Luận văn Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

MỤC LỤC . 2

MỞ ĐẦU. 5

1. Lý do chọn đề tài . 5

2. Lịch sử vấn đề . 8

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 17

4. Phương pháp nghiên cứu. 18

5. Đóng góp của luận văn . 19

6. Kết cấu luận văn. 19

CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI

VÀ NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ NĂM 1986

ĐẾN NAY . 21

1.1. Vài nét về nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay. 21

1.1.1. Nguyên nhân đổi mới tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay.21

1.1.2. Nhận diện tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay.27

1.1.3. Những cách tân nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay .33

1.2. Khái quát về nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái . 44

1.2.1.Nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ năm 1986 đến năm 2000 .44

1.2.2. Nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ sau năm 2000 đến nay .55

pdf176 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vật của nhà văn chưa trở thành nhân vật điển hình cho một giai cấp, một lớp người như chị Dậu, Xuân tóc đỏ, Chí Phèo, Bá Kiến, ... nhưng qua đây ta cũng có thể nhận ra được những nổ lực, cách tân trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Hồ Anh Thái. 2.2 Kết cấu tiểu thuyết Hồ Anh Thái 2.2.1 Vài nét về kết cấu tiểu thuyết Tác phẩm nghệ thuật bao gồm nhiều yếu tố và thành phần phức tạp như nhân vật, cốt truyện, quan niệm về con người, không gian, thời gian, ... . Giống như kiến trúc của một ngôi nhà, từ những vật liệu khác nhau, người ta sắp xếp, gắn kết và xây dựng chúng thành một công trình hoàn chỉnh. Kết cấu trong một tác phẩm văn học nghệ thuật cũng vậy, trên cơ sở của những yếu tố, bộ phận khác nhau đó, nhà văn sẽ sắp xếp và tổ chức chúng theo một trật tự nhất định và hợp lý. Như vậy, kết cấu là “Sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định” [21, tr.143]. Các yếu tố trong tiểu thuyết như hệ thống hình tượng, sườn truyện, cốt truyện có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với kết cấu. Bởi vì khi người viết tiểu thuyết 84 xây dựng hệ thống nhân vật có nghĩa là tác giả đang phát triển cốt truyện. Đây cũng là điểm khởi đầu của kết cấu. Kết cấu của tiểu thuyết có những đặc trưng khác với kết cấu của các thể loại khác. Trong thơ ca trữ tình kết đóng vai trò phân bố hệ thống những từ ngữ, hình ảnh, cảm xúc để làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Truyện ngắn chỉ là một hồi, một tháp đoạn. Hệ thống nhân vật trong truyện ngắn cũng ít hơn tiểu thuyết nên kết cấu của truyện ngắn cũng chặt chẽ hơn tiểu thuyết. Tiểu thuyết chứa đựng trong mình các thể loại như bi kịch, hài kịch, chính trị, âm nhạc, lịch sử, báo chí, . Tiểu thuyết có các loại kết cấu như: Kết cấu theo chương, kết cấu đa tuyến, kết cấu liên văn bản, kết cấu xâu chuỗi, . Mỗi tiểu thuyết đều phải có một kết cấu tối tiểu nhưng không có cuốn tiểu thuyết nào có thể dung nạp trong mình tất cả các kết cấu. Tiểu thuyết thường có nhiều hồi, nhiều tháp đoạn, hệ thống nhân vật phong phú với hàng loạt các biến cố phức tạp. Tuy nhiên tiểu thuyết không phải là một tập hợp các tháp đoạn, các tuyến nhân vật theo cách xâu chuỗi chúng lại một cách tuỳ tiện. Nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết đòi hỏi phải có sự chặt chẽ, cân xứng nhưng bên trong tiểu thuyết vẫn ẩn chứa những ngổn ngang, bề bộn, phức tạp như cuộc đời thực mà nó phản ánh. Một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh phải có sự thống nhất với nhau về kết cấu. Người viết tiểu thuyết phải chú ý đến các mối liên hệ giữa các bộ phận, các tuyến sự kiện, các tuyến nhân vật trong một chỉnh thể nghệ thuật. Trong mối liên hệ này thì tư tưởng chủ đề đóng vai trò là trung tâm của kết cấu tiểu thuyết. Sự thống nhất của kết cấu chỉ đạt được hiệu quả cao khi tư tưởng chủ đề thấm sâu vào từng yếu tố trong tác phẩm và góp phần tham gia vào quá trình hình thành nhân cách của nhân vật. Tiểu thuyết hiện đại bao giờ cũng mang trong mình tính chất nhiều tuyến, nhiều bình diện, sự đan xen giữa các tuyến nhân vật và các tuyến lịch sử. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là cuốn tiểu thuyết có sự nối tiếp nhau 85 giữa dòng thời gian hiện tại và quá khứ, có cuộc sống hiện đại đang trôi qua cùng với những hồi ức về một cuộc chiến đã qua. Điều đặc biệt trong tiểu thuyết thuyết hiện đại là nó có thể không có nhân vật trung tâm. Tuy nhiên, tác phẩm vẫn đảm bảo tính thống nhất của kết cấu nhờ các hình tượng trong tác phẩm luôn vận động và hướng tới phục vụ mục đích chung. Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm không có nhân vật trung tâm. Thay vào đó là một hệ thống nhân vật đang hoạt động. Mỗi nhân vật đang hoạt động trong một môi trường độc lập nhưng đồng thời hoạt động của tất cả nhân vật ấy lại có chung một môi trường là cuộc đời. Tuy các hoạt động của nhân vật không liên quan đến nhau nhưng cộng tất cả các hoạt động ấy lại người đọc sẽ cảm nhận được một trần thế nghiêng ngã, đầy những cái vô lý và tức cười. Kết cấu tiểu thuyết hiện đại thường gắn với tư tưởng chủ đề và tính cách nhân vật nhiều hơn là gắn với dòng thời gian sự kiện. Mỗi phần, mỗi chương trong tiểu thuyết thường chú ý khai thác nội dung tư tưởng, chủ đề hay một tính cách nào đó của nhân vật chứ không tuân theo nguyên tắc trình tự của những sự kiện chảy theo dòng thời gian. Tiểu thuyết Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu có mười bảy chương, mỗi chương gắn với một sự kiện nhưng tác giả không nhằm mục đích xây dựng những sự kiện lịch sử mà chỉ sử dụng những sự kiện lịch sử này như một phương tiện để khắc hoạ tính cách của nhân vật. Từ đây, hình ảnh những người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ được dựng lên vừa hào hùng vừa gần gũi với người đọc. Trong một cuốn tiểu thuyết, nghệ thuật kết cấu đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên đây không phải là yếu tố duy nhất tạo nên sự thành công của tác phẩm. Nó cũng không thay thế được sự hiện diện của vốn sống cũng như thế giới quan của nhà văn trong tầng sâu của tác phẩm. 86 2.2.2 Kết cấu theo chương Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ nói về vị trí chương trong kết cấu tiểu thuyết như sau “Chương là đơn vị của sự phân bố kết cấu trong tác phẩm và việc xây dựng chương chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu trong nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết” [18, tr.538]. Tiểu thuyết Hồ Anh Thái hầu hết đều được chia chương rất rõ ràng. Tuy nhiên cách chia chương của mỗi tác phẩm của nhà văn không giống nhau. Việc chia chương này phụ thuộc vào mục đích tư tưởng chủ đề mà tác giả thể hiện trong tác phẩm. Tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo có tám chương. Xung đột trong quan niệm sống cá nhân góp phần tạo nên kết cấu của tác phẩm. Tác giả đã kể chuyện từ người này sang người khác nhằm bộc lộ quan niệm về cuộc sống cá nhân của mỗi con người trong thời hậu chiến.. Kết cấu của tiểu thuyết Mười lẻ một đêm gồm có chín chương. Có thể xem mỗi chương trong tiểu thuyết là một truyện ngắn bởi vì mỗi chương đều có tên riêng và được phân thành nhiều đoạn. Mỗi chương đều có nhân vật trung tâm với những đặc điểm nổi bật trong tính cách: Cặp tình nhân / Căn hộ chung cư - Hoạ sĩ trồng chuối (bảy đoạn); Bà mẹ / Năm lần đò và những cuộc phiêu lưu (sáu đoạn); Người đàn bà / Người đỡ đầu - Chuyến đi dọc theo đất nước (chín đoạn); Người đàn ông / Nhà phê bình nghệ thuật mở dịch vụ hùng biện (ba đoạn); Người đàn bà / Trở thành mệnh phụ phu nhân (bốn đoạn); Thằng bé hàng xóm / Cứu tinh sành điệu (bốn đoạn) ; Ông Víp / Tình huống trớ trêu - Nhắm mắt diễn thuyết (bốn đoạn); Thằng bé/ Người cá và người kể chuyện (năm đoạn); Phần vĩ thanh / Chuyện chưa có trong mười lẻ một đêm. Đặc điểm của tiểu thuyết có kết cấu theo chương là các dòng sự kiện xảy ra liên tục, dòng thời gian ngừng đọng không diễn ra quá lâu vì sự hấp dẫn ở loại tiểu thuyết này chủ yếu là cốt truyện và hành động của nhân vật. Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế có tất cả tám chương, tác giả không đặt tiêu đề cho mỗi chương. Bốn chương đầu kể về bốn người đàn ông và trong mỗi chương đều xuất hiện một cái chết trong số bốn người đàn ông này. Chương một là cái chết của thằng 87 Cốc. Chương hai là cái chết của thằng Bóp. Chương ba là cái chết của thằng Phũ. Chỗ mở ra của mỗi chương cũng chính là chỗ đóng lại của nó. Chương một mở ra bằng việc thuyết minh vì sao nhân vật chính của chương tên là Công nhưng mọi người gọi là Cốc “Cốc đọc chệch đi thì được một cái tên Mỹ - Cock. Cock là con gà trống, vừa có nghĩa là cái vật ngọ nguậy giữa đôi chân một gã trai. Cả hai nghĩa đều đúng với thằng Cốc” [65, tr.8]. Kết thúc chương một thằng Cốc lại chết vì thói tật làm nên biệt danh gã đang mang. Chương hai xoay quanh nhân vật trung tâm là thằng Bóp. Điểm mở của chương là việc thuyết minh vì sao nhân vật tên Bắc lại được gọi là Bóp. Gã luôn tìm được khoái cảm trong việc bóp cổ một người hay một vật. Kết thúc chương hai thằng Bóp chết trong tư thế “Thằng Bóp đang đung đưa như một hình nộm giữa phòng tắm khá rộng. Một sợi dây thừng siết quanh cổ nó, treo vào cái móc ở trên trần. Mặt nó bầm tụ máu, mắt nó trợn tròn, lưỡi nó thè lè” [65, tr.54]. Chương ba kể về cuộc đời từ lúc sinh ra của thằng Phũ (Phũ chỉ là biệt danh. Tên thật của nhân vật này là Tạ Đắc Phú). Trong câu chuyện về nhân vật này, tác giả chú ý nhấn mạnh đến hành động của nhân vật xoay quanh sự việc “Vậy là trong quãng đời ngắn ngủi chín năm làm đàn ông, ông mãnh này đã sống bằng cuộc đời của 101 người đàn ông đạo đức suốt đời chỉ biết có một người đàn bà” [65, tr.79]. Phũ nổi bật lên trong đám ăn chơi choai choai bởi cái “tài” đua xe bạt mạng. Cái chết của thằng phũ trong một “tai nạn” xe mô tô cũng chính là chỗ đóng của chương ba. Điểm để nối các chương lại với nhau chính là thái độ hậm hực trả thù của những kẻ còn sống. Sau bốn chương với ba cai chết liên tục, nhân vật Tôi bắt đầu nhận ra cái chết thứ tư sẽ dành cho mình và từ đây bắt đầu chuyến đi tìm sự sống cũng chính là hành trình hướng thiện của nhân vật Tôi. Lối viết tiểu thuyết theo kết cấu chương giúp nhà văn có thể lắp ghép các tài liệu, xâu chuỗi các câu chuyện của nhiều người lại với nhau. Tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột được tính tổng cộng là mười ba chương. Có thể xem mỗi chương trong tác phẩm là một tháp đoạn. Ở mỗi chương là một câu chuyện giới thiệu cho ta một chân dung, một kiểu người của xã hội hiện đại. Chương đầu và chương cuối dựng lên hai hiện tượng tương phản nhau. Sự tương phản này chứa đựng cả trong tiêu đề mà tác 88 giả đặt cho mỗi chương: “Mở đầu bằng một trận lụt” và “Kết thúc bằng một trận hạn hán”. Số chương còn lại là mười một, ở đầu mỗi chương đều có một lời “rào trước” giống như lời chống chỉ định trong một hộp thuốc được phát thanh viên đọc “ào ào” trên ti vi: “Ai quá lứa lỡ thì đừng đọc chương này”, “Ai sợ chuột đừng đọc chương này”, “Ai báo chí văn thơ đừng đọc chương này”, “Ai giàu xổi đừng đọc chương này”, “Ai rào giậu đừng đọc chương này”, “Ai ngại chiến trận đừng đọc chương này”, “Ai ăn đất đừng đọc chương này”, “Ai ngại chiến trận đừng đọc chương này”, “Ai làm luật đừng đọc chương này”, “Ai quá sốt ruột đừng đọc chương này”, “Ai giáo sư đừng đọc chương này”, “Ai sợ bãi tha ma đừng đọc chương này”. Lời “rào giậu” này vừa ghi lại dấu ấn bút pháp trào phúng của tác giả vừa kích thích sự tò mò của độc giả cũng đồng thời tạo được sự hấp dẫn của tác phẩm. Tiểu thuyết có kết cấu theo chương của nhà văn Hồ Anh Thái là một hành trình tổng kết và đúc rút ra những kinh nghiệm trong kết cấu của các tiểu thuyết chương hồi truyền thống. Mỗi chương trong tiểu thuyết của nhà văn không chỉ đơn thuần diễn tả những hành động, sự kiện của nhân vật mà còn kết hợp cả miêu tả, xen vào những lời bình, lời đồn, tạo nên lối kể hồn nhiên nhưng lại mang tính trí tuệ cao. Trong kết cấu theo chương này, Hồ Anh Thái đến sự thống nhất về nội dung và hình thức bởi ở mỗi chương tác giả đều chú ý đến cách diễn đạt từng câu văn, ở mỗi câu văn đều có những tiết tấu riêng đi kèm với việc tách chương hợp lý. Mỗi chương tuy nói về những sự kiện, sự việc khác nhau nhưng đều xoay quanh chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn nói đến như Lưu Hiệp từng nói về việc gắn kết giữa câu, chương trong Văn tâm điêu long “Chương mà sáng rõ được là do chỗ câu không có tì vết. Câu mà trong đẹp được là do chỗ chữ không sai. Nắm lấy cái ngọn theo, biết một mà nắm được vạn. Việc làm văn làm chương [thì cần biết] thiên có cái nhỏ, cái lớn, tách các chương, hợp các câu. Điệu văn có khi khoan thai có khi gấp rút, theo sự biến đổi mà làm, không có tiêu chuẩn cố định. Câu là gồm vài chữ, nó phải tiếp nhau mới có tác dụng. Chương thì thâu tóm trong một nghĩa (tư tưởng). Ý phải hết thì cái thể của chương mới trọn vẹn (thể ở đây là cái bản chất)” 89 [19, tr.103]. Đây cũng là một ưu thế trong tiểu thuyết chương hồi của tác giả Hồ Anh Thái 2.2.3 Kết cấu đa tuyến Đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại là trong kết cấu chứa nhiều tuyến sự vật, có sự đan xen giữa các tuyến cá nhân và những tuyến lịch sử, sự luân phiên giữa các cảnh khác nhau. Êrenbua đã nói về kết cấu đa tuyến như sau: “Tiểu thuyết của thời đại ta có nhiều chỗ khác với tiểu thuyết của thế kỷ XIX, vốn được xây dựng trên lịch sử của một con người hay của một gia đình. Trong tiểu thuyết hiện đại có nhiều nhân vật hơn, số phận của họ đan chéo vào nhau, nhà văn thường đưa người đọc từ thành phố này sang thành phố khác, đôi khi còn sang cả nước khác nữa, cách kết cấu khiến chúng ta nhớ đến những cảnh nối tiếp nhau trên màn ảnh, những đoạn cận cảnh luân phiên với những cảnh quần chúng” (1) .Tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra, Người và xe chạy dưới ánh trăng là những tác phẩm có kết cấu đa tuyến. Các tiểu thuyết này đều xuất hiện nhiều lớp nhân vật . Không gian và thời gian đều được luân phiên nhau giữa hai chặng quá khứ và hiện tại. Nhân vật là những con người bước ra khỏi cuộc chiến với những quan niệm khác nhau về cuộc sống thực tại. Quan niệm riêng về lối sống cá nhân của những con người này mâu thuẫn nhau và đan xen với nhau. Tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo có phần mở đầu và kết thúc là câu chuyện mang tính chất ngụ ngôn về nghĩa quân Tần Đắc trên đảo Cát Bạc chống lại thực dân Pháp. Trong cuộc chiến này, họ phải nén dục vọng của mình lại. Bên cạnh câu chuyện này còn có câu chuyện của những người đàn bà trong đội Năm với khát vọng được làm vợ, làm mẹ. Rồi hàng loạt các tuyến nhân vật khác xuất hiện như Tường, Hoà, chú Chỉnh cùng các nhân vật bảo thủ khác. Xung đột trong mỗi quan niệm cá nhân cũng chính là xung đột ở trung tâm cuốn tiểu thuyết. Tuy không gian của các sự kiện là đảo Cát Bạc nhưng thời gian giữa huyền thoại, lịch sử và hiện tại luôn đan xen nhau như trong điện ảnh. 90 Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm bắt đầu bằng tình huống trớ trêu: hai con người bị nhốt. Nhưng xuyên suốt chiều dài của tiểu thuyết không phải là câu chuyện về sự tồn tại của hai con người bị nhốt trên tầng sáu trong căn hộ ở chung cư mười một ngày đêm như tiểu thuyết Rôbinsơn trên đảo hoang. Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái có phần giống với tiểu thuyết Nghìn lẻ một đêm. Nghìn lẻ một đêm là truyện kể về những câu chuyện mà nàng Sheherazad phải kể cho đức vua nghe trong mỗi đêm. Nàng phải phân bố thời gian kể một cách hợp lý để đến sáng thì câu chuyện vẫn chưa kết thúc được, có như vậy nàng mới tránh khỏi bị chém đầu như bao phụ nữ khác từng được đưa đến cung với đức vua một đêm. Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm là chuyện của đời nay. Câu chuyện xảy ra bên trong cánh cửa được tác giả lược thuật. Truyện của Mười lẻ một đêm là 1001 câu chuyện xảy ra bên ngoài cánh cửa đóng. Chuyện của Mười một ngày đêm là chuyện của cả cuộc đời, của cả một xã hội với đầy đủ những hoạt náo của nó: Chuyện về một người đàn ông và một người đàn bà, một bà mẹ “mười hai bến nước”, một ông Víp, hai ông giáo sư, một thằng “choai choai” đầu nửa xanh nửa đỏ, một thằng bé “người cá” gắn cuộc đời mình trên chiếc xe lăn, . Không gian sự kiện được mở rộng tối đa. Từ hội thảo quốc tế đến hội thảo mua đất lập trang trại của các quý phu nhân. Từ “bãi cò” của các cô cậu sinh viên đến các cuộc thi hoa hậu . Tất cả các tuyến nhân vật này, các sự kiện và cả không gian sự kiện cùng vận động tạo nên một cuộc sống hiện đại với tất cả sự phồn tạp của nó. Tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột cũng là một quyển tiểu thuyết có kết cấu đa tuyến. Một cõi nhân gian được tác giả phơi ra dưới ánh sáng bỗng trở nên trần trụi, trơ trẽn. Một câu lạc bộ nữ quyền thực chất là nơi hội họp của những phụ nữ quá lứa lỡ thì và những bà mẹ độc thân. Một nhà thơ lửa còn gọi là nhà thơ đốt nhà tự tạo giai thoại cho mình bằng đốt thơ nhưng chẳng may bén màn làm cả xóm suýt mang vạ lây. Một bà trưởng công an huyện có bàn tay “vuốt hổ” sẵn sàng thả tội phạm ma tuý để được cùng vui một đêm với đứa em trai tội phạm. Một Đại Gia đất cát chơi thân với ông Cốp, cả hai đều lên đến mức có đủ thất quyền “Nói có người nghe / Đe có người sợ / vợ có người chăm / Nằm có người bóp / Họp có người ghi / (1) Trích theo Phan Cự Đệ (2006), Phan Cự Đệ tuyển tập (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.390. 91 Chi có người bù / Đi tù có người chạy” [70, tr.124]. Một luật sư chân thọt không cần biết đến nguyên tắc mà chỉ cần quan tâm đến thân chủ mình có tiền hay không. Một hoa hậu kim tiêm “Không học mà mỗi năm xỉa ra chục triệu thì vẫn lên một lớp” [70, tr.128], . Trong kết cấu đa tuyến của tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột, tác giả đã khai thác thủ pháp song song. Một thế giới người được đặt song song bên cạnh thế giới chuột. Cả hai thế giới của hai loài khác nhau này giống nhau ở chuyện lắm thủ đoạn và đầy tham vọng. Cả hai loài đều có thê thiếp và đi làm thê thiếp, có tướng và có lính. Điều khác nhau cơ bản giữa thế giới người và chuột là chuột giở thủ đoạn với người nhưng lại trung thành, thuỷ chung với đồng loại của chúng còn người thì thủ đoạn, mưu mô với cả người và chuột. Thế giới người và chuột lẫn vào nhau. Người giết chuột, người hại người. Chuột trừng phạt người rồi tự tử theo đồng loại. Tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và Tôi là một kết cấu đa tuyến rất độc đáo. Tác phẩm được tạo nên từ sự luân phiên giữa các chương Tôi, Đức Phật, và Savitri. Số lượng của các chương không đều nhau. Truyện có ba tuyến nhân vật chính: Tôi là lối dẫn vào câu chuyện. Nàng Savitri là chiếc cầu nối giữa hai dòng thời gian tiền kiếp và cuộc sống ở hiện tại. Ở dòng thời gian tiền kiếp cuộc đời Đức Phật được dựng lên. Và cũng trong dòng thời gian này một lịch sử và một nền văn hoá của Ấn Độ cổ đại được dưng lên với các tư liệu về Bà La Môn giáo, Veda, Upanishad, Ramayana, Mahabharata, Kamasutra, . Những cuộc chiến tranh giành quyền lực, đố kị, khổ đau, dục lạc hoà trộn vào nhau. Điều độc đáo trong kết cấu của tiểu thuyết này là tuy cuộc đời Đức Phật được dựng lên qua tiền kiếp của nàng Savitri nhưng cuộc đời tám mươi năm của Ngài lại xuyên suốt cuốn tiểu thuyết và những giáo pháp trong kinh Phật là chủ đề chính của truyện. Đan giữa các chương này là giọng của ba người trần thuật khác nhau. Các chương “Đức Phật” được kể bằng giọng khách quan mà người kể ở vị trí biết hết tất cả. Các chương “Savitri” là lời tự thuật của nàng Savitri về tiền kiếp của mình, người kể xưng “Ta”. Các chương “Tôi” là lời kể của nhà nghiên cứu Ấn Độ về chặng thời gian cùng nàng Savitri hành hương trên đất “Phật”, người kể xưng Tôi. 92 Như vậy các tiểu thuyết có kết cấu đa tuyến của Hồ Anh Thái luôn có sự đan xen giữa các tuyến nhân vật với nhau. Nhà văn không chỉ dừng lại ở một chặng thời gian hay một khoảng không gian nhất định mà luôn có sự luân chuyển giữa hai khoảng không gian và thời gian này. Tiểu thuyết không chỉ dừng lại ở cuộc đời của một nhân vật mà là tấn bi kịch của cả cuộc đời. Nhiều lớp người được dựng lên với những số phận và những tính cách khác nhau. Sợi chỉ nối để làm cho kết cấu trong các tiểu thuyết này được chặt chẽ là tuy mỗi nhân vật tách biệt nhau nhưng lại hoạt động trên một cái khung chung đó là cuộc đời. Mỗi một nhân vật là mỗi mặt khác nhau của thế giới muôn màu. 2.2.4 Kết cấu liên văn bản Tiểu thuyết giống như một ống kính vạn hoa, luôn chứa trong mình muôn hình vạn trạng những con người và cuộc đời khác nhau. Khi tìm đến với tiểu thuyết, ta có thể bắt gặp mọi vấn đề của cuộc sống: triết học, văn nghệ, hát nhại, chính trị, kinh tế, đạo đức, quân sự, văn hoá, tính cách, những nét tinh tế và bí ẩn trong tâm hồn của con người, bức tranh quy mô của xã hội, những tông màu trong hội hoạ, những hình ảnh muôn vạn màu sắc và âm thanh của thiên nhiên, . Để làm được điều này đòi hỏi tiểu thuyết phải dung nạp trong mình tất cả các thể loại. Đây gọi là lối kết cấu liên văn bản của tiểu thuyết. M. Bakhtin nói về tính chất này của tiểu thuyết như sau “Tiểu thuyết cho phép đưa vào trong nó nhiều thể loại khác nhau, cả những thể loại nghệ thuật (những truyện ngắn, những bài thơ trữ tình, những trường ca, những màn kịch nói, v.v...) lẫn những thể loại phi nghệ thuật (các thể văn đời sống hàng ngày, văn hùng biện, khoa học, tôn giáo, v.v) Với nguyên tắc, bất cứ thể loại nào cũng có thể được đưa vào cấu trúc tiểu thuyết và trên thực tế rất khó tìm được một thể loại nào chưa bao giờ và chưa được ai đưa vào tiểu thuyết” [6, tr.132]. Kết cấu liên văn bản là một trong những dạng kết cấu không thể không nhắc đến trong kết cấu của tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Nhà văn không tuân theo kiểu kết 93 cấu truyền thống mà viết theo lối tự nhiên. Tiểu thuyết của tác giả hầu hết đều có sự kết nối với các văn bản ở những thể loại khác nhau. Có khi là một câu chuyện ngụ ngôn được nhà văn kể lại bằng giọng văn của mình như câu chuyện về nghĩa quân Tần Đắc trên đảo Cát Bạc trong tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo. Cũng có khi kết cấu liên văn bản được tác giả thực hiện bằng cách kể lại một tình huống trong một văn bản. Tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng sử dụng tình huống nàng Tiên Dung vây màn tắm, nước dội đến đâu, cát lấp Chữ Đồng Tử đang ẩn nấp tan ra để lại một cuộc gặp gỡ bất tử với thời gian. Từ tình huống trong văn học dân gian ấy, Hồ Anh Thái xây dựng cuộc gặp gỡ giữa Trang và Toàn. Và từ đây tạo được dấu ấn lãng mạn trong tiểu thuyết thời kỳ hậu chiến của anh. Thi pháp kết cấu liên văn bản chỉ ra rằng những thể loại văn bản du nhập vào tiểu thuyết vẫn có thể giữ nguyên văn phong của mình như M. Bakhtin đã nói: “Những thể loại được du nhập vào tiểu thuyết ấy thường giữ được tính co giãn về kết cấu và tính độc lập, cũng như ngôn ngữ và văn phong đặc thù của chúng” [6, tr.132]. Bên cạnh phần lược thuật một số văn bản, tiểu thuyết Hồ Anh Thái có khi lồng vào trọn cả một văn bản. Trong sương hồng hiện ra tác giả trích nguyên một phần nội dung lá thư mà chủ tịch Hồ Chí Minh gởi cho nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh đã tạo nên một không khí trang trọng trong khoảng thời gian 1967 - thời gian Tân bị hôn mê và bị đưa trở về thời quá khứ, thời điểm mà cha mẹ Tân chưa cưới nhau. Đức Phật, nàng Savitri và Tôi là một tác phẩm có kiểu kết cấu liên văn bản - đây là kiểu kết cấu đặc biệt nhất trong hệ thống kết cấu của tiểu thuyết. Bên cạnh những tư liệu về lịch sử cổ đại, tiểu thuyết còn cung cấp cho độc giả những giáo điều trong tôn giáo Bà La Môn vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên. Kinh dục lạc, kinh Vệ Đà, kinh Upanishad, cũng được tác giả khái quát và đưa vào trong tiểu thuyết của mình bên cạnh hệ thống các thần được người dân Ấn Độ thờ phụng như: Thần Sáng Tạo Brahma, thần Bảo Vệ Vishnu, thần Huỷ Diệt và Tái Tạo Shiva, nữ thần Ganga, thần chết Yama, . Hệ thống giai cấp Ấn Độ cổ đại được nhà văn 94 dùng làm một chi tiết của truyện để từ đó làm nổi bật vấn đề tôn giáo Bà La Môn thời kỳ cổ đại với âm mưu thống trị cùng với những cư xử bá đạo của mình đã bị dân chúng chán ghét. Người ta cũng ngán ngẫm với hệ thống đẳng cấp truyền đời gông cùm cuộc đời của họ, dân chúng bất mãn với đẳng cấp giáo sĩ ngang ngược, ngạo mạn, dốt nát thường xuyên bày ra những cuộc tế lễ tốn kém để rồi bao nhiêu trâu, bò, cừu đều rơi vào tay tầng lớp giáo sĩ này. Đức Phật, nàng Savitri và Tôi là cuốn tiểu thuyết sử dụng rất nhiều tư liệu lịch sử Phật giáo cũng như những triết thuyết, giáo pháp của Phật, kinh điển Tiểu Thừa, Đại Thừa, các công trình nghiên cứu Ấn Độ cổ đại của các chuyên gia Anh và Đức nhằm xây dựng hình ảnh Đức Phật qua hình tượng một nhân vật lịch sử, một nhà hiền triết. Tuy tác phẩm chứa rất nhiều tư liệu về xã hội, tôn giáo, văn hoá nhưng các tư liệu này được tác giả trình bày một cách hợp lý, tuỳ vào từng văn cảnh cụ thể để nhân vật của tiểu thuyết trở thành một nhân vật văn học chứ không phải là một hình tượng của lịch sử. Lời tuyên thệ trong giáo lý Phật giáo được tác giả sử dụng nguyên văn tiếng Phạn sau đó được dịch ra tiếng Việt cũng là một thủ pháp độc đáo để vừa tạo được cái mới trong văn bản vừa khắc hoạ được tính trang trọng nhưng giản dị trong buổi lễ thu nhận khất sĩ: “- Buddham Saranam Gacchami./ Dhammaam Saranam Gacchami./ Sangham Saranam Gacchami” [45, tr.234]. “Đệ tử nương tựa Phật. Đệ tử nương tựa Pháp. Đệ tử nương tựa Tăng” [45, tr.234]. Các thể loại du nhập vào tiểu thuyết đặc biệt là những tác phẩm được tác giả giữ nguyên cả văn bản đóng một vai trò rất quan trọng. Các văn bản này giữ nhiệm vụ như một phần của cấu trúc tiểu thuyết. Tiểu thuyết sử dụng các thể loại này như là một cách chiếm lĩnh thực hiện bằng hệ thống từ ngữ của văn bản ấy. M.Bakhtin nói về vai trò của những thể loại du nhập vào tiểu thuyết như sau: “Vai trò của các thể loại du nhập vào tiểu thuyết ấy to lớn đến nỗi có thể có cảm tưởng rằng dường như tiểu thuyết không có cách tiếp cận hiện thực bằng ngôn từ mang tính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_02_26_6515786522_8731_1871114.pdf
Tài liệu liên quan