Luận văn Công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long hiện nay, thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU Trang

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .2

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài .2

5. Kết cấu luận văn .3

 

PHẦN NỘI DUNG

 

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH

VĂN HOÁ Ở HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG . 4

1.1. Quan điểm về gia đình và gia đình văn hóa . 4

1.1.1. Khái niệm về gia đình và gia đình văn hóa. 4

1.1.1.1. Khái niệm về gia đình. 5

1.1.1.2. Khái niệm về gia đình văn hóa .

1.1.2.Các tiêu chuẩn để xây dựng gia đình văn hoá ở huyện Tam Bình 7

1.1.2.1. Tiêu chuẩn gia đình văn hóa. 7

1.1.2.2. Cách chấm điểm gia đình văn hóa . 9

1.1.2.3. Quy định công nhận gia đình văn hóa. 13

1.2. Thực trạng về công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Tam Bình trong thời gian qua. 14

1.2.1. Tình hình đời sống gia đình ở huyện Tam Bình . 14

1.2.2. Thực trạng về công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Tam Bình . 18

1.2.2.1. Những kết quả đạt được trong công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Tam Bình . 18

1.2.2.2. Những hạn chế trong công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Tam Bình. 26

CHƯƠNG 2: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở HUYỆN TAM

BÌNH, TỈNH VĨNH LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 31

2.1. Nâng cao nhận thức về gia đình văn hóa cho tầng lớp nhân dân trong huyện . 31

2.2. Từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình trong huyện . 34

2.3. Phát huy vai trò, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị trong công tác xây dựng gia đình văn hoá . 40

2.4. Đẩy mạnh xã hội hoá trong việc xây dựng gia đình văn hoá ở huyện Tam Bình. 48

PHẦN KẾT LUẬN. 52

 

TÀI LỆU THAM KHẢO. 53

 

 

 

 

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7393 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long hiện nay, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về lĩnh vực văn hoá: đầu tư xây dựng nhà văn hoá xã Mỹ Lộc, tu sửa sân bóng đá huyện, củng cố chính sách các ấp, khóm, nâng cao hoạt động các trạm truyền thông xã, ấp đảm bảo hoạt động phục vụ tốt cho cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XII. Hiện nay có 62/132 khu dân cư có phòng đọc sách hoạt động, có 86/132 khu dân cư có sân thể dục thể thao. Về xây dựng thực lực chính trị: Từ phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư và xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng đã tạo cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên và nhân dân không ngừng nâng cao nhận thức về chính trị, thông hiểu về luật pháp. Mặt trận và các đoàn thể từng bước đổi mới phương thức vận động quần chúng, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. Kết quả trong năm có 124/132 chi bộ ở khu dân cư đạt trong sạch vững mạnh, 15 chi bộ hoàn thành nhiệm vụ. Thực hiện tinh thần thông tri 06/TT đã có 8/17 đồng chí Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 9/17 đồng chí Chủ tịch xã và 118/132 trưởng ấp, khóm tự tự phê ra dân. Qua phong trào đã phát triển mới được 12.703 đoàn viên, hội viên các đoàn thể, nâng đến nay toàn huyện có 80.148 đoàn viên, hội viên chiếm tỉ lệ 64% so độ tuổi quản lý, đã giới thiệu 355 đoàn viên, hội viên ưu tú cho Đảng, phát triển 193 đồng chí đảng viên mới. Phải nói rằng, phong trào xây dựng gia đình văn hoá ở huyện Tam Bình đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đoàn thể và toàn bộ xã hội quan tâm thực hiện, thực sự có hiệu quả và chuyển dần thành ý thức tự giác của nhân dân, thể hiện bằng những kết quả mà Tam Bình đã đạt được: Kết quả xây dựng các loại hình: Xây dựng hộ gia đình: Toàn huyện vận động đăng ký tham gia thực hiện 34.012 hộ gia đình văn hoá, chiếm tỉ lệ 100% so với tổng số toàn huyện. Trong đó, hộ đạt chuẩn văn hoá là 25.769 hộ chiếm tỉ lệ 75,76% (giảm 4.221 hộ so với năm 2006), đạt 94,7% so với kế hoạch đề ra (là 80%). Hộ đạt chuẩn tiên tiến: 6.891 chiếm tỉ lệ 20,53% (tăng 2.744 hộ so với năm 2006), so với kế hoạch đề ra là 20%. Hộ đạt chuẩn an toàn 30.930 hộ chiếm tỉ lệ 90,94% (tăng 3.567 hộ so với năm 2006). Hộ đạt chuẩn sức khoẻ: 30.744 hộ chiếm tỉ lệ 90,39% (tăng 2.346 hộ so với năm 2006). Hộ xanh, sạch đẹp đạt 26.019 hộ, chiếm tỉ lệ 76,5% (giảm 523 hộ so với năm 2006). Qua kết quả bình nghị chấm điểm của các xã, thị trấn cho thấy: số hộ đạt chuẩn văn hoá không ngừng được nâng lên, một số địa phương chất lượng xây dựng hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá có chuyển biến tích cực đi vào thực chất. Xây dựng hộ gia đình văn hoá ở nhiều địa phương đạt tỉ lệ khá cao, chất lượng hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá, an toàn, sức khoẻ, xanh sạch đẹp ngày càng tăng, nhất là tiêu chí làm tròn nghĩa vụ công dân, xây dựng cảnh quan môi trường, các công trình của hộ như: hàng rào, cột cờ, bảng hiệu, các công trình vệ sinh... không ngừng được nâng lên. Trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng gia đình văn hoá, đạo đức gia đình được củng cố, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền. Hiện tượng ngược đãi người cao tuổi, sống thiếu trách nhiệm với gia đình đã giảm hẳn. Các hộ gia đình có ý thức hơn trong việc chăm lo học hành cho con em của mình. Tình hình hộ gia đình đạt chuẩn năm 2007 Hộ đạt văn hoá Hộ đạt tiên tiến Hộ đạt an toàn Hộ đạt sức khỏe Hộ đạt xanh, sạch, đẹp TT Tên đơn vị TS hộ TS Đạt% TS Đạt% TS Đạt% TS Đạt% TS Đạt% 1 Thị trấn 1278 1212 94,84 56 4,38 1258 98,44 1272 99,83 1273 99,61 2 Tường Lộc 2379 1884 79,19 484 20,31 2368 99,41 2259 96,46 2314 97,27 3 MỹTTrung 2633 2297 87,27 336 12,73 2297 87,27 2297 87,27 2297 87,27 4 Hoà lộc 1646 1002 60,87 612 37,18 1476 98,67 1475 89,61 1358 82,50 5 Hoà Hiệp 1700 782 46 657 50,40 1694 99,65 1682 98,94 1535 90,92 6 Hoà Thạnh 2012 1580 78,72 427 21,22 1992 99,01 1789 88,92 1589 78,98 7 Tân Lộc 1223 971 79,39 250 20,44 1123 91,82 1058 86,51 952 77,84 8 Hậu Lộc 1399 1060 75,76 339 24,23 1399 100 1399 100 1035 73,98 9 Mỹ Lộc 1716 1466 85,43 151 8,79 1638 98,08 1608 93,71 1545 90,03 10 Phú Lộc 1627 1320 81,13 307 18,87 1380 84,82 1450 89,12 815 50,09 11 Song Phú 1941 1718 88,3 227 11,67 1718 88,3 1178 88,3 1718 88,3 12 Phú Thịnh 2587 2212 85,50 357 14,50 2417 93,43 2420 93,54 2219 85,78 13 Tân Phú 1866 967 51,82 706 37,83 1550 83,07 1545 82,80 1545 82,80 14 Long Phú 1923 1541 80,14 328 17,06 1035 53,82 1046 54,39 967 50,29 15 Bình Ninh 2244 1178 56,77 870 38,77 2180 97,15 2190 97,59 1160 51,69 16 Loan Mỹ 2754 2025 76,7 575 18,70 2362 85,77 2432 88,31 1800 65,30 17 Ngãi Tứ 3084 2554 82,81 368 11,93 3001 97,3 3068 99,48 1897 61,51 Cộng 34012 25769 75,76 6981 20,53 30,93 90,94 30,774 90,39 26019 76,5 Xây dựng khu dân cư văn hoá: Để phong trào đạt được kết quả tốt thì cần phải xem xét vai trò quan trọng của từng gia đình trong sự đóng góp chung. Do đó, xây dựng văn hoá sẽ là cái nền, là nội dung cốt lõi trong cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, cuộc sống mới ở khu dân cư. Ngược lại, cuộc sống mới ở khu dân cư chính là môi trường lành mạnh tác động đến việc xây dựng đời sống văn hoá. Trong năm, việc tập trung xây dựng khu dân cư văn hoá có nhiều cố gắng, từ đó góp phần tạo được phong trào chung của toàn huyện. Ngay từ đầu năm, Ban chỉ đạo 01/TU - huyện đã cho Ban chỉ đạo xã, thị trấn đăng ký xây dựng 17 khu dân cư điểm đến cuối năm đạt chuẩn văn hoá, từ đó xác định có tập trung đi vào củng cố Ban vận động ấp, khóm. Hầu hết các ấp, khóm đều có xây dựng kế hoạch thực hiện 10 tiêu chí của khu dân cư (ấp, khóm). Kết quả đến nay đã có 16/17 xã, thị trấn đề nghị phúc tra công nhận khu dân cư đạt chuẩn văn hoá, tiên tiến của năm 2007 là 22 ấp, khóm (trừ xã Tân Phú không đề nghị). Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 2007, Ban chỉ đạo 01/TU – huyện đã thành lập đoàn khảo sát phúc tra 12/22 ấp, khóm. Kết quả có 6 ấp đạt điểm chuẩn văn hoá, 3 ấp đạt điểm chuẩn tiên tiến (đang đề nghị BCĐ 01/TU - tỉnh phúc tra). Tính đến nay nâng toàn huyện có 7 ấp đạt chuẩn văn hoá, chiếm tỉ lệ 5,30% (so kế hoạch đề ra là 40 – 45%) và 3 ấp đạt chuẩn tiên tiến năm 2007. Song song đó, công tác chăm sóc sức khoẻ cho gia đình ban đầu cho nhân dân cũng được xã hội hoá tốt, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được tổ chức thực hiện nghiêm túc, chương trình sức khoẻ cho mọi nhà được cộng đồng đặc biệt quan tâm, ý thức phòng chống dịch bệnh trong nhân dân đạt nhiều tiến bộ, các chương trình truyền thông dân số kế hoạch hoá gia đình được nhân dân tích cực hưởng ứng và ý thức tự giác ngày càng cao. Từ đó góp phần hạ tỉ lệ tăng dân số, như ở ấp Danh Tấm xã Hậu Lộc, ấp 4 xã Mỹ Lộc, ấp Phú Điền xã Song Phú... Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình tạo được sự phối hợp thường xuyên giữa nội dung xây dựng gia đình văn hoá với phương chăm gia đình ít con, nhờ vậy đã kéo giảm mức sinh từ trên 2,6% (2006) xuống còn dưới 1,58% (2007). Hầu hết các gia đình hầu hết ý thức không sinh con thứ ba ở các khu dân cư, ấp văn hoá. Các cán bộ đoàn thể như nông dân, phụ nữ, thanh niên và các cán bộ từ huyện đến cơ sở chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, tiêm chủng mở rộng, phòng ngừa các căn bệnh lây lan, bệnh AISD được tiến hành thường xuyên. Bên cạnh đó công tác giáo dục đào tạo đã góp phần tích cực vào nhiệm vụ xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, nâng cao dân trí, vận động học sinh vào học ở các cấp học ngày càng cao, tỉ lệ học sinh bỏ học giảm, đã xoá xong lớp học ca ba. Tam Bình là một trong những huyện của tỉnh đã hoàn thành sớm xoá mù chữ và phổ cập giáo dục.Nhiều nơi có quĩ bảo trợ trẻ em nghèo hiếu học, học sinh con thương binh liệt sĩ như quĩ khuyến học Trần Đại Nghĩa, quĩ công đoàn nhằm giúp học sinh tích cực hơn trong học tập và phát huy truyền thống hiếu học của nhân dân huyện Tam Bình. Mặt khác, cuộc vận động đã góp phần làm lành mạnh hoá môi trường xã hội, môi trường văn hoá, quan hệ ứng xử trong từng hộ gia đình và cộng đồng đã đem lại cho mọi người một đời sống văn hóa tốt đẹp. Tất cả hộ gia đình luôn có ý thức trách nhiệm đối với quê hương, gắn liền với tổ nhân dân tự quản và luôn động viên nhau tham gia bảo vệ an ninh trật tự xóm làng, bảo vệ của công, đoàn kết thống nhất ngăn chặn các tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, ma tuý, mại dâm, trộm cắp, mê tín dị đoan, văn hoá phẩm đồi truỵ... tạo cuộc sống yên bình cho người dân, làng xóm yên vui, quê hương giàu đẹp. Mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân và gia đình khi phát hiện được hoà giải kịp thời. Công tác y tế cũng có những bước tiến rõ rệt: số cơ sở khám, chữa bệnh, số giường bệnh và số cán bộ ngành y phục vụ cho sự nghiệp y tế cũng không ngừng được nâng cao, đã góp phần chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng mở rộng, các chương trình quốc gia y tế được thực hiện tốt hơn, đã tiêm chủng cho 100% trẻ em trong độ tuổi, đặc biệt góp phần kéo giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, vận động vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch, dùng muối Iốt, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là hưởng ứng tốt đợt phòng chống dịch cúm gia cầm vừa qua. Bên cạnh đó, nhiều địa phương có đầu tư thõa đáng cho công tác chăm lo trẻ em làm trái pháp luật và các tệ nạn xâm hại trẻ em. Qua thực hiện lấy phong trào gương mẫu của người lớn, của gia đình văn hoá để giáo dục trẻ em học tập, lao động và trở thành người tốt cho xã hội. Đời sống tiến bộ của gia đình văn hoá phát triển đã từng bước đã từng bước đẩy lùi các tập tục cổ hủ, như: mê tín dị đoan, bói toán... dân trí được nâng lên một bước. Có thể nói, cuộc vận động nhân dân “Xây dựng gia đình văn hóa” ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đã phát triển đều khắp, phát huy được yếu tố văn hóa và nhân tố con người, góp phần thực hiện hiệu quả các phong trào khác, tạo ra động lực kinh tế - xã hội phát triển. Toàn huyện hiện có: 25.769 hộ đạt gia đình văn hóa, tỉ lệ 75,76 %; 6.981 hộ đạt gia đình tiên tiến, tỉ lệ 20,53 %; 30.930 hộ đạt gia đình an toàn, tỉ lệ 90,94 %; 30.744 hộ đạt gia đình sức khỏe, tỉ lệ 90.39 %; 26.019 hộ đạt gia đình xanh, sạch, đẹp, tỉ lệ 76,5 %. Có được kết quả như trên là do tăng cường công tác kết hợp, lồng ghép các nội dung hoạt động của các cấp, các ngành và toàn xã hội tham gia xây dựng phong trào, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, vận động sâu rộng nội dung của phong trào đến từng thành viên gia đình, hộ gia đình và cơ sở. Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp ngành chức năng thường xuyên đôn đốc kiểm tra, sơ kết, tổng kết, tổ chức đăng ký và xét công nhận cho các gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa. Tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân hằng năm trở thành ngày hội biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu, khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân tiêu biểu. Phát huy tốt vai trò, uy tín của Trưởng ấp, Trưởng khóm, đội ngũ cán bộ khóm, ấp với vai trò gương mẫu trong việc thực hiện nếp sống văn hóa ở cơ sở là nền tảng để nhân dân học tập. Danh hiệu gia đình văn hóa là tài sản quí giá, cần được từng gia đình và cộng đồng xã hội gìn giữ, trân trọng. Tuy nhiên, cuộc vận động gia đình văn hóa ở huyện Tam Bình còn có những hạn chế nhất định. 1.3.2.2. Những hạn chế trong công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Tam Bình Tuy thành công bước đầu là rất kể, song, bên cạnh đó cuộc vận động xây dựng nếp văn minh – gia đình văn hoá còn nhiều mặt hạn chế, cần cố gắng khắc phục. Về công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện: Việc tổ chức triển khai, quán triệt, tập huấn đề cương bổ sung, điều chỉnh của Ban chỉ đạo 01/TU - tỉnh ngày 1/6/2007 không kịp thời (đến ngày 29/7 mới triển khai), một số địa phương triển khai cho tổ Nhân dân tự quản , hộ dân chậm. Các đồng chí cấp Ủy, thành viên Ban chỉ đạo 01/TU, cán bộ các ban ngành được phân công chỉ đạo thiếu quan tâm hỗ trợ, giúp cơ sở, có những đơn vị từ đầu năm đến nay không xuống địa bàn, không xây dựng kế hoạch giúp cơ sở, các ngành liên tịch lúng túng trong chỉ đạo, chưa tổ chức sơ kết uốn nắn mà chỉ giao cho thường trực Ban chỉ đạo là chủ yếu, đa số Đảng viên sinh hoạt nơi cư trú không tìm hiểu nắm nội dung giúp tổ Nhân dân tự quản, đoàn viên, hội viên có phân công nhưng chưa hướng dẫn nội dung làm nồng cốt xây dựng hộ gia đình. Qua cuộc khảo sát, kiểm tra, phúc tra cho thấy Ban chỉ đạo 01/TU các xã, thị trấn thiếu sự quan tâm chỉ đạo tập trung thường xuyên mà còn mở đợt, có nhiều nơi khoán trắng cho Ban vận động ấp (đề nghị huyện phúc tra ấp văn hoá mà xã không kiểm tra trước), việc tổ chức bình nghị chấm điểm hàng quí còn nhiều địa phương chưa thực hiện tốt như: Phú Thịnh, Tân Phú, Long Phú, Loan Mỹ, Ngãi Tứ. Đội ngũ cán bộ Nhân dân tự quản thay đổi nhiều, củng cố chậm, chưa kịp thời tổ chức tập huấn hướng dẫn, hầu hết các tổ không xây dựng được kế hoạch tổ chức thực hiện cuộc vận động. Các ngành liên tịch chưa phúc tra có quyết định công nhận hộ, tổ, ấp đạt chuẩn. Còn nhiều địa phương thực hiện thông tin báo cáo chưa tốt, nhất là trong việc thực hiện các hồ sơ thủ tục đề nghị phúc tra công nhận ấp, khóm văn hoá (chỉ có bảng chấm điểm: ấp Bình Phú – Loan Mỹ). Về chất lượng phong trào: Còn một số địa phương chưa thật sự chuyển biến nhất là trong việc chấm điểm công nhận hộ gia đình chưa thật đúng, công tác tuyên truyền vận động hộ nắm nội dung ba hiểu, ba tự, ba biết chưa được quan tâm tập trung thực hiện, việc vận động hộ gia đình khắc phục những hạn chế thiếu sót, những điểm trừ chưa thực hiện được. Cảnh quan môi trường của hộ, của tổ, của ấp chưa đảm bảo đạt tiêu chuẩn. Nhìn chung, toàn huyện cuộc vận động tuy có phát triển nhưng chưa đồng đều, ở một số xã ban chỉ đạo chưa quan tâm đúng mức về nâng cao chất lượng phong trào, chưa quan tâm vận động đời sống văn hoá trong cơ quan, đơn vị, công ty, xí nghiệp, tình trạng ô nhiễm môi trường còn khá phổ biến ở nhiều nơi, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội còn khá phức tạp, công tác phòng ngừa tội phạm còn lúng túng. Phần lớn các nơi chỉ tập trung chỉ đạo điểm nên chưa tạo ra được phong trào quần chúng sâu rộng, mạnh, sôi nổi. Một số nơi đã có mô hình tốt nhưng chậm tổng kết rút kinh nghiệm để phát triển rộng ra, không ít nơi phong trào còn đơn điệu, chỉ dừng lại ở mức độ tham gia sinh hoạt, hội, chọn bình xét chấm cờ nhưng chưa có biện pháp tác động trực tiếp đến từng hộ gia đình. Vì vậy chất lượng gia đình văn hoá còn nhiều mặt hạn chế, chưa kịp thời chấn chỉnh, chất lượng chưa tạo được sức thuyết phục đối với dư luận. Ngay cả ở một số nơi được chọn làm điểm cũng chưa tạo được sức thuyết phục cao. Từ thực tế phong trào ở một số nơi cho thấy, tư tưởng ỷ lại, trông chờ còn khá nặng nề, việc phát huy nội lực, khai thác tiềm năng tại chỗ, khơi dậy sức dân để giải quyết các vấn đề bức xúc vẫn còn hạn chế trên nhiều mặt, ban chỉ đạo vẫn chưa thật sự thấm nhuần quan điểm dựa vào dân, phát huy dân chủ trong nhân dân, thực hiện phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra nên chưa tạo ra được khí thế làm chủ của nhân dân một cách mạnh mẽ. Bên cạnh đó một số địa phương triển khai thực hiện qui chế dân chủ cơ sở, giải quyết các khiếu kiện, thực hiện hoà giải còn nhiều bế tắc, kém hiệu quả nên chưa tạo điều kiện tốt để phát huy cuộc vận động. Các hạn chế trên có nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố chi phối, chủ yếu đó là: - Về nhận thức chưa thật sự đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng cuộc vận động, nhất là đối với những đơn vị đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí cũ. - Công tác kiểm tra, sơ kết uốn nắn thiếu thường xuyên. - Việc phối hợp giữa các ngành, các cấp thiếu chặt chẽ, chưa thật sự tập trung. Có thể khẳng định rằng, công tác xây dựng gia đình văn hoá ở huyện Tam Bình đã có những hướng đi đúng đắn, phong trào không ngừng phát triển đã làm thay đổi từng ngày diện mạo Tam Bình. Ngày nay đến với Tam Bình, ta thấy: đường làng ngõ xóm khang trang sạch đẹp, nhà tầng kiên cố mọc lên ngày càng nhiều; nhận thức của người dân ngày một nâng cao; mức hưởng thụ văn hoá tinh thần cũng được nâng lên rõ rệt; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định; quan hệ láng giềng ngày một thân thiện, các mâu thuẫn được giải quyết kịp thời. Nét nổi bật của huyện Tam Bình là việc xây dựng nếp sống văn minh – gia đình văn hoá, gia đình văn hoá được bà con ý thức sâu sắc và tích hưởng ứng vì họ hiểu rằng, đây chính là động lực tích cực để đưa cuộc sống của họ ngày càng phát triển văn minh, tiến bộ. Để phát huy những ưu điểm và khắc phục những mặt tồn tại nêu trên, Lãnh đạo UBND huyện đã chỉ đạo Ban chỉ đạo các cấp, các ngành đoàn thể cần quan tâm một số vấn đề sau: - Cần nhận thức sâu sắc hơn nữa gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; sự thành công của công tác xây dựng văn hóa chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển. Việc xây dựng gia đình văn hóa là trách nhiệm của mỗi gia đình, của tòan xã hội, các cấp chính quyền, các ngành đoàn thể mà trực tiếp là Ban chỉ đạo các cấp. - Tập trung chỉ đạo và kiểm tra, củng cố nâng cao chất lượng gia đình văn hóa. Đây là một trong những công tác trọng tâm; thường xuyên, lâu dài, vì vậy, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, cơ quan đoàn thể và các địa phương trong huyện để chỉ đạo toàn diện đạt hiêu quả. Thường xuyên kiểm tra, thu hồi danh hiệu Gia đình văn hóa nếu vi phạm các tiêu chí qui định. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai tích cực chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ chính trị đẩy mạnh chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình; triển khai Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam trên địa bàn huyện Tam Bình trong giai đoạn 2006 – 2010. Ban chỉ đạo các cấp tiếp tục triển khai công tác 6 tháng cuối năm. Hàng năm, chọn tháng 11 tổ chức sơ, tổng kết phong trào xây dựng gia đình văn hóa nhằm biểu dương các gia đình văn hóa tiêu biểu trong ngày hội đoàn kết Toàn dân tộc tại khu dân cư. Việc họp mặt biểu dương, khen thưởng cần gắn kết với các hoạt động văn hóa văn nghệ phong phú tại địa phương. - Ngoài việc vận động xây dựng gai đình văn hóa, Ban chỉ đạo các cấp cần quan tâm đến việc xây dựng ấp, khóm văn hóa phải được công nhận đúng thực chất. Đồng thời, cần quan tâm đến việc cấp giấy công nhận kịp thời đối với những gia đình, những ấp, khóm đã đạt danh hiệu. - Tổ chức tuyên truyền, vận động, triển khai thật tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; làm cho mỗi người, mỗi gia đình và các ngành các cấp nhận thức được việc xây dựng đời sống văn hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu về mặt tinh thần, mà đó là việc thể hiện trách nhiệm công dân trong xây dựng đạo đức, tư tưởng, lối sống, ý thức chấp hành luật pháp; tập trung phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo; xây dựng tình tương thân thương ái trong cộng đồng; phát huy tinh thần tự quản của từng gia đình, xóm ấp để đảm bảo an ninh trật tự và phònh chống tệ nạn xã hội. CHƯƠNG 2 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Tam Bình trong giai đoạn hiện nay, cần hướng vào những giải pháp cơ bản sâu đây: 2.1. Nâng cao nhận thức về gia đình văn hóa cho tầng lớp nhân dân trong huyện: Để cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh – gia đình văn hóa ngày càng được phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng thì Ban lãnh đạo huyện Tam Bình cần phải từng bước nâng cao nhận thức về xây dựng gia đình văn hóa đối với các tầng lớp nhân dân trong địa bàn huyện. Chức năng kinh tế, chức năng thõa mãn nhu cầu tinh thần- tình cảm, chức năng giáo dục, chức năng sinh sản, cả bốn chức năng nói trên có một vị trí và vai trò rất là quan trọng. Vì vậy mà mọi người dân trong huyện cần phải hiểu và hòa quyện bốn chức năng để củng cố, xây dựng gia đình ngày càng hoàn chỉnh. Về chức năng kinh tế: Đây là tiêu chí đầu tiên để xét công nhận gia đình văn hóa. Tại khoản 3 điều 4 của quy chế công nhận danh hiệu “gia đình văn hóa” của Bộ văn hóa- thông tin đã quy định cụ thể như sau: “Kinh tế gia đình phải ổn định, tiêu dung hợp lý, tiết kiệm, có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho từng thành viên; Các thành viên trong gia đình đều hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công tác, học tập” [8, tr12] . Vì vậy mà Ban lãnh đạo cuộc vận động cần phải phát huy vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc giúp cho mọi người dân trong huyện hiểu rõ chức năng kinh tế của gia đình, được biểu hiện trên cả hai phương diện sản xuất và tiêu thụ: Về sản xuất, cần giúp cho mọi gia đình khai thác tối đa việc nuôi, trồng, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tận dụng các phế phẩm, phụ phẩm; sử dụng thời gian nhàn rỗi để thu hoạch được nhiều sản phẩm trên mặt đất, ao hồ…tại gia đình kể cả sử dụng công sức để làm những công việc khác nhằm tăng thu nhập cho gia đình. Trong quá trình tham gia nuôi, trồng, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cần nâng cao nhận thức cho mọi người trong việc bảo vệ môi trường và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Về tiêu thụ, đây là chức năng thiết yếu của mọi thành viên trong gia đình như ăn, mặc, nhà ở, đồ dùng, phương tiện đi lại, học tập, các phương tiện thông tin, giải trí, tham quan du lịch……đây là một nhu cầu rất bình thường, nhưng cần giúp cho mọi người hiểu rằng tùy theo hoàn cảnh mà mua sắm, trang bị cho phù hợp, tiết kiệm để sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính, phòng ngừa khi có hữu sự, tạo nguồn vốn phát triển kinh tế, sản xuất cho gia đình. Về chức năng giáo dục: Gia đình là tổ chức xã hội đầu tiên trong việc chăm lo sự phát triển của trẻ em ở cả ba phương diện: thể chất, trí tuệ, tinh thần. Các cấp, các ngành cần phải giáo dục nhận thức cho các gia đình thấy rằng: mỗi gia đình cần phải có trách nhiệm trong việc yêu thương, nâng niu, chăm sóc, dạy bảo…đối với những đứa con của mình. Người ta thường nói: “Dạy con từ thuở còn thơ”, vì vậy mà trong thời điểm này cách cư xử của cha mẹ lẫn nhau, với các thành viên khác trong gia đình, bà con lối xóm là rất quan trọng, “trên kính dưới nhường”, “chị ngã em nâng”, sẽ tạo một bầu không khí gia đình ấm cúng và hạnh phúc. Bên cạnh đó, cần phải có sự kết hợp giữa gia đình, xã hội và nhà trường, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em phát triển nhân cách. Về chức năng thõa mãn nhu cầu tình cảm- tinh thần: Gia đình chính là điểm sum họp, là nơi để cho các cá nhân có thể nghỉ ngơi sau một ngày lao động, công tác mệt nhọc, căng thẳng, cần có những giây phúc bình yên, vui vẻ, gần gũi với những người thân yêu trong gia đình. Các thành viên trong gia đình quây quần trong mâm cơm thân mật, ấm áp rất nhiều ý nghĩa. Sau bữa cơm, cùng nhau trò chuyện vui vẻ, mỗi gia đình có công việc riêng để chuẩn bị cho ngày mai tiếp tục. Ngoài ra, mái ấm gia đình chính là điểm xuất phát cho người trưởng thành đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho cá nhân trước những rủi ro, sóng gió cuộc đời. Đặc biệt là những người lớn tuổi rất khao khát tìm sự chăm sóc, đùm bọc của gia đình đến cuối đời. Gia đình văn hóa ở huyện Tam Bình là một gia đình mà mỗi người đều có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với danh phận của mình. Do đó, việc xây dựng gia đình văn hóa trong huyện cần gắn liền với việc giáo dục trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người trong các tầng lớp nhân dân theo đúng danh phận của họ. Cần kiên quyết lên án những người cha, người mẹ có lối sống ích kỷ, không chăm lo cho con cái, không là tấm gương sáng cho con cái noi theo. Cũng cần lên án và có biện pháp nghiêm khắc đối với những người con có cách sống thực dụng, chỉ biết tới quyền lợi của mình mà không nghĩ đến cha mẹ, không chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, làm cho cha mẹ phải tủi hỗ. Về chức năng duy trì nòi giống: Đây là chức năng không thể thay thế, có vị trí đặc biệt trong gia đình. Việc sinh đẻ, nuôi dưỡng, dạy dỗ, tạo ra một con người đầy đủ thể chất, trí tuệ, tinh thần nhằm duy trì, phát triển nòi giống được xem là mục đích xây dựng gia đình và cũng là nhu cầu thõa mãn của các cặp vợ chồng đối với việc làm cha làm mẹ. Các cấp các ngành cần phải tuyên truyền, vận động để giúp cho mọi gia đình trong huyện chỉ sinh từ 1 đến 2 con; khoảng cách sinh từ 3 đến 5 năm; tuổi từ 26 đến 35 để có điều kiện nuôi dạy con cho thật tốt, cũng như góp phần hạ thấp tốc độ tăng dân số của nước ta hiện nay. Do đó, phải chống lại tư tưởng trọng nam khinh nữ, nhất thiết phải có con trai, cố sinh thêm để có con trai trong gia đình. Không phải riêng người phụ nữ trong gia đình mà người chồng, ông bà nội ngoại cũng phải chống lại tư tưởng này. Khuyến khích sử dụng các biện pháp tránh thai cho cả nam và nữ, bảo vệ và chăm sóc sứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc61197.doc
  • pdf61197.pdf
Tài liệu liên quan