Luận văn Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng

Thơlục bát của Bùi Giáng cũng gần gũi nhưlục bát của Đoạn trường

tân thanhvà gần nhưca dao, có cảthơ đùa cợt kiểu ca dao ( Tuy nhiên, Em có

mặc quần, Lời sơn nữ)Nhiều bài thơcủa Bùi Giáng có giọng thơcủa thơlãng

mạn 1930 – 1945 ( Ly Tao I, Ly Tao III, Màu trời đó ) Cảm hứng chính của

thơBùi Giáng là cảm hứng lãng mạn có màu sắc Thiền ( Chào Nguyên Xuân,

Cỏhoa hồn du mục, Dưvang )

pdf168 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2949 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết nếp nền/Cung vang lừng bậc điệu đền bù xoang/Mẹ về ngõ vắng vườn hoang/Thừa thiên sông lạnh kéo sang khu rừng"..."Mẹ nhìn con nữa còn chăng/Mẹ đi đứng gót mẹ hằng hằng qua/Lúc vui buồn mẹ nhớ nhà/Quận châu xứ sở con đà lãng quên/Phùng thăng mẹ chớ xui nên/Từng cơn điên dại khôn đền cho con"... ` "Nghe tin con chết giữa đường/Mẫu thân Phùng Khánh càng thương con nhiều/Con bèn tái điệp giấn liều/Chết thêm một trận hoang liêu song trùng/Mẹ càng bất tuyệt nhớ nhung/Ngày đêm mẹ khóc vô cùng vì con"... "Con thương Phùng Khánh vô ngần/Phùng thăng thân mẫu cũng gần như nhiên/Nguyệt rừng lộng lẫy man nhiên/Trăng ngàn thơ dại ngậm nghiêng nghiêng vành"... Những câu thơ này, dù không được bình thường, nhưng nó lại gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm man mác. Phải chăng trong tiếng gọi mẹ thiêng liêng ấy là một sự cô độc tận sâu thẳm hồn người ? Nhưng Bùi Giáng là như vậy. Trong suy tư, trong cảm xúc, trong cuộc đời... ông lúc nào cũng hồn nhiên như con trẻ. Thơ tình Bùi Giáng đôi khi có nhắc đến một vài người cụ thể : “Bình sinh mộng tưởng vấp phải niềm thương yêu của Kim Cương Nương Tử, Hà Thanh Cố Nương và Mẫu Thân Phùng Khánh ( tức Trí Hải Ni Cô) “ ( tiểu sử tự ghi ) Nhưng những người phụ nữ này được Bùi Giáng tôn vinh như là mẫu thân sinh đẻ ra mình , tuyệt không có chút gì là quan hệ nhục thể cuả tình yêu nam nữ , nhớ mong , hờn ghen , đau khổ, hẹn hò, mộng mơ như trong thơ tình cuả những nhà thơ khác. Tặng đời đóa đóa hoa sầu Nhớ nhau từ đóa mộng đầu rã đôi ( Theo Áng Mây bay ) Những thương nhớ lạnh bao giờ Đường Thu chia ngã chân trời rộng tênh ( Mai Sau Em về ) ` Kính thưa công chúa Kim Cương, Trẫm từ vô tận ven đường ngồi đây . Tờ thư rất mực móng dày, Làm sao định nghĩa đêm ngày yêu nhau? ( Kính Thưa ) Con về giũ áo đười ươi Nực cười Trí Hải ngậm ngùi mẫu thân Đẻ con một trận vô ngần Mẹ còn đẻ nữa một lần nữa thôi Mẫu thân Phùng Khánh tuyệt vời Chiều xuân thơ mộng dưới trời bước đi ( Thơ Điên ) Chuyện tình yêu chỉ thoáng qua rất nhẹ vậy “ Niềm đau đớn xót xa như vĩnh quyết “ cuả Bùi Giáng là gì ? Có lẽ xuất phát từ thẳm sâu ý thức về thân phận thiên tài , số kiếp kẻ phong vận bạc mệnh mà Nguyễn Du nói đến trong Độc Tiểu Thanh Ký ? Xưa nay người phong vận phải mang lấy những hận sự , những kỳ oan , như một định mệnh , biết “ hỏi đoạn trường từ đâu “ , “dù có hỏi trời cũng không có lời giải đáp ” . Cổ kim hận sự thiên nan vấn / Phong vận kỳ oan ngã tự cư “. Bùi Giáng tự kham lấy những nghiệp chướng ấy chăng , rồi nín thinh như cỏ cây: ` Em về trúc thạch mốt mai Sẽ nhìn thấy mãi thiên tài chết điên ( Mười Hai Con Mắt ) Thưa rằng bạc mệnh xin kham Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây ( Chào Nguyên Xuân ) Dấu bèo phong vận nín thinh Sóng phơi trường mộng bình minh vô thường Nắng hồng chiếu bóng đài gương Lời nghi hoặc hỏi đoạn trường từ đâu … ( Vẫn Là Là ) Tình yêu trong thơ Bùi Giáng vô vàn thể điệu và rất nhiều mẫu số. Ông có Mẫu thân Phùng Khánh, mẹ Trí Hải, Kim Cương Kì Nữ, Nường Monroe, gái Xiêm La, Gái Tô Châu, Hà Thanh Ca Sĩ, mấy em da Đen Phi Châu, Em Mọi, Nàng Đạm Tiên, Thuý Vân, Thuý Kiều, Bé Con Bình Thạnh, những chị miệt quê, Thiếm Năm sáo xã Tân Phong/ Thiếm về chín suối long đong thế nào. Những con người hữu hình, những em vô hình, những nàng sương bóng. Bây giờ em ở nơi đâu/ cỏ trong mình mẩy em sầu ra sao?, đã mang mác thị trùng trong một Bùi Giáng tha thiết đến tê điếng, điên ngây. Bàng hoàng đuổi bắt một bản lai diện mục ẩn huyền. Mỗi Phùng Khánh Trí Hải, mỗi Kiều Nhi, mỗi Em Mọi là mỗi trận đại cuồng mê đế đằm đìa phủ chụp người thơ trong bàng hoàng nương náu. Bàng hoàng thể phách, mộng hoài đêm Da Đen ` tới Rú Rừng, Da Trắng, Apollinaire tìm người yêu có thật, dấn mình trong diễm ảo nhu cầu. Bùi Giáng hư vô hoá tất cả trong miên trường vọng kĩ nhân hề thiên nhất phương. Nhân vật Em trong thơ Bùi Giáng thấp thoáng bóng hình một con người của thực tại, của kỷ niệm yêu thương, nhưng cũng là huyễn hoặc “sương bóng” tâm tưởng để Bùi Giáng giãi bày: Em đi sương bóng vô ngần Nhìn anh như ngó một lần người điên ( Mộng) Xin ngó lại bàn chân em bước Vì em đi vào lúc gió đương bay Năm ngón nhỏ như sương đầm lá ứot Em đưa tay anh vói bắt chừng này Ngồi kểlại chuyện ngày xưa cũ kĩ Em không nghe vì anh cũng không nghe ( Nhiên tượng) Bây giờ em đứng nơi đâu Cỏ trong mình mẩy em sầu ra sao? Gắng thu xếp gấp rồi vào Tấm quần năm trước phai màu rồi phải không? Trong này thiên hạ rất đông Ăn mặc thật đẹp nhưng trong không mặn mà bằng em.. Nhà thơ buồn nhớ không biết em giờ ở đâu và “ngọn cỏ trong mình mẩy” của em “sầu ra sao?”. Câu thơ đầy ẩn ý, hư hư thực thực, trần thế mà phiêu bồng, rồi “Tấm quần năm trước phai màu rồi phải không?" Tại sao là ` “tấm” mà không là “cái”, là “chiếc” hay chỉn chu hơn là ”manh” (tấm áo, manh quần). Chữ “tấm“ ở đây rất dân giã thể hiện được cái nghèo của đối tượng nhưng phủ đầy sự thân thương của tác giả .Chao, thi sĩ tuy mơ màng nhưng câu hỏi ở đây, rất thực, rất chân tình, có cái gì như bẽ bàng như trách móc mà cũng đầy thương yêu!“Trong này thiên hạ rất đông” - người thành phố mà, ăn mặc cũng thật đẹp nhưng tác giả không thấy “mặn mà” như em nơi thôn dã ( chắc em ở miệt ngoài chân quê). Con người bao năm mơ màng nơi phố phường nhưng tận sâu trong lòng vẫn da diêt một thâm tình quê kiểng, nâng niu vẻ đẹp mặn mà nguyên sơ .Và với một tình cảm như vậy nên từ khi cất bước “khắp bến giang hà” thì ở đâu cũng không nghĩ đến ai khác ngoài em thân thuộc, ngọc ngà “Nơi nào cũng thấy ngọc ngà đèo truông”. Câu thơ gợi cả hai trường nghĩa đen và nghĩa bóng ! Còn thì nhớ nhung , mất thì xa xót, cái tình người của Bùi cũng rất nhân thế. Người bạn tấm mắn của Bùi Giáng qua đời đã ngót nửa thế kỷ, có lẽ cảnh chia biệt đó đã tạo cho ông những xót xa buồn khổ, để rồi từ đó ông thổ lộ một cách vô cùng sâu sắc trên những trang thơ, dựng nên bóng dáng ấm áp của những người em, người vợ . Một nỗi nhớ nhung xa xót khôn nguôi, đôi tình nhân lỗi hẹn: Em ở lại với đời ta em nhé Em đừng đi cho ta nắm tay em .. …Một hôm nào em mở cửa đầu khe Và bữa đó đến bây giờ cỏ rạ Thi nhau mọc mặt trời lên lả tả Bông lúa chín trong rừng kêu tiếng lá Chóc chim xanh đòi đẻ trứng bây giờ … Em là cái chân dung toàn thiện toàn mỹ của người nữ trong cuộc đời : em ở khắp nẻo đường, em là mây gió, là cây lá, là sông hồ..Tác giả nâng hình ảnh em lên tầm hoàn vũ : ` …Em là em anh đợi khắp nẻo đường Em có nụ cười buồn mây mọng Em có làn mi khép lá cây rung Em có đôi mắt như sầu xanh soi bóng Hồ gương ơi! Sao sóng lục vô chừng ! Những câu thơ vừa thực vừa ảo. Những câu thơ nói về một người con gái đẹp đẽ, thánh thiện nhưng là của một tình yêu chiêm bao, một tình yêu khoáng dật vô thường ! Ta sẽ đặt mười ngón tay lên mắt … Ồ thưa em ta thấy mộng không thường . Cái chất Bùi Giáng huyễn hoặc thể hiện ở cái “mộng không thường” này. Em như sương khói, như suối nguồn, em đến làm dịu mát tâm hồn thi sĩ nhưng em không hiện hữu trong đời thực, dẫu “ôm em trong vòng tay” thì “ em vẫn trôi”, “vẫn chảy lọt qua hai vòng tay khép chặt” ! Ta thả một chiếc lá, chiếc lá trôi Ta thả một con thuyền giấy, con thuyền giấy trôi Ta ôm em trong vòng tay, Em vẫn trôi… Người Em Mọi Nhỏ xuất hiện thường xuyên trong thơ Bùi Giáng, suốt một nửa thế lỷ khói lửa và biển dâu, không dễ gì giải thích được bằng một nụ cười sơn cước. Cuộc đời, đời ai và đời gì, cũng không đơn giản như vậy mà đời Bùi Giáng lại có phần phức tạp hơn bình thường. Gái Núi, hay Em Mọi Nhỏ, còn có tên Duồng Mô Din, là một ẩn dụ hữu cơ trong thơ Bùi Giáng, và có khả năng cấu trúc thi hứng như một hình ảnh Đầu Nguồn, một Sử Lịch sơ khai, một Suối Xuân diễm tuyệt như đoạn trên đã nói. Gái Núi là một khai thị, khai tâm, khai tứ, khai từ: ` Em từ Mọi Nhỏ thanh tân Mười hai con mắt thiên thần mở ra ( Mười hai con mắt) Mở mắt để tiếp thu Mùa Xuân Tinh Thể: Mọi là Em, Mọi Sơ Xuân Ban Sơ núi đỏ chào mừng non quanh Em Mọi là quần thể, lập thành xã hội sơ khai một ảo ảnh mà nhà thơ đã tiếp thị thời hoa niên, và dần dà ngày một ngày hai đã cấu trúc thành một triết lý uyên nguyên, cấu trúc nguồn thơ và tiềm năng sáng tạo: Em ở trong rừng Mọi chị Mọi em Sinh bình quây quần Suốt mấy mùa xuân Một thời thơ dại Em là em Mọi Em ở đâu rồi ( Tặng em Mọi, Mười hai con mắt) Mọi chị Mọi em, vị chi là nhiều em Mọi.Tình yêu trong thơ Bùi Giang, đối với chúng ta vẫn như một định đề muôn thuở , vừa quen vừa lạ. Quen vì nó mang đến cho hồn ta sự ngọt ngào của tình người như rượu ngọt và cũng mặn chát bẽ bàng như thuốc đắng, mà thiếu nó vũ trụ sẽ không hồn. Nó lạ vì khác những tình yêu mà ta đã gặp hoặc nồng nàn như Xuân Diệu, bẽ bàng như Huy Cận, phiêu du như Vũ Hoàng Chương…, tất cả đều rất thực , thực đến mức “cắn”vào được, nhưng cáí tình của Bùi lại lưỡng phân vừa thực vừa mộng, vừa đời vừa đạo ,vừa chạm tay vào đã sương khói bay xa, đôi lúc ảo giác và cuồng vọng gần với Hàn Mặc Tử …Có lẽ nói mãi cũng không hết ` được chuyện Bùi Giáng làm thơ về những người đẹp. Cho nên ta hãy đọc mấy câu thơ mà ông "phân loại đánh giá người đẹp" trong bài Quốc sắc Việt Nam sau đây: "Nam Phương Hoàng hậu đẹp một cách thong dong/Kim Cương Nương tử đẹp một cách thoải mái/Hà Thanh Công chúa đẹp một cách cởi mở/Trí Hải Ni cô đẹp một cách không lời". Bài thơ này còn dài nhưng chỉ trích dẫn chừng này câu cũng đủ cho thấy "vị giám khảo cuộc thi Người đẹp Việt Nam" này có con mắt tinh đời lắm. Bên cạnh những người em rất thực thì thơ Bùi cũng thường nói nhiều đến những người em rất mộng - nguồn tạo sinh muôn màu trong cuộc thế ! Những vần thơ xinh tươi diễm ảo đầy sức khêu gợi nói về cây cỏ , mặt trời , chim chóc …tất cả đều trào dâng sức sống , đều từ em, nhờ em mà sinh sôiTình yêu của Bùi Giáng là một một tình yêu chiêm bao, một tình yêu khoáng dật vô thường ! Cái cách gọi tên nhân vật trữ tình của nhà thơ cũng là cả một sự lạ lùng, những “em mọi”, “con”, “bé con”. Một sắc thái khác của thơ tình Bùi Giáng không thể không nói đến, bên cạnh cái đằm thắm , cái ảo huyền lại còn nữa cái đuà cợt châm biếm . Một sắc thái “tự trào” làm đa dạng thêm cái “Tình“ trong thơ ông. Một cái tình thoáng qua, một cái tình thất vọng nhưng sự thất vọng, sự bất lực được thể hiện trong một chuỗi cười rất đáng được chia xẻ. Gọi là gặp gỡ giữa đường Trái tim không chịu giữa đường rút lui Bỏ đi buồng phổi sụt sùi Trái tim không chịu lau chùi máu me… ( Kẻ qua đường ) Nhà thơ không nói gì đến cái đối tượng ái tình cuả mình , không cầu xin, không trách móc như những vần thơ khác trong trường hợp tương tự ta ` thường gặp .Ở đây nhà thơ chỉ nói về cái “tình si” quá mức của mình, vừa bày tỏ vừa chế giễu , nhưng chắc rằng, sau cái “sụt sùi” , cái “máu me” này nhà thơ chúng ta vẫn vui vẫn sống. Đó là cái nét ngồ ngộ của ái tình Bùi Giáng mà có nguời cho rằng “thái độ hậu hiện đại trong thơ”( Hoàng Ngọc Tuấn ). Bản chất của những vần thơ tự trào là nhà thơ “tự yêu” cái kém cỏi, cái bất lực, cáí vô dụng của mình ; tự cười nhạo , tự chế giễu, nhưng đằng sau cái cười nhạo đó âm thầm che giấu một tâm tình kiêu bạc thách thức “ta trong giữa đời đục” ! Đã mười mùa xuân thi sĩ ra đi , văng vẳng bên tai ta một câu hỏi đau đáu khi xuân về : Mùa xuân em có về không? Nhành mai cố quận trổ bông dịu dàng… Câu hỏi nghe xao xuyến và nếu ta thay “cố quận” bằng một tên làng cụ thể thì câu thơ quả thực chính là tâm trạng của chính ta, của bao người xa quê, bao kẻ ra đi vì cuộc mưu sinh mong ngóng ngày gặp gỡ nhất là những dịp xuân về tết đến.… Nhưng “cố quận” của Bùi Giáng phải chăng là một từ phiếm chỉ , một miền đất đã lìa xa, một kỷ niệm, một ước vọng hơn là một thực tại. Và người em, và tình yêu nơi ông cũng chỉ gợi ta về một giấc mộng nơi “bờ nước cũ” của người “em xưa” . Ta sẽ đến đứng bên bờ nước cũ Mộng xanh ngần giậy nối giấc em xưa… hoặc may mắn hơn, thì cũng chỉ là chốn đào nguyên tương tư hai hình bóng Bờ cõi dựng xuân xanh em còn đó Bến đào nguyên anh khoác áo khinh cừu… ` Bùi Giáng quả một thi sĩ đặc biệt, thật khó hình dung nền thơ Việt Nam hiện đại lại thiếu ông.Thơ tình của thi sĩ góp phần tạo nên cái sự riêng, cái nét đặc biệt đó . ` CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI, NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU THƠ BÙI GIÁNG 3.1 THỂ LOẠI 3.1.1. Thơ lục bát Thơ lục bát của Bùi Giáng cũng gần gũi như lục bát của Đoạn trường tân thanh và gần như ca dao, có cả thơ đùa cợt kiểu ca dao ( Tuy nhiên, Em có mặc quần, Lời sơn nữ) Nhiều bài thơ của Bùi Giáng có giọng thơ của thơ lãng mạn 1930 – 1945 ( Ly Tao I, Ly Tao III, Màu trời đó…) Cảm hứng chính của thơ Bùi Giáng là cảm hứng lãng mạn có màu sắc Thiền ( Chào Nguyên Xuân, Cỏ hoa hồn du mục, Dư vang…) Sau đây là bản thống kê dựa trên sự khảo sát ở các tập thơ của Bùi Giáng, tổng cộng 1659 bài thơ: Bảng thống kê các thể loại thơ Thể loại thơ Thơ tự do Thơ Đường luật thất ngôn bát cú Thơ song thất lục bát Thơ lục bát Số lượng 385 75 09 1190 Thơ Bùi Giáng có thể nói là hàng ngàn bài, cũng có thể nói là một bài vô tận. Thể loại thơ nổi bật trong sáng tác của Bùi Giáng là lục bát. Tại sao là lục bát? Theo như chính tác giả phát biểu"Lục bát Việt Nam là cõi thi ca ` hoằng viễn nhất, kỳ ảo nhất của năm châu bốn biển, ba bẩy sông hồ." Hậu xét đó có là “lộng ngôn” không nhưng tình yêu của Bùi Giáng với thể loại thơ dân tộc này quả là một đam mê mãnh liệt. Ngoài ra, ông yêu thơ lục bát có lẽ chính vì ngưỡng mộ Nguyễn Du. Hầu như mỗi bài thơ của ông đều có ít nhất một chữ hoặc một câu của Nguyễn Du. Và cấu trúc toàn bài thường dựa vào ý một câu Kiều.Như thơ, Bùi Giáng sống tiêu dao suốt cõi mù sa bên rừng, cả đời lục bát. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc Bùi Giáng không “làm người phá đường biên” các niêm luật trong thơ lục bát. Dẫu uyển chuyển và trân quý thể thơ này thế nào, khuôn khổ của một thể loại thơ cũng quá chật chội với những cảm xúc và suy tưởng luôn đầy ứ của Bùi Giáng. Do vậy, lục bát của Bùi Giáng cũng khác biệt. Đậm hồn dân tộc nhưng cũng đầy ngẫu hứng, sáng tạo, kể cả vi phạm các quy tắc niêm luật tưởng bất biến. Rằng xưa ký ức đàn bà Tên là phụ nữ, tuổi là dấn thân. ..... Trước đèn một tập mở ra ..... Biển dâu lục địa cõi miền ..... Cảo thơm lần giở gió giăng dậy thì Lục bát của Bùi Giáng có những cách tân độc đáo ở chỗ: phá vỡ cấu trúc cơ bản của lục bát “dòng trên 6, dưới 8”, ở phối thanh , ngắt nhịp, sử dụng từ mới lạ... ` Bảng thống kê hình thức kết cấu thơ Bài thơ 1 câu 2 câu 3 câu 4 câu 5câu 6 câu 7 câu Trên 8 câu Số lượng 12 152 142 219 165 157 87 256 Chúng ta phải xét mặt cấu trúc bài thơ bởi vì đó cũng là một trong những yếu tố cần thiết để ta hình dung điệu thơ lục bát của Bùi Giáng. Như vậy, về mặt cấu tạo một bài thơ lục bát, Bùi Giáng đã thử sức khá đầy đủ các loại hình kết cấu. Trong đó, bài thơ lục bát 4 câu (8 dòng) và dài hơn 8 câu (16 dòng), được ông ưa chuộng hơn. Số lượng của hai dạng kết cấu này vượt trội hơn so với các dạng khác. Tuy nhiên, nhìn tổng quát, theo chúng tôi, những bài thơ lục bát hay của ông thường là những bài thơ ngắn. Phải chăng đó là một nét độc đáo về hình thức thơ lục bát của Bùi Giáng?. Hơn nữa, lục bát là một thể loại thơ, trong cảm quan người Việt, dễ làm nhưng khó hay. Thơ lục bát của Bùi Giáng cũng thế. Rải rác ở mỗi loại kết cấu bài thơ một câu, hai câu, ba câu,... Bùi Giáng có những bài thơ đọc xong rồi quên, nhưng cũng có những bài thơ ông trau chuốt tỉ mỉ, làm đẹp thể thơ truyền thống của dân tộc. Chúng ta thử đọc những bài thơ này: Ngàn trăng ngậm bóng sương đồng Ngày mai cá song phiêu bồng vẫn bay (Như sương) Từng con nắng nhỏ tôi gom Nụ cười hiu hắt buổi sầu tàn phai Nhánh đời gió lộng mây bay ` Chiều vời vợi thả gió mây phiêu bồng (Như sương) và những câu thơ: Hai tay vốc nước suối ngàn Rắc lên cành dại giọt ngần như sương (Xuân thôn nữ - Mưa nguồn) Bây giờ riêng đối diện tôi Còn hai con mắt khóc ngưòi một con (Mắt buồn – Mưa nguồn) Hai bài thơ trên mở đầu tập thơ Như sương, không có tựa đề. Những ý tứ: gom nắng nhỏ, nụ cười hiu hắt, sầu tàn phai,... rất quen thuộc, thậm chí nó còn mang tính công thức, Nhưng những hình ảnh: ngàn trăng ngậm bóng sương đồng, chiều vời vợi thả gió mây phiêu bồng là của riêng Bùi Giáng. Nó góp phần làm nên giọng thơ lục bát độc đáo của riêng ông. Dung lương bài thơ càng ít, tính hàm súc, độ dồn nén về giai điệu càng cao. Bài thứ nhất chỉ vỏn vẹn 14 chữ, bài thứ hai 28 chữ, nhưng sức ngân của một niềm tin về một ngày mai vẫn còn đó cái đẹp của sự sống, vang xa lắm! Hai câu lục bát sau, trích từ hai bài thơ khác nhau, không thể bộc lộ trọn vẹn cấu trúc cả bài thơ, không thể giúp chúng ta khảo sát giọng điệu thơ lục bát từ nó, nhưng đó là những câu lục bát đẹp, rất đẹp của Bùi Giáng. Ở một góc độ khác, việc xây dựng bài thơ lục bát bằng những khổ thơ chỉ có một câu (tức hai dòng thơ, dòng lục và dòng bát) của Bùi Giáng cũng là điều hiếm thấy xưa nay. Dạng ` này được ông sáng tác cũng khá nhiều, khoảng 15 bài. Xin chép ra đây một bài: Xin lời nói ở trên môi Là lời ở lại bên đời quên nhau Bụi hồng, ấy của chiêm bao Thì con sóng đục chìm vào nước xanh Linh hồn, ấy ngục xin kham Lời sai trên miệng sẽ không là lời Xin mùa lá rụng và rơi Sẽ lên đường gặp ấy trời mùa sau Ra đi hẹn với xuân đầu Buổi hồi nguyên lại pha màu bình minh Con chim về sẽ đậu cành Tiếng ca ấy sẽ hoà thanh với đời (Lời xuân – Mưa nguồn) ` Đây là một hình thức lạ của lục bát. Mỗi câu thơ nếu tách ra, sẽ là một bài riêng lẻ. Nhưng qua ngòi bút của nhà thơ, nó cùng xuất hiện trong một bài thơ, được kết dính với nhau bằng vần điệu và ý tình. Dù cái tứ của bài thơ có thể được chấp nhận hoặc không, nhưng với dạng kết cấu này, Bùi Giáng đã góp phần tạo nên sắc thái mới của lục bát. Bùi Giáng là nhà thơ rất mê lục bát. Ở những thể loại thơ khác, ông vẫn thường xuyên xen kẽ một vài câu thơ lục bát, hoặc dùng lục bát làm câu thơ cuối chốt lại ý tình của tứ thơ, ví dụ như bài thơ này: Nằm nghe mây nước bốn bề Ngủ ngóng phong ba ba ngõ phơi Tuyết nguyệt vèo tung theo chớp biển Vũ vân vi vút với sương đồi Em đi bên ấy chân tròn khép Hai ống mơ hồ mệt ứ hơi Khô héo một hang hờ hửng bước Quạnh hiu tìm tõi khắp nơi nơi Tử sinh liều cuộc ở đời Trùng lai khập khiễng khắp trời khai sinh (Một hang khô héo - Chớp biển) Trong bài thơ Lời em nói (Như sương) cũng thế! Bài thơ có tất cả 8 khổ thơ, mỗi khổ 4 dòng. Năm khổ đầu được viết theo thể thơ tự do, mỗi dòng 8 chữ. Đến khổ thơ thứ 6, hai dòng đầu 8 chữ, hai dòng sau là lục bát. Hai khổ ` thơ cuối lại được viết theo thể thơ lục bát. Tôi nêu một vài ví dụ như thế để chúng ta cùng hình dung điệu lục bát đã thấm sâu, rất sâu trong con người thơ của Bùi Giáng. Hình thức kết câu thơ lục bát trong sáng tác của ông hết sức phong phú. Ấy là ta chưa nêu những dạng thức như: mở đầu bài thơ là dòng bát hoặc khép lại bài thơ là dòng lục, hoặc khổ thơ cuối bài chỉ có một dòng bát... Điểm cuối cùng trong việc khảo sát kết cầu thơ lục bát của Bùi Giáng chúng tôi dừng lại ở lối thơ rớt dòng của ông. Sau đây là một vài biểu hiện cho hiện tượng này: Chép lời Bờ cỏ ra hoa Muộn từ Cánh hạc trong tà huy bay Hang rừng Thiêm thiếp Ngủ say Giờ xuân tao ngộ Di hài Thu đông (Đêm qua – Sa mạc phát tiết) Lang thang ngõ quẹo đường cong Đường đi uốn khúc chạy vòng co quanh ` Hình dong chữ S khúc quành Vô cùng yểu điệu và thanh nhã... Ồ! ... (Phiêu bồng ngã quẹo - Chớp biển) Hình thức thơ ở bài Đêm qua, nếu là thơ tự do thì không có gì lạ. Chúng ta cũng đã khá quen thuộc loại này khi tiếp xúc với Thơ mói. Nhưng, thơ lục bát lại hiếm thấy. Cái tạng của Bùi Giáng không thích sự câu nệ, ràng buộc. Cho nên, ở thể thơ này, Ông luôn tìm cách thể hiện mới. Hình thức ấy thật sự có hiệu quả nghệ thuật? Phải thừa nhận rằng, với cách cấu tạo bài thơ như thế, Bùi Giáng đã đem một luồng gió mới thổi cánh diều lục bát có từ ngàn xưa đến thì hiện tại. Kiểu rớt dòng ở khổ thơ đầu bài thơ Phiêu bồng ngã quẹo rất thú vị. Chưa bàn đến lối ngôn ngữ ép vần, ép thanh trong câu thơ lục bát (rất thường thấy trong thơ ông), ý thơ: Vô cùng yểu điệu và thanh nhã vốn đã đầy đủ về mặt ý nghĩa. Nhưng, chỉ có thế thôi thì nó là một câu văn xuôi. Chữ ồ! cuối câu, tách ra, tạo thành dòng thơ khác, đã kéo câu văn xuôi tạm bợ kia trở về với hơi thở quen thuộc của lục bát, Chỉ là một tình thái từ, vậy mà nó đủ khả năng xoay chuyển tình thế, đủ để gọi đó là kiểu thơ lục bát Bùi Giáng. Thơ lục bát của Bùi Giáng có đầy đủ tất cả các loại nhịp điệu: nhịp đôi, nhịp chẵn, nhịp lẻ,... Sự phối thanh và hiệp vần cũng đa dạng không kém. Bàn về nhịp thơ lục bát và nhịp thơ lục bát của Bùi Giáng, ông Hoàng Phủ Ngọc Tường có viết: “Nói đến thơ Việt Nam, là chắc chắn nghĩ ngay đến thơ lục bát. Không hẳn chỉ có Việt Nam mới có thể thơ này (Chiêm Thành cũng có) mà bởi vì đó là thể thơ của nhịp Hai, là nhịp của gàu tát nước, là tiếng võng ` đưa, là nhịp của tao nôi, và là nhịp của trái tim đập trong lồng ngực. Thí dụ thứ nhất thuộc về Nguyễn Du: Trăm năm / trong cõi / người ta Chữ tài / chữ mệnh / khéo là / ghét nhau Bùi Giáng cũng đi nhịp hai như vậy ( trích Bùi Giáng trong tôi – Văn hoá nghệ thuật - Chủ nhật 28/ 02/ 1999 ). Trước khi là nhịp đưa nôi, với xuất thân từ lời đối đáp trên đồng lúa, vườn tược, sông rạch... , lục bát mang trong mình nó hơi thở tươi giòn của cuộc sống mà không thể thơ nào có thể sánh kịp. Như trên đã nói, nhịp thơ lục bát của Bùi Giáng khá phong phú. Nhưng cách phối nhịp như vầy, thì chỉ có Bùi Giáng: Sông nước chảy, núi mây bay Tình yêu có lẽ như say sưa hoài Đêm nguyệt sáng, ngày nhật soi Em từ mây tụ tới trời mưa tuôn Ngủ sáu khắc, thức năm canh Em từ ngủ nướng tâm thành ra tro Sông từ bến, bến sang đò Tựu thành trời biển chơi trò ú tim Sông tìm bến, bến tìm sông Tìm lâu không gặp long đong khóc hoài Sông tìm bến, bến sông tìm Tìm chơi khuây khoả nỗi niềm tâm tư Sông về bến, biển nhớ nguồn ` Hỏi sông tin tức suối nguồn ra sao Bấy lâu mưa gió dạt dào Non ngàn cây cỏ mừng chào suối chăng? (Ân lộc lai rai – Đêm ngắm trăng) Đây có phải là bài thơ hay? Xin trả lời ngay rằng: không! Nhưng nhịp điệu thơ lục bát nghe lạ! Việc chia nhịp dòng lục 3/3 một cách đều đặn tới gần cuối bài thơ, Bùi Giáng đã làm cho bước đi của thơ lục bát mới hơn, điệu thơ bị phá cách. Nếu ví giai điệu thơ như một bài hát thì trên chỉ toàn là điệp khúc, không có các tổ khúc trong tiết tấu, nhạc điệu. Dù có chỗ lời thơ còn bị ép vào khuôn nhịp một cách khiên cưỡng, nhưng Bùi Giáng đã dẫn ta đi theo nhịp thơ lục bát của riêng ông. Thêm nữa, ông có những dòng thơ lục bát, khi đọc lên, ta phải tức tưởi chạy theo nhịp của nó, ví dụ: Con đường tuổi trẻ / người đi Giẫm hoa đầu / giẫm nát / vì vô can ….. hay: Của em: / tình mộng tuyệt tài Của em: / tình luỵ kéo dài tời đâu? - Tới đâu cũng được, / có sao: Từ đầu tiên / tới / cuối đầu tiên / đi! (Của em - Chớp biển) Xin hãy chú ý dòng thơ cuối của hai ví dụ trên. Rõ ràng, nhịp điệu thơ lục bát của Bùi Giáng lạ thường! Bên cạnh những câu lục bát chính thể về vần và thanh, chúng ta cũng gặp những câu thơ, bài thơ: ` Vàng thau lẫn lộn chêng vênh Làm sao phân biệt Sở Khành, Thúc Sinh? (Chẳng hiểu nữa rồi – Thơ vô tận vui) “Đáo đầu nha nhứt thân... Nan đảo na nhứt nhụt...” Nhập thần xuất thánh tụ tiên Hình thành hư sự huyễn nhiên như hà Phiêu bồng du hí nguyệt hoa Tầm sưu túy điệu tịch tà vong tâm Cầm ca hộ tống phù trầm Tuyết băng nhi nữ cát tầm tân loan Trùng lai dị dạng bàn hoàn Hàn huyên ly hợp bi hoan dị hình (Cõi người ta – Đêm ngắm trăng) Trường ca Hy Lạp tê mê Hoàng hoa Phenthé – Si Lée vàng vàng (Dư vang vô lượng – Đêm ngắm trăng) Con chữ trong câu thơ lục bát của Bùi Giáng nhảy múa theo nhịp điệu riêng nữa rồi! Trong ví dụ thứ nhất, cách ép chữ trong phối thanh là một nét ` ngộ nghĩnh quen thuộc. Bởi ông đã từng viết Mỹ Tho, Mỹ Thọ, Sóc Trăng ơi... Ở ví dụ hai, ta nhận thấy, làm thơ lục bát bằng chữ Hán trên thi đàn, có lẽ chỉ có Bùi Giáng. Trong ví dụ ba, sự phối thanh ở dòng bát đã bị phá vỡ. Người khó tính sẽ không nghe lọt lỗ tai. Người đã quen với cái nết của ông thì bật cười mà thốt lên: - Đúng là Bùi Giáng. Nhìn lại, thể thơ lục bát là thế mạnh trong quá trình sáng tác của nhà thơ. Tìm hiểu thơ ông không thể không đề cập đến thể thơ này. Dù sự đóng góp của ông còn nhiều mặt hạn chế, nhưng chúng ta phải thừa nhận, ông đã làm mới thơ lục bát ở nhiều phương diện. Với cái nhìn dè dặt, ta gọi nó là một vài biến thể của lục bát. Nhưng, tôi muốn đặt một cái tên khác: lụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHLLVH009.pdf
Tài liệu liên quan