Luận văn Đặc điểm nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật

9 1 TMỤC LỤC9 1 T. 2

9 1 TDẪN NHẬP9 1 T. 5

9 1 T1. Lý do chọn đề tài :9 1 T.5

9 1 T2. Giới hạn đề tài:9 1 T.6

9 1 T3. Lịch sử vấn đề :9 1 T .7

9 1 T4. Phương pháp nghiên cứu.9 1 T .15

9 1 T5. Những đóng góp của luận văn.9 1 T .16

9 1 T6. Kết cấu của luận văn.9 1 T.16

9 1 TCHƯƠNG 1: THƠ CHỐNG MỸ VÀ VỊ TRÍ CỦA PHẠM TIẾN DUẬT

TRONG NỀN THƠ CHỐNG MỸ.9 1 T. 17

9 1 T1.1. Diện mạo thơ chống Mỹ và những cách tân về nghệ thuật của thơ chống Mỹ.9 1 T.17

9 1 T1.1.1. Sơ lược diện mạo thơ chống Mỹ.9 1 T.17

9 1 T1.1.2. Những cách tân về nghệ thuật trong thơ chống Mỹ. 9 1 T.19

9 1 T1.2. Phạm Tiến Duật và vị trí của Phạm Tiến Duật trong nền thơ chống Mỹ:9 1 T.42

9 1 T1.2.1. Phạm Tiến Duật, cuộc đời và thơ :9 1 T.42

9 1 T1.2.2. Vị trí của Phạm Tiến Duật trong nền thơ chống Mỹ .9 1 T.45

9 1 TCHƯƠNG 2: HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ

PHẠM TIẾN DUẬT9 1 T. 50

9 1 T2.1. Hình tượng nghệ thuật và ý nghĩa hệ thống hình tượng trong thơ Phạm Tiến

Duật:9 1 T.50

9 1 T2.1.1. Hình tượng nghệ thuật:9 1 T.50

9 1 T2.1.2. Ý nghĩa của hệ thống hình tượng trong thế giới nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật:9 1 T

.52

9 1 T2.2. Một số hình tượng tiêu biểu trong thơ Phạm Tiến Duật:9 1 T .53

9 1 T2.2.1. Hình tượng người lính:9 1 T.53

9 1 T2.2.2. Hình tượng lửa, đèn, trăng:9 1 T .67

9 1 T2.2.3 Hình tượng không gian.9 1 T.75

9 1 T2.2.4. Hình tượng thời gian :9 1 T .88

9 1 TCHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ VÀ THỂ LOẠI TRONG THƠ PHẠM

TIẾN DUẬT9 1 T. 99

9 1 T3.1. Đặc điểm sử dụng và tổ chức ngôn từ trong thơ Phạm Tiến Duật9 1 T.99

9 1 T3.1.1. Từ ngữ đậm chất lính9 1 T .99

9 1 T3.1.2. Vốn từ ngữ trong thơ Phạm Tiến Duật gần với phong cách báo chí - công luận:9 1 T

.106

pdf166 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 815 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
che rồi... 20TNgọn lửa đi liền với tội ác, với chiến tranh, với sự hủy diệt tàn bạo của kẻ thù. Nơi nào có ánh lửa kẻ thù xuất hiện là nơi đó có "bom rơi, máu ứa". Đoạn thơ trên bỏ vần, nhịp điệu nhanh tạo nên sự hối hả, gấp gáp, căng thẳng, quyết liệt và dữ dội. Câu thơ dài ngắn 74 không đều. Hai câu : 20T"Không thấy gì đâu/ Bóng tối che rồi" 20Tcó sự co lại về số lượng từ, ngữ điệu chùng hẳn xuống tạo nên sự nuối tiếc, ngậm ngùi, chơi vơi... 20T34cảm 20T34giác này qua nhanh trong khoảnh khắc và thay vào đó là những hình ảnh tình tứ, đẹp đẽ nhờ những liên tưởng sáng tạo : 2TCây trúc làm duyên phải nhờ gió thổi 2TCô gái làm duyên phải dùng giọng nói 2TBông hoa làm duyên phải lụy hương bay... 2TBóng tối phủ dày 2TChe mắt địch 21T(Lửa đèn) 20TSự thông minh tài trí của dân tộc được khẳng định trong những hoàn cảnh hiểm nghèo. Chính sự thiếu20T4 lửa 20T4do bom Mỹ gây ra và trong tắt lửa, chúng phải nhận những đòn phản công,20T4 20T4sự đánh trả. 20TLửa, đèn, trăng là hình tượng độc đáo trong sáng tác của Phạm Tiến Duật. 20TLửa, đèn, trăng 20Ttrong thơ Phạm Tiến Duật có sức khái quát cao, tạo nên sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, bình yên và chết chóc, niềm tin và sự hủy diệt. Đó là những hình ảnh thơ giàu tính hiện thực, mang tính hàm súc, tính khái quát. 2.2.3 Hình tượng không gian. 20TCon người bao giờ cũng tồn tại hiện hữu trong không gian và thời gian nhất định. Không gian là nơi chốn, môi trường, hoàn cảnh, bầu trời, mặt đất bao quanh con người. Con người không thể tồn tại ngoài không gian và thời gian: "20T rong tác phẩm nghệ thuật, con người xuất hiện với tư cách là hình tượng con người và không gian được tạo dựng cũng chỉ là hình tượng không gian"(22,76). 20TKhông gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật: 20T"Không gian nghệ thuật không giản đơn là không gian vật chất mà chủ yếu là tái hiện lại không gian tinh thần ... Đó là hình tượng không gian20T"(52,50). Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực. Không gian nghệ thuật hiện ra trong tác phẩm như là một thành tố nghệ thuật, một hình tượng không gian: “20TKhông gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình ở trong đó. Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy20T”(53,339). Không gian nghệ thuật luôn là phương 75 tiện để người nghệ sĩ thể hiện cảm xúc, tâm tình, giãi bày tâm tư tình cảm. Qua không gian nghệ thuật, con người nhận thức được sự phức tạp của cuộc sống, hiểu sâu sắc thế giới nội tâm nhân vật. Nghiên cứu bình diện không gian "20Tnhằm nhận thức cuộc sống một cách nghệ thuật và nhằm thể hiện thế giới nội tâm, những động thái tâm hồn tinh 20Tvi"(34,135). 20T rong ca dao, người dân lao động gắn liền với không gian làng quê quen thuộc: bờ tre, giếng nước, sân đình, cầu ao... Ở môi trường không gian ấy, người lao động gửi gắm tình cảm chân thành, mộc mạc, đồng thời thể hiện sự gắn bó tha thiết với quê hương. 20T- Không gian trong văn học trung đại là không gian vũ trụ, không gian mở. Ở văn học trung đại, ta bắt gặp những hình ảnh núi cao, biển rộng, sông dài. Người xưa rất khát khao muốn được lên cao để chan hòa với vũ trụ và chiếm lĩnh không gian. 20T rong văn học, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật không chỉ là môi trường tồn tại mà nó còn thâm nhập vào bản thân hình tượng và bộc lộ tư tưởng của hình tượng. Việc chiếm lĩnh và tái tạo không gian trong văn học không chỉ là hoạt động tái hiện thế giới mà còn là hoạt động biểu hiện, bộc lộ tư tưởng tình cảm của con người. Nếu mỗi nhà thơ chân chính đều có một 20T"vùng thẩm mỹ" 20Triêng thì Trường Sơn chính là vùng không gian quen thuộc trong thơ Phạm Tiến Duật. 20TNếu không gian trong Thơ mới là không gian tâm trạng, không gian nỗi niềm, không gian gắn liền với trạng thái day dứt khiến nhân vật luôn cảm thấy thổn thức, cô đơn thì không gian trong thơ chống Mỹ mang tính lịch sử. Không gian trong thơ Phạm Tiến Duật là 20T1không gian trận địa, 20T1không gian huyền thoại gắn liền với con đường Trường Sơn lịch sử. Không gian trận địa xuất hiện nhiều trong thơ Phạm Tiến Duật. 21TKhông gian trận địa 20T1là không gian mang tính vĩ mô. Không gian ấy gắn liền với cuộc chiến đấu ác liệt của dân tộc trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Không gian trận địa có thể là không gian rộng như không gian con đường Trường Sơn, không gian hẹp như căn hầm, cánh võng, trạm gác, trại lán, buồng lái... 20TDù được biểu hiện bằng không gian rộng, hẹp khác nhau nhưng không gian ấy luôn thể hiện phẩm chất cách mạng ở tầm cao mới của nhân vật. 20T1Không gian trận địa 20T1trước hết biểu hiện qua không gian rộng lớn, đó là 20T1không gian con đường 20T1 rường Sơn. 20TKhông gian con đường không phải lần đầu tiên xuất hiện trong thơ Phạm Tiến Duật. Với Tố Hữu, không gian trong thơ ông gắn với con đường. Con đường là hình tượng không 76 gian xuyên suốt trong thơ Tố Hữu. Đó là con đường cách mạng, con đường đi đày, đường sang nước bạn, đường thống nhất. Không gian con đường trong thơ Tố Hữu được nhìn nhận theo nhiều hướng, trên nhiều bình diện khác nhau. Từ không gian con đường, nhà thơ đã khái quát đường cách mạng của dân tộc hơn nửa thế kỷ. 2TĐâu phải đường xanh, đường qua máu chảy 2TNăm mươi năm, máu đỏ thành hoa 2TCuộc sinh nở nào đau đớn vậy? 2TRất tự hào mà xót tận trong da. 21T(Với Đảng mùa xuân - Tố Hữu) 21TKhông gian con đường 20T1trong thơ Phạm Tiến Duật là con đường Trường Sơn, con đường đã đi vào lịch sử như một huyền thoại về sức sống mãnh liệt, bền bỉ, dẻo dai, tinh thần quật khởi ngoan cường của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Trải qua những năm tháng ác liệt, đầy biến động, đường Trường Sơn - đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành một câu chuyện thần thoại ở Đông Dương, là "con 20Trắn trăm đầu luôn mọc lại", 20Tkhông một sức mạnh đạn bom nào có thể hủy diệt được. 20THình tượng con đường Trường Sơn trở đi trở lại như một nỗi ám ảnh. Con đường được nhắc tới 256 lần trên sáu tập thơ mà chúng tôi khảo sát. Trước hết con đường Trường Sơn là 20T"tuyến đường huyết mạch " 20Tduy nhất để vận chuyển lương thực, vũ khí và cả những đoàn quân ra tiền tuyến, đó là 20T"đường chuyển đạn" 20Tvà 20T“đường chuyển gạo”: 2TĐi giữa những sư đoàn ùn ùn súng pháo 2TĐi giữa những đường xe ngút đầy đạn gạo 2TLưng Trường Sơn tấp nập tiến vào 2T ất cả, xin chào xin chào đồng chí 2T... Tấp nập đường xe rộn ràng chân đất 2TRất kịp thời, chào các chị các anh 21T( Chào những đạo quân...) 77 20TBằng một chuỗi động từ, tính từ : " 20Ttấp nập", " rộn ràng", "ùn ùn", "ngút đầy" 20Tgợi lên không khí náo nhiệt, khẩn trương, rộn ràng của những tháng năm cả nước háo hức hành quân ra trận. 20TCon đường Trường Sơn những năm chống Mỹ là nơi bom Mỹ dội đêm ngày, nơi hứng chịu hàng triệu tấn bom. Không gian con đường Trường Sơn đã phản ánh sự ác liệt của chiến tranh : - 2TĐường núi cỏ cây bom vùi hết - 2TĐường qua trọng điểm 2TCây đổ tơi bời - 2TĐường gập ghềnh ngổn ngang cây đổ 2T rời lô nhô thân gỗ cưa ngang - 2TGiữa vùng ngổn ngang cây đổ 2TXe đi trong tầm bom rơi - 2TGiữa một vùng đồi ngổn ngang cây gãy 20TKhông gian con đường Trường Sơn luôn bị đạn cày, bom xới. Những hố bom ngổn ngang, chi chít, dày đặc trên đường " 20THố bom dày như lỗ hà ăn chân". 20TKhói, bom, bụi mù lúc nào cũng xuất hiện trên con đường Trường Sơn. Một không gian đầy khói bụi và tiếng bom đạn : - 2TBụi mù trời mùa hanh - 2TBụi phun tóc trắng như người già - 2TNơi túi bom bay mù bụi đỏ - 2TGiữa một vùng đất bụi khô rang - 2TCả một vùng bom rơi, bay tung bụi cát - 2TNgoài bụi ở chân trời có thấy gì đâu 20TBụi cát có thể là bụi cát trên đường đi nhưng chủ yếu là bụi cát do bom cày, đạn xới. Không gian con đường là không gian rộng, không gian vũ trụ. Con đường Trường Sơn đầy bom rơi gió bụi ấy lại chính là vùng không gian quen thuộc của những người lính trên đường ra trận. Con đường, cánh rừng là điểm hội tụ, là nơi gặp gỡ của những người lính 78 Trường Sơn : 20T"Lính gặp lính trùng trùng như rừng thẳm"(Đi trong rừng). 20T rên con đường gió bụi ấy, ta gặp những đoàn quân tiến về phía trước, những bước chân đồng đội băng qua đèo, suối, đi hoài không nghỉ: 20T"anh đi trên xe không nghỉ", "trùng trùng quân đi", "Lại đi, lại đi trời xanh thêm", " Những đoàn xe đi như không bao giờ hết" ... 20THọ đã đi qua hàng nghìn cây số Trường Sơn : 2TKhông đếm được suối, không đếm được đèo 2T răm cây số cũng chỉ là chặng ngắn, 2TNơi ta ngủ cánh rừng chưa định sẵn, 2TNơi ta ăn, trăm tảng đá vô tình 2T rên đầu ta thay những mảnh trời xanh 2TBằng những mảnh trời xanh thăm thẳm khác 2TCảnh vật đổi làm lòng ta khao khát 2TNơi ta qua và nơi gọi ta đi 21T(Chúng ta đi đường dài) 20TGắn với con đường là những địa danh quen thuộc trên dải Trường Sơn. 20T1Không gian con đường Trường Sơn 20T1trong thơ Phạm Tiến Duật đi suốt chiều dài đất nước. Đó là không gian từ phía Bắc đến phía Nam : núi Nưa, núi Nhồi, Bến Thủy, ngã ba Đồng Lộc, Tùng 20T3Cốc, 20T3Đèo Ngang ... Không gian từ Đông Trường Sơn sang Tây Trường Sơn. Trên mọi nẻo đường Trường Sơn, rầm rập đêm ngày tiếng bước chân người, tiếng xe đi : 20T"Bao bước chân đội ngũ / Lại rộn rịp lên đường"(Nhớ đồng ca, hát đồng ca). 21TKhông gian con đường 20T1trong thơ Phạm Tiến Duật như 20T"ngày hội" 20Tra trận. Đường Trường Sơn là điểm hội tụ của tuổi trẻ, của người lính, của những con người cùng chung lý tưởng, mục đích. Trên con đường ấy, tất cả đều hành quân chiến đấu để dành chiến thắng "20TĐi chiến đấu để mang về chiến thắng". 20TVì vậy, con đường dù 20T"không ngớt tiếng bom rung", "xuyên qua rừng già gai góc" 20Tnhưng con đường ấy vẫn rất đẹp, vẫn náo nức bước quân hành: - Con đường mòn chiều nay sao đẹp thế Trùng bước lên nhau dù không cùng thế kỷ - Đường ra trận mùa này đẹp lắm 79 Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây - Hai anh em ta thành hai đồng chí Náo nức hành quân đường dài vui nhỉ - Em đã qua và em đã sang Đẹp lắm đấy giữa ngày đánh Mỹ 20TBằng sự trải nghiệm, quan sát, phát hiện tinh tế, Phạm Tiến Duật đã đưa vào thơ những vùng không gian khốc liệt với những câu chuyện 20T"không thể tin ", " không thể ngờ" 20Tnhằm làm nổi bật phẩm chất của những người lính, những người chiến sĩ lái xe hiên ngang, dũng cảm, mưu trí. 20T1Không gian con đường Trường Sơn 20T1đã bộc lộ khí phách, phẩm chất của tuổi trẻ Việt Nam, sức sống Việt Nam. Đó cũng chính là 20T1thế đứng của dân tộc, tầm cao của đất nước 20T1trong thời đại mới được hun đúc từ truyền thống lịch sử của cha ông : 2TCái hùng khí của một thời Sát Thát 2TLại nhân lên trong buổi sớm mai nay, 2T hế đứng Trường Sơn bền vững nhường này 2TĐồng chí tư lệnh ơi, cho tôi vào mặt trận! 21T(Trước mùa xuân điều tôi muốn nói) 21TKhông gian con đường 20T1trong thơ Phạm Tiến Duật cũng chính là không gian công cộng, không gian xã hội. Trong không gian ấy, không phải xuất hiện hầu hết các tầng lớp quần chúng cách mạng như trong thơ Tố Hữu. Nếu không gian con đường trong thơ Tố Hữu xuất hiện rất nhiều hình ảnh : anh bộ đội, các bà mẹ, các em thiếu niên, chị lao công ... thì không gian con đường trong thơ Phạm Tiến Duật xuất hiện chủ yếu là tầng lớp tuổi trẻ : cô bộ đội, anh lái xe, cô thanh niên xung phong, anh y tá, đồng chí coi kho, em gái văn công ... 20T1Không gian con đường 20T1trong thơ Phạm Tiến Duật là nơi gặp gỡ của những người lính còn rất trẻ từ mọi miền quê khác nhau cùng hội tụ trên con đường đánh Mỹ. 21TKhông gian con đường 20T1trong thơ Phạm Tiến Duật chủ yếu là 20T1không gian phía trước, không gian đi tới. 20T1Đó cũng chính là 20T1không gian Nam tiến. 20T1Các chặng đường hành quân đều tiến về phía trước. Đích của con đường là đi vào tiền tuyến : - Các mũi tiến quân nhằm phía trước xuyên rừng 80 - Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới - Hàng nghìn dặm quân đi và xe chạy Sẽ ào ạt cả binh đoàn vận tải. Đi vào - Trên xe gạo con đi vào tiền tuyến - Mấy trăm xe và mấy trăm người Nhằm mặt trận tiến vào như cơn lốc 20T rên trục chính là không gian con đường, tất cả đều nhằm phía trước tiến quân. Xe nối xe, người nối người ùn ùn, rầm rập tiến vào Nam. Đèo cũng nhằm hướng Nam, xe đạn cũng nhằm hướng Nam, đường cũng tiến về Nam, người nhằm hướng Nam... 2TĐèo nhằm hướng Nam, đường nhằm hướng Nam 2TXe đạn cũng nhằm hướng Nam, vượt dốc. 21T(Đèo Ngang) 20TĐó 20T1là không gian biểu hiện sự thức tỉnh lương tri con người và thời đại. 20T1Họ chỉ có một lòng mong ước : 20T" Tất cả riêng chung / Dành cho miền Nam tất cả". 20TĐó là tình cảm yêu thương sâu nặng của miền Bắc dành trọn cho miền Nam. 20T1Không gian con đường 20T1đã thể hiện tinh thần cách mạng, khí thế hồ hởi, rạo rực của tuổi trẻ quyết đấu tranh để giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. 21TKhông gian trận địa 20T1trong thơ Phạm Tiến Duật còn thể hiện ở 20T1không gian hẹp, 20T1không gian cá nhân. Không gian hẹp trong thơ Phạm Tiến Duật là những căn hầm trú ẩn, những cánh võng, lán trại, buồng lái, những trạm giao liên, trạm gác trên đường hành quân. Không gian hẹp trong thơ Phạm Tiến Duật không hề đối lập với không gian con đường. Không gian nhỏ hẹp, bé tí trong thơ ông luôn có xu hướng trận địa hóa bởi chỉ với không gian ấy mới có thể thử thách được phẩm chất, tinh thần cách mạng của nhân vật. 21TKhông gian hẹp 20T1trong thơ Phạm Tiến Duật mang tính chất dã chiến. Không gian ấy có thể luân chuyển, thay đổi nhằm thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh trận địa, hoàn cảnh chiến trường. Đó là không gian nhằm che mắt kẻ thù và cũng chính là không gian phản ánh rõ nét nhất tư thế của người lính : 2T rong ánh chớp nhoáng nhoàng cây cối ngả nghiêng 2TMột tổ công binh đứng ngồi bên trạm gác 81 2TCái cậu trẻ măng cất lên tiếng hát 2TKhi biết trong hầm có cô bé đang nghe 21T(Vầng trăng và những quầng lửa) 2T rên trọng điểm mọi thứ đều xiêu vẹo hết 2TChỉ có dáng đi của chiến sĩ ta là ngay ngắn như không 21T(Một bài thơ không vần...) 20T rong không gian trận địa ác liệt, nơi trạm gác, ở hầm trú ẩn hay trên trọng điểm, các chiến sĩ vẫn hát, vẫn đi lại 20T"ngay ngắn như không". 20T ình yêu, lời ca, tiếng hát vẫn cất cánh bay lên giữa vùng không gian khốc liệt của chiến tranh : 20T"Chiến tranh, bom đạn chỉ được miêu tả như một cái nền để nhà văn dẫn độc giả vào một thế giới khác : thế giới của tình người, của đức vị tha, lòng dũng cảm và nghĩa tình chung thủy. Nói cách khác, đó là thế giới của cái cao cả, cái đẹp vượt lên trên sự tàn phá, hủy diệt của bom đạn chiến tranh"(4120T,213). 20TCăn hầm là khoảng không gian nhỏ hẹp nhưng lại có ý nghĩa biết bao đối với dân tộc. Chính ở căn hầm trú ẩn, dân tộc đã hoàn thành bộ thông sử đầu tiên : 2TBộ thông sử hoàn thành 2T rang cuối cùng viết trong hầm trú ẩn 21T(Công việc hôm nay) 20TNhững căn hầm đã từng đón nhận bao bước chân đồng đội 20T"Đi qua bao hang đá / Ở bao nhiêu nhà hầm". 20TChính không gian căn hầm tí tẹo đã đưa người lính đến giấc ngủ ngon sau chặng đường dài hành quân : 2TNgủ giường vẫn chỉ giường thôi 2TNgủ đất mới thật là nôi của rừng 23TSẵn 2T3sàng khẩu súng bên lưng 2TĐất hầm đã lạnh, trông chừng sáng đây 21T(Ngủ rừng) 20TKhông gian nhà hầm rất cần thiết cho cuộc cách mạng của dân tộc. Không gianP Pnhà hầm đã từng chở che, nuôi dưỡng những người con của Đảng. Không gian ấy tuy nhỏ bé 82 nhưng nó gần gũi, thân thiết với con người trong cuộc chiến tranh. Dù những căn hầm chật chội nhưng họ không cảm thấy ngột ngạt, tù túng. Ở nơi không gian bé tí ấy, người lính vẫn nhìn thấy niềm tin và sức mạnh của dân tộc. Cuộc chiến tranh còn tiếp diễn thì những căn hầm vẫn cứ mọc lên : 2TCuộc chiến đấu đang còn tiếp diễn 2TEm còn đi, rừng mở những gian hầm 21T(Nghe em hát trong rừng) 20TĐi liền với không gian căn hầm nhỏ hẹp là không gian cánh võng, buồng lái, trạm giao liên... Không gian cánh võng, buồng lái là không gian cá nhân nhưng luôn hướng tới cộng đồng. Trong chiến tranh, con người tạo ra những không gian cụ thể để thích ứng với hoàn cảnh. Trong thơ Nguyễn Duy, ta gặp không gian cá nhân rất đặc biệt, không gian 20T"bầu trời vuông". 20TChính 20Tkhông gian mái tăng - bầu trời vuông 20Tấy đã theo chiến sĩ suốt dọc đường hành quân : " 20TVuông vuông chỉ một chút này / Mà che trọn vẹn ngàn ngày quân đi". 20TĐến với thơ Phạm Tiến Duật, không gian buồng lái, cánh võng có một ý nghĩa quan trọng. Nơi bắt đầu từ chính căn buồng lái: 20T"Một chặng đường hai tiếng đóng cửa xe / Nơi bắt đầu chính từ căn buồng lái" 20Tnhưng đã đưa người chiến sĩ băng qua truông rậm, rừng sâu, qua bao đỉnh đèo, xốc thẳng vào Nam : 2TXe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 2TChỉ cần trong xe có một trái tim 21T(Bài thơ về tiểu đội xe không kính) 2T"Chỉ cần trong xe có một trái tim" 20Tthì bất cứ trong hoàn cảnh nào, dù xe không mui, không kính chắn gió, người lính nơi buồng lái vẫn ung dung, bình thản trước mọi gian nguy 21TKhông gian buồng lái, 20T1đặc biệt là 20T"buồng lái con gái" 20Tđã để lại ấn tượng khó quên. Lính lái xe trên đường Trường Sơn không chỉ là phái 20T"mày râu" 20Tmà còn cả phái nữ. Không gian buồng lái con gái đã phản ánh cái nhìn tinh tế, đầy sáng tạo của thi sĩ Phạm Tiến Duật. Nếu không có sự chiêm nghiệm, từng trải, sự tìm tòi thì không thể có được những hình ảnh thơ độc đáo, chân thật, đầy ý nghĩa như thế: 2TEm là cô bộ đội lái xe 2TGiặc nhắm bắn bốn bề lửa cháy 83 2TCái buồng lái là buồng con gái 2TVẫn cành hoa mềm mại cài ngang 21T(Niềm tin có thật) 20TKhông gian buồng lái con gái phản ảnh niềm yêu đời, yêu cuộc sống của người lính lái xe. Dù bốn bề không gian đầy lửa cháy, bom rơi nhưng vẫn không thể tước đi tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, quyền được làm đẹp của con người. 20TKhông gian nhỏ hẹp trong thơ Phạm Tiến Duật còn thể hiện qua những không gian cụ thể khác, đó là không gian cánh võng, trạm giao liên, lán, trại, hang đá ... Đây là những loại không gian đặc biệt xuất hiện trên chặng đường Trường Sơn trong những năm chống Mỹ. Những cánh võng mắc vội bên gốc cây rừng, những cánh võng giúp người lính thư giãn để chuẩn bị bước vào cuộc chiến đấu mới: 2TChiếc võng bạt trên đường hành quân 2TAnh đã buộc nhiều cây xoan cây ổi 21T( Gửi em cô thanh niên xung phong ) 2TDừng chân mắc võng ngủ liền 2TKệ cho gió thổi bốn bên rừng dày 21T(Ngủ rừng) 2TCùng mắc võng trên rừng Trường Sơn 2THai đứa ở hai đầu xa thẳm 21T( Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây) 20TKhông gian cánh võng rất cần thiết cho người lính. Với không gian ấy, người lính nghỉ ngơi, trao đổi tâm tình. Không gian cánh võng như một thế giới thu nhỏ của bao mơ ước, nỗi niềm tâm sự. Không gian nhỏ hẹp trong thơ Phạm Tiến Duật mang tính dã chiến nhưng đó chính là không gian rất bền vững bởi chủ nhân của nó là những con người rất tự tin , lạc quan, bình thản. Nói về không gian Trường Sơn trong những năm đánh Mỹ, Phạm Tiến Duật tâm sự : 20T"Từ mười mấy năm qua, hàng chục vạn người đã đến Trường Sơn, đã ở Trường Sơn, đã đi qua Trường Sơn, đánh giặc và phục vụ việc đánh giặc ... Tôi chưa từng thấy, tôi chưa từng nghe nói ở đâu và bao giờ lại có một tuyến đường, hùng vĩ đến như thế. Hơn hai triệu tấn bom, nghĩa là gần bằng một phần ba tổng số bom đạn Mỹ ném xuống toàn 84 Đông Dương, đã dội xuống Trường Sơn. Thế nhưng tuyến đường ấy vẫn liên tục thông suốt. Nhưng đấy chưa phải là điều kỳ diệu nhất, điều kỳ diệu đến ngạc nhiên là trên tuyến đường ấy, chúng ta đã đặt được cung trạm bền vững và đàng hoàng với những người chủ của nó vô cùng ung dung, đầy nghị lực và lạc quan trong mọi hoàn cảnh"(120T1,108). 20TNhìn chung, không gian trận địa trong thơ Phạm Tiến Duật phản ánh rõ nét tính chất ác liệt của cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc. Giữa vùng không gian ác liệt ấy, con người không cảm thấy lo âu, thảng thốt, ghê sợ. Trái lại, họ chủ động, bình tĩnh chống trả một cách quyết liệt. Không gian trận địa đã thể hiện xu thế cách mạng, khí thế tiến công của dân tộc, sức sống mãnh liệt, bền bỉ của người dân Việt Nam. Không gian trận địa là cái nền, trên cái nền ấy càng thể hiện rõ phẩm chất yêu nước tuyệt vời của con cháu bà Trưng, bà Triệu. 20TKhông gian trận địa là không gian xuyên suốt trong tác phẩm thơ Phạm Tiến Duật. Ngoài không gian trận địa, ta còn gặp không gian nỗi niềm, đó là không gian hoài niệm, không gian mơ ước. Người xưa thường quan niệm không gian có ba chiều: chiều cao, chiều rộng, chiều sâu. Bên cạnh không gian ba chiều, người phương Đông còn có quan niệm không gian nỗi niềm, không gian cõi lòng. Chính qua không gian cõi lòng, người đọc mới cảm nhận hết mọi trạng thái tinh vi, phức tạp nhất của tâm hồn con người. 21TKhông gian hoài niệm 20T1trong thơ Phạm Tiến Duật là không gian tràn ngập nỗi niềm thương nhớ. Không gian ấy vừa rất cụ thể, vừa trừu tượng. Nỗi hoài niệm về tiếng đuổi gà của mẹ da diết, khắc khoải: 2TLúa sắp chín, đàn gà ùa ra ruộng 2T iếng mẹ đuổi gà khản tiếng mỗi ban mai 2T rên xe gạo, con đi vào tiền tuyến 2T iếng đuổi gà còn vọng mãi bên tai 2T 21T(Tiếng mẹ) 20TCòn gì da diết, lắng sâu hơn khi nỗi nhớ mẹ luôn đeo đẳng trong trái tim người lính. Không gian hoài niệm có khi là một bếp lửa. Nếu không gian hoài niệm về bếp lửa trong thơ Bằng Việt 20T"ấp iu, nồng đượm", "chờn vờn trong sương sớm" 20Tgợi nhớ hình ảnh người bà tảo tần, khó nhọc thì không gian hoài niệm bếp lửa trong thơ Phạm Tiến Duật gợi nhớ tiếng 85 mèo kêu. Tiếng mèo kêu nơi bếp lửa gợi cảnh sinh hoạt yên bình, ấm cúng cuộc sống nơi làng quê. Vì thế, không gian hoài niệm càng thôi thúc tinh thần chiến đấu : 2TRồi đi lấp suối và san núi 2TNgồi bên bom còn vẳng tiếng mèo ... 2TNhớ cái tiếng mèo sôi lòng sôi dạ 2TMở đường lên! Phía trước cũng là làng! 2T 21T(Vô đề) 21TKhông gian hoài niệm 20T1có khi là khoảng không gian mênh mông của rừng già "20TNhớ nhau, nhớ nhau ở giữa rừng già", 20Tcũng có khi là trận mưa dầm đổ xuống căn nhà giữa rừng xa. Không gian ấy gợi những kỷ niệm của một thời gian khổ nhưng ấm tình đồng đội: 2TNhớ nhau, nhớ nhau những buổi mưa dầm 2TCăn nhà dột tóc em ướt hết 2TAnh ngồi nghĩ gì em chẳng biết 2TCứ hát tràn những câu hát bâng quơ 21T(Cô bộ đội ấy đã đi rồi) 20TKhông gian hoài niệm được lồng trong câu nói của mẹ chắt ra từ cuộc đời nghèo khổ: 2TNửa phần đất giặc phải ngừng ném bom 2TNhớ câu nói của mẹ, câu nói chắt ra từ nước mắt . 2T- Thà ăn muối suốt đời 2TCòn hơn là có giặc! 21T(Nhớ bà mẹ ở Nam Hoành) 20TKhông gian hoài niệm là vùng không gian hiện về trong ký ức của nhà thơ. Đó là vùng không gian được lắng đọng dù đi qua bao thời gian vẫn không thể nguôi, quên. Không gian hoài niệm tạo nên mạch trầm trong cảm xúc thơ, khơi sâu thêm một tầng vỉa hiện thực mới của tâm trạng nhân vật. 86 20TNhững sáng tác ở giai đoạn sau nhất là từ tập 20TỞ hai đầu núi 20Ttrở đi, thơ Phạm Tiến Duật thường chứa đựng không gian hoài niệm 20T"chứa đựng những tâm sự, day dưa những nỗi niềm": 21TKhông gian mơ ước 20T1trong thơ Phạm Tiến Duật phản ánh tình yêu con người, cuộc sống, khát vọng hạnh phúc, hòa bình. Đó là một không gian lộng gió, không gian thanh bình đầy chim và bướm : 2T rừ mưa ra, ngày mai bầu trời không có gì rơi xuống 2TChỉ có chim bay và bướm bay 21T(Những mảnh tàn lá) 20THọ mơ ước về một ngày chiến thắng, hạnh phúc tràn đầy khi được sống trong căn 20T"phòng cười" 20Tvới những âm thanh và sắc màu lấp lánh: 2T a thắp đèn lồng, thắp cả đèn ông sao năm cánh 2T a dẫn nhau đến ngôi nhà đèn hoa lấp lánh 2TNơi ấy là phòng cười chúng mình 21T(Lửa đèn) 21TKhông gian mơ ước 20T1thể hiện khát vọng bình dị, chính đáng của con người. Nếu không gian hoài niệm trong thơ Phạm Tiến Duật nhớ về con đường Trường Sơn đã qua "20T heo bài ca tôi nhớ đến con đường / Con đường thanh niên nối dài ra tiền tuyến" 20Tthì không gian mơ ước trong thơ Phạm Tiến Duật cũng mơ về một con đường. Đó là con đường cao tốc xuyên Việt chạy dài trên đỉnh Trường Sơn : 2TẤy vì thế tôi mơ đường cao tốc 2TChạy dọc theo con đường Nguyễn Huệ đã đi qua 2TNhững bàn chân thời Nam tiến đã đi qua 2TXây một dải Ngân Hà trên mặt đất 21T(Tôi mơ ước một con đường cao tốc) 21TKhông gian mơ ước 20T1là không gian thể hiện trạng thái tâm hồn con người, là phương tiện nghệ thuật để nhân vật bộc lộ tâm trạng. Không gian mơ ước xuất hiện như một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống con người: 87 2TƯớc chi sóng gió đời tôi 2TCó riêng một cái vịnh đời đậu neo 21T(Tôi và vịnh) 20TKhông gian nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến Duật dù ở bình diện rộng lớn, khoáng đạt hay ở bình diện hẹp vẫn luôn luôn toát lên không khí ác liệt, sôi nổi, hào hứng, hừng hực... của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Trên cái nền chung ấy, con người luôn biểu hiện khát vọng sống, chiến đấu để giả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_28_0940019485_9749_1871457.pdf
Tài liệu liên quan