MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU.1
1. Lí do chọn đề tài.1
2. Lịch sử vấn đề .2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.11
4. Phương pháp nghiên cứu.11
5. Những đóng góp của luận văn.12
6. Cấu trúc luận văn.13
Chương 1. DIỄN NGÔN NGƯỜI KỂ CHUYỆN
TRONG TRUYỆN NGẮN HỒ ANH THÁI .14
1.1. Giới thuyết chung về người kể chuyện và diễn ngôn người kể chuyện trong
tác phẩm tự sự .14
1.1.1. Khái niệm người kể chuyện và diễn ngôn người kể chuyện.14
1.1.2. Các kiểu diễn ngôn người kể chuyện.20
1.2. Diễn ngôn người kể chuyện trong truyện ngắn Hồ Anh Thái.23
1.2.1. Diễn ngôn kể .23
1.2.2. Diễn ngôn tả .35
1.2.3. Diễn ngôn trữ tình ngoại đề .40
Chương 2. DIỄN NGÔN CỦA NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN HỒ ANH THÁI.47
2.1. Nhân vật và diễn ngôn của nhân vật trong tác phẩm tự sự .47
2.1.1. Nhân vật, từ góc nhìn chủ thể của diễn ngôn.47
2.1.2. Diễn ngôn của nhân vật.48
2.2. Diễn ngôn của nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái .52
2.2.1. Diễn ngôn đối thoại.52
2.2.2. Diễn ngôn độc thoại .712.3. Vai trò, hiệu ứng trần thuật của diễn ngôn đối thoại và diễn ngôn độc thoại củanhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái.79
2.3.1. Diễn ngôn đối thoại trực tiếp bộc lộ phẩm chất, tính cách xã hội của
nhân vật, phát ngôn cho những quan niệm đạo đức, triết học của nhà văn .79
2.3.2. Diễn ngôn độc thoại là phương tiện nghệ thuật chủ yếu, có hiệu quả để
phát hiện và thể hiện chiều sâu đời sống nội tâm của nhân vật .80
2.3.3. Dẫn dắt các bước phát triển tình tiết, sự kiện trong hệ thống cốt truyện .82
Chương 3. NHỊP ĐIỆU TRẦN THUẬT VÀ SỰ HÒA PHỐI DIỄN NGÔN
TRONG TRUYỆN NGẮN HỒ ANH THÁI.85
3.1. Nhịp điệu trần thuật và sự hòa phối diễn ngôn trong tác phẩm tự sự .85
3.1.1. Khái niệm nhịp điệu trần thuật.85
3.1.2. Hòa phối diễn ngôn và mối liên hệ với nhịp điệu trần thuật trong tác phẩmtự sự.86
3.2.Hòa phối diễn ngôn trong truyện ngắn Hồ Anh Thái.88
3.2.1. Hòa phối diễn ngôn kể, tả, bình luận .89
3.2.2. Hòa phối diễn ngôn đối thoại và độc thoại .100
3.2.3. Hòa phối diễn ngôn người kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật .109
KẾT LUẬN .125
TÀI LIỆU THAM KHẢO.131
PHỤ LỤC .1
168 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngắn. Trong lời dẫn không hoặc hạn chế sử dụng các
tính từ biểu thị thái độ, cảm xúc của nhân vật. Lời dẫn được tỉnh lược tối đa: Chủ thể
+ bảo/nói/hỏi Ngoài các động từ trên, nhà văn còn sử dụng một số những từ khác
như: nghĩ, khen, quát, trả lời, gầm lên, thét, kêu lên, tru tréo, thề, bình luận, rủ, lấy,
lắc đầu, ồ cả lên, réo rắt, nỉ non, nài nỉ, rền rĩ, hát, than, đòi, van nài Các động từ
bảo/nói/hỏi được tác giả sử dụng nhiều nhất. Những từ này mang sắc thái trung tính.
Nó tạo giọng điệu dứt khoát, tỉnh táo, khách quan. Hồ Anh Thái đã cố tình tước đi cái
quyền năng phán xét, cụ thể hóa đối tượng và giãi bày trực tiếp cảm xúc tâm trạng của
người kể chuyện qua lời dẫn, tạo khoảng cách nhất định giữa người kể chuyện và nhân
vật. Nhà văn không nghĩ hộ, kể hộ mà tạo khoảng trống cần thiết cho sự suy luận,
tưởng tượng táo bạo ở người tiếp nhận. Điều này làm cho diễn ngôn thoại mang tính
chất “đa thanh”.
Sau lời dẫn là lời trực tiếp của nhân vật. Giữa lời dẫn và lời thoại có thể có hoặc
không có dấu phẩy. Các nhân vật thực hiện sự luân phiên lượt lời. Lời thoại trong diễn
ngôn đối thoại ở dạng lời nửa trực tiếp biểu hiện dưới hai hình thức: Lời thoại là
những lời trực tiếp của nhân vật tham thoại; hoặc lời trực tiếp của nhân vật tham
thoại dưới hình thức “ca từ”. Hình thức thứ nhất được nhà văn sử dụng chủ yếu.
Hình thức thứ hai được coi là sự sáng tạo độc đáo của Hồ Anh Thái trong việc xây
dựng cấu trúc diễn ngôn đối thoại của nhân vật. Sau cuộc thoại ngắn của nhân vật là sự
xuất hiện trở lại của diễn ngôn kể.
Có thể lấy ra một số đoạn thoại được nhà văn xây dựng theo mô hình này:
“(1) Cô bắt đầu nhập vai. (2) Cô nói lương giáo viên thấp lắm anh ơi. (3)
Đô thị cái gì cũng đắt đỏ. (4) Anh xe ôm xuýt xoa khổ thân em, giáo viên
trên này không đến nỗi thế. (5) Lương cơ bản cộng phụ cấp miền núi cộng
tất tật đã năm trăm. (6) Em có tiếng Anh chứ gì, thế thì nhất, về đây dạy
66
thêm đều đều một lớp năm chục đứa, mỗi đứa bỏ rẻ năm chục một tháng.
(7) Thu nhập mỗi tháng hơn ba triệu, hơn lương giám đốc sở giáo dục. (8)
Em về đây đi, anh xin việc cho” [62, tr.9] (Anh xe ôm một chặng đường
núi).
Đoạn thoại trên có sự trao lời và trao đáp giữa hai nhân vật “anh xe ôm” và “cô
giáo viên”. Lời dẫn (1). Lời đối thoại trực tiếp tự do (3) (5) (6) (7) (8). Lời đối thoại ở
dạng lời nửa trực tiếp (2) (4).
Truyện ngắn “Bến Ôsin” là một trong những truyện mà Hồ Anh Thái sử dụng
nhiều diễn ngôn đối thoại ở dạng lời nửa trực tiếp trong cấu trúc diễn ngôn thoại. Dưới
đây là đoạn thoại giữa Lâm Nhất Nhất với gia đình cô chủ:
“(1) Tự chế mãi, một hôm Nhất xoay ra bảo cô chú mua cho cháu quyển
sách dạy nấu đặc sản, cháu làm đặc sản cho cả nhà ăn. (2) Mua sách về.
(3) Cho thực hành. (4) Vợ anh khen, con bé này mai ngày về quê lấy chồng
không muốn làm ruộng mở quán cơm bụi đắt hàng đấy. (5) Nhất bảo cháu
xin thưa lại hai điều: Một, những đứa như cháu đổi đời ra phố rồi, đố mà
quay về quê được. Hai, mở hàng cơm củi lửa dầu mỡ nhem nhuốc, không
sang. (6) Vợ anh hỏi thế nào thì sang. (7) Nhất chỉ tay lên bức tranh phiên
bản treo ở phòng khách: sang là như cô tiểu thư kia kìa” [62, tr.39].
Trong cuộc thoại có cả lời thoại của nhân vật và lời kể của người kể chuyện. Lời
đối thoại ở dạng lời nửa trực tiếp (1) (4) (5) (6) (7). Lời kể (2) (3). Còn có rất nhiều
đoạn thoại trong các truyện ngắn viết sau năm 1995 được xây dựng theo hướng này.
Bằng việc sử dụng mô hình lời thoại trên, người đọc tiếp nhận thông tin không
phải chỉ bằng lời thông báo của người kể chuyện mà tiếp nhận nó bằng cả lời nói của
nhân vật trong truyện. Tuy cùng phản ánh con người, xã hội, cuộc sống nhưng sử dụng
đối thoại ở dạng lời nửa trực tiếp cho thấy cái nhìn của nhà văn là cái nhìn khách quan,
tỉnh táo. Cố tình tạo khoảng cách giữa chủ thể và đối tượng trần thuật, nhà văn soi xét
đối tượng từ nhiều góc độ, qua đó phân tích và khám phá các giá trị đời sống tinh thần
và xã hội.
b. Chức năng trần thuật hóa lời đối thoại của mô hình
67
Thái Phan Vàng Anh trong bài viết “Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn
Việt Nam đương đại” khẳng định: “Việc lược bỏ hoạt động đối thoại bằng lời chỉ dẫn
đã biến lời thoại của nhân vật thành lời người trần thuật (lời kể) [77]. Thật vây. Bằng
cách để diễn ngôn kể của người kể chuyện thâm nhập vào lời đối thoại, Hồ Anh Thái
đã biến chức năng trao đổi thông tin của lời đối thoại thành chức năng trần thuật.
Lời thoại của nhân vật lúc này thay thế cho lời kể của người kể chuyện. Câu
chuyện được trần thuật không phải chỉ bằng lời kể của người kể chuyện mà còn mượn
lời thoại của nhân vật như là một phương thức để trần thuật. Điều này vừa tạo “điểm
nhấn thông tin” [77] vừa tạo nên tính chất đa thanh cho diễn ngôn thoại. Trong diễn
ngôn kể có diễn ngôn thoại. Trong diễn ngôn thoại có diễn ngôn kể. Trong lời nói của
người kể chuyện người đọc thấy được tiếng nói của nhân vật. Ngược lại, trong tiếng
nói trực tiếp của nhân vật người đọc cũng vẫn thấy được “cái sự kể” của người kể
chuyện.
Chẳng hạn như cuộc thoại sau trong truyện “Cây hoàng lan hóa thành cây si”:
“Bà vợ bảo bà căm thơ. Ông xin tiền con trai. Chàng doanh nhân bảo bố muốn gì con
cũng chiều nhưng in thơ thì không. Con hận thơ. Thơ của bố suýt nữa làm mẹ con con
đi ăn mày” [62, tr.75]. Đoạn thoại mang hình thức là lời đối đáp qua lại giữa các nhân
vật nhưng thực tế khi đọc chúng ta thấy nó mang nội dung và phong cách của người kể
chuyện. Người kể chuyện mượn lời nói của nhân vật, hay nói chính xác hơn là mượn
phong cách lời nói, suy nghĩ của nhân vật người con trai như là một phương thức để
truyền tải thông tin, phô bày cái lố lăng của ông bố khi làm thơ. Năng lực và trình độ
có hạn nhưng lúc nào cũng tự cho mình văn hay chữ tốt. Lời đối thoại lúc này đã biến
thành lời kể. Lời nhân vật, lời người kể chuyện lẫn vào nhau làm tăng hiệu quả biểu
đạt của diễn ngôn.
Việc trần thuật hóa diễn ngôn thoại của nhân vật đã tạo hiệu quả cao trong
việc phản ánh bản chất xã hội của con người, hiện thực xã hội và cuộc sống. Nếu
như ở mô hình đối thoại truyền thống, lời dẫn của người kể chuyện chiếm vai trò quan
trọng, định hướng chính, diễn ngôn đối thoại của nhân vật chỉ là yếu tố bổ sung thì ở
mô hình này diễn ngôn kể và diễn ngôn thoại của nhân vật giữ vai trò tương đương
nhau. Không diễn ngôn nào lấn át diễn ngôn nào. Diễn ngôn nào cũng có tiếng nói
68
riêng, cách nhìn riêng của nó. Ở đây chúng tôi đi sâu vào dạng biểu hiện thứ hai của
mô hình. Như trên chúng tôi trình bày, nó vừa là điểm độc đáo trong sáng tạo diễn
ngôn của Hồ Anh Thái, vừa cho thấy hiệu quả nghệ thuật của hình thức này trong việc
phản ánh hiện thực xã hội, con người, cuộc sống.
Đối thoại bằng ca từ trong mô hình đối thoại ở dạng lời nửa trực tiếp được coi là
một sáng tạo độc đáo của nhà văn trong việc phản ánh bản chất xã hội và con người.
Những bài hát mà nhân vật sử dụng vốn là những bài ca nổi danh một thời, được biết
bao thế hệ quan tâm và yêu thích. Ấy vậy mà, đến với những nhân vật của Hồ Anh
Thái, những lời của các bài hát ấy không còn “nguyên vẹn” so với “nguyên tác” nữa
mà đã được “sáng tạo lại” bằng những ngôn từ “thô lỗ, dung tục, xa rời chuẩn mực văn
hóa của thời đại”. Đọc đến những đoạn văn này, người đọc không khỏi bật cười. Càng
cười, người đọc càng đau. Bởi ngôn từ ấy đâu phải là của riêng ai, ở đâu xa lạ, mà tồn
tại ngay trong những con người đang sống, có thể trong đó có chúng ta, chính người
đang đọc. Nhân vật nhại lại lời bài hát, đối đáp với nhau, là một trong số những
phương tiện đả kích, châm biếm sâu cay nhất, đau đớn nhất, phản ánh trực diện, chính
xác sự tha hóa, xói mòn về nhân cách của con người thời đại và sự nhốn nháo, xô bồ
của xã hội thời kinh tế thị trường.
Với truyện “Bến Ôsin”, nhà văn sử dụng lời bài hát được viết lại trong cuộc thoại
của ba nhân vật: “Bây giờ mày tính thế nào? Chả thế nào cả, mê giai lắm thì nó chết.
Mày chài nó thì mày phải giải quyết chứ. Chả biết ai chài ai. Chúng mày không định
lấy nhau à? Lấy nhau? Tôi ở trong cái nhà đang xây dở với một lũ đàn ông thế này,
lấy là lấy thế nào? Mày không sợ tao kiện à, nó là con gái vị thành niên? Tôi cũng vị
thành niên đây, còn lâu mới đủ mười tám tuổi, tôi cũng đi kiện. Một thằng trong đám
thợ xây hát đế bài cha cha cha. Buông tôi ra vì tôi đã già rồi mà. Tôi không buông vì
tôi cũng già bằng bà” [62, tr.43-44]. Lời nói đế vào của nhân vật thứ ba trong cuộc đối
thoại tưởng chừng như vô nghĩa nhưng nó lại tạo hiệu quả nghệ thuật lớn. Nó phơi bày
bộ mặt trơ tráo của những gã trai thợ hồ. Những kẻ sống ngổ ngáo, không chịu trách
nhiệm về những gì mình làm mà còn vui mừng, hớn hở vì điều ấy. Sử dụng ca từ trong
đối thoại, vừa tạo nên chất “hài” cho cuộc thoại, vừa tạo ra chất giọng “giễu nhại” đặc
trưng và tiêu biểu cho văn phong Hồ Anh Thái.
69
Văn Hồ Anh Thái hướng ngoại, tỉnh táo, sắc lạnh. Nhà văn muốn phơi bày hiện
thực ngồn ngộn ra trước mắt. Con người khi đối diện với hiện thực ấy sẽ tự nhìn nhận,
ý thức và tìm cách thay đổi. Ở mô hình đối thoại truyền thống, nhà văn trần thuật các
tình tiết, sự kiện với cảm giác “đúng như thật”, các bài học được truyền tải chủ yếu
qua lời trữ tình ngoại đề thì ở mô hình này, bài học được rút ra từ chính người tiếp
nhận. Bởi người trần thuật không định hướng cái nhìn, không nghĩ hộ, kể hộ. Nhân vật
cũng không. Trong cấu trúc diễn ngôn hòa quyện đan xen hai loại lời. Người đọc đứng
giữa cuộc đối thoại giữa các lời của các nhân vật để rồi tự rút ra một cái nhìn, một bài
học cho cuộc sống.
2.2.1.3. Đối thoại mang tính chất độc thoại
So với tiêu chí chung, trong một cuộc thoại có đủ các vai giao tiếp, các bên cùng
nhau trao đổi lượt lời, thì diễn ngôn đối thoại của nhân vật của Hồ Anh Thái có nhiều
trường hợp lệch chuẩn. Không ít cuộc thoại người nói sao nhãng người nghe, cất tiếng
nói như một nhu cầu bộc lộ cảm xúc, giãi bày tâm trạng, đối tượng tiếp nhận phản ứng
ra sao không quan trọng. Đối thoại vì thế mang tính độc thoại rõ nét. Biểu hiện trong
truyện ngắn Hồ Anh Thái là các cuộc thoại có đủ vai giao tiếp nhưng chỉ có một vai
trao lời. Vai tiếp nhận diễn ngôn không có trao đáp.
Cụ thể, trong truyện ngắn “Cánh võng không người”, đoạn Chính và chị Hảo
nói chuyện với nhau, hầu hết các lượt lời là của chị Hảo, Chính chỉ ngồi nghe:
“- Mình đỡ rồi, muốn ngồi một lát
Chúng tôi ngồi bên bờ mương, giữa đồng vắng, như hai cái bóng ma câm
lặng trong đêm trăng suông. [].
- Mình rất sợ trăng - chị Hảo lên bờ, quay lưng lại phía vầng trăng chênh
chếch và nói - Bắt đầu từ dạo bố mẹ đi công tác xa, buổi tối ở nhà một mình
nhìn trăng mà thấy sợ. Trăng đầu tháng như một cái võng, trôi vùn vụt qua
các đám mây. Lúc nào nó không trôi, nhìn kỹ, lại thấy nó lắc lư, chao đảo.
Sợ thật, ban đêm, võng không có người mà cứ lắc lư, cứ đảo qua đảo lại”
[60, tr.260].
Trong cuộc thoại, chủ yếu xuất hiện lời của chị Hảo. Chị cố ý mở rộng lượt lời,
tránh những chỗ ngừng tạo cơ hội cho người khác - là Chính, có thể nhận lượt lời.
70
Cuộc thoại vì thế như là lời độc thoại nội tâm của chính nhân vật. Hảo tự nói với lòng
mình, nhìn lại thời gian đã qua, để rồi suy ngẫm về cuộc đời của chính mình. Lời thoại
vì thế không có khoảng ngừng đủ để cậu bé Chính hồi đáp. Cậu bé còn quá nhỏ để
hiểu được những chuyện Hảo nói. Không hiểu chị, cho nên khi nhớ về chị, Chính lại
có cảm giác “rờn rợn”. Hình ảnh về chị trong trí nhớ của nhân vật là hình ảnh đầy ma
mị “đôi chân trần quá gối, hai cánh tay và gương mặt chị bắt anh trăng, sáng một
màu vàng nhợt, như không phải là người thực” [60, tr.260]. Có rất nhiều đoạn đối
thoại giữa Hảo và Chính mang tính chất độc thoại. Có thể lấy thêm đoạn thoại sau:
“Mình thích nhất thì tương lai hoàn thành tiếp diễn - Chị Hảo bỗng nói và
đọc một câu tiếng Anh - Khi tôi trở lại, anh ấy sẽ vẫn còn nghĩ về tôi. Chính
thấy không, người ấy sẽ vẫn còn nghĩ, trong tương lai mà vẫn còn đang
nghĩ về mình. Có nghĩa tương lai ấy vẫn chưa phải là sự kết thúc tất cả
Bên ngoài, gió lồng rít như có hàng ngàn con tuấn mã phóng trong mây.
[]
- Muộn quá rồi, em phải đi về” [60, tr.261].
Theo các nhà ngôn ngữ học, dấu ba chấm thể hiện “chỗ ngừng” (trường độ im
lặng) trong cuộc thoại. Nó là tín hiệu cho biết “người đang nói nhường lời cho người
nói sau mình” [11, tr.214]. Ở phân đoạn diễn ngôn trên, dấu “” mang ý nghĩa trên.
Tuy nhiên, trước khi chuyển quyền nói của mình, chị Hảo “giành quyền được nói của
người kia” [11, tr.214] quá nhiều, lời thoại của nhân vật lúc này như là lời nội tâm. Bởi
vậy khi được trao quyền nói, Chính chỉ biết im lặng rồi ra đi. Chính biết nói gì đây khi
nghe những lời đầy tâm trạng của chị. Chính đâu có biết chị Hảo mắc bệnh nặng và
cuộc đời của chị chỉ còn có thể tính bằng ngày mà thôi. Càng khao khát sống, Hảo
càng đau đớn, càng ao ước, càng vô vọng. Lời thoại thấm đẫm nỗi đau của Hảo khi sắp
phải lìa xa cuộc đời.
Trong truyện ngắn “Mảnh vỡ của đàn ông”, cuộc đối thoại giữa chị Thạch và
nhân vật tôi, đều là lời một bên: ““Chị ghé lại gần, nhìn đôi cẳng chân lông lá của tôi
và bảo: “Phải biết chọn bạn mà chơi”. Tôi ngừng đọc, nhìn chị như hỏi. “- Đừng chơi
với những thằng không có lông chân”. Tôi càng ngơ ngác. “- Bọn ấy, rặt một lũ hèn”.
Rồi chị thở dài, mắt nhìn xa xăm: “- Nói trộm vía, chồng tôi ngày trước cũng vậy” ”
71
[60, tr.79]. Một cậu bé mười sáu tuổi như “tôi” nghe những lời của chị Thạch làm sao
hiểu được. “Tôi” chỉ biết “nhìn như hỏi” mà thôi. Thạch cũng giống như chị Hảo,
người đàn bà góa chồng, bị mọi người ghẻ lạnh, ghét bỏ, coi là “con rắn độc, con dâm
phụ sát chồng”. Họ đâu có biết con người chị Thạch cũng nội tâm lắm. Biết bao nỗi
lòng muốn được tâm sự, chia sẻ, nhưng có ai để chị Thạch gửi gắm nỗi niềm ấy. Chị
tìm đến “tôi” không phải mong “tôi” chia sẻ mà chỉ là để “giải tỏa nỗi niềm” trong
lòng. Lời khuyên chị Thạch dành cho “tôi” hay cũng chính là lời khuyên mà chị dành
cho mình. Màu sắc nội tâm thể hiện rõ trên từng lời thoại. Nhiều diễn ngôn đối thoại
trong các truyện Đi về phía mưa, Khao khát ngày trở về, cũng mang tính chất độc
thoại.
Diễn ngôn đối thoại trực tiếp của nhân vật, diễn ngôn đối thoại mang tính chất
độc thoại được tác giả sử dụng nhiều trong những truyện ngắn được sáng tác ở thời
gian trước và trong khi Hồ Anh Thái đi học ở Ấn Độ. Mật độ xuất hiện diễn ngôn đối
thoại của nhân vật trong diễn ngôn trần thuật tập trung trong hai tập truyện “Những
cuộc kiếm tìm” và “Người đứng một chân”. Diễn ngôn đối thoại ở dạng lời nửa trực
tiếp chủ yếu được nhà văn tạo lập và sử dụng trong những sáng tác giai đoạn sau. Hai
nhóm này được nhà văn sử dụng theo chiều tỉ lệ nghịch. Đây là bước thay đổi đáng kể
trong kĩ thuật tạo lập diễn ngôn đối thoại của nhân vật trong quá trình kiến tạo cấu trúc
văn bản trần thuật. Tuy nhiên, dù thế nào thì qua diễn ngôn đối thoại, nhà văn không
chỉ phản ánh hiện thực xã hội và con người thời đại, đưa đến cho độc giả những bài
học mang tính triết lí nhân sinh mà còn bước đầu dẫn người đọc khám phá thế giới nội
tâm của nhân vật.
2.2.2. Diễn ngôn độc thoại
Kết quả khảo sát (phụ lục 4), cho thấy có 46/81 truyện ngắn của Hồ Anh Thái
không sử dụng lời độc thoại nội tâm. Chỉ có 35 truyện ngắn sử dụng lời độc thoại.
Chiếm 39,50%. Ngoài ra tần số xuất hiện lời độc thoại trong truyện ngắn cũng rất thấp.
Trong 35 truyện ngắn chứa lời độc thoại nội tâm, tổng cộng 547 trang, chỉ có 71 “phát
ngôn của nhân vật nói với bản thân mình”. Trung bình cứ 1 trang truyện ngắn, Hồ Anh
Thái sử dụng 0,13 lượt lời. Như vậy có thể khẳng định, Hồ Anh Thái sử dụng hạn chế
72
diễn ngôn độc thoại trong cấu trúc diễn ngôn thoại nói riêng và cấu trúc diễn ngôn trần
thuật nói chung.
Nếu như ở các truyện ngắn, cả trước và sau năm 1995, diễn ngôn đối thoại có sự
thay đổi rõ rệt thì diễn ngôn độc thoại nội tâm lại tương đối ổn định. Cụ thể, trong 35
truyện xuất hiện lời độc thoại thì có 11 truyện được viết trước năm 1995 và 24 truyện
được viết sau năm 1995. Con số chênh lệch ở đây không nhiều. Có thể thấy, dù trước
hay sau năm 1995 thì diễn ngôn độc thoại không phải là thành phần diễn ngôn chính
yếu trong cấu trúc diễn ngôn trần thuật. Ông không tập trung đi sâu vào thế giới nội
tâm nhân vật như Nguyên Hồng, mà chủ yếu phơi bày những “chi tiết, sự kiện, cảnh
huống” trong đời sống với những mặt thật nhất của nó. Nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Yên
khẳng định Hồ Anh Thái là văn sĩ “có một cái đầu rất lạnh” [103] là vì thế. Do diễn
ngôn độc thoại ít được sử dụng nên khi xuất hiện nó mang một chất lượng lớn. Nó làm
bừng dậy mọi trạng thái, tình cảm, cảm xúc, thúc đẩy độc giả phải suy ngẫm, chiêm
nghiệm, để rồi thôi thúc con người phải hành động.
Để đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, Hồ Anh Thái đã sử dụng đa dạng và linh
hoạt nhiều hình thức thể hiện dòng nội tâm. Dưới đây là một số hình thức mà nhà văn
sử dụng để xây dựng diễn ngôn độc thoại.
2.2.2.1. Độc thoại nội tâm ở dạng thông thường
Ở dạng này, diễn ngôn độc thoại thường được xây dựng theo mô hình sau: Chủ
thể + động từ (nghĩ, nhủ thầm, ngẫm,) + lời trực tiếp của nhân vật. Trong
truyện ngắn Hồ Anh Thái, lời độc thoại thông thường thường được biểu hiện dưới hai
dạng. Một, ở dạng đầy đủ như trên. Hai là, ở dạng đã được lược bỏ những từ ngữ mang
tính “mách bảo”.
Có 8 truyện ngắn: Tự truyện, Mộng du ở Côpenhagen, Trời vẫn nắng suốt đêm,
Tựa vào gốc anh đào mà ngủ, Tòa nhà đói, Gã thổi lửa thành Pesepolis, được nhà
văn sử dụng diễn ngôn độc thoại ở dạng thuần túy đầy đủ theo mô hình truyền thống.
Đó là suy nghĩ của nhân vật “tôi” về sự kì diệu, sức cuốn hút của đất nước Ấn Độ đối
với những du học sinh, du khách đã từng đặt chân đến: “[], tôi lại nghĩ khác. Biết
đâu Julie đã ở lại xứ Ấn từ bấy đến giờ. Biết đâu cô đã kịp lấy một chàng Ấn Độ khác.
Biết đâu những người nước ngoài ở lại xứ Ấn để chờ nhau” [64, tr.134]. Hay đó là sự
73
ưu tư của vua Alexander Đại đế ở xứ Hy Lạp về tôn giáo thờ thần lửa trong truyện
“Gã thổi lửa trong thành Persepolis”: “Alexander Đại đế thầm nghĩ, cái xứ lạ kỳ. Tất
cả dân chúng đều thờ lửa” [64, tr.181]; “Cái xứ lạ. Hoàng đế Alexander nghĩ. Thờ gì
không thờ mà lại thờ lửa. Chơi gì không chơi mà lại chơi lửa” [64, tr.184]; “Lạ nhỉ.
Cái xứ này. Alexander Đại đế lại nghĩ” [64, tr.186]; “Nghĩ ngợi. Vẩn vơ. Lạ nhỉ, cái xứ
này” [64, tr.186]. Chỉ hai trang truyện nhưng 4 lần hoàng đế xuất hiện cùng với suy
nghĩ về việc thờ lửa, chơi lửa của người dân Ba Tư. Những thắc mắc của hoàng đế
được thể hiện bằng bề mặt ngôn từ không thực sự đưa người đọc thâm nhập vào thế
giới nội tâm nhân vật nhưng phần nào phác họa, nhấn mạnh những biến chuyển về mặt
tâm lí.
Bên cạnh những diễn ngôn độc thoại ở dạng đầy đủ các bộ phận như trên thì
trong truyện ngắn Hồ Anh Thái còn xuất hiện những diễn ngôn bị lược đi những từ
ngữ “mách bảo”. Ở dạng này, dạng câu cảm thán là hình thức thể hiện chủ yếu. Nó thể
hiện rõ nét và cụ thể nhất trạng thái, cảm xúc của nhân vật đối với hiện thực cuộc
sống. Đó là sự hốt hoảng của nhân vật “tôi” khi nhìn ra bộ dạng thật của “Dũng” trong
“Gặp nhau có một lần”: “Trời đất ơi, Dũng không còn bộ ria mép nữa. Một gương
mặt con gái, một khuôn ngực con gái với cặp tuyết lê nhuộm trong ánh đèn như hai
đóa sen hồng” [60, tr.13]. Hay là sự nuối tiếc của Kiên khi nhìn thấy con của người
bạn đồng ngũ của mình ngày càng xa rời bản tính tốt đẹp: “Ôi chao, làm sao Kiên còn
hy vọng cứu vãn được tình thế nữa?” [60, tr.148] (Nằm ngủ trên ghế băng).
Với mỗi dạng biểu hiện, nhà văn đã thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau
trong từng nhân vật. Từ đó giúp người đọc thâm nhập và khám phá được thế giới nội
tâm vốn phức tạp, đa dạng của con người.
2.2.2.2. Độc thoại ở dạng đối thoại
Diễn ngôn độc thoại ở dạng đối thoại có thể nói là một trong số dạng thức được
nhà văn sử dụng nhiều hơn cả trong quá trình xây dựng diễn ngôn độc thoại của nhân
vật. Có 18/32 truyện ngắn nhà văn sử dụng diễn ngôn độc thoại ở dạng đối thoại. Độc
thoại ở dạng đối thoại có nghĩa là “nhân vật đối thoại với một người nào đó trong tâm
tưởng hoặc đối thoại với chính mình” [44, tr.123].
74
Diễn ngôn này trong truyện ngắn Hồ Anh Thái biểu hiện dưới hai hình thức: Đối
thoại bên ngoài và đối thoại bên trong. Khi “nhân vật đối thoại với một người nào
đó” thì đó là diễn ngôn độc thoại ở dạng đối thoại bên ngoài. Khi “nhân vật đối thoại
với chính mình” thì biểu hiện là những diễn ngôn độc thoại ở dạng đối thoại bên trong.
Trong cả hai dạng lời độc thoại này thường chứa các từ: không hiểu sao, băn khoăn
mãi, phải chăng, sao, có nhớ, gì vậy, hay sao, nhỉ, chẳng lẽ, gì thế, sao không,
hình như, tại sao, suy cho cùng,
Diễn ngôn độc thoại ở dạng đối thoại bên ngoài
Có 16 truyện được nhà văn sử dụng diễn ngôn độc thoại ở dạng đối thoại bên
ngoài trong cấu trúc diễn ngôn độc thoại. Các câu hỏi đặt ra không phải với mục đích
được trả lời mà với mục đích biểu thị thái độ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật đối với
con người, sự việc, hiện tượng trong cuộc sống. Nó không chỉ dừng lại ở suy nghĩ đơn
thuần nữa mà đã nâng lên thành tiếng nói, thể hiện những tâm tư thầm kín, sâu kín
nhất.
Cụ thể, nếu thiếu những lời độc thoại thì người đọc sẽ khó nhận thấy được tình
cảm của nhân vật “tôi” dành cho “Hạnh” trong truyện “Những cuộc kiếm tìm”: “Trên
đường về, tôi băn khoăn mãi; không hiểu sao một cô gái như Hạnh lại gần gũi một gã
trai nhí nhắng như Thước?” [57, tr.14]. Chỉ có để ý đến “Hạnh”, “tôi” mới không
ngừng đặt câu hỏi như vậy. Tuy câu hỏi không trực tiếp bộc lộ tình cảm của “tôi”
nhưng nó lại thể hiện sự tinh tế, cũng như những trạng thái rất thật của con người trong
thực tế cuộc sống.
Những câu hỏi của nhân vật “tôi” hay của “ông ngoại quốc, ông nhà văn” trong
“Đồng tay Mỹ” gần gũi, chân thực đến mức người đọc còn cảm thấy câu hỏi ấy là câu
hỏi mà biết bao con người Việt Nam còn đang thắc mắc: “Có phải nhờ thế mà người
Việt dễ quên? Quên ai là kẻ thù ngày trước? Quên thù hận và đau thương mà đám
ngoại bang đã gây ra trên xứ sở mình?” [64, tr.221]; “Tại sao? Gia đình liệt sĩ đã có
thể bỏ qua hận thù, tha thứ cho người lính Mỹ đã bắn chết con em họ. Vậy mà tại sao
mấy thập kỉ họ không thể xua đi sự lạnh lẽo với người vợ của anh?” [64, tr.226]. Hơn
21 năm đế quốc Mỹ xâm lược nước ta, để lại biết bao hậu quả nặng nề. Ấy vậy mà con
người hiện tại khi gặp Mỹ vẫn vui vẻ, niềm nở, tay bắt mặt mừng. Còn với những
75
người phụ nữ góa chồng vì chiến tranh, khi tái giá, trở lại quê nhà thì bị bên nhà chồng
ghẻ lạnh, lạnh lẽo “mấy thập kỉ”.
Chúng ta sẽ còn gặp rất nhiều những lời độc thoại nội tâm ở dạng bên ngoài
trong truyện ngắn Hồ Anh Thái. Nếu những câu hỏi ấy là câu hỏi của một nhân vật với
một nhân vật thì độc thoại lúc này hướng vào thể hiện, bộc lộ những cung bậc cảm
xúc, tình cảm của nhân vật. Còn những câu hỏi của một nhân vật với một thế hệ thì
hướng vào bộc lộ những suy tư, trăn trở về cuộc đời, thời thế, con người thời đại.
Diễn ngôn độc thoại ở dạng đối thoại bên trong
Diễn ngôn độc thoại ở dạng này chỉ được nhà văn sử dụng trong 4 truyện: Cánh
võng không người, Chạy quanh công viên mất một tháng, Đời con bọ, Mộng du ở
Côpenhagen. Đó là lời của nhân vật “tôi” tự vấn với chính mình trước những câu hỏi
của người bố chị Hảo: “Có chuyện gì đêm mưa bão ấy nhỉ? Hết sức bình thường, nếu
không nói là đơn điệu. Chúng tôi ôn tập các thì tương lai hoàn thành và tương lai
hoàn thành tiếp diễn. Chúng tôi nói chuyện không dứt về những người bạn, về những
cuốn sách. Sau đó là việc tôi phải gắng gượng chống chọi với cơn buồn ngủ Đêm
hôm ấy có gì mà kể, ngoại trừ sự bất thường là tôi không về nhà được” [60, tr.265]
(Cánh võng không người). Hay đó là lời của nhân vật “tôi” trong “Chạy quanh công
viên mất một tháng” khi có ý định tìm cách trốn thoát khỏi nhà “thằng Phập”: “Mà tôi
gọi điện cho ai. Công an 133 ư? Miêu tả ra sao đường vào ngôi nhà giữa vườn cây
này? Gọi cho vợ tôi ư? Ngay đêm đầu tôi đến nhà này, thằng Rú đã ra điện thoại thẻ
bên đường thử gọi cho vợ tôi để kiểm tra, nhưng không ai nhấc máy. Giờ ấy đêm đêm
nàng thường mất ngủ. Bây giờ biết đâu tôi đi vắng nàng lại ngủ được” [61, tr.191].
Những nhân vật trong truyện tự đối thoại với chính mình. Qua những lời độc thoại ấy
người đọc hình dung ra những con người đang “đau khổ, lo âu, dằn vặt”. Kết quả sau
cùng là “lựa chọn” được sự “tự do”. Có thể nói diễn ngôn độc thoại này là một trong
những yếu tố làm nên chất hiện sinh trong truyện ngắn Hồ Anh Thái.
2.2.2.3. Độc thoại ở dạng lời nửa trực tiếp
Hình thức tồn tại khó nhận diện triệt để, chính xác của diễn ngôn độc thoại là
dạng lời nửa trực tiếp. Như trên chúng tôi đã trình bày, lời nửa trực tiếp là “lời của
nhân vật đan xen, hòa lẫn với lời trần thuật. Để nhận biết cần phải căn cứ vào sự
76
chuyển đổi giọng điệu từ người trần thuật sang giọng điệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_12_30_3595169571_6953_1871650.pdf