Luận văn Đặc điểm của trường ca thu bồn

MỞ ĐẦU . 4

1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu:. 4

2. Giới hạn đề tài:. 5

2.1. Đối tượng khảo sát:. 5

2.2. Đối tượng nghiên cứu: . 5

3. Lịch sử vấn đề:. 5

3.1. Nhận xét mở đầu:. 5

3.2. Những nhận xét chung về Thu Bồn: . 6

3.3. Nhận xét về kết cấu, cốt truyện:. 8

3.4. Nhận xét về cảm hứng sử thi và cảm hứng trữ tình của trường ca

Thu Bồn. 9

3.5. Nhận xét về hình tượng và ngôn ngữ. 11

4. Phương pháp nghiên cứu: . 12

4.1. Phương pháp hệ thống: . 12

4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp: . 12

4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu: . 12

4.4. Phương pháp xã hội học:. 13

5. Đóng góp của luận văn: . 13

6. Kết cấu luận văn: . 13

CHƯƠNG 1. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TRƯỜNG CA THU BỒN . 15

1.1. Thời đại - nhà thơ. 15

1.1.1. Thời đại . 15

1.1.2. Nhà thơ. 15

1.2. Hình tượng nhân vật trong trường ca Thu Bồn: . 17

1.2.1. Hình tượng người chiến sĩ . 18

1.2.2. Hình tượng người phụ nữ. 34

CHƯƠNG 2. CẢM HỨNG SỬ THI VÀ CẢM HỨNG TRỮ TÌNH TRONG

TRƯỜNG CA THU BỒN . 40

2.1. Cảm hứng sử thi trong trường ca Thu Bồn:. 40

2.2. Cảm hứng trữ tình trong trường ca Thu Bồn:. 51

CHƯƠNG 3. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRƯỜNG

CA THU BỒN . 63

3.1. Không gian nghệ thuật trong trường ca Thu Bồn:. 63

pdf103 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm của trường ca thu bồn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất / Xương óc tao rải khắp quê hương" (Thu Bồn - Bài ca chim Chơ rao) Ở đó như vẫn còn nguyên trong sâu thẳm tâm hồn của người xưa là những niềm cảm khái, có cả vinh quang và cay đắng nhưng cảm hứng bao trùm vẫn tràn đầy niềm tự tôn, tự hào. Ở đó hiện ra toàn bộ sức sống bền bỉ và sức mạnh hòa hợp của cả một cộng đồng. Bởi thế, nó là sự kế thừa của cha ông "Đời cha có hóa ra than củi / Đời con rực cháy lửa trong tim" (Thu Bồn - Bài ca chim Chơ rao) Đó là cái truyền thống đã chảy trong huyết mạch mỗi người, nó là sự truyền lại và kế thừa ý chí, ước mơ khao khát mãnh liệt đến cháy bỏng của cả một dân tộc. Đó là bài ca về dân tộc, về con người. Bởi vậy sau Hùng Rin mới có Dang Nghi A bất chấp "cung nỏ, đục choòng" của kẻ thù vẫn khắc sâu thêm dòng chữ "Hồ Chí Minh muôn 47 năm", cho thấy sự dũng cảm kiên trung của người chiến sĩ anh hùng: "Dang Nghi A như ngọn đuốc băng mình / Gãy đổ cây rừng vách đá rung rinh" (Thu Bồn - Vách đá Hồ Chí Minh) Đây quả thực là một sức mạnh siêu nhiên, biến căm hờn và đau thương thành sức mạnh và ý chí, thành "ngọn đuốc" và "ngọn đuốc" ấy cháy hừng hực và dữ dội: làm đổ cây rừng, vách đá phải rung rình. Độ cao của vách đá được so sánh với ý chí của con người: "Vách đá cao như khí phách của con người". Việc lấy ý chí con người làm chuẩn để so sánh với thiên nhiên đã khiến cho khí phách người anh hùng được tăng lên, được nâng lên một tầm vóc mới. Giống như xưa kia Thủy Tinh không thể mãi làm cho nước dâng ngập núi, con người không thể đạp đổ dãy Trường Sơn nhưng với sự thông minh khôn khéo con người hòa với thiên nhiên thành một chúa tể siêu phàm hùng mạnh: "Vách đá như lồng ngực người chiến sĩ / Đập vào biển Đông, sóng dội gấp trăm lần" (Thu Bồn - Vách đá Hồ Chí Minh) Không dừng ở đó mà dường như mỗi lần va đập, sức mạnh đó lại càng được nhân lên oanh liệt hơn, người chiến sĩ trở nên hùng cường hơn: "Lồng ngực con người căng trong bão tố / Máu vọt ra mở đường cho vách đá" (Thu Bồn - Vách đá Hồ Chí Minh). Câu thơ khắc sâu trong tâm trí mọi người như một thứ khẩu hiệu đấu tranh vì đó là hiện thân của khí phách dân tộc. Tiếp nối hình tượng là tù trưởng DamSan: Hùng, Rin, Dang Nghi A và những người chiến sĩ trong trường ca Thu Bồn, họ phi thường quả cảm và luôn chiến thắng ở cõi người với những lí do hiển nhiên: họ tài giỏi và nhạy cảm với số phận cả bộ tộc trong lao động. Nhưng để được như vậy bên cạnh những người chiến sĩ ấy còn có sự góp sức của nhân dân, thậm chí là cả những người phụ nữ.nếu như người con trai ra trận thì người con gái ở nhà "nuôi cái cùng con", làm hậu phương vững chắc và người mẹ của bản làng, rừng núi lại quyết góp sức mình vào việc giữ gìn từng hạt muối nuôi dân quân đi làm cách mạng 48 "Mẹ giữ muối như giữ từng giọt máu Đừng tan muối ơi ! Chất mặn Sa Huỳnh Muối trắng giằng từ bàn tay giặc Thấm máu bao đồng đội đã hi sinh" (Thu Bồn - Bài ca chim Chơ rao) Hay hình ảnh Dy Mơ Thưng trong "Vách Đá Hồ Chí Minh" tương tự như Hơ Nhí, Hơ Bhí trong "Bài ca Damsan": họ hiện ra vẻ đẹp nữ tính, toàn vẹn và đều là những người tha thiết với nghĩa vụ cao cả bảo vệ phong tục cộng đồng. Điều này làm ta nhớ tới những câu thơ trong "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm: "Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà đàn bà cũng đánh Nhiều người đã trở thành anh hùng" Ngoài ra hình ảnh của người con gái Sao, Y Rin, trong trường ca Thu Bồn giống như HơBia và nữ thần mặt trời, họ là hiện thân cho khát vọng tình yêu lí tưởng. Nó như tiếp thêm sức mạnh quyết tâm và làm giàu tâm hồn những người chiến sĩ anh hùng kiên trung tạo nên con người thời đại mới Có thể thấy rằng hầu hết tính sử thi anh hùng được xây dựng trong trường ca đều xuất phát từ những con người bình thường những người dân gần gũi giản dị nhưng họ là những người lính mang trong mình trái tim cháy sáng hừng hực lòng yêu nước và căm thù giặc. Trong "Bài ca chim Chơ rao", ''Vách đá Hồ Chí Minh", con người sử thi được thắp sáng bằng hình ảnh đối lập giữa người anh hùng và kẻ thù - quân giặc cướp nước bạo tàn. Nhân vật và khung cảnh được khắc họa có kích thước và tầm vóc khuynh hướng cách điệu hóa - tạo cảm hứng sử thi. Song khác với sử thi trước thời kháng chiến chống Mĩ, nếu như người anh hùng của sử thi cổ được xây dựng dưới hình ảnh của vị thần thì ở trường ca Thu Bồn đó lại là những người anh hùng của thời đại mới, họ rất thực rất đời thường, rất gần gũi với nhân dân nhưng mang trong mình sức mạnh và ý chí tinh thần thép. Những người chiến sĩ hùng cường trong trường ca Thu Bồn không phải là người đứng đầu bộ tộc như tù trưởng Đam san, nhưng họ là Tnú của dân tộc, đại diện cho khát vọng và ý chí 49 của dân tộc. Mang trong mình kích thước của lịch sử họ tiêu biểu cho vẻ đẹp của dân tộc và cộng đồng; đó là vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh. Tất cả làm nên "Bài ca giữ nước" anh hùng và đẹp lạ lùng. Từ đó khiến cho bản trường ca Thu bồn mang đậm âm hưởng hào hùng và những biểu tượng nói về sự cao cả của đất nước và con người: "Nằm khuất nơi đấu ven rừng đá lạnh Trọn đời làm chiến sĩ vô danh Cho tổ quốc lừng danh hiển hách Những đôi mắt xanh thèm khát mảnh trời xanh" (Thu Bồn - Bài ca chim Chơ rao) Phải chăng đây cũng chính là ngọn nguồn làm nên sức mạnh bất khuất, đưa người anh hùng từ truyền thống vẻ vang lên đến tầm cao thời đại. Nhưng ngay cả khi ngợi ca sức mạnh thiên thần, cái vẻ đẹp anh hùng ấy, các nhà thơ vẫn không quên gương mặt tâm hồn anh, bởi vì chính trái tim nhiệt huyết làm ngọn nguồn tạo nên sức mạnh ấy. Ta hiểu sao những con người, bình dị ấy lại lừng danh trên thế giới "Mạnh hơn tất cả bom đạn, đạn bom, làm run sợ cả lầu năm góc". Viết về chiến tranh thì không thể né tránh những đau thương mất mát của chiến tranh; Thế nhưng mất mát, hi sinh không có nghĩa là bi thương yếu đuối. Những con người trong trường ca Thu Bồn nói riêng, cũng như tất cả những trường ca khác nói chung đều là những anh hùng vô cùng dũng cảm, bất khuất và họ đẹp hơn cả là giữa bao nhiêu bộn bề, sự mất mát đau thương đến cháy lòng dạ thì họ vẫn lạc quan để sống và hi vọng về một ngày mai chiến thắng, dù rằng họ đang sống trong không khí bom đạn vây quanh của kẻ thù, không có một ngày bình yên để ngắm mặt trời. Đó cũng là lí do tại sao người anh hùng trong trường ca Thu Bồn còn sống mãi như một biểu tượng vĩ đại của dân tộc: "Sợi dây trói cháy thành tro bụi / Nhưng tim anh hùng vẫn còn đập giữa khói đen". Cho dù kẻ thù có man rợ, tàn ác đến mấy thì chúng cũng có thể thiêu cháy thể xác người anh hùng nhưng còn trái tim người anh hùng nóng bỏng và nhiệt huyết thì vẫn còn đập mãi Hình ảnh "Đập giữa khói đen" khiến cho hình tượng người chiến sĩ 50 trở nên thiêng liêng hơn, cao cả hơn. Những trái tim của người chiến sĩ ấy sẽ mãi đập những nhịp đập thật mạnh mẽ, điều đó để trả lời với kẻ thù rằng: "Quân thù kia ơi ! Một bầy man rợ Bay đừng hòng khuất phục đời ta Bay định đốt ta thành hòn than quỳ lạy Trong ánh lửa hồng ta xuất hiện một vòng hoa (Thu Bồn - Bài ca chim Chơ rao) Quả thực, cho dù thể xác người chiến sĩ có phải tan ra thành tro bụi thì trái tim, lí trí, khối óc người chiến sĩ vẫn còn đó. Bởi vậy nó kết thành một vòng hoa rực rỡ trên ánh lửa hồng - "Qua máu nở thành hoa". Hình ảnh "Ánh lửa" khiến ta nhớ tới hình tượng "lửa" trên đầu ngón tay Tnú - nhân vật anh hùng trong "Rừng Xà nu" của Nguyên Ngọc. Hình ảnh "lửa" ở đây như một nốt nhấn trong bức tranh đất nước nổi dậy của Nhà văn. Đó là "lửa" mà kẻ thù tìm cách tàn phá cuộc sống bình yên. Nhưng không chỉ thế mà người đọc còn nhận thấy trong đó những hình ảnh lửa khác; lửa căm hờn trong đôi mắt người chiến sĩ như: Hùng, Bin, Trức "lửa" để khẳng định bản lĩnh và tinh thần cách mạng kiên cường của người chiến sĩ trong những ngày khủng khiếp mà kẻ thù đã tra tấn các anh, rồi lửa báo hiệu những ngày núi rừng Tây Nguyên đã nổi dậy, báo hiệu chúng ta đã cầm súng. Bởi vậy, đôi bàn tay Tnú trong "Rừng Xà Nu" giống như "vòng hoa" thông thường mà là "đôi bàn tay" và "vòng hoa" tượng trưng cho số phận, đó là số phận của Hùng, Rim, Trúc nhưng cũng chính là số phận của cả một dân tộc. Nó trở thành một biểu tượng nghệ thuật tôn thêm vẻ đẹp con người. Đúng như một nhà văn đã từng có câu: "Chúng muốn ta hóa thành tro bụi / Ta hóa vàng nhân phẩm lương tâm". Vâng, chính sự "hóa vàng" ấy thể hiện một tấm lòng kiên trung, vững bền của người chiến sĩ. Năm tháng đã đi qua, thời gian hiện tại sẽ là quá khứ, nhưng hình ảnh những người chiến sĩ anh hùng bất tử trong lòng mỗi con người - từ con người trong thời chiến đến những con người sống trong hòa bình hôm nay. Nên thế mà: 51 "Cỏ không phủ được lối người đi trước Hố bom không vằm đứt được lời ca Con đường Hồ Chí Minh lia một vệt Lưỡi gươm trường chém đứt mặt vạn hố bom Ánh đèn pha chẻ hai bóng tối Rừng lưỡi lê xốc mặt trời lên phương nam..." (Thu Bồn - vách đá Hồ Chí Minh) Tất cả những điều đó kết hợp lại tạo thành âm hưởng hào hùng trong toàn bộ trường thiên của Thu Bồn. Hơn nữa, trên hết tất cả đó là biểu tượng về sự cao cả của con người mà những con người ấy lại đại diện cho cả một dân tộc, như chiêm nghiệm của những câu thơ trên vách đá Angkor ca ngợi Jaia Vaman: "...cánh tay người là con đẻ của công lý vắt ngang qua đại dương mênh mông để chặn những vết nhơ thế kỷ...". Nếu sử thi "Đẻ đất đẻ nước" thiên về ý tưởng giải thích chủ quan về một quá khứ vĩ đại trong cảm hứng tự tôn hay "Bài ca Đam San" lại tiêu biểu cho anh hùng và con người thời đại sử thi thì trường ca của Thu Bồn lại muốn trình bày khách quan toàn bộ khát vọng tự khẳng định chính tầm vóc anh hùng của con người thời đại mới - tính thương từ những gì cụ thể đến những gì mở rộng, bao trùm như Tổ quốc, dân tộc, nhân dân luôn được khai thác như là nguồn lực của hành động anh hùng. Tóm lại, từ bức tranh hoành tráng về lịch sử, con người biểu tượng cho sự dũng cảm, kiên trung kết hợp với âm hưởng hào hùng đã tạo nên cảm hứng sử thi trong trường ca Thu Bồn. 2.2. Cảm hứng trữ tình trong trường ca Thu Bồn: Cảm hứng trữ tình trước hết khởi nguồn từ tâm hồn của tác giả. Đối với Thu Bồn, tâm hồn ông hết sức nhạy cảm, rộng mở. Thu Bồn yêu đất nước này vô cùng, yêu từng con người, mảnh đất thân yêu, từng bờ tre, con đường, hàng dừa xào xạc và những đêm trăng thơ mộng. Ai cũng biết chiến tranh là đau thương, là mất mát nặng nề. Trong trường ca của ông đều có cả, đều được phản ánh một cách chân thực, rõ ràng. Là một người lính nơi chiến trường, ông hiểu được hết sự mất mát mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng. Nhưng cũng chính người Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà có lẽ cũng chỉ có người Việt Nam thôi, dân tộc Việt Nam thôi, truyền thống 4000 năm 52 lịch sử đánh giặc giữ nước, họ luôn coi thường gian khổ, họ cười khi đánh giặc, họ ngạo nghễ và hiên ngang trước mọi kẻ thù. Thế nên trong hầu hết các tập Trường ca của ông, bên cạnh cảm hứng hào hùng, mang đậm tính sử thi của một thời đại bi hùng của dân tộc vẫn luôn luôn vang lên những bài ca trữ tình, đôi lúc cả hai như hòa quyện vào nhau tạo nên nhịp đập chung của dân tộc, của cuộc kháng chiến. Trong "Bài ca chim Chơrao", một tù nhân nữ trong đêm tối mà theo song sắt, chân đeo xiềng, bước thấp bước cao...vậy mà: "Ồ! Lạ lùng thay khuya thanh vắng Bỗng vút cao lên tiếng hát trong ngàn Vượt mái tôn dày sương rơi trắng Tiếng hát bỗng trầm một tiếng chinh ngân" (Thu Bồn - Bài ca chim Chơrao) Nhưng chính tiếng hát đó đã làm cho bao con tim khác đang bị giam cầm bật lên một nỗi xúc động, bồi hồi nhịp đập của những trái tim đó trở nên rộn ràng, tràn đầy sinh lực, làm tiêu tan đi cảm giác lạnh lẽo, u tối của ngục tù: "Tiếng hát mơ màng trong giấc ngủ Bao con tim xúc động bồi hồi Giọng hất trầm hùng thương nhớ Như tiếng gió nề trên nương rẫy xa xôi" (Thu Bồn - Bài ca chim Chơrao) Và đúng như vậy: "Dãy núi xa kia ai đốt lửa Vẫy gọi người bạn trẻ đêm nay Lòng ta cũng biến thành ngọn lửa Ta thiêu đốt trại cả đêm dài" (Thu Bồn - Bài ca chim Chơrao) Lòng yêu đời, sự lạc quan đã giúp cho họ có một sức mạnh phi thường, có thể tiêu diệt mọi âm mưu của kẻ thù, có thể sưởi ấm lòng chiến sĩ giữa những đêm đông giá lạnh. 53 Song tiếng hát đó phát ra từ trái tim của người con gái đang tuổi yêu, cô dành tất cả niềm yêu thương, tình cảm của mình cho người con trai mà họ đã yêu nhau từ hồi còn ở bản làng. Giờ đây, vì theo cách mạng đánh giặc mà cả hai ở trong ngục tù. Nên tiếng hát của Sao - tên của cô gái có cái gì đó như trách móc, giận hờn, thể hiện rất rõ tâm trạng khao khát của người con gái: "Rin ơi ! Ngày mai trời sáng Có con chim kêu trước hiên nhà Mày dặn chim nói với người con gái Tất cả tâm tình của chúng ta" Tình yêu đó như bị cắt đứt, chia đôi vì chiến tranh của kẻ thù gây ra. Cũng giống như bao nhiêu những chàng trai cô gái khác. Thu Bồn gửi những năm tháng trai trẻ của mình ở chiến trường ác liệt, chắc rằng cũng có người con gái nào đang chờ đợi Thu Bồn và Thu Bồn đang nhớ về hình bóng của người yêu. Thế nên: "Đêm ngập xuống nặng nề chậm chạp Tiếng hát cuối phòng vẳng vang lên Giọng hát trầm buồn tha thiết Một dòng sông nước chảy êm êm" (Thu Bồn - Bài ca chim Chơrao) Chúng ta thấy rằng cảm hứng trữ tình trong trường ca của Thu Bồn rất khác biệt so với một số nhà thơ khác. Với Nguyễn Khoa Điềm, trong trường ca "Mặt đường khát vọng" thì đó là cảm hứng trữ tình sâu lắng, thiết tha kết hợp với ngôn ngữ dân gian tạo nên một tâm hồn dân tộc nhẹ nhàng như lời ru: "đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc tóc mẹ thì bới sau đầu cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" (Nguyễn Khoa Điềm - Đất nước - Mặt đường khát vọng) Tất cả những gì có trong lịch sử đều góp phần tạo nên đất nước. Nhà thơ đã khắc họa đất nước hết sức điển hình: giàu chất trữ tình và giàu chất lịch sử: "Ôi đất nước 54 bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy / Những cuộc đời đã hóa núi sông ta" (Nguyễn Khoa Điềm - Mặt đường khát vọng). Đọc kĩ, suy ngẫm kĩ ta thấy cảm hứng trữ tình trong trường ca của NKĐ thấm đượm chất sử thi nên mang khuynh hướng giàu chất suy nghĩ, trí tuệ thiên về chính luận: "Em ơi ! Đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước muôn đời" (Nguyễn Khoa Điềm – Mặt đường khát vọng) Còn với Thu Bồn thì là một giọng điệu cao vui, vang xa, tội ác của kẻ thù càng lớn, gian nan chiến tranh càng nhiều thì những tiếng hát lời ca càng vang dội: "Rin nhổm lên ôm chầm thiếu nữ Tưởng gông xiềng nát vụn dưới chân anh Mảnh tôn bay đi để một trời sao lộng lẫy Tường giam bốn phía đổ tan tành" (Thu Bồn - Bài ca chim Chơrao) Tình yêu của họ tạo nên một sức mạnh vô địch có thể làm đứt gãy mọi gông xiềng kìm kẹp của kẻ thù, có thể làm những bức tường nhà tù kiên cố bỗng chốc tan thành mây khói. Một cảm hứng sử thi nói lên tầm vóc, sức mạnh của thời đại. Rồi lại một tiếng hát vang xa: "Cô gái cùng anh ca hát Cườm rung lên lấp lánh ánh sao Bao thác mấy đèo đi mãi "Muốn tự do phải làm cách mạng Nắm tay người dân tộc anh em Vinh dự được làm người chiến sỹ Là trọn đời chiến đấu không tên" (Thu Bồn - Bài ca chim Chơrao) 55 Đọc những câu thơ này chúng ta thấy rất quen thuộc. Với nhịp nhanh, mạnh, nó giống như một lời tuyên thệ của bao thế hệ thanh niên Việt Nam trước khi lên đường chiến đấu. Thực sự vinh dự, thực sự tự hào khi được làm anh bộ đội Cụ Hồ, mang trong mình một lý tưởng cao đẹp. Một bản trữ tình ca cách mạng được Thu Bồn khắc họa rõ nét vào những nhân vật cụ thể là Hùng và Rin. Họ chiến đấu không cần mang tên tuổi bởi họ đã là chiến sỹ cách mạng, mang hơi thở hừng hực của một thời vĩ đại. Chân lý này cũng giống như nhà thơ trữ tình chính trị Tố Hữu khi được mặt trời chân lý soi sáng tư tưởng, thì cũng là lúc cảm thấy: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim" (Từ ấy - Tố Hữu) Những người lính nhà thơ ngày ấy, họ cùng chung một lý tưởng cao đẹp. Hơn nữa vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc gắn liền với số phận của mỗi cá nhân, với hạnh phúc lứa đôi, với tình yêu chồng vợ. Thu Bồn nói về một anh lính có tên là Hùng có quê ở vùng biển thân yêu, hay đó có thể là chính Thu Bồn. Anh ra đi chiến đấu để lại nơi quê nhà cô người yêu bé nhỏ ngày đêm đang vò võ đợi chờ, cùng mái nhà tranh vắng bóng. Hình ảnh đó cứ theo mãi anh, luôn ở trong anh trên mỗi bước đường chiến đấu: "Hùng có mái nhà tranh nho nhỏ Và một người yêu vò võ đợi chờ Hàng dương quanh năm cãi lời ngọn gió Mái tranh nghèo gốc đánh xác xơ" (Thu Bồn - Bài ca chim Chơrao) Cả anh và em đều khắc sâu mối tình của ngày hẹn ước lúc xa nhau. Người con gái đã hứa yêu anh là yêu đến cả trọn đời: 56 "Cô gái hiền quanh năm chài lưới Trên bàn tay có nắng mặt trời Cô gái có tâm hồn sóng biển Hứa yêu anh, yêu mãi trọn đời" (Thu Bồn - Bài ca chim Chơrao) Còn anh: "Ngày ra đi anh hẹn em trở lại Muối biển trọn đời vẫn mặn anh ơi Hãy nhớ em, nhớ con thuyền gợi sóng Một cánh buồm con mỏng mảnh giữa chân trời" (Thu Bồn - Bài ca chim Chơrao) Chắc rằng khi xa nhau ai chả mong có ngày gặp lại, nhưng ai mà biết được ngày nào ? Họ cứ chiến đấu dài lâu, mang theo bên mình tình yêu thuở ấy, gắn chặt tình yêu của mình với tình yêu đất nước "Anh nhớ nhé xóm nghèo chài lưới Con cá tươi nấu trã canh bầu Đất quê ta quân thù còn chiếm Bưng bát cơm mà có biết ngon đâu" (Thu Bồn - Bài ca chim Chơrao) Anh nhớ về em, anh nhớ về mẹ, nhớ tất cả những gì thân quen, gần gũi nơi xóm chài nghèo: "Anh bỗng nhớ tiếng ru bài hát cũ Cái con chim xanh ăn tráì xoài xanh Mẹ ra ru anh những trưa nồng anh ngủ Con chim xanh ăn trái xoài xanh" (Thu Bồn - Bài ca chim Chơrao) Trong Mỹ học, Hêghen cho rằng tự sự là thế giới của khách thể, trữ tình là thế giới của chủ thể. Tự sự là sự tái hiện cuộc sống mang tính chất khách quan, còn trữ tình là sự tái hiện cuộc sống mang tính chủ quan nhưng cuộc sống con người có tính 57 xã hội và tính lịch sử, cho nên nội dung của một tác phẩm văn học, dẫu là sử thi hay trữ tình, chính là sự thống nhất của cuộc sống được nhận bởi nhà văn. Thường thì ta thấy rằng tác phẩm tự sự sẽ thể hiện tính cách nhân vật trong tồn tại xã hội thông qua các đặc trưng về hình tượng nghệ thuật, miêu tả đối tượng, các chi tiết phong phú, ngôn ngữ và kết cấu gắn bó với nhân vật. Nguyên tắc sử thi của văn học sẽ nằm trong chiều sâu của sự cấu tạo và các thủ pháp sáng tạo để dựng lên những tính cách điển hình tồn tại trong xã hội có nhiều biến cố lớn lao. Nhân vật trữ tình là một hình thức đặc biệt biểu hiện nhận thức của tác giả. Vì thế yếu tố trữ tình và sử thi thể hiện ở chỗ người đọc nhận thấy trong trường ca: cái tôi của tác giả, đồng thời cả bóng dáng các nhân vật khác trong đời sống xã hội. Điều đó đã thể hiện xu hướng kết hợp yếu tố trữ tình và sử thi trong trường ca của một số nhà thơ hiện đại. Trường ca, như đã nhiều lần đề cập ở trên, thường thể hiện mục đích nhằm tổng kết một giai đoạn lịch sử lớn lao của dân tộc, và đó là một lý do cơ bản, một đặc tính quan trọng để tạo tính sử thi cho trường ca Thu Bồn khi viết về đề tài chiến tranh thời chống Mỹ. Trong trường ca "Đường tới thành phố", Hữu Thỉnh đã khái quát hóa về cuộc chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Đó là con đường lớn dọc núi rừng Trường Sơn đế tiến về thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng. Đó là con đường phát triển từ hậu phương đến tiền tuyến, con đường với những nhân vật anh hùng như người lính, người mẹ. Và những câu thơ viết về mẹ rất dào dạt chất trữ tình: "Nếu mẹ biết ta còn đông đủ Đang bập bùng thương nhớ suốt hành lang Giọt đèn ấy bớt đi nhiều khuya khoắt Chia bình yên cho mỗi con đường" (Hữu Thỉnh - Đường tới thành phố) Hữu Thỉnh nói chuyện với người yêu bên gốc sim cằn, một gốc sim thôi nhưng nó là Tổ quốc. Vừa trữ tình thiết tha, đằm thắm vừa mang tính trữ tình sâu nặng: 58 "Trời ơi ! Nếu kẻ thù chiếm được Chỉ một gốc sim thôi, dù một gốc sim cằn Tổ quốc sẽ ra sao ? Tổ quốc Thơ ơi thơ ! Hãy ghì lấy gốc sim" (Hữu Thỉnh - Đường tới thành phố) Và trữ tình, đằm thắm sắc màu biết bao, lột tả hết tâm trạng: "Hoa bung biêng đi, con lắc của mùa xuân / Rừng không ngủ vì những hồi gõ tím". Sở dĩ ta nhắc nhiều đến Hữu Thỉnh như vậy là vì Hữu Thỉnh cũng như bao nhà thơ khác đang cùng chung nhịp đập với Thu Bồn. Kết thúc tập trường ca "Bài ca chim Chơrao" là một khúc ca khải hoàn giống như là mừng ngày chiến thắng. Đây có lẽ là tổng kết một giai đoạn chiến đấu hào hùng của đồng bào Tây Nguyên cũng như của cả nước. Đến lúc này kẻ thù hiểu rằng, một dân tộc ngoan cường không thể khuất phục. Còn lời ca trữ tình sảng khoái cho chúng ta thấy rằng họ vẫn đứng vững và ngày càng đứng thẳng, mạnh mẽ bước tiếp con đường thắng lợi vẻ vang: "chim phí bay giữa trời ca hát Kết đoàn vỗ cánh túc nao Chơrao bay kết liền đôi cánh Pơxe ngoan cường phóng mũi tên lao" (Thu Bồn - Bài ca chim Chơrao) Tiếng hát lời ca từ ngục tù đã vang xa ra cả bầu trời rộng lớn, như đoàn kết dân tộc "kết liền đôi cánh". Một dân tộc Tây Nguyên đã anh dũng chiến đấu, kiên cường và bất khuất trong một giai đoạn nhất định: "Đất nước Tây Nguyên anh hùng bất khuất Màu xanh lớp lớp vô tận dấy lên Đầu đỡ vòm trời chân xoài biển cả Vai vắt khăn mây dải lụa mềm" (Thu Bồn - Bài ca chim Chơrao) Ở đây chúng ta thấy được cảm hứng sử thi và cảm xúc trữ tình hòa quyện thành một, nhưng sự kết hợp đến mức hài hòa tuyệt đỉnh ở đây chứng tỏ tài năng của Thu 59 Bồn - ông rất nhạy cảm và lãng mạn: "Đầu đỡ vòm trời chân xoài biển cả / Vai vắt khăn mây dải lụa mềm" (Thu Bồn - Bài ca chim Chơrao). Thu Bồn nhạy cảm lắm. Anh rung động sâu sắc trước nỗi nhớ người yêu của một người lính khi đang hành quân trên con đường Hồ Chí Minh. Trên con đường đầy gian nan khổ ải, qua núi, qua rừng, qua những trở ngại của con đường chiến đấu, tưởng chừng như khó vượt qua nổi, nhưng tuổi trẻ dễ lộ tâm tình, và anh vẫn hành quân, vẫn nhớ "Tôi đi trên con đường Hồ Chí Minh / Tuổi trẻ thơ dễ lộ hết tâm tình / Tôi có một người yêu dưới rặng dừa trĩu bóng / Ở chót lưỡi Cà Mau - trên đầu muôn ngọn sóng / Đợi tôi về !" Người con gái này và anh bộ đội đang hành quân kia, hoặc có lẽ là chính anh lính Thu Bồn đã có một tuổi thơ đầy gắn bó, đã từng cùng nhau tắm chung một dòng sông quê hương, cùng hái những trái dừa ngọt mát, trong vắt ngày thơ dại - cái thuở "dễ lộ hết tâm tình kia!". Những tháng ngày đó là những kỷ niệm không bao giờ quên được đối với mỗi con người. Chúng ta ai cũng có tuổi thơ, ai cũng có một thời để yêu và một thời để nhớ. Như đối với những người lính trong chiến tranh thì những kỷ niệm đó đáng quý biết nhường nào. Nó là liều thuốc bổ trong những tháng ngày mệt nhọc, là sự hồi sinh những giây phút tưởng như không còn nữa. Nhưng có lẽ tuyệt vời hơn, chất trữ tình đằm thắm, sâu sắc hơn ở đây là sự bất diệt của một tình yêu với người con gái mà giờ đây người lính mới thấu cảm được hết. Kỷ niệm càng ùa về, lòng quyết tâm càng dâng cao, sự hồn nhiên yêu đời như tràn ngập bởi một hình ảnh duy nhất: "một người yêu dưới rặng dừa trĩu bóng" vẫn từng giây phút, ngày đêm, tháng năm "đợi tôi về". Chúng ta thấy giọng thơ ở đây đằm thắm, dịu ngọt, dịu ngọt như chính tình yêu kia. Chất trữ tình như thấm sâu vào câu chữ, và rồi thấm sâu, lắng đọng trong lòng người đọc, trong thế hệ hôm nay. Và chất trữ tình ở đây còn mang một giá trị nhân văn sâu sắc. Ở tập trường ca "Chim vàng chốt lửa" ta thấy chất trữ tình có cái gì đó như mang một ý nghĩa triết lý, đòi hỏi người đọc phải dừng lại suy nghĩ lắng sâu nhưng lại cũng hết sức lãng mạn: "...Chim vàng ơi! Phải chăng chim tập đưa nôi / Nghìn chiếc nôi đưa cuộc đời nghèo lên cao vút" (Thu bồn - Chim vàng chốt lửa) 60 Trong bài "Cơn bão rớt", ta thấy sức mạnh của kẻ thù nào đâu có dập nát được sự dẻo dai của những người anh hùng, đến cả những con chim bé nhỏ thì sức mạnh kia cũng chẳng làm gì được nó: "Cơn bão rớt đêm qua / Vết đạn quân thù thành tội nhân dắt cơn bão vào lòng cây đang ứ nhựa / Sáng nay mặt trời lên / Mặt trời lên sáng nay / Chim vàng vẫn hót trong một vùng dĩ vãng của rừng cây" (Thu Bồn - Chim vàng chốt lửa) Đọc trường ca của Thu Bồn chúng ta có thể nhận ra ngay chất trữ tình chính trị được thể hiện rất rõ trong từng tập trường ca. Nói đến trữ tình chính trị, thì hầu hết các nhà thơ trong kháng chiến, hay các nhà thơ trưởng thành trong cách mạng đều ít nhiều có cả. Trữ tình chính trị chính là tâm hồn thơ, giọng điệu thơ, rồi nội dung trong thơ đều mang hơi hướng của cách mạng, theo sát cuộc chiến tranh của dân tộc, gắn với sự chuyển mình lớn lao của lịch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_10_16_9395114154_3445_1871170.pdf
Tài liệu liên quan