LỜI CẢM ƠN . 3
MỤC LỤC . 4
MỞ ĐẦU. 6
1. Lý do chọn đề tài: .6
2. Phạm vi của đề tài và phương hướng nghiên cứu:.7
3. Phương pháp nghiên cứu:.8
4. Lịch sử vấn đề :.9
5. Cấu trúc luận văn:.17
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ VÀ THỂ THƠ TRONG THƠ TẾ HANH.
.18
1.1. Đặc điểm ngôn từ:.18
1.1.1. Ngôn từ giản dị, mộc mạc, trong sáng gần với lời nói thông thường:.18
1.1.2. Ngôn từ giàu sức biểu hiện, mang chất khỏe khoắn và giàu có của ngôn ngữ đời
sống:.27
1.1.3. Ngôn từ đẹp, gợi cảm nhưng đôi khi lại nông nhẹ: .35
1.1.4. Vần:.40
1.2. Hình ảnh:.47
1.2.1. Hình ảnh thực, khỏe khoắn, dung dị, nồng đượm hơi thở của cuộc sống. .47
1.2.2. Hình ảnh so sánh, tượng trưng:.54
1.2.3. Hình ảnh đẹp, giàu sáng tạo:.63
1.3. Nhịp điệu: .69
1.3.1. Nhịp điệu đều đều, chậm rãi: .71
1.3.2. Nhịp điệu biến đổi bộc lộ nỗi trăn trở, day dứt:.74
1.4. Thể thơ:.77
1.4.1. Thể thơ bốn chữ, năm chữ có những đổi mới:.78
1.4.2. Thể thơ 7 chữ, 8 chữ có những cách tân thể hiện sự nhuần nhuyễn:.80
1.4.3. Thơ lục bát với những cách tân hiện đại:.84
1.4.4. Thơ tự do có những tìm tòi bước đầu: .89
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ TẾ HANH. . 91
2.1. Không gian nghệ thuật:.91
2.1.1. Không gian địa lý:.91
160 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm nghệ thuật thơ Tế Hanh thời kỳ chống Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như là qui tắc cơ bản của mọi thứ sách giáo khoa thực
hành về thơ. Nhịp điệu theo Ti-mô-phê-ép trước tiên là việc lập lại có tính qui luật các hiện
tượng giống nhau. Đơn vị đầu tiên của nhịp là âm tiết, và rộng hơn là một nhóm âm tiết.
Theo Hê ghen, nhịp trong thơ đưa cái trật tự vào tình trạng không có trật tự khi lựa
chọn sử dụng từ. Nhịp trong thơ giúp con người trong giây lát thoát khỏi sự trôi chảy liên
tục của thời gian, con người đánh dấu điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối của sự tiếp tục
bằng nhịp thơ.
"Nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng đều đặn và có thay đổi của các hiện tượng ngôn
ngữ, hình ảnh, mô típ,...Nhịp điệu của thể thơ và luật thơ tạo thành cái nền nhịp điệu riêng
cho thơ mình, gắn với các phương diện ý nghĩa" (48, tr.164). Nhịp điệu của câu thơ là dòng
thơ tương ứng với sự thụ cảm trong đời sống. Sự lặp lại các đơn vị chia cắt là cơ sở của các
dấu hiệu nhịp điệu. Nhịp điệu của thơ là do nhà thơ tạo ra và có tính mỹ học. Bên cạnh việc
xây dựng hình ảnh, hiệp vần thì nhịp điệu cũng là một yếu tố góp phần tạo nên hình thức
nghệ thuật của thơ ca. Nhờ có tính hình ảnh cùng lối hiệp vần, ngắt nhịp được chú trọng
trong sáng tác thơ ca mà tác phẩm thơ bao giờ cũng dễ đọc dễ nhớ và thậm chí bài thơ còn
được phổ nhạc thành bài ca hay vận dụng vào diễn xướng như ngâm, hò,...
Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện ở ý nghĩa của từ ngữ mà còn ở cả âm
thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhất trí xem tính có nhịp điệu là
nét đặc thù rất cơ bản của tác phẩm trữ tình. Thơ có thể không vần nhưng phải có nhịp điệu.
Nhịp điệu là những phân đoạn tiếp nhau của quá trình âm vang lời thơ trong những phân
đoạn này có độ cao thấp, sự nhanh chậm của các âm thanh lời thơ kể cả những chỗ ngắt dài
ngắn khác nhau. Năng lượng sống tạo nên tư tưởng của bài thơ không chỉ ở từ ngữ mà còn ở
cách ngắt nhịp. Trong thơ Việt Nam, nhịp điệu cơ bản là nhịp chẵn và nhịp lẻ (nhịp hai và
nhịp ba). Mỗi một câu thơ là một sự luân chuyển giữa hai nhịp cơ bản. Do tiếng Việt có xu
hướng kết hợp số lượng âm tiết chẵn hơn là số lượng âm tiết lẻ. Nhịp điệu chẵn hay lẻ ở mỗi
dòng thơ là góp phần biểu hiện nội dung của câu thơ. Cho nên nhịp điệu thể hiện trong từng
bài thơ, đoạn thơ cũng có những thay đổi phù hợp với nội dung cần diễn đạt.
71
Mặt khác những nhịp ngắt và chỗ nghỉ giọng trong câu thơ, ở mỗi dòng thơ cũng làm
nên nhịp điệu câu thơ. Ngắt nhịp liên quan đến cách xuống dòng thơ; điều này phụ thuộc
vào số lượng chữ của dòng thơ. Chẳng hạn thơ lục bát nhịp điệu của câu thơ được ngắt ở
dòng 6 và dòng 8. Thơ tự do nhiều khi dòng thơ chỉ vài chữ kết hợp với dòng 12, 13 chữ.
Từ đó tạo nên nhịp điệu riêng biệt phù hợp với hồn thơ, hơi thơ, mạch cảm xúc của nhà thơ.
Nhịp điệu trong thơ Tế Hanh thời chống Mỹ có những chuyển biến linh hoạt tùy thuộc vào
nội dung, thể loại,...góp phần tạo nên phong cách Tế Hanh.
1.3.1. Nhịp điệu đều đều, chậm rãi:
Khảo sát thơ Tế Hanh chúng tôi thấy lối thơ được ngắt nhịp chẵn chiếm số lượng
nhiều. Chính nhịp chẵn trong thơ tạo nên sự nhịp nhàng, uyển chuyển, đằm thắm. Đặc biệt ở
thể lục bát đằm thắm, da diết trong ngôn từ thêm cách ngắt nhịp chẵn làm cho bài thơ dịu
dàng, thiết tha, uyển chuyển hơn. Cảm xúc trước cảnh Mùa thu ở nông trường nhà thơ đã
gởi tâm tình vào đó bằng ngôn từ đẹp và giàu sức sống trong nhịp thơ lục bát nhịp nhàng,
dịu nhẹ, từ tốn:
Mùa thu / đã đến/ nông trường
Se se gió trở,/ hơi sương dịu trời
Nắng vàng / mây lững lờ trôi
Nét xanh sóng lượn / lưng đồi uốn cong.
Hay ở Con đường xe lửa thanh niên nhịp điệu bài thơ cũng đều đều mà như có sức ngân
vang:
Đồng xanh / sóng lúa / nhịp nhàng
Máy khu gang thép / rộn ràng ngày đêm.
Bằng tấm lòng đôn hậu, đằm thắm, từ tốn, thơ Tế Hạnh mang nhịp điệu chậm rãi rõ
nét. Bên cạnh nhịp điệu đều đều của thể lục bát những bài thơ ở thể thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ
cũng mang nhịp điệu chậm, da diết như nỗi lòng nhà thơ. Bài thơ Ga được sáng tác theo thể
72
thơ 8 chữ, với lối ngắt nhịp 3/3/2 hay 3/5 tạo nên nhịp thơ êm dịu mà sâu lắng phù hợp với
việc bày tỏ niềm cảm xúc sâu kín của tâm hồn con người.
Nơi tập hợp/ những nỗi buồn / một thuở
Nơi vận chuyển / những chiều mong / sớm nhớ
Nơi con người / như chỉ có /xa nhau
Mấy chiếc toa đầy / nặng khổ đau.
Nhịp điệu thơ Tế Hanh thường chậm rãi thích hợp với giọng điệu tâm tình, giãi bày.
Rất hiếm thấy trong thơ ông có cái cuống quýt, vồ vập như ở XuânDiệu: "mau với chứ vội
vàng lên với chứ”, Trái lại cái chậm rãi trong thơ Tế Hanh nhiều lúc đến tha thẩn, dùng
dằng. Bài thơ tình ở Hoàng Châu nhịp điệu không chỉ đều và chậm mà còn có cái gì
vương vấn như "còn gửi lại", còn ngập ngừng như chính sự trôi đi chậm chạp của mùa thu
trên các cây cỏ, đất trời. Chính cái chậm rãi, đều đặn đó gợi lên cảm giác chan chứa suy tư
của tâm trạng luyến tiếc, vương vấn.
Trăng Tây Hồ / vời vợi thâu đêm
Trời Hàng Châu / bốn bề êm ái.
Mùa thu đã đi qua / còn gửi lại
Một ít vàng/ trong nắng/ trong cây
Một ít buồn / trong gió / trong mây
Một ít vui / trên môi người thiếu nữ.
Gặp xuân ngoại thành là bài thơ thể 7 chữ, diễn tả mùa xuân "từ nội thành ra ngoại
thành". Cách ngắt nhịp 4/3 đều đặn kết hợp với lối gieo vần liên tiếp từng cặp tạo âm. điệu
chậm. Mùa xuân từ nội thành ra ngoại thành cũng diễn ra đều từng bước, từng bước trong
từng hình ảnh, chi tiết: đôi chim tìm nhau, hoa tươi thơm, rau cải tươi đến chợ, người công
nhân đi làm, ô tô với những lá nguy trang từ chiến trường về và bầy em nhỏ bước đều theo
nhịp hát. Mùa xuân đã đến trên khắp đất trời hay chính trong lòng nhà thơ. Và cái chậm rãi,
từng bước như dồn ở cuối trong cách ngắt nhịp 2/2/3 thay đổi:
73
Xuân từ ngoại thành / vào nội thành
Từng bước,/từng bước / từng bước xanh.
Nhịp điệu từ tốn ở đây còn góp phần thể hiện vẻ điềm nhiên, suy tư của nhà thơ khi nhận ra
bao đổi thay nơi Vườn xưa.
Mảnh vườn xưa /cây mỗi ngày/mỗi xanh
Bà mẹ già/tóc mỗi ngày/ mỗi bạc
Hai ta/ ở hai đầu công tác
Có bao giờ/cùng trở lại vườn xưa?
Có thể nói, cái chậm rãi, từ tốn mà đằm thắm, đôn hậu là xuyên suốt trong thơ Tế
Hanh. Hình ảnh người mẹ ngồi khâu bên Chiếc rổ may thời Hoa niên cũng hiện lên trong
dáng vẻ điềm nhiên, cử chỉ dịu dàng gợi lên trong lòng người đọc niềm cảm thương sâu
lắng. Tất cả được diễn ra trong nhịp thơ đều đặn, khoan thai làm tăng ý nghĩa của hình ảnh,
đạt giá tri gợi cảm, gợi hình sâu sắc.
Lặng lẽ/ bàn tay / lặng lẽ đưa
Đắp từng miếng vá/ấm con thơ
Những mong/ đời mẹ,/ đời con mãi
Gần gũi nhau/cùng mối chỉ thưa.
Nhịp điệu chậm rãi, thâm trầm trong thơ Tế Hanh còn được tô đậm thêm bởi những
bài thơ sử đụng nhiều vần bằng. Mỗi nhịp ngắt giữa câu, ngắt dòng cũng thường dừng lại ở
vần bằng. Chính vì vậy làm cho bài thơ mang giọng điệu buồn, sâu lắng như chính tâm sự
khó giãi bày của nhân vật trữ tình.
Trời màu xanh nước cũng xanh màu (B)
Sợi gió đến se cùng sợi liễu
Sao ta vẫn một mình lẻ thiếu
74
Em ở đâu rồi em ở đâu? (B)
(Em ở đâu)
Tóm lại, nhịp điệu đều và chậm là thường trực trong thơ Tế Hanh. Nó như góp phần
thể hiện những tâm tư thầm kín của tâm hồn thi nhân.
1.3.2. Nhịp điệu biến đổi bộc lộ nỗi trăn trở, day dứt:
Bên cạnh nhịp đều đều, chậm rãi làm nên chất trầm lắng, thơ Tế Hanh còn có những
bài thơ mang nhịp điệu chắc và khỏe như ẩn chứa sức lực của nỗi trăn trở, lòng căm thù day
dứt trước cảnh đất nước bị chia cắt. Trong Em trả lời tuổi mỗi đoạn thơ có một câu thơ 6
chữ ngắt theo nhịp 3/3 và được tách xuống dòng tạo nên nhịp thơ thật gọn và rắn chắc góp
phần tạo nên nội dung bài thơ.
Chúng hỏi em / thấy cộng sản ở đâu?
Em trả lời:/
Tôi chỉ thấy
Chung quanh tôi / những người thân ái
Trong hòa bình / lại phải xa nhau.
Nhịp điệu thơ không chỉ ở lối ngắt nhịp mà còn ở chỗ ngắt dòng trong bài thơ. Chỗ
ngắt dòng không phải chỉ là ở chỗ nghỉ hơi lâu hơn các nhịp ở trong câu thơ mà còn là nơi
phân dòng, xuống dòng của câu thơ. Trên trang giấy in thơ, thơ có nhiều khoảng trắng.
Những khoảng trắng đó góp phần làm nên thi pháp thơ. Bởi vì "thơ không nói hết, thơ là
những bước nhảy về thời gian, quãng không, quãng trống, những cái lặng ấy chính là nơi
chất thơ lan tỏa" (50, tr.19) Những khoảng lặng đó là nỗi lòng thầm kín của thi nhân. Câu
chữ trong đó là tượng trưng cho một cái gì khác. Nó là "tiếng nói của thế giới, là khát vọng
tìm kiếm cái bí ẩn ở đằng sau, bao gồm bản chất thế giới, các hiện tượng của tâm linh con
người, của thế giới cảm giác và vô thức" (98, tr.68). Thơ ca nói chung đặc biệt là thơ tự do
chỗ ngắt dòng là nhịp quan trọng tạo nên nhịp điệu của bài thơ. Nó tạo nên những nhịp thơ,
dòng thơ dài ngắn khác nhau, mang âm hưởng nhịp điệu khác nhau góp phần thể hiện nội
75
dung, từ đó làm thành phong cách nhà thơ. Trong những bài thơ như: Mộ Bectôn Bơrêch,
Chị câm, Những con số,... lời thơ như những mệnh lệnh, mỗi nhịp ngắt lại được tách xuống
dòng tạo nhịp khẩn trương, thúc giục đầy gợi cảm.
Bảy năm
Chị nói bằng mắt
Chị nói bằng tay
Chị nói bằng im lặng
Bảy năm
Chị nói bằng việc làm.
Sáng nay
Súng nổ
Cửa tù mở rộng
Quân cách mạng tràn vào
Chị tiến lên hàng đầu:
-Anh em ơi! Đồng chí!
( Chị câm)
Nhịp điệu không chỉ làm cho dòng thơ thêm dễ đọc, dễ nhớ mà còn góp phần làm nên
giọng điệu bài thơ. Trong thơ Tế Hanh nhịp điệu mạnh, chắc còn tạo nên không khí sôi
động, làm nên sức mạnh và tình cảm âm vang cho bài thơ. Khi tình cảm đến dòng thơ tràn
đầy sức lực cảm xúc cũng đem đến cho thơ một nhịp điệu mới. Nhiều dòng thơ là những
nhịp dài đi liên tiếp nhau xen lẫn với dòng thơ chỉ có một nhịp như gợi lên nỗi xúc động trào
dâng của cái tôi trữ tình.
Ngoài ra, những biến đổi nhịp thơ một cách đa dạng trong một bài thơ làm cho nhịp
điệu thơ sinh động phù hợp với dòng cảm xúc phức tạp, tạo nên giọng điệu khỏe, tràn đầy
76
sức sống cho bài thơ. Đây cũng chính là những tìm tòi đổi mới bước đầu trong thơ Tế Hanh
thời chống Mỹ, Câu thơ mang nhịp 2/3/2 trong bài thơ bảy chữ như dồn lại niềm cảm xúc
đau nghẹn của bài thơ.
Nhớ ngày chào cha đi tập kết
Thầm hẹn hai năm trở lại nhà
Nghĩ đâu/có một ngày /cha mất (2/3/2)
Con chẳng ở gần vuốt mắt cha?
(Nghe tin cha mất)
Gặp em, /câu cuối cùng/ chưa nói (2/3/2)
Buổi sớm qua rồi sắp hết trưa.
(Hoa báo mưa) .
Cách ngắt nhịp 3/3 thay đổi đột ngột trong bài thơ lục bát cũng góp phần làm cho nhịp
thơ rắn chắc. Mặt khác, lối gieo vần cũng góp phần làm cho câu thơ trở nên có gân có cốt.
Toàn bài Có một chiếc tàu mang tên anh nhà thơ chỉ sử dụng có hai vần in (inh) và ức
càng làm tăng nỗi ám ảnh day dứt:
Nhớ sao đồng chí Pêpêninỉ
Thủy thủ nhiều đêm nằm thao thức
Biển bao nhiêu nước bấy nhiêu tình
Sóng vỗ từng hồi vào ký ức...
Ở những bài thơ 8 chữ trở lên nhịp thơ cũng đa dạng và biến đổi liên tục theo cảm xúc
của nhân vật trữ tình. Nhưng những bài thơ 10 chữ trở lên, ở thơ Tế Hanh nhịp điệu thường
nặng nề, ít uyển chuyển, qui luật về thanh điệu không rõ rệt. Có thể nói đây chỉ là những thể
nghiệm bước đầu của nhà thơ để tạo nên những hình thức mới nhằm tải cho được nhiều
những vấn đề của hiện thực cuộc sống.
77
Cùng với nhịp điệu dịu nhẹ thiết tha chất chứa tình yêu cuộc sống, nhịp điệu đầy trăn
trở, day dứt ở Tế Hanh đã góp phần làm nên giọng điệu trữ tình sâu lắng trong thơ. Bên
cạnh ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu trong thơ giúp nội dùng bài thơ thêm sâu sắc. Đặc biệt nó
kết hợp với cái ngân vang của cảm xúc và cái lắng sâu của trí tưởng tượng làm cho giá trị
bài thơ được nâng lên, sáng rõ.
1.4. Thể thơ:
Trong sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà thơ thường sử dụng phương thức chiếm lĩnh, thể
hiện cuộc sống khác nhau tùy theo năng lực và sở trường của mình. Song song đó, thực tiễn
lịch sử và nhu cầu thẩm mỹ mới của thời đại luôn đòi hỏi nhà thơ phải có những cách tân để
đáp ứng kịp thời. Theo Tế Hanh "thơ không theo qui luật chữ, mà phải theo qui luật hơi của
tác giả". "Thể thơ phải là tiếng nói của tình cảm mà tác giả muốn diễn đạt" (68, tr.457). Tế
Hanh đã vận dụng nhiều thể thơ khác nhau trong sáng tác để diễn tả niềm cảm xúc, tâm
trạng của mình. Nhưng nhìn chung thể tự do là phổ biến nhất.
Bên cạnh những sáng tác còn ở bước đầu tìm tòi thể nghiệm, thơ Tế Hanh cũng có
được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại trên phương diện thể loại góp
phần đem lại hiệu quả nghệ thuật cao trong sáng tạo. Có thể nói, đây là kết quả của sự tìm
tòi trong suốt cả thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Khảo sát thơ Tế Hanh giai đoạn chống
Mỹ chúng tôi có được kết quả sau:
78
1.4.1. Thể thơ bốn chữ, năm chữ có những đổi mới:
Thể thơ bốn chữ là thể thơ ca cổ truyền Việt Nam. Đây là thể loại được dùng phổ biến
trong tục ngữ, ca dao, vè,...sử dụng hai loại vần chân và vần lưng đan xen nhau, ngắt nhịp
theo nhịp hai. Ở Tế Hanh, thể này mục đích vận dụng đã đổi mới và có mặt rải rác ở mỗi tập
thơ: thường mang đậm chất trữ tình, bộc lộ tình cảm ngợi ca, yêu mến đối với những vấn đề
của hiện thực đời sống mà nhà thơ nắm bắt được. Bài Muối là nỗi vui mừng, phấn khởi
trong lao động. Tình cảm cha con đã giúp nhà thơ có những suy tư khi Gòn tập đánh vần.
Ở Tế Hanh lối gieo vần chủ yếu trong thơ bốn chữ là vần chân, vần gián cách theo
cách hiệp vần mới chứ không dùng vần lưng hay vần chân nối đuôi nhau của thể nói lối và
bài thơ được chia ra từng khổ. Nhưng thể loại này Tế Hanh sử dụng chưa nhiều chiếm 2,8%
so với Huy Cận là 7,2% và chưa có được những bài thơ hay như ở Huy Cận.
So với thể thơ bốn chữ, thể thơ năm chữ thời chống Mỹ của Tế Hanh phổ biến hơn và
không cô đúc một cách gò bó như ngũ ngôn Đường luật. Khảo sát 243 bài thơ có 42 bài là
thể năm chữ chiếm 17,2%. Nhịp điệu thơ thường dồn dập, thắt lại rất khỏe để chuyển tải
79
tình cảm, xoáy sâu vào một tâm trạng. Điều này thể hiện rõ nhất trong những bài thơ gieo
vần theo kiểu vần liên tiếp từng cặp, mỗi cặp được tách ra như một khổ thơ và diễn đạt một
ý chắc, mạnh như : Mặt quê hương, Ai,...
Mặt em như tấm gương
Anh nhìn thấy quê hương.
Kìa đôi mắt, đôi mắt
Dòng sông yêu trong vắt.
(Mặt quê hương)
Đây cũng là điểm khác so với Huy Cận: Thể loại thơ năm chữ ở Huy Cận ít gặp hơn
chiếm 12% trong tổng số bài khảo sát. Nhưng Huy Cận còn vận dụng thể thơ sáu chữ tạo
nên bài thơ hay như Một buổi chiều thu mà không tìm thấy ở Tế Hanh.
Cách ngắt nhịp ở thể này cũng đổi mới cho phù hợp với giọng điệu của bài thơ. Bên.
cạnh những bài ngắt theo nhịp 3/2 có những bài ngắt theo nhịp 2/3. Ngắt theo nhịp 2/3 tạo
nên hơi thơ mang tính khẳng định mạnh mẽ, dồn dập làm cho tứ thơ bay bổng, thiết tha.
Hỏi em / em chỉ cười
Không nhớ / đánh bao trận
Nhớ nhất / trận Ba Gia
( Cô gái miền Nam)
Đặc biệt, trong thơ năm chữ ở Tế Hanh. có xen kẽ vào những câu thơ sáu chữ. Điều
này chứng tỏ thể thơ năm chữ ở Tế Hanh cấu trúc câu thơ không gò bó mà mở rộng theo ý
tưởng của tác giả. Câu thơ sáu chữ nằm trong bài thơ là để diễn đạt đúng và đầy đủ nội dung
cần diễn đạt. Thực tế nó không làm ảnh hưởng đến cấu trúc bài thơ cho lắm.
Cô em gái úp mặt
80
Lau nước mắt, gượng cười;
Em chỉ có một mơ ước (sáu chữ)
Được gặp Bác Hồ thôi.
(Cô gái miền Nam)
Như vậy, thể thơ năm chữ được Tế Hanh vận dụng nhiều hơn thể thơ bốn chữ và có
những đổi mới thể hiện những tìm tòi, sáng tạo. Trong đó chẳng những cách ngắt nhịp thay
đổi để phù hợp với nội dung mà cấu trúc câu thơ, bài thơ cũng có những cách tân và trở nên
dễ hơn:
1.4.2. Thể thơ 7 chữ, 8 chữ có những cách tân thể hiện sự nhuần nhuyễn:
Thơ Tế Hanh kế thừa những đặc điểm của thơ Mới và thể hiện được sự nhuần nhuyễn.
Số lượng thơ 7 chữ trong thơ Tế Hanh chiếm 16,8% trong tổng số 243 bài thơ được khảo
sát. Những bài thơ 7 chữ thường dài, được chia thành nhiều khổ hơn là bài thơ 4 khổ như ở
thơ Mới. Các khổ thơ chủ yếu là gồm 4 dòng nhưng cũng có bài xen những khổ thơ 2 dòng.
Những khổ thơ 2 dòng này thường có ý nghĩa mở đầu cho bài thơ như trong các bài: Ba
Gia, Bài thơ tháng bảy,... Tất cả đều được hiệp vần theo vần của thơ Mới.
Cách ngắt nhịp trong thơ 7 chữ ở Tế Hanh cũng có những thay đổi. Ngoài nhịp 4/3 hay
3/4 còn có câu thơ được ngắt theo nhịp 2/3/2 (2/5). Hiện tượng chấm câu, ngắt dòng cũng có
những đổi mới. Ở Tế Hanh có trường hợp chấm câu giữa dòng, nhằm diễn tả cho phù hợp
nội dung bài thớ đồng thời cũng nhằm góp phần hướng người đọc đến một cách đọc thích
hợp hơn. Cách ngắt nhịp đổi mới nhằm tránh sự đơn điệu đồng thời góp phần quan trọng
trong việc bày tỏ tình cảm trong bài thơ.
Ba Gia!/- Chào chiến thắng Ba Gia (2/5)
Ta gửi về quê/ một khúc ca
(Ba Gia)
Cấu trúc bài thơ cũng có những biến đổi. Bên cạnh những dòng thơ 7 chữ còn xen kẽ vào đó
những câu 5 chữ, 6 chữ, 8 chữ, 9 chữ, 10 chữ.
81
Cách mạng miền Nam như vu bão
Chiến công kế tiếp bản hùng ca
Áp Bắc đến Bình Giã (năm chữ)
Sân bay hai lượt cháy Biên Hòa.
(Ba Gia)
Câu thơ 5 chữ làm cho mạch thơ đi nhanh hơn thông thường, gợi cảm giác những
chiến công đến nhanh, lòng người đầy phấn chấn như nhịp điệu gấp gấp, nhanh gọn. Câu
thơ 10 chữ trong bài thơ gồm nhiều khổ thơ làm cho nội dung bài thơ được thể hiện đầy đủ
hơn. Chúng có sức ngân vang như lời kêu gọi mà không làm cho mạch thơ bị gián đoạn.
Tiến lên! Dải đất quê ta ơi!
Miền Bắc miền Nam súng sẵn rồi
Hãy làm quả bộc phá lao vào dinh lũy Mỹ (mười chữ)
Nghìn triệu đứng bên ta như tuyến thép ngời ngời. (mười chữ)
(Gửi Quảng Nam-Đà Nẵng)
Và câu thơ 6 chữ trong Mẹ có nghe thơ con được đặt ở đầu bài thơ tạo nhịp điệu nhẹ
nhàng, êm ái làm cho lời thơ có gì rất tự nhiên như chính dòng xức cảm của nhà thơ được từ
tốn phơi bày trên trang giấy.
Được thơ các đống chí xã (sáu chữ)
Cho biết quê hương giải phóng rồi.
Cha mất, mảnh vườn xưa giặc phá
Mẹ còn, nhắc nhở mãi không thôi.
82
Ngoài ra cặp câu sáu chữ xuất hiện trong bài thơ bảy chữ được tách ra từng cặp làm
cho nhịp thơ thay đổi, tránh được sự lặp lại nhàm chán đồng thời câu thơ được ngắt theo
nhịp 3/3 góp phần nhấn mạnh vào ý tưởng của tác giả trong bài thơ.
Có một gì / rất Thủ đô (sáu chữ)
Một cái gì / rất Hà Nội (sáu chữ)
Trong cả đất trời và trong tôi
Rạo rực niềm vui/ không cưỡng nổi.
(Gặp xuân ngoại thành)
Khi bài thơ có những câu thơ 8 chữ đứng cùng thì nhịp điệu bài thơ uyển chuyển, mềm
mại hơn, tình cảm đằm thắm, thiết tha hơn.
Ôi cuộc đời của một nhà nho!
Khổng Mạnh vài pho, dăm cậu học trò (tám chữ)
Ngồi bút sắt chép ngược dòng chữ Hán (tám chữ)
Khi quanh làng vang tiếng học a, o.
(Nghe tin cha mất)
Tùy theo cảm xúc mà những câu thơ ngoại lệ ấy góp phần thể hiện nội dung bài thơ.
Đây cũng là những sáng tạo nghệ thuật giúp nhà thơ phá vỡ những khuôn mẫu gò ép về câu
chữ của thể loại và đem lại những đổi mới đáng kể. Đôi khi nhà thơ đưa vào đó những dòng
thơ lục bát mà không ảnh hưởng đến kết cấu bài thơ. Từ đó thể hiện rõ hơn sự phóng
khoáng trong hình thức diễn đạt của Tế Hanh. Nhà thơ không làm cho tứ thơ mình cứng
nhất và cách diễn đạt trở nên chân thực hơn.
Những đêm hè khí trời oi bức
Cha ru con một giọng như buồn
83
"Chim khôn xuống đất ăn trùn
Anh hùng lỡ vận lên nguồn đốt than".
(Nghe tin cha mất)
Thời Hoa niên thơ 7 chữ cũng rất quen thuộc với Tế Hanh chiếm 52,5% trong tổng số
40 bài và có những bài thơ hay đi vào lòng người. Nhưng những bài thơ 7 chữ lúc đó còn
tuân thủ tuyệt đối vào hình thức câu chữ của thơ MỚI và thường từ 3 đến 4 khổ không có
hiện tượng ngoại lệ như giai đoạn thơ chống Mỹ.
Cũng như thể thơ 7 chữ, thể thơ 8 chữ trong giai đoạn chống Mỹ xuất hiện ít hơn thời
Hoa niên và không gò bó theo khuôn mẫu tạo nên không khí đều đều, êm dịu nữa mà bài
thơ có những phá thể . Bài thơ 8 chữ có chứa những câu 7 chữ, 9 chữ và có hiện tượng tách
dòng, chấm câu giữa dòng. Tất cả làm cho nhịp thơ có những thay đổi góp phần biểu hiện
nội dung bài thơ. Câu thơ 7 chữ xuất hiện trong những bài thơ Còn nóng giữa lòng tôi, Món
quà xuân tết,... tạo nên nhịp điệu chắc và mạnh mẽ hơn.
Mẹ quê hương nơi miền Nam ruột thịt
Đêm hôm nay, giữa miền Bắc chúng con
Kính dâng Mẹ món quà xuân tết: (bảy chữ)
Bó hoa tươi thắm thiết của tâm hồn.
(Món quà xuân tết)
Tách dòng, chấm câu giữa dòng ở thơ 8 chữ góp phần vào việc hiện đại hóa thể thơ;
hướng người đọc vào việc ngắt nhịp, nghỉ hơi nhằm thể hiện cảm xúc của nhà thơ.
Đến ngày nay, từ một miền đau khổ
Những đứa con của lưới rách, thuyền hư
Ra miền Bắc, sống trong lòng chế độ
Đã trưởng thành:
84
Người bác sĩ, kỹ sư
(Món quà xuân tết)
Bánh xe quay thời gian không đứng lại
Vừa sớm mai, trưa gõ cửa ta rồi
Ta sẽ giả từ đời. Thơ vẫn ở
Trong mùa xuân vĩnh viễn góp chung vui.
(Bên bờ sông Đa Nuýp)
Tóm lại, ở Tế Hanh những bài thơ 7 chữ phổ biến hơn thể 8 chữ. Và tất cả thể hiện sự
tìm tòi đáng kể trong sáng tác làm cho thể loại không còn gò bó nữa, góp phần làm tăng cảm
xúc trong thơ.
1.4.3. Thơ lục bát với những cách tân hiện đại:
Lục bát là thể thơ truyền thống. Trong thời kỳ hiện đại, lục bát vẫn duy trì được sức
sống của mình. Ở Tế Hanh, lục bát tồn tại dưới hai dạng cơ bản:
Lục bát nguyên thể là bài thơ mà trong đó các đòng thơ dắt nối nhau từ đầu đến cuối
tạo thành bài lục bát trọn vẹn. Bên cạnh những bài lục bát tuân thủ theo cách hiệp vần, phối
thanh truyền thống còn có những bài lục bát có những cách tân theo lối hiện đại.
Các dòng lục bát dùng phối hợp và xen kẽ với các thể thơ khác như thể 5 chữ, thể 7
chữ, thể tự do,...để làm thành bài thơ. Đó là lục bát phối xen. Cũng như Huy Cận ở Tế Hanh
lục bát phối xen này thường ít gặp hơn. Nếu Huy Cận là Trò chuyện với Kim Tự Tháp, ...thì
ở Tế Hanh là Người đàn bà Ninh Thuận, Liên Xô anh cả chúng ta mở đường, Hai lời rủa và
một khúc ca,...
Mặc đù đạt được sự hoàn chỉnh của cách luật nhưng lục bát ở Tế Hanh vẫn không gây
ra sự gò bó cứng nhất, nhàm chán. Trái lại, lục bát ẩn chứa nhiều khả năng khơi gợi những
cách xử lý mềm mỏng, uyển chuyển. Các bài thơ lục bát ở Tế Hanh thường ngắn gọn mềm
85
mại chứa đựng những tình cảm đằm thắm thiết tha. Trong bài thơ Nông trường cà phê,
những câu lục bát mềm mại cùng sức liên tưởng tuyệt vời đã tạo nên hình ảnh đẹp, gợi cảm.
Hay bằng những dòng lục bát uyển chuyển giàu tình cảm nhà thơ đã gởi vào Mùa thu
ở nông trường niềm xúc cảm chân thành trước hiện thực cuộc sống mới:
Tôi đi để mặc cỏ may
Hai bên bờ biếc gim dày quần tôi
Dừng chân dưới một quả đồi
Gỡ từng sợi cỏ, tôi ngồi nhìn thu.
Lục bát ở Tế Hanh cũng có những biến đổi mang tính thi pháp, diễn ra trên các dòng thơ
nhằm đưa lại một hiệu quả nghệ thuật nhất định. Đó là hiện tượng vắt dòng, chấm câu giữa
dòng, tách dòng,
Vắt dòng là hiện tượng dòng lục và dòng bát không còn là hai vế tách bạch của câu
hiểu theo nghĩa là đơn vị cú pháp hoàn chỉnh mà giữa các dòng có mối quan hệ cú pháp với
nhau; dòng lục chứa hơn một đơn vị cú pháp thường thì 3 hay 4 tiếng đầu của dòng lục là
một đơn vị cú pháp hoàn chỉnh còn 2 hay 3 tiếng cuối đứng độc lập, thuộc về đơn vị cú
pháp của dòng bát. Vắt dòng ở thể lục bát hướng tới một mỹ cảm cửa sự phá bỏ đối xứng
đều đặn, cố làm cho dòng thơ diễn ra tự nhiên theo lối nói thường. Từ ngữ và câu văn xuất
hiện theo trật tự tuyến tính vốn có của câu văn xuôi. Dòng thơ lục bát bắt đầu gần gũi với
câu thơ tự do như trong các bài: Bài ca trở về, Ba-tơ giải phóng, Những đoạn thơ tình,...
Nghìn năm sau chỗ hai ta
Gặp nhau đời lại nở hoa tưng bừng.
(Những đoạn thơ tình)
Ba-tơ giải phóng - Vui nay
Nhân lên cùng với những ngày vui xưa
(Ba- tơ giải phóng)
86
Chấm câu giữa dòng cũng là một hiện tượng khá phổ biến trong thơ Tế Hanh. Trong
một dòng thơ chứa hai đơn vị cú pháp ngữ nghĩa gần như độc lập với nhau. Đây là hiện
tượng mới trong các dòng thơ lục bát góp phần hiện đại hóa thể thơ.
Nắng lên. Trời đã đẹp rồi
Áo xuân con mặc chói ngời màu hoa
(Vườn xuân)
Ta về. Giữa khoảng trời đêm
Vành trăng như thể mắt em soi đường.
(Mùa thu tiễn em)
Nhiều khi ở Tế Hanh chỉ một câu lục bát lại chứa đến hai ba đơn vị cú pháp. Đó là
những câu đặc biệt góp phần hiện đại hóa thể lục bát như trong các bài; Đã nghe giọng hát,
Trước mộ LêNin, Hai lời rủa và một khúc ca, ...
Bỗng dưng cơn nước cuộn dòng
Pháp đi. Mỹ đến. Bão dông bốn bề.
(Hai lời rủa và một khúc ca)
Đây không gian. Đây thời gian
Đây là dòng máu nhịp nhàng về tìm
(Trước mộ Lênin)
Thể lục bát ở Tế Hanh cũng có hiện tượng tách dòng. Dòng thơ được tách ra thành bậc
thang có tác dụng gợi cách đọc sao cho thích hợp và tạo hứng thú thẩm mỹ trong hình thức
thơ ca .
Hai đầu Nam Bắc cùng ghi:
Trên bao đổ nát có gì mênh mông
87
Mang theo bóng tối cuối cùng
Giặc rút đi -
Sáng khắp vùng quê ta.
(29-3-1973)
Từ những cách tân dòng thơ lục bát hiện đại như vậy nẩy sinh ra cách xử lý mối quan
hệ giữa cấu trúc âm điệu của dòng thơ với cấu trúc cú pháp nghĩa của câu thơ. Đây là những
biến đổi quan trọng diễn ra trên dòng thơ mà Tế Hanh đã có công thể hiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_05_08_8017504585_0545_1872293.pdf