MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 7
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. 1. Thực trạng lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam 9
1. 2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Bắc Giang 12
1. 3. Thực trạng, người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị tại phòng
khám ngoại trú BVĐK tỉnh Bắc Giang. 14
1. 4. Tình hình chăm sóc, hỗ trợ của gia đình và cộng đồng đối
với NN HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú BVĐK tỉnh Bắc Giang16
Chương 2. ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
2.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu 23
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung của người nhiễm HIV/AIDS 24
3.2. Hành vi nguy cơ và một số yếu tố liên quan ở NN HIV/AIDS.32
3.3. Sự chăm sóc, hỗ trợ của gia đình và cộng đồng đối với người NN HIV/AIDS38
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng về người nhiễm HIV/AIDS hiện đang điều trị tại
phòng khám ngoại trú BVĐK tỉnh Bắc Giang43
4.2. Hành vi nguy cơ và một số yếu tố liên quan ở NN HIV/AIDS.45
4.3. Sự chăm sóc, hỗ trợ của gia đình và cộng đồng đối với người NN HIV/AIDS52
KẾT LUẬN 57
KIẾN NGHỊ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 68
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2988 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm lây nhiễm ở nguời nhiễm HIV/AIDS và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điều trị của cộng đồng tại phòng khám ngoại trú bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y từ 5 năm trở lên (71,1%); (21,0%). Thời gian tiêm chích ma túy
từ 5 năm trở lên (58,9%); (31,4%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Bảng 3. 11. Tiêm chích ma tuý trong tháng qua và dùng chung BKT ở người
NN HIV/AIDS (n=360)
Tỷ lệ có tiêm chích ma tuý
trong tháng qua
Số ngƣời
Tỷ lệ %
TC ma tuý trong tháng qua
137 38,1
Dùng lại BKT sau ngƣời khác
137 38,1
Đƣa BKT đã dùng cho ngƣời
khác
137 38,1
Nhận xét: Tỷ lệ có TCMT trong tháng qua là (38,1%). Trong đó dùng lại
BKT (38,1%) bằng tỷ lệ đưa BKT sau khi sử dụng cho người khác dùng
(38,1%).
Bảng 3. 12. Mức độ TCMT trong 1 tháng qua ở người TCMT bị nhiễm
HIV/AIDS
Mức độ TCMT trong 1
tháng qua
Số ngƣời
Tỷ lệ %
Ít nhất 1 lần trong một ngày
113 82,5
Từ 1 lần trở lên trong tuần
16 11,7
Từ 1 đến 3 lần/tháng
8 5,8
Không lần nào /tháng
0 0,0
Tổng cộng 137 100,0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Nhận xét: TCMT ít nhất 1 lần trong ngày là cao nhất (82,5%), tiếp đến là
1 lần trở lên trong tuần (11,7%); từ 1 đến 3 lần/tháng (5,8%) và thấp nhất là
không tiêm chích lần nào/tháng (0,0%).
Bảng 3. 13. Loại bạn tình trong 12 tháng qua của người nhiễm HIV
Giới
Loại bạn tình
Nam Nữ Tổng
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Khách làng chơi 53 12,6 0 0,0 53 9,4
Bạn tình bất chợt 26 6,2 0 0,0 26 4,6
Gái mại dâm 141 33,7 3 2,1 144 25,5
Vợ/ngƣời yêu 199 47,5 143 97,9 342 60,5
Tổng cộng 419 74,2 146 25,8 565 100,0
Nhận xét: Loại bạn tình trong 12 tháng qua của người nhiễm HIV là nam
có tỷ lệ cao nhất là vợ/người yêu (47,5%), tiếp đến là với gái mại dâm (33,7%),
khách làng chơi là (12,6%), thấp nhất là với bạn tình bất chợt (6,2%). Về số 146
loại bạn tình của nữ trong 12 tháng qua có tỷ lệ cao nhất là Vợ/người yêu
(97,9%), tiếp đến là hành nghề mại dâm(2,1%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Bảng 3 .14. Trung bình số lần QHTD trong 30 ngày qua với các loại bạn tình
(n=360)
Loại bạn tình
Trung bình số lần QHTD
- Vợ/chồng/ngƣời yêu 9,14,1
- Gái mại dâm
4,62,9
- Bạn tình bất chợt
4,32,6
- Khách làng chơi
3,61,7
Nhận xét: Số lần QHTD trung bình của NN HIV/AIDS trong 30 ngày qua
với vợ/chồng/người yêu là cao nhất (9,14,1); tiếp đến gái mại dâm là (4,62,9),
và bạn tình bất chợt là (4,32,6), thấp nhất là khách làng chơi (3,61,7).
Bảng 3. 15. Tỷ lệ dùng BCS lần QHTD gần nhất và luôn luôn BCS trong 12
tháng qua với các loại bạn tình
Tỷ lệ dùng BCS Số điều tra Tỷ lệ %
Lần gần nhất:
- Vợ/chồng/ ngƣời yêu (n=334) 15 4,5
- Gái mại dâm (n=130) 1 0,8
- Bạn tình bất chợt (n=20) 0 0,0
- Khách làng chơi (n=46) 0 0,0
12 tháng qua:
- Vợ/chồng/ ngƣời yêu (n=342) 15 4,4
- Gái mại dâm (n=145) 1 0,7
- Bạn tình bất chợt (n=26) 0 0
- Khách làng chơi (n=53) 0 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Tổng cộng
Nhận xét: Tỷ lệ dùng BCS lần QHTD gần đây nhất với vợ/chồng/người
yêu là (4,5%), tiếp đến là GMD (0,8%); luôn luôn dùng BCS trong 12 tháng qua
với vợ/chồng/người yêu (4,4%), tiếp đến là GMD (0,7%).
Bảng 3. 16. Đã sinh con và có ý định sinh con sau nhiễm HIV của NN
HIV/AIDS đã lập gia đình
Chỉ số NC Số điều tra Tỷ lệ %
Đã sinh con và có ý định
sinh con
- Đã sinh con 7 1,9
- Có ý định sinh con 16 4,4
Tình trạng dùng thuốc
lây truyền mẹ – con:
- Cho bà mẹ 2 28,6
- Cho con: 3 42,9
Nhận xét: Trong tổng số người đã lập gia đình được nghiên cứu cho thấy,
tỷ lệ sinh con sau khi biết nhiễm HIV là (1,9%), tiếp đến là tỷ lệ hiện nay có ý
định sinh con là (4,4%). Trong tổng số người đã lập gia đình được nghiên cứu
cho thấy, tỷ lệ dùng thuốc dự phòng lây truyền cho con (42,9%), tiếp đến tỷ lệ
dùng thuốc dự phòng lây truyền cho mẹ là (28,6%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Bảng 3. 17. Dự định lập gia đình và sinh con của NN HIV/AIDS chưa lập GĐ
Dự định lập gia đình
và sinh con của NN
HIV/AIDS chƣa lập
gia đình
Số điều tra Tỷ lệ %
- Dự định lập gia đình 0 0,0
- Dự định sinh con sau
lập gia đình
0 0,0
Tổng cộng 0 0,0
Nhận xét: Chưa phát hiện có trường hợp nào có ý định lập gia đình và ý
định sinh con của những người đã có gia đình.
Bảng 3. 18. Tình hình xét nghiệm HIV của vợ/chồng/người yêu (n=360)
Xét nghiệm HIV của
vợ/chồng/ngƣời yêu
Số điều tra
Tỷ lệ %
Có xét nghiệm HIV 318 88,3
Kết quả dƣơng tính 292 91,8
Xét nghiệm tự nguyện 309 97,2
Nhận xét: Tỷ lệ có đi xét nghiệm HIV là (88,3%); tỷ lệ xét nghiệm dương
tính ở vợ/chồng/người yêu là (91,8%). Về lý do xét nghiệm của vợ/chồng/người
yêu, đa số là xét nghiệm tự nguyện (97,2%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
3.2. Sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điều trị của cộng đồng đối với ngƣời
nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc
Giang
Bảng 3. 19. Tư vấn xét nghiệm HIV của người nhiễm HIV/AIDS
Tƣ vấn xét nghiệm
HIV của NN HIV
Số điều tra Tỷ lệ %
Trƣớc xét nghiệm 360 100,0
Sau xét nghiệm 360 100,0
Nhận xét: Trong số 360 người điều tra, tỷ lệ được tư vấn trước xét
nghiệm và sau xét nghiệm là (100%).
Bảng 3. 20. Thái độ của gia đình đối với người nhiễm HIV/AIDS
Thái độ gia đình Số ngƣời Tỷ lệ %
Ruồng bỏ, xa lánh 22 6,1
Chấp nhận 203 56,4
Chăm sóc sức khoẻ 22 6,1
Hỗ trợ, giúp đỡ 113 31,4
Phản ứng khác 4 1,1
Tình trạng chăm sóc người
nhiễm HIV/AIDS tại nhà:
- Đƣợc chăm sóc
- Không đƣợc chăm sóc
340
20
94,4
5,6
Nhận xét : Tỷ lệ gia đình chưa biết hoặc có phản ứng khác của người nhà
bị nhiễm HIV là 1,1%. Về thái độ của gia đình: Chấp nhận (56.4%), hỗ trợ giúp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
đỡ (31.4%) tiếp đến chăm sóc sức khỏe và ruồng bỏ, xa lánh (6,1% và 6,1%).
Trong số các đối tượng được chăm sóc người nhiễm tại nhà là (94,4%).
Bảng 3. 21. Thái độ của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS
Thái độ của cộng đồng Số lƣợng Tỷ lệ %
Ruồng bỏ 138 38,3
Hỗ trợ, giúp đỡ 24 6,7
Chấp nhận 159 44,2
Phản ứng khác 39 10,8
Tổng số 360 100,0
Nhận xét: Kết quả điều tra về thái độ của cộng đồng đối với NN
HIV/AIDS cho thấy, tỷ lệ chấp nhận (44.2%), tiếp đến là hỗ trợ, giúp đỡ (6.7%);
cộng đồng chưa biết bị nhiễm HIV là 10.8% và ruồng bỏ, xa lánh (38.3%). Tỷ lệ
nhận được sự hỗ trợ chăm sóc cộng đồng trong 6 tháng qua là (94,2%); còn lại
không được chăm sóc có thể là do người nhiễm ẩn mình không giám xuất hiện ra
cộng đồng để được nhận sự hỗ trợ từ phía cộng đồng tỷ lệ là (5,8%).
Bảng 3. 22. Đơn vị hỗ trợ và loại hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS
Đơn vị hỗ trợ Số lƣợng Tỷ lệ %
Chăm sóc y tế 342 95,0
Chính quyền 245 68,1
Thanh niên 241 66,9
Phụ nữ 244 67,8
Chữ thập đỏ 243 67,5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Nhận xét: Đa số người nhiễm HIV được hỗ trợ, ngành y tế là đơn vị hỗ
trợ nhiều nhất và chủ yếu là chăm sóc y tế (95,0%). Các đơn vị khác hỗ trợ
không đáng kể theo thứ tự mức độ hỗ trợ là Chính quyền, Thanh niên, Phụ nữ và
hội Chữ thập đỏ chiếm tỷ lệ (68,1%; 66,9%; 67,8% và 67,5%).
Bảng 3.2.23. Người nhiễm HIV/AIDS nhận được các hỗ trợ cho phòng chống
HIV trong 6 tháng qua (n=360)
Nhận đƣợc sự hỗ trợ Số lƣợng Tỷ lệ %
Bao cao su 63 17,5
Bơm kim tiêm 100 27,8
Tờ rơi, tờ bƣớm 100 27,8
Lời khuyên bạn cùng nhóm 6 1,7
Lời khuyên đồng đẳng viên 8 2,2
Lời khuyên từ y tế 331 91,9
Lời khuyên từ đoàn thể, xã
hội
11
3,1
Sinh hoạt câu lạc bộ 19 5,3
Giới thiệu khám chữa STDs 52 14,4
Điều trị lây truyền mẹ - con 1 0,3
Khác 0 0,0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Nhận xét: Loại hỗ trợ nhận được cho phòng chống HIV/AIDS cao nhất là
lời khuyên từ cán bộ y tế (91,9%), tiếp đến là tờ rơi, tờ bướm và bơm kim tiêm
(27,8%; 27,8%), nhận được BCS (17,5%) và được giới thiệu khám chữa STDs
(14,4%), sinh hoạt câu lạc bộ (5,3%) và lời khuyên từ cán bộ đoàn thể, xã hội
(3,1%); từ đồng đẳng viên (2,2%), nhận được lời khuyên từ bạn cùng nhóm
(1,7%) thấp nhất là được điều trị dự phòng lây truyền mẹ – con (0,3%).
Bảng 3. 24. Nơi khám, chữa khi ốm đau của NN HIV/AIDS
Nơi khám, chữa khi ốm đau Số ngƣời Tỷ lệ %
Trạm y tế xã 1 0,3
TT Y tế huyện 19 5,3
Bệnh viện tỉnh 346 96,1
Phòng khám tƣ 6 1,7
Tự mua thuốc 36 10,0
Khác 0 0,0
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy bệnh viện tỉnh là chủ yếu (96,1%) của
các đối tượng HIV mỗi khi ốm đau và đi khám điều trị bệnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Bảng 3. 25. Mong muốn /nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS
Mong muốn và nhu cầu Số ngƣời Tỷ lệ %
Đối xử bình đẳng 16 4,4
Điều trị nhiễm trùng cơ hội 357 99,2
Điều trị đặc hiệu HIV 78 21,7
Cai nghiện 9 2,5
Hỗ trợ tiền, vật chất 3 0,8
An ủi, động viên 45 12,5
Việc làm 4 1,1
Tƣ vấn 88 24,4
Sinh hoạt nhóm 5 1,4
Khác 2 0,6
Nhận xét: Kết qủa điều tra cho thấy, đa số mong muốn hay nhu cầu của
người nhiễm HIV/AIDS là được điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội (99,2%),
tiếp đến là tư vấn và điều trị đặc hiệu HIV (24,4%; 21,1%), được an ủi, động
viên, thông cảm và được đối sử bình đẳng (12,5%; 4,4%), nhu cầu được tổ chức
sinh hoạt nhóm(1,4%), việc làm(1,1%), cai nghiện (2,5%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
4.1. Tình hình NN HIV/AIDS hiện đang điều trị tại phòng khám ngoại trú
BVĐK tỉnh Bắc Giang
Kết quả nghiên cứu (bảng 3.2) cho thấy đa số người nhiễm HIV là nam
giới (59,2%), nữ là (40,8%). Sự phân bố về giới của người nhiễm HIV này phù
hợp với kết quả nghiên cứu cuả Ngân hàng thế giới tại các tỉnh: Thanh Hóa,
Nghệ An và Bình Dương, Hải Phòng (2005) [54]. nhưng tỷ lệ người nhiễm HIV
là nam giới trong nghiên cứu này lại cao hơn so với nghiên cứu tại các tỉnh:
Long An, Sóc Trăng [55]. Kết quả này tương tự với kết quả của Nguyên Thị
Thanh Hà [23]. Có sự khác biệt rất lớn về phân bố giữa nam và nữ trong nghiên
cứu của chúng tôi với một số nước trên thế giới, nhiều khu vực hình thái lây
nhiễm chủ yếu qua quan hệ tình dục khác giới. Dựa trên phương thức lây truyền
và thời điểm công bố các trường hợp nhiễm HIV, các nhà dịch tễ học đã phân
chia lây nhiễm HIV theo 3 mô hình dịch tễ học và Việt Nam lây nhiễm theo mô
hình III là mô hình lây truyền chủ yếu do tiêm chích ma túy. Hiện nay tỷ lệ nam
giới trong số người nhiễm HIV trên toàn quốc chiếm khoảng 85%, tuy nhiên sự
phân bố này khác nhau giữa các miền, trong cùng một miền cũng khác nhau giữa
các tỉnh/thành phố trong cả nước có mô hình dịch tễ điển hình và thực trạng lây
truyền do tiêm chích ma túy, khác với một số tỉnh/thành phố phía Nam như:An
Giang, Long An, Sóc Trăng...lây nhiễm HIV chủ yếu qua QHTD.
Qua kết quả (bảng 3.2) người nhiễm HIV trong độ tuổi trên 30 chiếm tỷ lệ
cao nhất là (60%), độ tuổi trung bình của người nhiễm là 31 tuổi, người trẻ nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
là 19 tuổi (0,3%), cao nhất là 50 tuổi là (1,1%). So với nghiên cứu của Ngân
hàng phát triển châu á thì kết quả này tương tự [11], song so với nghiên cứu tr-
ước đây ở Quảng Ninh và Hải Phòng (2005) [54], độ tuổi trung bình của người
nhiễm HIV trẻ hơn, trung bình 24- 26 tuổi. Sự khác biệt này có thể là do những
người nhiễm HIV ở 2 tỉnh trên có xu hướng trẻ hóa hơn so với tỉnh Bắc Giang,
hoặc có thể do cách chọn mẫu nghiên cứu khác nhau. Những chỉ số về sự phân
bố tuổi người nhiễm HIV trong nghiên cứu này báo hiệu nguy cơ về hậu quả tác
động đến kinh tế xã hội và do đại dịch HIV/AIDS bởi phần lớn người nhiễm
HIV ở độ tuổi này tăng cao sự đóng góp sức lao động cho xã hội xẽ giảm xuống,
thêm vào đó gia đình phải gánh chịu những tổn thất khi NN HIV/AIDS ốm đau,
người nhiễm HIV phần lớn đóng vai trò trụ cột về kinh tế trong gia đình.
Qua kết quả (bảng 3.4) người nhiễm HIV có trình độ văn hóa ở bậc trung
học cơ sở là (66,4%). Tỷ lệ này tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị
Thanh Hà [23] và cũng không có sự khác biệt so với nghiên cứu của Ngân hàng
thế giới [55] và của Ngân hàng phát triển châu á [11]. Trình độ văn hóa của ng-
ười nhiễm HIV là một trong những cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch can
thiệp, đặc biệt các kế hoạch cho can thiệp truyền thông thay đổi hành vi.
Qua kết quả (bảng 3.3) người mới nhiễm HIV trong nghiên cứu này là
nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất là (50,8%), tình trạng thất nghiệp cũng có tỷ lệ tư-
ơng đối cao (10,3%). Nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng đối với
người nhiễm HIV đặc biệt tỷ lệ người nhiễm HIV là nông dân và thất nghiệp cao
là một trong những cản trở đối với các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho họ vì khi
đó điều kiện kinh tế của những người này rất khó khăn dẫn đến việc tiếp cận với
các dịch vụ chăm sóc, điều trị cũng hạn chế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Những người nhiễm HIV chưa có gia đình chiếm tỷ lệ tương đối cao là
(8,1%). Tỷ lệ này tương tự với nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Châu Á
[11], Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hà [23]. Người nhiễm HIV chưa lập
gia đình thường có những hành vi tiêu cực vì nhận thức của họ về cuộc sống còn
đơn giản, trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội chưa cao, nên họ thường
nẩy sinh những hành vi tiêu cực hơn so với những người nhiễm HIV đã có gia
đình. Tuy nhiên, tỷ lệ người nhiễm HIV chưa lập gia đình cao cũng có những
thuận lợi cho công tác tư vấn kịp thời nhằm hạn chế hậu quả do HIV/AIDS gây
ra mà trong nghiên cứu này chúng tôi muốn đề cập tới, đó là: Tình trạng kết hôn,
dự định sinh con, giáo dục an toàn trong tình dục với các loại bạn tình...
4. 2. Hành vi nguy cơ và một số yếu tố liên quan ở ngƣời nhiễm HIV/AIDS.
* Hành vi tiêm chích ma túy:
Kết quả nghiên cứu (bảng 3.10) cho thấy, tỷ lệ NN HIV/AIDS có TCMT
trong nghiên cứu của chúng tôi là (38,3%), thấp so với kết quả nghiên cứu của
dự án Ngân hàng thế giới năm 2002 ở một số tỉnh như Thanh Hóa (93%), Bình
Dương (91,1%), Hà Tĩnh (83,35%), Long An (86,8%), và thấp so với kết quả
nghiên cứu của Đặng Văn Huy năm 2005 tại Quảng Ninh (99,6%) [48], nhưng
bằng tỉnh Sóc Trăng (38,8%) [ 5]. Có thể do Bắc Giang là một tỉnh có tình hình
diễn biến phức tạp về tệ nạn ma túy, là một trong những điểm nóng của Việt
Nam về buôn bán và vận chuyển ma túy, là đầu mối quan trọng về trung chuyển
ma túy từ Thái Nguyên, Lạng Sơn sang. Vì vậy Bắc Giang thuộc nhóm các tỉnh,
thành có tỷ lệ người NCMT ở mức cao trong cả nước. Cũng như các tỉnh khác ở
phía Bắc, tỷ lệ chuyển từ hình thức sử dụng ma túy dạng hút hít sang tiêm chích
trong vài năm gần đây là rất phổ biến ở Bắc Giang. Sự thay đổi khá nhanh từ hút
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
sang chích heroin chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi lý do kinh tế. Sau khi hút một thời
gian, người nghiện hết tiền và họ không thể có nhiều tiền hơn đê hút tiếp, vì vậy
họ chuyển sang chích để có cảm giác mạnh hơn nhưng chỉ cần rất ít thuốc. Điều
này dẫn đến một nét đặc trưng của Bắc Giang cũng như các tỉnh phía Bắc là
nhiễm HIV chủ yếu xảy ra ở nhóm NCMT.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.11) về mức độ TCMT trong một
tháng qua cho thấy, tỷ lệ NN HIV/AIDS có TCMT trong tháng qua ở nghiên cứu
của chúng tôi (38,1%); thấp hơn Hà Tĩnh (77,8%); Thanh Hóa (93%); Bình
Dương (88,9%) và Long An (86,8%); nhưng lại bằng tỉnh Sóc Trăng (38,8%)
trong điều tra lượng giá nguy cơ nhiễm HIV/AIDS của Ngân hàng thế giới năm
2002 [ 5]. Mức độ tiêm chích phụ thuộc vào mức độ nghiện ma túy, tức là nhu
cầu ma túy của con nghiện và một số yếu tố quan trọng nữa là phụ thuộc vào
kinh tế. Những người nghiện càng về sau thì nhu cầu tiêm chích càng cao nhưng
tiền để dùng cho mua ma túy càng thiếu, vì vậy người nghiện ma túy thường
buôn bán ma túy hoặc phạm tội để có tiền TCMT. Thực tế cho thấy hiện nay tại
Bắc Giang có một số lượng lớn NN HIV/AIDS nghiện chích ma túy đang nằm
trong các trại giam và trại tập trung do vi phạm pháp luật [26].
Và hành vi sử dụng BKT trong một tháng qua, kết quả nghiên cứu (bảng
3.11) cho thấy tỷ lệ dùng lại BKT của người khác trong nghiên cứu của chúng
tôi là khá cao (38,1%), tương tự như các tỉnh Lai Châu, Kiên Giang và Hà Tĩnh;
cao hơn các tỉnh An Giang, Long An và Sóc Trăng, Điện Biên (2005) [53]; như
thấp hơn các tỉnh Đồng Tháp, Thanh Hóa và Bình Dương trong các nghiên cứu
của dự án Ngân hàng phát triển châu á và Ngân hàng thế giới năm 2002 [4] ; [ 5].
Kết quả điều tra giám sát hành vi HIV/AIDS ở người TCMT năm 2002, chương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
trình dự phòng HIV/AIDS của tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI) [10]
cũng cho thấy, tỷ lệ người TCMT đã từng dùng chung BKT trong 6 tháng qua:
TPHCM (44%), Hà Nội(32%), Đà Nẵng (31%), Hải Phòng (24%) và Cần Thơ
(8%). Như vậy Bắc Giang là tỉnh nằm trong nhóm có tình trạng dùng chung
BKT cao của cả nước. Mặc dù trong thời gian qua chương trình can thiệp giảm
tác hại đã được triển khai tại Bắc Giang nhưng mức độ chuyển đổi hành vi
TCMT của nhóm NN HIV/AIDS nói riêng và nhóm nghiện chích ma túy nói
chung vẫn chưa rõ nét. Nguyên nhân của việc dùng chung BKT ngoài lý do kinh
tế và thiếu sự sẵn có của BKT còn phải kể đến việc NN HIV/AIDS không có
điều kiện để thực hiện hành vi an toàn hơn như: Sợ bị lộ với gia đinh, hàng xóm;
sợ bị công an hoạc cơ quan chức năng phát hiện...do đó hầu hết NN HIV/AIDS
phải đến tiêm chích ma túy tại các tụ điểm với số lượng người TCMT rất đông,
các chủ chích hoạc chính những người TCMT pha chế ma túy vào cùng một lọ
thuốc sau đó bơm vào một bơm kim tiêm và chích cho một nhóm người. Trong
trường hợp này người NN HIV/AIDS thường là những người tiêm chích sau
cùng vì có thể họ cho rằng đã bị nhiễm HIV/AIDS thì việc dùng lại BKT không
có ảnh hưởng gì nữa, vẫn phòng được lây nhiễm cho bạn chích, nhưng tiết kiệm
được tiền và có thể có những thú vui của TCMT tập thể...Mà không biết rằng
tình trạng tái nhiễm HIV có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và việc phát triển
bệnh AIDS nhanh hơn của họ. Vì vậy trong thời gian tới việc đẩy mạnh các hoạt
động tuyên truyền và cung cấp cho NN HIV/AIDS những kiến thức về hành vi
an toàn cũng như hậu quả của việc dùng chung BKT với người khác là nội dung
cần được ưu tiên trong công tác truyền thông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Đặc biệt, trong nghiên cứu của chúng tôi còn cho tỷ lệ NN HIV/AIDS đưa
BKT đã sử dụng cho người khắc dùng là (38,1%), (bảng 3.11), người được đưa
BKT ngoài bạn chích còn có GMD và bạn tình khác. Điều này có ý nghĩa rất
quan trọng vì thông qua đó chúng ta có thể thấy được nguy cơ lây nhiễm HIV
không những trong nhóm người TCMT mà còn lây nhiễm qua cầu nối GMD và
bạn tình khác vào cộng đồng thông qua con đường TCMT, vì vậy tỷ lệ nhiễm
HIV sẽ gia tăng nhanh chóng trong thời gian ngắn nếu không có những biện
pháp can thiệp hữu hiệu. Với thực trạng trên, các can thiệp sắp tới ở Bắc Giang
ngoài việc truyền thông thay đổi hành vi còn phải đồng thời mở rộng và ngày
càng hoàn thiện mặng lưới tư vấn từ tuyến tỉnh đến xã/phường nhằm tăng tỷ lệ
tiếp cận của NN HIV/AIDS với các cơ sở này giúp họ thay đổi hành vi nguy cơ
và duy trì hành vi an toàn, giảm nhanh tỷ lệ dùng chung BKT khi TCMT, nhằm
ngăn chặn sự lây lan của dịch HIV/AIDS vào cộng đồng.
* Hành vi quan hệ tình dục:
Về các loại bạn tình của NN HIV/ AIDS trong 12 tháng qua, kết quả
nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.13) cho thấy, NN HIV/AIDS nam có QHTD
với nhiều loại bạn tình khác nhau, trong đó tỷ lệ cao nhất là vợ/ người yêu
(47,5%). Điều tra ở 5 tỉnh của dự án Ngân hàng phát triển châu á năm 2002 [4]
cho thấy QHTD với các loại bạn tình trong 12 tháng qua của NN HIV/AIDS ở 5
tỉnh như sau: Với vợ/ người yêu từ 44% đến 61,6%, với GMD từ 28,6% đến
39,15%, với bạn tình bất chợt từ 5,9% đến 26,8%. Như vậy, tỷ lệ NN HIV/AIDS
ở Bắc Giang có QHTD v ới GMD trong 12 th áng qua ở mưc trung bình của các
tỉnh trong nghiên cứu trên.Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm là trong 12 tháng
qua có (33,7%), số NN HIV/AIDS nam QHTD với GMD. Điều này có thể giải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
thích là mặc dù chương trình phòng chống tệ nạn mại dâm đã được tăng cường ở
các cấp và có sự phối hợp của các ngành, nhưng hoạt động mại dâm vẫn diễn ra
ở Bắc Giang và việc tiếp cận với GMD là không khó. Vì vậy, trong thời gian tới
Bắc Giang cần đẩy mạnh việc triển khai đồng bộ và lồng ghép các chương trình
như phòng chống ma túy, phòng chống mại dâm và phòng chống HIV/AIDS,
nhằm nâng cao hiệu quả của mỗi chương trình, giảm tệ nạn ma túy, mại dâm góp
phần ngăn chặn sự lây lan của dịch HIV/AIDS.
Về tỷ lệ dùng BCS lần QHTD gần đây nhất, nghiên cứu lượng giá nguy cơ
nhiễm HIV/AIDS ở 7 tỉnh của dự án Ngân hàng thế giới năm 2002 cho thấy tỷ lệ
dùng BCS lần QHTD gần đây nhất với GMD ở các tỉnh này từ 33,3% - 88,9% [
5]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.15) cho thấy tỷ lệ này ở Bắc Giang
(0,8%) thấp hơn các tỉnh trong nghiên cứu trên. Như vậy tỷ lệ dùng BCS lần
QHTD gần đây nhất ở các tỉnh có sự chênh lệch rất lớn do liên quan đến nhiều
yếu tố như do ý thức về hành vi tình dục an toàn của bản thân NN HIV/AIDS, do
GMD yêu cầu, hoạc mức độ sẵn có BCS...Tuy nhiên, việc còn có một tỷ lệ đáng
kể NN HIV/AIDS không dùng BCS với GMD và các loại bạn tình cho thấy kết
quả của việc giáo dục hành vi, đặc biệt là hành vi tình dục ở Bắc Giang chưa làm
chuyển đổi căn bản nhận thức, dẫn đến việc thực hành sử dụng BCS chưa triệt để
hoặc còn thấp đối với các loại bạn tình của NN HIV/AIDS. Cá biệt, trong thực tế
một số NN HIV/AIDS sau khi biết tình trạng nhiễm HIV còn có hành vi trả thù
đời, cố tình làm lây nhiễm HIV sang người khác mà GMD là đối tượng chính để
họ thực hiện hành vi này.
Nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.15) cũng cho thấy, tỷ lệ luôn luôn dùng
BCS trong 12 tháng qua với vợ/chồng/người yêu là cao nhất (4,4%), tiếp đến là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
GMD và thấp nhất là bạn tình bất chợt, khách làng chơi. Tỷ lệ luôn luôn dùng
BCS trong 12 tháng qua với GMD trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn với
nghiên cứu của dự án Ngân hàng phát triển châu á tại tỉnh hà tĩnh, nhưng cao
hơn các tỉnh còn lại của nghiên cứu này [4] và cũng cao hơn 7 tỉnh của kết quả
điều tra dự án Ngân hàng thế giới [ 5].Kết quả điều tra giám sát hành vi
HIV/AIDS ở người TCMT năm 2000, chương trình dự phòng HIV/AIDS của tổ
chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI) [10]. Cho thấy tỷ lệ sử dụng BCS khi
QHTD với GMD ở một số tỉnh như sau: Hải Phòng (56%), Đà Nẵng (46%),
TPHCM (45%), Cần Thơ (38%) Hà Nội (28%).
Như vậy, tỷ lệ luôn luôn sử dụng BCS khi QHTD với GMD trong 12
tháng qua ở Bắc Giang tại nghiên cứu của chúng tôi ( bảng 3.15) là (0,7%), ở
mức thấp của các tỉnh trên. Tuy nhiên, sự khác biệt này có thể xảy ra trong quá
trình thu thập thông tin bởi vì hỏi về QHTD là một vấn đề nhạy cảm và tế nhị,
thông tin thu được mang tính chủ quan của đối tượng nghiên cứu và phụ thuộc
nhiều vào kỹ năng của điều tra viên, hơn nữa sai số nhớ lại có thể xảy ra vì
khoảng thời gian về thông tin này là khá dài(12 tháng). Để khắc phục tình trạng
này và để có một kết quả bao quát và đáng tin cậy hơn, cần phải có một thiết kế
nghiên cứu về vấn đề này chung cho một số địa phương khác nhau với cỡ mẫu
đủ lớn và thời gian hồi cứu thông tin phù hợp.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi nguy cơ cao ở NN HIV/AIDS có
thể chia thành 2 nhóm có vai trò quan trọng nhất trong quá trình lây truyền HIV
đó là: Hành vi TCMT (cụ thể hành vi sử dụng BKT) và hành vi QHTD (cụ thể là
hành vi sử dụng BCS). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 2
nhóm hành vi này có sự đan chéo nhau, có một tỷ lệ khá cao NN HIV/AIDS vừa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
tiêm chích ma túy có dùng chung BKT (38,1%), vừa QHTD mà không dùng
BCS thường xuyên, đồng thời một số NN HIV/AIDS vừa có hoạt động mại dâm
lại vừa tiêm chích ma túy có dùng chung BKT. Điều này được thể hiện ở kết quả
nghiên cứu là có một tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS không nhận thức được
nguyên nhân lây nhiễm HIV của bản thân là do TCMT hay do QHTD. Số liệu
giám sát vòng một tại Việt Nam đã chỉ ra rằng những hành vi đan chéo có thể có
những nguy cơ lây nhiễm HIV đặc biệt cao, GMD đồng thời NCMT có nguy cơ
lây truyền HIV cao hơn rất nhiều so với GMD không TCMT, nam NCMT có
QHTD với GMD có nguy cơ lây truyền HIV cao hơn nhiều so với những đối
tượng NCMT không có QHTD với GMD. Vì vậy, yêu cầu đặt ra trong quá trình
can thiệp là cần phải có những hoạt động mang tính chất toàn diện và triệt để,
không thể tách rời hành vi tình dục và hành vi TCMT trong thực trạng tình hình
lây nhiễm HIV hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở Bắc Giang nói riêng.
* Lập gia đình và sinh con ở NN HIV/AIDS:
Kết quả nghiên cứu (bảng 3.16) cho thấy, có một tỷ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21LV_09_YDUOC_YHOCDUPHONG_VU VAN XUAN.pdf