Luận văn Cuộc đấu tranh của Mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm al - Qaeda từ 2001 - 2011

LỜI MỞ ĐẦU .7

CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ VÀ NHÓM

KHỦNG BỐ AL - QAEDA .12

1.1. Quan niệm về chủ nghĩa khủng bố.12

1.1.1. Khái niệm, nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố .12

1.1.2. Những đặc điểm của chủ nghĩa khủng bố

1.1.3. Những loại hình khủng bố chính

1.2. Khái quát về nhóm khủng bố Al-Qaeda.

1.2.1. Quá trình hình thành và sự phát triển của nhóm Al-Qaeda

1.2.2. Hoạt động của Al - Qaeda sau 2001 đến 2011

Tiểu kết chƯơng 1.

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI

NHÓM AL - QAEDA CỦA MỸ TỪ 2001 - 2011 .

2.1. Các chủ trƯơng, chính sách nhằm chống lại nhóm Al-Qaeda

2.1.1. Tình hình nước Mỹ sau vụ khủng bố 11/9/2001

2.1.2. Chủ trương, chính sách chống Al-Qaeda của Mỹ

2.1. Những biện pháp triển khai nhằm chống lại nhóm Al-QaedaError! Bookmark not

2.2.1. Biện pháp ngoại giao .

2.1.2. Biện pháp về kinh tế.

2.2.3. Biện pháp về quân sự .

Tiểu kết chƯơng 2.

CHcƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA MỸ CHỐNG LẠI

NHÓM KHỦNG BỐ AL-QAEDA TỪ 2001 - 2011 VÀ NHỮNG TÁC

ĐỘNG ĐỐI VỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ.

3.1. Đánh giá chung về cuộc đấu tranh của Mỹ chống nhóm khủng bố AlQaeda từ 2001-2011.

pdf23 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cuộc đấu tranh của Mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm al - Qaeda từ 2001 - 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1, đây là hành động quân sự đầu tiên của chính quyền Mỹ nhằm vào chủ nghĩa khủng bố và chính phủ các nước dung dưỡng chủ nghĩa khủng bố. Mỹ đã nhanh chóng đạt được mục đích khi xóa bỏ chế độ Taliban và phá hủy nhiều căn cứ, cơ sở hạ tầng của AQ tại Afghanistan, nhiều phần tử khủng bố AQ đã bị tiêu diệt hoặc bị bắt, AQ phải bỏ chạy, trốn ẩn ở khu vực biên giới giữa Pakistan và Afghanistan. Hơn mười năm trôi qua kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến chống Al-Qaeda, Mỹ và các nước đồng minh đạt được nhiều kết quả to lớn trong cuộc chiến này. Tuy nhiên, Al-Qaeda chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, ngược lại nhóm khủng bố này vẫn có khả năng thực hiện những vụ tấn công nhằm vào lợi ích của Mỹ và các nước đồng minh. Nhân dân Mỹ vẫn phải sống trong mối lo sợ từ những vụ tấn công khủng bố 8 được thực hiện bởi AQ diễn ra bất cứ lúc nào. Thế giới nói chung và nhân dân Mỹ nói riêng luôn theo dõi, đánh gia diễn biến của chính quyền Mỹ trong cuộc chiến tiêu diệt Al-Qaeda. Với mong muốn tìm hiểu, góp phần làm sáng tỏ diễn biến, kết quả cuộc chiến chống Al-Qaeda của Mỹ trong một thập kỉ qua (2001- 2011), tác giả đã chọn đề tài "Cuộc đấu tranh của Mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm Al- Qaeda từ 2001 đến 2011" để làm đề tài Luận văn tốt nghiệp. Sau khi hoàn thành mục tiêu nghiên cứu và những nhiệm vụ đề ra, luận văn sẽ đóng góp vào việc nghiên cứu một hiện tượng đáng quan tâm trong vấn đề an ninh quốc tế - cuộc chiến chống Al-Qaeda và chủ nghĩa khủng bố, góp phần làm phong phú nguồn tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu trong nước về cuộc chiến chống Al-Qaeda của Mỹ. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài: Có nhiều công trình nghiên cứu của cả các học giả trong và ngoài nước Mỹ, bằng nhiều cách tiếp cận và những quan điểm khác nhau về chính sách chống khủng bố của Mỹ nói chung và cuộc chiến chống Al-Qaeda nói riêng như cuộc chiến chống khủng bố tại Iraq và Afghanistan, học thuyết Bush, chủ nghĩa đơn phương và đa phương...Bên cạnh đó còn có nhiều bài viết, bài nghiên cứu được xuất bản trên các tạp chí nổi tiếng về khủng bố, sự kiện 11/9/2001, các quan điểm, các chiến lược và động thái của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố và Al-Qaeda. Các tác phẩm như: Decision Points (Cuốn tự truyện của G. W. Bush), Terrorism and the Bush Doctrine (Jonh Maszka, Publish America, 2008), The War on Terrorism: 21st Century PersPective (Stenphen Gale, Michael Radu, Harvey Sicherman, 2007), The Bush Doctrine and U.S Interventinism (Dolan, Chris J. 2004), Hòa giải Hồi giáo, dân chủ và phương Tây (Benazir Bhutto, Nguyễn Văn Quang dịch, 2009, Nxb Văn hóa Thông tin)... 2.2. Tình nghiên cứu trong nước: Trong nước đã có rất nhiều bài nghiên cứu về chính sách chống khủng bố của Mỹ kể từ sau sự kiện ngày 11/9/2001. Các cuốn sách đã xuất bản: Khủng bố và chống khủng bố (Nxb Lao động Hà Nội 2003), Cuộc chiến mới chỉ bắt đầu (Nxb Thông tấn 2002), 11 tháng 9 Thảm họa nước Mỹ (Nxb Thông tấn xã 2001), Khủng bố và chống khủng bố qua lăng kính báo chí (Hồ Thắm, Thành Hồng Phương, Trịnh Lê Nam), Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế (Nxb Khoa học xã hội 2003), Cuộc đời trùm khủng bố Osama Bin Laden (Nxb Công an nhân dân 2001), Chủ nghĩa khủng bố toàn cầu vấn đề cà cách tiếp cận (Nxb Khoa học xã hội 2004), Về chủ nghĩa khủng bố (Nxb Chính trị quốc gia 2002), Hồ sơ 9 tuyệt mật về Bin Laden và mạng lưới khủng bố quốc tế (Nxb Thông tấn xã 2001), Cuộc chiến không cân sức (Đoàn Tử Diễn, 2001, Nxb Thông tấn xã)... Các cuốn sách này chủ yếu tập trung nghiên cứu về sự kiện 11/9/2001, tác động đến quan hệ quốc tế, nguyên nhân dẫn đến vụ tấn công ngày 11/9/2001, sự ra đời chủ nghĩa khủng bố, tổ chức khủng bố Al-Qaeda và cuộc đời Bin Laden, cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan và Iraq. Các bài viết được viết dưới phương pháp tập hợp các tư liệu tham khảo, các bản tin và sự kiện chính trị quốc tế. Ngoài các bài nghiên cứu được in thành sách còn có nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí nghiên cứu như: Chiến lược an ninh quốc gia mới của Chính quyền G.W.Bush sau sự kiện ngày 11/9 và tác động đối với Việt Nam (TS. Lê Khương Thùy, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 1, 2004), Chính sách đối ngoại của Hoa Kz trước và sau vụ khủng bố ngày 11/9 (Đỗ Trọng Quang, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 1, 2006)... Một số công trình nghiên cứu khác như: Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở Afghanistan và Iraq những năm đầu thế kỉ XXI ( Lê Ý Xuân, 2009, Luận văn thạc sĩ Quan hệ quốc tế, Học viên Ngoại giao Hà Nội) chủ yếu nghiên cứu về nguyên nhân, diễn biến, kết quả và triển vọng của cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ tại Iraq và Afghanistan. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích về những quan điểm chống khủng bố, chính sách chống khủng bố và cơ sở chính sách chống khủng bố của chính quyền G. W. Bush. Chính sách của Mỹ đối với cộng đồng Hồi giáo ở Trung Đông sau sự kiện 11/9/2001 (Trần Thị Thu Hà, 2012, Luận văn thạc sĩ Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao Hà Nội) nghiên cứu về sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với cộng đồng Hồi giáo ở Trung Đông sau sự kiện 11/9/2001 dưới thời tổng thống G.W.Bush và Tổng thống Obama. Chính sách của chính quyền G. W. Bush đối với Iraq sau sự kiện 11/9/2001 (Nguyễn Việt Cường, 2011, Luận văn thạc sĩ Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao Hà Nội)... Phần lớn các công trình nghiên cứu đã xuất bản nghiên cứu về lịch sử chủ nghĩa khủng bố, các tổ chức khủng bố quốc tế, nguyên nhân, diễn biến và hậu quả sự kiện ngày 11/9/2001, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ tại Iraq và Afghanistan, chính sách an ninh và đối ngoại của Mỹ sau 11/9/2001. Những bài viết chủ yếu nghiên cứu về chủ nghĩa khủng bố và chính sách chống khủng bố của Mỹ nói chung, cho đến nay chưa có một bài viết nào đánh giá về cuộc chiến chống Al-Qaeda của Mỹ từ 2001 đến 2011. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về cuộc chiến của Mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm Al- Qaeda kể từ sau ngày 11/9/2001 đến 2011, trong đó làm nổi bật chính sách, biện pháp triển khai chính 10 sách và đưa ra những đánh giá về kết quả của cuộc chiến, đồng thời phân tích tác động của cuộc chiến đối với quan hệ quốc tế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thứ nhất: Làm rõ quan niệm, nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố và sự hình thành, phát triển của nhóm khủng bố Al-Qaeda. - Thứ hai: Đi sâu vào phân tích và làm rõ những chính sách và quá trình triển khai chống Al-Qaeda của Mỹ từ năm 2001 đến 2011. - Thứ ba: Đánh giá về kết quả đạt được và hạn chế của cuộc chiến chống Al-Qaeda của Mỹ từ 2001 đến 2011 và những tác động của cuộc chiến này đến quan hệ quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Cuộc chiến chống Al-Qaeda của Mỹ từ năm 2001 đến năm 2011, dưới thời tổng thống G. W. Bush (2001-2008) và Tổng thống Obama (2008-2011) 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài: từ sau sự kiện khủng bố 11/9/2011 đến năm 2011 khi trùm khủng bố Osama Bin Laden bị tiêu diệt. Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Các chủ trương và triển khai biện pháp chống Al-Qaeda của Mỹ trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, an ninh. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp hệ thống – cấu trúc. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Quan niệm về chủ nghĩa khủng bố và nhóm khủng bố Al-Qaeda. 11 Chương 2: Quá trình triển khai cuộc đấu tranh của Mỹ chống lại nhóm khủng bố Al-Qaeda từ 2001 đến 2011. Chương 3: Đánh giá cuộc đấu tranh của Mỹ chống lại nhóm khủng bố Al-Qaeda từ 2001 đến 2011 và những tác động đối với quan hệ quốc tế. 12 CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ VÀ NHÓM KHỦNG BỐ AL - QAEDA 1.1. Quan niệm về chủ nghĩa khủng bố 1.1.1. Khái niệm, nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố - Khái niệm về khủng bố Hiện nay quan niệm về khủng bố quá rộng. Thậm chí mọi hành vi bạo lực nhằm đạt được mục đích chính trị đều bị coi là khủng bố, bất kể là các hành vi bạo lực đó nhằm vào mục tiêu dân sự hay quân sự, và bất kể đó là những cuộc đấu tranh đòi độc lập cho một dân tộc (như cuộc đấu tranh của người Kurd ở Thổ Nhĩ Kz, của Quân đội Cộng hòa Ailen ở Bắc Ailen thuộc Anh, hay của phong trào đòi độc lập cho xứ Basque ở Tây Ban Nha). Đây là quan điểm chính thống của các chính phủ ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đa dân tộc. Trong khi đó, các dân tộc thiểu số cho rằng họ có quyền đấu tranh để đòi quyền tự quyết cho mình nhằm thành lập một quốc gia dân tộc cho riêng mình, và trong cuôc đấu tranh đó, họ không thể không sử dụng đến vũ lực. Ngay ở nước Mỹ cũng có nhiều định nghĩa về khủng bố. Trong mục 22 của Bộ luật liên bang Mỹ, Tiểu mục 2656 f(d) có định nghĩa về khủng bố như sau: “Khủng bố là hành động bạo lực có dự tính và có động cơ chính trị nhằm vào các mục tiêu phi quân sự được thực hiện bởi các nhóm không đại diện cho quốc gia (subnational) hoặc cá nhân hoạt động bí mật”. Bộ Ngoại giao Mỹ từ năm 1983 đã sử dụng định nghĩa này để phân loại các tổ chức khủng bố quốc tế. Còn theo Cục điều tra Liên Bang Mỹ (FBI) đưa ra khái niệm: “Khủng bố là việc sử dụng sức mạnh và bạo lực một cách bất hợp pháp chống lại các cá nhân và tài sản, nhằm ép buộc hoặc đe dọa một chính phủ, toàn thể hoặc một bộ phận dân chúng để đạt được các mục tiêu chính trị hoặc xã hội”1 Trong từ điển Bách khoa nước Nga định nghĩa khủng bố là “việc sử dụng vũ lực phi nhà nước hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với mục đích đem đến sự hoảng sợ cho xã hội, làm yếu đi, hoặc thậm chí là lật đổ chính phủ, mang đến sự thay đổi chính trị, khơi lên sự lo lắng ở dân chúng trước những đối tượng sử dụng vũ lực, làm thay đổi chính quyền nhà nước, thực hiện những mong muốn khác về chính trị, tôn giáo, dân tộc”2. 1 Hoàng Xuân Hải (2007), “Vài nét về chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á”, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, tr72 2 E.G.Lyakhov, Chủ nghĩa khủng bố và mối quan hệ giữa các quốc gia, Nxb Matxcova, 1992, tr.22 13 Còn trong Từ điển Bách khoa Việt Nam năm 2002 đưa ra khái niệm: “Khủng bố là hành động dùng bạo lực của cá nhân, tổ chức, nhà nước hoặc liên minh nhà nước để đe dọa, cưỡng bức đối phương khiến họ khiếp sợ mà phải chịu khuất phục”3. Tóm lại, có thể nói: khủng bố là những hành vi bạo lực không tuyên bố, nhằm vào những mục tiêu không được trang bị các phương tiện quân sự hoặc không được báo trước để tự bảo vệ mình, nhằm mục đích gây sức ép đối với các nhà cầm quyền về mặt chính trị. Với định nghĩa như vậy, chúng ta có thể coi các cuộc tấn công vào cả các mục tiêu dân sự lẫn quân sự đều là khủng bố. - Khái niệm về chủ nghĩa khủng bố Lần đầu tiên người ta bắt gặp thuật ngữ ”Chủ nghĩa khủng bố” (terrorism) vào năm 1798 khi Triết gia người Đức Emmanuel Kant (1724-1804) sử dụng để mô tả một quan điểm bi quan về số phận của nhân loại. Trong cuốn sách Đại từ điển Viện hàn lâm Pháp cũng đề cập đến thuật ngữ chủ nghĩa khủng bố, điều này gợi đến những cuộc đàn áp đẫm máu trong thời kz "khủng bố" của Cách mạng Pháp năm (1789). Ngày nay, khủng bố thường được coi là hành động của các phong trào bí mật nhằm vào chính phủ của một nước với mục đích làm đảo lộn trật tự chính trị và xã hội. Chủ nghĩa khủng bố đã trở thành mối quan tâm của cả thế giới, đặc biệt kể từ sau vụ 11/9/2001. Thuật ngữ Chủ nghĩa khủng bố đã trở thành một trong những thuật ngữ phổ biến trên báo chí và dư luận quốc tế. Hầu hết các hội nghị quốc tế, kể cả các hội nghị về kinh tế và thương mại, đều có mục bàn về chống chủ nghĩa khủng bố trong chương trình nghị sự. Nhưng về vấn đề cơ bản là định nghĩa "thế nào là chủ nghĩa khủng bố?" thì các hội nghị vẫn chưa có được câu trả lời nhất trí chung. Mỹ gọi Bin Laden là "trùm khủng bố số 1", Bin Laden và Taliban lại lên án nhà nước Mỹ là "trùm khủng bố thế giới", là kẻ diệt chủng; Israel tố cáo chính quyền Palestine là nuôi dưỡng các phần tử khủng bố, nhưng Palestine lại lên án nhà nước Israel là nhà nước khủng bố; trước đây chính quyền Nam Tư của ông Milosevic cũng lên án Washington là kẻ khủng bố khi Mỹ tiến công các mục tiêu dân sự của Nam Tư hòng buộc Nam Tư phải chấp nhận kế hoạch hòa bình của NATO đặt ra cho tỉnh Kosovo; và trước đây phương Tây lên án Nga trong việc coi các phần tử ly khai tại Chechnya là khủng bố thì nay họ lại ủng hộ Nga. Như vậy, thuật ngữ chủ nghĩa khủng bố xuất hiện từ rất sớm nhưng cộng đồng quốc tế chưa thể đưa ra một định nghĩa mang tính nhất quán về chủ nghĩa khủng bố, chính vì thế hiện nay có hơn 100 định nghĩa về chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Một trong những định nghĩa đầu tiên về chủ nghĩa khủng bố trên thế giới là của Hội Quốc Liên từ năm 1937 văn bản pháp l{ quốc tế đầu tiên về chủ nghĩa khủng bố, các hành động khủng bố được xác 3 Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa Việt Nam, quyển 2, tr543 14 định chung là “tất cả các hành vi phạm tội chống lại một nhà nước hay một sự dự định hoặc tính toán trước, để tạo ra môt trạng thái kinh hoàng trong tâm trí của một vài người, một nhóm người cụ thể, hay cũng có khi là cả công chúng”4. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, khủng bố là hành động dùng bạo lực của các cá nhân, tổ chức, nhà nước hoặc liên minh nhà nước để đe dọa, cưỡng bức đối phương, khiến họ khiếp sợ mà chịu khuất phục. Các hình thức khủng bố thường là bắt cóc, ám sát, đánh bom, tàn sát ma rợ v.v. khủng bố được giới cầm quyền một số nước đế quốc và thế lực phản động quốc tế coi như một quốc sách hoặc một chiến lược để chống các quốc gia tiến bộ và phong trào đòi độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội. Khủng bố bị nhân dân thế giới lên án và là một tội ác có tính chất quốc tế. Chống khủng bố đã trở thành mục tiêu chung của các quốc gia tiến bộ5. Cũng theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, khủng bố nhà nước là hành vi xâm phậm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của nhân viên nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội, công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân. Hành vi nguy hiểm xã hội trên là một tội phạm nghiêm trọng thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, có thể bị xử phạt đến mức án cao nhất- tử hình. - Khái niệm về chủ nghĩa khủng bố quốc tế Theo cuốn “Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc” lại quan điểm cho rằng: Chủ nghĩa khủng bố quốc tế là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức sử dụng bạo lực có { thức gây hoảng sợ và sử dụng các thủ đoạn giết hại hoặc uy hiếp tính mạng cá nhân hoặc nhóm người, phá hoại tài sản công hoặc tư để thực hiện một mục đích chính trị nào đó hoặc các mục đích khác trong phạm vi quốc tế. Đó là hành vi của một số cá nhân hoặc tập thể có mục đích chính trị và xã hội nào đó, sử dụng bạo lực hoặc phi bạo lực tấn công và đe dọa các cơ quan hoặc cá nhân, hoặc để tạo ra bầu không khí hoảng sợ, đã giết hại bừa bãi những người dân vô tội, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng6. Theo định nghĩa được sử dụng rộng rãi trong chính giới Mỹ, khủng bố theo nghĩa rộng là hành vi bạo lực vì động cơ chính trị nhằm vào các mục tiêu dân sự do các một quốc gia hoặc tổ chức bí mật tiến hành. Khủng bố quốc tế là hoạt động khủng bố đối với công dân hoặc tài sản của hai quốc gia trở lên7.Chính phủ Mỹ đã dùng định nghĩa này để phục vụ việc thống kê và phân tích về chủ nghĩa khủng bố từ năm 1983. 4 League of Nations Convention Definition of Terrorism, 1937 5 Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa Việt Nam, quyển 2, tr543 6 Khủng bố và chống khủng bố qua lăng kính báo chí, NXB Thông Tấn, Hà Nội 2006 7 Đối phó với chủ nghĩa khủng bố, số 01/2002, Đại sứ quán Hoa Kz tại Việt Nam 15 Khủng bố quốc tế là loại khủng bố nhằm vào cá nhân, tổ chức hoặc mục tiêu được pháp luật quốc tế bảo vệ; giết người đứng đầu nhà nước, chính phủ, đại diện ngoại giao và các đại diện khác; phá hủy đại sứ quán, trụ sở của phái đoàn đại diện các tổ chức dân tộc, các tổ chức quốc tế; phá hoại hệ thống giao thông quốc tế với mục đích gây ra sức ép đối với chính sách đối nội, đối ngoại của các quốc gia. Khủng bố quốc tế là một tội ác có tính chất quốc tế. Nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố Để đƣa ra đƣợc những lý do chính xác sự bùng phát chủ nghĩa khủng bố là một điều rất khó khăn. Do hoạt động khủng bố đa dạng và xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau, với những điều kiện địa chính trị, xã hội khác nhau, nên nguyên nhân gây ra chúng cũng có thể khác nhau. Về cơ bản, có thể đƣa ra những nguyên nhân cơ bản sau: - Các hệ quả tiêu cực của toàn cầu hóa Thế giới giờ đây đang bị cơn lốc toàn cầu hóa cuốn hút theo trật tự mà Mỹ ra sức tạo lập và giành cho đƣợc độc quyền lãnh đạo thế giới. Đó cũng đồng thời là thế giới toàn cầu hóa sự bất bình đẳng xã hội đến nghèo đói, nợ nần chồng chất, những nghịch cảnh, mâu thuẫn xung đột, nội chiến Toàn cầu hóa mang lại cho các nước phát triển những lợi ích to lớn, những cơ hội phát triển mạnh mẽ, nhưng lại khiến cho các nước đang phát triển vấp phải những thách thức và khó khăn. Hệ quả của toàn cầu hóa là sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo, mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với tình trạng phân phối của cải không công bằng ngày một tăng. Sự bần cùng về kinh tế đã gạt một bộ phận không nhỏ người dân ra bên lề của tiến trình phát triển, dẫn đến sự suy thoái đạo đức, tư tưởng, tạo ra một khoảng trống về mặt tinh thần, để chủ nghĩa khủng bố có điều kiện xâm nhập. Nhìn toàn cảnh, lượng của cải thế giới làm ra không ngừng tăng lên, GDP của các nước đều tăng mạnh trong những năm qua. Mặc dù vậy, trong điều kiện mà bất bình đẳng xã hội diễn ra ngay trong nền kinh tế toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa, sự gia tăng đó đã không đưa lại cho đại bộ phận dân cư của hành tinh một cuộc sống phồn vinh hơn, mà ngược lại còn làm họ nghèo đói thêm. “Các nước giàu đang cố xích lại gần nhau, còn các nước kém phát triển nhận thấy rằng khoảng cách giữa họ và các nước phát triển ngày càng xa vời”8. Theo báo cáo vào tháng 5/2015 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tại các quốc gia thuộc tổ chức này, thu nhập của 10% số người giàu nhất cao gấp 9,5 lần của nhóm 10% những người 8 McRae H.(1994), The World in 2020: Power, Culture and Prosperity, tr5 16 nghèo nhất. Tỷ lệ này là 7 lần trong những năm 80 của thế kỷ 20 và liên tục tăng từ đó đến nay9. Còn theo báo cáo Global Wealth cuả Cresit Suisse được công bố vào tháng 10/2015, 1% những người giàu có nhất thế giới hiện đang sở hữu tới một nửa khối tài sản toàn cầu, cùng với đó khoảng cách chênh lệch giữa người giàu và người nghèo lại tăng lên, người giàu ngày càng giàu, người nghèo ngày càng nghèo10. Một trong những hệ quả nghiêm trọng nữa mà toàn cầu hóa mang lại, khiến chủ nghĩa khủng bố bùng phát mạnh mẽ chính là nạn nghèo đói. Cuối thế kỷ XX đã đi vào lịch sử thế giới như là một thời kz bần cùng hoá trên cấp độ toàn cầu. Nghèo đói hoành hành, khủng hoảng nợ tràn lan tại các quốc gia thuộc Thế giới thứ ba. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, tình trạng này đã lan ra nhiều vùng quan trọng trên thế giới, bao gồm cả Bắc Mỹ, Tây Âu, các nước thuộc Liên Xô, cũng như Đông Nam Á và Viễn Đông. Mặc dù tỉ lệ nghèo đói đã giảm mạnh trong những năm qua, nhưng theo số liệu năm 2010, vẫn còn tới 18% dân số thế giới – tức là khoảng 1,2 tỷ người sống trong tình cảnh nghèo nàn, lợi tức dưới 1,25 USD một ngày. Hơn nữa, tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở bộ phận thanh niên, vẫn đang ở mức cao kỷ lục, thậm chí tiếp tục gia tăng. Trong báo cáo mới đây về tình trạng lao động - việc làm toàn cầu, Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Guy Ryder cho biết, tỷ lệ thất nghiệp có chiều hướng xấu đi tại các nền kinh tế mới nổi, các nước đang phát triển, các nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ, do giá cả hàng hóa giảm đáng kể trong nhiều tháng qua. Nghiêm trọng nhất là khu vực Trung Đông, hơn 30% thanh niên thất nghiệp do những cuộc xung đột kéo dài, thiếu đầu tư việc làm. Mặc dù người tiêu dùng được hưởng lợi từ giá hàng hóa giảm nhưng nhiều người lao động đang làm việc với mức lương thấp tại các nền kinh tế mới nổi, kể cả tại các nền kinh tế phát triển. Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế thế giới” do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) công bố ngày 12/4/2016, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 đã bị điều chỉnh giảm 0,2% so với báo cáo hồi tháng 1/2016. Báo cáo của IMF cho hay, “mức tăng trưởng chậm có thể khiến nền kinh tế thế giới phải hứng chịu những cú sốc mới và làm tăng nguy cơ suy thoái”. Sau mức tăng 3,1% trong năm 2015, tổng sản phẩm nội địa toàn cầu sẽ chỉ tăng 3,2% trong năm 2016 và 3,5% trong năm 2017, đánh dấu mức suy giảm tương ứng 0,2% và 0,1%, so với dự báo đưa ra đầu năm. Theo IMF, một lần nữa, các nền kinh tế mới nổi hội tụ nhiều lo ngại với triển vọng tăng trưởng kinh tế xuống tới mức thấp nhất kể từ hai thập niên qua. Phát biểu tại 9 Thời báo tài chính Việt Nam online: lech-giau-ngheo-gia-tang-tren-qui-mo-toan-cau-21122.aspx 10 Báo điện tử VTC News: lon.1.576169.htm 17 phiên họp toàn thể Hội nghị mùa xuân năm 2016 của IMF và Ngân hàng thế giới (WB), Chủ tịch WB Jim Yong Kim và Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde thừa nhận bức tranh kinh tế toàn cầu hiện không có nhiều điểm sáng, khi tăng trưởng kinh tế yếu ớt, có nguy cơ đe dọa tiến trình hướng đến mục tiêu chấm dứt tình trạng nghèo cùng cực trước năm 203011. Tình trạng toàn cầu hoá nghèo đói đã đẩy một phần không nhỏ nhân loại vào cảnh khốn cùng, khiến họ nảy sinh những { nghĩ cực đoan. Những thủ lĩnh khủng bố đã và đang tận dụng tâm l{ khủng hoảng này để gieo rắc tư tưởng phản kháng, thù hận, và trong nhiều trường hợp chúng đã thành công. Nghèo đói, tuyệt vọng, mất lòng tin vào tương lai, vào xã hội, thế hệ trẻ dễ ngả theo sự dẫn dụ của các tổ chức khủng bố, các tổ chức tội phạm. Không ít thành viên hoạt động trong những mạng lưới khủng bố toàn cầu là những thanh niên trong độ tuổi 20 đến từ châu Phi, Đông Nam Á, khu vực Viễn Đông, Trung Đông Nạn nghèo đói có thể được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa tới sự phản kháng và tình trạng bạo lực - môi trường thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố. Về mặt văn hóa, bên cạnh những mặt tích cực, toàn cầu hóa cũng có những tác động tiêu cực. Nó làm phai nhạt bản sắc văn hóa, tôn giáo của các dân tộc, sau đó lợi dụng mối đe dọa hiện hữu này rồi thổi phồng nó lên. Một số tổ chức Hồi giáo cực đoan đã vận động, tuyên truyền dân chúng, để tạo nên sự phản kháng mạnh mẽ, thậm chí là quá khích. Toàn cầu hóa với mặt trái đầy mâu thuẫn đã tạo ra môi trường dung dưỡng và phát triển cho chủ nghĩa khủng bố. Trong thế giới hiện đại, khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin vô cùng phát triển, và nhờ tác động của toàn cầu hóa, nó đã lan rộng trên quy mô toàn cầu. Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là internet đã tạo TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Audrey Kurth Cronin (2007), Toàn cầu hóa và chủ nghĩa khủng bố quốc tế, Nxb Học viện Quan hệ quốc tế. 2. Các điều ước đa phương về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Cuộc chiến mới chỉ bắt đầu (2002), Nxb Thông Tấn 11 Tạp chí Cộng sản: Xuan-cua-Quy-Tien-te-quoc-te-va-Ngan.aspx 18 4. Nguyễn Văn Dân (2003), Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. Đoàn Tử Diễn (2001), Cuộc chiến không cân sức, Nxb Thông tấn, Hà Nội 6. Dự báo thế kỷ XXI (1998), Nxb Thống kê Hà Nội 7. Vũ Ngọc Dương (2009) Pháp luật quốc tế về chống khủng bố và việc hoàn thiện bộ luật hình sự ở Việt Nam, Hà Nội . 8. Đặng Hoàng Hà (2007) Ths Cuộc đấu tranh chống khủng bố ở Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh, Hà Nội. 9. Vũ Hải, Hoàng Hưng, Hoàng Vũ (2001) Cuộc đời trùm khủng bố Osama Bin Laden – những điều bí ẩn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 10. Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Văn Sửu (2003), Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb Lao Động, Hà Nội. 11. Vũ Đăng Hinh (2004), Nước Mỹ vấn đề, sự kiện và tác động, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Vƣơng Đức Hoa (2002), Bàn về khái niệm đặc trưng, nguyên nhân của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, Thông tin những vấn đề lý luận. 12. Hồ sơ mật về Osama Bin Laden và mạng lưới khủng bố quốc tế (2003), Nxb, Thông Tấn. 13. Hòa giải: Hồi giáo, dân chủ và phương Tây, Nxb Văn hóa – Thông tin. 14. Hồ Liên Hợp (2002), Chủ nghĩa khủng bố - Nhìn từ con mắt thứ ba, Nxb Tri thức thế giới, tr236 15. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa Việt Nam, quyển 2, tr543 16. Khủng bố và chống khủng bố, tập 1: Thảm kịch nước Mỹ (2001), Nxb Lao động, Hà Nội. 17. Khủng bố và chống khủng bố, tập 2: Cuộc chiến tranh mới (2001), Nxb Lao động, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004426_4718_2006257.pdf
Tài liệu liên quan