Lời cam đoan . i
Lời cảm ơn. ii
Mục lục .iii
Danh mục các chữ viết tắt . iv
Danh mục các bảng. v
Danh mục các biểu đồ . vi
MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử nghiên cứu . 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu . 4
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu . 5
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 5
6. Dự kiến đóng góp luận văn. 7
7. Cấu trúc luận văn. 7
NỘI DUNG. 8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DÂN SỐ, NGUỒN
LAO ĐỘNG. 8
1.1. Cơ sở lí luận. 8
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về dân số. 8
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về nguồn lao động . 16
1.1.3. Mối quan hệ giữa dân số và nguồn lao động. 18
1.2. Cơ sở thực tiễn. 20
1.2.1. Khái quát về đặc điểm dân số của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào . 20
1.2.2. Khái quát về nguồn lao động của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào . 22
Tiểu kết chương 1. 23
102 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm dân số và nguồ n lao đông ̣ của thành phố viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn 500 km, có 3 bến thuyền.
30
* Đường hàng không
Thành phố Viêng Chăn có sân bay nội địa có nhiều tuyến bay với các
tỉnh trong nước. Còn sân bay quốc tế Viêng Chăn có 9 tuyến bay như: Viêng
Chăn - Bangkok, Viêng Chăn - Hà Nội, Viêng Chăn - Sài Gòn, Viêng Chăn -
Campuchia, Viêng Chăn - Trung Quốc, Viêng Chăn - Singapore, Viêng Chăn-
Malaysia, Viêng Chăn - Hàn Quốc.
Nhìn chung mạng lưới giao thông của thành phố Viêng Chăn thuận lợi
cho hoạt động du lịch với trong và ngoài tỉnh, tuy nhiên chất lượng mạng lưới
giao thông thấp và nhiều nơi chưa đầu tư đúng mức [33].
* Hệ thống điện
Hệ thống lưới điện ở thành phố Viêng Chăn ngày càng hoàn thiện đáp
ứng nhu cầu trong quá trình phát triển KT-XH trong 9 huyện, thành phố đã có
điện quốc gia, lấy từ nhà máy thủy điện Nắm Ngừm qua các tuyến tỉnh Viêng
Chăn và thành phố Viêng Chăn. Với hệ thống dây cao thế 115 KV thông qua
đường hạ thế 22 KV - 220V đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của
người dân thành phố. Năm 2015 số lươṇg sử duṇg điêṇ là 939.494.937 Kwh,
(có giá tri ̣79.868.400 USD) [33].
* Hệ thống nước
Hệ thống cung cấp nước cho chuyên dụng và sinh hoạt hiện nay ở thành
phố Viêng Chăn có 4 nhà máy nước với tổng công suất 180.000 m3/ngày đêm
đến nay chỉ đảm bảo khoảng hơn 9.500 m3/ngày đêm. Còn các khu vực ngoại
thành chỉ được sử dụng nước 58% so với dân số người trong thành phố, hầu
như còn thiếu hệ thống cung cấp nước tập trung. Do vậy, ở các khu du lịch
nguồn cung cấp nước chính là các nguồn nước sông, suối tại chỗ. Hệ thống
thoát nước và xử lý nước thải ở thành phố Viêng Chăn nhiều nơi chưa có hệ
31
thống thoát nước, hệ thống thoát nước cũ đã xuống cấp gây ngập úng ở nhiều
khu vực trong mùa mưa, nên dẫn tới ô nhiễm môi trường [33].
* Về thông tin liên lạc
Mạng lưới bưu chính viễn thông rộng khắp và hiện đại đã góp phần đẩy
nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Cùng với sự phát triển
chung của thành phố về mọi mặt kinh tế - xã hội, mạng lưới bưu chính viễn
thông ngày càng được mở rộng, đưa thêm nhiều dịch vụ mới vào khai thác,
chất lượng dịch vụ được nâng cao, đáp ứng nhu cầu của phát triển kinh tế xã
hội của thành phố. Theo số liệu thống kê năm 2015, thành phố Viêng Chăn có
hơn 465.000 thuê bao điện thoại chiếm 9,16% tổng số thuê bao của cả nước.
Thành phố Viêng Chăn có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, đặc biệt là mạng
lưới giao thông đường bộ và hệ thống thông tin liên lạc tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, thu hẹp dần khoảng cách về trình
độ phát triển kinh tế, nhận thức của người dân ở các vùng trong tỉnh [33].
2.1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sơ vâṭ chất ky ̃thuâṭ ngày càng đươc̣ củng cố, kiêṇ toàn. Hê ̣thống an
ninh chính tri.̣ Quốc phòng, trâṭ tư ̣an toàn xa ̃hôị được giữ vững. Cải cách hành
chính có nhiều chuyển biến tiến bộ.
Hệ thống các nhà máy, xí nghiêp̣ cơ sơ sản xuất kinh doanh trong thành
phố ngày càng phát triển. Đến nay toàn thành phố đã hình thành 4 khu kinh tế
đăc̣ biêṭ. Tổng số diêṇ tích các khu kinh tế đăc̣ biêṭ là 1.240 ha.
- Khu kinh tế đăc̣ biệt Nônthong cây số 21 có diện tích 115 ha.
- Khu kinh tế đặc biêṭ Thanalanh có diêṇ tích 25 ha.
- Khu kinh tế đặc biệt Long thanh Galf có diêṇ tích 580 ha.
- Khu kinh tế đặc biệt Bưng Tháp Luổng có diêṇ tích 520 ha.
32
2.2. Đặc điểm dân số của thành phố viêng Chăn nước CHDCND Lào
2.2.1. Quy mô dân số
(Người)
Hình 2.2 Biểu đồ quy mô dân số thành phố Viêng Chăn
giai đoaṇ 2005 - 2015
Nguồn: [28] [33].
Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở toàn quốc năm 2015, dân số của
thành phố Viêng Chăn là 820.940 người, xếp vi ̣trí thứ 02 trên 18 tỉnh, cả nước.
Kết quả điều tra cho thấy, sau 10 năm dân số của thành phố Viêng Chăn
tăng thêm 129.492 người, bình quân mỗi năm tăng thêm 12.942 người. Như
vâỵ, tốc đô ̣gia tăng dân số hàng năm của thành phố Viêng Chăn giữa 2 cuôc̣
tổng điều tra là 1,87%/năm thấp hơn so với giải đoaṇ 1995 - 2005 (2,9%/năm)
và cũng cao hơn so với mức tăng trung bình của cả nước là 1,6%.
Tình hình phát triển dân số của thành phố Viêng Chăn có sự khác biệt
giữa các huyện thị. Thể hiện rõ qua bảng sau:
33
Bảng 2.2: Quy mô dân số thành phố Viêng Chăn giai đoaṇ 2005 - 2015
STT
Năm
Huyện
2005 2015
Chênh
lêc̣h
(người)
Mức tăng dân
số trung bình
năm giai đoaṇ
2005 - 2015
Toàn thành phố 691.448 820.940 129.492 1,87
1 Chăn tha bu ly 68.858 69.523 665 0,09
2 Si khốt ta bóng 99.908 120.999 21.091 2,11
3 Xay sêṭ tha 97.514 116.920 19.406 1,99
4 Si săṭ ta nác 68.686 65.712 -2.974 -0,43
5 Hát xai phong 78.338 97.609 19.271 2,45
6 Pác ngưṃ 45.041 49.211 4.170 0,92
7 Na xai thong 58.368 75.228 16.860 2,88
8 Xay tha ny 150.793 196.565 45.772 3,03
9 Săng thong 24.215 29.509 5.294 2,18
Nguồn: [28] [33].
Trong thành phố Viêng Chăn, huyêṇ Xay-tha-ny có quy mô dân số lớn
nhất, tiếp đến là huyện Xay-sêṭ-tha, huyêṇ Săng-thong có quy mô dân số nhỏ
nhất. Sau 10 năm dân số huyêṇ Xay-tha-ny tăng thêm 45.772 người, mỗi năm
tăng 3,03%; Huyêṇ Chăn-tha-bu-ly tăng thêm 665 người, tốc độ tăng bình quân
năm 0,09%, nhưng huyêṇ Si-săṭ-ta-nác dân số không tăng (- 2.974), tốc độ tăng
bình quân năm -0,4% (chủ yếu do xuất cư).
2.2.2. Gia tăng dân số
2.2.2.1. Gia tăng dân số tự nhiên
- Gia tăng tự nhiên của dân số thành phố Viêng Chăn không lớn và có xu
hướng giảm trong vòng 10 năm qua. Năm 2005 gia tăng tự nhiên là 2% còn
năm 2015 là 1,87%.
a. Tỉ suất sinh
Tỷ suất sinh thô chung của toàn thành phố Viêng Chăn năm 2015 là
7,4‰, thấp hơn so với 25,10‰ của trung bình cả nước. Tuy nhiên, nếu xét theo
34
khu vực thì ở khu vực thành thị có tỉ suất sinh thô (11,75‰) thấp so với bình
quân trung của toàn thành phố và thấp hơn nhiều so với khu vực nông thôn
(19,08‰) do khu vực nông thôn hoạt động nông nghiệp là chủ yếu, tư tưởng
sinh con đông vẫn tồn tại.
Bảng 2.3: Tỷ suất sinh, và gia tăng tự nhiên toàn thành phố
và theo huyện, giai đoạn 2005 - 2015
2005 2015
Tỷ suất sinh
(‰ )
GTTN
(% )
Tỷ suất sinh
(‰ )
GTTN
(%)
Toàn thành phố 15,85 0,93 7,4 0,5
Chăn tha bu ly 10,05 0,35 12,9 1,2
Si khốt ta bóng 9,85 0,36 5,1 0,2
Xay sêṭ tha 16,02 0,97 6,1 0,6
Si săṭ ta nác 11,11 0,59 6,3 0,6
Hát xai phong 14,11 0,76 2,5 0,1
Pác ngưṃ 26,75 2,02 14,8 1,1
Na xai thong 13,77 0,76 4,8 0,1
Xay tha ny 20,49 1,44 9,9 0,7
Săng thong 20,32 1,18 4,9 0.4
Nguồn: Xử lý số liệu theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở [28] [33].
Tổng tỷ suất sinh trên địa bàn thành phố gần đạt mức sinh thay thế (bình
quân 1,4 con/phụ nữ). Tuy nhiên, do quy mô dân số lớn nên với tỷ suất sinh thô
là 7,4‰ thì bình quân mỗi năm có khoảng 6.070 trẻ em được sinh ra, trong khi
đó tỷ suất chết thô là 1,8‰.
Năm 2005, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của thành phố cao, cao nhất là huyện
Chăn tha bu ly 1,2%. Năm 2015, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của các đơn vị trong
Chăn tha bu ly đều có xu hướng giảm, song vẫn có sự phân hóa:
+ Đơn vị có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao bao gồm: huyêṇ Chăn tha bu ly và
Pác ngưṃ là những đơn vị có mức sinh cao hơn trung bình toàn thành phố
35
nguyên nhân là do hoạt động kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, cần nhiều lao
động chân tay, tư tưởng đông con nhiều của còn phổ biến.
+ Đơn vị có gia tăng tự nhiên ở mức trung bình là: các huyêṇ Xay-tha-
ny, Si-săṭ-ta-nác, Xay-sêṭ-tha, Săng-thong.
+ Đơn vị có gia tăng tự nhiên thấp nhất là: Huyêṇ Na-xai-thong, Hát-xai
-phong, Si-khốt-ta-bóng.
b. Tỉ suất tử
Tỷ suất tử chung của toàn thành phố Viêng Chăn năm 2015 là 1,8‰,
thấp hơn so với 6,30‰ của trung bình cả nước.
Bảng 2.4: Tỷ suất tử toàn thành phố và theo huyện, giai đoạn 2005 - 2015
2005 (‰) 2015 (‰)
Toàn thành phố 6,49 1,8
Chăn tha bu ly 6,52 0,8
Si khốt ta bóng 6,27 3,0
Xay sêṭ tha 6,30 0,08
Si săṭ ta nác 5,17 0,42
Hát xai phong 6,92 1,7
Pác ngưṃ 6,53 3,9
Na xai thong 6,13 3,9
Xay tha ny 6,06 2,7
Săng thong 8,55 1,2
Nguồn: Xử lý số liệu theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở [28] [33].
Nếu xét theo khu vực thì ở khu vực thành thị có tỷ suất tử (1,07‰) thấp
so với bình quân trung của toàn thành phố và thấp hơn nhiều so với khu vực
nông thôn (2,68‰) do khu vực nông thôn chất lươṇg cuôc̣ sống không cao.
Tổng tỷ suất tử trẻ em trên địa bàn thành phố Viêng Chăn gần đạt
6,2/1000 người. Mỗi năm có khoảng 1.548 trẻ em chết.
36
2.2.2.2. Gia tăng cơ học
Do đặc thù của thành phố Viêng Chăn là nằm trong vùng đồng bằng
miền trung của Lào, sự phát triển của thành phố Viêng Chăn chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố, vị trí của thành phố Viêng Chăn thuận lợi khi nước Lào tiến
hành mở cửa nền kinh tế, sức hút và tiềm lực kinh tế rất lớn, sự đầu tư của nhà
nước nhiều, các thế mạnh vẫn có nhiều tiềm năng, vì vậy sức hút của nó thành
phố Viêng Chăn đối với các luồng di cư vào đô thị cũng lớn. Ngoài ra sức hút
vào từ các tỉnh. Dân cư trong địa bàn một số huyện còn xuất cư khỏi địa bàn vì
lý do học tập hoặc việc làm như huyện Si-sặt-ta-nác sau 10 năm có khoảng hơn
1.000 người, chuyển sang huyện Xay-tha-ny.
Nhìn chung, tốc độ gia tăng dân số trên toàn thành phố Viêng Chăn
trong 10 năm qua thấp hơn so với trung bình cả nước. Có được kết quả như
vậy một mặt là do nhiều năm kiên trì triển khai chương trình DS - KHHGĐ,
mặt khác do nhu cầu học tập và việc làm nên có một bộ phận dân cư đã di
chuyển ra khỏi địa phương. Tuy nhiên, mức tăng dân số vẫn là vấn đề cần
tiếp tục được quan tâm.
a. Tỉ suất xuất cư
Năm 2015 tỷ suất xuất cư thành phố Viêng Chăn là 0,24% (2.302 người).
Bảng 2.5: Tỷ suất xuất cư, toàn thành phố và theo huyện, năm 2015
Số lượng người
Xuất cư
Tỉ suất xuất cư
(%)
Toàn thành phố 2.302 0,24
1 Chăn tha bu ly 311 0,45
2 Si khốt ta bóng 396 0,33
3 Xay sêṭ tha 186 0,16
4 Si săṭ ta nác 265 0,40
5 Hát xai phong 65 0,07
6 Pác ngưṃ 63 0,13
7 Na xai thong 72 0,10
8 Xay tha ny 925 0,47
9 Săng thong 19 0,06
Nguồn: [28] [33].
37
Huyêṇ có tỷ suất xuất cư cao nhất là huyêṇ Xay-tha-ny (0,47%) và huyêṇ
Chăn-tha-bu-ly (0,45%). Còn huyêṇ có tỷ suất xuất cư thấp nhất là huyêṇ Sắng-
thong (0,06%) và huyêṇ Na-xai-thong (0,07%).
b. Tỉ suất nhập cư
Năm 2015 tỷ suất nhập cư thành phố Viêng Chăn là 0,41% (4.870 người).
Bảng 2.6: Tỷ suất nhâp̣ cư, toàn thành phố và theo huyện, năm 2015
Số lượng người
nhâp̣ cư
Tỉ suất nhâp̣ cư
(%)
Toàn thành phố 4.870 0,41
1 Chăn tha bu ly 203 0,29
2 Si khốt ta bóng 791 0,65
3 Xay sêṭ tha 205 0,18
4 Si săṭ ta nác 87 0,13
5 Hát xai phong 109 0,11
6 Pác ngưṃ 147 0,30
7 Na xai thong 214 0,28
8 Xay tha ny 3.073 1,56
9 Săng thong 41 0,14
Nguồn: [28] [33.]
Huyêṇ có tỉ lê ̣nhập cư cao nhất là huyêṇ Xay-tha-ny (1,56%) và huyêṇ
Xay-sêṭ-tha (0,56%), còn huyêṇ có tỷ suất nhập cư thấp nhất là huyêṇ Na-xai-
thong (0,11%) và huyêṇ Si-săṭ-ta-nác (0,13%).
38
Hình 2.3 Bản đồ dân số thành phố Viêng Chăn, nước CHDCND Lào năm 2015
(Nguồn: Kongchay SINNOLUK)
39
2.2.3. Cơ cấu dân số
2.2.3.1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
Kết cấu dân số theo tuổi của thành phố Viêng Chăn trong 10 năm qua có
những chuyển biến khá rõ nét.
Bảng 2.7: Dân số phân chia theo nhóm tuổi của thành phố Viêng Chăn
năm 2005 và năm 2015
2005 2015
Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ
Tổng 691.448 344.865 346.583 820.940 408.701 412.239
0-4 57.454 29.130 28.324 65.904 33.916 31.988
5-9 62.474 32.020 30.454 62.974 32.306 30.668
10-14 73.151 37.132 36.019 61.937 31.253 30.684
15-19 91.140 43.123 48.017 75.681 37.286 38.395
20-24 95.429 47.270 48.159 10.2082 50.851 51.231
25-29 67.955 34.013 33.942 95.084 46.855 48.229
30-34 54.901 27.025 27.876 78.313 38.471 39.842
35-39 46.363 23.015 23.348 63.650 31.565 32.085
40-44 38.038 19.113 18.925 51.928 25.221 26.707
45-49 30.099 15.579 14.520 44.025 21.945 22.080
50-54 20.962 11.049 9.913 37.178 18.064 19.114
55-59 15.525 8.109 7.416 28.072 14.403 13.669
60-64 11.658 5.948 5.710 18.639 9.751 8.888
65-69 9.851 4.711 5.140 12.868 6.413 6.455
70-74 7.196 3.476 3.720 8.741 4.115 4.626
75+ 9.252 4.152 5.100 13.864 6.286 7.578
Nguồn: [28] [33].
40
Bảng 2.8: Dân số phân chia theo nhóm tuổi và tỉ số 3 nhóm tuổi của
thành phố Viêng Chăn năm2005 và năm 2015
2005 2015
Tổng
Tỉ số
(%)
Tổng
Tỉ số
(%)
Tổng 691.448 100 820.940 100
0-14 193.079 27,92 190.815 23,24
15-64 472.070 68,27 594.652 72,44
65+ 26.299 4 35.473 4
Nguồn: [28], [33].
Số liệu ở bảng 2.8 cho thấy, các nhóm từ 0 đến 14 tuổi giảm mạnh, điều
đó tạo điều kiện cho việc đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là công tác
phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục phổ thông. Còn lái các nhóm tuổi
khác còn lại đều tăng rất nhiều so với cùng thời điểm cách đây 10 năm.
So với năm 1999, tốc độ tăng của dân số từ 15 đến 64 tuổi là 68,27%,
còn năm 2015, tốc độ tăng của dân số từ 15 đến 64 tuổi là 72,44%,. Điều đó
cho thấy, dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh cả về số tương đối và số
tuyệt đối, là tiềm năng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng là
thách thức không nhỏ cho vấn đề giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội có
liên quan.
Nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên là không tăng so với cách đây 10 năm,
cho thấy kết quả tích cực của công tác y tế, an sinh xã hội... đã giúp cho tuổi
thọ bình quân của người dân tăng lên.
41
Hình 2.4 Biểu đồ cơ cấu dân số theo 3 nhóm tuổi
của thành phố Viêng Chăn
Ở góc độ cơ cấu dân số theo độ tuổi, tương quan giữa hai bộ phận dân số
trong tuổi lao động và dân số ngoài tuổi lao động, được thể hiện qua các chỉ
tiêu “Tỉ số phụ thuộc” (gánh nặng phụ thuộc). Mối tương quan đó có mối liên
hệ chặt chẽ với tương quan giữa tích lũy và tiêu dùng dưới góc độ kinh tế (tỉ số
phụ thuộc thấp thì tạo điều kiện cho tích lũy và ngược lại).
Bảng 2.9: Tỷ số phụ thuộc của dân số thành phố Viêng Chăn
giai đoạn 2005 - 2015
Các tỉ số phu ̣thuôc̣ (%)
Chung Trẻ em Người già
2005 68,27 27,92 4
2015 72,44 23,24 4
Nguồn: [28] [33].
42
Tính theo kết quả tổng điều tra, tỉ số phụ thuộc chung của tỉnh năm 2005
là 46 % giảm rất nhiều so với năm 2015 (37%), tỷ số phụ thuộc chung giảm tới
16% (Cứ mỗi 100 người trong tuổi lao động giảm được gánh nặng phụ thuộc
tới 16 người).
- Tháp dân số: Sự thay đổi hình dáng của tháp dân số qua hai kỳ tổng
điều tra cho thấy cơ cấu tuổi - giới tính của dân số đã có sự thay đổi khá rõ rệt,
phản ánh kết quả tích lũy của quá trình phát triển của các thế hệ dân số trong
suốt 10 năm qua.
Hình 2.5 Biểu đồ tháp dân số của thành phố Viêng Chăn năm 2005
Nguồn: [33].
Hình 2.6 Biểu đồ tháp dân số của thành phố Viêng Chăn năm 2015
Nguồn: [28].
43
2.2.2.2. Cơ cấu dân số theo giới tính
Dân số của thành phố Viêng Chăn có sự chênh lêc̣h giới tính trong những
năm gần đây. Tỉ lệ giới tính nữ nhiều hơn giới tính nam. Năm 2015, tỉ lê ̣nam là
49,78% và nữ là 50,21%, còn năm 2005, tỉ lê ̣nam là 49,87% và nữ là 50,12 %,
qua 10 năm cơ cấu dân số theo giới tính không có sư ̣chênh lêc̣h nhiều.
Bảng 2.10: Dân số và tỉ lê ̣giới tính của thanh phố Viêng Chăn
Tổng Nam Nữ
(Người) (Người) (%) (Người) (%)
2005 691.448 344.865 49,87 356.583 50,21
2010 768.743 384.192 49,97 384.551 50,02
2015 820.940 408.701 49,87 412.239 50,21
Nguồn: [28] [33].
Cơ cấu dân số theo giới có tác đôṇg lớn đến cơ cấu lao đôṇg và từ đó quy
định nên các hoaṭ đôṇg kinh tế, loaị hình lao đôṇg phu ̣hơp̣ với đăc̣ trưng của
từng giới một.
2.2.2.3. Cơ cấu dân số theo dân tộc
a Chia theo nhóm ngôn ngữ
Dân số thành phố Viêng Chăn là 820.940 người, gồm nhiều dân tộc, bộ tộc
trình độ phát triển không đồng đều. Nếu chia theo các nhóm dân tộc theo ngôn ngữ
thì đông nhất là nhóm Lào - Tày, chiếm 94,78% dân số, sau đó là nhóm Mông-Iu
Miên chiếm 2,89% dân số và nhóm Môn-Khơ Me chiếm 1,27% dân số.
Bảng 2.11: Dân số chia theo các nhóm dân tộc
của thành phố Viêng Chăn năm 2015
Nhóm dân tộc Tổng dân số Nữ (người)
Lào - Tày 778.144 392.092
Môn - Khơ Me 10.440 4.629
Trung Quốc -Tây Tạng 1.168 524
Hmông - Iu Miên 23.751 11.473
Các dân tộc khác 7.437 3.744
Nguồn: [28].
44
Hình 2.7 Bản đồ mật độ dân số và cơ cấu các nhóm dân tộc của thành phố Viêng Chăn,
nước CHDCND Lào năm 2015
(Nguồn: Kongchay SINNOLUK)
45
* Nhóm ngôn ngữ Lào - Tày: có 8 dân tộc, dân số 778.144 người, gồm:
- Tộc người Lào: Lào, Phuôn, Ka Liêng, Bo, Dôi, Yo, Thay Phộng, Thay.
Sam, Thay Dương, Thay Lan, Thay Cha, Thay Mắt, Thay Ô, Tay Lăng, I Sản.
- Tộc người Tày: Tay đăm, Tay đeng, Tay khảo, Tay mịa, Tay mèn, Tay
thẻng, Tay ẹt, Tay Xổm.
- Tộc người Phu Tay: Phủ thay, Thay Ang khăm, Thay ka tạ Bong, Thay
Xảm Cạu.
- Tộc người Lự: Lự, Khỉn (khơn).
-Tộc người Duôn: Duôn, ka Lom, Ngiệu.
- Tộc người Dăng: Dăng.
- Tộc người Xẹc: Xẹc, Cọi.
- Tộc người Thay Nửa: Thay Nửa.
Hình 2.8. Biểu đồ cơ cấu các nhóm dân tộc của Viêng Chăn
* Nhóm ngôn ngữ Mon- khơmer: có 32 tộc người, dân số 10.473
người, gồm:
- Tộc người Khơ Mụ. Tên gọi theo địa phương Kăm mụ, khạ mụ, ka xắc
Kim mu , Kim mu duôn, kim mu Lự, Kim mu khạ rong, Kim mu hoc, Kim mu
Khoẻn, Kim mu mê, kim mu chương, Kim mu ăn, Mốc bay, Mốc pạ rang,Mốc
tàng chạc, Mốc cốc, Mộc tụ, Kạ ri, Dum pạ ri, Lạp ri, Tong lưởng.
46
-Tộc người Bay rạ. tên gọi theo tiếng địa phương: Thìn, Li vạ, lao, mày, phay
- Tộc người Xing Mun. Tên gọi theo tiếng địa phương: Phuộc , Lao máy
- Tộc người phọng. Tên gọi theo tiếng địa phương: Phọng, Khạ niêng,
Phọng biệt, Phọng lan, Phọng phẻn, Phọng Chạ buông.
- Tộc người Thèn. Tên gọi theo tiếng địa phương: Thèn, Thay Thèn.
- Tộc người Ơ Đu. Tên gọi theo tiếng địa phương: Ơ đu, Thay rạt.
- Tộc người Bít. Tên gọi theo tiếng địa phương: Bít.
- Tộc người La Mét. Tên gọi theo tiếng địa phương : La Mét.
- Tộc người Xảm Tào. Tên gọi theo tiếng địa phương: Xảm Tào, Đoi.
- Tộc người Kạ Tang. Tên gọi theo tiếng địa phương : Pạ ru, Kạ tang.
Phạ Kẹo.
- Tộc người Mạ Kong. Tên gọi theo tiếng địa phương: Pa ru, Mạ kong,
Tịu, Phịu, Ma họi, Ta rong.
- Tộc người Ta Ri. Tên gọi theo tiếng địa phương: Pạ tu ri.
- Tộc người Do ru. Tên gọi theo tiếng địa phương: Lạ Vên, Xu, Do Ru
kong , Du ru đac.
- Tộc người Ta Liêng. Tên gọi theo tiếng địa phương: Ta Liêng.
- Tộc người. Ta Ôi. Tên gọi theo tiếng địa phương: Ta Ôi, Ra đông, In.
- Tộc người Dẹ. Tên gọi theo tiếng địa phương: De.
- Tộc người Brâu. Tên gọi theo tiếng địa phương: La Vê, Lui vê, Kạ vệt,
Ra lang.
Tộc người Kạ Tu. Tên gọi theo tiếng địa phương: ka Tu, Ta riu, Đạc
kang (Băng đeng).
- Tộc người Ha rắc. Tên gọi theo tiếng địa phương: A lắc.
- Tộc người Ôi. Tên gọi theo tiếng địa phương: Ôi, xạ Buổn, xọc, In thì,
Mê Kạ long, Mê ri yao.
- Tộc người Kạ Riêng. Tên gọi theo tiếng địa phương: Ngọ, Chạ tong.
- Tộc người Chẹng. Tên gọi theo tiếng địa phương: Chieengj.
47
- Tộc người Kạ Đang. Tên gọi theo tiếng địa phương: Xê đang, Kạ
Dong, Ka Đang Đuôn.
- Tộc người Xuồi. Tên gọi theo tiếng địa phương: Xuồi.
- Tộc người Nha hớn. Tên gọi theo tiếng địa phương: Tăng cọ, Hón yo.
- Tộc người Lạ Vi. Tên gọi theo tiếng địa phương: Lạ Vi.
- Tộc người Pa Kộ. Tên gọi theo tiếng địa phương: Pạ Kọ, Ka đô, Ka nay.
Tộc người Khơ Me. Tên gọi theo tiếng địa phương: Khơ Me, Khọ.
- Tộc người Tụm. Tên gọi theo tiếng địa phương: Tụm, Li ha, Thay
chăm, Thay phọng, Thay pụn, Mọi.
- Tộc người Nguổn. Tên gọi theo tiếng địa phương: Nguổn.
- Tộc người Moi. Tên gọi theo tiếng địa phương: Mọi, Mương.
- Tộc người Kri. Tên gọi theo tiếng địa phương: Xạ lang, Alêm, Ma leng,
Tong, Lương.
* Nhóm ngôn ngữ Trung Quốc - Tây Tạng: có 7 tôc̣ người, tổng dân số
1.168 người, gồm:
- Tộc người A Kha. Tên gọi theo tiếng địa phương: Ko, Ô ma, Khi, Mu
Tơn, Chi cho, Pu li, Ba na, Ko phê, Nu kui, Lu ma, Ê pa, Chi bia, Mu chi, Ya ê,
không xạt, Phu xang.
-Tộc người Sing Si li. Tên gọi theo tiếng địa phương: Phu nọi, Bi xu, phu
yot, Ta bạt, Băng tăng, Cha Ho, Lào Xenng, Phay (phông xa ly), Lao ban,
Phông Cu, Phong xẹt.
- Tộc người La Hủ. Tên gọi theo tiếng địa phương: Mu xi, Mu đăm, Mu
xi khảo, Kùi xủng, Kùi luổng.
- Tộc người Xi La. Tên gọi theo tiếng địa phương: Xi La.
- Tộc người Hà Nhì. Tên gọi theo tiếng địa phương: Hà Nhì.
- Tộc người Lô lô. Tên gọi theo tiếng địa phương: A lu.
- Tộc người Hõ. Tên gọi theo tiếng địa phuơng: Hõ.
48
* Nhóm ngôn ngữ Hmông - Iu Mien: tổng dân số 23.751 người, có 2
tộc người:
- Tộc người Mông. Tên gọi theo tiếng địa phương Mông đi, Mông lằng,
Mông xi, Mông dụa, Mông đụ.
- Tộc người Iu Miên. Tên gọi theo tiếng địa phương: Yạo, Lòa nọi,
Lan,Ten, Yạo khảo, Yạo phôm mày đeng.
* Nhóm tộc người khác có 7.437 người chiếm 0,90% dân số.
2.2.4. Phân bố dân cư
a. Phân bố dân cư theo lãnh thổ
Mật độ dân số trên địa bàn thành phố Viêng Chăn năm 2015 là 209
người/Km2, gấp 7,2 lần so với 27 người/km2 của bình quân chung cả nước.
Trong số 18 tỉnh trong cả nước, mật độ dân số của thành phố Viêng Chăn đứng
thứ nhất. Các nhà khoa học của Liên Hợp quốc tính toán, để có cuộc sống
thuận lợi, bình quân trên 1 Km2 chỉ nên có 35 - 40 người. Như vậy, ở thành phố
Viêng Chăn, mật độ dân số đã gấp khoảng 5 - 6 lần “mật độ chuẩn”.
So với cùng thời điểm cách đây 10 năm, bình quân dân số trên mỗi Km2
của thành phố đã tăng lên 33 người. Mức tăng này cao hơn nhất nhiều so với
mức tăng 4 người của bình quân chung cả nước. Nếu so với các tỉnh có quy mô
dân số lớn trong nước, mức tăng dân số trung bình trên mỗi Km2 của thành phố
Viêng Chăn cũng ở mức cao hơn hẳn (Sa Vắn Na Khêṭ tăng 5 người ).
Bảng 2.12: Mật độ dân số thành phố Viêng Chăn giai đoạn 2005 - 2015
TT Tên đơn vi ̣
Mật độ dân số
(Người/km2)
Tỉ lê ̣dân thành thi ̣
(%)
2005 2015 2005 2015
1 Chăn tha bu ly 2.374 2.385 100 100
2 Si khốt ta bóng 713 864 96,7 98,9
3 Xay sêṭ tha 663 795 100 100
4 Si săṭ ta nác 2.215 2.119 100 100
5 Hát xai phong 303 378 77,8 83,2
6 Pác ngưṃ 69 76 13,2 22,8
7 Na xai thong 51 66 84,7 90,1
8 Xay tha ny 164 241 83,0 87,5
9 Sắng thong 38 47 7,4 11,9
Toàn thành phố 176 209 73,6 77,15
Nguồn: [28] [33].
49
Qua số liệu của bảng 2.12, ta thấy dân số của thành phố Viêng Chăn
phân bố rất không đều và có sự khác biệt khá lớn theo khu vực thành thị - nông
thôn, vùng kinh tế - địa lý. Do đặc điểm địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội..., nên
dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố, thị xã và ở một số huyện trên
ven sông Mê-Kông phía nam của thành phố . Mật độ dân số tập trung rất đông
ở huyêṇ Chăn-tha-bu-ly với 2.385 người/Km2 và huyêṇ Si-săṭ-ta-nác với 2.119
người /Km2. Thấp nhất là huyện Sắng-thong với 47 người/km2.
Cơ cấu diện tích và dân số của thành phố Viêng Chăn cũng có sự khác
biệt khi phân theo các đơn vị hành chính, huyêṇ Chăn-tha-bu-ly, chỉ chiếm trên
0,7% diện tích đất của thành phố nhưng dân số chiếm tới gần 8,4% dân số của
thành phố, một số địa phương khác như huyêṇ Chăn-tha-bu-ly, Si-khốt-ta-
bóng, Xay-sêṭ-tha, Si-săṭ-ta-nác đều có tỉ trọng dân số so với toàn thành phố
nhiều gấp đôi tỉ trọng về diện tích. Đây là những vùng có điều kiện tự nhiên và
kinh tế xã hội thuận lợi hơn hẳn nên dân cư tập trung đông đúc.
Các huyện khác còn lại đều có tỉ trọng diện tích chiếm trong tổng diện
tích toàn thành phố lớn hơn nhiều tỉ trọng về dân số như huyên Na-xai-thong
chiêm tren 28,85% diêṇ tích thành phố nhưng dân số chiếm chỉ 9,16% dân số
toàn thành phố. Riêng huyện Sắng-thong, chiếm gần 15,86% diện tích toàn
thành phố, số dân chỉ 3,5% tổng dân số toàn thành phố. Đây là nơi trình độ phát
triển kinh tế xã hội còn thấp nên dân cư thưa thớt.
b. Phân bố dân cư theo thành thị và nông thôn
Quá trình đô thị hoá trên địa bàn diễn ra khá nhanh, sau 10 năm dân số
khu vực thành thị tăng thêm khoảng trên 70 ngàn người. Với tỉ lệ dân thành thị
là 77,15% năm 2015, thành phố Viêng Chăn đứng đầu trong cả nước. Gia tăng
dân đô thị ngoài yếu tố gia tăng tự nhiên thì chủ yếu do gia tăng cơ học. Tuy
nhiên, sự phân bố dân cư trong các đô thị cũng không đều, chủ yếu tập trung ở
nơi có các trường chuyên nghiệp, nơi kinh tế phát triển như các huyêṇ trong ô
Chăn-tha-bu-ly, Si-khốt-ta-bóng, Xay-sêṭ-tha, Si-săṭ-ta-nác.
50
Bảng 2.13: Tỉ lệ dân thành thị thành phố Viêng Chăn giai đoạn 2005 - 2015
TT Tên đơn vi ̣
Tỉ lê ̣dân thành thi ̣ (%)
2005 2015
1 Chăn tha bu ly 100 100
2 Si khốt ta bóng 96,7 98,9
3 Xay sêṭ tha 100 100
4 Si săṭ ta nác 100 100
5 Hát xai phong 77,8 83,2
6 Pác ngưṃ 13,2 22,8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_dac_diem_dan_so_va_nguo_n_lao_dong_cua_thanh_pho_vi.pdf