Luận văn Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động

Bản thân âm thanh, nhịp điệu có khảnăng gợi ra những điều mà từngữ

không thểdiễn đạt hết, nó góp phần làm sáng lên những góc khuất tinh tếtrong tình

cảmcon người, đồng thời có khảnăng tác động đến con người. Những trạng thái

cung bậc tình cảm có sựbiến thiên tương ứng với cách ngắt nhịp trong thơ. Nhịp

tâm trạng khi buồn bã, khi mênh mang, khi nhộn nhịp náo nức đều có thể được

nhà thơthểhiện trong nhịp thơ. Vì thế, bên cạnh các yếu tốngữâm khác, thơcòn

lay động lòng người bằng nhịp điệu độc đáo của mình. Ấn tượng nhất, có sức tác

động mạnh nhất đối với người đọc có lẽvẫn là những kiểu nhịp điệu mô phỏng từ

cuộc sống, những nhịp điệu lẻ, nhanh, mạnh, nhưdồn dục, nhưthôi thúc:

pdf160 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2599 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhạc cho thơ, tạo nên những tác động thẩm mỹ cho độc giả khi đọc thơ. Nhà thơ không chỉ sử dụng nhịp điệu như một biện pháp tu từ nghệ thuật để bộc bạch thế giới nội tâm của mình mà còn hướng đến việc tác động đến cảm xúc của người đọc, réo gọi người đọc. Bản thân âm thanh, nhịp điệu có khả năng gợi ra những điều mà từ ngữ không thể diễn đạt hết, nó góp phần làm sáng lên những góc khuất tinh tế trong tình cảm con người, đồng thời có khả năng tác động đến con người. Những trạng thái cung bậc tình cảm có sự biến thiên tương ứng với cách ngắt nhịp trong thơ. Nhịp tâm trạng khi buồn bã, khi mênh mang, khi nhộn nhịp náo nức… đều có thể được nhà thơ thể hiện trong nhịp thơ. Vì thế, bên cạnh các yếu tố ngữ âm khác, thơ còn lay động lòng người bằng nhịp điệu độc đáo của mình. Ấn tượng nhất, có sức tác động mạnh nhất đối với người đọc có lẽ vẫn là những kiểu nhịp điệu mô phỏng từ cuộc sống, những nhịp điệu lẻ, nhanh, mạnh, như dồn dục, như thôi thúc: - Các anh về// Mái ấm/ nhà vui// Tiếng hát/ câu cười// Rộn ràng/ xóm nhỏ// Các anh về// Tưng bừng/ trước ngõ// Lớp lớp/ đàn em/ hớn hở/ chạy theo sau// Mẹ già/ bịn rịn/ áo nâu// Vui đàn con/ ở rừng sâu mới về// [Hoàng Trung Thông – Bao giờ trở lại, 147, tr.578] Đó là sự cộng hưởng, vỗ nhịp của tâm hồn con người từ niềm hân hoan, rộn rã của cuộc sống bên ngoài. Những bài thơ cách mạng thiên về ngợi ca thường được tạo nhịp theo cách này. Nhịp điệu đời sống là cơ sở để nhà thơ tạo nhịp cho thơ. Nếu có ý thức tác động mạnh vào cảm xúc của độc giả, nhà thơ sẽ tạo nên những nhịp ngắt ngắn, lẻ, bởi nó biểu hiện cho những điều bất trắc, éo le, nghiệt ngã, trái ngược với nhịp chẵn vốn là nhịp điệu tự nhiên trong lời nói của người Việt, đã trở nên quen thuộc và là cái nền của tình cảm nhẹ nhàng, của cuộc sống bình yên. Hoàng Cầm trong bài thơ "Bên kia sông Đuống" đã thể hiện được nỗi đau thương, tức tưởi trước cảnh quê hương bị giày xéo dưới gót giày xâm lược bằng những nhịp điệu đứt quãng, rời rạc: - Quê hương ta/ từ ngày khủng khiếp// Giặc kéo lên/ ngùn ngụt/ lửa hung tàn// Ruộng ta khô// Nhà ta cháy// Chó ngộ một đàn// Lưỡi dài/ lê sắc máu// Kiệt cùng/ ngõ thẳm/ bờ hoang// Mẹ con/ đàn lợn âm dương// Chia lìa/đôi ngả// Đám cưới chuột/ đang tưng bừng/ rộn rã// Bây giờ/ tan tác/ về đâu?// [Hoàng Cầm – Bên kia sông Đuống, 147, tr.219] Nhà thơ Hoài Vũ thì lôi cuốn người đọc về miền quê thân yêu của mình bằng những nhịp điệu tha thiết, dạt dào tình yêu thương. Cái nền nhịp lẻ trong toàn bài thơ tạo sức sống mạnh mẽ, quyết liệt cho những tình cảm trong sáng và ý chí quyết tâm bảo vệ quê hương: - Ơi Vàm Cỏ Đông!/ Ơi con sông// Nước xanh biêng biếc/ chẳng thay dòng// Đuổi Pháp đi rồi,/ nay đuổi Mỹ// Giặc đi đời giặc,/ sông càng trong...// Vàm Cỏ Đông đây,/ ta quyết giữ// Từng chiếc xuồng,/ tấm lưới,/ cây dầm// Từng con người/ làm nên lịch sử// Và dòng sông/ trong mát quanh năm// [Hoài Vũ – Vàm Cỏ Đông, 147, tr.664] Những nhịp thơ ngắn, rắn rỏi tồn tại như như một cách phá vỡ sự nhịp nhàng đơn điệu để tạo tính đột xuất và thiết lập một sự hài hoà mới. Sẽ rất dễ tác động đến độc giả nếu một đoạn thơ, một câu thơ phần lớn thường gồm những nhịp ngắn hoặc bằng những tiếng có thanh điệu cao. Phan Bội Châu cũng đã sử dụng nhịp điệu khẩn trương, nhịp nhàng để đánh thức, để giục giã nhân dân: - Dậy!/Dậy/ Dậy!// (…) Đi cho êm/, đứng cho vững/ trụ cho gan// Dây đoàn thể/ quyết/ ghe phen/ liên hiệp lại// [Phan Bội Châu – Bài ca chúc Tết thanh niên, 17, tr.547] Và rõ ràng, nhịp điệu gấp rút là nhịp dành cho lời thúc giục, nên sức tác động của nó rất cao: - Đi nhanh,/ đi nhanh// Chiến trường/ đang giục// Đầy núi,/ đầy sông// Đèn ta/ đã mọc// [Chính Hữu – Ngọn đèn đứng gác, 147, tr.368] Trong thơ cách mạng, nhịp thơ rất phong phú, đa dạng. Các nhà thơ sử dụng linh hoạt các kiểu diễn đạt sao cho khả năng chuyển tải đạt đến mức tối ưu. Thành công của lời kêu gọi trong bài thơ của Hồ Chí Minh ở chỗ nhà thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn các biến đổi linh loạt, cách mô phỏng nhịp điệu từ cuộc sống, và cả cách ngắt nhịp ngắn, tạo nên sức tác động mạnh đến người đọc: - Ào,/ào,/ ào…// Ào,/ ào,/ ào…// Già nào// Trẻ nào// Lính nào// Dân nào// Đàn ông nào// Đàn bà nào// Kẻ có súng/ dùng súng// Kẻ có dao/ dùng dao// Kẻ có cuốc/ dùng cuốc// Người có cào/ dùng cào// Thấy Tây/ cứ chém phứa// Thấy Nhật/ cứ chặt nhào…// [Hồ Chí Minh – Bài ca du kích, tr.126] Đoạn thơ, và cả bài thơ có nhịp điệu tăng dần, vươn dần lên cao điểm. Nó nhanh và mạnh mẽ như một cơn lốc, cuốn người đọc vào không khí sôi nổi, khẩn trương của những ngày toàn quốc kháng chiến nên nó có sức tác động mạnh đến người đọc. Trong xu hướng đó, càng về sau, các nhà thơ càng cố công làm cho nhịp thơ giãn nở, sáng tạo nên những biến nhịp, biến thanh bất thường, tạo nên những hiệu quả mới, sức sống mới cho thơ. Sự sáng tạo, phá cách về nhịp điệu trong nhiều trường hợp đã tạo ra những điểm nhấn nghệ thuật, tạo nên cảm giác mạnh mẽ trong lòng người khi đọc: - Hòa bình về/ trong trái tim người// Như/ sự sống/ một lần trở lại// Hòa bình /khởi công// Hòa bình/ vùng dậy// Hòa bình/ ấm no độc lập// Hòa bình/ thống nhất/ muôn nơi// [Ngô Kha - Trường ca hòa bình, 187, tr.89] Trong bầu không khí tiến công như vũ bão của cách mạng Việt Nam, nhiều bài thơ đã ra đời với những nhịp điệu sôi sục như vậy. Nhịp điệu bao trùm bài thơ là nhịp thở, nhịp tim của tuổi trẻ, của tất cả những người cầm tay súng tay đao hướng tới kẻ thù. Nhất là giữa những ngày tháng nóng bỏng chiến sự ấy, tác dụng kêu gọi, thúc giục của nó như càng mạnh thêm lên: - Con sẽ vót nhọn thơ/ thành chông// Xuyên vào/ gan lũ giặc// Con sẽ mài thơ/ như kiếm sắc// Chặt đầu/ văn nghệ/ tay sai// (...) Trái tim con/ là rừng/ là núi// Là lúa/ là ngô/ là cam/ là bưởi// Là/ quá khứ,/ là/ tương lai// Là/ khổ đau,/ là/ hạnh phúc// Là/ đấu tranh,/ là/ bất khuất// [Trần Quang Long – Thưa Mẹ, trái tim, 103, tr.54] Khi đọc thơ tự do, mặc dù số tiếng trong câu và số câu trong bài thơ dài ngắn đan xen, không theo khuôn khổ và mặc dù vị trí các vần được gieo cũng không cố định nhưng chúng ta vẫn nghe thấy chất thơ uyển chuyển, nhịp nhàng. Đó là nhờ sức mạnh của nhịp thơ. Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, thi ca cũng hình thành cho riêng mình nhạc tính như là một đặc trưng của thể loại mà "thậm chí khi lời, ý dở, nhà thơ vẫn quyến rũ người nghe bằng nhịp điệu và sự cân đối" [8, tr.119]. Bên cạnh đó, những thể thơ đều chữ (4 chữ, 5 chữ, 7 chữ hoặc 8 chữ), thơ lục bát có nhịp ngắt cân đối, đều đặn như vậy ngỡ như không có gì đặc biệt, nhưng thật ra nó cuốn người đọc vào cái nền nã, mềm mại, thanh thoát. Không phải cứ phải nhanh, mạnh mới tạo nên chấn động trong lòng người mà đôi khi những thanh âm dìu dặt, nhịp nhàng êm ái vẫn có sức cuốn hút của riêng mình: - Nhớ bản sương giăng,/ nhớ đèo mây phủ// Nơi nào qua,/ lòng lại chẳng yêu thương?// Khi ta ở,/ chỉ là nơi đất ở// Khi ta đi/ đất đã hóa tâm hồn!// Anh bỗng nhớ em/ như đông về nhớ rét// Tình yêu ta/ như cánh kiến hoa vàng// Như xuân đến/ chim rừng lông trở biếc// Tình yêu làm đất lạ/ hóa quê hương!// [Chế Lan Viên – Tiếng hát con tàu, 147, tr.878] - Anh yêu em/ như anh yêu/ đất nước Vất vả/ đau thương/ tươi thắm/ vô ngần// Anh nhớ em/ mỗi bước đường/ em bước// Mỗi tối anh nằm/ mỗi miếng anh ăn// [Nguyễn Đình Thi – Nhớ, 188, tr.720] Nó cuốn người đọc bằng cái dạt dào, say sưa lay động của chất nhạc bên trong tâm hồn nhà thơ. Tóm lại, sự hình thành nhịp cho mỗi bài thơ không hẳn phụ thuộc vào quy định nhịp của từng thể thơ mà tùy thuộc vào nhịp điệu của cảm xúc người sáng tác. Nhịp thơ chính là bản điện đồ nhịp sống và nhịp tâm hồn nên tính tương đối ổn định của nhịp trong từng thể loại thơ dễ bị phá vỡ, câu thơ thường xuyên đổi nhịp. Người làm thơ bao giờ cũng có ý thức cao về giá trị của nhịp và xem nhịp là bước đi của thơ. Nhịp điệu chậm rãi để kể, để tả, để ru hồn người, nhịp điệu nhanh, mạnh, dồn dập để giục giã, để lôi cuốn lòng người. Khi ý thức điều đó và tận dụng sức mạnh của nhịp, nhà thơ có thể dùng nhịp điệu của thơ như một phương tiện hữu hiệu để réo gọi độc giả, để cuốn độc giả vào thế giới cảm xúc của mình. 2.2.3 Vần thơ và âm điệu du dương, gợi cảm Trong các yếu tố tạo nên nhạc tính cho thơ, vần góp phần không nhỏ. Vần trong thơ được tạo nên nhờ sự lặp lại các khuôn vần giữa các âm tiết trên các dòng thơ theo những quy luật phối âm nhất định và giữ vai trò liên kết các dòng thơ hoặc nhấn mạnh sự ngừng nhịp... Vần thơ có vai trò liên kết, nó khiến người ta quay trở lại với dòng thơ trước - nơi mà khuôn vần đã xuất hiện lần thứ nhất. Vần cũng là yếu tố tác động đến người đọc về mặt âm thanh bởi nó được gieo ở các tiếng cuối nhịp, lại là tiếng mang âm lượng nặng nhất và có trường độ dài nhất trong dòng thơ. Vì vậy, những âm tiết mang vần là trọng âm, là điểm nhấn nghệ thuật, là những tiếng thường được người đọc chú ý nhất khi đọc lên. Ấn tượng mà vần đem đến cho người đọc là cảm giác khoan khoái, "hứng thú như ngậm âm nhạc trong miệng" [22, tr.284]. Đọc những câu thơ có vần, có điệu, người đọc cảm thấy như đang hát, như đang hòa điệu cùng thơ. Tận dụng điều này, các nhà thơ thường vận dụng linh hoạt nhiều loại vần khác nhau trong tiếng Việt để tạo nên âm hưởng riêng cho thơ mình. Khi có nhu cầu tác động, vần cũng hiển nhiên trở thành phương tiện biểu đạt hiệu quả. Phổ dụng nhất là hiệp vần chân và vần chính. Kiểu vần này có khả năng tạo nên độ vang vọng cao nhất cho thơ. Vần chính là hiện tượng hai âm tiết trùng nhau hoàn toàn phần vần: xa, ca, nhà, ta… Vần chân là hiệp ở các tiếng cuối dòng. Kết hợp hai kiểu vần này, độ hòa âm của bài thơ sẽ cao hơn, nhạc thơ giàu xúc cảm hơn và dễ tác động đến độc giả hơn: - Chưa bán được một đồng Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong Bước cao thấp bên bờ tre hun hút Có con cò trắng bay vùn vụt Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu? Mẹ ta lòng đói dạ sầu Đường trơn mưa lạnh,mái đầu bạc phơ…[Hoàng Cầm - Bên kia sông Đuống, 147, tr.221] Chúng ta có vốn ngôn ngữ đơn âm nhưng đa thanh, nên câu thơ Việt của chúng ta vừa cô đọng vừa giàu nhạc điệu. Ngôn ngữ thơ càng tinh vi, điêu luyện, có giá trị biểu cảm cao, có sức gợi tả đặc biệt thì càng tạo nên những liên tưởng phong phú, sinh động trong tâm trí của người đọc. Trong thơ, các âm tiết được hiệp vần bật lên tựa như những nốt nhạc ngân lên từ một chiếc vĩ cầm. Vì vậy mà nhiều nhà thơ sử dụng vần như một phương tiện ngữ âm để tác động vào cảm giác của độc giả. Muốn âm hưởng thơ có độ vang dội vào lòng người mạnh mẽ hơn, các nhà thơ chọn những âm hiệp vần có độ vang: a, ơi, ôi, an, ang, ương, anh… và các thanh đi kèm là những thanh bằng, giàu sức lan tỏa. Kiểu vần này phù hợp với những tâm trạng vừa mạnh mẽ vừa da diết, mênh mang: - Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi. [Quang Dũng - Tây Tiến, 188, tr.116] - Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm ngát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa... [Nguyễn Đình Thi - Đất nước, 147, tr.568] Ngược lại, muốn tạo cho người đọc cảm giác về sự trúc trắc thì những âm hiệp vần được chọn thường là những âm khép: iu, oăt, ep, âp, ăp, ât, ăt…và mang thanh trắc. Những vần này rất phù hợp để diễn đạt những tình huống hiểm nghèo, éo le, đau đớn đến khó thốt thành lời: - Khóc anh không nước mắt Mà lòng đau như cắt Gọi anh chửa thành lời Mà hàm răng dính chặt [Hoàng Lộc - Viếng bạn, 147, tr.431] - Chỗ cây cau kê vại nước ngọt giờ thành hố bom Nơi góc sân lũ trẻ chơi ô quan cày lên bởi một chùm rốc - két Một bức tường vỡ đôi nồng khét Một bức tường vỡ đôi… [Trần Nhật Thu - Một bức tường vỡ đôi, 147, tr.592] So với kiểu hiệp vần thông hoặc vần lưng thì hiệp vần chính và vần chân giúp cho vần phát huy mạnh nhất khả năng tác động ngữ âm của ngôn ngữ. Sự lặp lại 2 hoặc 3 lần một vần trong khổ thơ sẽ tạo nên sự dìu dặt, du dương của âm, đồng thời âm hiệp vần lại nằm ở âm tiết đứng cuối dòng, có nghĩa là cuối nhịp thơ càng khiến cho thơ trở nên nhịp nhàng và vang xa hơn. Vần trong thơ ngày càng đa dạng hơn, vần được gieo không bắt buộc nhất thiết phải nằm ở vị trí cố định nào. Số âm tiết trong thơ tự do nên vị trí của vần cũng tự do hơn. Số lượng từ có các vần hiệp với nhau ngày càng nhiều và các vần hiệp ở nhiều vị trí khác nhau: vần chân, vần lưng và vần thông. Tuy nhiên, “thơ ca muốn được như dàn nhạc, không phải nhờ ở vận mà nhờ cả ở âm. Âm có thích hợp thời thơ mới có ảnh hưởng, đọc lên mới có thể thành điệu ngâm” [81, tr.33]. Âm ở đây là âm điệu, là sự phối hợp luân phiên các thanh điệu của âm tiết về đường nét (Bằng: ngang, huyền – Trắc: hỏi, ngã, nặng, sắc) và âm vực (Cao: ngang, ngã, sắc – Thấp: huyền, hỏi, nặng) để tạo nên độ trầm bổng, du dương, phù hợp với nội dung mà tác giả muốn diễn đạt. Thanh điệu của thơ có thể tác động đến độc giả bằng cao độ trầm hay bổng đó. Sự đối lập về đường nét cũng như về âm vực của ngôn ngữ Việt Nam đã đem lại cho thanh điệu sự hòa âm tuyệt vời cho thơ. Sự tập trung nhiều thanh bằng hoặc nhiều thanh trắc trong thơ sẽ tạo nên những điểm nhấn nghệ thuật ấn tượng. Những tiếng mang thanh trắc thường nặng nề hoặc réo rắt, biểu hiện sự trục trặc, tạo cảm giác bất trắc, không bình yên, xáo trộn, tan vỡ. Nếu tập trung nhiều thanh trắc trong một đoạn, một câu thơ sẽ tạo nên hiệu quả thẩm mỹ mạnh mẽ cho người đọc. Cho nên, khi muốn tác động vào người đọc những nội dung ý tưởng mạnh mẽ, quyết liệt, nhà thơ thường sử dụng luân phiên nhiều âm tiết cao, thanh trắc để tạo nên giai điệu không ổn định, thất thường: - Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ, bỏ quên đời Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người! [Quang Dũng – Tây Tiến, 188, tr. 157] Đôi khi, nhà thơ phối hợp nhiều âm tiết mang thanh bằng - trắc trong một dòng, một đoạn thơ không câu nệ bổng trầm mà tuân theo quy luật tự nhiên của lời nói. Chính hiện tượng này tạo cho người đọc cảm giác dễ chịu như đang được nghe nhà thơ trò chuyện, tâm tình những lời gan ruột: - Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn! Trái cây rơi vào áo người ngắm quả, Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn, Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn… Cha ông ta từng đấm nát tay trước của cuộc đời, Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa… [Chế Lan Viên – Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng?, 147, tr.648] - Hoa cứ rơi ồn ào như tuổi trẻ Không cho ai có thể lạnh tanh Hoa đặt vào lòng chúng ta một vệt đỏ Như vết xước của trái tim Sau bài hát rồi em lặng im Cái lặng im rực màu hoa đỏ Anh biết mình vô nghĩa đi bên em [Thanh Tùng – Thời hoa đỏ, 147, tr.626] Chính cái thanh điệu tự nhiên lên xuống, trầm bổng ấy tác động đến tình cảm của người đọc. Nó mang lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết như thể đang "đọc" chính mình, không câu nệ, không trau chuốt… thông thường, âm điệu trong một bài thơ cũng biến đổi tùy theo đoạn thơ, tùy theo nội dung ý nghĩa mà nhà thơ điều chỉnh sự phối âm cho phù hợp. Thú vị nhất là khi người đọc đang thuận tai vì những âm điệu du dương, đang thoải mái thẩm thấu cái âm hưởng ấy thì bất ngờ vấp phải sự gồ ghề trục trặc của con chữ khiến tất cả bỗng khựng lại, cảm xúc đang trôi bị vướng lại, vướng lại và buộc họ nên nó tạo được sự chú ý của người đọc. Ngược lại, câu thơ có nhiều thanh bằng thường gợi cảm giác êm đềm, hài hòa, nhẹ nhàng, không gian được mở rộng ra, thời gian như kéo dài hơn. Muốn tác động đến người đọc những cảm xúc ngọt ngào, tinh tế, thơ thường tận dụng những âm điệu của thanh bằng, hoặc âm vực thấp: - Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy [Nguyễn Đình Thi – Đất nước, 147, tr.567] - Triền đê xanh Bờ cỏ gió xanh xanh Sắc áo ấy cũng màu xanh với gió Hoàng hôn tím buông dài lối nhỏ Hương tóc thơm Thơm mãi tới bây giờ. [Phạm Sĩ Đại – Gió bờ sông, 188, tr.182] Cũng như nhịp, âm điệu thơ cũng có khả năng mô phỏng, hình tượng hóa đối tượng được miêu tả. Hòa âm thường xuyên thay đổi sẽ làm cho giai điệu trở nên căng thẳng, không ổn định và ngược lại, nếu hòa âm ít thay đổi thì giai điệu có tính dàn trải, êm ả. Vì thế mà thanh điệu có vai trò và vị trí rất quan trọng trong thơ ca. Nhà thơ là người có khả năng biến cái nhạc điệu phong phú của Tiếng Việt thành sức mạnh, thành vũ khí sắc bén cho thơ Việt Nam. Giữa âm điệu và nội dung biểu đạt luôn có mối tương quan. Âm điệu trong thơ thể hiện khả năng vận dụng linh hoạt các con chữ giàu âm thanh và phong phú về nghĩa của nhà thơ, sao cho có thể tạo nên những vần thơ sâu sắc về nội dung và hấp dẫn, du dương về âm sắc, khiến người ta phải hứng thú đọc đi đọc lại để "thẩm âm" và đắc chí. Những nhà thơ lớn của Việt Nam rất biết cách tận dụng điều đó để thu hút sự chú ý của công chúng và giúp cho thơ trụ được với thời gian. 2.3 Những kiểu hình ảnh tác động mạnh Tư duy hình tượng cảm tính giữ vai trò quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật khiến cho hầu hết các tác phẩm nghệ thuật đều giàu chất tạo hình và biểu cảm. Khi sáng tác thơ, thông qua khả năng sử dụng ngôn ngữ khéo léo kết hợp với hư cấu, tưởng tượng, nhà thơ xây dựng những hình ảnh có sức khái quát cao, lung linh, sống động và độc đáo. Hình ảnh trong thơ khác với hình ảnh bên ngoài bởi sức truyền cảm mạnh mẽ, sức thức tỉnh tư tưởng lớn lao, ở khả năng lôi cuốn con người tham gia vào đời sống xã hội. Nó tác động mạnh đến độc giả bởi độ mãnh liệt, sự đa nghĩa lẫn sự kỳ ảo phi lý tính. Nhờ những đặc điểm đó, ở một mức độ nhất định, nó đã trở thành phương tiện để nhà thơ tác động đến độc giả, truyền gửi đến họ những lý tưởng, những suy tư, những cảm xúc buồn vui đối với cuộc đời. 2.3.1 Hình ảnh phóng đại và cường điệu Bielinsky từng viết: "Nhà thơ được vũ trang bằng các hình vẽ sống động và sắc sảo về hiện thực, trình bày trong một bức tranh trung thực để tác động vào trí tưởng tượng của người đọc" [92, tr.129]. Với vũ khí lợi hại đó, nhà thơ có khả năng khiến người đọc phải cảm động, tê mê, phải sợ hãi, kinh hoàng, run rẩy, rơi lệ hay căm hờn (chữ dùng theo Diderot). Bằng cách sử dụng những hình ảnh một cách hiệu quả, nhà thơ có thêm một cách tác động ấn tượng đến độc giả. Bằng hình ảnh, phải làm sao khêu gợi vào cảm xúc, đánh vào tư tưởng, lý trí của độc giả để họ nghĩ, họ nhớ, họ ám ảnh không quên. Nghĩa là, nhà thơ phải miêu tả hình ảnh vừa là nó, vừa không phải là nó, vừa gợi ra một cái gì đó lớn lao hơn, mạnh mẽ hơn. Hình ảnh trong nghệ thuật và thơ ca không bó hẹp, lạnh lùng chính xác như khách thể trong cuộc sống, vì thế nó cho phép nhà thơ vượt ra ngoài ranh giới đó, có thể cường điệu, phóng đại để gây sững sờ, gây căm phẫn cho độc giả. Trong lịch sử thơ ca Việt Nam, không ít các thời kỳ thơ ca phát triển rực rỡ từ giữa lúc dân tộc đang ngùn ngụt khí thế tiến công vào kẻ thù xâm lược. Lúc ấy, thơ ca ngợi tình yêu nước, khơi dậy lòng căm thù giặc trong nhân dân, hình ảnh trong thơ vì thế cũng mạnh mẽ như bão táp thời đại. Có thể nói, không ở dòng thơ nào hình ảnh phóng đại được sử dụng nhiều như trong thơ ca yêu nước. Từ cổ chí kim, tùy thể loại khác nhau, ngôn ngữ và giọng điệu, cấu trúc câu thơ có thể thay đổi nhưng kiểu hình ảnh để ngợi ca, để khẳng định sức mạnh của dân tộc trong cuộc chiến với kẻ thù thì vẫn được các nhà thơ tái hiện theo phương thức phóng đại, cường điệu. Nó có tác dụng tô đậm thêm vẻ đẹp ấy, nó thúc mạnh vào lòng người những cảm xúc tự hào về dân tộc và thương mến đồng bào. Trong thơ trung đại, các nhà thơ thường tô đậm vẻ đẹp những dáng vóc hiên ngang của tráng sĩ và sức mạnh vũ bão của toàn quân: - Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu, Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu [Phạm Ngũ Lão - Thuật hoài, 89, tr.153] - Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói Trận đánh được thua chửa phân Chiến lũy Bắc Nam chống đối Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ Bầu trời đất chừ sắp đổi…[Trương Hán Siêu Bạch Đằng Giang phú, 89, tr.5] Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi cũng từng tác động mạnh vào trái tim người dân Việt Nam bằng những hình ảnh ấn tượng về nỗi cơ khổ của nhân dân: - Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế, Gây binh kết oán trải hai mươi năm. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời Nặng thuế khóa sạch không đầm núi. [Bình Ngô đại cáo, 89, tr.17] Cuộc tiến công thần thánh của quân dân ta lẫn sự thất bại thảm hại của quân thù được Nguyễn Trãi khắc đậm vào lòng người bằng những hình ảnh ấn tượng: - Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay Sĩ khí đã hăng Quân thanh càng mạnh (…) Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm... [Bình Ngô đại cáo, 89, tr.19] Trong thơ hiện đại, truyền thống ấy càng được phát huy mạnh mẽ. Những mất mát hy sinh trong cuộc chiến là vô số kể, là vô cùng. Những bài thơ ngợi ca, biểu dương những người dân Việt Nam hiền lành nhưng bất khuất hiên ngang hầu hết không phải là những bản tuyên dương thành tích một cách trang trọng. Các nhà thơ thời kỳ này đã kịp ghi lại những hình ảnh ấn tượng nhất, gợi cảm nhất về họ. Nhiều nhà thơ không ngần ngại khẳng định, ngợi ca bằng những hình ảnh thơ hừng hực lửa tiến công. Điều này tạo nên một lực không nhỏ, cuốn người đọc vào cùng cái cảm giác mạnh mẽ đó. Có nghĩa là nó có thể khiến người đọc mạnh theo với khí thế đó, vui theo niềm vui đó, đi theo đường đi đó: - Chúng con đi những dòng sông chảy xiết Chúng con đi rung từng trận gió rừng Cả thế hệ xoay trần đánh giặc Mặc quần đùi khiêng pháo lội qua bưng [Thanh Thảo - Những ngôi sao của mẹ, 66, tr.179] Nó tác động mạnh đến độc giả bởi độ mãnh liệt, cũng tác động đến độc giả những cảm xúc về một điều gì đó lớn lao, cao cả, thiêng liêng trong từng hành động, từng suy nghĩ của con người trong thơ: - Dậy sấm sét rung rinh bè quân chủ Sóng cách mạng ào ào trong vũ trụ Chớp lửa lòng sáng rực ánh tương lai! [Nguyễn Nghiêm - Hãy xốc tới, 179, tr.73] - Mỗi bài thơ cả một rừng biểu ngữ Vạn lời hô cứu nước dội non sông [Hoàng Văn Trương - Dòng máu đỏ, 153, tr.356] - Đường con đi Tổ Quốc mai sau Ngày độc lập phương Đông hồng một cõi Dưới bóng cờ hiên ngang con của Mẹ Cùng anh em đi dựng mặt trời [Lê Gành - Mười năm, con đã lớn, 153, tr. 113] - Cuộc đời tôi, không! Cuộc đời chung! Nở khắp đường đi những đóa hồng Đường nở tương lai tràn ánh sáng Như ánh sao vàng đăm đắm trông. [Trần Quang Long - Huế ơi, 103, tr.216] Và đôi khi, từ một hình ảnh khác thường trong cuộc sống, nhà thơ đã tạo nên những vần thơ có sức mạnh phi thường: - Bé vào tù ngày chưa được nằm nôi Như chú chuột con đỏ lòm trong tay Mẹ Ngục tù bắt em sống đời nô lệ Mẹ dạy em sức mạnh của quê hương Bằng bài ca xé nát những bức tường [Võ Quê - Cho người bạn tù sơ sinh, 153, tr.262] Trong đời sống, hình ảnh tồn tại khách quan nên mức độ tác động của chúng tùy thuộc vào sự cảm nhận của mỗi người, nhưng khi đi vào thơ, thông qua cách thể hiện độc đáo của nhà thơ, các hình ảnh ấy như được chắp thêm sức mạnh. Bởi vì khi sáng tác, nhà thơ luôn có xu hướng tạo nên những hình ảnh giàu tính biểu cảm để tác động đến độc giả. Xu thế này càng khiến cho thơ tăng thêm khả năng lay động lòng người. 2.3.2 Hình ảnh kỳ ảo, phi lý hấp dẫn người đọc Goethe từng cho rằng bài thơ nói chung hợp lý nhưng lại phải hơi phi lý một chút ở chỗ nào đó. Chính yếu tố hơi phi lý ít ỏi, xen kẽ giữa các yếu tố hợp lý khác to lớn hơn sẽ khiến bài thơ có sức hấp dẫn đặc biệt. Nếu tất cả đều đơn giản, thật thà thì thơ sẽ trở nên thô vụng, không đủ sức hấp dẫn người đọc. Thật ra, yếu tố mà ta gọi là phi lý trong thơ không phải là yếu tố hoang đường, thần bí mà chính là những hình thức thể hiện từ quá trình nhận thức bằng duy lý và bằng trực giác của nhà thơ. Mong muốn của người làm thơ là sáng tạo nên những bài thơ “vượt lên cái đã biết, cái đã quen, cái đã thấy, nhà thơ cần cấu tạo nên những hình tượng độc đáo, những vần thơ vi diệu, có màu sắc có âm thanh... nơi mà suy lý logic không phát hiện được” [173, tr.79]. Chế Lan Viên từng khuyên các nhà thơ "đừng viết những câu thơ khuôn hình văn phạm, như những cây thẳng quá chim không về", cũng là vì ông muốn khẳng định vẻ đẹp độc đáo, kỳ diệu của thơ c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN059.pdf