Luận văn Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (2001 – 2015)

Trang bìa phụ

Lời cam đoan.i

Lời cảm ơn.ii

Mục lục.iii

Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt.iv

Danh mục các bảng, biểu đồ .v

MỞ ĐẦU .1

1. Lí do chọn đề tài.1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài .6

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .7

5. Đóng góp của Luận văn .8

6. Bố cục của Luận văn. .8

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ TỈNH

QUẢNG NINH.10

1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên .10

1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên .10

1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên.13

1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội .16

1.2.1. Đặc điểm kinh tế .16

1.2.2. Đặc điểm xã hội.18

Tiểu kết chương 1.24

Chương 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN Cư THÀNH PHỐ CẨM PHẢ

TỈNH QUẢNG NINH (2001 - 2015) .25

2.1. Chủ trương của Trung ương về việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.25

2.1.1. Khái niệm văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư .25

2.1.2. Chủ trương xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư .29

2.2. Sự vận dụng của địa phương và quá trình thực hiện cuộc vận động xây

dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Cẩm Phả.37

pdf107 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (2001 – 2015), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25/3/2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên cơ sở hợp nhất phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, Ủy ban Nhân dân thành phố Cẩm Phả quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, do Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố làm Trưởng ban; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố và Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin Thành phố làm Phó Trưởng ban; Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch các hội: Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Người cao tuổi, Khuyến học Thành phố, Trưởng Công an Thành phố, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự Thành phố, Trưởng các phòng Nội vụ, Kinh tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Gíao dục và Đào tạo, Y tế... là Ủy viên Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư có nhiệm vụ cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của tỉnh, xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện cuộc vận động trên phạm vi toàn Thành phố. Ban Chỉ đạo chủ động tham mưu cho Thành phố đề ra chủ trương, giải pháp nhằm phát huy mọi nguồn lực, tập hợp mọi lực lượng để đẩy mạnh, nâng cao chất lượng cuộc vận động; thường xuyên đánh giá, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm những vấn đề chưa làm tốt, đồng thời phát huy, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới nhằm nâng cao chất lượng của cuộc vận động. Ngày 6/8/2013, Ủy ban Nhân dân thành phố Cẩm Phả ra Quyết định 04/2013/QĐ-UBND về việc Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. Ngày 23/4/2014, Ủy ban Nhân dân thành phố Cẩm Phả ra Quyết định 981/QĐ-UBND Về việc kiện toàn Ban chỉ đạo Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa thành phố Cẩm Phả. Tiếp theo, ngày 11/9/2014, Ủy ban Nhân dân thành phố Cẩm Phả ra Quyết định 2715/QĐ-UBND Về việc thành lập Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" thành phố Cẩm Phả. 41 Cùng với việc thành lập Ban Chỉ đạo, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh nhằm giúp nhân dân hiểu được nội dung và ý nghĩa của cuộc vận động. Các loại băng rôn, cờ; các tấm pano cỡ lớn với nội dung tuyên truyền công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được treo tại các điểm trung tâm, các đầu mối giao thông quan trọng trên địa bàn Thành phố. Các khu phố đều dựng cổng chào có gắn khẩu hiệu về xây dựng Khu phố văn hóa. Đài Truyền thanh - Truyền hình Thành phố tích cực xây dựng những chuyên mục, chương trình với hằng trăm tin, bài nhằm tuyên truyền, phản ánh những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa. Đồng thời, Ủy ban Nhân dân Thành phố phát động quần chúng nhân dân tích cực đấu tranh với các tệ nạn xã hội, các biểu hiện về đạo đức, lối sống thiếu lành mạnh ảnh hưởng đến công tác định hướng phát triển văn hóa, xây dựng con người mới. Các tổ chức đoàn thể là những thành viên tích cực hoạt động trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Các cơ sở Đoàn đã tham gia tích cực phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với các phong trào Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc (Xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng; Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh, chính trị và trật tự xã hội; Xung kích thực hiện cải cách hành chính; Xung kích lao động sáng tạo, phát triển kinh tế xã hội; Xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế) và "Bốn đồng hành với thanh niên trên đường lập thân, lập nghiệp" (Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ; Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm; Đồng hành với thanh niên nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần; Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội) [6]. Đoàn Thanh niên đã có các hoạt động cụ thể như tổ chức nhiều buổi tọa đàm, xây dựng các câu lạc bộ để tuyên truyền, giáo dục pháp luật; tổ chức các buổi ra quân tình nguyện vì môi trường; giúp thanh niên nghèo, thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn; giúp thanh niên cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng và giữ vững danh hiệu gia đình, thôn, khu phố, đơn vị, phường, xã văn hóa. Mỗi phường, xã thành lập từ 1-2 đội thanh niên tình nguyện tham gia 42 cùng công an, trật tự viên phường làm công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Thành Đoàn thường xuyên tổ chức các hội thi, hội nghị chuyên đề, hội diễn văn nghệ tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm tại các trường học và cơ sở. Tổ chức Đoàn còn phối hợp liên ngành thực hiện giải pháp ngăn ngừa tình trạng bạo lực học đường; đẩy mạnh cuộc vận động Nghĩa tình biên giới, hải đảo và Tuổi trẻ với mùa xuân nơi biên giới đã phát huy mạnh mẽ sức trẻ và tinh thần tình nguyện của đoàn viên thanh niên. Những công trình, phần việc tình nguyện đã khắc họa rõ nét hình ảnh người thanh niên dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân vào khó khăn, gian khổ với ý chí quyết tâm thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Không chỉ dừng lại ở các đội hình tình nguyện, phong trào xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng đã được triển khai rộng khắp các đối tượng thanh niên trong toàn thành phố. Hội Phụ nữ Thành phố đã góp phần nâng cao chất lượng pho "Gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc", gia đình "5 không, 3 sạch" ("5 không" là Không đói nghèo; Không vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội; Không có bạo lực gia đình; Không sinh con thứ ba trở lên; Không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học. "3 sạch" là Sạch nhà; Sạch bếp; Sạch ngõ). Hội Phụ nữ cũng đã tổ chức các buổi tọa đàm, tuyên truyền trực tiếp tại các khu dân cư về việc xây dựng Gia đình văn hóa, chống bạo lực gia đình. Hội Phụ nữ phối hợp với Hội Kế hoạch hóa gia đình đẩy mạnh tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, vận động các gia đình không sinh con thứ 3. Hội Phụ nữ đã vận động các chi hội giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thông qua mô hình “Văn hoá phụ nữ vùng du lịch, di sản”; phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Phụ nữ Cẩm Phả chung sức xây dựng nông thôn mới” và rèn luyện phẩm chất đạo đức của phụ nữ trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”. Cùng với đó, công tác an sinh xã hội cũng được các cấp Hội Phụ nữ Thành phố triển khai sâu rộng. Tiêu biểu như các hoạt động 43 “Đền ơn đáp nghĩa”, “Hướng về biển đảo”, tặng quà cho các gia đình chính sách, tặng học bổng cho trẻ em nghèo... đã thu hút đông đảo hội viên tham gia. Nhiều phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, đáng chú ý là phong trào “Phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gắn với xây dựng đô thị văn minh. Các hoạt động “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” thông qua việc tập trung hỗ trợ các nguồn vốn vay cho hội viên, qua việc nhân rộng và đẩy mạnh các phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, với các mô hình, tổ nhóm tiết kiệm nhằm tạo nguồn quỹ giúp hội viên phụ nữ nghèo vay vốn không lấy lãi để phát triển kinh tế như khai thác các nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Đến hết năm 2015, trên địa bàn Thành phố đã xây dựng được 131 mô hình, câu lạc bộ “Gia đình 5 không, 3 sạch”, “Câu lạc bộ các bà mẹ nuôi dạy con tốt”, “Phụ nữ với pháp luật“. Duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của “Ngày chủ nhật xanh”, 109 “Đoạn đường xanh - sạch - đẹp do phụ nữ tham gia quản lí”... Các mô hình của tổ chức Hội đã phát huy tốt vai trò tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết của hội viên phụ nữ về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những kiến thức xây dựng gia đình 4 chuẩn mực; hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc. Hội Cựu chiến binh Thành phố đã tích cực tham gia vào cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư với các hoạt động, như tham gia cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đẩy mạnh phong trào thi đua Cựu chiến binh gương mẫu, thực hiện cuộc vận động Cựu chiến binh chung sức, chung lòng giảm nghèo bền vững... Cùng với Hội Người cao tuổi; Hội Cựu chiến binh Thành phố đã xây dựng hoàn chỉnh quy định về việc tổ chức tang lễ; đồng thời tham gia tích cực vào công tác thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở ở xã, phường, giữ vũng ổn định chính trị cơ sở. Hội đã đẩy mạnh sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên; tham gia giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, v.v 44 Hội Nông dân đóng vai trò nòng cốt trong cuộc vận động Xây dựng Nông thôn mới của Thành phố. Hội đã tích cực vận động hội viên thi đua đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao; vận động hội viên giúp đỡ nhau giải quyết việc làm. Các phong trào của Hội đã góp phần thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn trên địa bàn Thành phố. Hội Chữ thập đỏ Thành phố với nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc huy động nguồn lực, kết nối các tình nguyện viên, những người có tấm lòng nhân ái đến với những hoàn cảnh khó khăn. Đáng chú ý là mô hình Nồi cháo nhân đạo cho các bệnh nhân điều trị ở Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần (phường Quang Hanh) và đặt Hòm quỹ nhân đạo tại các địa điểm công cộng trên địa bàn Thành phố. Thông qua cách làm đó, Hội đã huy động được nguồn lực trong nhân dân để giúp đỡ những nạn nhân bị nhiễm chất độc hoá học, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi, hộ nghèo; đối tượng gặp rủi ro, tai nạn giao thông, thảm hoạ lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh Với vai trò nòng cốt trong hoạt động nhân đạo, Hội Chữ thập đỏ Thành phố đã làm tốt vai trò của mình khi đứng ra làm cầu nối cho các tổ chức, cá nhân đến với các địa chỉ nhân đạo, góp phần vào công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, giúp nâng cao chất lượng cuộc vân động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và sự chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, ngày 25/10/2000, Ủy ban Nhân dân thành phố Cẩm Phả đã phát động thực hiện cuộc vận động Ngày vì người nghèo trên toàn địa bàn. Xác định đây là một cuộc vận động lớn có ý nghĩa sâu sắc, phù hợp với truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc và truyền thống của công nhân vùng mỏ, được sự quan tâm chỉ đạo của Thành uỷ Cẩm Phả và phối hợp của chính quyền, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Cẩm Phả cùng các tổ chức thành viên luôn tích cực duy trì thực hiện cuộc vận động với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả thiết thực. 45 Trước khi triển khai thực hiện cuộc vận động, Ủy ban Nhân dân Thành phố và các phường, xã đều thành lập Ban Vận động Ngày vì người nghèo của mỗi cấp. Ban Vận động bao gồm lãnh đạo các tổ chức thành viên và một số phòng, ban chức năng của chính quyền; Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc đảm nhận cương vị Trưởng ban. Ban Vận động mỗi cấp đều có bộ phận giúp việc, hoạt động theo quy chế chung của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quy định và quy chế cụ thể của Ban Vận động Thành phố xây dựng. Ngoài xây dựng chương trình thực hiện cuộc vận động Ngày vì người nghèo và kế hoạch xoá đói, giảm nghèo phù hợp với thực tế từng thời điểm, Ban Vận động Ngày vì người nghèo của mỗi cấp đã đề xuất tham mưu để Thành uỷ, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân Thành phố đưa vào nghị quyết, chương trình công tác chỉ đạo. Để cuộc vận động Ngày vì người nghèo được triển khai sâu rộng và hiệu quả, Ban Vận động đã huy động mọi tổ chức đoàn thể tích cực tham gia cuộc vận động. Liên đoàn Lao động Thành phố làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động đoàn viên Công đoàn đang công tác tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong thành phố tích cực hưởng ứng, đóng góp xây dựng quỹ. Ban Chỉ huy quân sự và Công an Thành phố tổ chức vận động cán bộ, chiến sĩ tích cực tham gia ủng hộ Quỹ, ủng hộ ngày công giúp đỡ các hộ nghèo trong phát triển sản xuất, xây dựng và sửa chữa nhà ở, v.v... Liên minh các hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trực tiếp vận động các doanh nghiệp tư nhân, công ti cổ phẩn, công ti trách nhiệm hữu hạn của tư nhân trên địa bàn Thành phố. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố vận động các cơ quan, đơn vị trực thuộc, chỉ đạo Hội Phụ nữ cấp phường tuyên truyền ủng hộ Quỹ vì người nghèo, trực tiếp vận động tiểu thương ở các chợ, các hộ kinh doanh. Thành Đoàn vận động trong học sinh, sinh viên các trường Đại Học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các thành viên của Hội doanh nghiệp trẻ đóng góp xây dựng quỹ. Các Phòng, ban, đơn vị sự nghiệp, đoàn thể và Mặt trận Tổ quốc Thành phố vận động cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện ủng hộ 1 ngày lương để góp phần xây dựng Quỹ vì người nghèo. 46 Nhờ có nhiều biện pháp tích cực, cuộc vận động Ngày vì người nghèo được triển khai có hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố. Cuộc vận động bao hàm ý nghĩa chính trị xã hội, nhân văn sâu sắc; khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, xã hội cùng chung tay, góp sức chăm lo cho người nghèo. Nhiều hộ nghèo đã từng bước thoát nghèo nhờ vào nguồn vốn hỗ trợ ban đầu từ Quỹ vì người nghèo. Bên cạnh ý nghĩa về vật chất, cuộc vận động còn mang đến nhiều ý nghĩa về mặt tinh thần to lớn. Cuộc vận động đã mang đến niềm vui cho hàng nghìn hộ nghèo và các tầng lớp nhân dân; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta. Cùng với cuộc vận động Ngày vì người nghèo, phong trào xây dựng Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa cũng được phát động, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Đây là một trong những phong trào điển hình của thành phố Cẩm Phả nhằm đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò quyết định với sự hình thành và phát triển của xã hội, đồng thời văn hóa gia đình đóng vai trò quan trọng trong vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa vừa là biểu hiện, vừa là động lực của công cuộc xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Từ bao đời nay, người Việt Nam luôn chú trọng xây dựng gia đình với nền nếp gia phong và nhiều giá trị đạo đức, nhân văn tốt đẹp. Tuy vậy, trong xã hội hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường cùng với lối sống thực dụng tôn thờ đồng tiền, các sản phẩm văn hóa độc hại bên ngoài tràn vào cùng với các tệ nạn xã hội đang tiến công mạnh mẽ vào các gia đình. Từ đó, tình trạng li hôn, li thân, sống thử không đăng kí kết hôn, quan hệ tình dục, nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng. Nhiều giá trị đạo đức gia đình đang xuống cấp. Cẩm Phả là thành phố có nền kinh tế phát triển, là nơi giao thoa, hội nhập kinh tế, văn hóa khá mạnh mẽ nên nguy cơ suy thoái các giá trị đạo đức, nhân văn của gia đình càng lớn. 47 Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa gia đình chính là gốc rễ trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, Ủy ban Nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và nhân rộng các Gia đình văn hóa, Khu phố văn hóa. Để việc xây dựng Gia đình văn hóa, Khu phố văn hóa có hiệu quả, đi vào thực chất, Thành phố đã có văn bản chỉ đạo các địa phương về tiêu chí cụ thể trong quá trình xét công nhận Gia đình văn hóa, Khu phố văn hóa, tránh tình trạng đánh giá ồ ạt, chạy theo thành tích. Gia đình văn hóa được xem xét, đánh giá theo các tiêu chí sau đây: 1- Đảm bảo cuộc sống gia đình ấm no, ổn định, từng bước phát triển, làm giàu chính đáng; 2- Gia đình hòa thuận, bình đẳng, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; 3- Chấp hành đầy đủ chính sách pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, các quy ước, các phong trào thi đua của địa phương. Trên cơ sở xây dựng Gia đình văn hóa, các tiêu chí xây dựng Khu phố văn hóa cũng được hoàn thiện: 1- Các hộ gia đình trên địa bàn có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, có nhà ở bền vững, hộ nghèo giảm; 2- Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, lành mạnh, phong phú; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; nếp sống văn minh đô thị; có phong trào xây dựng Gia đình văn hóa, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,phong trào xã hội học tập; 3- Xây dựng và bảo vệ cảnh quan môi trường sạch, đẹp, làm tốt công tác vệ sinh môi trường, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa phương; 4- Toàn dân thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chủ trương quy định của chính quyền địa phương. Đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội; xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong sạch, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 48 Năm 2011, trên địa bàn Thành phố có 55 nhà văn hóa khu dân cư; đến hết năm 2015, con số đó đã tăng lên 177. Ngoài ra còn có 10 nhà văn hóa khác (3 cấp thành phố; 7 của các doanh nghiệp ngành Than: Mông Dương, Tuyển than Cửa Ông, Cọc 6, Cao Sơn, Thống Nhất, Đèo Nai, Than Dương Huy). 16/16 phường, xã có Trung tâm học tập cộng đồng, có tủ sách pháp luật, 100% các nhà trường đều có thư viện và phòng đọc thân thiện cho học sinh tham gia đọc sách giờ ra chơi. Thành phố còn thành lập 5 cụm văn hóa, thể thao.. . Các phong trào, cuộc vận động xây dựng CLB, mô hình hoạt động đã được quan tâm, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể triển khai có hiệu quả. Thành phố đã xây dựng 91 mô hình, 20 đoạn đường “xanh, sạch đẹp”, 82 tổ phụ nữ đã phát huy hiệu quả trong việc thu gom rác thải tại khu dân cư. Các phong trào “Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng”; các câu lạc bộ: “Gia đình không sinh con thứ ba”, “Gia đình văn hóa - thể thao”, “Tiếng hát gia đình”, “Gia đình hạnh phúc”, “Gia đình 5 không 3 sạch”...; các mô hình: “Dân vận khéo”, “Quản lí giáo dục thanh thiếu niên không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội”, “Khu dân cư văn hóa an toàn giao thông”; và các cuộc vận động: “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị”, “Hiến đất, dịch tường rào chỉnh trang đô thị”, “Chung sức xây dựng nông thôn mới - xây dựng đô thị văn minh”, “Doanh nghiệp giỏi, cơ quan văn hóa”, “Doanh nghiệp không có ma túy”, “An ninh trật tự trong doanh nghiệp” đã phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn Thành phố. Thông qua đó, các Gia đình văn hóa, Gia đình văn hoá thể thao, Gia đình văn nghệ xuất hiện ngày càng nhiều. Với nhiều mô hình đổi mới, sáng tạo, bước đi phù hợp, phong trào xây dựng Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa ở thành phố Cẩm Phả đã đạt được kết quả khá cao, thực sự trở thành nòng cốt thúc đẩy sự phát triển của công cuộc xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 15/5/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy Cẩm Phả về Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng thực hiện 49 nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 04/QĐ-UBND Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội trên địa bàn Thành phố. Từ đó, việc thực hiện xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng được đẩy mạnh. Trong năm 2015, 83,1% đám cưới và 93,2% số đám tang thực hiện tốt nếp sống văn minh Một trong những tiêu chí xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư là phải xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, ngày 4/12/2001, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Lãnh đạo Bộ Công an đã ban hành Nghị quyết liên tịch 01/2001 về Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kì mới. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một hình thức hoạt động tự giác, có tổ chức của đông đảo nhân dân lao động tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các loại tội phạm nhằm bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản Nhà nước và tính mạng, tài sản của nhân dân. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được triển khai nhằm phát huy sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân trong việc bảo vệ an ninh trật tự ở khu dân cư nói riêng và tình hình trị an Quốc gia nói chung. Phong trào đã góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh kịp thời với bọn tội phạm, ổn định được tình hình an ninh trật tự, tạo môi trường thuận lợi để phát triển các mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Cẩm Phả là thành phố lớn thứ hai, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Ninh nên công tác đảm bảo an ninh trật tự luôn được quan tâm hàng đầu. Nhằm giữ vững an ninh trật tự tại địa phương, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, công tác xây dựng, nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và vấn đề bảo vệ dân phố theo Nghị định 38/ND-CP của Chính phủ, luôn được cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Cẩm Phả quan tâm, chỉ đạo thực hiện, đông đảo các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Qua đó đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Đến 50 hết năm 2015, thành phố Cẩm Phả đã chỉ đạo 16 phường, xã trên địa bàn xây dựng, triển khai 239 mô hình thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trong đó nổi bật là các mô hình: “Tự quản về an ninh trật tự tại cơ quan, doanh nghiệp, trường học, khu phố, tổ dân phố”, “Phòng chống tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên”, “Cơ quan, doanh nghiệp, trường học, khu phố, tổ dân, thôn xóm lành mạnh không tệ nạn ma túy, mại dâm”, “Đảm bảo an ninh trật tự địa bàn giáp ranh”, “Khu phố văn hóa an toàn giao thông”... Thực hiện các mô hình trên, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, Công an địa phương đã tăng cường phối hợp thực hiện các phong trào thi đua, nghị quyết liên tịch, kế hoạch, quy chế phối hợp về đảm bảo an ninh trật tự. Đồng thời, lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chính sách, đường lối, pháp luật của Đảng, Nhà nước, địa phương; thực hiện hiệu quả công tác đăng kí, quản lí cư trú, quản lí nhân, hộ khẩu; tích cực tham gia phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Cùng với đó, các lực lượng chức năng trên địa bàn chủ động phối hợp chặt chẽ với Công an trong việc tổ chức tuần tra vũ trang, nhất là vào các ngày lễ, tết, giờ cao điểm và thực hiện tốt các phương án bảo vệ an toàn tuyệt đối các đoàn đại biểu của Đảng, Nhà nước, khách quốc tế đến thăm, làm việc tại địa phương. Việc xây dựng, nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và thực hiện Nghị định 38/NĐ-CP về bảo vệ dân phố đã góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế, xã hội của địa phương phát triển vững chắc. phức tạp về tệ nạn xã hội được xoá, không có tội phạm hoạt động có tổ chức, không hình thành mới những tụ điểm phức tạp, an ninh chính trị được giữ vững. Các khu, thôn tích cực tuyên truyền về pháp lệnh nghĩa vụ quân sự, vận động thanh niên lên đường thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Kết quả khám và giao quân hằng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch giao. Các khu, thôn đều tích cực 51 tham gia cá Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một phong trào quần chúng, được sự tham gia đông đảo mọi tầng lớp nhân dân; trong đó, Hội Cựu chiến binh Thành phố và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đóng vai trò tích cực nhất. Hội Cựu chiến binh là một trong những lực lượng quan trọng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Phát huy tinh thần, truyền thống cách mạng, cựu chiến binh luôn giáo dục con cháu sống và thực hiện theo pháp luật, giữ gìn kỉ cương, an ninh trật tự. Nhiều cựu chiến binh trực tiếp tham gia vào các đội dân phòng, đội tự quản tại các phường, các khu dân cư; phối hợp với Công an địa phương trực ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cuoc_van_dong_xay_dung_doi_song_van_hoa_o_khu_dan_c.pdf
Tài liệu liên quan