1.1.4. Đặc điểm tự kiểm soát và tự đánh giá
Đặc điểm này được đánh giá theo mức đo của các yếu tố: G (hành vi theo chuẩn mực, lý tính- hành vi cảm tính), Q3 (tự kiểm soát thấp- tự kiểm soát cao) và MD (tự đánh giá).
Điểm cao ở yếu tố G (7.86), cho thấy phạm nhân thể hiện sự kiểm soát từ bên ngoài khá rõ nét, sự tuân thủ các chuẩn mực và các nguyên tắc hành vi một cách có ý thức. Tuy nhiên, đây chỉ là sự điều tiết hành vi theo lý tính, theo nguyên tắc một cách có ý thức, còn thực chất lại không phải như vậy. Sự kiểm soát hành vi từ bên trong, kiểm soát bằng nội lực của bản thân chỉ biểu hiện ở mức độ bình thường. Điểm trung bình ở yếu tố Q3 cho thấy rõ điều đó. Điểm cao ở yếu tố G cũng đã chỉ ra rằng, phạm nhân là những người có tính kiên trì trong việc đạt được mục đích, tính chính xác, tính trách nhiệm và mang khuynh hướng thiết thực.
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4083 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm nhân cách của phạm nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân sau khi vào trại đã không còn tâm trạng hoang mang, lo lắng và sợ hãi, thường ở họ có sự kiên trì, lạnh lùng trong hành động. Do hoàn cảnh bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế, các phạm nhân thường có mặc cảm về vị thế xã hội của mình- vị thế thấp kém hơn những người khác. Từ đó họ thường nảy sinh trạng thái bi quan tuyêt vọng, biểu hiện ở sự chán chường, thụ động, thờ ơ, bất cần, nghi ngờ mất niềm tin và đôi lúc thể hiện rõ sự yếu đuối của bản thân ra bên ngoài. Đó chính là nguyên nhân dễ dẫn tới hành vi vi phạm nội quy, quy chế trại giam.
Tuy nhiên, ở đại đa số các phạm nhân, ý chí của họ thiếu sự cân bằng giữa các mặt. Cụ thể là giữa mặt nội dung và mặt cường độ của ý chí. Thường là ở họ có sự kiên trì quyết đoán tạo nên sức mạnh ý chí nhưng không hướng vào các hoạt động tích cực mang ý nghĩa xã hội mà hướng vào các hoạt động phục vụ lợi ích, ý muốn không đúng đắn của cá nhân, nên thường được gọi là sự ngang bướng, liều lĩnh, lì lợm, ngoan cố.
1.1.3. Các đặc điểm quan hệ liên nhân cách
Việc xem xét các đặc điểm quan hệ liên nhân cách nhằm mục đích tìm hiểu mối quan hệ của cá nhân đối với mọi người xung quanh, đối với nhóm, cách thức cá nhân thể hiện hành vi trong nhóm.
Các đặc điểm quan hệ liên nhân cách được thể hiện qua các yếu tố: A (kín đáo- cởi mở), E (lệ thuộc- chủ động), F (tính trầm- biểu cảm), H (nhút nhát- dũng cảm), L (tin tưởng- nghi ngờ), N (trực tính- xã giao), Q2 (tuân thủ- không tuân thủ). Kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố đều có mức độ thể hiện nằm trong khoảng trung bình.
Yếu tố A với mức độ thể hiện 6.40 đã nói lên rằng, phạm nhân là những người khá cởi mở, họ rất dễ kể cho nhau nghe về gia đình, bạn bè, hoàn cảnh của nhau. Tuy nhiên có một số phạm nhân thường đắm mình trong nỗi buồn nhớ nhà, nhớ gia đình, bạn bè, nhớ cuộc sống tự do dẫn đến thái độ thụ động, thờ ơ, ít quan tâm tới cuộc sống trong trại. Những người này rất kín đáo, khó tiếp xúc và hoà nhập với xung quanh. Ngoài ra, những phạm nhân đã phạm tội nhiều lần lại hay hồi tưởng về lối sống tội lỗi của mình và kể cho các phạm nhân khác về những lần phạm tội trong đó họ coi mình như những người hùng.
Sự mất quyền tự do đã phá vỡ hệ thống các mối quan hệ đã được hình thành trước đây giữa phạm nhân với những người xung quanh. Trong giao tiếp của họ có sự bị cách biệt. Vì vậy, một xu hướng dễ nhận thấy trong cộng đồng phạm nhân, đó là những ngày đầu vào trại, phạm nhân thường có xu hướng tìm cho mình bạn bè, những người cùng chí hướng, sở thích, lợi ích... Họ cũng có thể chọn bạn theo đặc điểm dân tộc, quê quán...
Điểm trung bình ở yếu tố E (5.90) và yếu tố Q2 (5.36) chứng tỏ phạm nhân là những người thiếu tự tin, dễ bị phụ thuộc vào người khác.
Những đặc điểm còn lại cũng đều ở mức trung bình. Các yếu tố này đã thể hiện phạm nhân là những người đơn giản trong cách tiếp cận cũng như quan hệ với những người xung quanh. Do mặc cảm vị thế, mặc cảm tội lỗi cũng như một số các yếu tố tâm lý khác, trong quan hệ với những người xung quanh, một điều rất dễ nhận thấy là phạm nhân thường rụt rè, thận trọng, đề phòng, do vậy, tính tích cực, tính chủ động không cao, nhất là trong môi trường chưa quen biết. Điều này gây ra không ít khó khăn cho phạm nhân trong quá trình tái hoà nhập xã hội sau này.
1.1.4. Đặc điểm tự kiểm soát và tự đánh giá
Đặc điểm này được đánh giá theo mức đo của các yếu tố: G (hành vi theo chuẩn mực, lý tính- hành vi cảm tính), Q3 (tự kiểm soát thấp- tự kiểm soát cao) và MD (tự đánh giá).
Điểm cao ở yếu tố G (7.86), cho thấy phạm nhân thể hiện sự kiểm soát từ bên ngoài khá rõ nét, sự tuân thủ các chuẩn mực và các nguyên tắc hành vi một cách có ý thức. Tuy nhiên, đây chỉ là sự điều tiết hành vi theo lý tính, theo nguyên tắc một cách có ý thức, còn thực chất lại không phải như vậy. Sự kiểm soát hành vi từ bên trong, kiểm soát bằng nội lực của bản thân chỉ biểu hiện ở mức độ bình thường. Điểm trung bình ở yếu tố Q3 cho thấy rõ điều đó. Điểm cao ở yếu tố G cũng đã chỉ ra rằng, phạm nhân là những người có tính kiên trì trong việc đạt được mục đích, tính chính xác, tính trách nhiệm và mang khuynh hướng thiết thực.
Yếu tố Q3 (6.73) cho thấy sự tự kiểm soát thấp- tự kiểm soát cao chỉ ở mức trung bình. Điều này cho thấy việc kiểm soát hành vi từ bên trong của chính bản thân phạm nhân chỉ là bình thường trong thời gian họ đang chịu sự kiểm soát, giáo dục của trại giam.Vì thế khi sống ngoài xã hội, không có sự kiểm soát chặt chẽ của một cá nhân hoặc một nhóm nào thì hành vi của phạm nhân sẽ bộc lộ rõ nét theo xu hướng lệch chuẩn. Điều này có thể được lý giải xuất phát từ nhận thức của phạm nhân. Nhìn chung, đại đa số các phạm nhân có sự nhận thức lệch lạc về các chuẩn mực xã hội (đạo đức, pháp luật) ở dạng không thừa nhận hoặc không hiểu biết đầy đủ về hệ chuẩn mực chính thống. Hành vi phạm tội của họ thường bắt nguồn từ đó hoặc hành động theo chuẩn mực lệch lạc mà họ đã lựa chọn.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy rằng phạm nhân tự đánh giá mình tương đối cao. Yếu tố MD (7.50) đã biểu hiện sự tự đánh giá của phạm nhân về chính họ, về khả năng cao hơn mức vốn có của họ. Điều đó càng làm cho họ cảm thấy bực bội do thua kém mọi người xung quanh. Đây cũng là nguyên nhân của các hoạt động nhằm tự khẳng định mình, ganh đua nhau để dành vị trí thủ lĩnh trong tập thể phạm nhân. Việc phạm nhân không đánh giá đúng mình sẽ gây cản trở cho họ trong cuộc sống cũng như trong công việc. Vì thế họ không tự điều chỉnh được hành vi của bản thân và càng gặp nhiều thất bại trong cuộc sống hơn.
Có thể nói rằng các ĐĐNC luôn tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất, không tách rời nhau. Tuy nhiên mức độ liên kết giữa các nét NC có chặt chẽ hay không còn phụ thuộc vào NC và điều kiện của từng người cụ thể. Kết quả khảo sát cho thấy các ĐĐNC có quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng không phải tất cả đều có sự thống nhất với nhau.
Trên đây là các ĐĐNC của phạm nhân qua kết quả test 16 yếu tố của Cattell. Tuy nhiên đây mới chỉ là những đặc điểm của nhóm phạm nhân được khảo sát, trên cơ sở đó mà chúng tôi khái quát, tổng hợp thành các đặc điểm nhân cách của nhóm phạm nhân. Ngoài ra, để hỗ trợ cho phương pháp test 16 yếu tố của Cattell, chúng tôi còn kết hợp với sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu một số phạm nhân, đồng thời tham khảo ý kiến của một số cán bộ hiện đang làm công tác quản lý giáo dục phạm nhân. Những phương pháp này đã giúp chúng tôi thu được một số kết quả trong quá trình nghiên cứu.
1.2. Đặc điểm nhân cách của phạm nhân qua kết quả quan sát và phỏng vấn sâu.
Như chúng tôi đã nói, phạm nhân là những đối tượng đặc biệt phải chịu sự quản lý và kiểm soát hết sức chặt chẽ. Chính vì vậy, việc tiếp xúc với các đối tượng này là rất khó khăn và phải tuân theo điều kiện rất nghiêm ngặt. Do đó trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi chỉ tiến hành phỏng vấn một phạm nhân hiện đang thi hành án phạt tù tại phân trại 3, trại giam Hoàng Tiến, xã Văn Đức, huyện Chí Linh, Hải Dương.
1.2.1. Vài nét về nhân thân người được phỏng vấn:
Họ và tên: Đỗ Hữu D
Sinh năm: 1962 (36 tuổi)
Quê quán: Đống Đa, Hà Nội
Tình trạng gia đình: đã có gia đình gồm vợ và hai con
Trình độ học vấn: Đại học Bách khoa Hà Nội
Có nghề nghiệp ổn định trước khi vào trại
Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Mức án phải thi hành: 15 năm (đã chấp hành 5 năm)
1.2.2. Một số đặc điểm nhân cách của phạm nhân D
Trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi chỉ sử dụng những câu hỏi mở liên quan đến nhân thân, hoàn cảnh phạm tội, các câu hỏi thể hiện quan điểm của bản thân, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý phạm nhân D trong thời gian anh ta chấp hành án phạt tù tại trại giam. Không khí buổi phỏng vấn nhìn chung là thoải mái và cởi mở.
Song song với việc đặt ra các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi còn kết hợp với việc sử dụng phương pháp quan sát đối tượng. Đối tượng quan sát là những biểu hiện bên ngoài của tâm lý: hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, vẻ mặt, dáng điệu diễn ra trong điều kiện sinh hoạt bình thường ở trại của phạm nhân. Trên cơ sở đó, có thể phát hiện tương đối đầy đủ về nhận thức, thái độ và những quá trình tâm lý bên trong của đối tượng.
Đối tượng được phỏng vấn- Đỗ Hữu D là một trong số rất ít các phạm nhân có trình độ học vấn cao ở trại (đại học). Ngay khi tiếp xúc ban đầu, D đã thể hiện rõ bản thân là người có trình độ nhận thức cao, đồng thời cũng rất biết cách giao tiếp với người khác. Và thực tế quá trình phỏng vấn đã chứng minh rõ điều đó.
Trong cả quá trình phỏng vấn, D tỏ ra rất điềm tĩnh và chín chắn, trả lời các câu hỏi của chúng tôi một cách đầy đủ và logic, thậm chí trong nhiều câu trả lời anh ta còn đưa ra những nhận định, những phân tích hết sức sâu sắc. D kể về cuộc sống trong trại, về gia đình, bạn bè, mong muốn, nguyện vọng của bản thân. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi sâu vào hoàn cảnh phạm tội, suy nghĩ của bản thân vào thời điểm đó, anh ta trả lời rất ít và chỉ ở mức độ bình thường, không đi sâu vào cụ thể. Điều đó chứng tỏ, D cảm thấy xấu hổ hối hận với tội lỗi mình đã gây ra trong quá khứ và tỏ thái độ ăn năn hối cải, mong muốn hoàn thành tốt quá trình giáo dục cải tạo tại trại. ý thức được lỗi lầm của mình, anh ta có thái độ chấp nhận hiện thực, không có xu hướng chống đối lại quản giáo cán bộ giáo dục, cũng như các hành vi vi phạm các quy định khác của nội quy, quy chế trại giam. Ngược lại, theo nhận xét, từ những ngày đầu vào trại, phạm nhân D thích ứng khá nhanh với điều kiện giam giữ - cải tạo, tích cực học tập, lao động và chấp hành nội quy, quy chế trại giam, dễ dàng quan hệ với những người xung quanh.
D rất hào hứng khi nói đến pháp luật và có những hiểu biết khá rộng về lĩnh vực này. D quan tâm nhiều đến quá trình xây dựng văn bản pháp luật, đặc biệt là các văn bản pháp luật về thi hành án phạt tù, các chế định đại xá, đặc xá trong luật hình sự Việt Nam. Anh ta hi vọng, trông chờ vào những thay đổi của các quy đinh pháp luật để có thể giảm mức án mà mình đang thi hành.
Không giống với nhiều phạm nhân khác, D rất tự tin vào bản thân, suy nghĩ thực tế, thể hiện tính tích cực cao, không ngại tiếp xúc với cả những người chưa quen biết. Trình độ học vấn cao, làm việc trong môi trường kinh doanh và đã ít nhiều thành công trong cuộc sống là những nguyên nhân giúp anh ta tự tin vào bản thân hơn những người khác.
Ngoài ra, qua tiếp xúc, quan sát và nói chuyện chúng tôi nhận thấy D là người rất kín đáo, khôn ngoan, biết điều và thận trọng khi đưa ra các nhận xét, quan điểm về điều kiện sống, mối quan hệ giữa các phạm nhân với nhau và đặc biệt là mối quan hệ các giữa phạm nhân với quản giáo.
Về nhận thức, D tỏ ra mình là người có cái nhìn sâu sắc khi đánh giá vấn đề, tư duy nhanh, tính toán sâu, thông minh trong cách tiếp cận các vấn đề cũng như mối quan hệ với mọi người. Anh ta có những ham thích về trí tuệ, tư duy phân tích, thích được tiếp xúc với cái mới, sẵn sàng đón nhận cái mới.
Khi tâm sự về các yếu tố có ảnh hưởng đến tâm lý của mình, phạm nhân Đỗ Hữu D đặc biệt đề cao đến yếu tố gia đình. Đối với D, gia đình là một động lực có tác dụng cổ vũ rất lớn. Sự quan tâm, chia sẻ và thông cảm của họ đối với anh là nguồn lực giúp anh hoàn thành tốt quá trình giáo dục cải tạo của mình tại trại, đồng thời có thêm niềm tin đối với cuộc sống sau này.
Tóm lại, qua phỏng vấn kết hợp với quan sát đối tượng, chúng tôi nhận thấy D là một người trầm tính, kín đáo và rất biết cách quan hệ với người khác. Tuy nhiên, trong quan hệ với một số người, D ít nhiều tỏ ra bị lệ thuộc không hoàn toàn chủ động.
1.2.3. Nhận xét của quản giáo trực tiếp quản lý
- Có ý thức hoàn thành tốt các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù: 1, Nhận thức rõ lỗi lầm, yên tâm cải tạo. 2, Chấp hành tốt nội quy, quy chế trại giam. 3, Đảm bảo ngày công, mức khoán trong lao động. 4, Tham gia đều, tích cực các buổi học tập, sinh hoạt văn hoá do trại tổ chức.
- Tư duy nhanh, thông minh.
- Có thái độ ăn năn, hối cãi với tội lỗi mình đã phạm trước đây.
- Quan hệ tốt với mọi người xung quanh.
Trên cơ sở phân tích kết quả trắc nghiệm 16 yếu tố của Cattell và phỏng vấn sâu kết hợp với quan sát đối tượng chúng tôi có thể phác thảo một số ĐĐNC của phạm nhân theo cấu trúc của nhân cách như sau:
+ Xu hướng:
Phạm nhân có xu hướng tìm cho mình những người bạn, những người cùng chí hướng từ những ngày đầu vào trại. Họ không có sự phát triển hài hoà giữa các nhu cầu vật chất và tinh thần, giữa lợi ích của bản thân và lợi ích của xã hội. Phạm nhân khó điều chỉnh được hành vi của bản thân, việc xác định mục đích lý tưởng, hướng đi trong tương lai gặp nhiều khó khăn.
+ Tính cách:
Quá trình nghiêm cứu lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng phạm nhân là những người tương đối cởi mở. Tuy nhiên, họ lại khá dè dặt khi quan hệ với người khác, thiếu tự tin vào bản thân.
+ Khí chất:
Phạm nhân có tình cảm mất cân bằng không ổn định. Họ hay có phản ứng tự vệ, dễ nổi nóng thiếu sự cân bằng giữa các loại tình cảm và giữa tình cảm với lí trí. Họ dễ có cảm giác cô đơn, buồn chán và có nhiều nỗi lo sợ: tương lai, gia đình, nghề nghiệp sau khi hoàn thành án phạt tù.
+ Năng lực:
Phạm nhân có tầm nhìn hạn chế, tư duy cứng nhắc, quá quan tâm đến những điều nhỏ nhặt, thích phê phán, hay lý giải và biện bạch. Họ thiếu khả năng nhìn xa trông rộng thường đơn giản hoá vấn đề. Sự hạn chế về nhiều mặt là do trình độ văn hoá có hạn, khả năng đáp ứng nghề nghiệp thấp. Chính vì lẽ đó họ khó có thể tạo ra cho mình một chỗ đứng ổn định trong xã hội, làm cho quá trình tái hoà nhập xã hội của họ sau khi mãn hạn tù gặp nhiều khó khăn.
2. Sự phát triển nhân cách của phạm nhân
Các nghiên cứu về sự thay đổi nhân cách của phạm nhân - những người bị tước quyền tự do đã cho phép kết luận rằng, sự phát triển nhân cách trong các điều kiện đặc biệt này tuân theo những quy luật phát triển nhất định và trải qua hàng loạt các giai đoạn với các mốc thời điểm có ý nghĩa quan trọng. Đó đều là những thời điểm “khủng hoảng” trong sự thay đổi nhân cách của phạm nhân. Theo quy luật, ở các điểm này diễn ra sự thay đổi mạnh mẽ trạng thái, định hướng và xu hướng nhân cách.
Tại giai đoạn bị bắt, phạm nhân lúc đó với tư cách bị can xuất hiện tâm trạng lo lắng, sợ hãi trước hình phạt đang treo lơ lửng liên quan đến việc bị bắt. Sau khi bị kết án và bản án bắt đầu có hiệu lực thi hành, người phạm tội rơi vào trạng thái bất mãn, thụ động, thậm chí tâm lý họ còn bị ức chế về nhiều mặt. Và từ khi bắt đầu vào trại cho đến lúc được trả tự do, nhân cách của phạm nhân có những thay đổi đáng kể.
Về mặt nguyên tắc, dưới tác động của hệ thống các biện pháp giáo dục tại trại giam phạm nhân sẽ diễn ra một quá trình chuyển biến theo hướng những mặt xấu, mặt tiêu cực dần được hạn chế loại bỏ; những mặt tốt, tích cực được phát triển, củng cố. Theo các nhà tâm lý học cải tạo, quá trình này gồm bốn giai đoạn: thích ứng với điều kiện sống ở trại, xuất hiện sự quan tâm đối với các hoạt động ở trại, kết hợp giữa giáo dục với tự giáo dục, và giai đoạn trước khi mãn hạn tù.
- Giai đoạn thích ứng với điều kiện sống ở nơi giam giữ - cải tạo. Đây là thời gian đầu của qúa trình chấp hành án phạt tù. ở giai đoạn này phạm nhân cảm nhận một cách sâu sắc những thay đổi trong lối sống và trở nên dễ phản ứng, dễ bị kích động. Từ đây có thể xuất hiện những vi phạm nội quy, quy chế trại giam. Một số phạm nhân biểu hiện sự thất vọng, chán chường. Các tác động giáo dục ở giai đoạn này chủ yếu nhằm giúp phạm nhân sớm thích ứng với điều kiện giam giữ cải tạo.
- Giai đoạn xuất hiện sự quan tâm đối với các hoạt động ở trại. Cuối giai đoạn thích ứng, đa số phạm nhân dần chấp nhận cuộc sống thực tại của mình, chấp nhận điều kiện sống ở trại. Họ bắt đầu quan tâm đến những gì diễn ra xung quang, đến các công việc được giao. Nói cách khác, họ dần đi vào nề nếp được thiếp lập ở trại, tiếp nhận các tác động giáo dục với thái độ quan tâm, cầu tiến, do đó tác động giáo dục bắt đầu phát huy hiệu quả.
- Giai đoạn kết hợp giữa các tác động giáo dục từ bên ngoài với quá trình tự giáo dục. Lúc này phạm nhân đã ý thức được một cách sâu sắc sự cần thiết phải thay đổi bản thân, thay đổi lối sống và cách suy nghĩ trước đây. Ngoài việc tự giác tham gia vào các hoạt động ở trại, phạm nhân còn có những nỗ lực để tự giáo dục mình. Vì vậy các biện pháp giáo dục ở giai đoạn này thường đạt hiệu quả cao.
- Giai đoạn trước khi mãn hạn tù. Sự trông mong ngày mãn hạn tù làm cho những ngày tháng còn lại ở trại trở nên nặng nề đối với không ít phạm nhân. Bên cạnh đó, những băn khoăn, e ngại về cuộc sống tương lai, về thái độ của gia đình, người thân, bạn bè và cộng đồng nói chung cũng được tăng cường cả về tần suất và cường độ. Do đó tâm lý của phạm nhân trở nên căng thẳng, phức tạp; tính phản ứng, tính dễ bị kích động tăng cao. Theo các nhà tâm lí học cải tạo, đây là một trong những nguyên nhân của những hành động, những việc làm thiếu cân nhắc của phạm nhân khi đã chuyển sang giai đoạn cuối của thời gian chấp hành hình phạt.
Tuy mức độ biểu hiện khác nhau nhưng những đặc điểm nêu trên là những nét phổ biến ở phạm nhân trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam. Việc nắm vững các đặc điểm này và trên cơ sở đó tìm hiểu mức độ biểu hiện của chúng ở từng phạm nhân cụ thể có ý nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục phạm nhân của các cán bộ giáo dục, quản giáo trại giam.
Kết luận chương 3
Qua phân tích kết quả nghiên cứu cho thấy, phạm nhân là những đối tượng có những nét nhân cách và đời sống tâm lý rất phức tạp không giống với các đối tượng khác trong xã hội. Chúng tôi thấy rằng, phạm nhân có những ĐĐNC nổi bật về năng lực (như là tư duy cứng nhắc, tầm nhìn hạn chế, thích phân tích, phê phán), về xu hướng, khí chất (tình cảm không ổn định, dễ nổi nóng), tính cách (thiếu tự tin vào bản thân, dè dặt trong giao tiếp nhưng khá cởi mở).
kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Trên cơ sở những kết quả thu được từ việc tổ chức nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:
1.1. Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nhân cách, đặc điểm nhân cách đã tạo cơ sở cho việc tìm hiểu đặc điểm tâm lý, các nét đặc trưng của nhân cách cá nhân ở phạm nhân và hành vi của họ. Trong các hoạt động cụ thể, nó chịu sự tác động của những ĐĐNC của cá nhân và đồng thời của môi trường xã hội xung quanh.
1.2. Nhân cách là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định ở mỗi cá nhân, thể hiện ra bằng những hành vi, việc làm của người ấy. Qua đó, chúng thể hiện những bản sắc của cá nhân và được xã hội đánh giá, nói lên giá trị xã hội của họ.
1.3. Đặc điểm nhân cách những thuộc tính tâm nhất định của nhân cách, tạo nên nét đặc trưng của một cac nhân, giúp ta phân biệt được cá nhân này với hàng loạt cá nhân khác, được thể hịên ở tính nhất quán qua hoàn cảnh và tính ổn định qua thời gian của hành vi.
1.4. Phạm nhân là những người trong độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo qui định của bộ luật hình sự Việt Nam (từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm, từ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng- Điều 12, Bộ luật hình sự Việt Nam). Nhìn chung, họ là những người có trình độ học vấn tương đối thấp, chủ yếu có trình độ THCS, có một số phạm nhân có trình độ khá cao: đại học/ trên đại học. Tuy nhiên, số lượng phạm nhân có trình độ học vấn cao rất ít, chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Học vấn thấp, nhận thức kém và lệch lạc là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi phạm tội của họ. Bên cạnh đó, phần lớn phạm nhân trước khi vào trại thường không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến họ phạm tội.
1.5. Từ kết quả nghiên cứu của khoá luận cho thấy, nhân cách của phạm nhân có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Nhận thức nông cạn, tư duy thấp kém, thường đơn giản hoá vấn đề đến mức thô kệch. Phạm nhân thường là những người có nhận thức sai lệch về hệ thống các chuẩn mực xã hội
- Xu hướng hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội, phát triển không cân đối giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, giữa lợi ích chung của xã hội và lợi ích riêng của bản thân. Khi phạm nhân có những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực thì hành vi đó được coi là hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.
- Phạm nhân là đối tượng có đời sống tâm lý rất phức tạp, có nhiều nét tâm lý mâu thuẫn và khác biệt với các đối tượng khác trong xã hội.
- Phong cách và hành vi của phạm nhân do đó thường thể hiện những nét tính cách không cân bằng, nhiều khi mâu thuẫn tạo nên tính đặc thù của một lối sống ích kỉ, không có ý chí phấn đấu, bất cần , vô trách nhiệm.
Từ những kết quả thu được của việc tổ chức nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, cải tạo và giáo dục phạm nhân. Trong phạm vi của khoá luận, do điều kiện về thời gian, đối tượng nghiên cứu và nhiều điều kiện khách quan khác, những kiến nghị mà chúng tôi đưa ra chỉ mang tính tính chất giới thiệu và định hướng.
2. một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, giáo dục phạm nhân
Xuất phát từ các đặc điểm tâm lý, nhân cách của phạm nhân và mục đích của hoạt động quản lý giáo dục phạm nhân, để nâng cao hiệu quả của công tác này cần phải thực hiện tốt các công việc sau:
2.1. Xác định các yếu tố tác động tới tâm lý, nhân cách và hiệu quả của quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân
Phạm nhân là những đối tượng đặc biệt, có đời sống tâm lý cũng như các đặc điểm nhân cách rất phức tạp. Trong điều kiện chấp hành án ở họ có những đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh tương đối phổ biến, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình quản lý giáo dục tại trại.
Như chúng tôi đã phân tích, các phạm nhân trong quá trình giáo dục cải tạo tại trại giam thường có các đặc điểm cần chú ý: mặc cảm tội lỗi, mặc cảm vị thế, tâm lý “an phận”, các mong muốn được quan tâm ưu ái hơn người khác, được tiếp tế thăm nuôi nhiều hơn, được thông cảm và đặc biệt là mong muốn được giảm án. Ngoài ra, nhiều phạm nhân khi vào trại thường mang theo những thói quen xấu của lối sống cũ trước đây: lối sống bừa bãi, thích hưởng thụ, sự nghịên ngập, ngôn ngữ thô thiển. Những thói quen xấu này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình giáo dục cải tạo cả đối với bản thân họ và với cộng đồng trại viên. Thêm vào đó, một hiện tượng khá phổ biến trong cộng đồng trại viên đó là nhu cầu tự khẳng định của các phạm nhân, ganh đua nhau dành vị trí thủ lĩnh, sự lây lan những nét tâm lý xấu dẫn tới phản tác dụng giáo dục.
Những đặc điểm tâm lý trên có ảnh hưởng mạnh và trực tiếp tới quá trình quản lý giáo dục. Bên cạnh đó, các đặc điểm tâm lý riêng của mỗi phạm nhân cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn.
Mỗi phạm nhân có đời sống tâm lý riêng, do sự tác động của các yếu tố thuộc hoàn cảnh riêng của mỗi người. Đối với mỗi phạm nhân, tính chất của tội phạm do họ gây ra và mức độ hình phạt áp dụng có ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý cũng như nhân cách của họ. Với những phạm nhân nhận thức được lỗi lầm của mình, tỏ thái độ ăn năn hối cải, thường thích ứng nhanh với điều kiện giam giữ cải tạo, tích cực học tập, lao động. Đối với những phạm nhân cho rằng, mình bị oan, hoặc mức án quá nghiêm khắc, không tương xứng với lỗi lầm mà họ đã phạm thì tâm lí của họ thường bị ức chế, họ dễ có phản ứng chống đối quản giáo, cán bộ giáo dục cũng như những hành vi vi phạm các quy định khác của nội quy, quy chế trại giam, nhất là ở thời gian đầu của quá trình chấp hành hình phạt.
Đặc điểm môi trường nơi phạm nhân thụ án (vị trí, điều kiện địa lý, cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt) và điều kiện sống cụ thể so với trước khi phạm tội ( chế độ quản lý, lao động, sự chênh lệch về điều kiện sống) có tác động khá lớn đến tâm lý cũng như hiệu quả của công tác cải tạo giáo dục đối với họ. Những yếu tố này có thể làm xúât hiện trạng thái tâm lý bị ức chế do nhiều nhu cầu vật chất và tinh thần không được thoả mãn hoặc thoả mãn không đầy đủ. Trạng thái này thường làm tăng tính phản ứng, tính dễ bị kích động của phạm nhân.
Theo ý kiến của nhiều cán bộ hiện làm công tác quản lý giáo dục tại trại giam thì yếu tố gia đình mà cụ thể là thái độ của những người thân trong gia đình có tác động rất lớn đến tâm lý, thái độ và hiệu quả cải tạo của phạm nhân. Đó có thể là nguồn động viên rất lớn giúp họ vượt qua giai đoạn thử thách. Nhưng ngược lại cũng có thể dẫn đến trạng thái bất cần chán nản ở họ. Vì vậy, trong quá trình phạm nhân thi hành án tại trại giam phải đặc biệt chú ý và tăng cường vai trò của yếu tố gia đình đối với bản thân mỗi phạm nhân.
2.2. Xác định rõ các mục tiêu của quá trình giáo dục cải tạo phạm nhân
Như chúng ta đã biết, tù giam là hình phạt áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội bị kết án tù chung thân hoặc tù có thời hạn. Và thi hành án phạt tù là buộc những đối tượng đó phải chịu hình phạt tại trại giam nhằm giáo dục họ trở thành người lương thiện. Như vậy, giáo dục là mục đích chủ yếu của quá trình thi hành án phạt tù tại trại giam. Tuy nhiên, giáo dục phạm nhân là quá một quá trình đặc biệt về đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh giáo dục. Do đó, để nâng cao hiệu quả của quá trình này, cần phải xác định rõ các mục tiêu sau đây:
- Xây dựng niềm tin đối với các chuẩn mực (đạo đức, pháp luật, lẽ phải, tì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đặc điểm nhân cách của phạm nhân.doc