Luận văn Đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của câu tồn tại tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)

Câu tồn tại và những vấn đềliên quan đến nó trong hai ngôn ngữViệt – Hán, cho đến

nay, vẫn còn nhiều ý kiến không thống nhất. Tuy nhiên, căn cứvào kết quảcủa các nhà

nghiên cứu trước đây vềcấu trúc ngữpháp của câu tồn tại, cũng nhưvềvai trò của từng

thành tốtrong khuôn hình chung của loại câu đặc thù này trong hai ngôn ngữ đang xét , luận

văn “Đặc điểm ngữpháp của câu tồn tại tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)” đi vào

phân tích nhằm khẳng định một lần nữa những kết luận trước đó, trên cơsởkhảo sát loại câu

này trong các văn bản tiếng Hán. Sau đó, đem chúng so sánh với tiếng Việt ởnhững nội

dung tương đương.

pdf133 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5013 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của câu tồn tại tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạnh phúc. (通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 画 脸) 158. 前 有 天 安 门 . Phía trước có Thiên An Môn. (中 级 汉 语 听 和 说 - 北 京 城 的 布 局) 159. 刚 才 开 过 去 几 辆 汽 车。 Vừa mới chạy qua mấy chiếc ô tô. (现 代 汉 语 语 法 - 存 现 句) 160. 菜 市 场 旁 边 是 个 邮 局 。 Bên cạnh cái chợ là bưu điện. (中 级 汉 语 听 和 说 - 怎 么 走) 161. 下 雨 的 晚 上 , 有 位 个 医 生 和 一 位 老 师 分 乘 两 辆 豪 华 较 车 迎 头 相 撞 。 Vào một đêm mưa nọ, có một ông bác sĩ và một thầy giáo lái hai chiếc xe cực kỳ sang trọng chạy ngược chiều đâm vào nhau. (通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 上 党) Danh từ trong kết cấu tân ngữ ở câu (154) là từ chỉ người (cậu thiếu niên), trong câu (155) là từ chỉ đồ vật (chiếc rìu), trong câu (156) là từ chỉ con vật (cặp mèo), trong câu (157) là từ chỉ biểu hiện của trạng thái tâm lí (nụ cười), trong câu (158) là từ chỉ địa danh (Thiên An Môn), trong câu (159) là từ chỉ sự vật (chiếc ô tô), trong câu (160) là từ chỉ nơi chốn (bưu điện), trong câu (161) là từ chỉ nghề nghiệp (bác sĩ, thầy giáo),… 3.1.1.2 Thành tố phụ Nếu như ngữ danh từ trong tiếng Việt có hai thành tố phụ (phụ trước và phụ sau) thì ngữ danh từ trong tiếng Hán hiện đại chỉ có một thành tố phụ và thành tố phụ này luôn luôn đứng trước danh từ trung tâm. Đóng vai trò thành phần phụ trong ngữ danh từ tại vị trí của tân ngữ trong câu biểu thị sự tồn tại, xuất hiện hay biến mất của người hay sự vật, có thể là định ngữ hoặc tổ hợp: số từ + lượng từ. a. Định ngữ Có nhiều kiểu định ngữ khác nhau đảm nhiệm chức năng này. Ví dụ: 162. 有 一 对 年 轻 的 夫 妻,在 结 婚 前 两 人 好 得 不 得 了。 Có một đôi vợ chồng trẻ, trước khi kết hôn thì họ rất tốt với nhau . (天 故 幽 默 故 事 - 夫 妻 吵 架) → Định ngữ là một danh từ: 年 轻: tuổi trẻ. 163. 有 一 家 啤 酒 店 的 老 板 非 常 小 气。 Có một ông chủ quán bia rất nhỏ nhen. (天 故 幽 默 故 事 - 多 卖 的 诀 窍) → Định ngữ là cụm danh từ: 啤 酒 店: quán bia. 164. 有 一 个 不 识 几 个 字 的 人,。。。 Có một người không biết chữ,… (通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 禁 止 招 贴) → Định ngữ là một cụm động từ: 不 识 几 个 字: không biết chữ. 165. 有 一 个 神 经 质 的 病 人。 Có một bệnh nhân nọ có vấn đề về thần kinh. (通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 抓 错 猫) → Định ngữ là một cụm danh từ: 神 经 质: vấn đề về thần kinh. 166. 有 一 个 喝 酒 喝 得 烂 醉 的 人. Có một người uống rượu say bí tỉ. (通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 会 转 的 房 子) → Định ngữ là một cụm động từ : 喝 酒 喝 得 烂 醉: uống rượu say bí tỉ. 167. 有 一 个 喜 欢 夸 嘴 的 人. Có một người hay khoa trương, khoác lác. (通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 江 南 江 北) → Định ngữ là một tính từ: 夸 嘴: khoa trương, khoác lác. 168. 丛 前,新 疆, 有 个 菲 常 聪 明 的 人,他 的 名 字 叫 阿 凡 提。 Ngaøy xöa ôû Taân Cöông coù ngöôøi raát thoâng minh, teân laø A Phaøm Ñeà. (中 华 古 代 童 话 宝 库 - 聪 明 的 阿 凡 提) → Định ngữ là một cụm tính từ: 菲 常 聪 明: rất thông minh. 169. 古 时 候, 一 个 壮 族 子 里,住 着 一 个 贫 苦 的 老 妈 妈。 Ngày xưa, tại ngôi làng của dân tộc Choang có một người mẹ nghèo khổ. (中 华 古 代 童 话 宝 库 - 一 幅 壮 锦) → Định ngữ là một tính từ : 贫 苦: nghèo khổ. b. Tổ hợp: số từ + lượng từ (danh từ chỉ loại trong tiếng Việt) Ngoài thành phần định ngữ, phần phụ trong ngữ danh từ tại vị trí tân ngữ của câu tồn tại tiếng Hán hiện đại còn có thể do tổ hợp: số từ + lượng từ đảm nhiệm. Ví dụ 170. 地 上 放 着 刚 收 成 的 两 堆 桔 子 。 Trên mặt đất có hai đống cam vừa mới thu hoạch. (通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 城 实 直 上) 171. 他 家 里, 跑 了 一 只 猫 。 Nhà của anh ấy vừa đi mất một con mèo. (通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 发 生 什 么) 172. 窗 台 上 摆 了 几 盆 花 儿 . Trên cửa sổ có bày mấy chậu hoa. (中 级 汉 语 听 和 说 - 这 是 谁 的 房子) 173. 茶 几 儿 上 有 一 套 漂 亮 的 茶 具 。 Trên bàn trà có một bộ bình trà rất đẹp. (中 级 汉 语 听 和 说 - 这 是 谁 的 房 子) 174. 两 个 小 沙 发 中 间 是 一 张 茶 几 儿 。 Chính giữa hai chiếc xô pha là một cái bàn trà. (中 级 汉 语 听 和 说 - 这 是 谁 的 房 子) 175. 屋 角 儿 立 着 一 个 酒 柜 。 Trong góc phòng có đặt một cái tủ rượu. (中 级 汉 语 听 和 说 - 这 是 谁 的 房 子) Trong câu (170) là: 两 堆 (hai đống), câu (171) là: 一 只 (một con), câu (172) là: 几 盆 (mấy chậu), câu (173) là: 一 套 (một bộ), câu (174) là: 一 张 (một cái), câu (175) là: 一 个(một cái),… 3.1.2 Trường hợp do một danh từ đảm nhiệm Một danh từ (có thể là danh từ đơn tiết hoặc danh từ đa tiết) cũng có thể làm thành phần tân ngữ trong câu tồn tại tiếng Hán. Đó là các danh từ chỉ người, chỉ đơn vị, chỉ nơi chốn, … Tuy nhiên, nói như thế không phải là thành phần tân ngữ của câu tồn tại nói riêng và câu vị ngữ động từ nói chung trong tiếng Hán hiện đại chỉ duy nhất là một danh từ. Danh từ trong tiếng Hán, dù giữ chức năng ngữ pháp nào trong câu cũng không thể đứng độc lập, mà thường phải có lượng từ đi kèm. Hay nói cách khác, mỗi một danh từ đều có một lượng từ tương ứng đứng trước nó, cả hai luôn luôn xuất hiện đồng thời với nhau. Tại thành phần tân ngữ của loại câu miêu tả sự tồn tại, xuất hiện hay biến mất của người hoặc vật trong tiếng Hán hiện đại, nếu chỉ do một danh từ đảm nhiệm, thì danh từ đó bắt buộc phải thêm phía trước nó lượng từ “个” hoặc “一 个” Ví dụ 176. 路 西 有 个 (一 个) 停 车 场 。 Phía tây con đường có trạm dừng xe. (中 级 汉 语 听 和 说 - 怎 么 走) 177. 路 北 有 个 (一 个) 菜 市 场。 Phía bắc con đường có cái chợ. (中 级 汉 语 听 和 说 - 怎 么 走) 178. 菜 市 场 旁 边 是 个 (一 个) 邮 局 。 Bên cạnh cái chợ là bưu điện. (中 级 汉 语 听 和 说 - 怎 么 走) 179. 11 路 车 站 西 边 儿 有 个 (一 个) 商 场 。 Phía tây trạm xe số 11 có cái cửa hàng. (中 级 汉 语 听 和 说 - 怎 么 走) Tân ngữ trong câu tồn tại tiếng Hán hiện đại thường không xác định. Vì vậy, các đại từ có ý nghĩa xác định, như: 这… (…này),那…(…kia) không bao giờ xuất hiện tại vị trí đầu tiên trong cấu trúc ngữ danh từ làm thành phần tân ngữ của câu. Ví dụ 180. 屋 子 的 地 上 铺 着 地 毯 。(+) Trên mặt sàn phòng có trải một tấm thảm. (中 级 汉 语 听 和 说 - 这 是 谁 的 房 子) 181. 墙 上 还 挂 着 一 些 字 画 儿 。(+) Trên tường còn treo một số tranh chữ. (中 级 汉 语 听 和 说 - 这 是 谁 的 房 子) Không ai nói: 180’. 屋 子 的 地 上 铺 着 这 地 毯 。(-) Trên mặt sàn phòng có trải một tấm thảm này. 181’. 墙 上 还 挂 着 那 一 些 字 画 儿 。(-) Trên tường còn treo một số tranh chữ kia. Tuy nhiên, cũng có ít trường hợp tân ngữ trong câu tồn tại tiếng Hán hiện đại mang tính xác định rất rõ. Đó là các trường hợp xuất hiện những danh từ riêng chỉ người hay chỉ địa danh,…trong cấu trúc của thành phần làm tân ngữ. Ví dụ 182. 丛 前,新 疆, 有 个 菲 常 聪 明 的 人,他 的 名 字 叫 阿 凡 提。 Ngaøy xöa ôû Taân Cöông coù ngöôøi raát thoâng minh, teân laø A Phaøm Ñeà. (中 华 古 代 童 话 宝 库 - 聪 明 的 阿 凡 提) 183. 从 前, 有 个 石 匠 叫 王 大 锤。 Ngày xưa có một người thợ đá tên là Vương Đại Chùy. (中 华 古 代 童 话 宝 库 - 石 匠 王 大 锤) 184. 前 有 天 安 门 . Phía trước có Thiên An Môn. (中 级 汉 语 听 和 说 - 北 京 城 的 布 局) 185. 后 有 地 安 门. Phía sau có Địa An Môn. (中 级 汉 语 听 和 说 - 北 京 城 的 布 局) 3.2 So sánh với tiếng Việt 3.2.1 Sơ lược đặc điểm phần sau của câu tồn tại tiếng Việt Bổ ngữ chỉ sự vật tồn tại tham gia vào nội dung biểu hiện của vị từ tồn tại như một đối tượng được giả định một cách tất yếu trong nội dung nghĩa của vị từ mà nếu thiếu nó thì cái sự tình hữu quan không thể được thực hiện. Trong cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ pháp của một câu tồn tại có trạng ngữ chỉ không gian, thời gian, có vị từ hạt nhân chuyên dùng hay lâm thời mang ý nghĩa tồn tại mà vắng mặt bổ ngữ chỉ sự vật tồn tại thì đó chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Cấu tạo thường thấy của thành tố này là do danh từ hoặc ngữ danh từ đảm nhiệm. 3.2.1.1 Trường hợp do một danh từ đảm nhiệm Ví dụ: 186. Ngoài trời, lúc này có gió. (Tô Hoài – Cỏ dại) 187. Trên cổ con chim Tăng Ló có máu. (Tô Hoài – Đôi gi đá) 3.2.1.2 Trường hợp do một ngữ danh từ đảm nhiệm Ngữ danh từ tại vị trí này thường có cấu tạo bởi yếu tố phụ trước là những số từ hoặc những phụ từ chỉ lượng không xác định, như: những, vài, mỗi, mỗi một, nhiều, mấy,… a. Yếu tố phụ trước là số từ: Ví dụ: 188. Bên một hòn đá tảng, có một ổ rơm khô. (Tô Hoài - Con mèo lười) 189. Trong đám mảnh gỗ trôi vào bờ cát, có một cô bé. (Tô Hoài - Núi gấu) 190. Ở vòm gác dưới chân chuồng trâu có ba thằng Pháp gác. (Tô Hoài - Hoa Sơn) b. Yếu tố phụ trước là những phụ từ chỉ lượng không xác định, như: những, vài, mỗi, mỗi một, nhiều, mấy,… Ví dụ: 191. “Có nhiều khách du lịch tò mò thích đến hồ Vàng chơi xem cá sấu.” (Tô Hoài - Nỗi bực mình của chàng hổ độn cốt rơm) Khi tiếp nhận câu trên, người đọc, người nghe cũng chỉ biết trong số những du khách thì có nhiều người thích đến hồ Vàng chứ tuyệt nhiên họ chẳng biết chính xác là bao nhiêu người. Ví dụ tương tự: 192. Có vài chú Bê buồn mồm, ra quơ vài cái cỏ nhai, rồi lại nhả ra, lại vào nằm bên tảng đá. (Tô Hoài - Con mèo lười) 193. Có những thằng máu lấm đầy mông đít, nhăn nhó đi. (Tô Hoài - Hoa Sơn) 194. Có không biết bao nhiêu là bướm trắng từ xứ mô tê nào rủ nhau đến chơi ở vườn cải. (Tô Hoài - Mụ ngan) 195. Có mấy anh chàng ve sầu, mặt mũi vèn vèo và sần sùi mà lại ăn mặc chải chuốt, đứng ngoẹo đầu cạnh các ả bướm đương giơ cái mỏ dưới cánh lên kéo đàn o o i i dài dằng dặc hòa nhịp cùng lời ca trong trẻo của các cô bướm. (Tô Hoài – Dế Mèn phiêu lưu kí) Trong đó: - Vài : Số ước lượng không nhiều, khoảng 2, 3. Ví dụ : 196. Có vài gã bị cắn đứt đuôi, rơi rụng ra mà nữa mình vẫn chạy lon ton. (Tô Hoài – Dế Mèn phiêu lưu kí) 197. Có vài người cẩn thận sợ mừng tiền thì nhà chủ không bằng lòng. (Tô Hoài – Quê người) 198. Có vài người lại đựng lên trên nón một ôm rau muống, một gói đậu, mấy cái bánh đa, mấy gói đậu phụng. (Tô Hoài – Quê người) - Nhiều : Có số lượng lớn hoặc ở mức độ cao, trái với ít. Ví dụ : 199. Có nhiều bà tuy đã hết sức kiềm chế mình mà vẫn không biết rằng tính nết mình thay đổi nhiều lắm… (Vũ Trọng Phụng – Số đỏ) 200. Có nhiều nhà văn không dám nhìn thẳng vào sự thật bao giờ. (Thạch Lam – Theo dòng) 201. Có nhiều người bảo lối viết kín đáo ấy, cũng là một cách để lọt lưới kiểm duyệt ngày xưa. (Thạch Lam – Theo dòng) - Mấy : Từ chỉ một số lượng nào đó không rõ, nhưng là không nhiều thường chỉ khoảng trên dưới dăm ba. Ví dụ : 202. Có mấy cô khâu thì đã phải vận mấy bộ âu phục đại tang và tiểu cớ, do ông Typn vừa chế tạo, mà người nhà này chưa ai mặc đến, vì cụ tổ đã được tôi cứu cho khỏi chết… (Vũ Trọng Phụng – Số đỏ) 203. Có mấy người ở lại nhà ngoài, thì đã ngủ ngáy khò khò. (Tô Hoài – Quê người) 204. Có mấy người đứng xem ở cổng xóm nói với nhau: dễ có đứa nó phản nhà ông Nhiêu. (Tô Hoài – Quê người) - Những : Từ dùng để chỉ số nhiều không xác định. Ví dụ : 205. Có những con sen được ông chủ quý hơn vợ, những thằng nhỏ bỏ thuốc độc định giết cả nhà chủ nhà. (Vũ Trọng Phụng – Cơm thầy cơm cô) 206. Có những tác phẩm được người ta lưu ý mãi mãi, càng về sau càng nổi tiếng. (Thạch Lam – Theo dòng) 207. Có những truyện ngắn ở cái thời bấy giờ, đọc xong thấy nó đọng lại trong người ta như một câu hỏi bức thiết của tác giả, như một lời trách móc kín đáo của nhân vật truyện. (Thạch Lam – Theo dòng) Ngoài ra, bổ ngữ chỉ sự vật tồn tại trong câu tồn tại có khi là một kết cấu: C + V + B với đầy đủ 3 thành phần. Ví dụ : 208. Có con nai đương về nhặt trám. (Tô Hoài - Người đi săn và con nai) 209. Có anh Đức Thanh về dự hội. (Tô Hoài - Kim Đồng) 210. Có bạn Toản ở trong nhà, nói thầm lẻ nhẻ, lúc to lúc nhỏ tưởng như đang chuyện với ai. (Tô Hoài – Quê người) 211. Sáng hôm ấy, có bác Hai xuống bãi trồng vải thiều. (Tô Hoài - Cánh đồng làng) 212. Ngày xưa có chú chăn trâu mải chơi để trâu đói, sẩm tối về chú bé lấy mo nang áp quanh bụng trâu rồi trét bùn lên. (Tô Hoài - Chú cuội gốc cây đa) 3.2.2 Sự giống nhau và khác nhau về đặc điểm phần sau của câu tồn tại tiếng Hán và tiếng Việt 3.2.2.1 Về vị trí trong câu Phần sau trong câu tồn tại tiếng Việt được xem là thành phần bổ ngữ, còn trong tiếng Hán là thành phần tân ngữ. Tuy khác nhau về tên gọi, nhưng chúng đều có chung một vị trí trong mô hình câu tồn tại của hai ngôn ngữ - đứng sau động từ và các thành phần phụ sau của động từ. 3.2.2.2 Về chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa Phần sau trong câu tồn tại của cả hai ngôn ngữ Hán – Việt đều chỉ người hay sự vật nào đó, tồn tại, xuất hiện hay biến mất trong khoảng không gian hoặc thời gian nào đó. Nó là yếu tố bắt buộc phải có trong bất kì khuôn hình nào của câu tồn tại. 3.2.2.3 Về các yếu tố cấu thành Điểm giống nhau ở vị trí này trong câu tồn tại của hai ngôn ngữ là ở chỗ nó đều do một danh từ hoặc một ngữ danh từ đảm nhiệm. Tuy nhiên, tại vị trí thành phần phụ đứng trước danh từ trung tâm trong ngữ danh từ làm tân ngữ (trong tiếng Hán) và bổ ngữ (trong tiếng Việt) lại có sự khác nhau cơ bản, cụ thể như sau: Các số từ xuất hiện trong tổ hợp “số từ + lượng từ” đứng trước danh từ chính trong câu tồn tại tiếng Hán, ngoài 一些 (một vài),几 (mấy) là những từ chỉ số lượng không xác định, loại này rất ít xuất hiện trong các văn bản tiếng Hán có chứa câu tồn tại mà luận văn khảo sát. Còn lại đa số là những số từ cụ thể, như; 一 (1), 二 (2), 三 (3),… Trong câu tồn tại tiếng Việt thì ngược lại, các số từ: 1,2,3,…lại ít thấy trong các câu tồn tại, trong khi đó những từ chỉ số lượng không xác định: những, vài, nhiều, mấy,…lại xuất hiện rất thường xuyên. Điểm khác nhau là: trong tiếng Hán hiện đại, mỗi một danh từ đều có một lượng từ tương ứng đứng trước nó và giữa các sự vật khác nhau về đặc điểm sẽ không có sự giống nhau về lượng từ. Trong tiếng Việt, ta có: “một con ngựa”, “một con cá”,…trong đó, từ “con” xuất hiện với tư cách là một lượng từ, nó có thể đứng trước hai sự vật hoàn toàn khác nhau (ngựa, cá). Điều này trong tiếng Hán hiện đại thì không thể. Trong tiếng Hán, “một con ngựa” phải nói là: “一 匹 马”và “một con cá” phải nói là: “一 条 鱼”.Trường hợp “một cây đao” và “một cây mai” cũng vậy. 3.2.2.4 Về tính xác định của người hay sự vật tại vị trí bổ ngữ Người hay sự vật tại vị trí bổ ngữ trong câu tồn tại tiếng Hán và tiếng Việt đều không được xác định rõ ràng. Phần lớn là các trường hợp có xuất hiện các từ chỉ lượng không xác định (nhiều, những, mấy, vài,…) trong tiếng Việt và 一些 (một vài),几 (mấy) trong tiếng Hán trước danh từ hoặc ngữ danh từ đứng sau động từ, làm thành phần bổ ngữ trong câu. Ví dụ: 213. 这 时 候, 来 了 几 个 石 匠。 Lúc này, có mấy người thợ đá đến. (中 华 古 代 童 话 宝 库 - 石 匠 王 大 锤) Hay: 214. Có nhiều người trốn đi nơi khác. (Tô Hoài - Vừ A Dính) Với sự xuất hiện của “几”(mấy) trong câu (213) và “nhiều” trong câu (214) khiến cho các cụm danh từ “个 石 匠” (người thợ đá) và “người trốn đi” trở nên khó xác định về số lượng, về độ tuổi, về đặc điểm nhận dạng, về địa điểm nơi họ đến và trốn đi,… 3.2.2.5 Về việc chuyển dịch từ Hán sang Việt (và ngược lại) Phần sau của câu tồn tại trong hai ngôn ngữ đều do một danh từ (kết hợp với một tổ hợp số lượng từ đứng trước) hoặc một ngữ danh từ đảm nhiệm. a) Nếu do một danh từ (kết hợp với một tổ hợp số lượng từ đứng trước) đảm nhiệm thì dù dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt hay ngược lại thì vị trí và ý nghĩa của nó vẫn không thay đổi. Ví dụ: 215. 昨 天 死 了 一 个 人 。 (现 代 汉 语 语 法 - 存 现 句) 216. 他 家 里, 跑 了 一 只 猫 。 (通 过 237 个 幽 默 笑 话 学 汉 语 - 发 生 什 么) Các tổ hợp từ in đậm lần lượt được dịch sang tiếng Việt theo thứ tự trước sau như nó vốn có trong hai câu tiếng Hán trên là: 215’. Hôm qua vừa chết một người. 216’. Trong nhà của anh ấy vừa đi mất một con mèo. b) Trường hợp do một ngữ danh từ đảm nhiệm thì vấn đề chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia cũng tương tự như khi ta dịch một ngữ danh từ đảm nhiệm tại vị trí phần đầu đã nói ở chương một của luận văn. (xem 1.2.2.4). TIỂU KẾT Trong chương này, luận văn đi vào phân tích đặc điểm của phần sau trong câu tồn tại tiếng Hán hiện đại. Về vị trí, thành tố này luôn đứng sau động từ chính. Về chức năng ngữ pháp, nó được phân tích là thành phần tân ngữ chỉ người hay sự vật tồn tại được nói đến trong câu. Về mặt cấu tạo, tân ngữ trong câu tồn tại tiếng Hán, phần lớn do một ngữ danh từ đảm nhiệm, số ít còn lại là do một danh từ kết hợp với một lượng từ tương ứng đứng trước nó đảm trách. Trong phần so sánh với tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy rằng trong ba thành tố của khuôn hình câu tồn tại, đây là thành tố gần như có những đặc điểm giống nhau về vị trí, chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa, các yếu tố cấu tạo nên chúng,…trong hai ngôn ngữ Hán – Việt. KẾT LUẬN Câu tồn tại và những vấn đề liên quan đến nó trong hai ngôn ngữ Việt – Hán, cho đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến không thống nhất. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả của các nhà nghiên cứu trước đây về cấu trúc ngữ pháp của câu tồn tại, cũng như về vai trò của từng thành tố trong khuôn hình chung của loại câu đặc thù này trong hai ngôn ngữ đang xét , luận văn “Đặc điểm ngữ pháp của câu tồn tại tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)” đi vào phân tích nhằm khẳng định một lần nữa những kết luận trước đó, trên cơ sở khảo sát loại câu này trong các văn bản tiếng Hán. Sau đó, đem chúng so sánh với tiếng Việt ở những nội dung tương đương. Qua quá trình khảo sát và phân tích ngữ liệu, luận văn đã đi đến thống nhất với ý kiến của hầu hết các nhà nghiên cứu Hán ngữ hiện đại trong việc đưa ra mô hình chung của câu tồn tại tiếng Hán là: “Từ/ngữ chỉ không gian/thời gian (phần đầu) + vị từ tồn tại (phần giữa) + danh từ/ngữ danh từ chỉ người/sự vật (phần sau)” và bác bỏ quan điểm cho rằng, mô hình của loại câu này là: “Trạng ngữ + vị từ + danh từ”. Từ việc phân tích cấu trúc cũng như đánh giá chức năng, nhiệm vụ của từng thành tố trong mô hình câu tồn tại tiếng Hán, luận văn đã khẳng định: phần đầu trong khuôn hình câu nêu trên, tức là từ ngữ chỉ không gian/ thời gian có chức năng nêu ra vị trí và thời gian tồn tại, xuất hiện hay biến mất của người hoặc sự vật nào đó. Nó được phân tích là thành phần chủ ngữ nếu do từ hoặc ngữ chỉ không gian đảm nhiệm, là trạng ngữ nếu do từ hoặc ngữ chỉ thời gian đảm nhiệm. Và trong các yếu tố cấu tạo nên thành tố này không có mặt của giới từ. Phần giữa trong câu tồn tại tiếng Hán hiện đại – đóng vai trò hạt nhân trong câu, do động từ và các thành phần phụ trước và phụ sau đảm nhiệm. Tại vị trí của động từ, luận văn đã phân chia chúng thành những nhóm động từ cụ thể xuất hiện tương ứng trong từng tiểu loại của câu tồn tại. Tại vị trí của thành phần phụ trước có những phó từ, tại vị trí của thành phần phụ sau có các trợ từ và các bổ ngữ phụ, tu sức thêm cho động từ trong việc định vị phương hướng mà động từ hướng tới, cũng như kết quả mà động từ đạt được trong câu. Phần sau trong câu tồn tại tiếng Hán hiện đại – tân ngữ chỉ người hoặc sự vật tồn tại là thành phần bắt buộc phải có trong bất kì khuôn hình nào của câu mang ý nghĩa tồn tại. Cấu tạo của thành tố này có thể là một danh từ kết hợp với lượng từ đứng trước, cũng có thể là do một ngữ danh từ, gồm thành phần phụ (định ngữ hoặc tổ hợp “số từ + lượng từ”) đứng trước và danh từ trung tâm đứng sau. Khi đem kết quả đạt được ở nội dung thứ nhất (phân tích đặc điểm ngữ pháp của câu tồn tại tiếng Hán) so sánh với những gì tương đương trong câu tồn tại tiếng Việt, luận văn đã tìm ra được những điểm giống và khác nhau giữa chúng như sau: Phần đầu trong câu tồn tại của hai ngôn ngữ Hán – Việt đều có chung một vị trí trong mô hình ba thành phần của loại câu đặc thù này – đứng đầu. Về chức năng của nó thì có sự khác nhau, từ ngữ chỉ không gian trong tiếng Hán giữ vai trò chủ ngữ trong câu, còn trong tiếng Việt là thành phần trạng ngữ. Điểm khác nhau thứ hai là trong các yếu tố cấu thành nên từ ngữ chỉ không gian trong câu tồn tại tiếng Hán không có sự xuất hiện của giới từ, còn trong câu tồn tại tiếng Việt thì ngược lại. Phần giữa trong câu tồn tại tiếng Hán và tiếng Việt hoàn toàn giống nhau về vị trí (đứng giữa) và chức năng trong câu (đóng vai trò hạt nhân trong câu biểu thị sự tồn tại, xuất hiện hay biến mất của người hay sự vật). Tuy nhiên, giữa chúng cũng có sự khác nhau cơ bản, và sự khác nhau này do thành phần phụ tu sức, đứng sau thành tố này qui định. Phần sau trong câu tồn tại của hai ngôn ngữ là thành tố gần như có những đặc điểm giống nhau về vị trí, chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa, các yếu tố cấu tạo nên chúng,…. * * * Khoảng cách giữa các dân tộc trên hành tinh của chúng ta ngày càng thu hẹp lại cùng với sự phát triển không ngừng của các phương tiện truyền thông và giao thông hiện đại. Sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và các thứ tiếng khác trên thế giới đã và đang diễn ra. Vì thế, việc học ngoại ngữ không những cần thiết để giao dịch, học tập và theo dõi các thành tựu khoa học kĩ thuật của nước ngoài, mà còn có lợi cho sự phát triển của tiếng ta. Chúng tôi đồng ý với cách nói của Goethe khi cho rằng: “Không biết ngoại ngữ là không biết gì về ngôn ngữ của mình”, hay: “Sức mạnh của một ngôn ngữ không phải là vứt bỏ yếu tố ngoại lai mà là đồng hóa nó”. Trong thực tế hiện nay, việc học ngoại ngữ cũng đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía các phương tiện hiện đại, tiêu biểu như: kim từ điển, phần mềm dịch song ngữ,...Thế nhưng, chúng tôi nghĩ rằng, chỉ nên vận dụng chúng trong những lĩnh vực có vốn từ vựng không nhiều, cấu trúc câu đơn giản,… Vì khi dịch bằng các phương tiện này chỉ mang đến cho người ta những câu với ý nghĩa nôm na, thiếu chính xác. Mặt khác, chương trình máy tính dù được lập trình một cách hoàn thiện, chu đáo đến đâu cũng không thể theo kịp sự phát triển hằng ngày của ngôn ngữ. Đặc biệt, với những kiểu câu có mặt trong hầu hết ngôn ngữ, tuy không khác nhau nhiều về cấu trúc và các thành tố tạo nên nó, nhưng nếu vận dụng cách nói, cách viết của người bản ngữ để dịch và dạy nó cho người nước ngoài thì e rằng sẽ không tránh khỏi những sai lầm. (như luận văn đã đề cập trong phần so sánh ở các chương). Trên đây là những nhiệm vụ trọng tâm mà luận văn đã đạt được. Tuy nhiên, do sự hạn hẹp của đề tài và thời gian hoàn thành luận văn, nên chắc chắn luận văn cũng chưa đóng góp được nhiều cho những vấn đề liên quan đến câu tồn tại trong hai ngôn ngữ. Điều đó cho thấy sự phong phú, đa dạng và không kém phần phức tạp của đề tài và gợi mở thêm cho chúng tôi những nghiên cứu sâu rộng hơn khi có điều kiện. Chúng tôi hi vọng rằng, với những kết quả đạt được của luận văn seõ goùp phaàn khoâng nhoû trong vieäc dòch thuaät vaø vieäc daïy – hoïc tieáng Hán cuõng nhö tieáng Việt vôùi tö caùch laø moät ngoaïi ngöõ nhö hieän nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Diệp Quang Ban (1989), Một số vấn đề về câu tồn tại trong tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, Tập một, Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, Tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Nguyễn Tài Cẩn (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội. 5. Lê Cận – Cù Đình Tú – Hoàng Tuệ (1962), Giáo trình về Việt ngữ (lưu hành nội bộ) của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 6. Nguyễn Thiện Chí – Trần Xuân Ngọc Lan dịch (2001), Giáo trình tiếng Hoa trung cấp, Tập một, Nhà xuất bản Trẻ. 7. Nguyễn Thiện Chí – Trần Xuân Ngọc Lan dịch (2001), Giáo trình tiếng Hoa trung cấp, Tập hai, Nhà xuất bản Trẻ. 8. Nguyễn Đức Dân (2001), Ngữ dụng học, quyển một, Nhà xuất bản Giáo dục. 9. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại, Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp. 10. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội. 11. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2001), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Giáo dục. 12. Huỳnh Thị Hồng Hạnh (1999), Một hướng giải nghĩa từ trên cơ sở đối chiếu vị từ có yếu tố sau biểu thị mức độ cao trong tiếng Việt với các yếu tố tương đương trong tiếng Anh, Đại học KHXH&NV TP. HCM, Thông báo khoa học. 13. Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2000), Những đặc điểm ngữ pháp đặc trưng của vị từ có yếu tố sau biểu thị mức độ cao trong tiếng Việt, Tạp chí Phát triển KHCN, ĐHQG TP. HCM, tháng 4/2000. 14. Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2000), Các quan niệm khác nhau xung quanh lớp vị từ có yếu tố sau biểu thị mức độ cao trong tiếng Việt, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Ngữ học trẻ 2000. 15. Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2002), Đặc điểm ngữ pháp – ngữ nghĩa của vị từ có yếu tố đứng sau biểu thị mức độ cao trong tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Tp. Hồ Chí Minh. 16. Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nhà xuất bản Giáo dục. 17. Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt, văn Việt, người Việt, Nhà xuất bản Trẻ. 18. Cao Xuân Hạo (2004), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nhà xuất bản Giáo dục. 19. Cao Xuân Hạo (Chủ biên) (2003), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt – Câu trong tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục. 20. Nguyễn Chí Hòa (2006), Ngữ pháp tiếng Việt thực hành, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội. 21. Ngọc Huyên (2005), Luyện kĩ năng đọc hiểu tiếng Hoa, Nhà xuất bản Thanh niên. 22. Bùi Mạnh Hùng (2000), “Về một số đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ pháp của những và các”, Ngôn ngữ, số 3 trang 16 – 26. 23. Lưu Nguyệt Hoa (2000) Ngữ pháp thực hành tiếng Hán hiện đại, Tập hai , Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. 24.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVNNH026.pdf
Tài liệu liên quan