Luận văn Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự truyền hình (qua tư liệu của đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên)

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài . 6

2. Lịch sử vấn đề . 7

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 9

5. Phương pháp nghiên cứu . 9

6. Đóng góp mới . 9

7. Bố cục luận văn . 10

Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT . 11

1. 1. Báo chí và ngôn ngữ báo chí . 11

1.1. 1. Báo chí . 11

1.1. 2. Chức năng của ngôn ngữ báo chí . 12

1.1. 3. Đặc điểm phong cách của ngôn ngữ báo chí . 13

1.1.4. Giới thiệu về truyền hình . 15

1.1.5. Chuẩn mực ngôn ngữ và chuẩn trong báo chí . 19

1.2. Giới thiệu về Đài phát thanh - truyền hình Thái Nguyên. 26

1. 2.1. Về Đài phát thanh - truyền hình Thái Nguyên . 26

1.2.2. Về Chương trình Thời sự của Đài phát thanh - truyền hình Thái Nguyên 27

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH XÉT TRÊN

CÁC VĂN BẢN VIẾT. 37

2.1. Đặc điểm từ ngữ . 37

2.1.1. Sử dụng rộng rãi lớp từ văn hóa gọt giũa . 37

2.1.2. Sử dụng nhiều từ ngữ thưa gửi, đưa đẩy . 38

2.1.3. Sử dụng nhiều số từ . 41

2.2.4. Chủ yếu dùng từ một nghĩa ( ít dùng từ đa nghĩa) . 46

2.1.5.Dùng từ dễ hiều, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng. . 47

2.1.6. Sử dụng rộng rãi lớp từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm . 48

2.1.7. Sử dụng nhiều danh từ riêng - tên riêng . 49

2.1.8. Sử dụng khá nhiều thuật ngữ, từ ngữ chuyên ngành . 50

2.1.9. Sử dụng nhiều từ ngữ Hán – Việt. 51

2.2. Đặc điểm câu . 52

2.2.1. Thường sử dụng câu ngắn . 53

2.2.2. Sử dụng đầy đủ các kiểu câu xét về mặt cấu tạo ngữ pháp. . 55

2.3. Đặc điểm văn bản . 61

2.3.1. Dung lượng của văn bản thường ngắn . 61

2.3.2. Các văn bản đều có nhan đề ( tít) . 62

2.3.2. Các văn bản được liên kết chặt chẽ . 64

Chương 3: NGÔN NGỮ THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH XÉT TRÊN CÁC VĂN

BẢN PHÁT THANH . 74

3.1. Việc thể hiện văn bản ( phát thanh) bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. 74

3.2. Về đặc điểm phát âm . 77

3.2.1. Các văn bản được phát âm chuẩn so với giọng Hà nội . 77

3.3.2. Ngữ điệu thể hiện các chức năng ngữ pháp . 83

3.3.3. Thể hiện chức năng biểu cảm. 85

3.3.4. Thể hiện chức năng Lô gic . 90

3.3.5. Thể hiện chức năng dụng học . 91

3. 4 . Ngữ điệu xử lý cho các khúc đoạn đặc biệt của văn bản . 93

3. 5. Chiến lược sử dụng các phương tiện hỗ trợ . 95

3.6. Tiểu kết . 96

KẾT LUẬN . 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 102

pdf103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2350 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự truyền hình (qua tư liệu của đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông tin chƣơng trình cung cấp cho khán giả. - Số từ chỉ tuổi tác Ví dụ: (19) “Nhập ngũ năm 1963 khi vừa tròn 20 tuổi Ông Hồng chia tay ngƣời vợ trẻ mới cƣới lên đƣờng làm nhiệm vụ thiêng liêng.” “Có một câu chuyện cảm động ít ngƣời biết, một câu chuyện có hậu về một ngƣời con gái lấy chồng từ tuổi 19, sau ngày cƣới không lâu đã tiễn chồng vào Nam chiến đầu. Chƣa kịp có niềm vui con trẻ, vẫn chờ đợi 12 năm với niềm tin mãnh liệt, rằng ngƣời ấy sẽ trở về” Số từ tuổi tác thƣờng xuất hiện trong các tin, bài nói về nhân vật thời sự. Giúp cung cấp thông tin về đặc điểm tuổi tác của nhân vật chính là vai trò của các số từ có ý nghĩa này. Nhờ vậy mà ngƣời xem tiếp nhận đƣợc đầy đủ hơn, toàn diện hơn về nhân vật đƣợc đề cập đến trong chƣơng trình thời sự. Thống kê qua tƣ liệu văn bản của chƣơng trình thời sự truyền hình Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ câu có chứa số từ chiếm 53% tổng số câu trong các văn bản. Câu chứa số từ ít nhất là một câu nhiều có tới 4 số từ VD: (20) “Năm 2009, Cơ cấu kinh tế của Thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, thu ngân sách đặt 332 tỷ đồng, tăng hơn 14%; GDP bình quân đầu ngƣời tăng 4,6 triệu đồng…” (KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 13, HĐND TP THÁI NGUYÊN KHOÁ XVI) Những con số làm cho các tác phẩm báo chí có sức thuyết phục. Khác với ngôn ngữ của báo viết, ngôn ngữ truyền hình chọn cách làm tròn gần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên đúng, để con số trở nên dễ hiểu. Ví dụ sẽ chọn các viết “trên 7000 ngƣời” thay cho “7010 ngƣời” (Đại hội các dân tộc thiểu số Đồng Hỷ /11/2009); hay “trên 30 tạ /ha” thay cho “30,2 tạ/ha ..” (Hội thảo giống lúa lai F1 VL20 – 31/10”. Tuy nhiên có những con số phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối nhƣ “Vụ tai nạn làm chết 31 ngƣời” thì không thể là “hơn 30 ngƣời” đƣợc. Để con số đảm bảo tính thuyết phục, trong ngôn ngữ thời sự truyền hình đƣa ra những con số quá nhỏ nhƣ “vụ mùa năm nay sản lƣợng tăng 1% so với cùng kỳ”. Với những số từ các tin bài đảm bảo tính thời sự, chính xác. Có những con số mang tính thuyết phục, có thể thay đổi cả một nếp nghĩ của một cộng đồng ví dụ nhƣ con số về năng suất của một giống lúa mới, một loại cây trồng mới có thể thuyết phục cho ngƣời dân của một địa phƣơng thay đổi tập quán, thói quen canh tác. Một con số có thể chứng minh tội ác ấy là vô cùng man rợ hay là có thể đƣợc giảm nhẹ…Nhƣ vậy vai trò của con số trong các tin bài là một yếu tố quan trọng mà các nhà báo cần sử dụng dụng một cách hiệu quả. 2.2.4. Chủ yếu dùng từ một nghĩa ( ít dùng từ đa nghĩa) Là một chƣơng trình chính luận, chƣơng trình thời sự đặt đích cung cấp thông tin lên tiêu chí hàng đầu. Yêu cầu của thông tin là phải đầy đủ và chính xác. Do vậy mà từ ngữ đƣợc sử dụng trong các chƣơng trình thời sự thƣờng chỉ hiểu một nghĩa và là nghĩa đen. Ví dụ: (21) Trải qua các vòng thi sơ khảo rồi đến chung khảo, chị Hàn Thị Phƣợng, giám đốc Trung tâm thẩm mỹ, ảnh viện Áo cƣới Việt Phƣợng đã vinh dự lọt vào top 20 ngƣời đẹp và thành đạt nhất cuộc thi và đạt đƣợc 1 trong số 17 giải phụ, giải quý bà có tính cách năng động nhất do BTC cuộc thi dành cho các thí sinh xuất sắc nhất tham dự đêm chung kết. Là một trong những doanh nhân trẻ tiêu biểu của tỉnh TN, nhiều năm qua, chị Hàn Thị Phƣợng đã cùng cộng đồng doanh nhân của tỉnh TN tham gia đóng góp công sức vào các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên hoạt động phát triển kinh tế XH, các hoạt động nhân đạo từ thiện tại địa phƣơng. Đến với cuộc thi Hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt năm 2009, chị đã cùng các thí sinh, các quý bà đẹp và thành đạt đến từ mọi miền của đất nƣớc trải qua các hoạt động rất phong phú nhƣ từ thiện, hoạt động xây dựng cộng đồng. Và họ thực sự đã thể hiện đƣợc vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách và sắc vóc của mình tại cuộc thi. Cuộc thi Hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt VN năm 2009 nhằm tôn vinh những hình mẫu phụ nữ hiện đại, “giỏi việc nƣớc, đảm việc nhà”, thể hiện sự thừa nhận của xã hội đối với phong cách sống, sắc đẹp, sức quyến rũ và tri thức của ngƣời phụ nữ hiện đại. Nội dung phát thanh yêu cầu để ngƣời nghe hiểu tức thời nên ít dùng những từ đa nghĩa. Bởi muốn hiểu những từ đa nghĩa ngƣời nghe phải mất thời gian suy luận. Tuy nhiên dù sử dụng đa phần là từ một nghĩa nhƣng ngôn ngữ thời sự không mất đi tính chiến đấu cần thiết, không giảm đi tính thuyết phục đôi với khán giả. 2.1.5.Dùng từ dễ hiều, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng. Bên cạnh việc sử dụng lớp từ văn hóa, gọt giũa, các văn bản của chƣơng trình thời sự truyền hình còn sử dụng là những từ ngữ dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng. Ví dụ: (22) “Qua vấn đề nêu trên có thể thấy một chủ trƣơng đúng đắn hợp với ý Đảng, lòng dân có tác dụng mạnh đến việc làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội vùng nông thôn miền núi, song khi triển khai xuống cấp cơ sở thì lại gặp quá nhiều ách tắc, vƣớng mắc khó khăn. Thế mới biết vấn đề con ngƣời có ý nghĩa hết sức quan trọng, trong khi các địa phƣơng trong tỉnh đang mong mỏi đƣợc hƣởng dự án thì ở Võ Nhai sức ỳ vẫn còn là trở ngại cho sự phát triển” (Tại sao tiến độ công trình đƣờng Vũ Chấn – Nghinh Tƣờng – Sảng Mộc chậm? 5/42010) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Để tạo đƣợc sự gần gũi dễ diểu, ngôn ngữ thời sự truyền hình sử dụng cách nói “Năm nay … năm ngoái”. Ví dụ: (23) “Năm nay, Tỉnh Đoàn Thái Nguyên đã huy động tài trợ đƣợc 500 áo mũ, ô che, băng rôn để phục vụ ở gần 30 chốt tƣ vấn; 10.000 sơ đồ điểm thi sẽ đƣợc phát cho thí sinh và ngƣời thân trong cả 2 đợt thi; hơn 12.000 nhà trọ giá rẻ hoặc miễn phí cũng đã đƣợc huy động sẵn sàng đón tiếp những thí sinh nơi xa có nhu cầu.” Thanh niên Thái Nguyên ra quân tiếp sức mùa thi năm 2010 -1/7/2010). Một trong những nguyên tắc của hoạt động báo chí là “Tính nhân dân, tính đại chúng”. Nghệ thuật biểu hiện của nguyên tắc này là các tác phẩm báo chí phải phù hợp với trình độ hiểu biết, năng lực tiếp nhận và nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh của quảng đại quần chúng. Sử dụng từ ngữ dễ hiểu, gần gũi lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, các nhà báo của Đài PTTH Thái Nguyên đã thực hiện đúng yêu cầu “Viết sao cho giản đơn, dễ hiểu, thiết thực, sao cho mỗi đồng bào, mỗi chiến sĩ đều đọc đƣợc, nhớ đƣợc” nhƣ lời dạy của của Chủ tịch Hồ Chí Minh - ngƣời thầy của báo Chí cách mạng Việt Nam. 2.1.6. Sử dụng rộng rãi lớp từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm Các ví dụ (24) “38 năm về trƣớc, đúng vào đêm Giáng sinh 24/12/1972, tại Khu vực ga Lƣu Xá – TPTN đã chứng kiến một sự kiện lịch sử bi tráng. Sự kiện này đã đi vào lịch sử dân tộc nhƣ một bản hùng ca bất khuất của dân tộc VN. 60 đội viên TNXP của Đại đội 915 đã anh dũng hy sinh trong cuộc tập kích bằng không quân của đế quốc Mỹ khi họ đang là nhiệm vụ cứu hàng quân sự chi viện cho chiến trƣờng miền nam. Chiến tranh đã đi qua, nhƣng chiến công thì còn mãi.” (LỄ KHỞI CÔNG CÔNG TRÌNH DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐIỂM LƢU NIỆM CÁC TNXP ĐẠI ĐỘI 915 VÀ KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG THANH NIÊN XUNG PHONG VN- 10/7/2010) (25) “Là thƣơng binh hạng 4/4 nhƣng bà vẫn cặm cụi, lo toan giúp chồng những công việc nhẹ trong gia đình”. ( Chuyện về cựu thanh niên Trƣờng Sơn – 12//7/2010) (26) “Với trữ lƣợng nhƣ vậy, Nuiphaovica dự kiến khi “chạy” dự án, mỗi năm sẽ khai thác 3,5 triệu tấn quặng vonfram, fluorit, bismuth, đồng và vàng. 80% sản phẩm sẽ đƣợc xuất khẩu”. (ĐẠI DỰ ÁN 6 NĂM VỀ TRƢỚC 10/7/2010) (27) “Ở góc độ này, có thể ví Masan là một thực khách đƣợc mời đến ăn một bữa tiệc thịnh soạn đã đƣợc bày biện gần xong.” (NUIPHAOVICA SAU GẦN 6 NĂM SANG TÊN - ĐỔI CHỦ 12/6/2010). Lớp từ ngữ biểu cảm đƣợc sử dụng nhiều trong chƣơng trình thời sự, và đắc dụng trong các phóng sự ngắn thời sự, sở dĩ lớp từ này đƣợc sử dụng trong cả một chƣơng trình mang tính chính luận cao bởi vì dân tộc Việt nam là dân tộc giàu tình cảm và trọng tình cảm. Với lớp từ này, bài viết trở nên sinh động, có hồn, giàu sức thuyết phục và hấp dẫn khán giả bởi nó giúp tác giả biểu lộ đƣợc tình cảm của mình và định hƣớng tình cảm của khán giả với sự vật sự việc đƣợc phản ảnh. 2.1.7. Sử dụng nhiều danh từ riêng - tên riêng Tính chính xác của tin tức là đảm bảo cụ thể không chỉ thời gian, số liệu mà cả địa điểm diễn ra và con ngƣời tham gia sự kiện đƣợc nói tới. Các tin, bài đều nói về một tổ chức, cá nhân, đơn vị, địa phƣơng, nào đó nên phải có tên tuổi cụ thể. Theo thống kê, các câu chứa danh từ riêng chiếm 52% tổng số câu trong các chƣơng trình. Nhiều câu chứa tới 6 danh từ riêng (28) “Ngày 30 /10 Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh do đồng chí Phùng Đình Thiệu ủy viên Ban thƣờng vụ tỉnh ủy, trƣởng Ban pháp chế làm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên trƣờng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Võ Nhai và Thành phố Thái Nguyên về tình hình sử dụng và quản lý đất đai trên địa bàn. Trong khi các báo viết quan tâm đến vấn đề trình bày cách viết tên riêng tiếng nƣớc ngoài nhƣ thế nào là chuẩn thì ngôn ngữ truyền hình không chú ý đến điều này, điều cốt yếu sao cho khi từ đó đƣợc đọc lên đúng. (29) Thái Nguyên đã ký kết thỏa thuận hợp tác với tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc. Qua chƣơng trình hợp tác này, Hội Saemaul của tỉnh Gyeongsangbuk đã hỗ trợ địa phƣơng xây dựng thí điểm mô hình làng mới (Saemaul Undong) theo kiểu Hàn Quốc tại huyện Đại Từ... Ở ví dụ này, có thể viết là “Gyeongsangbuk’’ hoặc Gyeong – sang – buk, Saemaul hoặc Sa – ma - ul. Khi cần thiết ngƣời viết phải phiên âm (hƣớng dẫn) cách đọc cho đúng nhƣ Gyeongsangbuk (Kiêng sang buk); Saemaul (Si ma ƣng) để ngƣời thể hiện văn bản thể hiện. 2.1.8. Sử dụng khá nhiều thuật ngữ, từ ngữ chuyên ngành “Thuật ngữ là từ ngữ dùng để biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định”. [Ngôn ngữ báo chí – Vũ Quang Hào - Ngôn ngữ Báo chí ]. Ví dụ (30) “Hội nghị đã thu hút sự quan tâm của hơn 40 doanh nghiệp thuộc hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên với nhiều câu hỏi liên quan đến các thủ tục hành chính của ngành thuế, các vấn đề liên quan đến chi phí hợp lệ, phƣơng thức khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…” (HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH THUẾ VỚI DOANH NGHIỆP NĂM 2010 14/5). (31)“Dự án nhà máy xi măng Quang Sơn do Vinaincon làm chủ đầu tƣ có công suất thiết kế 1,51 triệu tấn/năm, tƣơng đƣơng 4.000 tấn Clinker (Clanhke)/ngày đêm với tổng mức đầu tƣ trên 3500 tỷ đồng…. công trình mang tầm cỡ quốc gia, trong đó hầu hết các gói thầu xây dựng, phần lắp đặt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên thiết bị và chế tạo kết cấu thép cho nhà máy xĩ măng Quang Sơn đều đƣợc các công ty, đơn vị thành viên thuộc tổng công ty đảm nhiệm.” (LỄ KHÁNH THÀNH NHÀ MÁY XI MĂNG QUANG SƠN). Thuật ngữ là lớp từ đặc biệt của tiếng Việt. Nhiều thuật ngữ không dễ hiểu, nhƣng nó là phƣơng tiện cần thiết đặc biệt là trong việc tuyên truyền phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, góp phần nâng cao tri thức cho khán giả đặc hiện nay. Tuy nhiên đa số các thuật ngữ, từ ngữ chuyên ngành đƣợc dùng trong các văn bản thời sự truyền hình là các thuật ngữ quen dùng, dễ hiểu. Luận văn đã thống kê các thuật ngữ xuất hiện với mật độ cao ở các tin bài viêt về đề tài, một ngành khoa học nhất định, song trung bình một chƣơng trình thời sự xuất hiện khoảng 45 thuật ngữ chuyên ngành. Sở dĩ dùng nhiều thuật ngữ chuyên ngành nhƣ vậy là bởi nội dung tin bài truyền hình rất đa dạng, phản ánh, đƣa tin về nhiều ngành nghề trong xã hội nên sử dụng rộng rãi các thuật ngữ, từ ngữ chuyên ngành cho phù hợp. Điều đó cũng phù hợp với thực tế vốn thuật ngữ tiếng Việt tăng nhanh đáng kể cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật hiện nay để đáp ứng công cuộc “Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa” đất nƣớc. 2.1.9. Sử dụng nhiều từ ngữ Hán – Việt Trong tiếng Việt có một bộ phận rất lớn các từ ngữ Hán Việt. Lớp từ này đã góp phần tích cực vào việc làm cho tiếng Việt thêm giàu có, tinh tế, chuẩn xác. Đặc biệt, trong những hoàn cảnh giao tiếp có nghi thức, việc sử dụng các từ Hán Việt sẽ tạo nên phong cách trang trọng, tao nhã, giàu hình ảnh. Lợi dụng ƣu thế này của lớp từ Hán Việt, các văn bản chƣơng trình thời sự cũng thƣờng sử dụng lớp từ này nhằm phản ánh tinh tế mọi khía cạnh phức tạp của đời sống. Chẳng hạn: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên (32) Hồ Núi Cốc đẹp, một vẻ đẹp nhiều tiềm năng cho du lịch Thái Nguyên. Trong những ngày nghỉ gần đây, có ngày khu du lịch Hồ đón nhận tới 15000 lƣợt khách du lịch tới thăm, điều đó thể hiện tiếng tăm và sức hấp dẫn của Hồ Núi Cốc với du khách gần xa. Tuy nhiên, phần lớn ngƣời tới thăm hồ vì biết tới vẻ đẹp tự nhiên của nó, chứ không phải khách đến thăm hồ bởi dịch vụ du lịch ở đây hoàn hảo. Những ngày gần đây, hàng chục nghìn du khách tới thăm khu du lịch Hồ Núi Cốc trong cảnh xây dựng dang dở. Công ty chủ quản khu vực này đang cố gắng xây dựng thêm nhiều công trình dịch vụ để đón khách. Ở khu này màu xanh tự nhiên đang ít đi, thay thế vào đó là những công trình kiến trúc xây dựng từ bê tông cốt thép. Còn các công trình kiến trúc dịch vụ đã xây dựng và đƣa vào sử dụng ở đây na ná nhƣ một số điểm du lịch loại vừa khác trong cả nƣớc, và ở loại hình dịch vụ nào cũng niêm yết giá cụ thể. Ít có khu du lịch nào mà khách tới thăm phải mua vé nhiều nhƣ ở đây. Đó chỉ là những ví dụ nhỏ về những hạn chế của khu du lịch Hồ Núi Cốc hiện nay, nhƣng những hạn chế đó còn tồn tại thì mãi mãi Hồ Núi Cốc chỉ là "khu" du lịch nhỏ chứ không thể thành "vùng" du lịch trọng điểm của cả nƣớc nhƣ Thái Nguyên mong muốn. Ở văn bản trên, việc sử dụng các từ nhƣ tiềm năng, hoàn hảo, niêm yết, hạn chế, tồn tại, trọng điểm, v.v... một mặt làm cho câu văn trở nên nghiêm túc, sang trọng, mặt khác còn giúp cho sự diễn đạt trở nên chính xác và dễ hiểu. 2.2. Đặc điểm câu Vì là văn bản dùng để phát thanh, các văn bản chƣơng trình thời sự có những đặc điểm sau trong việc sử dụng câu: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.2.1. Thƣờng sử dụng câu ngắn - Câu ngắn /dài ở đây đƣợc đánh giá theo số lƣợng âm tiết đƣợc sử dụng chứ không căn cứ vào số lƣợng từ. Vì là câu viết ra để phát thanh (nói) nên yêu cầu phải ngắn để ngƣời đọc không phải lấy hơi mới phát âm hết câu. Thông thƣờng, câu khoảng 15 âm tiết ngƣời nói không phải dừng để lấy hơi tiếp. Ví dụ: (33) “ Hồ Núi Cốc đẹp, một vẻ đẹp nhiều tiềm năng cho du lịch Thái Nguyên. Trong những ngày nghỉ gần đây, có ngày khu du lịch Hồ đón nhận tới 15000 lƣợt khách du lịch tới thăm. Điều đó thể hiện tiếng tăm và sức hấp dẫn của Hồ Núi Cốc với du khách gần xa. Tuy nhiên, phần lớn khách du lịch tới thăm hồ vì biết tới vẻ đẹp tự nhiên của nó, chứ không phải đến thăm hồ bởi dịch vụ du lịch ở đây hoàn hảo.” ( Hồ Núi Cốc chƣa phát huy hết tiềm năng du lịch – 5/2010). Thống kê cho thấy, số lƣợng câu dƣới 20 âm tiết chiếm 13,4%, từ 21 đến 30 âm tiết chiếm 25.5%, từ 31 đến 40 âm tiết chiếm 18%. + Những câu có số lƣợng dƣới 20 âm tiết (34) Ít có khu du lịch nào mà khách tới thăm phải mua vé nhiều nhƣ ở đây. ( Hồ Núi Cốc chƣa phát huy hết tiềm năng du lịch). Những câu có số lƣợng dƣới 20 âm thƣờng là những câu dùng trong các bản tin. Vì yêu cầu của loại văn bản này là tính ngắn gọn và cô đọng. Ngoài ra, những câu này có thể dùng trong các lời chào hoặc dùng để khẳng định hay nhấn mạnh thông tin vừa đƣợc thông báo. Ví dụ: (35) Kính chào quý vị và các bạn. (36) Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi. Đặc biệt, có những câu chỉ có 01 âm tiết. Ví dụ: (37) Vâng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên + Những câu có số lƣợng từ 21 đến 30 âm tiết (38) “Công tác phát triển Đảng viên đƣợc quan tâm, công tác kiểm điểm, đánh giá tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên đƣợc thực hiện nghiêm túc”. ( Đảng ủy khối cơ quan dân chính Đảng tỉnh tổ chức hội nghị giao ban khối văn hóa xã hôi – 20/1). + Những câu có số lƣợng từ 31 đến 40 âm tiết (39) Bệnh này mới phát sinh trên cánh đồng Khuân Nhà, xã Quy Kỳ, huyện Định Hoá. Bà con nông dân địa phƣơng rất lo lắng về sâu bệnh hại lúa ( Có dậu hiệu bệnh vàng lùn hại lúa). + Những câu có số lƣợng 41 âm tiết trở lên (40) Thành phố phấn đấu trong năm học 2010 -2011 sẽ hoàn thành mục tiêu 100% trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia, thêm 5 trƣờng THCS, và 5 trƣờng mầm non trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia. (Thành phố Thái Nguyên sẵn sàng cho năm học mới – 3 /9 ). Nhìn chung, câu có số lƣợng âm tiết lớn chiếm tỉ lệ nhỏ, song cá biệt có câu trên 90 âm tiết thậm chí có câu 102 âm tiết. Ví dụ: (41) “Về công tác xây dựng Đảng, các chi, Đảng bộ đều tổ chức tốt công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng cho cán bộ, Đảng viên, cụ thể nhƣ việc triển khai các Nghị quyết, kết luận hội nghị BCH TW Khoá X, triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, kiểm điểm 40 năm thực hiện di chúc của Ngƣời; bám sát các chƣơng trình hành động của tỉnh, triển khai các Nghị quyết của TW về công tác tƣ tƣởng, lý luận, báo chí.” (Đảng ủy khối cơ quan dân chính Đảng tỉnh tổ chức hội nghị giao ban khối văn hóa xã hội- 20/1). Tóm lại, sử dụng nhiều câu ngắn chính là đặc thù trong các văn bản chƣơng trình thời sự. Điều này không những giúp cho ngƣời phát thanh viên trong việc truyền tin mà còn giúp cho ngƣời xem tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng hơn, trọn vẹn hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.2.2. Sử dụng đầy đủ các kiểu câu xét về mặt cấu tạo ngữ pháp. Khảo sát trên số lƣợng 289 tin bài thời sự của 30 ngày trong tháng 4/2010, luận văn thu đƣợc kết quả nhƣ sau: TT Loại câu Số lƣợng Tỷ lệ % 1. Đơn Haithành phần 1.450 63,3 Đặc biệt 300 13,1 Dƣới bậc 130 5,7 2. Phức 220 9,6 3. Ghép 190 8,3 4. Tổng 2.290 100 2.2.2.1 Sử dụng nhiều câu đơn trong các văn bản chƣơng trình thời sự - Về số lƣợng: Bảng thống kê nêu trên đã cho thấy văn bản chƣơng trình thời sự sử dụng nhiều kiểu câu, trong đó câu đơn chiếm đa số (có1880 câu đơn, chiếm tỉ lệ 82,1%). Đặc biệt, có những bài, 100 % các câu trong bài đó đều là câu đơn, nhƣ văn bản sau: (42) Phổ Yên: Triển khai phƣơng án và tập huấn kỹ thuật phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen hại lúa ngô. Ngày 6/4, UBND huyện Phổ Yên tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen hại lúa, ngô vụ xuân năm 2010. Để đảm bảo diện tích lúa và hoa màu sinh trƣởng phát triển tốt, UBND huyện đã triển khai phƣơng án phòng trừ dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen hại lúa, ngô. Các đại biểu đã đƣợc nghe chuyên viên của Trung tâm BVTV phía Bắc hƣớng dẫn cách phát hiện bệnh, tìm hiểu nguyên nhân gây hại và biện pháp phòng trừ đối với bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên đen. Với các giải pháp kỹ thuật nhƣ tích cực vệ sinh đồng ruộng, phòng ngừa rầy môi giới, sử dụng các biện pháp canh tác bón phân cân đối, bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý…Hội nghị cũng khuyến cáo bà con làm tốt công tác canh phòng đồng ruộng để phát hiện bệnh kịp thời, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền tới ngƣời dân về triệu chứng bệnh trên lúa để chủ động phòng trừ, không để bệnh lây lan rộng…/.” (7/4/2010 ). Trong số 1880 câu đơn mà chúng tôi khảo sát đƣợc, có 1450 câu là câu đơn đầy đủ hai thành phần, chiếm tỉ lệ 63,3%; 300 câu là câu đơn đặc biệt, chiếm tỉ lệ 13,1% và 130 câu dƣới bậc, chiếm tỉ lệ 5,7% . + Câu đơn đầy đủ hai thành phần Trong các văn bản thời sự, các câu đơn đầy đủ hai thành phần đƣợc sử dụng có thể có cấu trúc tối giản (chỉ có chủ ngữ và vị ngữ), có thể đƣợc mở rộng thêm các thành phần phụ. Ví dụ: ▪ Câu đơn có cấu trúc tối giản. (43) Thứ trƣởng Bộ Kế hoạch đầu tƣ thăm và làm việc tại Thái Nguyên. (44) Trƣờng THCS Chùa Hang II đón nhận Huân chƣơng lao động hạng Ba. Những câu đơn có cấu trúc tối giản (chỉ có chủ ngữ và vị ngữ) thƣờng đƣợc sử dụng làm tít cho các văn bản thời sự và bản tin. Lí do là vì các câu này có tính ngắn gọn, cô đọng cho nên phù hợp với việc thể hiện các tít của văn bản. ▪ Câu đơn mở rộng thành phần Thứ nhất: Câu đơn mở rộng thành phần trạng ngữ (45) Ngày 14/4, trƣờng Vùng cao Việt bắc tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến nhằm tổng kết phong trào thi đua giai đoạn 2005-2010 và đề ra nhiệm vụ giáo dục đào tạo mới. (Câu đơn mở rộng thành phần trạng ngữ). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên (46) Sáng 14/4, tại CTCPTM kim khí Thái Hƣng, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức hội nghị đối thoại chính sách thuế với doanh nghiệp năm 2010. Các trạng ngữ đƣợc mở rộng trong câu đơn đầy đủ hai thành phần thƣờng là trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm hay mục đích. Đối với chƣơng trình thời sự, yêu cầu quan trọng hàng đầu chính là tính cập nhật. Do vậy, nhờ các trạng ngữ này, nội dung thông tin đƣợc thể hiện trong văn bản sẽ trở nên chuẩn xác hơn. Thứ hai: Câu đơn mở rộng thành phần phụ chú ngữ Ví dụ: (47) Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phạm Xuân Đƣơng, phó bí thƣ tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh đã biểu dƣơng thành tích của thày trò nhà trƣờng. Các thành phần phụ chú ngữ ở đây có thể đƣợc sử dụng nhằm chú thích tên ngƣời, sự kiện hay địa danh. Chẳng hạn: (48) “Tại hội nghị, đ/c Hà Thị Xoan, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy , đã quán triệt tới các đại biểu nội dung Chỉ thị 37 của Bộ chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng” (Hội nghị quán triệt chỉ thị 37 của bộ Chính trị và các văn bản hƣớng dẫn của UBKT TƢ về Đại hội Đảng các cấp” 30/9). (49): Chuẩn bị cho việc đánh giá kết quả hàng năm của các tổ chức cơ sở Đảng, chiều 20/1, Đảng uỷ Khối cơ quan dân chính Đảng tỉnh TN đã tổ chức HN giao ban Khối văn hoá xã hội. (Đảng ủy khối cơ quan dân chính Đảng tỉnh tổ chức hội nghị giao ban khối văn hóa xã hội- 20/1). (50) “Sáng 10-7, tại Thái Nguyên, nơi ra đời lực lƣợng TNXP đầu tiên của cách mạng VN, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên đã long trọng tổ chức Lễ khởi công công trình di tích lịch sử địa điểm lƣu niệm các liệt sỹ TNXP đại đội 915 đã anh dũng hy sinh trong cuộc tập kích bằng không quân của đế quốc Mỹ vào đêm 24/12/1972” (LỄ KHỞI CÔNG CÔNG TRÌNH DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐIỂM LƢU NIỆM CÁC TNXP ĐẠI ĐỘI 915) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Rõ ràng, nhờ các thành phần phụ chú ngữ đƣợc nên trong các câu trên, tính cụ thể đã đƣợc xác lập trong các văn bản thời sự. Việc sử dụng các thành phần này trong câu là cách cung cấp thông tin ngắn gọn nhất nhƣng đồng thời cũng chuẩn xác nhất. Thứ ba: Câu đơn mở rộng thành phần bổ ngữ Ví dụ: (51) Hội nghị đƣợc tổ chức nhằm tiếp nhận các thông tin về thực hiện các chính sách pháp luật, thông tin về các thủ tục hành chính về thuế và những thông tin liên quan đến các cơ quan và các công chức ngành thuế trong việc thực hiện nhiệm vụ. (52) Đối tƣợng dự thi bao gồm các đồng chí đã và đang là cấp ủy viên các cấp, cán bộ, đảng viên đã và đang công tác tại các cơ quan làm công tác tổ chức xây dựng Đảng, các cơ quan tổ chức cán bộ và hệ thống chính trị. Xét về giá trị cung cấp thông tin, tính mới của câu thƣờng nằm ở phần báo (tức là vị ngữ). Chính vì thế, thành phần bổ ngữ thƣờng đƣợc chú trọng mở rộng trong các câu đơn đầy đủ hai thành phần (vì đặc tính của bổ ngữ là dùng để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ - hai loại từ loại thƣờng làm vị ngữ của câu). Mỗi thành phần bổ ngữ đƣợc mở rộng sẽ có giá trị cung cấp thêm một thông tin mới cho thành phần báo của câu, nhờ vậy mà câu sẽ mang nội dung trọn vẹn, đầy đủ hơn. Theo thống kê của chúng tôi, có những câu dài nhất có đến 8 thành phần bổ ngữ. Ví dụ: (53) Hiện nay các xóm của xã đã yêu cầu nhân dân phối hợp với các ngành chức năng và ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của xã tổ chức khống chế dịch, không giấu dịch, không bán chạy, không ăn tiết canh, thịt lợn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên sống, không vứt xác động vật chết bừa bãi và không buôn bán, giết mổ và vận chuyển gia súc gia cầm bị bệnh ra khỏi địa bàn. + Câu đơn đặc biệt Câu đơn đặc biệt cũng thƣờng đƣợc sử dụng trong các văn bản chƣơng trình thời sự. Các câu đơn đặc biệt ở đây có thể có cấu trúc trạng ngữ + vị từ + danh từ. Ví dụ: (54) Cùng dự buổi giám sát có Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh, MTTQ tỉnh và đại diện một số ngành liên quan. (55) Tham gia hội nghị có lãnh đạo ĐHTN, lãnh đạo 15 trƣờng ĐH, CĐ khu vực phía Bắc. Nhìn chung, các loại câu này thƣờng xuất hiện phổ biến trong các tin nêu sự kiện nhằm giới thiệu sự hiện diện của các nhân vật quan trọng trong một sự kiện chính trị, xã hội nào đó. + Câu dƣới bậc Bên cạnh việc sử dụng các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV2010_SP_LeThiNhung.pdf