Hàm ngôn là một trong những vấn đềmà ngữdụng học quan tâm nghiên cứu. Nó được đề
cập trong hầu hết các công trình nghiên cứu vềngữdụng học. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất:
hàm ngôn là nghĩa không hiện ngay trên bềmặt phát ngôn, đối lập với nghĩa hiển ngôn, là nghĩa
hiện rõ trên bềmặt phát ngôn. Nhưvậy, muốn hiểu nghĩa hàm ngôn thì phải đặt nó trong mối quan
hệvới nghĩa hiển ngôn (tường minh). O.Ducrot, một nhà ngôn ngữhọc hiện đại có nhiều công trình
liên quan đến vấn đềhàm ngôn, đưa ra định nghĩa được nhiều người chấp nhận đó là: hiển ngôn là
“cái người ta nói ra” và hàm ngôn là “cái người ta muốn nói mà không nói ra”. Và ông còn đưa ra
mô hình lưỡng phân hiển ngôn – hàm ngôn nhưsau:
154 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2867 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân gian, làm công việc xe duyên. Điều phi hiện
thực này sẽ khiến người nghe liên tưởng đến chuyện tình duyên và hiểu dụng ý của người nói là bày
tỏ mong muốn được sánh đôi vợ chồng. Trong tư liệu của chúng tôi, hành động trần thuật có hiệu
lực là bày tỏ xuất hiện 195 lần. Ngoài ra, hành động trần thuật còn có chức năng gián tiếp trách cứ,
cam kết, từ chối.
Hành động trần thuật được sử dụng nhiều trong cuộc đối đối đáp giao duyên là trần thuật -
khẳng định và trần thuật - giải thích.
2.2.4.2 Hành động từ chối, bác bỏ
Hành động từ chối trong giao tiếp là cách ứng xử nhằm khước từ thực hiện một việc nào đó
mà người khác yêu cầu. Như vậy, từ chối là HĐTL thuộc lượt đáp lời. Đây là một hành động dễ làm
tổn thương thể diện của người tiếp nhận, chứa đựng nguy cơ phá vỡ cuộc giao tiếp. Hành động từ
chối chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định như xuất hiện trong mối quan hệ với các hành
động khác: từ chối một lời đề nghị, thỉnh cầu, khen hay trả lời cho hành động hỏi… và luôn có
nguyên nhân từ chối đi kèm. Hình thức biểu hiện của hành động từ chối rất đa dạng. Chính sự đa
dạng này mà các tác giả như Nguyễn Thị Hai, Trần Mai chi đã phân loại hành động từ chối thành
những tiểu loại sau:
- Từ chối trực tiếp và từ chối gián tiếp
- Từ chối lịch sự và không lịch sự
- Từ chối tường minh và từ chối hàm ẩn
- Từ chối dứt khoát và không dứt khoát
- Từ chối nghi thức và không nghi thức
Tuy nhiên, các tác giả trên đều thống nhất rằng trong tiếng Việt có hai dạng chính đó là từ
chối trực tiếp (TCTT) và từ chối gián tiếp (TCGT). Trong hai dạng từ chối này có thể đan xen tính
lịch sự hay không lịch sự, dứt khoát hay không dứt khoát… Trong luận văn này, chúng tôi phân
loại và miêu tả hành động từ chối trong ca dao đối đáp theo cách phân loại trên.
a) Hành động từ chối trực tiếp
Hành động TCTT là người nói thể hiện trực tiếp đích từ chối của mình bằng các từ phủ định
như: không, chẳng, mặc kệ, đâu dám, không dám…
a.1) Từ chối hành động cầu khiến bằng cấu trúc: S1 - không/ không dám/ chẳng) – Vp
(55) a.
SP1 – Dâu cỏ nhỏ lá chàng ơi,
Chàng nên đi chọn những nơi dâu tàu.
SP2 – Dâu cỏ nhỏ lá mà xinh
Dâu tàu to lá mà mình không ưng.
b.
SP1 – Anh ngồi bờ cỏ xót xa,
Vô đây em trải chiếu hoa cho ngồi.
SP2 - Chiếu hoa để cha mẹ em ngồi,
Phận anh là rể không dám ngồi chiếu hoa.
- Từ chối bằng cấu trúc: NP - mặc/ mặc kệ - NP
(56) SP1 – Anh về sao được mà về
Dây giăng tứ phía tính bề ngăn anh.
SP2 – Dây giăng mặc kệ dây giăng
Ông tơ bà nguyệt đón ngăn cũng về.
Lời từ chối bằng cấu trúc phủ định này mang ý từ chối dứt khoát, không đắn đo. Các từ phủ
định không, mặc kệ chỉ rõ tính dứt khoát của hành động từ chối. Dù có kèm theo lời lí giải nhưng
vẫn thể hiện tính dứt khoát. Trong giao tiếp thông thường, cách từ chối này kết hợp với ngữ điệu
lên giọng sẽ là hành động từ chối không lịch sự. Nhưng trong lời đối đáp giao duyên, ngữ điệu lời
thoại nhẹ nhàng, êm ái kết hợp với các đại từ nhân xưng thân mật như mình, anh nên lời từ chối
mang tính chất thân mật, trung hoà về tính lịch sự. Từ chối dứt khoát có thể không nêu lí do như ở
ví dụ (56).
a.2) Từ chối trực tiếp biểu hiện bằng từ thôi
(57) Thôi thôi, đã lỡ nước cờ,
Có thương xin hãy đợi chờ kiếp sau.
“Thôi” là từ biểu thị hành động từ chối dứt khoát nhưng mức độ dứt khoát có phần giảm nhẹ,
tạo được sự thông cảm, không quá gây khó chịu ở người tiếp nhận. Ở ví dụ (57), chúng ta hình
dung được chàng trai / cô gái vì một lí do nào đó có thể cảm thông (chẳng hạn đã có vợ hoặc
chồng) từ chối chấp nhận tình cảm.
Hành động từ chối dù được thể hiện bằng hình thức nào thì cũng vẫn tiềm ẩn khả năng làm
tổn thương thể diện người tiếp nhận. Do đó, khi buộc phải từ chối tiếp nhận tình cảm hay một lời
thỉnh cầu, các chàng trai / cô gái thường ít lựa chọn hình thức TCTT, trừ khi họ cần phải nhấn
mạnh tính dứt khoát. Trong tư liệu của chúng tôi, trong tổng số 112 phát ngôn có lực tại lời từ
chối, TCTT chỉ xuất hiện 27 lần chiếm 24.1%.
b) Hành động từ chối gián tiếp
Hành động TCGT giúp người nói phần nào che đậy hành động từ chối nhằm giữ thể diện cho
người tiếp nhận. Về mặt lí thuyết, đây được xem là cách từ chối lịch sự. Người từ chối đã có sự cân
nhắc, suy xét sao cho phát ngôn của mình phù hợp với tình huống đối thoại. Tuy nhiên, thực tế
không hoàn toàn đúng như vây. Khảo sát ca dao đối đáp giao duyên cho thấy, có nhiều phương
thức biểu hiện hành động TCGT như sau:
b.1) TCGT bằng cách nêu lí do phủ định lời mời
Ví dụ: (58)
SP1 – Khách tri âm đã tới sân hoè,
Mời ngồi chiếu phượng mà nghe thiếp đàn.
SP2 - Chậm chân là kẻ đi sau,
Vườn huê đã chật lấy (chỗ) đâu mà ngồi.
Nội dung lời mời của SP1 là “mời ngồi”, SP2 nêu lí do mình là kẻ tới sau, những người đến
trước đã chật chỗ.
b.2) TCGT bằng cách dùng hình thức hỏi chất vấn với hàm ý bác bỏ nhằm mục đích từ chối.
(59) SP1 - Chờ em cho mãn kiếp chờ,
Cho rau muống vượt lên bờ trổ bông.
SP2 – Rau muống trổ bông lên bờ nó trổ,
Ai biểu anh chờ, anh kể công ơn?
Trong lượt lời hồi đáp, SP2 sử dụng câu hỏi chất vấn bác bỏ Ai biểu anh chờ?, khẳng định
mình không yêu cầu chờ, để từ chối tiếp nhận tình cảm của SP1. Cách từ chối này cũng mang tính
dứt khoát, không mấy lịch sự, không hứa hẹn một cuộc thoại hoà khí.
b.3) Từ chối lời thỉnh cầu bằng hành động thỉnh cầu
(60) SP1 – Kìa kìa sao mai đã mọc,
Để anh ra về đi học kẻo trưa.
SP2 – Mù sương nhỏ đượm như mưa,
Xin anh ở lại đến trưa hãy về.
Ví dụ 60, hành động thỉnh cầu xin anh ở lại đến trưa hãy về có ý nghĩa từ chối hành động
thỉnh cầu để anh ra về của SP1 trong lượt trao lời. Đây là cách từ chối không dứt khoát, SP2 không
từ chối nội dung thỉnh cầu mà chỉ từ chối thời điểm thực hiện. SP2 không từ chối việc cho SP1 ra về
mà chỉ từ chối thời điểm thực hiện việc cho ra về. Hình thức này mang tính thuyết phục nhiều hơn
là từ chối, hứa hẹn một cuộc thoại hoà khí và có thể người từ chối bị thuyết phục.
b.4) Từ chối lời mời có đích bày tỏ bằng hành động bày tỏ
(61) SP1 - Mời anh đi quá cổng ngăn,
Để em đỡ túi, nâng khăn anh vào.
SP2 – Anh vào anh cũng muốn vào,
Anh sợ thầy mẹ cây cao lá dài.
Bày tỏ trạng thái tâm lí sợ hãi trước lời mời cũng chính là gián tiếp thực hiện hành động từ
chối.
b.5) Từ chối đáp lời cho hành động hỏi bằng hành động khẳng định.
(62) SP1 – Cau già quá lứa bán buôn,
Em già quá lứa, có buồn không em?
SP2 – Cau già quá lứa bửa phơi,
Em già quá lứa, có nơi đợi chờ.
Trong quan hệ với hành động hỏi, từ chối là phủ định sự đáp lời có liên quan đến nội dung
hỏi, tức là không đáp ứng yêu cầu thông báo mà hành động hỏi nhằm đến. Lượt đáp lời ở ví dụ 62,
SP2 không nhằm trả lời câu hỏi “có buồn không” của SP1. SP2 từ chối giải đáp bằng hành động trần
thuật - khẳng định “có nơi đợi chờ”. Ở ví dụ này, giả định câu hỏi của SP1 không phải là câu hỏi
chính danh mà là gián tiếp bày tỏ tình cảm thì lời đáp của SP2 vẫn là từ chối gián tiếp.
b.6) TCGT bằng hành động khẳng định
(63) Bao giờ chạch đẻ ngọn đa,
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
S sử dụng hình thức khẳng định để gián tiếp thực hiện hành động từ chối bằng cách vi phạm
các điều kiện thực hiện hành động khẳng định: chỉ nói mình cho là đúng và phải có bằng chứng ; p
phản ánh một sự kiện có thực. S đã khẳng định một sự việc không có thực. Đây là hình thức từ chối
dứt khoát, bởi lẽ sự tình được nói ra không có thực.
Chúng ta cần phân biệt hành động từ chối và hành động bác bỏ. Như đã nói trên, từ chối là
hành động đáp lời mang nghĩa phủ định hưởng ứng cho một số hành động cầu khiến, bày tỏ ý
mong muốn... Còn hành động bác bỏ chỉ xảy ra khi trước đó là một hành động mang nghĩa khẳng
định.
Ví dụ: (64)
SP1 – Em có chồng rồi em nói rằng chưa,
Tội riêng em đó chẳng lừa được anh.
SP2 – Không, không chưa có nơi đâu,
Con tằm xoan đang đợi nương dâu nhà người.
Mặc dù cũng sử dụng IFIDs không, chưa nhưng các từ này mang nghĩa bác bỏ phủ định hoàn
toàn lời khẳng định có chồng của SP1 trong lượt trao lời.
Tuy nhiên, hành động từ chối có thể liên quan đến hành động bác bỏ. Bởi vì khi thực hiện
hành động từ chối người nói thường nêu lí do từ chối. Lí do từ chối thường là người nói phải bác
bỏ một trong những điều kiện không thoả mãn của hành động đó.
Ví dụ: (65)
SP1 - Trước đây mỗi đứa mỗi nơi,
Bây giờ giáp mặt hỏi người tính sao?
SP2 - Mẹ cha anh chẳng phải giàu
Thân anh làm mướn, tiền đâu cưới nàng?
Ở ví dụ 65, câu hỏi của SP2 – chàng trai là hành động hỏi - từ chối, hồi đáp cho hành động
hỏi có hiệu lực gián tiếp là thỉnh cầu. Để hồi đáp cho hành động thỉnh cầu, SP2 phải sử dụng chiến
lược hỏi – bác bỏ - từ chối, nghĩa là dùng hình thức hỏi với hiệu lực bác bỏ những điều kiện không
thoả mãn hiệu lực thỉnh cầu nhưng đích cuối cùng là từ chối, vì nội dung câu hỏi chính là lí do từ
chối. Câu hỏi của SP1 – cô gái “tính sao?” có hiệu lực là lời thỉnh cầu một đám cuới. Chàng trai
đưa ra thông tin cha mẹ nghèo, bản thân làm mướn, tức không có khả năng thực hiện đám cưới
(theo lẽ thường để làm được đám cưới phải có tiền). Phó từ đâu trong câu hỏi biểu thị ý phủ định
việc có tiền và khẳng định dứt khoát không hề có tiền. Qua đó, chàng trai ngầm bác bỏ niềm tin
của cô gái cho rằng chàng trai có khả năng thực hiện đám cưới, gián tiếp từ chối hành động thỉnh
cầu của cô gái.
Có thể nói, TCGT giúp người nói che đậy phần nào hành động từ chối của mình nhằm tránh
sự hụt hẫng và giữ thể diện cho người tiếp nhận, hứa hẹn một cuộc thoại hài hoà, đồng thời góp
phần thể hiện sự vận dụng ngôn ngữ, khéo léo, tế nhị của người bình dân. TCGT có tần số xuất
hiện cao 85/112 phần nào cho thấy nét duyên dáng, lịch thiệp và thông minh của các chàng trai / cô
gái trong ca dao.
Hình thức từ chối rất phong phú. Trong thực tế, còn có nhiều cách biểu hiện hành động từ
chối hơn. Những cách trình bày trên là những cách thường xuất hiện trong ca dao đối đáp giao
duyên. Động từ ngôn hành từ chối không xuất hiện một lần nào.
2.2.5 Hành động cam kết (Commissive)
Theo Austin và Searle, cam kết là những hành động ràng buộc S vào một chuỗi những hành
động nhất định. S chịu trách nhiệm trước H về một hành động trong tương lai mà mình đã nêu trong
phát ngôn. Như vậy, cam kết cũng là một hành động tại lời, có điều kiện thực hiện như sau:
Điều kiện nội dung mệnh đề: Hành động A trong tương lai của S.
Điều kiện chuẩn bị:
1) S muốn thực hiện A. S có khả năng thực hiện A
2) H thực sự mong muốn A được thực hiện.
Điều kiện chân thành: S có ý định thực hiện A.
Điều kiện cơ bản: S chịu trách nhiệm thực hiện hành động A trước H.
Tìm hiểu về hành động cam kết, tác giả Vũ Tố Nga cho rằng: “Ở những hoàn cảnh giao tiếp
nhất định, một người nói (speaker) - trước mặt người nghe (listener) (người nghe ở đây có thể là
một người, cũng có thể là nhiều người, có thể có sự hiện diện trực tiếp mặt đối mặt, thậm chí có thể
người nghe là người không cùng thế giới hiện thực với người nói tại thời điểm nói - đưa ra một phát
ngôn nhằm tự ràng buộc trách nhiệm của mình trước người nghe về một hành động trong tương lai
mà mình nêu trong phát ngôn. Khi đó ta nói người nói đã thực hiện hành vi cam kết. Thực hiện
hành vi cam kết người nói không chỉ đặt mình vào một sự ràng buộc về trách nhiệm mà đồng thời
mang đến cho người nghe một quyền lợi nhất định.” [59– 49]
Các động từ biểu thị tường minh hành động cam kết - cũng là động từ gọi tên hành động
cam kết- gồm có cam kết, hứa, hẹn, thề, tình nguyện, cam đoan, đảm bảo, bảo lãnh, giao ước .v.v.
Cam kết thường được thể hiện tường minh bằng động từ ngôn hành. Tuy có trường hợp được thực
hiện gián tiếp qua hành động khác nhưng rất hạn chế. Trong cuộc sống, cam kết xuất hiện mọi lúc
mọi nơi và có một ví trí quan trọng. Khảo sát ca dao đối đáp giao duyên, chúng tôi nhận thấy phần
lớn hành động cam kết được biểu thị trực tiếp bằng các động từ hứa, hẹn, thề, nguyền, giao ước và
được thực hiện gián tiếp thông qua hành động trần thuật - khẳng định.
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2006):
Hứa là nói với ai, với ý thức tự ràng buộc mình là sẽ làm điều gì đó mà người ấy đang quan
tâm.
Hẹn là nói nói với ai, với ý thức tự ràng buộc mình là sẽ làm việc đó trong quan hệ với nhau
theo sự thoả thuận của hai bên.
Thề là hứa một cách trịnh trọng, viện ra một vật thiêng liêng hay quý báu nhất (như danh dự,
tính mạng) để đảm bảo.
Giao ước là cam kết với nhau về những điều mà mỗi bên sẽ làm.
Nguyện là tự nhủ, cam kết sẽ làm đúng như vậy (nói về điều mà mình coi là thiêng liêng).
Như vậy, nguyện là hành động cam kết thiên về bộc bạch nỗi lòng, điều được cam kết phải là thiêng
liêng đối với người nói.
Từ những định nghĩa trên, ta thấy hứa, hẹn, giao ước là HĐTL, thể hiện mức độ cam kết ở
dạng trung hoà. Thề, nguyện là hành động cam kết bày tỏ quyết tâm cao độ của người nói với điều
mình hứa hẹn vì người nói đã mang những cái mà người ta cho là thiêng liêng ra làm đảm bảo để
người nghe tin và cảm thấy yên lòng. Trong phát ngôn cam kết có động từ thề, có trường hợp có
thêm phần nêu điều kiện ràng buộc trách nhiệm gây thiệt hại cho người nói nếu lời cam kết không
được thực hiện. Trách nhiệm này có thể hiện thực hoá cũng có thể mang tính cường điệu hoá tuỳ
theo tính chất trang trọng của lời thề. Tuy nhiên, trong ca dao đa phần là những trách nhiệm có tính
chất riêng tư, cường điệu hoá vì có thể nó xuất hiện trong cuộc giao duyên giả định, không mang
tính nghi thức xã hội giữa những người có quan hệ thân tình:
(66) Nếu em còn ngại, qua thề lại cho em hết nan phân,
Đứa nào quên tấn quên tần,
Xuống sông cọp ních, lên rừng sâu tha.
Hoặc:
Ai mà nói dối với ai,
Thì trời giáng hạ cây khoai ngoài đồng
Trong giao tiếp hàng ngày, việc nêu trách nhiệm thiệt hại thường xuất hiện trong phát ngôn
cam kết nhưng trong ca dao phần này rất ít xuất hiện.
Điều kiện để có một hành động tại lời cam kết trực tiếp phải thoả mãn điều kiện sau: Chủ thể
của nó phải ở ngôi thứ nhất, thời gian của sự tình phải ở hiện tại, mệnh đề của phát ngôn chính là
hành động trong tương lai của người nói.
(67) a. Trên trăng dưới nước, anh giao ước một lời.
Dẫu trăng mờ nước cạn, anh chẳng đời nào phụ em.
b.
SP1 - Nếu không thệ hải minh san,
Làm sao biết được đá vàng chì thau.
SP2 - Ngọc còn ẩn đá,
Vàng chẳng lộn than,
Em đây là phận hồng nhan,
Một lời đã hứa tào khang
Trăm năm ghi tạc nghĩa chàng chàng ơi!
Câu 67.a là câu biểu thị hành động cam kết trực tiếp, có động từ ngôn hành giao ước, nội
dung mệnh đề chẳng đời nào phụ (bỏ). Câu 67.b, mặc dù có động từ hứa nhưng việc hứa này xảy ra
ở quá khứ “đã”, nên nó có hình thức là trần thuật với hiệu lực tại lời là từ chối hành động yêu cầu
SP2 thề của SP1 hoặc SP2 khẳng định lại lời hứa để SP1 yên lòng.
a) Trong ca dao đối đáp giao duyên, hành động cam kết biểu hiện trực tiếp bằng biểu thức
ngôn hành tường minh: S - Vnh – p. (S: chủ thể hành động hứa hẹn, Vnh: động từ ngôn hành, p nội
dung hứa hẹn – hành động trong tương lai mà người nói thực hiện)
Ví dụ: (68)
SP1 - Nếu anh có dạ thương em,
Xin cho sáu lễ mai đem tới nhà.
SP2 - Thương nhau đâu quản đường xa
Anh nguyền trọn dạ đến nhà hỏi thưa.
Anh thề có bóng trăng đây,
Núi kia có lỡ lòng này vẫn nguyên.
Hoặc, hành động cam kết được trực tiếp bằng biểu thức cam kết nguyên cấp: S - sẽ - p. Trong
biểu thức này, biểu thị ý cam kết - hứa sự tình p được S thực hiện trong tương lai là phụ từ sẽ.
(69) Phụ mẫu tui sanh để phụ mẫu tui định,
Ngày nay tui đâu dám cãi lịnh sợ phụ mẫu rầy.
Này anh ơi anh về cậy mai đên đây.
Phụ mẫu tui ừ, tui sẽ ưng anh.
b) Hành động cam kết được thực hiện gián tiếp bằng hành động khẳng định
Với hành động khẳng định chính danh, sự việc X phải xảy ra trước hoặc ngay tại thời điểm
nói, S tin rằng X có thật. Thực hiện hành động cam kết bằng hình thức khẳng định là S khẳng định
một sự việc ở tương lai, một sự việc chưa xảy ra nhưng S khẳng định sẽ thực hiện nó:
(70) Anh về mai mốt anh qua,
Em đừng trông đợi, má ba hay rầy.
Hay, S thực hiện cam kết bằng cách nêu một giả thiết phi thực tế và khẳng định nếu giả thiết
đó được hiện thực hoá thì S sẽ không thực hiện sự việc A trong tương lai:
Chừng nào muối ngọt chanh thanh,
Em đây mới dám bỏ anh lấy chồng.
Điều đặc biệt là hành động cam kết có tần số xuất hiện rất thấp trong ca dao đối đáp giao
duyên. Trong 1514 đơn vị ca dao, chỉ có 50 phát ngôn có lực tại lời là hứa, hẹn, thề, nguyền. Có thể
lí giải tại sao cam kết lại không xuất hiện nhiều trong giao duyên là do nó ứng với chặn cuối cùng
của cuộc đối đáp giao duyên là hát tiễn đưa. Trong lời tiễn đưa, người ta có thể thực hiện nhiều hành
động như bày tỏ sự bịn rịn, nhớ mong; dặn dò, thề nguyền, hẹn ước… Thực hiện hành động hứa
hẹn, thề nguyền đòi hỏi người thực hiện phải có trách nhiệm thực hiện, nếu không thực hiện sẽ bị
chê trách. Lời thề, nguyện là thiêng liêng, ảnh hưởng đến danh dự. Do vậy, trong lĩnh vực tình cảm,
người ta không thực hiện hành động thề, nguyện, hứa nếu không xuất phát từ một tình cảm chân
thật mà những lời hát trong cuộc đối đáp giao duyên có khi chỉ là lời trao đáp về một cuộc tình giả
định.
2.3 Tiểu kết
Nhìn từ góc độ giao tiếp ngôn ngữ, chúng tôi nhận thấy: ca dao đối đáp giao duyên là thơ dân
gian dùng để giao tiếp với mục đích thực hiện những hành động trao gửi duyên tình. Lời ca dao có
cấu trúc đối đáp, được tổ chức theo kiểu lắp ghép liên hành động, nghĩa là, trong một đơn vị ca dao
có thể có nhiều hành động ngôn từ cùng xuất hiện.
Sức sống và giá trị của ca dao đối đáp giao duyên được xác định nhờ khả năng tương thích
với nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, với nhiều người sử dụng khác nhau. Ban đầu nó vốn diễn
đạt một nội dung cụ thể với các đối ngôn cụ thể và hoàn cảnh cụ thể. Nhưng do truyền miệng,
những yếu tố ngữ cảnh bị tước bỏ nên nó có thể phù hợp với nhiều tình huống đối đáp khác nhau.
Nội dung của ca dao đối đáp giao duyên là những tình cảm tâm trạng mang tính phổ phát nên có thể
sử dụng ở nơi khác với ngữ cảnh khác. Do đó, có nhiều trường hợp, một đơn vị ca dao tồn tại nhiều
cách hiểu, rất khó xác định chính xác lực ngôn trung của hành động ngôn ngữ. Có thể có nhiều hành
động tại lời khác nhau trong một đơn vị tạo lời. Không phải bao giờ cũng có sự tương ứng 1-1 giữa
hành động ngôn từ và động từ biểu thị hành động đó.
Trong ca dao đối đáp giao duyên, rất ít xuất hiện những hành động như chê, nhờ, khuyến
cáo, phàn nàn… mà chủ yếu là hỏi, biểu cảm, khẳng định, thỉnh cầu, khuyên bảo, từ chối, trách cứ.
Đây là những hành động phù hợp cho một cuộc giao duyên. Về hình thức biểu hiện, hành động
khẳng định, thỉnh cầu, khuyên bảo đa phần lựa chọn hình thức biểu hiện trực tiếp, còn với những
hành động có khả năng đe doạ thể diện cao như từ chối, trách cứ là hình thức gián tiếp. Hỏi và bày
tỏ thì lựa chọn gần như tương đồng cả hai hình thức. Điều này giúp chúng ta nhận thấy lời bày tỏ
tình cảm của ca dao có tính chất vừa mạnh bạo, vừa kiên quyết, vừa chân thành, vừa kín đáo tế nhị
mang đặc trưng tính cách của người lao động.
Việc sử dụng linh hoạt, hợp lí nhiều hình thức biểu hiện hành động tại lời để đạt hiệu quả bày
tỏ các sắc thái tình cảm trong đối đáp giao duyên đã giúp cho ngôn ngữ ca dao trở nên sinh động,
uyển chuyển, tinh tế và hàm chứa nhiều hàm ngôn trong một vỏ ngôn ngữ.
CHƯƠNG BA
MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TẠO HÀM NGÔN
TRONG CA DAO ĐỐI ĐÁP GIAO DUYÊN TIẾNG VIỆT
3.1. Khái quát về hàm ngôn
3.1.1 Thuật ngữ hàm ngôn, khái niệm và phân loại
Về thuật ngữ hàm ngôn, có tác giả gọi là hàm ngôn, đối lập với hiển ngôn như Hoàng Tuệ
[91-927], Nguyễn Đức Dân [10-192], Hoàng Phê [69 -178], Đỗ Hữu Châu [7- 365], Đỗ Thị Kim
Liên [48-60]; có tác giả gọi là hàm ý [29-469], [Trần Thị Tố Ninh 64-113]. Bên cạnh đó, tác giả
Cao Xuân Hạo còn có sự phân biệt hàm ý (nghĩa hàm ẩn mà người nghe suy ra từ phát ngôn) và
hàm ngôn (nghĩa hàm ẩn mà người nói muốn chuyển đến người nghe).
Hàm ngôn là một trong những vấn đề mà ngữ dụng học quan tâm nghiên cứu. Nó được đề
cập trong hầu hết các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất:
hàm ngôn là nghĩa không hiện ngay trên bề mặt phát ngôn, đối lập với nghĩa hiển ngôn, là nghĩa
hiện rõ trên bề mặt phát ngôn. Như vậy, muốn hiểu nghĩa hàm ngôn thì phải đặt nó trong mối quan
hệ với nghĩa hiển ngôn (tường minh). O.Ducrot, một nhà ngôn ngữ học hiện đại có nhiều công trình
liên quan đến vấn đề hàm ngôn, đưa ra định nghĩa được nhiều người chấp nhận đó là: hiển ngôn là
“cái người ta nói ra” và hàm ngôn là “cái người ta muốn nói mà không nói ra”. Và ông còn đưa ra
mô hình lưỡng phân hiển ngôn – hàm ngôn như sau:
Nghĩa phát ngôn
(Dẫn theo 91 - 931)
Dựa vào định nghĩa của Ducrot và Kerbrat Orecchioni, Hoàng Tuệ phát biểu:
Tiền giả định (TGĐ) bao gồm những thông tin tuy không được nói ra, nhưng một cách tự
động, được ghi vào phát ngôn và từ phát ngôn được suy ra.
Hiển ngôn
(Explicite)
Hàm ngôn
(Implicite)
Tiền giả định
(Présupposés)
Ẩn ý (Sous –
entendus)
Nghĩa ẩn ý là những thông tin được chuyển đến bằng một phát ngôn, nhưng sự hiện thực hoá
chúng vẫn phải phụ thuộc vào những điều kiện của tình huống cụ thể.
Nghĩa ẩn ý và tiền giả định đều là hàm ngôn, đều “không nói ra”, nhưng giữa hai nghĩa này
vẫn có sự khác nhau cơ bản. Nghĩa ẩn ý đòi hỏi một sự giải mã đặc biệt. Ngoài mã ngôn ngữ còn
phải có mã tâm lí, xã hội …
Như vậy, Hoàng Tuệ cũng xem hàm ngôn bao gồm cả tiền giả định và nghĩa ẩn ý.
Nguyễn Đức Dân [10-192] cũng cho rằng: câu ngoài hiển ngôn nó còn chứa đựng một thông
tin không hiển hiện khác mà chúng ta sẽ gọi là nghĩa hàm ngôn. Hàm ngôn là TGĐ + hàm ý. về
TGĐ, ông nói: khi A có một TGĐ B thì TGĐ ngữ nghĩa là dù A có giá trị đúng hay sai thì TGĐ B
của nó vẫn luôn luôn đúng, còn TGĐ ngữ dụng là khi phát ngôn A thì người nói đã giả định rằng B
và tin rằng người nghe cũng nghĩ là B và B được chấp nhận. Nói tóm lại, TGĐ của một câu được
coi là những điều kiện dùng chuẩn xác của câu đó. Hàm ý được hình thành từ ngôn ngữ độc lập với
ngữ cảnh là hàm ý ngôn ngữ. Hàm ý hình thành trong những tình huống giao tiếp cụ thể là hàm ý
hội thoại.
Theo Hoàng Phê: [69-178] “Cái kì diệu của ngôn ngữ là cho phép có thể nói ít mà làm cho
người nghe lại có thể hiểu nhiều. Bên cạnh, hay nói đúng hơn là bên trong những điều nói trực tiếp,
thường có thể còn có những điều nói gián tiếp, gợi ý cho người nghe tự mình suy nghĩ mà hiểu lấy.
Điều nói trực tiếp, chúng tôi gọi là hiển ngôn, điều nói gián tiếp gọi là hàm ngôn.”. Khi một lời có
hàm ngôn, thì ý hàm ngôn thường là quan trọng, thậm chí có khi hiển ngôn chỉ dùng để nói hàm
ngôn, ý hàm ngôn mới là chính. Và theo ông, TGĐ là “những điều mà coi như người nghe đã biết
rồi, điều được giả định là đúng [69-7-38], những điều phải đúng như vậy thì câu hoặc lời mới thật
sự có ý nghĩa”. Giữa hàm ngôn và TGĐ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau “Người nghe phải dựa
vào hiển ngôn và TGĐ, coi như là những tiền đề, từ đó suy ra hàm ngôn”.
Nếu O.Ducrot, Hoàng Tuệ coi TGĐ là một hình thức của hàm ngôn (cùng với ẩn ý), là cái
hàm ngôn nằm trực tiếp trong bản thân nghĩa từ ngữ của lời thì các nhà Việt ngữ học như Hoàng
Phê, Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo đều có chung quan niệm coi TGĐ là một loại nghĩa hàm ẩn
nhưng là nghĩa hàm ẩn không có giá trị thông báo và là điều kiện tiên quyết để nghĩa hiển ngôn của
câu có thể đúng hay sai. TGĐ được phân biệt với các loại ý nghĩa hàm ẩn khác như hàm ngôn, hàm
ý, ẩn ý. Có nghĩa là, một phát ngôn ngoài nghĩa tường minh còn có nghĩa hàm ẩn. Trong nghĩa hàm
ẩn, ngoài TGĐ còn có một nghĩa hàm ẩn nữa, đó là hàm ngôn. Quan niệm về TGĐ và hàm ngôn hay
hàm ý của các tác giả này, chúng tôi đã trình bày ở chương 1 của luận văn. Theo những quan niệm
trên, hàm ngôn được hiểu:
1) Là phần nghĩa hàm ẩn có giá trị thông tin, đối lập với tiền giả định là phần nghĩa hàm ẩn
không có giá trị thông tin.
2) Là ý nghĩa hàm ẩn được suy ra từ nghĩa tường minh và TGĐ.
Ví dụ: (1)
Khi xưa chín hẹn thì nên
Bây giờ chín hẹn, em quên cả muời.
Ta có TGĐ: Hai người đã có cuộc hẹn hò.
Người con gái quên lời hẹn.
TGĐ này được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận nên nó không có giá trị thông tin.
Dựa vào đó, người con trai tạo nên phát ngôn của mình. Nếu TGĐ đúng thì hiển nghĩa của câu Bây
giờ em quên hết lời hẹn là đúng. Từ TGĐ và nghĩa hiển ngôn, có thể suy ra hàm ngôn của câu chính
là: người con trai trách móc người con gái đã sai hẹn. Đây mới chính là phần nghĩa có giá trị thông
tin của câu, là ý nghĩa mà người nói muốn người nghe hiểu.
Tuy có sự thống nhất tương đối cao trong quan niệm về hàm ngôn, nhưng thực tế lại tồn tại
nhiều điều chưa thống nhất giữa các nhà ngôn ngữ học về tên gọi và sự phân loại hàm ngôn.
Về phân loại hàm ngôn, các nhà nghiên đều thống nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVNNH024.pdf