Luận văn Đặc điểm ngôn ngữ truyện Đồng thoại tiếng Việt

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

MỞ ĐẦU. 5

1. Lí do chọn đề tài.5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .7

4. Mục đích nghiên cứu .7

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu.8

6. Đóng góp của luận văn .9

7. Cấu trúc của luận văn .9

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VÀ

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT . 11

1.1. Một số vấn đề chung về truyện đồng thoại.11

1.1.1. Khái niệm truyện đồng thoại.11

1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của thể loại truyện đồng thoại .12

1.1.3. Truyện đồng thoại với một số thể loại gần gũi .14

1.1.4. Đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện đồng thoại .16

1.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật .19

1.2.1. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật từ cấp độ câu trở xuống .19

1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật ở cấp độ trên câu.23

1.3. Đôi nét về đối tượng tiếp nhận.26

1.4. Tiểu kết .30

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRUYỆN ĐỒNG THOẠI XÉT TỪ

CẤP ĐỘ CÂU TRỞ XUỐNG. 31

2.1. Đặc điểm từ vựng.31

2.1.1. Xét về nguồn gốc.31

2.1.2. Xét về mặt phạm vi sử dụng.39

2.1.3. Xét về màu sắc biểu cảm.43

2.2. Đặc điểm câu .66

2.2.1. Xét về mặt cấu trúc cú pháp .66

2.2.2. Xét về mặt phân bố thông tin .70

2.3. Tiểu kết .744

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRUYỆN ĐỒNG THOẠI XÉT Ở CẤP

ĐỘ TRÊN CÂU . 76

3.1. Đặc điểm kết cấu của văn bản đồng thoại .76

3.1.1. Kết cấu chung của văn bản đồng thoại.76

3.1.2. Một số kiểu kết cấu của văn bản đồng thoại .82

3.2. Đặc điểm liên kết trong truyện đồng thoại.88

3.2.1. Liên kết hình thức.89

3.2.2. Liên kết nội dung.96

3.3. Tiểu kết .109

KẾT LUẬN . 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 113

PHỤ LỤC . 118

pdf132 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 2391 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm ngôn ngữ truyện Đồng thoại tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h rất lạ: hét hét, huýt huy, chíu chíu, ngoe ngoe, éc éc, tác tác, chít chi mô phỏng âm thanh ngộ nghĩnh của thế giới loài chim. (48) Vành Khuyên vẫn ró ráy lục kỹ. Chịu khó, lại cất tiếng hót vui tai chit chi chit chi (tr.73) (49) Éc éc Chim Lợn lượn quanh trên nóc nhà bệnh viện, kêu thảm thiết. (tr.38) (50) Mái mẹ bước ra, xòe cánh, quát toác toác (tr. 39) Trong các truyện khác, ta cũng gặp rất nhiều từ láy tượng thanh dạng này. Truyện Chuyến đi của Mày Mạy có èng ẹc, khằng khặc, khèng khẹc, khòa khòa (51) Chú Nhái Bén nói rồi thoăn thoắt trèo lên ngọn tre. Chỉ một lát sau đã nghe thấy những tiếng èng ẹc, tành tạch đều đều và vui tai- chú đang đánh đi các bức điện thông báo về tình hình khí tượng đấy. (tr.14) (52) Được thể, Rái Cá cười lên khằng khặc khiến những cái răng nhọn hoắc và sáng chóe chỉa ra nom đến khiếp. (tr.19) (53) Sà xuống trước tiên là mụ Quạ Khoang. (). Vừa bay về phía ngọn xoan, mụ vừa khoái trá cười lên khòa khòa. (tr.20) Truyện Dế Mèn phiêu lưu ký có kèng kẹc, uôm oạp, ri ri, oo ii, ken két, hè hè, oắt oắt (54) Người này đòi nợ nhà kia, chỗ này bàn, chỗ kia tán, inh ỏi những uôm oạp, những kèng kẹc ngày đêm không bao giờ ngớt, bởi vì không biết giải quyết thế nào. (tr.57) 56 (55) Cả bọn lại chạy ra nô giỡn, những chàng Ve Sầu lại lên tiếng nhạc mõ oo ii rầu rĩ nhức tai. (tr.87) (56) Bác Xiến Tóc thở dài, đàn răng đàn cổ lên điệu xiến ken két, rồi im, ra chiều tư lự. (tr.88) Các nhà văn đồng thoại thường hay sử dụng kết hợp loại từ tượng thanh này với một động từ chỉ hành động thường dùng cho người tạo nên sắc thái ngộ nghĩnh mới mẻ: (57) Thằng Hổ Mây đang há cái miệng đỏ như lửa cười khè khè thì “Bốp! Bốp! Bốp bốp!” (Lòng mẹ, tr.23) (58) Tuy vậy, trước khi chạy, vẫn làm oai ta đây, chúng tôi giơ càng lên, ri ri hát một bài. (Dế Mèn phiêu lưu ký, tr. 66) (a.2) Từ láy tái hiện tính chất âm thanh Bên cạnh từ láy mô phỏng âm thanh, truyện đồng thoại cũng xuất hiện từ tái hiện tính chất âm thanh. Dạng từ này xuất hiện rộng rãi như rối rít, rộn ràng, xôn xao, lao xao thường bổ sung nét nghĩa cho động từ đi kèm như các trường hợp kêu rúc rích, mưa rả rích, tỉ tê trò chuyện, hót líu lo, tí tách rơi, sụt sịt nói (Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ); cãi nhau chí chóe, xuýt xoa nói, nói bô bô, khe khẽ rủ rỉ nói, ú ớ lảm nhảm nói mê, nhao nhao reo, khóc thút thít, vù vù tới, chí chóe đố nhau, vỗ xoàn xoạt, cười nắc nẻ, kêu oai oái, líu ríu trò chuyện, (Chèo Bẻo đánh Quạ) Dạng từ này không tái hiện âm thanh theo lối trực tiếp mà gợi ra tính chất của âm thanh theo cường độ, tần số, âm sắc để người đọc có thể hình dung. Do đó chúng được sử dụng rộng rãi chứ không chỉ dành riêng cho một đối tượng duy nhất. (59) Các chú rô choai từ trong đám rau mát chui ra. Gặp cô Lóc và bầy ròng ròng, chúng bu lại, hỏi chào tíu tít. (Lòng mẹ, tr.13) (60) Bầy ròng ròng mừng tíu tít lội đến vây lấy mẹ.(Lòng mẹ, tr. 44) (61) Kiến chạy tíu tít, gặp nhau, đụng đầu chào, rồi lại vội vàng tíu tít. (Con Bướm, con Ong và con Kiến, tr.16) Ví dụ (59), (60), (61) cho thấy từ tíu tít được dùng cho cả loài cá, loài chim (thực ra mang dáng dấp con người). Từ tượng thanh còn dùng để miêu tả âm thanh của các hiện tượng khác trong 57 thiên nhiên như tiếng gió, tiếng mưa, tiếng lá, tiếng sét, tiếng suối chảy tạo nên một thế giới âm thanh rộn rã, phù hợp với tâm lí hoạt náo của trẻ em. (62) Mưa bắt đầu rơi. Lúc đầu còn rời rạc, thưa thớt, sau nặng hạt dần rồi ào ào xối xả. (Áng Mây, tr.9) (63) Gió ù ù lướt trên mặt hồ, làm ngã rạp những đám lau sậy đã héo khô từ độ cuối thu. (Đàn chim sẻ, tr.37) (64) Trái núi bỗng ầm ầm rung chuyển. (Bông cúc xanh, tr.60) (65) Mưa đập lốp đốp trên những tàu sen, mưa quất vun vút vào nhành dừa. (Chuyến đi của Mày Mạy, tr. 86) (66) Tôi ngồi phục vị, mơ màng nghe tiếng nước óc ách chảy như tiếng đàn thảnh thơi ai gảy dưới gầm bè mà ngủ quên lúc nào không biết. (Dế Mèn phiêu lưu ký, tr.49) (b) Từ láy tượng hình Nếu từ láy tượng thanh giữ vai trò quan trọng trong truyện đồng thoại thì từ láy tượng hình cũng được sử dụng như một trợ thủ đắc lực cho việc xây dựng hình tượng nghệ thuật. Do nhu cầu cần tái hiện hình tượng cụ thể với những đường nét, màu sắc, trạng thái, truyện đồng thoại sử dụng rất nhiều loại từ này. (67) Thân hình gã này trùng trục như một củ lạc loại dài và cái cổ cao nom na ná như cổ Bọ Bổ Củi. Đã thế gã lại có hai sợi râu cứng đơ, dài và vênh vểnh trông rất ngỗ ngược. Bộ mặt nhọn hoăn hoắt mà váo vênh, hai cái răng nanh thì đen thui và to đến mức tưởng như lấp hết lỗ miệng. Cứ nom những cái răng khoằm khoặm và có trấu như lưỡi liềm kia cũng đủ hiểu đó không phải là kẻ tầm thường. Gã mặt áo gấm màu tro dày cộp với nhiều hoa văn màu trắng ở lưng. Trên đầu thì cặp mắt ốc nhồi choán gần hết cái trán thấp lè tè. (Chuyến đi của Mày Mạy, tr.85) Đoạn văn (67) mô tả chân dung Bọ Xén Tóc trong cái nhìn của nhân vật Mày Mạy. Nhiều từ láy tượng hình như trùng trục, vênh vểnh, hoăn hoắc, váo vênh, khoằm khoặm, lè tè được sử dụng tạo nên một hình ảnh Bọ Xén Tóc dữ tợn, gớm ghiếc. Từ láy tượng hình trong truyện đồng thoại khi thì gợi lên màu sắc, ánh sáng như: xanh xanh, đo đỏ, tim tím, trắng trẻo, phơn phớt, ngăn ngắt, loang loáng, long 58 lanh, long lánh, rời rợi Dế Mèn phiêu lưu ký và hầu hết các truyện đồng thoại khác sử dụng rất nhiều loại từ này. (68) Trên cao, mặt trăng sáng vằng vặc. Làn gió đưa đẩy những chiếc lá tre dài và nhọn đẫm sương óng ánh thành một nét sắc trong bóng trăng. (Dế Mèn phiêu lưu ký, tr. 23) (69) Lại vài mụ Diếc trắng trẻo, béo tròn con quay lò mò đến. (Dế Mèn phiêu lưu ký, tr. 64) (70) Hàng cây, mà lúc còn ở ngoài bãi chúng tôi trông thấy xanh xanh, là cả rừng cỏ may. Bây giờ mặt đất đương mùa hoa may. Trông suốt bốn mùa phía chân trời đâu cũng phất lên một màu trắng bàng bạc, xám xám những ngù bông hoa may. (Dế Mèn phiêu lưu ký, tr. 67) (71) Lão sắm đâu bộ cánh màu sặc sỡ không hợp tí nào với bộ mặt âm thầm của lão. (Dế Mèn phiêu lưu ký, tr. 95) (72) Trên một cành dâu, chị Tằm đang nhả tơ làm kén. Tơ của chị màu vàng, óng a óng ánh. (Những chiếc áo ấm- tr.14) (73) Thầy ngước nhìn lên trời. Bầu trời xanh ngăn ngắt, bồng bềnh những áng mây bông nõn. (Chuyện vui về chú Ếch Cốm, tr. 35) (74) Tiếp theo là những cảnh đẹp lạ lùng dưới đáy biển: những đảo san hô long lanh màu hồng ngọc, những đàn cá trăm nghìn màu sắc dáng vẻ đan nhau loang loáng (Chuyện vui về chú Ếch Cốm, tr. 28) Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các sắc thái ý nghĩa mà từ láy mang lại như khả năng sắc thái hóa, khả năng giảm nhẹ hay tăng cường về nghĩa, khả năng biểu cảm, gợi hình. Điều này có thể thấy rõ trong các trường hợp trên. Chẳng hạn, từ trắng trẻo (69) có nét cụ thể hơn rất nhiều so với từ trắng, từ trắng chỉ một tính chất chung của sự vật, trong khi đó, trắng trẻo chỉ dùng để chỉ màu da. Từ xanh xanh (70) có tính chất giảm nhẹ hơn so với từ xanh, hơn nữa nó còn có ý nghĩa “lan rộng trong không gian”, từ loang loáng (74) có nét nghĩa: ánh sáng phản chiếu lúc ẩn lúc hiện, rất khác với nét nghĩa từ loáng, Nét đặc sắc về phương diện nghĩa của từ láy là khả năng biến tính chất chung thành trạng thái cụ thể, gắn với mỗi cảnh huống, chúng còn mang theo nét nghĩa biểu cảm hoặc dương tính (cảm xúc tích cực) như vằng vặc, óng 59 ánh, trắng trẻo, long lanh, hoặc âm tính (cảm xúc tiêu cực) như sặc sỡ. Có khi từ láy tượng hình trong truyện đồng thoại gợi ra đường nét như lởm chởm, sần sùi, ngoằn ngoèo; hình dạng, dáng vẻ như tinh tươm, nhỏ nhắn, kềnh càng, gầy guộc; cách thức kiểu như sục sạo, hì hục, phanh phách, bì bõm, lò dò, mon men, thoi thóp, lả tả hay những từ gợi ra đặc trưng nào đấy về không gian, thời gian trong cảm nhận của chủ thể như rộng rãi, mênh mông, bát ngát, tít tắp, thê lê, dằng dặc (75) Chim hút mật có thể có thể làm được như vậy vì chú ta bay nhanh, thân hình nhỏ nhắn lại có cái mỏ dài, cong, nhọn hoắt như một mũi dài. (Tê Tê và Nhím, tr. 90) (76) Chị Nhà Trò này đã bé nhỏ lại gầy guộc, yếu đuối quá, người bự những phấn như mới lột. (Dế Mèn phiêu lưu ký, tr. 30) (77) Tí Hon vừa phóng vài bước tập tễnh liền quay lại. (Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, tr. 132) (78) Bọ Ngựa đủng đỉnh ra đứng ngoài đầu cành, nhìn xung quanh (Võ sĩ Bọ Ngựa, tr. 6) (79) Cô chú ý đến bác Tò Vò râu ngắn đang khệ nệ tha mồi. (Cô Tò Vò xanh, tr.9) (80) Nó ngồi chồm chỗm, cái cổ phập phồng. (Một bài học bổ ích, tr. 76) (81) Trèo lên ngọn cỏ lau cao nhất, ngước mắt trông chỉ thấy xa tít tắp mà chẳng thấy chân trời. (Dế Mèn phiêu lưu ký, tr.47) Các từ láy được sử dụng ở trên đều mang nét nghĩa theo dạng tăng cường, giảm nhẹ, hay sắc thái hóa như đã nói ở trên. Ngoài ra, nét đặc biệt của chúng còn được thể hiện ở việc sử dụng thanh điệu trong cấu tạo từ góp phần diễn tả nét nghĩa đi kèm. Thanh nặng, thanh ngã trong các trường hợp trên diễn tả nét nghĩa nặng nề, khó khăn (khệ nệ, phập phồng, tập tễnh), thanh sắc thường diễn tả cái gì thu nhỏ lại hay khó nhìn thấy (nhỏ nhắn, tít tắp). Đặc điểm này tạo cơ sở cho người sáng tác trong việc tạo nên hình tượng nghệ thuật – hiện tượng rất hay thường gặp trong thơ ca. Tất nhiên, điều này chỉ mang tính khuynh hướng chứ không đúng với mọi trường hợp. Theo Từ điển từ láy tiếng Việt, “Mỗi từ láy chứa đựng trong mình một sự kiện 60 rất tinh tế và sinh động về cảm thụ chủ quan, về cách đánh giá và thái độ của người nói trước sự vật và hiện tượng của đời sống xã hội”, đó là “phương tiện tạo hình đắc lực của văn học nghệ thuật” [42, tr.6]. Có thể nói, từ láy là một phương tiện ngôn ngữ đắc dụng đối với các nhà văn đồng thoại trong việc tạo ra những trang viết mang màu sắc gợi hình, biểu cảm cao. Ngoài ra, từ láy còn có một tác dụng khác lên nhịp điệu câu văn. Theo Hữu Đạt, “Trong các ngôn ngữ đơn lập kiểu như tiếng Việt, từ láy có một vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra tiết tấu ngữ điệu của câu. Một câu văn xuôi, nếu sử dụng nhiều từ láy, đọc lên ta thấy ngay có sự nhịp nhàng, uyển chuyển” [26, tr.343]. Sự nhịp nhàng đó cần thiết cho văn xuôi dành cho trẻ em. 2.1.3.3. Lớp từ chuyển nghĩa 2.1.3.3.1. Chuyển nghĩa tu từ Truyện đồng thoại sử dụng khá nhiều các biện pháp tu từ nhưng nổi bật nhất là biện pháp nhân hóa. Thực chất, nhân hóa là một kiểu ẩn dụ. Tuy nhiên, nếu các kiểu ẩn dụ khác như ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng, ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về một thuộc tính nào đó xuất hiện thưa thớt – do chưa thực sự phù hợp với tâm lí tiếp nhận của trẻ em – thì kiểu ẩn dụ lấy từ ngữ vốn biểu thị những đặc điểm của người đem dùng cho những đối tượng không phải là người lại không chỉ phù hợp với tâm lí trẻ mà còn là một đặc trưng tiêu biểu của thể loại văn học này. Như đã nói, các loại ẩn dụ tu từ khác vẫn xuất hiện trong truyện đồng thoại, chẳng hạn, trong tác phẩm Có hai con mèo ngồi bên của sổ, tác giả Nguyễn Nhật Ánh viết: (82) Khi tơ tưởng như vậy, mèo Gấu không biết đó là buổi sáng cuối cùng chú được tắm mình trong thứ hương vị ngọt ngào đó. Và nếu từng trải như tác giả, ắt chú sẽ nhận ra hạnh phúc quá mức đôi khi lại là một cái bẫy của cuộc sống. (tr.22) (83) Nhưng từng phút một, một cảm giác gì đó như là sự bình yên lấp đầy nó và trong lòng nó sự tò mò đã dần dần lấn át nỗi sợ hãi. (tr. 60) Các từ ngữ kiểu như tắm mình, hương vị, cái bẫy, lấp đầy vẫn thỉnh thoảng xuất hiện trong truyện đồng thoại nhưng không phổ biến. Những từ ngữ dùng theo lối ẩn dụ như thế này phù hợp với các độc giả trưởng thành có khả năng tư duy trừu tượng hơn. 61 Trái lại, từ ngữ dùng theo lối nhân hóa tu từ xuất hiện thường xuyên, liên tục trong truyện đồng thoại. Những đoạn văn như sau trở thành nét độc đáo của thể loại này: (84) Những chị Cào Cào trong làng ra, mỹ miều áo đỏ áo xanh mớ ba mớ bảy, bước từng chân chầm chậm, khoan thai, khuôn mặt trái xoan như e thẹn, như làm dáng, như ngượng ngùng. Các anh Châu Chấu Ma thì mặt mũi rất xí nhưng chúa là hay lơn tơn đón đường co kéo các nàng Cào Cào xinh đẹp vào trò chuyện vẩn vơ trong vườn cỏ non- những hàng quán dọc đường. (Dế Mèn phiêu lưu ký, tr. 69-70) Đoạn văn (84) xuất hiện nhiều từ ngữ vốn dùng cho người như chị, làng, mỹ miều, áo, khoan thai, e thẹn, làm dáng, ngượng ngùng, lơn tơn, đón đường, co kéo, trò chuyện nhưng được sử dụng để gọi tên và miêu tả chân dung, hành động của Cào Cào và Châu Chấu Ma. Lối dùng từ như trên làm hình ảnh loài vật trở nên gần gũi và sống động vô cùng. Từ vựng dùng theo lối nhân hóa trong truyện đồng thoại được chia thành các lớp sau: (a) Từ xưng hô mang sắc thái tôn trọng như anh, anh bạn, bác, bà, bà lão, bạn, bé, cậu, cô, cụ, chú, chàng, chị, chú bé, em, mẹ, nàng, ông, thím (85) Những anh kiến lúc nào cũng vội vã, khẩn trương. (Chuyến đi của Mày Mạy, tr.51) (86) Chú Ếch xanh lang thang đến giữa đồng làng thì gặp hai bác cò. (Ếch xanh đi học, tr.25) (87) Chú bé Đất vốn sinh ra trên một gò cao ngoài cánh đồng. (Chú Đất nung, tr.32) (88) Ngày ngày bên tai tôi vo ve lèo nhèo những cuộc ca hát vẩn vơ của các nàng Bướm và chàng Ve Sầu. (Dế Mèn phiêu lưu ký, tr.92) (b) Từ xưng hô mang sắc thái suồng sã như ả, anh chàng, con bé, chị ả, cu, chú em, lão, mụ, thằng, tên (89) Lão Gió quái ác chẳng làm gì được bác. (Xóm mới, tr.51) (90) Mụ Bọ Muỗm đương lúi húi trong vệ cỏ. (Võ sĩ Bọ Ngựa, tr.18) (91) Mấy con bé Hoa Hồng thì lúc nào mặt cùng bừng bừng như say rượu, thân 62 hình thì toàn gai là gai. (Cô bé Mảnh Khảnh, tr.41) (92) Khổ chưa, cu Chuồn Ngô đó ư? (Chuyến đi của Mày Mạy, tr.12) (93) Xưa nay, các tay Xiến Tóc vẫn được tiếng đạo mạo cơ mà. (Dế Mèn phiêu lưu ký, tr86) (c) Từ chỉ chức danh hay nghề nghiệp như bô lão, tiểu thư, công tử, cậu cử, ẩn sĩ, tiên sinh, đại vương, ông đồ, thầy đồ, thầy giáo, thám tử, nhà truyền tin (94) Thế là tôi dừng chân và nương náu trong cái lều cỏ của ẩn sĩ Xiến Tóc vừa chán đời vừa lẩm cẩm. (Dế Mèn phiêu lưu ký, tr.92) (95) Ta đã bảo ta là Đại vương Ốc biển. (Chuyện vui về chú Ếch Cốm, tr.31) (96) Giáo sư Chuột Cống bao giờ cùng bắt đầu bài giảng bằng cách gõ thước cồm cộp lên tấm bảng sau lưng vừa gào câu “Chết quách chúng nó đi!” (Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, tr.27) (97) Có những ông đồ Chuột thâm nho đã đặt ra những câu hát châm chọc, cho trẻ hát để trêu tức lão Mèo. (Đám cưới Chuột, tr.58) (d) Từ vốn chỉ tính chất, hoạt động của người lại dùng chỉ hoạt động tính chất của vật như học, hát, buồn, lạy, (98) Châu Chấu Ma thì thụp cúi xuống lạy. (Võ sĩ Bọ Ngưa, tr.10) (99) Dê buồn bã nằm lăn trên giữa đồi. (Dê và Lợn, tr.31) (100) Trông chú Chuột Nhắt mới nho nhã làm sao! (Đám cưới Chuột, tr.56) (101) Rô tuy còn nhỏ nhưng rất ngoan, Rô biết vâng lời, làm tốt những việc mẹ bảo. (Măt Giếc đỏ hoe, tr.7) (e) Lớp từ chỉ các đơn vị trong tổ chức xã hội của con người được dùng cho vật như nhà, gia đình, xóm, làng, tổng, cộng đồng (102) Bởi vì vườn tre là làng xóm của chim. Trong bụi tre chi chit nhà cửa của chim. (Chèo Bẻo đánh Quạ, tr.9) (103) Một ngày tốt lành kia, tất cả tổng Chuột nhộn lên vì sự tấp nập đi rước câu cử tân khoa. (Đám cưới Chuột, tr.60) (104) Cộng đồng Chuột rất thích những hình vẽ ngộ nghĩnh của Tí Hon. (Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, tr.42) (f) Lớp từ chỉ văn minh vật chất hay tinh thần của con người dùng cho vật 63 như nhà cửa, lâu đài, trường học, bệnh viện, bức tranh, bài thơ, bài hát (105) Tò Vò chui lọt vào lâu đài và bắt đầu sinh nở. (Cô Tò Vò xanh, tr.12) (106) Chú Ếch xanh lủi thủi theo mẹ Ếch về trường. (Ếch xanh đi học, tr.30) (107) Bút chì cáu kỉnh chạy sang tờ giấy khác, vung tay vẽ bức tranh mới. (Chị Tẩy và em Bút chì, tr.21) (108) Bài thơ đầu tiên của Mèo Gấu làm tặng Áo Hoa là như thế này: Rù rù rùMeo (Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, tr.17) Chúng ta biết thế giới loài vật mặc dù có thể vẫn có tổ chức, thứ bậc riêng nhưng về bản chất chúng vẫn khác xa thế giới loài người. Con vật thường ít được định vị trong quan hệ với các đối tượng cùng loài. Do đó với cách dùng từ xưng hô như trên, truyện đồng thoại đã “ban” cho chúng một tư cách, vị trí nhất định, chúng trở thành những anh, chị, ông, bà Ngoài ra, lớp từ xưng hô theo lối dân dã tạo ra nét nghĩa biểu cảm cho đối tượng, chẳng hạn cách gọi cu Chuồn Ngô làm cho nhân vật hiện lên dễ thương như một chú bé con, cách gọi tay Xiến Tóc có hàm ý đánh giá. Ngoài ra, lớp từ chỉ chức danh, nghề nghiệp, hành vi, tâm lí và những điều đặc trưng cho cuộc sống con người đem đến cho đối tượng miêu tả những nét nghĩa mới mẻ. Như vậy, lớp từ trên thực sự đã biến đổi từ nghĩa gốc sang nghĩa ẩn dụ. Việc biến đổi nét nghĩa như trên xuất phát từ cơ sở: Thứ nhất, trên phương diện thể loại, đồng thoại lấy đề tài là thế giới loài vật nhưng chủ đề thường nêu lên những vấn đề về cuộc sống con người. Nhân vật là loài vật nhưng mang tính cách, hành vi con người. Lớp từ chuyển nghĩa dùng theo lối nhân hóa cho phép nhà văn nhân cách hóa loài vật. Như vậy, việc dùng từ gắn liền với thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của thể loại đồng thoại. Thứ hai, ở phương diện người đọc, truyện đồng thoại hướng đến đối tượng chính là trẻ em. Xuất phát từ nét tư duy theo lối “vật ngã đồng nhất”, trẻ em vốn gần gũi thiên nhiên. Lớp từ trên trở nên hiệu quả trong việc đưa thế giới loài vật đến gần hơn với trẻ. Bởi “khi các đối tượng không phải là người được khoác áo con người thì chúng thường tạo ra một không khí mới, chúng trở nên gần gũi hơn, dễ hiểu hơn” [63, tr.290]. Do tư duy ở trẻ em còn non nớt, ngược lại trí tưởng tượng lại vô cùng mạnh mẽ, nhân hóa tu từ cho các em mặc sức phiêu lưu trong thế giới tưởng tưởng 64 nhưng không xa rời cuộc sống với các hình ảnh thiên nhiên vừa lạ lẫm vừa quen thuộc như chính cuộc sống của các em. Hơn nữa, việc sử dụng nhân hóa tu từ còn rất phù hợp với lời nói hằng ngày của trẻ em. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa đã viết: “Lối nhân hóa không phải là hiếm hoi trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt là ngôn ngữ trẻ em, cách nhìn và cách nói của trẻ em thật nên thơ, thật ngộ nghĩnh” [53, tr.200]. Ngoài nhân hóa tu từ, các nhà văn còn nhờ đến ngữ cảnh để tăng cường khả năng hoạt động của từ, tạo ra những nét nghĩa mới mẻ và thú vị chỉ có ở truyện đồng thoại. 2.1.3.3.2. Chuyển nghĩa ngữ cảnh Chúng ta biết khi từ đi vào hoạt động ngôn ngữ, nghĩa của nó được hiện thực hóa, cụ thể hóa và được xác định. Khi đó, nghĩa trừu tượng, khái quát sẽ giảm đến mức tối thiểu để tăng cường tính xác định, cụ thể. Đồng thời với đó, khi kết hợp với các từ ngữ khác, từ lại có thể gia tăng những sắc thái mới, nội dung mới do chính sự vật mà nó biểu thị đem lại. Nghĩa ngữ cảnh của từ đã được nảy sinh trong những điều kiện như vậy. Trên thực tế, hoán dụ tu từ, ẩn dụ tu từ cũng được thực hiện dựa trên cơ sở đó. Nhưng ở đây, người viết muốn nhấn mạnh đến những kết hợp từ ngữ bất thường tạo nên cái gọi là nghĩa lâm thời, nghĩa được hiểu ngầm đặc trưng của thể loại văn học này. Sau đây là một số nhận xét về việc chuyển nghĩa của từ đựa vào ngữ cảnh: Nếu không nhờ đến ngữ cảnh, ta khó có thể chấp nhận các cách dùng từ trong Dế Mèn phiêu lưu ký sau về mặt ngữ nghĩa: (109) Rồi vô số Nhện nhấp nhô tung tăng đến, chân nắm chân ả Nhà Trò mà nhảy múa, hát ầm ĩ, rất vui. (tr.33) (110) Hang anh trưởng tôi rất khang trang. Coi vẻ phong lưu. (tr.40) (111) Tôi phải thưa với anh rằng bao nhiêu lâu anh em xa cách, em đã trải qua những phút gian nan, tính mệnh treo đầu sợi râu, () (tr.40) (112) Cóc cứ dấm dớ lý sự và lẩm nhẩm một mình nghĩ, một mình nói thế trong khi cả đàn Cóc nhô nhốp nhảy ra lại nhảy vào, vừa kèng kẹc vừa gật gù. (tr.59) (113) Cụ Châu Chấu già lụ khụ đã bạc cả lưng, cái gân đen đã nổi gồ lên trán, 65 ra ngồi cầm trịch. (tr.73) Trong các ví dụ nêu trên, cách dùng từ chân nắm chân trong điều kiện bình thường nghe thật kì quặc. Nhưng đặt bên cạnh các từ ngữ như Nhện, ả Nhà Trò và trong bối cảnh đồng thoại, cách dùng từ như vậy là hợp lí mà còn hết sức ngộ nghĩnh, thú vị. Tương tự như vậy, hang mà lại khang trang, phong lưu, chỉ có thể là cách dùng từ độc đáo của đồng thoại, làm cho hình ảnh vừa mang vẻ “dế” vừa lại rất “người”. Trong việc diễn tả tình huống nguy hiểm, nếu tác giả sử dụng tính mệnh treo đầu sợi tóc cho lời nói của Dế Mèn thì chưa phù hợp với đặc điểm sinh học của loài vật này nên thay bằng sợi râu. Đó cũng là lý do nhà văn dùng từ lưng trong bạc cả lưng để diễn tả tuổi già trong thế giới côn trùng. Cách dùng từ kèng kẹc với gật gù cũng rất thú vị, vừa đặc tả tính cách ồn ào của Cóc (kèng kẹc) vừa khắc họa sự thông thái rởm của các nhân vật này (gật gù). Qui tắc kết hợp của từ phải thỏa mãn hai phương diện: ngữ pháp và logic ngữ nghĩa. Về ngữ pháp, ở đây ta không bàn đến nhưng về ngữ nghĩa có sự “bất thường”. Nhưng sự “bất thường” đặt trong ngữ cảnh lại tạo nên những hiệu quả tu từ bất ngờ. Cho nên những kết hợp bất thường này chấp nhận được, thậm chí được coi là hay trong ngôn ngữ truyện đồng thoại. Có thể dẫn ra đây một số trường hợp khác có cách dùng từ như vậy trong truyện đồng thoại: (114) Ra cậu này cũng là chân trồng trọt cừ đây! (Tê Tê và Nhím, tr.97) (115) Vâng! Toàn là chân em trồng cả. (Tê Tê và Nhím, tr.97) (116) Và nó lao đi, coi cái chết nhẹ tựa lông chuột. ( Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, tr.135) (117) Một chú bé tật nguyền như con mà lão Chuột Cống còn muốn hãm hại thì đúng là lão mất hết tính chuột rồi! (Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, tr.153) (118) Mèo giả vờ hiền lành khúm núm chắp hai chân vái Dê và Lợn . (Dê và Lợn, tr. 38) (119) Cô cá Trê thẹn đen cả mình. (Lòng mẹ, tr.9) Các trường hợp sử dụng từ ngữ như trên rất lạ. Chân trồng trọt lẽ ra phải là tay trồng trọt, chân em trồng lẽ ra là tay em trồng, chắp hai chân lẽ ra là chắp hai tay. 66 Thành ngữ Coi cái chết nhẹ tựa lông hồng được sáng tạo thành Coi cái chết nhẹ tựa lông chuột. Các từ ngữ như tính chuột, thẹn đen đều rất sáng tạo . Cách sử dụng từ như trên có hai tác dụng: (i) Khi xây dựng hình tượng nhân vật, nhà văn vẫn có thể giữ lại những đặc điểm, tập tính của loài vật - điều này rất quan trọng với đồng thoại, làm nên sự khác biệt của nó với thể ngụ ngôn, trong đó, hình tượng nhân vật được người hóa gần như tuyệt đối. (ii) Từ phía tâm lý tiếp nhận, những cách dùng từ như thế rất thú vị đối với trẻ em, tạo cho các em nhiều liên tưởng ngộ nghĩnh. Lối dùng từ trên cũng rất gần với ngôn ngữ trẻ trong những năm đầu đời do ảnh hưởng từ lối tư duy ngây thơ, cảm tính. Trẻ thường quan sát, nghe để cảm thụ những sự kiện ngôn ngữ và điều chỉnh ngôn ngữ theo cách riêng của mình, dẫn đến những hiện tượng loại suy rất ngây thơ. “Ở trẻ còn có sự liên tưởng ngộ nghĩnh đối với các hiện tượng có phần gần giống nhau theo nhận thức của trẻ: Khi nhìn thấy con dê, trẻ nói “ông cụ”. Thấy thịt bị vàng xám, trẻ nói “thịt bị chảy máu”. Thấy cô nhăn mặt, trẻ nói “cô bị chua” [54, tr.93]. 2.2. Đặc điểm câu Với tư cách là đơn vị nhỏ nhất trong văn bản, câu (phát ngôn) có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Tại đây, luận văn chỉ khảo sát hai bình diện sau: - Cấu trúc của câu - Sự phân bố thông tin trong câu 2.2.1. Xét về mặt cấu trúc cú pháp Cấu trúc cú pháp là một trong những vấn đề trọng tâm của câu. Câu chứa nội dung cơ bản mà người nói, người viết muốn thông báo đến người nghe, người đọc luôn phải được tổ chức dưới một hình thức cú pháp nhất định. Truyện đồng thoại dùng nhiều kiểu cấu trúc cú pháp. Xét theo quan niệm truyền thống căn cứ cấu trúc cú pháp để chia câu thành câu đơn, câu ghép thì câu văn đồng thoại được phân loại như sau (xem bảng 2.5): Bảng 2.5. Thống kê số lượng câu văn đồng thoại theo cấu trúc cú pháp Tổng số: Câu đơn: 2494 câu (85,38 %) Không mở rộng: 2199 câu (75,28 %) Mở rộng: 295 câu (10,10 %) 67 2921 câu Câu ghép: 427 câu (14,62 %) Chính phụ: 111 câu (3,80 %) Đẳng lập: 316 câu (10,82 %) Nhìn vào bảng thống kê ở trên, ta thấy loại câu đơn là kiểu câu chiếm tỉ lệ cao nhất (85,38 %), câu ghép ít được dùng hơn (14,62 %). Điều này có thể xuất phát từ sự lựa chọn của tác giả mà nguyên cớ là trình độ thụ đắc ngôn ngữ của trẻ em. Về cơ bản, câu đơn có cấu trúc cú pháp trùng với cấu trúc logic của phán đoán nên có khả năng diễn đạt sự kiện đúng với nguyên mẫu của nó. Xét về tổ chức câu, câu đơn chỉ có một mệnh đề tạo thuận lợi cho quá trình tiếp nhận. Trong lịch sử văn hóa ngôn từ của loài người, câu đơn cũng là dạng thức cú pháp có trước câu ghép. Còn câu ghép, xuất phát từ góc độ tiếp nhận, tình hình có khác. Hoàng Trọng Phiến trong công trình Ngữ pháp tiếng Việt – Câu đã viết : “Về địa vị các đơn vị cấu trúc ngôn ngữ thì câu ghép thuộc đơn vị giao tế bậc cao. Đặc điểm câu ghép xuất phát từ góc độ nhận thức và tính chất ngữ pháp của chúng. So với câu đơn, câu ghép biểu hiện nhận thức nhiều mặt các hiện tượng khách quan và biểu đạt tính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_26_3726219211_3271_1872366.pdf
Tài liệu liên quan