch triển khai đầy đủ các công tác bình đẳng giới và phụ nữ trên địa bàn huyện. Ban chỉ đạo cũng triển khai tương đối kịp thời các chỉ thị công tác tuyên truyền quán triệt. Theo đánh giá của Lãnh đạo UBND huyện Cao Lộc: “Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018, huyện cũng đã mở 14 lớp tập huấn với hơn 1000 cán bộ, hội viên là đồng bào các dân tộc. Hơn 12 lớp tập huấn nâng cao về giới cũng như lồng ghép kiến thức cơ bản về HIV-AIDs, chỉ đạo các cơ quan lực lượng vũ trang tuyên truyền đến các đồng bào DTTS ở biên giới, báo cáo ở Cao Lộc là có 6 xã, thị trấn biên giới, trong đó là có thị trấn Đồng Đăng và 6 xã biên giới thì cảnh sát, lực lượng vũ trang thì đóng sát tại các xã biên giới, lực lượng nòng cốt tuyên truyền ở biên giới, trong đó có bình đẳng giới. Các lực lượng chức năng đã lập được hơn 16 lớp tuyên truyền khoảng 1400 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ các xã tham gia. Trong công tác vận động phụ nữ tham gia các cấp chính trị, báo cáo là trong những năm qua thì đội ngũ quản lý lãnh đạo các cấp thì đã từng bước được trẻ hóa trong đó cán bộ tham gia cấp ủy, hội đồng nhân dân các cơ quan hành chính, chính quyền được tăng so với khi trước” (TLN lãnh đạo cấp huyện). Đối với lĩnh vực bình đẳng giới trong gia đình, là một địa bàn biên giới, có sự tác động mạnh mẽ của kinh tế biên mậu và các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia, huyện Cao Lộc đã có những thay đổi rõ nét trong các hoạt động kinh tế của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng. Ở lĩnh vực phát triển kinh tế, hoạt động lao động và việc làm, vị trí của phụ nữ các DTTS trong giai đoạn công nghiệp hóa đất nước đã được chú trọng. Huyện đã có những quan tâm chỉ đạo định hướng lao động cho phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế. Kết quả là, hiện nay trên địa bàn huyện có 30 trên 203 doanh nghiệp hoạt động thì có 47 doanh nghiệp phụ nữ làm chủ về các hoạt động kinh tế. Tổng số người lao động được đào tạo nghề làm việc trong các đơn vị doanh nghiệp hiện nay trên 6.829 người, thì trong đó lao động nữ chiếm trên 61%. Trong công tác xóa đói giảm nghèo các hộ gia đình DTTS có sự đóng góp tích cực của các hội viên Hội phụ nữ. Từ các phong trào của Hội, số hộ nghèo của huyện năm 2017 chỉ có hơn 3.481 hộ trong đó số hộ có phụ nữ làm chủ là 657 hộ, đến năm 2018 thì số hộ nghèo của huyện còn 2.887 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm tương đối trên 3,5%. Nhìn chung, các chỉ tiêu về bình đẳng giới nói chung đối với DTTS ở huyện Cao Lộc đã đạt được những thành tích đáng kể từ năm 2011 đến nay. Do địa phương là huyện miền núi, biên giới, địa bàn có nhiều DTTS cư trú với tình trạng hộ nghèo khá cao, KT-XH hội đặc biệt khó khăn. Sau 10 năm thực hiện chính sách bình đẳng giới, các hoạt động KT-XH của huyện đã hướng tới sự đảm bảo bình đẳng giới trong phát triển. Chiến lược quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ ở địa phương đã đạt được hiệu quả khi vai trò của người phụ nữ dần dần được tăng lên. Phụ nữ DTTS được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động KT-XH. Tỷ lệ phụ nữ tham gia các cấp chính quyền và tổ chức chính trị nhiều hơn, đặc biệt là, tỷ lệ phụ nữ có trình độ học vấn, học vị cao ngày càng tăng. Triển khai các kế hoạch thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình và cộng đồng DTTS ở huyện Cao Lộc, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể triển khai kế hoạch nhiều hoạt động của năm 2019 với chủ đề năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”. Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã tổ chức ra mắt mô hình câu lạc bộ “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” tại các chi hội phụ nữ ở các tổ dân phố tại thị trấn Cao Lộc. Mô hình này đã được lựa chọn là mô hình điểm của toàn tỉnh với sự tham gia của 25 thành viên, chủ yếu từ lực lượng của Hội phụ nữ ở các tổ dân phố của thị trấn Cao Lộc. 31 Tại xã Gia Cát, cũng trong năm 2019, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã tổ chức các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông, An toàn cho phụ nữ và trẻ em mở rộng với các nội dung phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, an toàn khi tham gia giao thông với 30 thành viên tham gia. Các hoạt động tổ chức truyền thông, hướng dẫn cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em cũng được huyện hội phụ nữ Cao Lộc tổ chức tại xã Gia Cát và thị trấn Cao Lộc. Trong năm 2018, Hội liên hiệp phụ nữ huyện đã tổ chức trình diễn và truyền thông 16 lượt ở các xã, thị trấn của huyện với nhiều hoạt động phong phú, thu hút sự tham gia của đông đảo phụ nữ DTTS trong huyện. Đặc biệt là có tổ chức câu lạc bộ Nhóm cha mẹ chăm sóc trẻ thơ từ 0 đến 8 tuổi với trên 50 thành viên đã tích cực tham gia các hoạt động của Hội. Qua kết quả báo cáo sau 10 năm triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới của huyện Cao Lộc cho thấy, bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình chủ yếu chú trọng tới vấn đề tư vấn, can thiệp, làm giảm bạo lực gia đình mà chưa chú trọng tới vấn đề làm thay đổi nhận thức của đồng bào DTTS trong việc xóa bỏ các thói quen, thủ tục lạc hậu; trong việc phân công lao động trong gia đình, cùng nhau giáo dục con cái, cùng nhau làm kinh tế xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc. Những thảo luận với cán bộ các ban, ngành huyện Cao Lộc như lãnh đạo Văn phòng UBND huyện, phòng Giáo dục và Đào tạo, Hội Phụ nữ, phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, phòng Dân tộc, Trung tâm y tế, đã cho thấy phần nào những nỗ lực, cố gắng của huyện Cao Lộc trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới trên địa bàn huyện. 32 Hộp 1: Các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới Từ năm 2014-2018 huyện đã mở hơn 12 lớp tập huấn nâng cao về giới, phối hợp với lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tổ chức hơn 16 lớp tuyên truyền thu hút khoảng 1400 lượt cán bộ viên phụ nữ các xã tham gia. Tỷ lệ nữ tham gia các buổi tập huấn cũng có nhưng ít hơn so với nam giới, do nam giới là chủ gia đình nên nam giới chiếm đa số trong lớp tập huấn. Tập huấn với đồng bào DTTS bằng tiếng phổ thông họ vẫn hiểu nhưng cái chính là cách ta tuyên truyền để thu hút đồng bào tham gia. Khó khăn khi cử cán bộ nữ đi tham gia đào tạo dài ngày, họ thiếu sự hỗ trợ từ gia đình vì quan niệm phụ nữ cần nữ công gia chánh, chăm chồng chăm con, coi là làm việc nhà chứ không ra ngoài làm việc công tác xã hội. (TLN cấp huyện) Từ kết quả khảo sát thực tế tại huyện Cao Lộc trong thời gian thực địa từ ngày 6 - 14/11/2019 và theo kết quả từ các cuộc điều tra, khảo sát của đề tài cấp quốc gia “Một số vấn đề cơ bản về bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số nước ta” với 521 phiếu điều tra các hộ gia đình tại hai xã thuộc huyện Cao Lộc đã cho thấy thực trạng bình đẳng giới trong gia đình DTTS với cụ thể là dân tộc Dao, Tày và Nùng như sau: Người chủ gia đình và quyền sở hữu ghi trong sổ đỏ Trong gia đình các DTTS, tình trạng bình đẳng giới có sự khác biệt rõ nét giữa các dân tộc. Cụ thể là, đối với dân tộc Dao và Nùng, vị thế và vai trò của người đàn ông vẫn được coi là trụ cột và đóng vai trò quan trọng của gia đình. Đối với dân tộc Tày thì phụ nữ đã có quyền bình đẳng hơn, cả về vị thế cũng như thực tế các hoạt động quản lý trong gia đình. 33 Bảng 2.1: Tỷ lệ người chủ thực tế trong hộ gia đình chia theo dân tộc *** Chủ gia đình Số lượng/tỷ lệ Dân tộc Cộng Tày Dao Nùng Chồng Số lượng 69 141 103 313 Tỷ lệ % 46,0 70,5 60,2 60,1 Vợ Số lượng 68 39 54 161 Tỷ lệ % 45,3 19,5 31,6 30,9 Con Số lượng 2 8 2 12 Tỷ lệ % 1,3 4,0 1,2 2,3 Bố mẹ Số lượng 7 6 7 20 Tỷ lệ % 4,7 3,0 4,1 3,8 Người khác Số lượng 4 6 5 15 Tỷ lệ % 2,7 3,0 2,9 2,9 Tổng cộng Số lượng 150 200 171 521 Tỷ lệ % 100,0 100,0 100,0 100,0 Mức ý nghĩa thống kê: *<0,1; **<0,05; ***P<0,001 Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài cấp quốc gia, mã số: CTDT.21.17/16-20 Về quyền sở hữu nhà ở và đất ở, theo quan niệm của các dân tộc thiểu số, người chồng vẫn có vị trí quan trọng trong quyền sở hữu nhà ở và đất ở. Trên thực tế, quyền sở hữu nhà ở, đất ở vẫn thuộc về người chồng hoặc nam giới trong gia đình và không có khác biệt giữa các dân tộc Tày, Dao hay Nùng trên địa bàn khảo sát. 34 Bảng 2.2: Tỷ lệ người có quyền sở hữu nhà ở, đất ở ghi trong sổ đỏ chia theo dân tộc*** Chủ sở hữu Số lượng/tỷ lệ Dân tộc Cộng Tày Dao Nùng Chồng Số lượng 90 121 109 320 Tỷ lệ % 60,0 60,5 63,7 61,4 Vợ Số lượng 9 4 9 22 Tỷ lệ % 6,0 2,0 5,3 4,2 Cả hai Số lượng 15 13 11 39 Tỷ lệ % 10,0 6,5 6,4 7,5 Người khác Số lượng 36 60 42 138 Tỷ lệ % 24,0 30,0 24,6 26,5 Chưa có sổ đỏ Số lượng 0 2 0 2 Tỷ lệ % 0,0 1,0 0,0 0,4 Tổng cộng Số lượng 150 200 171 521 Tỷ lệ % 100,0 100,0 100,0 100,0 Mức ý nghĩa thống kê: *<0,1; **<0,05; ***P<0,001 Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài cấp quốc gia, mã số: CTDT.21.17/16-20 Số liệu khảo sát cho thấy, trên thực tế quyền sở hữu nhà ở, đất ở về mặt pháp lý chủ yếu vẫn thuộc về người chồng ở cả 3 dân tộc (61,4%). Trong khi đó, sổ đỏ do người vợ sở hữu chỉ chiếm 4,2% và sổ đỏ có ghi tên cả hai vợ chồng cũng chỉ có 7,5%. Phân công lao động trong gia đình - Chăm sóc và giáo dục con cái: Trong phân công lao động, theo phong tục tập quán của các dân tộc, người đàn ông đảm nhiệm những công việc “nặng” như cày nương, làm nhà, chặt cây, vận chuyển hàng hóa còn phụ nữ đảm nhiệm tất cả các công việc trong gia đình bao gồm các hoạt động sản xuất, chăm sóc và giáo dục con cái. Hoạt động chăm sóc và giáo dục con cái thường bao gồm chăm sóc con cái khi còn nhỏ, chăm sóc con ăn uống, sinh hoạt và hướng dẫn con cái học, làm việc tuỳ theo các lứa tuổi. Người nam giới chỉ hướng dẫn con trai khi con 35 bắt đầu tuổi vị thành niên với những hoạt động sản xuất, đối ngoại, đối nội của gia đình. Các hoạt động khác đều thuộc về vai trò của người phụ nữ. Đối với các dân tộc thiểu số ở huyện Cao Lộc, việc chăm sóc, giáo dục con cái trong gia đình trở thành nhiệm vụ đương nhiên phải thực hiện của những người phụ nữ trong gia đình. Do vậy, con gái thường được bà, mẹ dạy dỗ, chỉ bảo cho các hoạt động chăm sóc ngay từ khi còn rất nhỏ. Khi bước vào tuổi trưởng thành, các em gái trở thành lực lượng chăm sóc gia đình quan trọng cho tới khi lấy chồng và trở thành trụ cột chăm sóc của gia đình nhà chồng. Về học tập, các dân tộc thiểu số ở Cao Lộc không có sự phân biệt giữa con trai và con gái trong việc khuyến khích đi học và không bắt ép con cái bỏ học. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận các em nhỏ bỏ học trong độ tuổi đến trường. Trong đó, dân tộc Dao có tỷ lệ bỏ học cao nhất, bao gồm cả em trai và em gái. Một trong những lý do quan trọng khiến các em bỏ học là sự quan tâm của cha mẹ. Theo kết quả khảo sát, phần lớn cha mẹ đã bắt đầu quan tâm đến việc học tập của trẻ em. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Bảng 2.3: Dự định của cha mẹ đối với bậc học của con cái** Cấp học dự định Dự định đối với con trai Tổng cộng Dự định đối với con gái Tổng cộng Tày Dao Nùng Tày Dao Nùng THPT trở xuống 16 59 30 105 7 43 23 73 18,2% 39,9% 27,0% 30,3% 12,5% 37,1% 26,4% 28,2% Trung cấp, Cao đẳng trở lên 35 43 39 117 20 40 29 89 39,8% 29,1% 35,1% 33,7% 35,7% 34,5% 33,3% 34,3% Không dự định 37 46 42 125 29 33 35 97 42.0% 31.1% 37.8% 36.0% 51.8% 28.4% 40.2% 37.5% Tổng cộng 88 148 111 347 56 116 87 259 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Mức ý nghĩa thống kê: *<0,1; **<0,05; ***P<0,001 Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài cấp quốc gia, mã số: CTDT.21.17/16-20 36 Số liệu khảo sát cho thấy, ít có sự khác biệt về giới trong quan niệm của cha mẹ về việc dự định cho con cái học. Cả con trai và con gái đều được cha mẹ dự định cho học ở bậc trung học phổ thông trở lên. Tuy nhiên, ở nhóm không có dự định thì đối với con gái cha mẹ ít có dự định hơn. - Trong việc làm kinh tế: Hoạt động kinh tế chủ yếu của các dân tộc ở huyện Cao Lộc là sản xuất nông, lâm nghiệp. Các hoạt động tạo ra thu nhập từ trồng lúa, hoa màu chiếm chủ đạo. Ngoài ra, một số thôn, bản người Dao và người Nùng có thêm thu nhập từ trồng rừng bao gồm cây thông và cây keo. Với các hoạt động chính này, các gia đình dân tộc thiểu số thường huy động hết tất cả các thành viên trong gia đình tham gia các hoạt động sản xuất. Mặc dù vậy, trong quan niệm của đồng bào dân tộc thiểu số, người thích hợp tạo ra thu nhập chủ yếu là nam giới vẫn có phần trội hơn so với nữ giới, đặc biệt đối với dân tộc Dao. Bảng 2.4: Quan niệm về người thích hợp tạo ra thu nhập của hộ gia đình ** Quan niệm lao động tạo thu nhập Số lượng/tỷ lệ Dân tộc Cộng Tày Dao Nùng Nam Số lượng 14 57 12 83 Tỷ lệ % 9,3 28,5 7,0 15,9 Nữ Số lượng 2 2 5 9 Tỷ lệ % 1,3 1,0 2,9 1,7 Cả hai Số lượng 134 141 154 429 Tỷ lệ % 89,3 70,5 90,1 82,3 Tổng cộng Số lượng 150 200 171 521 Tỷ lệ % 100,0 100,0 100,0 100,0 Mức ý nghĩa thống kê: *<0,1; **<0,05; ***P<0,001 Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài cấp quốc gia, mã số: CTDT.21.17/16-20 37 Trên thực tế, người chủ yếu làm ra thu nhập cho hộ gia đình vẫn là nam giới, nữ giới chỉ chiếm số lượng rất ít. Bảng 2.5: Thực tế người làm ra thu nhập chủ yếu của hộ gia đình** Thực tế lao động tạo thu nhập Số lượng/tỷ lệ Dân tộc Cộng Tày Dao Nùng Nam Số lượng 46 69 43 158 Tỷ lệ % 30,7 34,5 25,1 30,3 Nữ Số lượng 1 9 11 21 Tỷ lệ % 0,7 4,5 6,4 4,0 Cả hai Số lượng 103 122 117 342 Tỷ lệ % 68,7 61,0 68,4 65,6 Tổng cộng Số lượng 150 200 171 521 Tỷ lệ % 100,0 100,0 100,0 100,0 Mức ý nghĩa thống kê: *<0,1; **<0,05; ***P<0,001 Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài cấp quốc gia, mã số: CTDT.21.17/16-20 Trong các hoạt động quản lý sản xuất của hộ gia đình, người phụ nữ lại đảm nhiệm vai trò quan trọng hơn so với nam giới, tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các dân tộc. Bảng 2.6: Người làm thực tế quản lý sản xuất của hộ gia đình Người QLSX Số lượng/tỷ lệ Dân tộc Cộng Tày Dao Nùng Nam Số lượng 2 17 2 21 Tỷ lệ % 8,0% 23,6% 10,6% 18,1% Nữ Số lượng 17 10 7 34 Tỷ lệ % 68,0% 13,8% 36,9% 29,3% Nam = nữ Số lượng 6 45 10 61 Tỷ lệ % 24.0% 62.5% 52.6% 52.6% Tổng cộng Số lượng 25 72 19 116 Tỷ lệ % 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài cấp quốc gia, mã số: CTDT.21.17/16-20 Đối với dân tộc Tày và Nùng, vai trò của người phụ nữ trong quản lý sản xuất của hộ gia đình đóng vai trò chủ yếu, trong khi đó, ở người Dao, vai trò quản lý lại thuộc về nam giới. 38 Về thu nhập của hộ gia đình, số liệu cho thấy, nhìn chung tỷ lệ nam giới có mức thu nhập cao (hơn 2,5 triệu/tháng) là cao hơn so với phụ nữ ở cả 3 dân tộc. Sự khác biệt nam - nữ thể hiện rõ hơn ở dân tộc Tày. Bảng 2.7: So sánh thu nhập bình quân/tháng giữa vợ và chồng*** Người có thu nhập Số tiền (đồng) Số lượng/tỷ lệ Dân tộc Cộng Tày Dao Nùng Chồng < 700.000 Số lượng 17 74 40 131 Tỷ lệ % 11,3 37,0 23,4 25,1 701.000 - 1.000.000 Số lượng 25 54 44 123 Tỷ lệ % 16,7 27,0 25,7 23,6 1.000.000 - 2.500.000 Số lượng 33 36 45 114 Tỷ lệ % 22,0 18,0 26,3 21,9 > 2.500.000 Số lượng 75 36 42 153 Tỷ lệ % 50,0 18,0 24,6 29,4 Tổng cộng Số lượng 150 200 171 521 Tỷ lệ % 100,0 100,0 100,0 100,0 Vợ < 700.000 Số lượng 26 105 55 186 Tỷ lệ % 17,3 52,5 32,2 35,7 701.000 - 1.000.000 Số lượng 36 42 41 119 Tỷ lệ % 24,0 21,0 24,0 22,8 1.000.000 - 2.500.000 Số lượng 35 28 35 98 Tỷ lệ % 23,3 14,0 20,5 18,8 > 2.500.000 Số lượng 53 25 40 118 Tỷ lệ % 35,3 12,5 23,4 22,6 Tổng cộng Số lượng 150 200 171 521 Tỷ lệ % 100,0 100,0 100,0 100,0 Mức ý nghĩa thống kê: *<0,1; **<0,05; ***P<0,001 Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài cấp quốc gia, mã số: CTDT.21.17/16-20 - Trong việc chi tiêu trong gia đình: Hoạt động chi tiêu trong gia đình thường gắn với vai trò của người phụ nữ. Với các dân tộc thiểu số ở huyện Cao Lộc cũng có đặc điểm phổ biến như vậy. Tuy nhiên, có sự khác biệt đối với dân tộc Dao, người đàn ông thường quản lý luôn cả hoạt động chi tiêu của gia đình. Lý giải về vấn đề này, người Dao cho rằng, các hoạt động chi tiêu của gia đình thường phải đi chợ mua thức ăn, mua các đồ dùng sinh hoạt kể cả đồ dùng đắt tiền thì phải đi xuống phố, phải biết đi xe máy nên người đàn ông thường là người thực hiện. 39 Bảng 2.8: Thực tế phân công người quản lý chi tiêu hàng ngày trong gia đình*** Người quản lý chi tiêu Số lượng/tỷ lệ Dân tộc Cộng Tày Dao Nùng Thành viên nam Số lượng 2 35 7 44 Tỷ lệ % 1,3 17,5 4,1 8,4 Chủ yếu nam Số lượng 3 16 10 29 Tỷ lệ % 2,0 8,0 5,8 5,6 Thành viên nữ Số lượng 24 20 16 60 Tỷ lệ % 16,0 10,0 9,4 11,5 Chủ yếu nữ Số lượng 73 22 65 160 Tỷ lệ % 48,7 11,0 38,0 30,7 Nam = nữ Số lượng 48 106 73 227 Tỷ lệ % 32,0 53,0 42,7 43,6 Không trả lời Số lượng 0 1 0 1 Tỷ lệ % 0,0 0,5 0,0 0,2 Tổng cộng Số lượng 150 200 171 521 Tỷ lệ % 100,0 100,0 100,0 100,0 Mức ý nghĩa thống kê: *<0,1; **<0,05; ***P<0,001 Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài cấp quốc gia, mã số: CTDT.21.17/16-20 Trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày, sự phân công giữa nam giới và phụ nữ cũng có những khác biệt đáng kể. Trong các hoạt động đi chợ mua thức ăn, ở dân tộc Dao nam giới giữ vai trò quan trọng, trong khi đó ở dân tộc Tày và Nùng thì phụ nữ là người làm chủ yếu. Về các hoạt động nấu cơm, rửa bát, lấy củi ở cả 3 dân tộc, phụ nữ đều đảm nhiệm chủ yếu các hoạt động này. - Trong việc đối nội, đối ngoại: Phân công trong gia đình về các hoạt động đối nội, đối ngoại thường thuộc về vai trò của nam giới. Qua khảo sát cho thấy, nam giới đảm nhiệm chủ yếu các hoạt động đại diện gia đình đi tham dự các nghi lễ hiếu, hỉ, tiếp khách. Tảo hôn Tình trạng tảo hôn khá phổ biến ở các DTTS nói chung, ở huyện Cao Lộc nói riêng. Theo kết quả khảo sát, trong số 285 trường hợp nam giới tham 40 gia trả lời phỏng vấn, có 36/134 (26,8%) người dân tộc Dao; 21/92 (22,8%) người dân tộc Nùng và 7/59 (11,8%) người dân tộc Tày đã kết hôn dưới tuổi 20. Đối với nữ, 12/66 (18%) dân tộc Dao; 7/79 (8,8%) dân tộc Nùng và 6/51 (11,7%) dân tộc Tày đã kết hôn dưới 18 tuổi trong cuộc hôn nhân hiện tại. Như vậy, có thể thấy, trong số những người đã kết hôn trong cuộc hôn nhân hiện tại, tỷ lệ tảo hôn ở cả 3 dân tộc là khá cao, trong đó, tỷ lệ tảo hôn ở nam giới có phần còn cao hơn so với nữ giới. Do chưa đủ tuổi kết hôn theo luật định, có khá nhiều cặp đôi trong cuộc hôn nhân hiện tại vẫn chưa đăng ký kết hôn. Đặc điểm này có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ dân tộc Dao với hai dân tộc Tày và Nùng. Tỷ lệ các trường hợp cho đến thời điểm khảo sát vẫn chưa đăng ký kết hôn ở dân tộc Dao rất cao, gần 50%, trong khi đối với hai dân tộc còn lại chỉ khoảng 5-7%. Bảng 2.9: Thực tế đăng ký kết hôn trước khi cưới ở các dân tộc*** Giới tính Đăng ký kết hôn trước khi cưới Số lượng/tỷ lệ Dân tộc Cộng Tày Dao Nùng Nam Có ĐK trước cưới Số lượng 41 35 50 126 Tỷ lệ % 69,5 26,1 54,3 44,2 Không ĐK trước cưới Số lượng 15 42 37 94 Tỷ lệ % 25,4 31,3 40,2 33,0 Vẫn chưa đăng ký Số lượng 3 57 5 65 Tỷ lệ % 5,1 42,5 5,4 22,8 Tổng cộng Số lượng 59 134 92 285 Tỷ lệ % 100,0 100,0 100,0 100,0 Nữ Có ĐK trước cưới Số lượng 45 12 41 98 Tỷ lệ % 49,5 18,2 51,9 41,5 Không ĐK trước cưới Số lượng 39 24 33 96 Tỷ lệ % 42,9 36,4 41,8 40,7 Vẫn chưa đăng ký Số lượng 7 30 5 42 Tỷ lệ % 7,7 45,5 6,3 17,8 Tổng cộng Số lượng 91 66 79 236 Tỷ lệ % 100,0 100,0 100,0 100,0 Mức ý nghĩa thống kê: *<0,1; **<0,05; ***P<0,001 Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài cấp quốc gia, mã số: CTDT.21.17/16-20 41 Lý do chính khiến cho các cặp vợ chồng DTTS tảo hôn và không đăng ký kết hôn là họ thuận theo phong tục tập quán của tộc người. Theo quan niệm của các dân tộc, trước đây khi đôi trai gái đến tuổi trưởng thành thì cha mẹ đi tìm vợ, gả chồng cho con cái. Việc tìm kiếm vợ chồng nhiều khi là do ông mối hay do cha mẹ tìm kiếm. Hiện nay, tình trạng ép gả vợ chồng không còn nhiều, nhưng trai gái đến tuổi cập kê cũng thường tìm vợ tìm chồng sớm để tránh tiếng bị ế và khó tìm bạn đời khi ở tuổi quá cao theo quan niệm của cộng đồng. Trong số các cặp vợ chồng chưa đăng ký kết hôn trong mẫu khảo sát, có tới 25,3% số cặp chưa đủ tuổi để làm các thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, điều đáng quan tâm là có một tỷ lệ đáng kể người dân dân tộc Dao cho biết lý do không đăng ký kết hôn là vì theo phong tục tập quán và thấy không cần thiết. Đây là những vấn đề nhận thức cần tác động để làm thay đổi thực tế đăng ký kết hôn ở địa phương. Bảng 2.10: Lý do không đăng ký kết hôn Lý do không đăng ký Số lượng/tỷ lệ Tày Dao Nùng Tổng cộng Thủ tục phức tạp* Số lượng 3 12 5 20 Tỷ lệ % 4,7 7,8 6,2 6,7 Không biết thủ tục** Số lượng 10 42 16 68 Tỷ lệ % 15,6 27,5 20,0 22,9 Thấy không cần thiết** Số lượng 10 56 6 72 Tỷ lệ % 15,6 36,6 7,5 24,2 Chưa đủ tuổi* Số lượng 13 38 24 75 Tỷ lệ % 20,3 24,8 30,0 25,3 Theo phong tục tập quán*** Số lượng 25 76 26 127 Tỷ lệ % 39,1 49,7 32,5 42,8 Mức ý nghĩa thống kê: *<0,1; **<0,05; ***P<0,001 Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài cấp quốc gia, mã số: CTDT.21.17/16-20 42 Bạo lực gia đình Tình trạng bạo lực gia đình là vấn đề cần quan tâm ở vùng DTTS. Qua kết quả khảo sát tại huyện Cao Lộc cho thấy, hiện tượng bạo lực vẫn còn xảy ra ở tất cả các loại hình bạo lực, trong đó đặc biệt đến hiện tượng sỉ nhục, lăng mạ hay đe doạ còn tương đối nhiều ở các gia đình. Bảng 2.11: Thực trạng hành vi bạo lực gia đình trong 12 tháng qua giữa vợ/ chồng đối với người trả lời Hành vi bạo lực Tày Dao Nùng Chung Sỉ nhục, lăng mạ** 20 34 24 78 13,3% 17,0% 14,0% 15,0% Đe dọa, dọa nạt* 22 20 32 74 14,7% 10,0% 18,7% 14,2% Tát, đấm, đánh* 10 8 11 29 6,7% 4,0% 6,4% 5,6% Ép quan hệ tình dục 2 0 1 3 1,3% 0,0% 0,6% 0,6% Sử dụng tiền không có sự đồng ý 4 8 4 16 2,7% 4,0% 2,3% 3,1% Ngăn cấm gặp gỡ bạn bè* 1 14 6 21 0,7% 7,0% 3,5% 4,0% Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài cấp quốc gia, mã số: CTDT.21.17/16-20 Có thể thấy, thực trạng về bình đẳng giới trong gia đình các DTTS ở huyện Cao Lộc có khá nhiều đặc điểm tương đồng với vấn đề bình đẳng giới nói chung ở nước ta hiện nay. Chẳng hạn, trong phân công lao động trong gia đình, người phụ nữ phải đảm nhiệm nhiều công việc từ sản xuất đến chăm sóc và làm việc nhà. Người đàn ông là người chủ yếu làm ra thu nhập nhưng rất ít tham gia các việc nhà và chăm sóc con cái. Đặc biệt, đối với các dân tộc thiểu số, người đàn ông còn quản lý các hoạt động sản xuất và chi tiêu, đối nội, đối 43 ngoại của gia đình. Do vậy, người phụ nữ thường phụ thuộc khá nhiều vào người đàn ông khi có các hoạt động bên ngoài của gia đình. So sánh giữa dân tộc Dao với dân tộc Tày và Nùng thấy có sự khác biệt, thực tế bình đẳng giới trong gia đình ở hai dân tộc Tày và Nùng thể hiện rõ hơn so với dân tộc Dao. Ngày 25, 26 tháng 11 năm 2019 tác giả có buổi làm việc với lãnh đạo và cán bộ xã Gia Cát. Qua đó cho thấy rõ hơn thực trạng bình đẳng giới và các hoạt động liên quan đến bình đẳng giới tại xã: Hộp 2: Thực hiện bình đẳng giới ở xã Gia Cát Hội phụ nữ xã Gia Cát thực hiện triển khai đầy đủ các công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, các chương trình phát động của Hội phụ nữ huyện. Cán bộ nữ làm công tác tại xã ít hơn nam giới. Nhận thức của người DTTS cũng hạn chế, một số chị phụ trách Chi hội phụ nữ rất nhiệt tình tham gia phong trào nhưng đi họp hay bị chồng gọi về và hay bị hỏi, tư tưởng truyền thống vẫn là rào cản làm cho chị em không thoải mái khi tham gia công tác chính quyền ở địa phương. Tình trạng bạo lực gia đình thì 2 năm gần đây là không có, Hội phụ nữ xã không phải hòa giải vụ nào. Phụ nữ vẫn phải lao động sản xuất như nam giới và vẫn phải dành nhiều thời gian làm việc nhà, chi hội trưởng cũng rất vất vả vận động phụ nữ trong thôn bản tham gia các buổi tuyên truyền về bình đẳng giới, các mô hình xây dựng gia đình hạnh phúc, các câu lạc bộ phụ nữ. Kinh phí cho việc tuyên truyền, xây dựng các mô hình, câu lạc bộ của Hội phụ nữ xã là rất ít, các câu lạc bộ đều dựa vào nguồn kinh phí vận động của các hội viện để hoạt động. Khó khăn lớn nhất chính là nguồn kinh phí và cơ sở vật chất, như nhà văn hóa - khu thể thao thôn Sơn Hồng địa điểm cao, sân nhỏ và xa khó cho việc tổ chức các hoạt động. Các buổi tập huấn tổ chức tại xã chủ yếu là nam giới các hộ gia đình 44 tham gia, phụ nữ họ thường ngại, một số gia đình ông chồng không cho vợ tham gia các hoạt động hay

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cong_tac_xa_hoi_doi_voi_thuc_day_binh_dang_gioi_tro.pdf
Tài liệu liên quan