MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU . . . . . 8
I. TÍNH THỜI SỰ CỦA ĐỀ TÀI . 8
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGIÊN CỨU . 9
1. Mục đích nghiên cứu . 9
2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 9
III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ . 10
1. Tình nghiên cứu địa danh trên thế giới . 10
2. Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam . 12
3. Vấn đề nghiên cứu địa danh của Võ Nhai . 15
IV. ĐỐI TưỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 15
1. Đối tượng nghiên cứu . 15
2. Phạm vi nghiên cứu . 16
V. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN . 16
VI. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 16
VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN . 17
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC . . . . 18
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊNH DANH NGÔN NGỮ . 18
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH . 21
1.2.1. Định nghĩa về địa danh . 21
1.2.2. Phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên . 22
1.2.3. Vị trí địa danh học trong ngôn ngữ học . 23
1.2.4. Hướng tiếp cận và phát triển khi nghiên cứu địa danh Việt Nam . 24
1.3.ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊNH DANH NÓI CHUNG VÀ ĐỊA DANH NÓI RIÊNG . 24
1.3.1. Về nguồn gốc của các định danh . 24
1.3.2. Về kiểu ngữ nghĩa của các định danh . 25
1.3.3. Cách thức biểu thị của các định danh . 26
1.4. TIỂU KẾT CHưƠNG 1 . 29
Chương 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA ĐỊA DANH VÕ NHAI . . . . 31
2.1. VẤN ĐỀ Tư LIỆU THỰC TẾ CỦA ĐỊA BÀN, ĐỊA DANH VÕ NHAI . 31 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Võ Nhai . 31
2.1.2. Phân loại địa danh Võ Nhai theo tiêu chí tự nhiên- không tự nhiên . 37
2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA CÁC ĐỊA DANH THUỘC VÕ NHAI . 39
2.2.1. Xét theo nguồn gốc ngôn ngữ . 39
2.2.2. Đặc điểm của các địa danh thuộc Võ Nhai xét theo kiểu ngữ nghĩa của chúng . 43
2.2.3. Đặc điểm của các địa danh thuộc Võ Nhai xét theo cách thức biểu thị của chúng . 44
2.2.4 Đặc điểm việc chọn đặc trưng làm cơ sở cho việc đặt các địa danh thuộc Võ Nhai . 51
2.3. KIỂU MÔ HÌNH CẤU TẠO PHỨC THỂ ĐỊA DANH VÕ NHAI . 53
2.3.1 Mô hình cấu trúc phức thể địa danh Võ Nhai . 53
2.3.2. Phân tích thành tố chung trong phức thể địa danh Võ Nhai . 55
2.4.2. Đặc điểm một số kiểu cấu tạo của địa danh Võ Nhai do các
phương thức định danh chi phối . 70
2.5. TIỂU KẾT CHưƠNG 2 . 75
Chương 3: ĐẶC TRưNG VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH VÕ NHAI . 79
3.1 MỘT VÀI VẤN ĐỀ VỀ VĂN HOÁ VÀ NGÔN NGỮ . 79
3.2. ĐẶC TRưNG VĂN HOÁ THỂ HIỆN TRONG ĐỊA DANH VÕ NHAI . 82
3.2.1. Đặc trưng văn hoá được thể hiện qua thành tố ngôn ngữ . 82
3.2.2. Sự thể hiện các dạng tồn tại của văn hoá trong địa danh Võ Nhai . 87
3.3. MỘT VÀI NHẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA DANH VÕ NHAI SO VỚI
BẮC KẠN . 96
3.4. TIỂU KẾT CHưƠNG 3 . 99
KẾT LUẬN . . . . 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . 108
PHỤ LỤC. . . . 113
127 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2835 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm của các địa danh thuộc huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) từ góc độ văn hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
2.3.1.3 Quan hệ giữa thành tố chung với địa danh-tên riêng
Mỗi đối tƣợng địa lý đều có hai bộ phận là thành tố chung và địa danh -
tên riêng, mỗi bộ phận đều có chức năng riêng của mình. Thành tố chung có
chức năng cơ bản là để thông báo, để biểu hiện loại hình của một lớp đối
tƣợng, còn địa danh –tên riêng là phân xuất và định danh riêng cho một đối
tƣợng địa lý cụ thể. Hai bộ phận này có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với
nhau, đó là quan hệ giữa cái đƣợc hạn định và cái hạn định, trong đó thành tố
chung là cái đƣợc hạn định với sự biểu thị một loạt đối tƣợng có cùng thuộc
tính, còn địa danh –tên riêng là cái hạn định đƣợc dùng để hạn định cho thành
tố chung với chức năng chỉ những đối tƣợng cụ thể, xác định trong lớp đối
tƣợng mà thành tố chung chỉ ra.
Ví dụ: xóm Phương Đông (PG) thì “xóm” là cái đƣợc hạn định,
“Phƣơng Đông” là cái hạn định dùng chỉ một làng cụ thể để phân biệt với tất
cả các làng khác.
2.3.2. Phân tích thành tố chung trong phức thể địa danh Võ Nhai
2.3.2.1 Số lượng và các nhóm thành tố chung trong các phức thể địa
danh Võ Nhai
Trong tổng số 617 phức thể địa danh Võ Nhai, có thể tập hợp khái quát
và phân thành 22 loại hình đối tƣợng địa lý với 22 thành tố chung. Các thành
tố chung này đƣợc tập hợp theo các nhóm loại hình địa danh nhƣ sau:
* Trong tổng số 22 thành tố chung ở địa danh Võ Nhai có 12 thành tố
chung chỉ địa hình tự nhiên trong 336 phức thể địa danh, chiếm 54,46% trong
đó có:
- 6 thành tố chung thuộc sơn danh, chiếm 27,56% với 170 địa danh.
- 4 thành tố chung thuộc thủy danh, chiếm 12,80% với 79 địa danh.
- 2 thành tố chung thuộc vùng đất nhỏ, chiếm 14,10% với 87 địa danh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
* Loại hình các đơn vị dân cƣ có 6 thành tố chung, chiếm 30,63% với
189 địa danh trong đó có:
- 4 thành tố chung chỉ loại hình các đơn vị dân cƣ hành chính, chiếm
2,92% với 18 địa danh.
- 2 thành tố chung chỉ loại hình các đơn vị dân cƣ có từ thời phong
kiến, chiếm 27,71% với 171 địa danh.
* Loại hình các công trình nhân tạo thể hiện qua 4 thành tố chung,
chiếm14,91% xuất hiện qua 92 địa danh, trong đó:
- Loại hình các công trình giao thông có 3 thành tố chung,
chiếm12,48% với 77 địa danh.
- Loại hình các công trình xây dựng có 1 thành tố chung, chiếm 2,43%
với 15 địa danh.
2.3.2.2. Cấu tạo của thành tố chung trong các phức thể địa danh Võ Nhai
* Về mặt cấu tạo của thành tố chung trong phức thể địa danh Võ Nhai
thì khá đơn giản, trong tổng số 22 thành tố chung chỉ loại hình đối tƣợng địa
lý đã đƣợc định danh thì có 18 thành tố chung đơn yếu tố. Ví dụ: làng Kèn
(LH), suối Cây Sung (PG). Trong đó:
ĐDĐHTN: 10 thành tố chiếm 45,45%
ĐDĐVDC: 5 thành tố chiếm 22,73%
ĐDCTNT: 3 thành tố chiếm 13,636%
* Loại thành tố chung có cấu tạo phức, có độ dài gồm 2 yếu tố và 3 yếu
tố là: thị trấn, quốc lộ, danh thắng, khu di tích… có 3 địa danh đƣợc cấu tạo 2
yếu tố và 1 địa danh cấu tạo 3 yếu tố, trong đó:
ĐDĐHTN: 2 thành tố chiếm 9,090%
ĐDĐVDC: 1 thành tố chiếm 4,545%
ĐDCTNT: 1 thành tố chiếm 4,545%
Ví dụ: thị trấn Đình Cả (2 yếu tố), khu di tích Rừng Khuân Mánh
(3 yếu tố).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Bảng 2.3: Kết quả thống kê cấu tạo của thành tố chung trong các
phức thể địa danh Võ Nhai
STT Số lƣợng yếu tố Số lƣợng thành tố chung Tỷ lệ (%)
1 1 yếu tố 18 81,819
2 2 yếu tố 3 13,636
3 3 yếu tố 1 4,545
Tổng cộng 22 100
Nhƣ vậy, xét về mặt cấu tạo, các thành tố chung trong các phức thể địa
danh ở Võ Nhai chủ yếu là loại đơn (chỉ có 1 yếu tố hay âm tiết cấu tạo), loại
thành tố chung gồm 2-3 yếu tố hay âm tiết rất ít.
2.3.1.3 Sự phân bố các thành tố chung trong phức thể địa danh Võ Nhai
Phần lớn các phức thể địa danh Việt Nam dùng để chỉ 1 đối tƣợng địa
lý cụ thể đều có thành tố chung là những danh từ chung tiếng Việt thời cận -
hiện đại.
- Có 12 thành tố chung xuất hiện trong 336 phức thể ĐDĐHTN (núi,
đồi, hang, sông, suối, hồ ao, ruộng, đồng…)
- Có 6 thành tố chung xuất hiện trong 189 phức thể ĐDĐVDC (huyện,
xã, thị trấn, phố, xóm, làng…)
- Có 4 thành tố chung có trong 92 phức thể ĐDCTNT (quốc lộ, cầu,
đường, đập…)
Do tiếng Việt đƣợc sử dụng ở Võ Nhai thuộc phƣơng ngữ Bắc Bộ –
cơ sở của tiếng Việt toàn dân, nên cách định danh ở đây chủ yếu mang tính
chất tiếng Việt toàn dân và ít có dấu ấn tiếng địa phƣơng.
Có thể nhận thấy rằng các thành tố chung trong các phức thể địa danh
Việt Nam vừa mang những đặc điểm của thành tố chung trong địa danh các
vùng miền vừa có những nét đặc trƣng riêng biệt của mình. Thực tế này cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
thấy những ngƣời định danh cho đối tƣợng địa lý địa hình tự nhiên Võ Nhai là
những ngƣời sinh sống ở nông thôn, vùng đồi núi.
2.3.1.4 Chức năng của thành tố chung trong phức thể địa danh
Võ Nhai
a) Chức năng hạn định cho địa danh – tên riêng
Trong một phức thể địa danh bao giờ cũng có 2 bộ phận: thành tố
chung (cái đƣợc hạn đinh) và địa danh – tên riêng (cái hạn định). Nhờ các
thành tố chung mà các đối tƣợng địa danh đƣợc xác định và phân biệt rõ
ràng. Ví dụ: các thành tố “núi”, “đồi”, “sông”… có chức năng phân biệt loại
hình và các địa danh cụ thể trong các phức thể địa danh: núi Ông Hổ, đồi
Hai Oát, sông Dong. Các thành tố chung “làng”, “thị trấn”, “cầu” có chức
năng phân biệt loại hình các địa danh cụ thể trong các phức thể địa danh
Làng Hang, cầu Treo, thị trấn Đình Cả…
b) Chức năng chuyển hóa thành các yếu tố trong địa danh-tên riêng
Thành tố chung trong phức thể địa danh có chức năng quan trọng là
phân biệt loại hình địa danh, tuy nhiên trong nhiều trƣờng hợp nó đã hòa nhập
và chuyển hóa thành 1 yếu tố trong địa danh – tên riêng. Trong những trƣờng
hợp đó, thành tố chung có vai trò cá thể hóa đối tƣợng.
Ví dụ: xóm Phố (BL), suối Hang (LT), xóm Làng Chiềng (LT)…
Nhƣ vậy, khả năng hoạt động của thành tố chung tỏ ra khá linh hoạt.
Có khi nó đứng riêng ở trƣớc địa danh – tên riêng thì nó là loại từ chung chỉ
loại, cũng có khi nó đứng chung hoặc trở thành một yếu tố trong địa danh –
tên riêng độc lập. Sự chuyển hóa vào địa danh c tên riêng đƣợc thể hiện bằng
nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra 2 xu hƣớng chính:
- Thứ nhất là chuyển hóa hoàn toàn thành địa danh – tên riêng.
- Thứ hai là chuyển hóa thành một bộ phận của địa danh – tên riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
Trong tổng số 617 địa danh ở Võ Nhai, có 142 địa danh có thành tố
chung đã đƣợc chuyển hóa vào thành một yếu tố của địa danh – tên riêng,
chiếm 75,068 %.
+ Có 121 trƣờng hợp thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ nhất
hoặc độc lập tạo địa danh, chiếm 58,211%. Ví dụ: hang Nà Kháo (PT), suối
Hang (LT), xóm Cầu Nhọ (TX), xóm Phố (BL). Trƣờng hợp này chiếm đa số
trong địa danh.
+ Có 21 trƣờng hợp thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ hai
trong địa danh chiếm 14,789%. Ví dụ: núi Lân Xã (NT), xóm Khuân Ruộng
(TX), xóm Trung Sơn (TS).
+ Có 3 trƣờng hợp thành tố chung vừa chuyển hóa thành yếu tố thứ
nhất, vừa chuyển hóa thành yếu tố thứ hai của địa danh, chiếm 2,068%. Ví dụ:
xóm Làng Hang (LT), xóm Đồng Ruộng (TX). Tuy nhiên hiện tƣợng này
chiếm không nhiều nên luận văn không đi sâu tìm hiểu vấn đề này.
Bảng 2.4: Kết quả thống kê sự phân bố của thành tố chung khi chuyển
hóa thành các yếu tố trong địa danh-tên riêng
Vị trí ban đầu
của TTC trong
các loại hình địa
danh
Vị trí của các TTC khi chuyển hóa
thành các yếu tố trong địa danh-tên
riêng
Tổng cộng
Yếu tố 1 Yếu tố 2
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%) Số lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
ĐDĐHTN 21 17,355 4 19.048 25 17.606
ĐDĐVDC 69 57,025 14 66.667 83 58.450
ĐDCTNT 31 25,620 3 14.285 34 23.944
Tổng cộng 121 100 21 100 142 100
Khi có sự chuyển hóa vào thành các yếu trong địa danh – tên riêng,
thành tố chung sẽ có những thay đổi về vai trò cấu tạo. Trong cấu trúc ban
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
đầu của một phức thể địa danh thì thành tố chung là yếu tố đƣợc hạn định, còn
địa danh – tên riêng là yếu tố hạn định. Có thể xảy ra hai trƣờng hợp sau:
Thứ nhất: Thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ nhất trong địa
danh – tên riêng, khiến cho bộ phận địa danh – tên riêng này lại có tính chất
và cấu tạo tƣơng tự nhƣ một phức thể địa danh hàm chứa nó. Khi đó địa danh
–tên riêng sẽ đƣợc chia thành hai bộ phận nhỏ hơn nữa là thành tố chung là
cái đƣợc hạn định và tên riêng đi kèm theo sau là cái hạn định cho cái đƣợc
hạn định đi trƣớc nó.
Ví dụ: xóm Làng Áng (LT) thì “xóm” là thành tố chung, địa danh –
tên riêng là “Làng Áng”. Ở đây có sự chuyển hóa của thành tố chung
“làng” thành yếu tố thứ nhất của phức thể địa danh, còn yếu tố thứ hai
“áng” có tính chất đi kèm, hạn định cho yếu tố thứ nhất “làng”.
Hiện tƣợng thứ nhất chuyển hóa vào thành tố chung có tất cả 121
trƣờng hợp chiếm 85,211%. Ta có mô hình chuyển hóa thành tố chung vào
yếu tố thứ nhất nhƣ sau:
Mô hình 2.4: Cấu trúc phức thể địa danh khi thành tố chung chuyển hóa
thành yếu tố thứ nhất trong địa danh
Mô hình
Phức thể địa danh
Thành tố chung TTC chuyển hóa Tên riêng
Ví dụ
Xóm Làng Áng
Ruộng Ao Đông
Cầu Khuổi Phát
Thứ hai: Thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ hai trong địa
danh – tên riêng. Trong trƣờng hợp này vị trí thành tố chung sẽ có sự thay đổi
so với vị trí của thành tố chung trong cấu trúc mô hình địa danh tổng quát và
mô hình xảy ra ở hiện tƣợng thứ nhất. Lúc này vị trí của thành tố chung sẽ
nằm sau vị trí của địa danh và có tính chất hạn định cho thành tố chung đứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
trƣớc địa danh đó. Ví dụ phức thể địa danh: đồi Pắc Khuổi (nguồn suối) thì
thành tố chung là “đồi”, còn “Khuổi” vốn là thành tố chung chỉ loại hình địa
lý đã đƣợc chuyển thành các yếu tố đứng sau địa danh “Pắc”. Điểm đặc biệt là
các thành tố chung đứng ở vị trí sau tên riêng có tính chất hạn định này, phần
nhiều là ngôn ngữ vay mƣợn từ tiếng Hán hoặc ngôn ngữ các dân tộc thiểu số.
Hiện tƣợng này chiếm 14,789%, có thể khái quát hiện tƣợng chuyển
hóa thứ hai của các thành tố chung vào địa danh theo mô hình sau:
Mô hình 2.4: Cấu trúc phức thể địa danh khi thành tố chung
chuyển hóa thành yếu tố thứ hai trong địa danh
Mô hình
Phức thể địa danh
Thành tố chung Tên riêng TTC chuyển hóa
Ví dụ
Xóm Khuân Ruộng
Đƣờng Cao Sơn
Từ kết quả nghiên cứu trên đây, chúng ta nhận thấy trong các phức thể
địa danh, thành tố chung là danh từ chỉ loại hình của các đối tƣợng địa lý có
thể chuyển hóa vào vị trí các yếu tố trong địa danh – tên riêng và trở thành
yếu tố cấu tạo nên bản thân địa danh và khi chuyển hóa vào địa danh – tên
riêng thì thành tố chung phải có nghĩa, ví dụ: xóm Đồng Ruộng (TX) thì
“ruộng” phải có nghĩa.
Trong trƣờng hợp thành tố chung chuyển hóa thành cả hai âm tiết
trong địa danh – tên riêng thì cả hai yếu tố phải có nghĩa và có liên quan với
nhau. Ví dụ: xóm Làng Hang (LT) đó là một xóm có một hoặc nhiều cái
hang ở gần làng đó.
2.3.1.5. Khả năng kết hợp và phân bố của các thành tố chung trong
địa danh Võ Nhai
Ở đây chúng tôi chỉ nói tới sự kết hợp của các thành tố chung đã thống
kê, nhằm phản ánh một cách khái quát không gian địa lý của vùng đất Võ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
Nhai. Định nghĩa của các thành tố chung này đƣợc rút từ cuốn Từ điển tiếng
Việt (Hoàng Phê chủ biên), đồng thời có chỉ ra số lƣợng và khả năng kết hợp
của chúng.
Về mặt số lƣợng, có thể nhận thấy khả năng kết hợp của thành tố
chung với địa danh – tên riêng thuộc loại ĐDĐHTN là cao nhất (338 địa
danh), thấp nhất là ĐDCTNT (91 địa danh).
a. Khả năng kết hợp của các thành tố chung trong ĐDĐHTN
1) Ao: Chỗ đào sâu xuống nƣớc để giữ nƣớc, nuôi cá, thả bèo, trồng
rau. Ví dụ: Ao Mỏ.
2) Cánh đồng, đồng: Khoảng rộng bao la; xuất hiện trong 87 trƣờng
hợp, hoặc với tƣ cách là thành tố chung, ví dụ: cánh đồng Làng Hội (LT),
hoặc với tƣ cách là một bộ phận đứng ở vị trí thứ nhất của địa danh – tên
riêng, ví dụ: xóm Đồng Ẻn (TX).
3) Đồi: Chỉ địa hình lồi có sƣờn thoải, thƣờng cao không quá 200m,
kích thƣớc lớn hơn cồn; xuất hiện trong 81 trƣờng hợp. Ví dụ: đồi Sim (PG),
đồi Khau Mã (TN), đồi Co Lùng (TS).
4) Hang: Khoảng trống sâu tự nhiên hay đƣợc đào vào trong lòng đất,
có 18 lần xuất hiện và làm thành tố chung. Ví dụ: hang Phƣợng Hoàng (PT),
hang Phiêng Tung (TS), hang Cô Tiên (TS).
5) Hồ: Nơi có đất trũng chứa nƣớc, thƣờng là nƣớc ngọt, tƣơng đối rộng
và sâu, có 3 trƣờng hợp: hồ Sen (LT), hồ Nƣớc (CĐ), hồ Quán Chẽ (DT).
6) Khu danh thắng: Chỉ vùng giới hạn trong đó có các danh lam
thắng cảnh đƣợc bảo tồn. Có 2 lần xuất hiện làm thành tố chung đi kèm địa
danh – tên riêng: Khu danh thắng Thác Mƣa Rơi, Khu danh thắng Mái Đá
Ngƣờm Thần Sa
7) Khu di tích: Chỉ vùng giới hạn trong đó có các di tích lịch sử còn
đƣợc lƣu giữ; có 1 lần xuất hiện: Di tích lịch sử Rừng Khuân Mánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
8) Núi: Dạng địa hình lồi, sƣờn dốc. Núi xuất hiện trong 80 trƣờng
hợp, trong đó có 71 tƣờng hợp làm thành tố chung, ví dụ: núi Con Ngựa (TX),
núi Khau Pản (VC), núi Thèng Đố (NT)…
9) Ruộng: Đất trồng trọt ở ngoài đồng, xung quanh thƣờng có bờ,
thành tố chung “ruộng” xuất hiện trong 101 trƣờng hợp, trong đó 87 trƣờng
hợp làm thành tố chung ở vị trí thứ nhất, 24 trƣờng hợp ruộng (nà) chuyển
hoá thành bộ phận ở vị trí thứ hai và thứ ba của địa danh – tên riêng, ví dụ:
ruộng Nà Trang (VC), ruộng Nà Bó (NT)…
10) Sông: Dòng nƣớc tự nhiên tƣơng đối lớn, chảy thƣờng xuyên trên
mặt đất, thƣờng có thuyền qua lại. Thành tố chung “sông” xuất hiện trong 3
tƣờng hợp: sông Dong, sông Đào, sông Nghinh Tƣờng.
11) Suối: Chỉ dòng nƣớc tự nhiên ở miền đồi núi. Có 76 lần xuất hiện
làm thành tố chung. Trong đó 70 trƣờng hợp làm thành tố chung ở vị trí thứ
nhất, 6 lần suối chuyển hoá thành bộ phận của địa danh – tên riêng ở vị trí
thứ hai và thứ ba. Ví dụ: Khuổi Pác Tao (SM), suối Dõm (NT), suối Nguồn
Rồng (TN).
b. Khả năng kết hợp của nhóm thành tố chung trong ĐDĐVDC
1) Huyện: Đơn vị hành chính dƣới tỉnh, có nhiều xã; có một trƣờng
hợp xuất hiện làm thành tố chung: huyện Võ Nhai.
2) Làng: Khối dân cƣ ở nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống
riêng biệt về nhiều mặt và là đơn vị thấp nhất thời phong kiến; có 12 trƣờng
hợp “ làng” xuất hiện ở vị trí thứ hai trong địa danh – tên riêng, ví dụ: xóm
Làng Phật (PT), xóm Làng Tràng (TX).
3) Phố: Đơn vị hành chính cấp thấp tồn tại dƣới phƣờng, chỉ nơi dân
cƣ đông đúc; có 2 lần xuất hiện làm thành tố chung: phố Thái Long (ĐC), phố
Đình Cả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
4) Xóm: Chỉ khu dân cƣ nhỏ ở nông thôn, cũng là nơi tập trung của
nhiều gia đình có cùng nghề nghiệp; xóm xuất hiện trong 172 trƣờng hợp và
làm thành tố chung cho địa danh, ví dụ: xóm Hiên Minh (LH), xóm Đồng
Đình (VC), xóm Ngọc Sơn 1 (TS).
5) Xã: Đơn vị hành chính ở nông thôn gồm một số thôn; xã xuất hiện
trong 14 trƣờng hợp xà làm thành tố chung cho địa danh. Ví dụ: xã La Hiên,
xã Bình Long, xã Vũ Chấn…
c. Khả năng kết hợp của thành tố chung trong ĐDĐHNT
1. Cầu: Chỉ công trình xây dựng bắc qua trên sông hồ, chỗ trũng để
tiện đi lại; có 36 trƣờng hợp “cầu” xuất hiện làm thành tố chung, ví dụ: cầu
Nà Ruộc (TS), cầu Treo Vẽn (BL), cầu Đá (LT).
2. Đập: Công trình đƣợc đắp hay xây dựng bằng đất, đá hoặc bê tông
để ngăn, chứa hay giữ nƣớc; có 15 trƣờng hợp “ đập” xuất hiện làm thành tố
chung. Ví dụ: đập Mỏ Vùng (LT), đập Đồng Vòi (BL), đập Tràn (SM).
3. Đƣờng: Là lối đi nhất định đƣợc tạo ra để nối liền hai địa điểm, hai
nơi. “Đƣờng” có khả năng hoạt động khá cao, xuất hiện ở 41 trƣờng hợp
trong địa danh và làm thành tố chung. Ví dụ: đường Tỉnh 265 (DT), đường
Cái Cả (PG), đường Bản Cái (NT).
4. Quốc Lộ: Chỉ đƣờng chung của cả nƣớc, do chính phủ quản lí (phân
biệt với đƣờng do địa phƣơng quản lí): quốc lộ 1B.
2.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DANH HỌC CỦA ĐỊA DANH VÕ NHAI
2.4.1. Đặc điểm khái quát về kiểu cấu tạo của địa danh Võ Nhai
Chúng tôi đã thống kê, phân loại hệ thống địa danh Võ Nhai xét về mặt
cấu tạo trong bảng 2.5 dƣới đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
Bảng 2.5: Thống kê địa danh Võ Nhai theo kiểu cấu tạo
Loại hình
địa danh
Số lƣợng địa danh theo kiểu cấu tạo Tổng cộng
Cấu tạo
đơn
Cấu tạo phức Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%) CP ĐL
ĐDĐHTN 140 188 8 336 54,457
ĐDĐVDC 19 160 10 189 30,632
ĐDCTNT 21 70 1 92 14,910
Tổng
cộng
Số
lƣợng
180 418 19
617 100
Tỷ lệ
(%)
29,173 67,747 3,079
Sau đây chúng ta xem xét cụ thể từng loại cấu tạo địa danh Võ Nhai để
từ đó nêu một số nhận xét khái quát.
2.4.1.1 Loại địa danh đơn yếu tố
Các địa danh đơn yếu tố chủ yếu là những từ đơn tiết. Trong tổng số
180 địa danh đơn yếu tố (chiếm 29,173%) cá biệt chỉ có 3 địa danh đa tiết là
từ láy âm hoặc mô phỏng âm thanh: núi Tò Vò (TX), núi Tắc Kè (PT), đồi Tắc
Kè (PG). Trong tổng số 180 địa danh đơn yếu tố, thì chủ yếu là ĐDĐHTN:
140 ĐDĐHTN chiếm 22,690%
19 ĐDĐVDC chiếm 3,079%
21 ĐDCTNT chiếm 3,404%
Số liệu thống kê trên chứng tỏ các địa danh đơn yếu tố chỉ các hiện
tƣợng tự nhiên đã có từ rất lâu đời. Chúng đặc trƣng cho cảnh quan của địa
phƣơng nơi đây.
Xét về phƣơng diện từ loại, các địa danh đơn yếu tố vốn là các từ đơn
thuộc nhiều loại từ khác nhau, nhƣng chủ yếu là danh từ. Ví dụ: xóm Mìn
(PG), xóm Vẽn (BL)…
Xét về nguồn gốc, các địa danh đơn yếu tố thuộc nhiều ngôn ngữ
khác nhau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
- Địa danh có cấu tạo đơn thuần Việt: đó thƣờng là những danh từ,
nhƣng cũng có thể là động từ hoặc tính từ xét về mặt từ loại. Tất cả các từ loại
phi danh từ này khi kết hợp với danh từ là thành tố chung thì đƣợc danh hóa
để thực hiện chức năng hạn định cho thành tố chung. Ví dụ:
+ Danh từ: xóm Chùa (LM), núi Lều (TX)…
+ Động từ: núi Lở, suối Lũ (DT)…
+ Tính từ: núi Đỏ (TS), đường Mới (LH)…
- Địa danh có cấu tạo đơn là từ Hán Việt, ví dụ: đồi Trung (VC), suối
Đát (LH)…
+ Địa danh gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số, ví dụ: Lân Đăm (núi đen)
(LH), Pò Mò (đồi có mộ ngƣời chết) (SM)…
Có thể nhận thấy địa danh đơn yếu tố chiếm số lƣợng khá cao. Những
kiểu địa danh này chủ yếu là danh từ phản ánh nét đặc trƣng tiêu biểu miền
núi của địa hình Võ Nhai. Tuy nhiên để xét về đặc điểm cấu tạo, chúng tôi
nghiên cứu sâu hơn về địa danh có cấu tạo phức.
2.4.1.2 Loại địa danh phức
Địa danh có cấu tạo phức là địa danh gồm hai thành tố có nghĩa trở lên.
Loại địa danh này có thể đƣợc phân ra thành 2 loại nhỏ hơn xét theo mối quan
hệ giữa các thành tố: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ.
Trong tổng số 617 địa danh có 437 địa danh có cấu tạo phức, chiếm
70,83 %. Loại cấu tạo phức có ở hầu hết các loại hình địa danh:
ĐDĐHTN 198 trƣờng hợp, chiếm 32,09 %
ĐDĐVDC 169 trƣờng hợp, chiếm 27,34%
ĐDCTNT 70 trƣờng hợp, chiếm 11,40 %
a) Địa danh phức cấu tạo theo quan hệ chính phụ
* Xét về số lƣợng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
Trong tổng số 437 địa danh có cấu tạo phức thì có 418 địa danh có cấu
tạo theo quan hệ chính phụ, chiếm 67,80% (418/617). Sự phân bố của từng
loại hình địa danh nhƣ sau:
ĐDĐHTN: 188 trƣờng hợp, chiếm 30,47%. Ví dụ: núi Con Bò (BL),
cánh đồng Chân Chim (TX), suối Hai Nguồn (TX)…
ĐDĐVDC: 160 trƣờng hợp, chiếm 25,93%. Ví dụ: xóm Nà Giàm, thị
trấn Đình Cả, xã Thần Sa…
ĐDCTNT: 70 trƣờng hợp, chiếm 11,40%. Ví dụ: đập Nà Khù (TS), cầu
Cúc Phung (DT), đường quốc lộ 1B…
Xét về vị trí các yếu tố, trong các địa danh có cấu tạo phức theo quan
hệ chính phụ, vị trí của các yếu tố chính và yếu tố phụ có tính chất tƣơng đối
ổn định.
- Trong các địa danh thuần Việt: Thành phần chính đứng trƣớc, thành
phần phụ đứng sau. Thành phần chính thƣờng là danh từ hoặc danh ngữ. Ví
dụ: trong các địa danh đồi Cây Đa (LH), suối Voi Đầm (DT) thì các yếu tố
“cây”, “voi” là các yếu tố chính đứng trƣớc, còn các yếu tố “đa”, “đầm” là các
yếu tố phụ đứng sau nhằm bổ sung và phân biệt đối tƣợng.
- Trong các địa danh Hán Việt: yếu tố chính thƣờng đứng sau, còn các
yếu tố phụ đứng trƣớc theo cấu trúc ngữ pháp tiếng Hán. Ví dụ: xóm Bắc
Phong (DT), xã Bình Long thì các yếu tố “phong” và “long” là yếu tố chính,
còn “bắc” và “bình” là yếu tố phụ.
- Trong các địa danh thuộc ngôn ngữ dân tộc thiểu số: trật tự các thành
tố cấu tạo địa danh giống các địa danh thuần Việt: yếu tố chính đứng trƣớc, yếu
tố phụ đứng sau có chức năng bổ sung về nghĩa cho yều tố chính. Ví dụ: núi Pu
Đeng (núi cua đỏ) (CĐ), Pò Nà Xạ (đồi ruộng xạ) (NT) thì các yếu tố “đeng”,
“xạ” là yếu tố phụ, còn “pu” và “nà” là các yếu tố chính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
- Địa danh có yếu tố cấu tạo hỗn hợp: Đây là những địa danh trong
thành phần cấu tạo có sự kết hợp cả yếu tố Việt, yếu tố gốc Hán lẫn yếu tố
thuộc ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Ví dụ: cánh đồng Phương Bá (DT), đồng An
Vạ (BL), xóm Tân Đào (TX), núi Ba Mộc (VC), đồi Khau Mã (TN), xóm Làng
Tràng (TX)…
Có một số trƣờng hợp địa danh có số lƣợng đa yếu tố (hơn hai yếu tố)
và giữa các yếu tố có quan hệ chính phụ với nhau, ví dụ: di tích Rừng Khuân
Mánh, danh thắng Mái Đá Ngườm Thần Sa. Các địa danh này là kết quả của
quá trình ghép các yếu tố với nhau, chẳng hạn địa danh xã Thần Sa đã đƣợc
ghép và chuyển hóa vào thắng cảnh Mái Đá Ngườm tạo nên tính cố định,
chặt chẽ thành một địa danh cụ thể.
Một số địa danh gồm ba yếu tố có cấu trúc chính phụ điển hình, trong
đó yếu tố thứ ba là yếu tố hạn định cho yếu tố thứ nhất và yếu tố thứ hai. Ví
dụ: danh thắng Thác Mưa Rơi (TS), xóm Hạ Sơn Tày (TS) thì các yếu tố thứ
ba “rơi”, “tày” hạn định cho các yếu tố đi trƣớc.
Ngoài ra, địa danh Võ Nhai còn có một số kiểu cấu tạo có sự kết hợp
với các từ chỉ phƣơng hƣớng, vị trí, số thứ tự. Những yếu tố này thƣờng
đứng ở vị trí cuối của địa danh để thực hiện chức năng hạn định. Ví dụ: xã
Lâu Thượng, xã Phú Thượng, xóm Ngọc Sơn 1 (TS), đường Tỉnh 265 (DT)
thì các yếu tố “thƣợng” chỉ phƣơng hƣớng, các yếu tố chỉ số thứ tự là “1”,
“265” đƣợc dùng với chức năng hạn định.
Vị trí của các yếu tố này cũng có thể thay đổi, có khi chúng không
đứng ở vị trí cuối nhƣ các trƣờng hợp nêu trên, mà đứng ở vị trí thứ nhất
trong địa danh. Ví dụ: xóm Hạ Sơn Tày (TS), xóm Thượng Lương (NT) thì
các yếu tố “hạ”, “thƣợng” cũng có chức năng hạn định cho địa danh.
Trong loại hình ĐDĐVDC, phƣơng thức ghép chính phụ đƣợc sử
dụng là chủ yếu. Hầu hết các từ ghép đƣợc sử dụng ở đây thuộc loại từ ghép
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
phân nghĩa với yếu tố chính đứng trƣớc, yếu tố phụ đứng sau. Những yếu tố
chính thƣờng đứng đầu, còn những yếu tố đi kèm làm thành tố phụ. Ví dụ:
Theo mô hình: La + X có xã La Hiên và các xóm: La Mạ, La Hóa
(LT), La Đồng (LH), La Phài (PT).
Theo mô hình: “Làng + X” có các xóm Làng Lai, Làng Giai (LH),
Làng Hang (LT), Làng Tràng (TX).
Theo mô hình: “X + Long” của xã Bình Long có các xóm Đại Long,
An Long (BL).
Theo mô hình: “Đồng + X” có các địa danh: xóm Đồng Đình (LH),
xóm Đồng Chăn (LT), xóm Đồng Tác (TX).
Theo mô hình: “Khuân + X” có các địa danh: xóm Khuân Ruộng (TX),
Khuân Đã, Khuân Nang (LM).
Các yếu tố phụ đi sau phần nhiều là âm Hán Việt có ý nghĩa nói lên
những nét đặc trƣng của mảnh đất mang tên hoặc những mơ ƣớc của cƣ dân
nơi đây về cuộc sống tốt đẹp của quê hƣơng mình.
b) Địa danh phức cấu tạo theo quan hệ đẳng lập
Địa danh phức có cấu tạo theo quan hệ đẳng lập chiếm tỉ lệ không cao,
chỉ chiếm 3,079% (19/617), trong đó :
ĐDĐHTN 8 trƣờng hợp, chiếm 1,296%
ĐDĐVDC 10 trƣờng hợp, chiếm 1,620%
ĐDCTNT 1 trƣờng hợp, chiếm 0,163%
Đặc điểm của các địa danh có quan hệ đẳng lập là các yếu tố có vai trò
bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa, cũng nhƣ tham gia vào các vị trí trong địa
danh, phần đa các địa danh theo quan hệ đẳng lập đều là những địa danh Hán
Việt. Ví dụ: núi Yên Lạc, đồi Phúc Minh (CĐ), xóm Tân Tiến (DT)…
Một số địa danh thuộc kiểu cấu tạo này có nguồn gốc thuần Việt hoặc
thuộc ngôn ngữ các dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ nhỏ. Ví dụ: hang Phiêng
Tung (TS), Khuẩy Kheo (DT).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
Nhƣ vậy địa danh Võ Nhai có loại cấu tạo đơn và loại cấu tạo phức
gồm hai yếu tố trở lên, gồm những yếu tố cấu tạo có nguồn gốc thuần Việt,
Hán Việt và ngôn ngữ dân tộc thiểu số .
2.4.2. Đặc điểm một số kiểu cấu tạo của địa danh Võ Nhai do các
phƣơng thức định danh chi phối
2.4.2.1 Đặc điểm của những phương thức cấu tạo mới quy định
Phƣơng thức cấu tạo mới là phƣơng thức định danh chiếm vị trí chủ
yếu. Theo phƣơng thức nà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đặc điểm của các địa danh thuộc huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) từ góc độ văn hoá.pdf