Luận văn Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .3

MỤC LỤC .4

MỞ ĐẦU.8

1.Lý do chọn đề tài .8

2.Giới hạn đề tài.9

2.1.Về thể loại.9

2.2.Về đề tài.9

2.3.Về văn bản .10

3.Lịch sử văn đề .10

3.1.Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1940 .11

3.2.Từ năm 1940 trở đi:.12

3.2.1.Các bài hồi ký.12

3.2.2.Những công trình nghiên cứu: .13

3.2.3.Những ý kiến bàn sâu về nghệ thuật thơ Phan Bội Châu .15

4.Những đóng góp mới của luận văn.17

5.Phương pháp nghiên cứu.18

5.1.Phương pháp lịch sử - cụ thể .18

5.2.Phương pháp hệ thống.19

5.3.Phương pháp so sánh.19

5.4.Phương pháp thống kê.19

6.Kết cấu luận văn .19

Chương 1: PHAN BỘI CHÂU - QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI21

1.1.THỜI ĐẠI VÀ CON NGƯỜI .21

pdf157 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Điển hình, nhà chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh đã biến nhà tù khắc nghiệt của bọn Tưởng Giới Thạch thành nơi Ngắm trăng, "ngâm thơ". Tố Hữu có Tiếng hát đi đày. Xuân Thủy có "Đế quốc tù ta, ta chẳng tù " ," Giam mình khóa cả chân tay lại / Chẳng thể ngăn ta nghĩ tự do"... Đứng ra gánh vác việc nước, người anh hùng đã xem thường cái chết. Cụ Phan Tây Hồ bị giam cầm, bị làm tù nhân đập đá cũng cho đó là thử thách mà người anh hùng phải chịu trong cơn quốc biến. Cụ nói: ... Tháng ngày bao quản thân sành sỏi Mưa nắng chi sờn dạ sắt son Cụ Huỳnh Thúc Kháng viết Bài ca lưu biệt tạo nên phong cách trang trọng hào hùng: Trăng trên trời có khi tròn khi khuyết, 59 Người ở đời đâu khỏi tiết gian nan Đứng trượng phu tùy ngộ nhi an Tố hoạn nạn, hành hồ hoạn nạn ... Trong tù, thân bị trói buộc nhưng đôi tai người tù mở rộng bằng kích thước tương ứng hướng về tổ quốc nghe ngóng tin tức các cuộc khởi nghĩa, tin tức bạn bè đồng chí. Một bài thơ của Phan Bội Châu ra đời ngay trong ngục khi hay tin đồng chí hy sinh: ... Đầu hận bất tiên bằng bối đoạn Tâm nan tinh dữ quốc gia vong Giang sơn thặng ngã chi tàn kiếp Phong vũ tùy quân thiệp viễn dương Ngọ dạ đăng tiền chiêu ảnh văn Bách thẩn hà kế thục tam lương. (Cảm tác, Nhân Đỗ cơ Quang, Nguyễn Đức Công, Nguyễn Thức Đường chết) (Đầu không rơi trước bạn bầu, Thân này há chịu mất theo nước nhà Cuộc tàn non nước còn ta, Gió mưa theo bạn biển xa đì cùng Đèn khuya trong bóng hỏi lòng Trăm mình khôn chuộc ba ông bạn hiền) (Tôn Quang Phiệt dịch) Những câu thơ ưên thật đau xót nhưng tràn đầy dũng khí và niềm tin. Ngoài không gian "vượt ngục tinh thần", người đọc còn thấy không gian "lạc quan" tràn ngập khắp nhà tù. Nếu không gian "vượt ngục tỉnh thần" có độ cao từ chí khí mãnh liệt thì không gian “lạc quan" có độ rộng dàn trải, tỏa ra xung quanh từ phẩm chất cao cả của người 60 chiến sĩ cách mạng ấy. Cũng bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông sẽ không trọn vẹn cái hay nếu không nói đến tinh thần lạc quan nay. Đồng ý "vượt ngục tinh thần" là một trong những yếu tố lạc quan. Vào nhà ngục, có sự thay đổi hoàn cảnh theo chiều hướng cực kỳ bất lợi nhưng không vì thế mà người chiến sĩ cách mạng chùn ý chí chiến đấu. Không gian "lạc quan" muốn nói ở đây chính là tinh thần chiến đấu và chiến thắng hoàn cảnh . Nhà thơ tuyên bố hùng hồn : Thân ấy hãy còn còn sự nghiệp Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu ! Và tinh thần lạc quan còn được nhà thơ chuyển thành lời nhắn nhủ, động viên: Anh em ai nấy xin thêm gắng Công nghiệp nghìn thu há một ngày ! (Thơ viết trong từ núi Quan Âm, Quảng Châu) Hình tượng nghệ thuật của tư thế "vượt ngục tinh thần" và "niềm tin lạc quan" đã khẳng định tâm hồn và tính cách cao đẹp của người chí sĩ cách mạng. Họ biết ngẩng cao đầu, biết vượt lên trên hoàn cảnh, vì đó là liều thuốc công hiệu để hóa giải hoàn cảnh. 2.1.4.2.Không gian bị giam lỏng (Huế) Năm 1926 khi trở về thăm quê nhà, Phan Bội Châu đến thăm Bến Thủy. Một số thanh niên trong đó có ông Tôn Quang Phiệt mời cụ chơi thuyền trên sông Lam, cụ hứng khởi viết bài thơ tặng các bạn trẻ : Duyên nợ mặn mà non nước cũ Tình cờ gặp gỡ tháng ngày xuân Còn trời còn đất còn đây đấy Ai nấy chia nhau gánh một phần. (Tặng thanh niên) Hình ảnh "con thuyền" đã xuất hiện trong thơ Phan Bội Châu, thời kỳ ông già Bến Ngự. Sau bài thơ "đi chơi thuyền" nói trên là hàng loạt bài thơ về "con thuyền" : Con đò trên sông; 61 Thuyền đi đêm chơi rong I,II; Đêm trăng lên núi Ngự Bình I, II; Trong cơn bệnh thuyền đậu cây cưa; Thuyền đêm trời lụt tứ tuyệt; Nói chuyện với cây cưa bên thuyền; Tặng cô bé gái bơi xuồng; Đậu thuyền dưới chùa Thiên Mụ đụng trời mưa trách trời; Đọc báo Sông Hương; Một mình ngồi thuyền; Ngồi thuyền đụng trời mưa trách trời... Hình như mọi sinh hoạt hằng ngày đều ở dưới chiếc thuyền, nếu không sao "thuyền" xuất hiện nhiều hơn "nhà" như thế ? Toàn bộ thơ ông già Bến Ngự "nhà" chỉ được một vài câu : Nhà dột ba gian thành nước ngập (Trận mưa thình lình) Nhà trắng ba gian chùa vắng ngắt! (Tự trào) Xuất hiện không gian "con thuyền" kể ra rất phù hợp với tâm tình "ngổn ngang trăm mối"của ông già Bến Ngự. Thay cho đôi chân hoạt động khắp nơi trước đây của nhà cách mạng là con thuyền xuôi ngược cùng sông Hương, núi Ngự. Cụ Phan, như chúng ta biết, đang hoạt động sôi nổi, bỗng chốc bị bắt cóc đưa về nước giam lỏng. Để thích nghi với hoàn cảnh tù túng, chật hẹp bất đắc dĩ đó, cụ đã tạo ra không gian đặc biệt này trong thơ. "Con thuyền " là sự hóa thân của nhà thơ trong hoàn cảnh "mới" . "Thuyền" ngược về kí ức "Quản bao vào lộng lại ra khơi", "Cỡi gió xông pha làn sổng bạc". "Thuyền" là cuộc đời gian nan hiện tại, có khi lũ lụt toan cướp thuyền: Liều gan chống thử cùng mưa gió Thua được chờ xem lúc cuối cùng. Trong hoàn cảnh nào, con thuyền - chiến sĩ cũng hiên ngang, bất khuất : "chiếc xuồng xuống ngược lại lên xuôi". Không gian "con thuyền" đã góp phần làm nên tiếng nói riêng trong thơ Phan Bội Châu thời kỳ ông già Bến Ngự. Hình tượng "con thuyền" xuất hiện 53 lần trên 678 bài thơ nôm sau 1925, chiếm tỉ lệ 7,82% (Phan Bội Châu toàn tập, tập V, Chương Thâu, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1990) và sự vận động trong khoảng không gian ấy đã nói hộ tâm trạng người anh hùng thất thế. Thất thế mà vẫn đẹp ! 62 Người ta nói Huế "mưa nhiều lắm sương khói". Tố Hữu từng miêu tả những cơn mưa "Xối xả trắng trời Thừa Thiên". Trong thơ Phan Bội Châu không gian "mưa" cũng là thành tố nghệ thuật đáng chú ý. Trước hết, nhà thơ miêu tả những cơn mưa hiện thực : Trận mưa thình lình: Ông mưa ông chẳng bảo cho hay Bỗng chốc mê man bốn bề dầy Nhà dột ba gian thành nước ngập Rèm thưa mấy lớp thấy rồng vây.. . Phải chăng đây cũng là cách nói ẩn dụ, nhà cách mạng thình lình bị giặc bắt cóc..."Ông trời" cũng thường mưa đột ngột như vậy !Mưa tự nhiên ào xuống nào có sự chuẩn bị gì đâu ? Nhà cửa khang trang, vững chắc không nói làm gì, đằng này nhà của Phan Bội Châu " ba gian thành nước ngập" tránh sao khỏi rắc rối. Mưa hiện thực thấm dần vào tâm trạng. Nhà thơ trách "trời" cay nghiệt với mình, cả cuộc đời bôn ba lặn lội vẫn không thành, cuối đời phải chịu cảnh khốn đốn. Suy cho cùng tình cảnh của người dân mất nước vốn dĩ đều như thế! Mưa lớn bên ngoài chính là mưa lớn trong lòng. Bài thơ Sau trận bão Qui Nhơn thể hiện tình cảm đối với nhân dân của nhà chí sĩ thống thiết nhưng bất lực: Họa kiếp dân lành đâu đến nỗi Thường năm thường gặp chuyện tai ương ! Mưa thành bão, bão thành lụt: "Gió đêm cuốn bể dựng non triều" (Thuyền đêm trời lụt), "Gió dập mưa dồn dơn tứ tung" (Phu xe than trời mưa), "Bùn lẩy choáng cả trăm đường ngã" (Phu xe than trời mưa)... Không gian hiện thực, chìm vào không gian tâm trạng, nhà thơ chứa chan cảm xúc "Ôi ! Lũ con đen lút tới cùng"... Tuy không gian "mưa" làm cho hiện thực trở nên u ám nhưng ta vẫn thấy cái nhìn vận động biến đổi hợp với qui luật thiên nhiên "Cơ trời xoay chuyển mưa rồi nắng" của nhà thơ. Không gian "mưa" trong thơ ông già Bến Ngự xuất hiện 157 lần trên 678 bài thơ nôm sau 1925, chiếm tỉ lệ 23,16% ( Phan Bội Châu toàn tập, tập V, Chương Thâu, Nxb Thuận Hoa, Huế, 1990) đã nói hộ tâm trạng bức bối muốn gào thét dữ 63 dội của nhà thơ. Những cơn mưa cũng chính là sự hóa thân của ông già Bến Ngự để bày tỏ tình cảnh lầm than của dân tộc mà bản thân cụ bế tắc. Nay ổng khoanh cẳng bó tay Chắc ông rách mắt chau mày nghiến răng. (Tiêu khiển ngâm) Những ngày sống ở Huế, tâm trạng Phan Bội Châu luôn bị nỗi cô đơn giằng xé: Dưới đèn ngẫm nghĩ gương kim cổ Mình nói mình nghe khóc lại cười Cái cảnh "trăng gió nhốt ba gian" kia mới ngột ngạt làm sao ! Nhà thơ du thuyền trên sông Hương vẫn bị "đám mây vô lại" dòm ngó, cô đơn càng cô đơn, bức bối càng bức bối. Hình như ông già Bến Ngự lúc này nỗi niềm không được chia sẻ, không có người để tâm sự. Và cũng để đối phó với tình cảnh nghiệt ngã, không gian "trăng" tràn ngập khắp thơ Phan Bội châu. Các bậc nho sĩ xông xáo với đời hay ẩn dật vui thú điền viên đều thích ngắm trăng, thưởng nguyệt. Nguyễn Trãi hòa mình cùng trăng: "Đêm trăng hớp nguyệt, nghiêng chén". Nguyễn Khuyến vuốt ve, chiu chuộng trăng: "Song thưa để mặc bóng trăng vào"... Thú chơi tao nhã ấy đã mang lại cho văn chương trung đại vẻ đẹp riêng. Phan Bội Châu với tình cảnh hiện tại chẳng còn xông xáo hoạt động, cũng chẳng muốn làm ẩn sĩ ưu thời mẫn thế khi tiếng súng giặc nổ khắp nơi...Hai tâm trạng đó dường như đan xen vào nhau một cách không rõ ràng đã tạo nên không gian "trăng" đầy nỗi bâng khuâng, vương văn đến lạ lùng. Nhà thơ cũng xem"trăng" như người bạn tri kỷ rất cổ điển."Trăng ơi ! Trăng có biết cho chăng"(Hỏi trăng) "Trăng ơi /Trăng có nhớ mình chăng" (Lại thấy trăng) "Trăng ơi !Trăng há vô tình đặng" (Hoa Sen).Trầng là người bạn thủy chung ấm lạnh cùng nhà thơ trong những đêm trường khắc khoải. Không ai có thể cấm trăng đến với nhà thơ và nhà thơ đến với trăng. Họ tự nguyện, thậm chí thân mật, suồng sã như thách thức hoàn cảnh : Vì yêu nguyệt phải đùa cùng nguyệt (Lại thấy trăng) 64 Trăng và người có cùng tâm trạng, đó là nỗi cô đơn rất đáng sợ : "Lồng gương sao lẻ bóng cô hằng" (Hỏi trăng); đó là nỗi lòng thời thế : "Năm canh nguyệt ủ ê" (Đi thuyền đêm); đó là sự đen bạc lừa phỉnh của cuộc đời: "Soi lòng này có nguyệt năm canh" (Đêm nghe người hàng xóm gảy đàn). Lắm lúc chán ngán trần thế , nhà thơ muôn tìm đường lên với trăng : "Nguyệt ơi ! Nếu có đường lên Nguyệt" (Ướm trăng) ... Sự thâm nhập vào nhau giữa người và trăng, trăng và người thể hiện nỗi niềm khao khát tự do cháy bỏng. Nhà thơ muốn được là trăng để tỏa ánh sáng mát mẻ khắp hang cùng ngõ hẻm tối tăm. Chất lãng mạn vì thế trở nên tuyệt vời khi nhà thơ hòa vào thiên nhiên "trăng" nói lên chí khí, hoài bão trong hoàn cảnh trớ trêu nghiệt ngã đến vậy. Nhưng Phan Bội Châu là người trần thế, chứa đầy lòng trắc ẩn đối với cuộc đời, không thể "im ỉm" như nàng trăng trên cao. Có lúc nhìn trăng, ngắm trăng, tâm trạng nhà thơ bị kích động mạnh. Nhà thơ buộc phải kêu lên: Biết chăng chẳng biết hỡi dì Hằng (Thấy trăng cảm tác) Dì gió nàng trăng khéo ác trêu (Đêm thức một mình) Không thể nhẹ nhàng với "trăng" mãi vì đó là thái độ gượng gạo, thậm chí giả dối. Nhà thơ mang tâm trạng cô đơn, bức bối muốn vỡ tung thì "trăng" tránh sao khỏi vạ lây. Nhà thơ gọi "trăng" bằng "cơ" như ghen hờn xa lạ, gọi "trăng" bằng "dì" nặng nề khó chịu, kịch liệt hơn, đanh đá hơn gọi "trăng" bằng "mụ" : "Với một mụ cung Quảng Hàn cùng trò chuyện" (Bức thư gửi nàng trăng).Có lúc thật quá quắt: "Tức với trời lên đá nguyệt chơi" (Đêm không ngủ). Ông già Bến Ngự khi uyên bác lịch lãm hết chỗ chê, khi trở thành tay điếc dóng, khó tính hết chỗ nói! Mang những tâm sự phức tạp hằng ngày vào thơ , "trăng" vì thế đa dạng phong phú , cổ điển mà hiện đại. Nhà thơ sử dụng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa và linh hoạt biến hóa trong việc dùng đại từ nhân xưng để gọi trăng theo cách pha trò ngộ nghĩnh, nghịch ngợm, đáng yêu mà trước đây chưa hề thấy trong văn chương cổ điển : dì trăng, mụ trăng, cô Hằng, chị Hằng, mađam Hằng . . . để sau này Tản Đà thừa kế chất ngông ấy thành thạo hơn: Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi 65 Trần thế em nay chán nữa rồi Cung quế có ai ngồi đó chửa Cành đa xin chị nhắc lên chơi. (Muốn làm thằng Cuội) Có thể nói, hai phong cách cổ điển và hiện đại đã hòa trộn trong ngôn ngữ tài hoa Phan Bội Châu. Nếu Nguyễn Thượng Hiền từng được mệnh danh là : "dấu gạch nối giữa hai thế hệ, hai giai đoạn văn học cổ và hiện đại" thì Phan Bội Châu chỉ với không gian "trăng" đã có thể khẳng định cụ xứng đáng là "chiếc gạch nối" ấy. Những dẫn chứng trên rút ra từ 131 lần thấy "trăng" trên 678 bài thơ nôm sau 1925, chiếm tỉ lệ 19,32% (Phan Bội Châu toàn tập, tập V, Chương Thâu, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1990) . Con số đó chứng minh không gian "trăng" cũng là không gian tâm trạng chi phối mạnh mẽ thơ ông già Bến Ngự. Thời kỳ giam lỏng ở Huế, hình ảnh "chiếc bóng" của chính mình cũng nhiều lần xuất hiện trong thơ Phan Bội Châu. Văn học của cả chín thế kỷ trước đó, ít khi ta bắt gặp "chiếc bóng" của các nhà thơ có chí khí, có hoài bão ngang ười. Nguyễn Trãi mượn Tùng nói "tái đống lương cao". Nguyễn Công Trứ mượn "ngang dọc" nói "Nợ tang bồng vay trả, trả vay"...Văn học cần người hành động. Dần dần xã hội phong kiến mất đi sự tôn nghiêm, người quân tử đi vào chốn ẩn nhẫn chờ thời. Có tâm sự buồn thương da diết nhưng ta cũng chưa bắt gặp sự đối diện với chính mình để "tự phán". Có chăng chỉ mới là "chiếc bóng của Đạm Tiên" nói hộ tâm trạng Kiều (Nguyễn Du).. Thế nhưng Kiều chưa phải là người đã lo việc lớn! Phan Bội Châu mang "chiếc bóng" vào thơ, nhưng đáng lưa ý giai đoạn thơ trước 1925 tuyệt nhiên không thấy chiếc bóng nào. Từ năm 1930 trở đi "chiếc bóng" luôn là sự chia sẻ : "Một mình với một bóng thâu canh" (Đêm đông đi thuyền), "Chiếc gối ai kia bóng dật dìu" (Đêm nghe tiếng mưa rơi), "Một ngọn đèn khuya dựa bóng khêu", "Khêu đèn khuây bóng bóng làm ngơ" (Đêm một mình thức), "Một mình một bóng khóc rồi cười" (Vô đề), "Thôi thời với bóng tự mình vân vi" (Đêm trăng hỏi bóng)... "Chiếc bóng" là hình tượng không gian tâm lý hiện đại. Có thể thấy từ Nguyễn Du qua Phan Bội Châu là quá trình phát triển biện chứng tâm lý. "Cái tôi" ngày một khẳng định rõ nét. Hơn nữa đọc những câu thơ có hình ảnh "chiếc bóng" của Phan Bội Châu làm ta suy nghĩ nhiều đến văn chương phương Tây. Phải chăng trong quá 66 trình đón đọc "Tân thư" (dù chỉ là của Trung quốc hay Nhật Bản) ánh sáng ấy đã rọi đến "cửa Khổng sân Trình", mặc dù còn yếu ớt nhưng Phan Bội Châu đã "hứng" được nó. Nói dễ hiểu "chiếc bóng91 như một nỗi ám ảnh từ trong vô thức khiến nhà thơ bộc lộ ra thành hệ thống như vậy. "Chiếc bóng" xuất hiện 42 lần (trong 72 bài thơ "đếm", chiếm tỉ lệ 58,33%) trên 678 bài thơ nôm, chiếm tỉ lệ 6,19% (Phan Bội Châu toàn tập, tập V, Chương Thâu, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1990) đã làm cho thế giới nội tâm cân bằng với thế giới thực tại. Tóm lại, không gian nghệ thuật: "con thuyền; mưa; vầng trăng; chiếc bóng" phản ánh nỗi trăn trở không nguôi của nhà thơ, trăn trở vì phải chịu cảnh cô đơn tù túng, trăn trở vì phải xa lìa đồng bào, đồng chí, xa lìa phong trào cách mạng...Nhưng một nỗi ưăn trở lớn hơn gấp nhiều lần xoay quanh con đường cách mạng, con đường cứu nước mà Phan Bội Châu đã chọn đi. Cụ không khác gì một khách bộ hành đơn độc, từ phong trào cần vương đến cách mạng dân chủ tư sản và lăm le dợm bước lên thềm chủ nghĩa xã hội. Nhà cách mạng Phan Bội Châu trải qua nhiều thử thách : Một Duy tân hội, một Việt Nam Quang phục hội, một Việt Nam Quốc dân đảng...nhưng vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu thời đại. Cụ Phan là nhân vật có tư tưởng, có hành động tiên phong, nhưng nhiều khi tiên phong thì không tránh khỏi bi kịch. 2.2.THỜI GIAN NGHỆ THUẬT Con người và sự vật hiện hữu trong không gian, thời gian nhất định. Ý niệm của con người về thời gian là ý niệm vừa khó vừa dễ. Con người thường ám ảnh, lo âu về thời gian hiện hữu của mình. Do vậy, thời gian cũng đóng vai trò quan trọng ương cảm thức người nghệ sĩ, trong cấu trúc tác phẩm. Thời gian mà người nghệ sĩ cảm nhận, lĩnh hội và thể hiện một cách thú vị qua các phương thức biểu hiện thời gian trong tác phẩm của mình chính là thời gian nghệ thuật. Nghệ thuật ngôn từ trước hết là nghệ thuật thời gian. Khả năng cảm nhận và thể hiện thời gian trong tác phẩm văn học vô cùng phong phú, có ưu thế vượt trội so với các loại hình nghệ thuật khác. Thời gian nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở của thời gian thực tại. Thời gian thực tại vận hành theo tuyến tính : quá khứ, hiện tại, tương lai. Thời gian không nên chỉ hiểu là phương tiện kiến tạo tác phẩm. Nó phải được hiểu rộng hơn. Nó còn là đối tượng, thái độ của con người đối với thời gian. Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm mang tính cá nhân của chủ 67 thể sáng tạo. Chính ở đây ta khám phá ra chiều sâu tư tưởng thẩm mỹ của thời gian nghệ thuật mà nghệ sĩ xây dựng trong tác phẩm. Thời gian nghệ thuật trong thơ Phan Bội Châu là thời gian hài hòa giữa nét đẹp cộng đồng và nét đẹp cá nhân. 2.2.1.Thời gian quá khứ Khi đất nước bị quằn quại dưới gót giầy quân xâm lược, nhà văn chân chính không thể nào không ý thức được thực trạng đó. Họ dùng ngòi bút thể hiện tinh thần chiến đấu nhiều mặt: khi thì tố cáo, vạch trần dã tâm của kẻ thù, khi thì khơi gợi truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của cha ông mà nung nấu ý chí, động viên thúc giục mọi người. Trong những vần thơ yêu nước, hình ảnh tiền nhân dựng nước, giữ nước được Phan Bội Châu khai thác triệt để. Không gian lịch sử nhắc ở phần trên là một hình thức biểu hiện của thời gian quá khứ. Lịch sử dân tộc trải qua "nghìn năm", "bốn nghìn năm". Con số tượng trưng đó là cách nói khái quát về lòng tự hào của nhà thơ. "Nghìn năm" hay "bốn nghìn năm'' đầy sức thuyết phục và gợi cảm về bao nỗi nhọc nhằn, bao mồ hôi xương máu cha ông. Thời gian này để người ta chiêm nghiệm cái được, cái mất; thành công, thất bại mà rút ra bài học. "Bốn nghìn năm" khi đặt ở đâu câu thơ bao giờ cũng kéo theo sau nó ý nghĩa mang tính khẳng định: "Bốn nghìn năm dãi gió dầm mưa" (Ái quốc), "Bốn nghìn năm lẻ địa đồ còn kia" (Ru em), "Bốn ngàn năm tổ quốc đặt ra" (Nam mỹ ca) ... Tác giả khắc sâu quá khứ hào hùng, thiêng liêng của đất nước trong thể thống nhất “bốn nghìn năm" "nghìn năm" nhằm đánh bại chiêu bài "ngu dân chiêu bài" chia để trị rất nham hiểm của kẻ thù : "Nghìn năm quanh vẫn nước nhà tổ tiên" (Hải ngoại huyết thư), "Nghìn năm chèo chống thuyền vô bến" (Trong lúc đau hát chơi). "Bốn nghìn năm", "nghìn năm" khi đặt ở cuối câu thơ lại thêm một ý nghĩa sâu sắc về sự tổng kết chắc nịch quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước : "Giống thần thánh ta hơn bốn nghìn niên" (Chúc mừng cô Lự Tuyện), "Làm cho cố kết nghìn năm" (Ái quốc), "Phun mưa nổi sóng mấy nghìn năm" (Kỷ niệm báo Tiếng Dân đầy năm)... "Nghìn năm" xuất hiện 10 lần; "bốn nghìn năm" cũng xuất hiện lo lần trên 15 bài thơ tiêu biểu trước 1925( Thơ văn Phan Bội Châu, Chương Thâu, tuyển chọn, Nxb Văn học, Hà Nội, 1985) và 678 bài thơ nôm sau 1925 (Phan Bội Châu toàn tập, tập V, Nxb Thuận Hóa, 68 Huế, 1990), chiếm tỉ lệ 2,98% đã tạo nên thời gian quá khứ "đáng giá ngàn vàng" trong thơ Phan Bội Châu. Một hình tượng đặc sắc nữa về thời gian quá khứ là "nghìn thu". Tác dụng của "nghìn thu" làm cho thơ Phan Bội Châu lắng đọng cao, đưa người đọc xúc động hướng về nguồn cội thiêng liêng của dân tộc. Ngàn thu bia đá rành rành (Đề bức ảnh chụp chung vôi Nguyễn Ngọc Dư) Ngàn thu chưa dễ thác linh hồn (Điếu cô Tiêu Thu) Son sắt ngàn thu một chữ thành (Tạ ơn người cho rượu) Trong những bài thơ luật Đường, "nghìn thu" luôn ở vị trí câu kết để phát biểu ý tưởng sâu sắc của nhà thơ . Câu thơ "Công nghiệp nghìn thu há một ngày!" (Thơ viết trong tù núi Quan Âm, Quảng Châu) được tính bằng quá trình nối gót từ các thế hệ ông, cha, con, cháu . . . của dân tộc. "Ngàn thu ruột đắng với lòng thơm !"(Hoa sen) ý nghĩa nổi lên trên của câu thơ là phẩm chất hoa sen ,nhưng tầng chìm sâu là phẩm chất, cốt cách dân tộc, cũng là cách nói ẩn dụ để nhà thơ bày tỏ lòng sắt son, kiên trinh của mình. Xuất hiện 26 lần, chủ yếu ở giai đoạn sáng tác sau 1925, xét trên 15 bài thơ tiêu biểu trước 1925(Thơ văn Phan Bội Châu, Chương Thâu, tuyển chọn, Nxb Văn học, Hà Nội, 1985) và 678 bài thơ nôm sau 1925( Phan Bội Châu toàn tập, tập V, Chương Thâu, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1990), chiếm tỉ lệ 3,83%, "ngàn thu" khẳng định truyền thông lịch sử, mặt khác chở nặng nỗi lòng khao khát của ông già Bến Ngự. Đồng hành với nỗi niềm cô đơn đôi lúc pha màu sắc bi quan, chán nản, "nghìn thu" chứng tỏ tinh thần của ông già Bến Ngự mạnh mẽ, có thể chiến thắng hoàn cảnh: Chín suối bao giờ quên lịch sử Nghìn thu chưa dễ thác linh hồn (Điếu cô Tiêu Thu) 69 2.2.2.Thời gian hiện tại Là thời gian gắn bó sự vận động và phát triển các sự kiện trong tác phẩm. Thời gian hiện tại phong phú minh chứng cho sự hoạt động tích cực của con người, về phương diện sáng tạo nghệ thuật, nó góp phần làm rõ thêm tài năng nghệ thuật bậc thầy trong việc sử dụng các hình ảnh, hình tượng thơ độc đáo của Phan Bội Châu. Văn đề chính sách thuế khóa của thực dân Pháp là văn đề hiện thực nhức nhối.Trong Hải ngoại huyết thư, Phan Bội Châu cố tình liệt kê độ dài của thời gian: ... Mỗi năm, mỗi thuế, mỗi phần, mỗi tăng ...Trăm thứ thuế thuế gì cũng ngặt ...... Rứt chặt dần như thắt chỉ se ... "Mỗi" là một lần gánh nặng đổ lên đầu thời gian, người ta có cảm giác bị tê liệt dần vì những nỗi cơ cực, đắng cay quá sức. Thời gian không chỉ để đếm mà chỉ để thấy cái "rỗng trơ". Thời gian quanh đi quẩn lại, bế tắc đáng sợ. Một đoạn thơ khác cũng không còn ý niệm về thời gian: ... Cơm ngự thiện bữa nghìn quan Ngoài ra dân dôi dân hàn mặc dân... ...... ... Dân còn khôn khổ trăm bề Cầm như tai mắt chăng nghe thấy nào... ... Tiền kho thóc đụn, sẵn ngồi không ăn (Hải ngoại huyết thư) Bọn thống trị và bè lũ tay sai ăn chơi, phê phơn, đánh mất thời gian trong sự hưởng lạc. Hỏi làm sao giữ nước với những kẻ vô trách nhiệm như thế. Câu thơ "Dần lâu các tỉnh mất dần" nhẹ nhàng mà thâm thúy. Những kẻ không còn trách nhiệm, thời gian đối với họ cũng bằng thừa. Con người sống mà không có ý thức thời gian chi bằng không sống. 70 Hình tượng thời gian như đã phân tích ở trên là cách thể hiện mới mẻ, lạ lẫm. Phan Bội Châu đi vào thời gian "không ý thức" làm phương tiện tố cáo tội ác của kẻ thù , làm thành tố nghệ thuật trong cấu thành tư tưởng động viên khích lệ tinh thần yêu nước của mình . Nhà thơ thật sắc sảo, tài tình. Một nội dung không kém phần quan trọng trong chiến lược, sách lược Phan Bội Châu là kêu gọi đoàn kết giai cấp. Ta chú ý các từ ngữ diễn tả thời gian hết sức biến hóa sau đây : ...Bây giờ lòng mới tỏ lòng ...Phút một chốc làm nên công lớn ...Chỉ xem mót phút trên đầu ngọn gươm ...Việc kíp rồi phải liệu mau mau ...Trước làm cho nó thất kinh Sau là để tiếng cao danh muôn đời ...Trước là lợi ích cho người Sau là vận nước phức trời về sau ...Trước chẳng biết vun trồng tân hóa Sau mong gì kết quả duy tân (Hải ngoại huyết thư) Nếu xếp theo thứ tự từ trên xuống người viết thấy có sự vận động rõ của hình tượng thời gian. "Bây giờ" xác định hiện tại, nó là thời gian có ích cho bản thân, cho dân tộc. "Phút chốc", "một phút" diễn tả thời gian nhanh chóng, có giá trị thời cơ , biết nắm bắt sẽ làm nên đại sự. "Mau mau" -thời gian chóng vánh, khẩn trương thúc giục người ta hành động. Cụm từ "trước . . . sau ..." lặp lại nhiều lần, kết cấu theo kiểu nguyên nhân - hệ quả chặt chẽ cũng là thời gian tự ý thức hành động và trách nhiệm...Bến trên ta đã thấy "thời gian không ý thức", đến đây lại thấy "thời gian ý thức" mà ý thức qua từng phút, từng giây. Câu thơ sau đây là kết quả của sự tự ý thức đó : "Lựa dần khuyên nhủ nhau dần từ đây", "Dần lâu từ một đến mười". Và nhà thơ đã cụ thể hóa nó bằng con số " Trăm, nghìn, vạn, ức ai ai tỉnh dần" (Hải ngoại huyết thư). 71 "Thời gian ý thức" cũng là phương tiện nghệ thuật độc đáo để nhà thơ khơi dậy mãnh liệt lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm đối với đất nước ở mỗi người. Thời gian hiện tại được nhà thơ diễn tả đặc sắc bằng những từ ngữ chỉ thời gian. + Thời gian "trăm năm" "ngày tháng" Nếu thơ Phan Bội Châu "trăm năm" là hiện thực dành cho một đời người tồn tại có ích thì "ngày tháng" là phương tiện để nhà thơ miêu tả chi tiết cuộc sống. Nếu "trăm năm" là cách nói rút gọn thời gian hiện thực thì "ngày tháng" là cách nói điểm vào ngõ ngách của hiện thực . "Trăm năm", xuất hiện 23 lần trên 15 bài thơ tiêu biểu trước năm 1925 (Thơ văn Phan Bội Châu, Chương Thâu, tuyển chọn, Nxb Văn học, Hà Nội,1985) và 678 bài thơ sau 1925 (Phan Bội Châu toàn tập, tập V, Chương Thâu, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1990), chiếm tỉ lệ 3,32% cơ hồ toàn cảnh mở rộng ra theo cái hùng vĩ bao la của từ, và ẩn chứa trong "trăm năm” đó là tình yêu thiết tha cuộc sống bằng chính cái tôi cao cả của mình: "Ư bách niên trung tu hữu ngã" (Trong khoảng trăm năm cần có tớ). Cách nói "trăm năm" còn được nhà thơ mở rộng hơn về mặt ý nghĩa . "Trăm năm" là hình tượng đất nước chìm nổi đau thương: Trăm năm cuộc bụi dâu hay bể (Hồn cậu trả lời) Mây chó trăm năm cuộc nổi chìm (Nực cười) Trăm năm ngán đó tuồng dâu bể (Thức khuya) "Trăm năm" để nhà thơ khẳng định lòng chung thủy sắt son không dời đổi: Trăm năm thề với trời riêng đội (Hồn cậu trả lời) Quán càn khôn trăm năm gửi họ (Cảm tưởng kỷ niệm cụ Tây Hồ) Hơn bao giờ hết, "trăm năm" là nơi nhà thơ gửi gắm hy vọng, hoài bão: 72 Trăm năm tính cuộc vuông tròn (Tập Kiều) Trăm năm xin tính cuộc vuông tròn. (Gởi bạn)... "Trăm năm" là biểu hiện đa dạng, sinh động cách cảm nhận cuộc đời muôn màu muôn vẻ của nhà thơ. Có điều cảm nhận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_10_17_6942727561_8858_1871175.pdf
Tài liệu liên quan