Luận văn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên những vấn đề tổ chức và quản lý

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đềtài .1

2. Mục đích nghiên cứu.2

3. Phạm vi nghiên cứu.2

4. Phương pháp nghiên cứu .2

5. Bốcục luận văn .3

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀCÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

MỘT THÀNH VIÊN

1.1. Công ty trách nhiệm một thành viên một loại hình doanh nghiệp .4

1.1.1. Lich sửhình thành công ty trách nhiệm hữu hạn .4

1.1.2. Khái niệm vềcông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên .6

1.1.3. Những ưu thếcủa việc tổchức kinh doanh dưới hình thức công ty

trách nhiệm hữu hạn một thành viên .6

1.1.4. Đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên .7

1.1.5. Vai trò kinh tếcủa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên .8

1.2. Đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo luật doanh nghiệp .9

1.2.1.Điều kiện vềchủthểcủa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên .9

1.2.2. Điều kiện vềngành nghềkinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên .12

1.2.2.1. Ngành nghềkinh doanh có điều kiện và đủ điều kiện kinh doanh .13

1.2.2.2. Các ngành nghềcấm kinh doanh.14

1.2.3. Thủtục đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên .16

1.2.3.1 Lập hồsơ đăng ký kinh doanh .16

1.2.3.2. Nộp hồsơ đăng ký kinh doanh.18

1.2.3.3. Cơquan đăng ký kinh doanh.20

1.2.4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .22

1.2.5. Thủtục sau đăng ký kinh doanh .25

1.3. Các quyền và nghĩa vụcủa chủsởhữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.26

1.3.1. Quyền của chủsởhữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên .26

1.3.1.1. Quyền của chủsởhữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổchức .26

1.3.1.2. Quyền của chủsởhữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân.28

1.3.2. Nghĩa vụcủa chủsởhữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.28

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀTỔCHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM

HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP THỰC TIỄN

VÀ ĐỀXUẤT

2.1. Cơcấu tổchức và quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.30

2.1.1. Cơcấu tổchức và quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổchức .31

2.1.1.2. Hội đồng thành viên .32

2.1.1.3. Chủtịch công ty .36

2.1.1.4. Giám đốc hoặc tổng giám đốc.37

2.1.1.5. Kiểm soát viên.39

2.1.1.6. Nghĩa vụcủa Hội đồng thành viên, Chủtịch công ty, Giám đốc

hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.41

2.1.1.7. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty và

kiểm soát viên .42

2.1.2. Cơcấu tổchức và quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành

viên là cá nhân .43

2.1.3. Một sốhạn chế đối với quyền của chủsởhữu công ty trách nhiệm

một thành viên. .46

2.1.4. Hợp đồng giao dịch của công ty với những người có liên quan .48

2.2. Thực tiễn và hướng đềxuất .51

2.2.1. Cơsởlý luận và thực tiển cho sựhiện diện của loại hình công ty

trách nhiệm một thành viên .51

2.2.2. Thực trạng hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành

viên tại việt nam .53

2.2.2.1. Thuận Lợi .53

2.2.2.2. Khó Khăn (Hạn Chế).55

2.2.3. Một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện chế định công ty trách nhiệm hữu

hạn một thành viên .57

KẾT LUẬN .60

pdf69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18341 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên những vấn đề tổ chức và quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhận đăng ký kinh doanh do Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc. 9 Theo Quyết Định số 83/2000/QĐ-BTC ngày 29/5/2000 thì lệ phí một làn cấp giấy chứng nhạn đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là 200.000đồng . Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên những vấn đề tổ chức và quản lý GVHD: Th.s Dương Kim Thế Nguyên Trang 25 SVTH: Trần Văn Cường 1.2.5. Thủ tục sau đăng ký kinh doanh Thủ tục sau đăng ký kinh doanh là cách gọi cho việc công bố nội dung đăng ký kinh doanh. Thực chất đây là hình thức công khai hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích để cho các cộng đồng các doanh nghiệp khác và khách hàng biết được sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải đăng ký trên mạng thông tin doanh nghiệp của của quan đăng ký kinh doanh, hoặc trong các loại bài báo viết, công báo hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp hoặc báo hàng ngày của Trung ương trong ba tháng liên tiếp về các nội dung liên quan đến doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. - Tên doanh nghiệp. - Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có) - Mục tiêu ngành, nghề kinh doanh; - Vốn Điều lệ; - Họ tên, địa chỉ, quốc tịch, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu công ty. - Họ tên địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. - Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty, công ty phải kinh doanh đúng ngành nghề như đã cam kết trong chứng nhận. Nếu có thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì phải tuân theo những quy định do pháp luật quy định và tuỳ theo từng trường hợp thay đổi nội dung khác như đã đăng ký kinh doanh lúc đầu. - Nơi đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng những thay đổi đó trong thời hạn ba mươi ngày làm việc10. So sánh giữa Luật doanh nghiệp 2005 với Luật doanh nghiệp 1999 ta thấy rằng Luật doanh nghiệp 2005 có một số điểm mới so với Luật doanh nghiệp 1999 cụ thể là: Việc quy định họ tên, địa chỉ, quốc tịch, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Đây là một điểm khác biệt so với Luật doanh nghiệp 1999 chưa được đề cập đến. Luật doanh nghiệp 2005 đã khắc phục được nhược điểm của Luật doanh nghiệp 1999 còn tồn đọng 10 Điều 28 Luật Doanh Nghiệp 2005. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên những vấn đề tổ chức và quản lý GVHD: Th.s Dương Kim Thế Nguyên Trang 26 SVTH: Trần Văn Cường lại và đó là điều kiện rất thuận lợi cho các nhà kinh doanh tránh bị lừa đảo lẫn nhau, bởi vì đã có sự giám sát một cách rất nghiêm ngặt của hệ thống các văn bản pháp luật . Tóm lại: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã thực hiện một cuộc cải cách hành chính trong việc thành lập doanh nghiệp theo hướng cải cách giảm bớt những thủ tục, hồ sơ trùng lập không cần thiết, qua đó làm giảm bớt chi phí về thời gian, công sức và tiền bạc cho việc thành lập doanh nghiệp, đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp có được sự chủ động trong hoạt động. Những cải cách đó đã tháo bỏ những cản trở đã tồn tại nhiều năm nay với việc thành lập doanh nghiệp, qua đó giúp cho xã hội huy động được nguồn vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường để làm cho nền kinh tế được phát triển tốt hơn. Và đây là điều hoàn toàn hợp lý trong điều kiện nên kinh tế nước ta mớ của và tiến hành cải cách thủ tục hành chính tạo lòng tin cho doanh nghiệp lẫn các nhà đầu tư. Xem Việt Nam là một địa chỉ thật sự hấp dẫn cho việc tiến hành hoạt động kinh doanh các loại hình kinh tế nói chung và loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nói riêng. 1.3. CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 1.3.1. Quyền của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên . 1.3.1.1. Quyền của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức - Quyết định nội dung, Điều lệ công ty, sửa đổi bổ sung Điều lệ công ty; - Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; - Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty; - Quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. - Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; - Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; - Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; - Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Như vậy chủ sở hữu công ty có Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên những vấn đề tổ chức và quản lý GVHD: Th.s Dương Kim Thế Nguyên Trang 27 SVTH: Trần Văn Cường quyền quyết định tăng vốn điều lệ công ty, vậy chủ sở hữu công ty có quyền quyết định giảm vốn điều lệ của công ty hay không. Theo điều 76 Luật doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền giảm vốn điều lệ. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì được quyền tăng vốn điều lệ của của công ty mình, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng cách chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thành viên mới góp vốn vào công ty. - Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác; - Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty; - Quyết định và sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty; - Quyết định tổ chức lai, giải thể và yêu cầu phá sản công ty; - Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản. - Các quyền khác theo quy định của luật này và Điều lệ công ty11;  Như vậy từ các quyền trên của Chủ sở hữu công ty là tổ chức ta có thể đưa ra một số lập luận: + Chủ sở hữu công ty có quyền quyết định đầu tư và giám sát hoạt động kinh doanh của công ty, chủ sở hữu công ty có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của công ty bao gồm: Quyết định chiến lược phát triển kinh tế và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty, quyết định các dự án có giá trị đầu tư bằng hoặc lớn hơn 50% tổng gia trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Ngoài ra chủ sở hữu công ty còn có quyền quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng cho vay và cho vay các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản của công ty được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, chủ sở hữu công ty tổ chức và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty. + Chủ sở hữu công ty trách nhiệm một thành viên có quyền tổ chức và quản lý công ty, chủ sở hữu công ty là người đứng đầu công ty là người đầu tư vốn cho công ty 11 Khoản 1 Điều 64 Luật Doanh Nghiệp 2005. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên những vấn đề tổ chức và quản lý GVHD: Th.s Dương Kim Thế Nguyên Trang 28 SVTH: Trần Văn Cường nên chủ sở hữu công ty có quyền quyết định nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, quyết định cơ cấu tổ chức công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty, quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác, quyết định tổ chức lại công ty, hoặc giải thể công ty và yêu cầu phá sản công ty. + Chủ sở hữu công ty có quyền quyết định vốn và lợi nhuận, quyết định tăng vốn Điều lệ của công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn Điều lệ của công ty cho tổ chức, các nhân khác, quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty, thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn toàn phá sản hoặc giải thể. 1.3.1.2. Quyền của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân - Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. - Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. - Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn Điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. - Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty. - Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty. - Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giải thể hoặc phá sản. - Các quyền khác theo quy định của luật này và pháp luật có liên quan12. Để phân tích kỹ hơn về quyền của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân chúng tôi sẽ phân tích kỹ và chi tiết hơn ở phần sau liên quan đến phần chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân. 1.3.2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Tuân thủ Điều lệ công ty; - Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết, trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. - Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải xác định và tách biệt tài sản của sở hũu công ty với tài sản công ty. Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân thì phải tách 12 Khoản 2 Điều 64 Luật Doanh Nghiệp 2005. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên những vấn đề tổ chức và quản lý GVHD: Th.s Dương Kim Thế Nguyên Trang 29 SVTH: Trần Văn Cường biệt các chi tiêu của cá nhân với gia đình mình và các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. - Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữu là cá nhân khi kinh doanh sẽ có hai khối tài sản chính: Một là khối tài sản không đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hai là khối tài sản trực tiếp đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cho nên sự chuyển dịch giữa hai khối tài sản này là rất khó kiểm soát mặc khác với tư cách cá nhân đó cũng dễ thay đổi vừa là công dân vừa là nhà đầu tư cho nên dẫn đến hệ quả là khó khăn trong việc phân biệt giữa công việc của gia đình và công việc của công ty. Vì vậy Nhà nước cần nên ban hành những quy định pháp lý thật chính xác rỏ ràng, cụ thể về các quyền và nghĩa vụ của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân cũng như đối với Chủ sở hữu công ty. - Tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng, pháp luật có liên quan trong việc mua bán, vay, cho vay, thuê và các giao dịch khác giữa công ty với chủ sở hữu công ty. - Thực hiện các giao dịch khác theo quy định của luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty13. 13 Điều 65 Luật Doanh Nghiệp 2005. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên những vấn đề tổ chức và quản lý GVHD: Th.s Dương Kim Thế Nguyên Trang 30 SVTH: Trần Văn Cường CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT. 2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN Luật doanh nghiệp 2005 cho phép một cá nhân hoặc một tổ chức được quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên14. Đây là một điều hoàn toàn mới và xa lạ so với Luật doanh nghiệp 1999, trước đó việc thành lập công ty trách nhiệm một thành viên không thể là cá nhân mà bắt buộc phải là tổ chức. Có quan điểm cho rằng chỉ “tổ chức” mới có quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quan điểm đó là đúng hay sai15. Quan điểm đó hoàn toàn sai. Bởi Luật doanh nghiệp 2005 đã đa dạng hóa các hình thức doanh nghiệp bằng việc cho phép thành lập công ty trách nhiệm một thành viên là cá nhân. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 1999 thì tổ chức mới có quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Hiện nay theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 một cá nhân cũng có quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Như vậy công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chia làm 2 loại bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân, điều này được quy định cụ thể tại Điều 63 Luật doanh nghiệp 200516, sau đây ta sẽ đi vào phân tích loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức. 14 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân có chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là chủ tịch công ty.Chủ tịch công ty, Gíám đốc hoăc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoăc thuê người làm Giám đốc hoăc Tổng giám đốc. Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty. 15 Th.s Hoàng Anh Thuyên. Tìm hiểu pháp luật về công ty trách nhiệm hữ hạn một thành viên và chuyển đổi công ty, doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Trang 13, 14. 16 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi chung là chủ sở hữu công ty) chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên những vấn đề tổ chức và quản lý GVHD: Th.s Dương Kim Thế Nguyên Trang 31 SVTH: Trần Văn Cường 2.1.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức17 Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bổ nhiệm một hoặc một số người làm người đại diện theo uỷ quyền với nhiệm kỳ không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật (Điều 64 Luật doanh nghiệp 2005). Người đại diện theo uỷ quyền phải có đủ năng lực hành vi dân sự không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý công ty và phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh, hoặc trong ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty. Như vậy đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức trước tiên chủ sở hữu phải lựa chọn cho mình người đại diện theo ủy quyền nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ công ty giao cho người đại diện thực hiện theo các quy định của pháp luật. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyền thay thế người đại diện bất cứ lúc nào điều này có nghĩa là chủ sỡ hữu công ty phân bố cho người uỷ quyền thực hiện một số công việc trong phạm vi nhất định của công ty nhưng người đại diện cho chủ sở hữu tiến hành công việc không như mong muốn ấy là chưa nói đến trách nhiệm làm việc thiếu năng lực của người đại diện hay vì một lý do chủ quan hay khách quan nào đó mà chủ sở hữu công ty nhận thấy không mang lại kết quả cho công ty thì chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyền thay thế người đại diện bất cứ lúc nào. Tiêu chuẩn, quyền hạn, nghĩa vụ của người đại diện theo uỷ quyền của công ty trách nhiệm một thành viên được quy định rỏ trong Điều 48 của Luật doanh nghiệp 2005 Cụ thể là: - Việc chỉ định người đại diện theo uỷ quyền phải bằng văn bản, được thông báo đến công ty và cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chỉ định. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây: + Tên, địa chỉ trụ sở chính, quốc tịch, số và ngày quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh. + Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân. Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền được chỉ định. + Thời hạn uỷ quyền. + Họ, tên, chử ký người đại diện theo pháp luật của thành viên, của người đại diện theo uỷ quyền của thành viên. 17 Wedsite: Trang thông tin hỏi đáp và tư vấn pháp luật. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên những vấn đề tổ chức và quản lý GVHD: Th.s Dương Kim Thế Nguyên Trang 32 SVTH: Trần Văn Cường - Việc thay thế người đại diện theo uỷ quyền phải được thông báo bằng văn bản cho công ty và cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày quyết định có hiệu lực và có hiệu lực kể từ ngày công ty nhận được thông báo. Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý công ty sẽ theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên, Hội đồng thành viên gồm tấc cả người đại diện theo ủy quyền. Trường hợp một người được bổ nhiệm làm làm người đại diện theo ủy quyền thì người đó làm chủ tịch công ty. Trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú ở Việt Nam, nếu vắng mặt quá ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác làm đại diện theo pháp luật của công ty theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty18. Như vậy ta có thể thấy rằng ngoài việc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bổ nhiệm một hay một số người làm đại diện theo ủy quyền thì bên cạnh đó cũng phải cần thêm một vị trí để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty, việc làm trên là rất cần thiết đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức nhằm tạo ra cơ cấu tổ chức quản lý công ty một cách chặt chẽ, hoạt động công khai minh bạch có sự phân công nhiệm vụ cụ thể rỏ ràng đáp ứng tốt hơn nhu cầu hoạt động của công ty trong nền kinh tế thị trường và nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu về quản lý công ty do các cơ quan Nhà Nước đặt ra. 2.1.1.1. Hội đồng thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quyền nhân danh chủ sở hữu công ty tổ chức thực hiện quyết định chiến lược phát triển phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty vấn đề này đã được quy định cụ thể khoản 1 và khoản 2 Điều 68 Luật doanh nghiệp 2005 cụ thể: - Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. 18 Điều 67 Luật Doanh nghiệp 2005. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên những vấn đề tổ chức và quản lý GVHD: Th.s Dương Kim Thế Nguyên Trang 33 SVTH: Trần Văn Cường - Cơ cấu tổ chức, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo mô hình Hội đồng thành viên bao gồm: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Cơ cấu tổ chức này chỉ áp dụng trong trường hợp chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bổ nhiệm nhiều người đại diện theo uỷ quyền, tức là từ hai người trở lên được ủy quyền. Trường hợp một người đại diện theo ủy quyền sẽ theo mô hình Chủ tịch công ty. - Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Hội đồng thành viên đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan. - Chủ sở hữu công ty chỉ định Chủ tịch hội đồng thành viên. Nhiệm kỳ quyền hạn nhiệm vụ của Chủ tịch hội đồng thành viên áp dụng theo các quy định như sau: Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm chủ tịch. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau: + Chuẩn bị hoặc tổ chức chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên. Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến các thành viên. + Chủ tịch Hội đồng thành viên triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến của các thành viên, giám sát hoặc tổ chức giám sát thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên. +Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá năm năm. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể được bầu lại với nhiệm kỳ không hạn chế. - Hội đồng thành viên gồm tấc cả các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đối với thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo ủy quyền tham gia vào Hội đồng thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể thời gian định kỳ hợp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải nộp một lần. - Cuộc hợp của Hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định thì mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. Hội đồng thành viên có thể thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. - Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa số thành viên dự hợp chấp nhận. Việc sửa đổi bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn Điều lệ của công ty phải được ít nhất ¾ số thành viên dự hợp chấp nhận. Quyết định của Hội đồng thành viên có giá trị pháp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên những vấn đề tổ chức và quản lý GVHD: Th.s Dương Kim Thế Nguyên Trang 34 SVTH: Trần Văn Cường lý kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định phải được chủ sở hữu công ty chấp nhận. - Các cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản. Nội dung họp biên bản của Hội đồng thành viên được áp dụng theo Điều 53 của Luật doanh nghiệp19.  Thẩm quyền, cách thức triệu tập Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thẩm quyền, cách thức triệu tập Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên áp dụng theo Điều 50 Luật doanh nghiệp 200520. - Hội đồng thành viên được triệu tập hợp bất cứ khi nào theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định, trừ trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 75% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn 25% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định thì các thành viên thiểu số hợp nhau lại đương nhiên có quyền như thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định. - Cuộc hợp của Hội đồng thành viên phải được tổ chức tại trụ sở chính của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. - Chủ tịch Hội đồng thành viên chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu và triệu tập họp Hội đồng thành viên. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyền kiến nghị bằng văn bản về chương trình hợp. Kiến nghị phải có các nội dung chủ yếu sau đây: + Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tich, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; + Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền. 19 -Các cuộc họp hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản của công ty. -Biên bản hội đồng thành viên phải làm xong và thông qua ngay trước khi kết thúc cuộc họp. Nội dung của biên bản bao gồm: +Thời gian địa điểm họp, mục đích chương trình họp; +Họ, tên, tỷ lệ góp vốn, ngày cấp giấy chứng nhận phần góp vốn, người đại diện theo uỷ quyền dự họp. +Vấn đề thảo luận và biểu quyết, tóm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCamp212NG TY TNHH M7896T THamp192NH VIamp202N NH7918NG V7844N 2727872 T7892 CH.PDF
Tài liệu liên quan