MỤC LỤC
Teân ñeà taøi
CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TNHH DV BẢO VỆ 247 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG PR
PHẦN A : Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Phương pháp nghiên cứu 2
3. Giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Bố cục đề tài 3
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ NHẬN BIẾT VỀ PR
1.1. Khái niệm thương hiệu, tầm quan trọng của thương hiệu và việc mở rộng thương hiệu
1.1.1. Thương hiệu là gì 4
Định nghĩa thương hiệu 4
Giá trị thương hiệu 6
Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu 8
1.1.2. Tầm quan trọng của thương hiệu và việc mở rộng thương hiệu 9
Tầm quan trọng của thương hiệu 9
Tầm quan trọng của việc xây dựng và mở rộng thương hiệu 11
1.1.3. Quy trình xây dựng thương hiệu 12
1.1.4. Những thách thức đối với việc tạo dựng một thương hiệu có giá trị 13
1.2. Những công cụ ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương hiệu 14
1.2.2. Internet công cụ đo lường thương hiệu 15
1.2.3. PR công cụ xây dựng và phát triễn thương hiệu 16
1.2.4. Nghiên cứu tâm lý khách hàng 17
1.2.5. Những hoạt động làm hoen ố thương hiệu 18
1.3. Khái niệm cơ bản về PR và vai trò của PR trong xây dụng và phát triển thương hiệu
1.3.1.Khái niệm PR 20
1.3.2.Vai trò PR trong công cuộc xây dựng và phát triển thương hiệu 20
Chương 2 :
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH DV BẢO VỆ 247
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 247
2.1.1. Lịch sử hình thành của công ty 24
2.1.2. Quá trình phát triển 25
2.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
2.2.1. Chức năng 25
2.2.2. Nhiệm vụ 26
2.2.3. Quyền hạn 26
2.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty
2.3.1.Cơ cấu tổ chức 27
Sơ đồ tổ chức 27
2.3.2.Bộ máy quản lý và phòng ban chức năng 28
2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty DV Bảo Vệ 247 30
2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 30
2.6. Một số thuận lợi khó khăn
2.6.1. Một số điểm thuận lợi 34
2.6.2. Một số điểm khó khăn 35
2.7. Phân tích tình hình thương hiệu DV Bảo Vệ 247
2.7.1. Thông tin khách hàng 35
2.7.2. Thông tin đối thủ cạnh tranh 37
2.7.3. Chính sách phát triển ngành DV Bảo Vệ chuyên nghiệp 37
Chương 3:
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY DV BẢO VỆ 247
3.1. Nhận diện thương hiệu DV Bảo Vệ 247 39
3.2. Tìm hiểu nhận thức của công ty 247 nói riêng và của doanh nghiệp Việt Nam về thương hiệu 41
3.2.1. Nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam 41
3.2.2. Nhận thức tầm quan trọng của thương hiệu đối với công ty 41
3.3. Thực hiện xây dựng và củng cố thương hiệu của công ty DV Bảo Vệ 247
3.3.1. Việc áp dụng PR trong vấn đề củng cố và mở rộng thương hiệu 46
3.3.2. Xây dựng thương hiệu qua dịch vụ khách hàng 47
3.3.3. Xây dựng qua hoạt động khách hàng 48
3.3.4. Xây dựng hình ảnh thương hiệu với khách hàng bằng B2B 49
3.4. Đánh giá thương hiệu DV Bảo Vệ 247
3.4.1. Thuận lợi và khó khăn 49
Thuận lợi 49
Khó khăn 50
3.4.2.Những cơ hội và nguy cơ thách thức của việc mở rộng thương hiệu
Cơ hội 51
Nguy cơ 52
Chương 4 :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG VỀ PR THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY 247 VÀ NGÀNH DỊCH VỤ BẢO VỆ NÓI CHUNG
4.1. Một số giải pháp về thương hiệu đối với công ty 247
4.1.1. Tăng cường hoạt động xây dựng hình ảnh công ty củng cố thương hiệu ở chính hình ảnh nhân viên bảo vệ 53
4.1.2. Thu hút khách hàng qua mạng xã hội 53
4.1.3. Tham gia các hoạt động xã hội và các hội thảo về an toàn, an ninh 54
4.1.4. Mở rộng dịch vụ tư vấn nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 55
4.1.5. Khám sức khỏe thương hiệu 56
4.2. Một số phương thức thương hiệu đối với ngành dịch vụ Bảo vệ nói chung
4.2.1.Xây dựng thương hiệu theo hình thức tiếp thị xanh cho Việt Nam 56
4.2.2.Tạo ra một lực lượng an ninh dụ bị giữ gìn an ninh tồ quốc 58
4.3. Kiến nghi 59
PHẦN B : Phần Kết luận 61
Tài liệu tham khảo 63
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2364 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Củng Cố và Nâng Cao Thương Hiệu của Công Ty Dịch Vụ Bảo Vệ 247 qua hoạt động PR, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đồng, 38% các DN chú trọng đến các hoạt động công chúng, tuy nhiên các hoạt động mới chỉ dừng lại ở hoạt động kinh doanh bán hàng còn bên thực tế chưa DN nào hoạt động hiệu quả hoạt động PR.
CHƯƠNG 2 :
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DV BẢO VỆ 247
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Lịch sử hình thành
Trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt được những thành quả lớn trong các lĩnh vực kinh tế chính trị, nên thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, chuyển xu hướng của các doanh nghiệp nước ngoài về đầu tư tại Việt Nam, các khu công nghiệp mới mọc lên, ... đó là những tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên sự phát triển đó kéo theo những vấn đề đáng lo ngại, an ninh ngày càng phức tạp, vì vậy dịch vụ an ninh đang dần trở nên ưu tiên. Việc trong những nhà máy, công ty, ... xuất hiện bóng dáng của người lính bảo vệ chuyên nghiệp không còn lạ nữa, nắm bắt tình hình xu hướng kinh tế và theo nghị định chính phủ số 52/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ, công ty TNHH DV Bảo Vệ 247 ra đời dưới sự diều dắt của các cán bộ quân đội về hưu chỉ huy.
Được thành lập vào những ngày đầu năm 2008, công ty TNHH DV Bảo Vệ 247 được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP . Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận và mả số thuế 0309878600 thay đổi vào năm 2010, công ty là kết quả của sự kết hợp của các cựu chiến binh từng chinh chiến trên chiến trường chống Mỹ, về làm công tác trông bộ Công An và Quân Đội sau khi đất nước hòa bình độc lập. Đến khi về hưu nhưng các Bác các Chú vẫn muốn cống hiến phần sức lực của mình cho đất nước, và với mong góp phần tạo công an việc làm giảm bớt phần lao động thất nghiệp của xã hội, các Bộ Đội Cụ Hồ ngày trước xâm nhập vào thị trường kinh tế và cùng nhau thành lập nên công ty.Cán bộ công ty là những người đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh, từng làm cán bộ cấp cao có vị thế trong các tổ chức chính trị, và từng là nhân vật chủ chốt trong những công ty bảo vệ.
Trụ sở chính : 754 Quang Trung, Phường 8, Q. Gò Vấp, TP. HCM
Tổng giám đốc điều hành : Ông Đặng Minh Thái
Hình thức kinh doanh : cung cấp dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp
Lĩnh vực hoạt động : bảo vệ an ninh công ty, nhà máy, xí nghiệp, trung tâm tài chính, cao ốc văn phòng, hội thảo, hội nghị, các sự kiện, chương trình biểu diễn, bảo vệ yếu nhân, kho bải, khu chế xuất, áp tải hàng hóa, ...
Vốn điề lệ : 4 tỷ đồng
Định hướng kinh doanh : chữ tín với khách hàng.
Quá trình phát triển
Mặc dù mới thành lập gần 3 năm nhưng công ty đã tạo dựng được một số uy tín trong thị trường, nhận những giải thưởng về doannh nghiệp, doanh nhân văn hóa, doanh nghiệp vừa và nhỏ,...
Tiền thân là công ty dịch vụ Bảo vệ Hoa Sen, nhằm phát triển vi mô kinh doanh nên công ty tách riêng thành lập công ty mới, phân chia thị trường. Đến tháng 11 năm 2010 công ty đã có gần 80 hợp đồng lớn nhỏ và doanh thu đã đạt ngưỡng 1,3 tỷ đồng, số lượng nhân viên tăng lên gần 500 nhân viên.
Công ty vẫn tiếp tục chiêu mộ nhân viên và đào tạo nhằm cung cấp phục vụ cho hoạt động tết, trước tình hình như vậy chứng tỏ nhu cầu về dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp vẫn còn tăng, điều đó có nghĩa là cơ hội phát triễn của công ty DV Bảo Vệ 247 còn phát triễn mạnh phía trước.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
Chức năng
Thực hiện phát triễn ngành nghề cung cấp dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp
Đào tạo quản lý nhân viên bảo vệ
Quản lý các công cụ hổ trợ được cấp phép
Nhiệm vụ
Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra nhân viên bảo vệ chấp hành đúng các quy định của Nghị định số 52/2008/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng cho cơ quan Công an đã cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự tại nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.
Soạn thảo những văn bản pháp qui phục vụ cho các mặt hoạt động của Văn phòng dựa trên những văn bản pháp qui của Công ty.
Thực hiện chế độ báo cáo tài chính định kỳ theo qui định của Công ty.
Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý theo qui mô định hướng của HĐQT .
Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho Cán bộ nhân viên
Thực hiện việc báo cáo với các Cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương theo qui định
Quyền hạn
Quản lý và giải quyết mọi công việc thuộc thẩm quyền.
Giao dịch với các Cơ quan chức năng có liên quan đến hoạt động của Văn phòng
Ký kết các Hợp đồng kinh tế
Ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc với người lao động
Ký các quyết định bổ nhiệm, bãi miễn các chức danh thuộc quyền
Ký quyết định khen thưởng, kỷ luật nhân viên thuộc quyền.
31CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUÀN LÝ CỦA CÔNG TY
Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1 : sơ đồ tổ chức
Cơ cấu tổ chức
Bảng 2.1 : cơ cấu tổ chức của công ty
Phòng, Ban, Bộ phận
Nhân viên Quản lý
Số Nhân viên
Ban giám đốc
4
Phòng điều hành
1
4
Phòng tổ chức HCNS
1
5
Phòng kinh doanh
1
2
Phòng kế toán
1
1
Nhân viên các đội
10
381
Nguồn : phòng Hành Chính Nhân Sự
Bảng 2.2 : trình độ học vấn của nhân viên trong công ty
Trình Độ
Số lượng
Tỷ lệ
Đại học
8
1,95%
Cao đẳng
8
1,95%
Trung cấp
14
3,4%
Phổ thông trung học
206
50,12%
Từ lớp 9-12
102
24,82%
Dưới lớp 9
73
17,76%
Tổng
411
100%
Nguồn : phòng Hành Chính Nhân Sự
Bộ máy quản lý, phòng ban chức năng
Giám Đốc :
Chịu trách nhiệm điều hành chung của công ty, ký kết các hợp đồng, mọi hoạt động kinh doanh của công ty, đề ra những biện pháp và chính sách phát triển của công ty, đồng thời đại diện pháp nhân của công ty tuân thủ đầy đủ những chính sách mà pháp luật Việt Nam qui định.
Phòng điều hành
Chịu trách nhiệm điều hành những hoạt động của công ty đi vào khuôn mẫu, kiểm soát nội bộ, quản lý và chịu trách nhiệm nội dung hợp đồng, công văn đến và đi.
Tham vấn cho giám đốc các kế hoạch, xây dựng và quyết định các hoạt động tại công ty.
Soạn thảo những chương trình đào tạo, huấn luyện nhân viên bảo vệ, liên kết với các tổ chức tiến hành thực tập rèn ruyện tại mục tiêu.
Phòng Tổ chức HCNS
Chịu trách nhiệm về vấn đề nhân sự, tuyển dụng đào tạo và phân phối nhân viên, quản lý và sa thải nhân viên. Cấp phát và quản lý đồng phục và các công cụ dụng cụ hổ trợ của công ty.
Nắm vững hồ sơ lý lịch, năng lực và sở trường của từng nhân viên để hỗ trợ, tham mưu cho giám đốc trong việc đề bạc, bổ nhiệm, sắp xếp, bố trí, khen thưởng và kỷ luật nhân viên.
Chọn lọc những nhân viên đủ những tiêu chuẩn và phân phối mục tiêu làm việc phù hợp, hàng tháng chọn lọc những nhân viên để đi đào tạo.
Phòng Kế toán
Giúp giám đốc quản lý về mặt tài chính thuế vụ, kiểm tra tài chính kế toán định kỳ, đề xuất các biện pháp để giám đốc kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh về tài chính, đảm bảo sự hoạt động bình thường của công ty. Giúp giám đốc cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành các chính sách, chế độ tài chính kế toán tài chính, thuế theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
Theo giỏi việc thanh toán phí giữa các công ty khách hàng và chi phí đầu vào, trả lương cho công nhân viên, thanh toán các chi phí hợp lý. Tổng kết lập báo cáo thống kê, phân tích hoạt động kinh doanh phục vụ thực hiện các kế hoạch của công ty.
Phòng Kinh Doanh
Chịu trách nhiệm đàm phán ký kết các và quản lý hợp đồng, báo cáo tình hình kinh doanh, thương xuyên cập nhật thông tin về khách hàng.
Chăm sóc khách hàng, đề xuất với giám đốc các kế hoạch kinh doanh sắp tới, thực hiện các chiến dịch marketing, quản lý website, và các hoạt động về quảng bá thương hiệu trên các phương tiện.
CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY DV BẢO VỆ 247
Máy móc thiết bị
Do tính chất công việc luôn phải sẳn sàng đối phó với những tình huống nguy cơ an toàn nên các mục tiêu luôn được trang bị các công cụ hổ trợ như : gậy bấm, gậy điện, gậy cao su, gậy sắt, roi cao su, roi điện ...
Phương tiện
Để phục vụ vấn đề đào tạo và vận chuyển nhân viên nên công ty trang bị sẵn 2 xe hơi và các phương tiện xe máy, xe đạp để phục vụ nhân viên làm việc.
Văn phòng công ty và các cơ sở nhà đội để nhân viên ở, phòng học nghiêp vụ, cơ sở tập võ thuật,...
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Danh sách khách hàng :
Sân bay Tân Sơn Nhất
Công ty Vũ Hoàng Hải - Mobell
Kho hàng SCSC, kho hàng TCS, Kho hàng TESC, công ty Tường Viễn, Công ty Thảo Phát, Karaoke Honey, Nhà hàng MyMy, công ty Trường Thành, Công ty Tấn Phát, Khách Sạn Thanh Vinh, cafe Sân bay, cafe Illy, công ty Cường Lợi, Công ty Thái Sơn, Nhà hàng Hồng Lọc, công ty Dầu Thực Vật Cái Lân, Công ty HamLin, công ty Frammas, Esprinta, Unique, Chutech, ...
Bảo vệ show
Tình hình kinh doanh của công ty
Trong thời gian đầu hoạt động vấp phải những vấn đề về nhân lực và nguồn lực, thiếu nhân viên, nên công ty dường như không phát triển, doanh thu trong vòng 40 triệu, trong khi phải chi nhiều khoản về đồng phục, huy hiệu, ... cùng với các khoản phí về đào tạo nhân viên, đào tạo các nghiệp vụ, vì yêu cầu của khách hàn từng mục tiêu có những yêu cầu về bằng cấp khác nhau nên không mang lại lợi nhuận.
Vì định hướng công ty là bước đầu xây dựng hình ảnh và cũng cố lực lượng, nên doanh thu của công ty không cao mà chi phí thì cao, vì vậy lợi nhuận không có được nhiều trong thời gian đầu, và mục tiêu là từ năm 2010 sẽ bắt đầu ổn định thu lợi nhuận.
Định hướng năm 2011 doanh thu sẽ tăng đến 2 tỷ đồng và định hướng phát triển đến năm 2015 thì doanh thu đạt đến 5 tỷ đồng. Hiện tại công ty đang dừng lại để củng cố thương hiệu ổn định, xây dựng vững chắc hình ảnh và nghiệp vụ cho toàn thể các bộ nhân viên để chuẩn bị cho công cuộc phát triển mới.
Dựa vào tình hình kinh tế và khả năng tài chính công ty hiện nay có thể khẳng định được vị trí kinh doanh trong ngành và đứng vững trên thị trường, hướng đến mục tiêu dẫn đầu ngành trong tương lai.
Chứng mình điều đó bằng tình hình kinh doanh của công ty qua 3 năm hoạt động tóm tắc theo bảng kết quả tổng hợp dưới đây.
Bảng 2.3 : BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA CÁC NĂM
STT
CHỈ TIÊU
MÃ
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
520.039.213
873.126.735
1.333.500.000
2
Các khoản giảm trừ DT
02
13.000.000
3
DT Thuần về cung cấp DV ( 10 = 01-02)
10
520.039.213
860.126.735
1.333.500.000
4
Giá vốn hàng bán
11
314.880.524
510.283.169
732.576.331
5
LN gộp (20=10-11)
20
205.158.689
349.843.566
600.923.669
6
Dt hoạt động tài chính
21
292.460
512.726
1.020.312
7
Chi phí tài chính
22
8
Chi phí bán hàng
23
9
Chi phí QL doanh nghiệp
25
203.765.931
250.686.513
275.526.532
10
LN thuần từ HĐKD
(30=20+(21-22)-(23+25)
30
1.685.218
99.669.779
326.417.449
11
Thu nhập khác
31
12
Chi phí khác
32
13
LN khác (40=31-32)
40
14
Tổng LN trước thuế
50
1.685.218
99.669.779
326.417.449
15
Chi phí thuế TNDN
51
421.304,5
24.917.445
81.604.362
16
LN sau thuế
60
1.263.913,5
74.752.334
244.813.087
Nguồn : phòng kế toán
Trong thời gian đầu mới thành lập, vì chi phí nhiều, doanh thu ít nên vẫn chưa có lời, đôi khi bị lỗ, đến những tháng cuối năm 2008, doanh thu dần dần ổn định và bù đắp đủ chi phí, nhưng vẫn chưa có lời.
Đến năm 2009, với nguồn khách hàng mở rộng, và công cuộc chạy đua doanh thu, tăng cường bộ phận kinh doanh, tiến hành kinh doanh toàn tuyến, và nguồn khách hàng tăng lên cùng doanh thu, chi phí trong ngành đả ổn định và ban quản lý cùng phòng kế toán biết cách cân bằng doanh thu và chi phí nên doanh thu tăng lên và bắt đầu có lợi nhuận, dù không nhiều nhưng năm 2009 doanh thu tăng lên 350 triệu, tương đương tăng 67%, nhưng vì trong năm xảy ra việc mất mát phải đền bù cho khách hàng 13 triệu đồng dẫn đến doanh thu bị giảm. Doanh thu cao, vì có nhiều khách hàng mới, nhiều mục tiêu và vị trí mới, đồng nghĩa với việc tăng cường nhiều nhân viên, tăng chi phí đào tạo cùng các chi phí đồng phục, công cụ hổ trợ,... nên chi phí cho nguồn vốn chi ra cũng cao, tăng hơn 200 triệu, tương đương 65%,bên cạnh đó chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng theo, việc tăng nguồn khách hàng và lực lương nhân viên lao động nên trách nhiệm của ban quản lý cũng tỷ lệ thuận như thế. Nhưng có những khoản chính vấn ổn định chỉ phát sinh thêm gần 50 triệu đồng, tương đương 40%. Mặc dù doanh thu tăng cao nhưng chi phí cũng tăng nên lợi nhuận trong năm chỉ đạt 99 triệu đồng trước thuế so với nguồn vốn bỏ ra thì lợi nhuận vẫn chưa được gọi là cao.
Từ đầu năm 2010 đến nay, nguồn khách hàng lại tăng thêm, điều đó chứng tỏ khả năng kinh doanh của công ty phát huy được khả năng và lợi thế của mình. Bằng chứng là từ đầu năm đến cuối tháng 11 năm 2010 doanh thu của công ty đã vượt qua mốc chỉ tiêu 1 tỷ đồng của công ty trong năm đạt 1,3 tỷ đồng. Doanh thu tăng 460 triệu tương đương tăng 52% so với 2009. Giá vốn dịch vụ tăng hơn 220 triệu tương đương tăng 43%.
Vì đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp là kinh doanh ngành dịch vụ con người, khi công ty tăng lượng khách hàng, tăng mục tiêu và vị trí thì đồng nghĩa tăng lượng nhân viên và các khoản tăng thêm trong công tác quản lý mà thôi. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 tăng thêm 25 triệu tương đương 10%, và lợi nhuận đã có được.
Vì lượng khách hàng còn tăng thêm, đặc biệt là trong dịp cuối năm, tết,nhưng do nguồn lực thiếu, thiếu lượng nhân viên từ quản lý đến nhân viên công tác bảo vệ đều không thể cung cấp đủ cả về số lượng vả chất lượng. Vì vậy công ty quyết định dừng ký thêm hợp đồng và giữ ổn định phát triển lực lượng vững mạnh đến năm 2011.
Cuối năm 2010 lợi nhuận tăng lên vì nhiều lý do, trong đó một phần vì công tác tuyển dụng giảm bớt phần gắt gao, giảm nhẹ chỉ tiêu đối với nhân viên.tùy vào bậc học của nhân viên thì có nguồn lương cũng khác nhau. Năm 2010 giảm nhẹ chỉ tiêu về trình độ và chiều cao, vì vậy công ty tuyển thêm được nguồn nhân lực lớn nhưng không tốn quá nhiều chi phí.
Qua bảng phân tích trên có thể thấy tiềm năng phát triển của công ty còn lớn, vì vậy sau thời gian củng cố xây dựng lực lượng và hình ảnh thương hiệu thì chỉ tiêu đạt doanh thu trong năm 2015 như vậy là khả thi và có thể thực hiện được.
MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
Thuận lợi
Kinh tế phát triển, thị trường mở rộng, tiềm năng khách hàng còn phát triển, dịch vụ chưa bảo hòa, dịch vụ bảo vệ là một ngành tiềm năng và có tốc độ phát triển cao tại TP.HCM. Khi nền kinh tế phát triển đồng nghĩa với các tập đoàn, công ty, xí nghiệp, nhà máy, cao ốc… ra đời ngày càng nhiều. Từ đó xuất hiện nhu cầu rất lớn về bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự cho từng đơn vị. Sắp xếp tổ chức một cách chuyên nghiệp để giảm thiểu tối đa những tổn thất về mặt tài sản cũng như duy trì hoạt động kinh doanh một cách bền vững. Các doanh nghiệp bảo vệ ra đời cùng với sự phát triển của ngành kinh tế đó là sự phát triển tất yếu của qui luật cung cầu.
Nhà nước đã có những chính sách quan tâm đến công ty bảo vệ, công ty đã vượt qua ngưỡng qui định của nhà nước.
Công ty có được những giải thưởng giúp cũng cố vị thế trong công cuộc xây dựng thương hiệu.
Hệ thống quản lý nhân sự với công nghệ hiện đại, phần mềm quản lý thuận lợi cho các công tác kiểm tra, kiểm kê,...
Có các cơ sở đào tạo nhân viên và cắp bằng uy tín như sân bay, kho hàng,...
Khó khăn
Thiếu nguồn nhân lực (nhân viên bảo vệ), lực lượng lao động biến đổi thường xuyên, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ, ngành nghề yêu cầu về sự cảnh giác cao và trách nhiệm. Tiêu chuẩn nhân viên BV khá khắt khe về chiều cao, độ tuổi (từ 18 – 40); thời gian làm việc theo ca tám tiếng. Quan trọng nhất là thu nhập không cao, thường chỉ dao động từ 1,8 - 3 triệu đồng/tháng/người. Đây là nghề đặc thù, rủi ro cao, nên đơn vị sử dụng lao động phải thực hiện nhiều khoản đóng cho người lao động như BHYT, BHXH, bảo hiểm tai nạn… gần bằng 1/3 tiền lương”. Mà lương thấp thì khó tuyển nhân sự… ngành này chủ yếu thu hút lao động ngoại tỉnh chứ lao động thành phố họ không mặn mà. Tuy nhiên, lao động ngoại tỉnh lại thường thiếu điều kiện về sức khỏe và chiều cao.
Sự ràng buột pháp lý về chỉ tiêu doanh thu của các doanh nghiệp. Và việc trang bị CCHT còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề cấp phát và quản lý.
Quá nhiều công ty DV bảo vệ ra đời, mức cạnh tranh ngày càng nhiều hình thức khác nhau. Số lượng công ty BV ngày càng tăng cũng tạo sự cạnh tranh lớn. Các công ty đua nhau hạ giá dịch vụ.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THƯƠNG HIỆU DV BẢO VỆ
Thông tin khách hàng
Xu hướng sử dụng DV Bảo vệ chuyên nghiệp
Mấy năm gần đây, hình ảnh những nhân viên làm dịch vụ bảo vệ mà từ quen dùng là "vệ sĩ" đã không còn xa lạ với đời sống dân cư. Không ai phủ nhận mặt tích cực của loại hình dịch vụ mới mẻ này. Sự xuất hiện hình ảnh nhân viên bảo vệ trong các nhà máy, xí nghiệp công ty, công trình,... đã trở nên quan trọng và cần thiết. Sự an toàn về lao động về người và tài sản được quan tâm hàng đầu hiện nay ở mỗi DN.
Vấn đề tuyển chọn, đào tạo và vận dụng vào công tác tốn kém nhiều nhưng vẫn chưa đảm bảo về sự an toàn và lòng tin của các doanh nghiệp, việc sử dụng dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp vừa đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp vừa tiết kiệm.
Các khu công nghiệp, khu chế xuất, ... kinh tế thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, và các doanh nghiệp cũng chịu những ảnh hưởng của các nước phát triển, các tiêu chuẩn iso, những yêu cầu về chính sách lao động và những qui định về tính chuyên nghiệp, ... vì vậy việc sử dụng dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp là yêu cầu bắt buộc của một số DN.
Tình hình thị trường
Do nhu cầu xã hội, ngày càng nhiều các doanh nghiệp, các cá nhân có nhu cầu về bảo vệ tài sản, bảo vệ con người trong khi lực lượng bảo vệ chính quy chỉ có ở cơ quan công quyền. Để đáp ứng nhu cầu đó, dịch vụ bảo vệ đã ra đời như một xu hướng tất yếu và đang trở thành một ngành nghề nóng trong xã hội.
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, với nhu cầu được bảo vệ (BV) chuyên nghiệp của các công ty, doanh nghiệp, siêu thị, trường học, khu dân cư… mỗi năm thị trường lao động cần thêm từ 6.000 - 10.000 BV chuyên nghiệp.Vì vậy, công ty không giới hạn số lượng tuyển, liên tục điều chỉnh tăng mức thu nhập, nhưng vẫn “cháy” hợp đồng vì không tuyển dụng đủ đặc biệt dịp tết.
Sự gia tăng liên tục số lượng doanh nghiệp đã góp phần đẩy “cầu” nhân lực BV lên rất cao. Xu hướng chung của các DN hiện nay là ký hợp đồng để một công ty BV chuyên nghiệp thực hiện. Cách làm này vừa giúp giảm thiểu chi phí cho DN, vừa được bảo hiểm trong các trường hợp rủi ro. Ngoài ra, DN cũng không phải đau đầu vì các chế độ, hồ sơ với nhân viên BV làm việc trực tiếp tại đơn vị.
Thông tin về đối thủ cạnh tranh
Vào thời điểm năm 1995, cả nước chỉ có một doanh nghiệp dịch vụ bảo vệ duy nhất là Công ty Long Hải. Cho đến giữa năm 2001, con số này là 6, còn đến thời điểm 2008, theo số liệu thống kê cả nước hiện có 121 doanh nghiệp làm dịch vụ bảo vệ ở 23 tỉnh, thành với con số nhân viên lên tới gần 22.000 người, chưa kể một số doanh nghiệp tư nhân đội lốt dưới dạng "dịch vụ cung cấp thông tin" nhưng thực chất là làm dịch vụ bảo vệ. Trong đó, nhiều nhất là Saigon: 60 công ty, kế đến là Hà Nội: 43 công ty, Đồng Nai: 12 công ty. Điều đó phần nào cho thấy tốc độ phát triển chóng mặt của loại hình dịch vụ này. Và đến thời điểm này thì gần 300 DN đang hoạt động tại TP.HCM
Nhiều DN bảo vệ ra đời đào tạo không chuyên, với những mức giá thấp hơn nhiều.
Những công ty Bảo Vệ ra đời sớm như : Long Hải, YuKi, Hoàng Long, NDS,... với nguồn lực mạnh và danh tiếng mạnh, có những chính sách lớn lôi kéo nhân lực.
Chính sách phát triển ngành DV Bảo vệ chuyên nghiệp
Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/04/2008 về quản lý kinh doanh Dịch vụ bảo vệ, quy định Trách nhiệm của nhân viên bảo vệ như sau:
Sử dụng trang phục, phù hiệu có hình thức, màu sắc chung.
Quần áo của nhân viên bảo vệ sẽ theo 2 mùa xuân hè: quần kiểu âu phục màu xanh đen, áo sơ mi màu xanh da trời. Vào mùa thu đông: quần như trang phục xuân hè; áo ngoài kiểu veston dài tay, cùng màu quần, áo sơ mi dài tay như trang phục mùa hè, cổ đứng, có thắt cà vạt màu xanh đen, trong khi làm nhiệm vụ, nhân viên bảo vệ phải đội Mũ cát – két.
Đeo biển hiệu theo quy định và phải có Giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ do Giám đốc doanh nghiệp cấp.
Cầu vai áo sẽ là nơi để phân biệt cấp bậc của nhân viên bảo vệ. Cầu vai của nhân viên 1 vạch bảo vệ có màu cùng màu quần, có vạch ngang bằng nỉ màu vàng, hai cạnh dọc cầu vai có viền lé màu đỏ; đầu nhỏ cầu vai có gắn cúc bằng kim loại màu trắng bạc
Đối với tổ chức, cá nhân trong nước: Phải có vốn pháp định là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng); mức vốn này được duy trì trong suốt quá trình hoạt động
Người đứng đại diện pháp luật của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và những người trong hội đồng thành viên, hội đồng quản trị; tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc và các sáng lập viên tham gia thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có đủ các điều kiện sau đây:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp bị cấm không được thành lập, quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ bảo vệ.
Trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên thuộc một trong các ngành kinh tế, luật
Nhân viên của các công ty bảo vệ chuyên nghiệp khi làm nhiệm vụ được trang bị các loại công cụ hỗ trợ: gậy cao su, gậy sắt, roi cao su, roi điện....
CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY DV BẢO VỆ 247
NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU DV BẢO VỆ 247
Ngày nay khi quyết định đi vào kinh doanh, ai cũng biết tầm quan trong của vấn đề thương hiệu, nhiều người cho rằng chỉ cần một cái tên, một hình ảnh SPDV thì nghiễm nhiên doanh nghiệp có thương hiệu, đó là một sai lầm. Vì xây dựng thương hiệu là một chiến lược kinh doanh liên tục, đòi hỏi sự đầu tư cả về thời gian, tiền bạc và sự nổ lực không ngừng của mỗi thành viên.
Những ban lãnh đạo công ty biết điều đó, tuy nhiên công ty vẫn chưa chú trọng vào đó, chưa xây dựng cho mình một kế hoạch xây dựng và cũng cố thương hiệu cụ thể. Chỉ tiến hành những việc cơ bản để mình có thể có khách hàng, có doanh thu và có kết quả cụ thể trước mắt. Nhưng đã đến lúc công ty bắt đầu xây dụng cho mình những kế hoạch để cũng cố và phát triển thương hiệu của mình, và bằng chứng là công ty tiến hành thành lập bộ phận chuyên trách về thương hiệu là PR Marketing.
Nhận diện thương hiệu qua hình ảnh con người
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo đầy đủ những kỹ năng chuyên ngành.
Nhân viên có đủ sức khỏe, có đủ kiên định mạnh mẽ vươt qua những cám giỗ để hoàn thành tốt công việc.
Nhân viên các cấp được phân biệt dựa vào vạch trên cầu vai, và nhân viên văn phòng có đồng phục vecton xanh đen áo lá xanh dương.
Nhận diện thương hiệu qua biểu tượng
Logo thể hiện sự mạnh mẽ, vững trải, kiên định và sắc tộc Việt, dựa vào những hình ảnh con rồng dân gian, và hai màu cơ bản trên lá cờ Việt Nam trong vòng tròn tượng trưng của trái đất, bầu trời, kết hợp để thiết lập nên logo.
Ý nghĩa của 247 là luôn luôn sẵn sàng phuc vụ cho khách hàng 24 giờ trên ngày, và 7 ngày trong tuần.
Hình ảnh con rồng là một trong những tứ linh, biểu tượng thiêng liêng của người châu Á, nhằm mong muốn sự thịnh vượng và vươn cao vươn xa của công ty.
Vòng tròn tượng trưng cho trái đất cho bầu trời theo truyền thuyết rồng bay trên bầu trời.
Thực hiện xây dựng thương hiệu
Từ những thời điểm ban đầu thành lập, công ty đã xác định tầm quan trọng của vấn đề thương hiệu. Công ty đã có các hoạt động nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình trên thị trường và trong lòng khách hàng. Và công ty đã quyết định dành 10% trong doanh thu để xây dựng và cũng cố thương hiệu.
Công ty đã biết sự cần thiết của một website riêng của công ty, tại địa chỉ : www.baove247.com.vn luôn cung cấp cho khách hàng những thông tin cập nhật sớm nhất, ở đó khách hàng có thể dể dàng biết được những thông tin cơ bản của công ty, về các hoạt động của công ty... để khách hàng có thể nhanh chóng tiếp cận và liên hệ, nhân viên của công ty có thể vào góp ý hay và cùng xây dựng một công ty đoàn kết phát triển.nhưng mức độ đầu tư và tập trung chưa cao.
Báo chí là một phương tiện truyền thông mạnh mẽ ngày nay
Thời gian ban đầu, công ty phải thông cáo trên báo chí về việc thành lập và những sữa đổi bổ sung ... trên các báo doanh nghiệp, báo helpza của dành cho các khu công nghiệp,..
Để tuyển dụng nguồn nhân lực công ty thường đăng trên các báo Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ,...
Xây dựng thương hiệu trong chính hình ảnh của nhân viên, hình ảnh của doanh nghiệp,vì đây là hình thức kinh doanh dịch vụ con người, vì vậy để chính những con người của mình quảng bá cho mình. Khi chính những dịch vụ tốt của công ty dành cho khách hàng, khách hàng cảm nhận được tính chuyên nghiệp và nhiệt huyết của con người nơi đây đã khẳng định được thương hiệu của mình
Xây dựng theo hình thức doanh nghiệp với doanh nghiệp. Không có gì thuyết phục hơn khi chính khách hàng của mình nhận xét tốt về dịch vụ của mình cho một khách hàng khách.
TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA CÔNG TY 247 NÓI RIÊNG VÀ CỦA DOANHN NGHIỆP VIỆT NAM VỀ THƯƠNG HIỆU
Nhận thức vể thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam
Theo kết quả điều tra của nhóm tác giả quyển Xây dựng và phát triển thương