Luận văn Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức

“Mạch lạc là mạng lưới gồm tất cảcác quan hệvềnghĩa trong VB,

trong đó có những quan hệ được đánh dấu bằng phương tiện liên kết, và

những mối quan hệ được đánh dấu này thuộc vềliên kết” [4, tr.186].

Mọi phát ngôn trong VB đều được sắp xếp theo một trật tựtuyến tính.

Như đã nói, liên kết bằng mạch lạc là một phương thức đặc thù của VB

tin. Tuy nhiên, nó có cơchếhoạt động riêng. Quan hệthời gian không theo

kiểu nối tiếp thuận chiều, tức cái gì diễn ra trước nói trước, cái gì diễn ra sau

nói sau mà theo kiểu đưa thông tin mới nhất vào (xảy ra trong thời gian gần

nhất) sau đó mới liên hệ đến thời gian diễn ra trước đó theo tính chất phụhoạ

cho thông tin chính. Cũng do phải phản ánh kịp thời những thông tin thời sự

nóng hổi nên mỗi VB, nhất là VB tin là một nhát cắt theo tuyến thời gian- sự

kiện của hiện thực. Kiểu quan hệthời gian không theo trật tựthông thường

này vẫn đảm bảo quan hệngữnghĩa-logic nhất định, đều đảm bảo sựthống

nhất chủ đềchung của VB.

pdf192 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3571 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n TĐVB điển hình có phần kén độc giả hơn. 86 2.4.2. Tính thẩm mĩ Kỹ thuật trình bày cũng góp phần tạo nên sự hấp dẫn của TĐVB thông qua việc khai thác các thủ pháp văn tự như hiệu quả của màu sắc, cỡ chữ, sự bố trí các từ tiêu điểm hay giữa các TĐ với nhau. “Đặt TĐ là một nghệ thuật” [15, tr.81], để ngay cả những độc giả lười đọc nhất cũng dừng lại đọc bài báo. Các toà soạn thường chọn TĐ của một số bài “đinh” để đưa lên trang bìa, trang nhất nhằm lôi cuốn bạn đọc. Cùng một sự kiện có thể đặt TĐ theo nhiều cách khác nhau sẽ dẫn tới những kết quả và thành công khác nhau. Khảo sát các báo Tuổi trẻ, báo Thanh niên, báo Sài Gòn giải phóng, báo Người Đại biểu Nhân dân, báo Tây Ninh ra cùng một ngày 15/01/2008 để so sánh kỹ thuật trình bày giữa các báo (xem ví dụ (80)). Vì đây là một sự kiện chính trị- xã hội quan trọng của đất nước, cho nên hầu hết các báo đều đưa tin và đều được trình bày trang trọng ở trang nhất. Ở ba tờ báo SGGP, Tây Ninh, Tuổi trẻ có đăng ảnh đồng chí Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, trong đó hai báo Sài Gòn giải phóng, Tuổi trẻ có thêm ảnh quang cảnh hội nghị. Ở hai tờ còn lại không có ảnh trình bày. Báo SGGP và báo Người Đại biểu Nhân dân co chữ thể hiện trên TĐVB không có gì khác biệt, trong khi đó, ba báo còn lại đều chú ý sử dụng co chữ, cỡ chữ khác nhau (chữ in, chữ thường, chữ cỡ lớn, cỡ nhỏ), cách trang trí (có gạch dưới, chữ đậm, nhạt) nhằm nhấn mạnh nội dung quan trọng sẽ triển khai trong phần VB. Riêng báo Người Đại biểu Nhân dân có TĐ bộ phận nằm dưới TĐ chung nhằm cung cấp cho độc giả thông tin quan trọng trong VB. Ở cách viết chính tả số từ “lần thứ sáu”, các báo không có sự thống nhất mà có ba cách viết: chữ “sáu”, chữ “Sáu” (viết hoa), và chữ số “6”. 87 Không chỉ trau chuốt về mặt hình thức trình bày, ngôn ngữ báo chí còn được chọn lọc, mang vẻ đẹp của ngôn từ, không rơi vào sự dung tục của phong cách khẩu ngữ. Người viết lựa chọn từ ngữ và những kiểu kết hợp từ sáng tạo, ấn tượng vừa thể hiện được sự chính xác của nội dung vừa thể hiện được tính thẩm mĩ. Sự cẩu thả trong cách dùng từ không những làm mất đi tính chính xác của nội dung mà còn gây phản cảm nơi người đọc. Ví dụ: So sánh cách đặt TĐ của hai tờ báo ra cùng một ngày đăng tải cùng một nội dung. (83) Học sinh đánh thầy giáo bị thương nặng (TT 15.01.2008) Học sinh đánh trọng thương thầy giáo (THN 15.01.2008) Báo Thanh niên đưa tin chính xác do đã chỉ ra được các vai nghĩa trong câu: - diễn tố 1 (hành thể): học sinh - hành động (có chủ ý): đánh - diễn tố 2 (bị thể): thầy giáo Bị thể chịu sự tác động của hành thể dẫn đến trọng thương. Như vậy, trong TĐ của báo Thanh niên, chúng ta hiểu nghĩa là hành động có chủ ý của hành thể/ tác thể (học sinh) gây ra cho bị thể (thầy giáo) kết quả là làm trọng thương bị thể (thầy giáo). Báo Tuổi trẻ lại đưa ra cách hiểu mơ hồ dễ gây nhầm lẫn. Ở đây, xuất hiện từ “bị”, dẫn đến cách hiểu là: Học sinh đánh thầy giáo và học sinh bị thương nặng. Cách ngắt dòng hợp lí cũng là một phương diện thẩm mĩ của TĐ, ngày càng được báo chí quan tâm nhiều hơn. Ngược lại, ngắt dòng không hợp lí làm mất đi thiện cảm của độc giả dành cho bài báo. 88 Cách dùng từ vay mượn nửa Tây nửa ta, hoặc ưa chuộng thói sính dùng từ nước ngoài cũng làm mất đi tính thẩm mĩ của TĐ. Ví dụ: (84) Festival âm nhạc nghệ thuật- Art Port’08 (GD&TĐ 19.7.2008) Festival dịch là liên hoan. Vậy sao không đặt “Liên hoan âm nhạc nghệ thuật” dễ hiểu, dễ gây thiện cảm hơn. Đó là chưa kể đến cụm từ ART PORT’08 khó hiểu, đầy thách đố đối với độc giả. Viết tắt không theo quy tắc trên các TĐ cũng là một sự thách đố cho độc giả, khiến cho độc giả mất hứng thú với bài báo. Ví dụ: (85) 4,4 triệu Euro đầu tư cho KDTSQ Kiên Giang (ĐV 16.7.2008) Từ viết tắt KDTSQ không thông dụng khiến độc giả khó hiểu. Độc giả phải tìm hiểu trong nội dung bài báo mới nắm được nghĩa từ viết tắt KDTSQ là Khu dự trữ sinh quyển. 2.4.3. Tính sáng tạo Trong thời đại bùng nổ thông tin, báo chí ngày càng phát triển thì yêu cầu về sự sáng tạo càng được xem trọng. Nếu không có sự sáng tạo, mới mẻ, báo chí sẽ dần mất đi độc giả. Sự sáng tạo tạo ra bộ mặt mới cho báo chí, tránh đi vào lối mòn, nhàm chán. Muốn làm được điều đó, trước tiên cần quan tâm đến cách tạo lập TĐ một cách sáng tạo. Ví dụ: (86) So sánh báo Tuổi trẻ và báo Thanh niên cùng đăng tải sự kiện giống nhau ngày 15/01/2008. Làm giả hàng của chính mình từ hàng Trung Quốc (TT 15.01.2008) Công ty khoá Minh Khai tự làm giả... khoá Minh Khai (THN 15.01.2008) 89 Báo Tuổi trẻ không nêu tên cụ thể, gây sự tò mò cho người đọc. Còn báo Thanh niên nêu tên cụ thể để rồi người đọc bị bất ngờ bởi kết cấu TĐ hơi “lạ đời”. Tính sáng tạo còn thể hiện qua sự kết hợp những từ, hình ảnh ấn tượng, bất ngờ. Ví dụ: (87) Hai chàng “xách búa” đi Tây (THN 25.7.2008) Từ “xách búa” nghe có vẻ giang hồ, dữ tợn, nhưng khi kết hợp với từ “chàng” là cách nói mang tính văn chương, nghệ sĩ thì người đọc ngẫm nghĩ lại. Thêm vào đó, từ “xách búa” lại được để trong dấu ngoặc kép, ắt hẳn tác giả có dụng ý. Từ những phán đoán ban đầu đó, độc giả đi vào nội dung và phát hiện hai “chàng” chính là hai hoạ sĩ, còn “xách búa” bởi vì đây là hai nghệ sĩ điêu khắc. Khi đưa vào TĐ các thành ngữ, tục ngữ, thông thường người ta tiết kiệm được lời mà ý đồ giao tiếp vẫn thực hiện một cách có hiệu quả. Kiểu kết hợp từ khá độc đáo gây ra những bất ngờ trong việc tiếp nhận thông tin, là những sáng tạo cá nhân, những cách nói hình ảnh gợi ra cho người đọc một cách tiếp cận mới về đối tượng. Sử dụng (mô phỏng) các thành ngữ, tục ngữ, lối nói quen thuộc một cách khác lạ, có hiệu quả, sử dụng tốt các biện pháp chơi chữ và dùng lối nói bỏ lửng cũng là cách đặt TĐ một cách sáng tạo. (Xem thêm phần Các phương thức hàm ngôn) 2.5. Chức năng giao tiếp của tiêu đề văn bản tin tức 2.5.1. Người thụ ngôn Tin tức trên báo nhiều, độc giả không có thời gian đọc hết các bản tin, có khi chỉ đọc một số TĐ. Người đọc là khách thể, và họ chỉ hiểu trùng hợp với chủ thể khi câu chữ được thể hiện trên TĐVB thật rõ ràng. 90 Trong tâm lí tiếp nhận, những yếu tố quan trọng tác động đến người nghe, được người nghe trông đợi là phương diện tác nhân (ai hành động), hành động gì và đối tượng tiếp nhận. Trong TĐVB, thường thấy là câu Đề- Thuyết có hai phần, trong đó đầy đủ các phương diện người nghe trông đợi. Liên quan đến chủ thể xuất hiện trong TĐ mà cũng là trong VB còn phụ thuộc vào tiếng tăm của nhân vật chính, nhân vật quan trọng hoặc có tên tuổi. Thường thấy trong TĐVB điển hình, thông tin quan trọng nhất là "ai", tên tuổi, địa vị được đưa vào TĐ. Còn trong TĐVB không điển hình, sử dụng TĐ ẩn danh khi tên tuổi của một cá nhân, tập thể hay tổ chức có liên quan đến câu chuyện không được quen biết nhiều trong giới bạn đọc. Cách đặt TĐ có chủ thể hành động là yếu tố có nghĩa chưa cụ thể đôi khi thu hút/ kích thích người đọc tìm nghĩa cụ thể ở phần tiếp theo của VB. Một cái tên có thể xuất hiện trong TĐ của một bài tin ở tờ báo này nhưng cũng có thể xuất hiện ở cùng vị trí một tờ báo khác, điều này cũng là điều bình thường, vì như nhiều lần đã giải thích, TĐVB là một yếu tố được lựa chọn gắn liền với dụng ý của người viết. Ví dụ: (88) Công ty khoá Minh Khai tự làm giả... khoá Minh Khai (THN 15.01.2008) và Làm hàng giả của chính mình từ hàng Trung Quốc Hà Nội- Ngày 14-1, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC 15) Công an Hà Nội đã kiểm tra kho hàng của Công ty cổ phần khoá Minh Khai phát hiện một số công nhân đang làm giả sản phẩm khoá của chính công ty này…(TT 15.01.2008) Trích dẫn những nguồn tin nổi tiếng được nhiều độc giả biết đến sẽ tạo ra tính chính thống, sự tin tưởng và hứng thú trong bài báo. Ngoài ra, TĐ loại 91 này có hiệu quả tâm lý khá cao vì chúng tạo điều kiện cho độc giả được tiếp xúc gián tiếp với họ. 2.5.2. Người phát ngôn Một TĐ có thể được đặt trước cũng có thể sau khi lập VB. Người tạo ngôn có khi sử dụng kết cấu VB tin có tính khuôn mẫu nhằm “tự động hoá quy trình thông tin”, làm cho nó trở nên nhanh chóng, thuận tiện và quen thuộc hơn giúp người đọc tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất. Trong cách tạo lập TĐ nêu chi tiết phản ánh rõ chủ định của người phát: lấy chi tiết nào làm thông tin hạt nhân và tại sao lại chọn chi tiết đó là lệ thuộc vào cách lựa chọn của người phát/viết. Cấu trúc tin trong câu gồm phần cho sẵn và phần mới. Xét trong quan hệ với cấu trúc Đề-Thuyết, thường phần cho sẵn nằm trong phần Đề, phần mới nằm trong phần Thuyết, nhưng không phải bao giờ cũng tương ứng như vậy. Tiêu điểm trong câu là phần thông tin trọng tâm mà người nói muốn nhấn mạnh, cho là có giá trị thông báo cao nhất, muốn nó được chú ý đến, hay còn hiểu là nơi tập trung chú ý của người phát nhằm làm cho người nhận hiểu đúng ý của mình. Tiêu điểm trong một TĐVB, có khi được đánh dấu bằng kết cấu A:B, trong đó tiêu điểm nằm ở sau dấu hai chấm, rơi vào phần B. AB Trong trường hợp tỉnh lược, chỉ có khả năng phần nêu là có thể bị tỉnh lược, còn phần báo được giữ lại vì tiêu điểm thông báo thông thường nằm trong phần báo. Tiêu điểm còn được tạo ra bằng cách sử dụng từ ngữ phụ trợ. Nguyễn Văn Hiệp cho rằng các từ ngữ phụ trợ, trong đó có các trợ từ thể hiện tính chủ quan, góp phần chỉ báo cho các tiêu điểm thông báo của câu [34]. Ví dụ: 92 (89) Sữa lại tăng giá (SGGP 15.01.2008) Giải bóng đá vô địch nữ châu Á THÁI LAN LẠI THUA ĐẬM (TTSGGP 21.7.2006) Ví dụ (89) trên có trợ từ “lại” vừa mang thành tố nghĩa khách quan (phản ánh) vừa có một thành tố nghĩa chủ quan (nghĩa đánh giá). - Thành tố nghĩa khách quan: phản ánh sự lặp lại của hành động, tính chất, trạng thái nào đó. - Thành tố nghĩa chủ quan: thể hiện một thái độ không bằng lòng của người nói đối với hành động, tính chất, trạng thái... được nói đến. Hình tháp lộn ngược minh hoạ nguyên tắc những yếu tố của tin tức thường được trình bày theo thứ tự giảm dần về tính quan trọng. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, đúng như lời nhận định của The Missouri Group “Càng cố gắng tăng tốc độ phổ biến thông tin thì cấu trúc hình tháp ngược càng trở nên giá trị” [66, tr.155]. (Dẫn theo mô hình của Line Ross trong “Nghệ thuật thông tin”, tr.54) Tít CÓ GÌ MỚI Chú ý ngắn gọn rõ ràng và cụ thể Mào đầu AI? LÀM GÌ? Ở ĐÂU? KHI NÀO Chỉ nêu điều chủ yếu, nếu có thể toàn bộ điều chủ yếu Những yếu tố quan trọng khác thường: NHƯ THẾ NÀO? TẠI SAO? những yếu tố phụ 93 Nội dung chủ yếu của bài báo nằm trong mào đầu. Nội dung chủ yếu của mào đầu nằm trong câu đầu tiên và nội dung chủ yếu của câu đầu tiên nằm ở phần đầu câu đó. Thứ tự giảm dần tầm quan trọng của thông tin là kết cấu phổ biến của tin tức, đồng thời phản ánh kết cấu có tính tâm lý: người đọc nắm bắt thông tin ở phần đầu của một câu hoặc một đoạn tốt hơn là ở cuối hoặc ở giữa, và người đọc sẽ không quá mất nhiều thời gian để nắm bắt được thông tin cần thiết. Như vậy, có thể thấy TĐVB nói chung, TĐVB trong VB tin tức nói riêng, dù xét dưới góc độ là một yếu tố độc lập hay khảo sát chúng trong mối quan hệ với sa-pô và phần còn lại của VB thì rõ ràng là một yếu tố quan trọng nếu không muốn nói là quan trọng nhất, trong cái nghĩa là gây được sự chú ý của người thụ ngôn. Và cùng với sự phát triển của kỹ thuật in ấn, các đặc điểm hình thức cũng góp phần tạo nên cho TĐVB báo chí hiện đại một diện mạo riêng, một mặt đóng góp đầy đủ các yêu cầu về chỉ báo thông tin, mặt khác phục vụ đắc lực cho tâm lí người tiếp nhận. 94 KẾT LUẬN Nghiên cứu TĐVB là một đề tài không mới, đã có nhiều công trình đề cập vấn đề này. Tuy nhiên, từ trước đến nay, tiếp cận về đặc điểm của TĐVB báo chí về phương diện ngôn ngữ vẫn chưa được quan tâm nhiều, nhất là từ góc độ kí hiệu văn tự. Khảo sát đặc điểm của TĐVB trong thể loại tin tức là công việc cần thiết và bổ ích để hiểu rõ thêm mặt hình thức, nội dung, ngữ dụng, và hiệu quả giao tiếp của nó, từ đó có thể xác lập tính chất chuẩn mực của các loại, kiểu TĐ ứng với từng thể loại VB. Kết quả nghiên cứu cho thấy TĐVB đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức VB và dẫn dắt người đọc tiếp nhận VB. TĐVB không chỉ là đơn vị có cấu trúc nội tại độc lập mà còn có mối quan hệ hữu cơ với phần nội dung VB. Chính vì vậy, khảo sát TĐVB tin tức cần làm rõ mối quan hệ hữu cơ đó để thấy được vai trò quan trọng của TĐ trong giao tiếp. Nếu có một cuộc điều tra xã hội học về tác động tâm lí- xã hội của các TĐVB báo chí ắt hẳn chúng ta sẽ thu lượm nhiều kết quả bổ ích. Dựa vào kết quả điều tra này, có thể thấy những kết cấu TĐ nào được độc giả đón nhận, thích thú, ngược lại, những kết cấu TĐ nào dễ bị bỏ qua, từ đó, sẽ giúp ích cho việc đặt TĐVB báo chí theo hướng tối ưu. Dù cố gắng sưu tầm 1000 TĐVB tin tức điển hình và 1000 TĐVB tin tức không điển hình nhưng chúng tôi nhận thức tỉ lệ này trong sự phân bố trên có thể chưa khái quát hết tần suất xuất hiện của chúng trong phong cách báo chí và sự phân loại theo tiêu chí điển hình/ không điển hình chỉ mang tính chất tương đối. Song, luận văn hy vọng phần nào ngữ liệu đáp ứng được yêu cầu miêu tả, phân loại TĐVB tin tức trong phong cách báo chí. Điểm lại thì có mấy vấn đề được xem là đóng góp của luận văn: 95 - Về lí luận Lập ra một bảng danh sách, phân loại TĐVB thể loại tin tức một cách tương đối, có hệ thống. Xác định một số đặc điểm ngôn ngữ của TĐVB tin tức về mặt hình thức, nội dung, ngữ dụng. Bước đầu mô hình hoá được một số kiểu, loại TĐVB thể loại tin tức. - Về thực tiễn Các kết quả phân tích có thể sử dụng vào việc thiết kế TĐ báo chí phù hợp với thể loại tin tức, giúp ích cho những người làm công tác báo chí vận dụng vào nghiệp vụ của mình. Với khả năng có hạn, và trong phạm vi của luận văn cao học, kết quả nghiên cứu của chúng tôi chắc chắn còn khiêm tốn và không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định mà bản thân chúng tôi chưa nhận ra. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề thú vị còn bỏ ngỏ, các kiến giải đưa ra đôi chỗ còn chưa thoả đáng, toàn diện. Tuy vậy, chúng tôi hy vọng những gì khảo sát được có thể gợi mở cho những công trình khác còn tiếp tục khai thác đề tài này. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN 1. Hoàng Anh (2003)a, Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, Nxb Lao Động, Hà Nội. 2. Hoàng Anh (2003)b, “Về cách sử dụng thành ngữ-tục ngữ trên báo chí”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 10, 2003. 3. Hoàng Anh (2005), “Một số thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 9, 2005. 4. Diệp Quang Ban (2007), Văn bản, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 5. Diệp Quang Ban (2008)a, Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt (theo định hướng ngữ pháp chức năng), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Diệp Quang Ban (2008)b, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt (tái bản lần thứ tư), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Nguyễn Trọng Báu (2002), Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 8. Vũ Thị Chín (2007), “Từ trái nghĩa trong các tiêu đề trên báo chí Nga”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 2007. 9. Claudia Mast (2003), Truyền thông đại chúng- Công tác biên tập (Người dịch: Trần Hậu Thái), Nxb Thông tấn, Hà Nội. 10. Claudia Mast (2003), Truyền thông đại chúng- Những kiến thức cơ bản, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 11. David Nunan (1998), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn (Người dịch: Hồ Mỹ Huyền, Trúc Thanh), Nxb Giáo dục. 97 12. Nguyễn Đức Dân (1996), “Dấu ngoặc kép trong những đề báo”, Kiến thức ngày nay, số 218, 1996. 13. Nguyễn Đức Dân (2004)a, “Ý tại ngôn ngoại, những thông tin chìm trong ngôn ngữ báo chí”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 2004. 14. Nguyễn Đức Dân (2004)b, “Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10, 2004. 15. Nguyễn Đức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí. Những vấn đề cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Quang Đạm (1985), “Ngôn ngữ báo chí”, Tập san Người làm báo, số 1, 1985. 17. Hữu Đạt (2001), Phong cách học hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 18. Lê Đình (2009), “Mèo Trạng Quỳnh ăn rau” không phải là “Mèo ăn rau” (góp ý với cách đặt tiêu đề một số bài báo)”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1+2, 2009. 19. Vũ Xuân Đoàn (2003), “Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện sắc thái chủ quan hoặc khách quan trong diễn ngôn”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, 2003. 20. Nguyễn Thị Vân Đông (2003), “Đôi điều nên biết về tiêu đề báo chí tiếng Anh và tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 11, 2003. 21. Nguyễn Thị Vân Đông (2005), “Tiêu đề báo tiếng Anh và tiếng Việt dạng ngữ cố định”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1+2, 2005. 22. Đinh Văn Đức (2000), “Ngôn ngữ báo chí tiếng Việt đầu thế kỷ XX: Một quan sát về ngôn ngữ của báo chí cách mạng Việt Nam (giai đoạn 1925-1945)”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, 2000. 23. Hà Minh Đức (1996) (chủ biên), Báo chí- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 98 24. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí. Đặc tính chung và phong cách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Nguyễn Công Đức (chủ biên), Nguyễn Kiên Trường (2007), Tiếng Việt thực hành và soạn thảo văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. G.Brown & G.Yule (2001), Phân tích diễn ngôn (Người dịch: Trần Thuần), Nxb ĐHQG Hà Nội. 27. G.V.Lazutina (2003), Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo (Người dịch: Đào Tấn Anh, Hồ Quốc Vĩ, Lê Xuân Tiềm), Nxb Thông tấn, Hà Nội. 28. Grabennhicốp (2003), Báo chí trong kinh tế thị trường (Người dịch: Lê Tâm Hằng, Ngữ Phan, Đới Thị Kim Thoa), Nxb Thông tấn, Hà Nội. 29. Trường Giang (2003), “Tâm lý độc giả của báo chí thời nay”, Người làm báo, số 10 năm 2003. 30. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 31. Cao Xuân Hạo (chủ biên), Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm (2001), “Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 1”, Câu trong tiếng Việt, Cấu trúc- Nghĩa- Công dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 32. Cao Xuân Hạo (2006), Tiếng Việt- Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 33. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 34. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 35. Nguyễn Quang Hồng (2002), Âm tiết và loại hình ngôn ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 36. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), “Một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của các đầu đề trong báo chí tiếng Anh hiện đại”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 9+10 năm 2001. 99 37. Nguyễn Thị Thanh Hương (2002), “Trích dẫn trong báo tiếng Anh”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 14 năm 2002. 38. Jacques Locquin (2003), Từ thông tin đến quảng cáo, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 39. Jean- Luc Martin- Lagardette (2003), Hướng dẫn cách viết báo (nhiều dịch giả), Nxb Thông tấn, Hà Nội. 40. Nguyễn Thị Ly Kha (2008)a, Dùng từ, viết câu và soạn thảo văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 41. Nguyễn Thị Ly Kha (2008)b, Ngữ pháp văn bản và luyện tập làm văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 42. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Khoa học xã hội. 43. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách văn bản, Nxb Giáo dục. 44. Hồ Lê (1982), “Nhờ đâu những tiêu đề bài viết có sức hấp dẫn”, Ngôn ngữ S.P, số 1 năm 1982. 45. M.I.Sostak (2003), Phóng sự: Tính chuyên nghiệp và đạo đức (Người dịch: Lê Tâm Hằng, Ngữ Phan), Nxb Thông tấn, Hà Nội. 46. Michael Schudson (2003), Sức mạnh của tin tức truyền thông (Người dịch Thế Hùng- Trà My), Nxb Chính trị Quốc gia. 47. Michel Voirol (2003), Hướng dẫn cách biên tập (Người dịch: Nguyễn Thu Ngân), Nxb Thông tấn, Hà Nội. 48. Nguyễn Thị Tuyết Ngân (1982), “Cách ngắt dòng trong việc trình bày đầu đề ở các văn bản”, Ngôn ngữ và đời sống, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb Hà Nội. 49. Trần Thanh Nguyên (2003), “Về kiểu tiêu đề mô phỏng trên các văn bản báo chí”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 10 năm 2003. 100 50. Trần Thanh Nguyện (2004), Đặc điểm ngôn ngữ của các văn bản báo chí, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngôn ngữ, Trường Đại học Sư phạm, T.P. Hồ Chí Minh. 51. O.I. Moskalskaja (1996), Ngữ pháp văn bản (Người dịch: Trần Ngọc Thêm), Nxb Giáo dục. 52. Philippe Gaillard (2003), Nghề làm báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 53. Trương Quang Phú (2002), Để hiểu được cái bóng bẩy cái hài hước trong ngôn ngữ báo chí Anh-Mỹ, NXB Đại học Quốc gia TPHCM. 54. Trần Quang (2001), Làm báo lý thuyết và thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 55. Trần Quang (2005), Kỹ thuật viết tin, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 56. Trịnh Sâm (2000), Tiêu đề văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 57. Trịnh Sâm (2001), Đi tìm bản sắc tiếng Việt, Nxb Trẻ. 58. Trịnh Sâm (2008), “Đặc điểm ngôn ngữ báo chí nhìn từ hoạt động báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 12 năm 2008. 59. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2003), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 60. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 61. Việt Tâm (2003), “Trình bày báo để hấp dẫn bạn đọc”, Người làm báo, số 7 năm 2003. 62. Nguyễn Thị Việt Thanh (2000), Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 63. Nguyễn Thị Việt Thanh (2001), “Về một số hiện tượng ngôn ngữ đặc trưng của văn bản tin tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 11 năm 2001. 101 64. Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Văn Tu (2002), Tiếng Việt trên đường phát triển, Nxb Khoa học xã hội. 65. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận. Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 66. The Missouri Group (2007), Nhà báo hiện đại, Nxb Trẻ. 67. Trần Ngọc Thêm (1980), “Một vài suy nghĩ về các phương thức tổ chức văn bản trong ngôn ngữ của Bác Hồ”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2 năm 1980. 68. Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 69. Hữu Thọ (1997), Công việc của người viết báo, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 70. Phạm Văn Tình (1999), “Về khái niệm “tỉnh lược””, Tạp chí Ngôn ngữ, số 9 năm 1999. PHỤ LỤC Để tiện cho việc miêu tả và kiểm tra, luận văn này kèm theo hai phụ lục: Phụ lục 1 gồm 1000 TĐVB tin tức thuộc loại điển hình Phụ lục 2 gồm 1000 TĐVB tin tức thuộc loại không điển hình Cả hai hệ thống đều được khảo sát dưới tám tiêu chí: (1) Câu không xác định thành phần (2) Câu hai phần Đề-Thuyết (3) Câu chỉ có phần Thuyết (4) Câu chỉ có phần Đề (5) Câu tường thuật (6) Câu nghi vấn (7) Câu cầu khiến (8) Câu cảm thán PHỤ LỤC 1 THỐNG KÊ TĐVB THỂ LOẠI TIN TỨC ĐIỂN HÌNH PHÂN LOẠI TĐVB THEO CẤU TẠO VÀ THEO MỤC ĐÍCH PHÁT NGÔN Tên báo/ ngày phát hành Đề mục TĐVB (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 1.3.1.1.1.1.1. Các tỉnh biên giới tích cực triển khai công tác chuẩn bị bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004-2009 x x Thái Lan phá đường dây buôn bán trẻ em từ Cam-pu-chia x x Thành lập lực lượng BĐBP tỉnh Đắc Nông x x Yêu cầu nhanh chóng chấm dứt chiếm đóng I-rắc x x Bra-xin, Cô-lôm-bi-a và Pê-ru ký hiệp định an ninh khu vực x x Đấu tranh chống khủng bố là nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan sức mạnh Nga x x Hai-i-ti: Lực lượng chống đối tiếp tục gây bạo lực x x BIÊN PHÒNG Số 8 từ 19- 26/2/2004 AN NINH BIÊN PHÒNG THẾ GIỚI Ma-lai-xi-a: Bộ Nông nghiệp phối hợp với lực lượng biên phòng ngăn chặn việc nhập lậu gà x x BÓNG ĐÁ 11/7/2007 Thaksin đối mặt với bản án 10 năm tù? x x Giống cao su cho vùng Tây Bắc: LẶP LẠI THÍ NGHIỆM NHIỀU LẦN ĐỂ CHỌN RA GIỐNG TỐI ƯU x x Hội thi thợ giỏi khai thác mủ 2007 TỶ LỆ CÔNG NHÂN ĐẠT LOẠI KHÁ TRỞ LÊN TĂNG CAO x x NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI CTCS BÌNH LONG VÀ PHÚ RIỀNG x x Tập đoàn CNCS VN và Tổng Cục An ninh KÝ KẾT QUY CHẾ PHỐI HỢP x x Cao su Việt Nam 1-1-2008 Thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng: HUY ĐỘNG MỌI NGUỒN LỰC THAM GIA PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU x x ANH: Buôn bán ma tuý ngay trong Đại sứ quán Mỹ x x Báo cáo Thủ tướng Chính phủ những dự án không phù hợp với định hướng phát triển Thủ đô mở rộng x x CÔNG AN NHÂN DÂN 12/4/2008 Các Đảng bộ khối trực thuộc Bộ Công an: Tổ chức Hội thi báo cáo viên kể x x chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh CHÁNH ÁN TAND TỐI CAO TRƯƠNG HOÀ BÌNH TIẾP XÚC CỬ TRI TẠI TỈNH LONG AN: Cử tri kiến nghị xem xét lại một số dự án x x CƠ QUAN CSĐT BỘ CÔNG AN: Đã trưng cầu giám định tử thi một nạn nhân bị sát hại ở nước ngoài x x INDONESIA: Bê bối chuyển tiền bất hợp pháp của Thống đốc Ngân hàng Trung ương x x Khen thưởng các đơn vị Công an TP.Hồ Chí Minh bắt tội phạm x x Lễ phóng vệ tinh Vinasat-1 sẽ được truyền hình trực tiếp vào sáng 19-4 x x Quảng Nam: Thành lập tổ công tác liên ngành lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ x x QUẢNG NGÃI: Đồng bà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVNNH008.pdf
Tài liệu liên quan