Luận văn Đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.4

1. Lý do chọn đề tài.4

2. Lịch sử vấn đề .6

3. Đối tượng nghiên cứu.11

4. Phạm vi nghiên cứu.12

5. Phương pháp nghiên cứu.12

6. Đóng góp đề tài .12

7. Cấu trúc luận văn .13

NỘI DUNG .15

CHƯƠNG 1: THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG

THƠ CỦA ÔNG .15

1.1. Cuộc đời và sáng tác của Nguyễn Quang Thiều .15

1.1.1. Cuộc đời.15

1.1.2. Tác phẩm.17

1.1.3. Những nguồn ảnh hưởng đối với thơ Nguyễn QuangThiều.19

1.1.4. Quan niệm thơ của Nguyễn Quang Thiều .22

1.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều.26

1.2.1. Cái tôi và cái tôi trữ tình .26

1.2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều .28

1.2.2.1. Cái tôi đa cảm luôn hướng về quê hương cội nguồn .29

1.2.2.2. Cái tôi buồn, trăn trở về con người .34

1.2.2.3. Cái tôi chiêm nghiệm về cuộc sống .44

1.2.2.4. Cái tôi khát khao, hy vọng tự do và đầy dự cảm .47

Chương 2: NHỮNG SUY CẢM TRONG THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU .51

2.1. Thơ Nguyễn Quang Thiều từ những cơn mơ tưởng tượng .51

2.1.1. Thế giới “Bên này” của những cơn mơ hoang dại .51

2.1.2. Thế giới “Bên kia” ánh sáng của trí tưởng tượng.58

pdf191 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người đàn bà vất vả cần cù kiếm việc làm để mưu sinh, đáp ứng và phù hợp với thời cuộc, thì mới biến nỗi vất vả tần tảo của họ thành hình ảnh đẹp như vậy. Không những thế, ông còn nhìn thấy cuộc sống mưu sinh của họ trên một chuyến xe, cũng gợi trong tâm tư nhà thơ những trắc ẩn: Và chuyến xe tan tầm lại đến/ Ọp ẹp và bẩn thỉu như chiếc lồng vịt khổng lồ/ Các cô gái buôn chuyến đang ngoẹo đầu ngủ/ Tóc tai quần áo sặc mùi cá khô/ Giấc mơ sẽ thế nào trong giấc ngủ thế kia(Câu hỏi cuối ngày). Bài thơ có ba lần hỏi, đều là hỏi tự vấn, và tên bài thơ là một câu hỏi. Trần Mạnh Hảo đã xoáy vào hai câu cuối để nêu lên chủ kiến của mình. Song đối với chúng tôi, điều Nguyễn Quang Thiều tự hỏi, chúng tôi lại hiểu theo cách khác. Đó chỉ là cách ông thể hiện tâm can của mình, xót xa cho những phận người phụ nữ. Họ bươn chải trong cuộc sống vốn dĩ đã lắm khắc nghiệt, họ còn là trụ cột của gia 80 đình hay họ là trụ cầu nối đôi bờ của hiện thực và quá khứ, của yêu thương và cay đắng cơ cực, của những chịu đựng hy sinh và những mất mát, thiệt thòi...của những bế tắc quẩn quanh và những khát khao hy vọng như Nguyễn Quang Thiều đã cảm nhận: Những người đàn bà của làng đồng phục màu nâu/ Những trụ cầu mảnh mai, suốt đời bền vững / Họ dựng lên cây cầu/ Và con đường vươn ra lộng lẫy (ChươngV- Nhịp điệu châu thổ mới). Ông cảm nhận người đàn bà như những trụ cầu là cách liên tưởng lạ hóa. Hình như trong thi ca chưa có nhà thơ nào dám nói người đàn bà vững chãi như những trụ cầu. Tú Xương thì có hình ảnh người phụ nữ thôn quê lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông (Thương vợ), còn Xuân Diệu thì có người tình trong mộng để đắm đuối yêu đương Mau với chứ/ vội vàng lên với chứ/ Em, ơi em, tình non đã già rồi (Giục giã), còn Tố Hữu có người con gái anh hùng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung/ Em vẫn đứng trên đôi chân tuổi trẻ/ Đôi gót đỏ lại trở về quê mẹ, nhưng tuyệt nhiên không có người đàn bà mảnh mai vững chãi như những trụ cầu. Hình ảnh ấy phải chăng cho chúng ta liên tưởng đến việc người đàn bà là cầu nối, là mấu chốt để nối đôi bờ “Bên này” hiện thực sấp ngửa khó khăn với “Bên kia” của khát khao ánh sáng hạnh phúc. Họ là thực thể hy sinh để cuộc sống này viên mãn. Người đàn bà gắn liền với cánh đồng, dòng sông, với đôi quang gánh nơi làng quê tác giả. Nét đẹp tâm hồn tinh khiết và nét đẹp thể xác khỏe mạnh lực lưỡng từ cách thức khắc họa đậm nét sự thô vụng, người đàn bà trong thơ Nguyễn Quang Thiều hiện lên như một ám ảnh.Và Bóng tối cho họ một con đường toàn ánh trăng, cũng là một ám ảnh. 2.2.2.3. Bóng tối biểu tượng cho thế giới hỗn mang bí ẩn, lầm lụi Bao trùm trong Châu thổ là bóng tối. Khi khảo sát bóng tối xuất hiện 288 lần/ 144 bài, với nhiều sắc diện, nhiều tầng bậc. Bóng tối chứa đựng sự bí ẩn nơi trú ngụ, sự hỗn mang bành trướng của bóng tối, sự dày vò lương tâm, trừng phạt con người của bóng tối, cái ác được tung hoành, hiên ngang đi lại, và cả sợ hãi chết 81 khiếp của ma quái từ bóng tối. Chung quy, có thể đặt bóng tối ở “Bên này” của thế giới hiện thực là để sau khi khảo sát, tìm hiểu, sẽ thấy bóng tối luôn di chuyển qua “Bên kia” ánh sáng. Họ sống ở “Bên này” cùng với bóng tối và có quyền hy vọng khát khao lần tìm về “Bên kia” ánh sáng. Nguyễn Quang Thiều có nhiều bài xuất hiện bóng tối qua nhan đề như “Đoản ca về buổi tối”, “Chúng ta có quyền ăn bữa tối”, “Đêm gần sáng”, “Bài ca những con chim đêm”, “Lúc ba giờ sáng”, “Chuyển dịch màu đen” Bóng tối là thời gian, xuất hiện cùng với làng, với con thuyền với dòng sông, với vòm cây, cánh đồng, là không gian. Vậy bóng tối cũng có thể xem là nơi hội tụ thời - không gian của tác phẩm. Trong phần không gian và thời gian nghệ thuật ở chương ba, chúng tôi cũng đi tìm hiểu về thời - không gian và trong đó có điểm qua phần bóng tối, các thể thức biểu hiện của nó. Điều rốt cuộc sau cùng, chúng tôi muốn nói bóng tối đã là một tâm điểm, một khoảng sân mà Nguyễn Quang Thiều có thể tự tại, tự tung bay nhảy, hú gào, và sáng tạo từ những cơn mơ hoang dại và tưởng tượng. Bởi có lần ông đã nói Tôi thích cô đơn trong đêm tối. Thích ngồi nghe tiếng nổ tí tách của ngọn nến, thích viết vào giữa đêmĐêm tối với tôi như là một cái gì gắn bó vừa vô thức vừa ý thức [105]. Trong “Quà tặng của một ngày”, bóng đêm gắn với người cha, với bầy chim mòng két trở về. Hay “Bên ô cửa những toa tàu thời chiến”, bóng tối lại gắn với hình ảnh người mẹ: Mẹ tôi vẫn ngồi bên hiên nhà trong những đêm tối nhiều gió. Bà nói có những con tàu đã bay lên trời mang theo những chàng trai, cô gái bằng tuổi mấy đứa con lớn của bà. Và đêm nào bà cũng thức giấc bởi tiếng còi tàu chạy trên đường ray qua cánh đồng vọng về [112,tr.49]. Hay trong truyện “Đã mất rồi những cái cây có ma”, bóng tối gắn liền với làng Làng quê yên tĩnh trong đêmTrong những đêm như thế, tôi thường nhớ về bà nội tôi và những câu chuyện ma bà kể. [112,tr.116]. Bóng tối đã trở thành biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Ngoài những bài mang tựa đề có yếu tố bóng tối, còn có nhiều bài xuất hiện bóng tối và dường như bóng tối (bóng đêm) làm nền cho mọi cảm xúc, sự vật, hiện tượng được nói đến. Bóng đêm của đồng cỏ (Có một con mèo hoang), người cha đêm đêm ngồi 82 hút thuốc lào (Tiếng cười), đêm đã trải tấm khăn của tình yêu xuống rồi (Một bài hát tình yêu làng Chùa), sự chuyển động của bầy ốc sên trong đêm (Chuyển động), đêm của cái tôi buồn “Ta nằm co quắp trong đêm” (Khúc cảm VII), và đêm của cái tôi do dự định đường (Những ngôi sao) Bóng tối được lặp lại nhiều tầng bậc, thể hiện ở nhiều đối tượng đã trở thành biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Trong bóng tối, dường như ông có thể nhìn thấy rõ hơn, hiểu rõ hơn về mọi việc. Phân định được rõ ràng đâu là thiện ác, đâu là hiện thực cuộc sống và khát khao. Chúng tôi có cảm giác, bóng tối ở “Bên này” chiếc cầu của nhân gian trần thế, kiếp người được bắt qua bên kia sông ngân hà - nơi đó ánh sáng chan hòa, mặt người nở hoa, trái ngọt hoa xanh, niềm vui và hạnh phúc tròn căng. Chính vì điều này, chúng tôi đã mạnh dạn đi tìm hiểu tuyển tập của ông theo chiều dọc, thay vì phải đi theo chiều ngang như một số luận văn trước đã làm. Chúng tôi muốn nhấn mạnh tâm ý của nhà thơ, ông không rạch ròi cho bên này là bóng tối, bên kia là ánh sáng, nhưng hai mảng này luôn được ông nâng đỡ, dưỡng dục nuôi nấng trong từng kết cấu bài thơ, trường thơ. Việc làm của chúng tôi chỉ nhấn mạnh khắc họa thêm: Nếu nói đến bóng tối, hay những gì thuộc “ Bên này” của hiện thực trong thơ ông thì thật là buồn và yêu thương đến thẳm sâu, xót đắng và xẻ chia đến tận cùng, bất trắc và ngổn ngang đến lạnh người. Còn nếu nói đến ánh sáng hay những gì thuộc về “Bên kia” ánh sáng thì thật tươi sáng trinh trắng đến thảo thơm, khát khao và tự do đến tận cùng, phục sinh, hồi sinh, tái sinh đến mãnh liệt... Trước hết, đó là bóng tối gắn với tình yêu thương cha mẹ, tình yêu đôi lứa thuở ấp ủ, ban sơ, thuở do dự định đường: Đêm hoang sơ chỉ có đôi ta/ Không cơm áo cửa nhà ngồi ôm nhau run rẩy/ Ta sẽ bắt đầu điều gì khi bình minh thức dậy/ Đi về phía biển khơi hay trở lại rừng (Những ngôi sao). Bóng tối của hoang man, lo sợ, cái ác xuất hiện xâm chiếm đời sống con người: Đã bao năm/ Cứ đêm xuống/ Bầy chó ngửa mặt lên trời/ Sủa cay đắng, thảm 83 sầu, man rợ/ Bầy chó ơi, sủa vào đâu/ Sủa vào trăng?/ Sủa vào ngọn đèn dầu/ Hay sợ đêm mà sủa vào bóng tối/ Hay sợ nhau mà sủa vào nhau (Bầy chó của tôi). Khi bóng tối bao trùm, những linh hồn tà ác lại hiện ra, chúng chiếm lấy thành phố, cây cỏ, công viên để hoành hành và sục sạo vào từng ngăn đá tủ lạnh, ghế sôpha để tận hưởng: Khi những ngọn đèn lần lượt tắt và chúng ta đi/ Tất cả những người chết trở về thành phố/ Trà trộn trong những linh hồn thánh thiện/ Những linh hồn ân hận, những linh hồn say đắm là những bóng ma. (Đoản ca về buổi tối) Bóng tối cũng là nơi trú ngụ của cái tôi buồn, tự cảm nghiệm về mình, về đời sống thực tại: Mây trời vun lên những đống rơm khô/ Dấu chân ta xóa dấu chân chú bê vàng lạc mẹ và/ Khi bóng đêm vụt đứng chặn trước ta, ta vội quay lại tìm dấu chân mình/ Òa khóc (Tháng Mười). Ta như loài người tìm ra lửa ngày đầu/ Giờ chỉ còn đêm lặng câm trong ánh trăng lạnh buốt/ Những đồ đạc trong phòng lần lượt ngủ/ Và khi tôi ngước nhìn tôi trong chiếc gương của đời sống này, cái bóng bỏ đi/ Về cuối cánh đồng liền chân trời sắp sáng (Hồi tưởng tháng mười Một). Những bài thơ trong dòng hồi tưởng của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều làm người đọc thổn thức trong bóng đêm, từng mùa, từng tháng trong năm. Nó như là đặc trưng của sự sống: Trong bóng tối những bông hoa như thiếu máu / Đôi mắt mệt mỏi nhìn thẳng vào chúng ta/ Mùi hoa gắt tràn ngập căn phòng làm anh chợt nghĩ/ Chúng ta sẽ được tiễn đưa trong buổi tối (Hồi tưởng tháng năm). Bóng tối trong Châu thổ là những hỗn mang, tan tác hoảng loạn của nhiều mảnh thực của đời sống. Cùng với những biểu tượng khác (như cỏ, dòng sông, cánh đồng, tóc, đàn bà, đàn ông, con thuyền) là sự đấu tranh giữa bóng tối và ánh sáng, giữa thiện và ác, giữa tâm hồn và thể xác con người, giữa cũ và mới Đấu tranh, gút kết và khai mở ở cuối mỗi bài thơ, ánh sáng tràn về, mà chúng tôi đã từng nói đó là thứ ánh sáng phía cuối đường hầm của tòa lâu đài tâm thức. Những biểu tượng“Bên này” của tòa lâu đài tâm thức, với Nguyễn Quang Thiều, không bao giờ là dừng lại. Thực chất mọi thi ảnh, mọi tiềm lực, nội sinh 84 trong thơ ông, chất cảm chiêm nghiệm và chất triết luận đều được dịch chuyển từ “Bên này” của ngổn ngang hiện thực sang bờ “Bên kia” của ánh sáng khát vọng. 2.2.3. Những biểu tượng phía “Bên kia” toà lâu đài tâm thức 2.2.3.1. Biểu tượng cái cây phục sinh Nói đến cái cây, ngọn cỏ, có thể bạn cho là những vật nhỏ nhoi, tầm thường, nhưng chính bắt nguồn từ những điều nhỏ nhoi nhất làm nên những điều huyền diệu. Theo như sách biểu tượng thế giới [46,tr.142] thì Cái cây là biểu tượng của sự sống trong tiến hóa liên tục, trong sự vươn lên về phía trời, nó cũng được dùng để biểu thị tính tuần hoàn của vũ trụ: sự chết và sự tái sinh. Cái cây trong thơ Nguyễn Quang Thiều là biểu trưng cho cái Thiện và cái Đẹp, sự tái sinh và sáng tạo thế giới. Mặc dù không xuất hiện nhiều trong thơ ông, như những biểu tượng khác (Dòng sông, cánh đồng, bóng tối, trăng, lửa). Và điều đặc biệt là ông không gọi tên một loài cây cụ thể nào, như thơ Nguyễn Duy có biểu tượng Cây tre trong (Tre Việt Nam), như cây Kơnia (Bóng cây Kơnia của Ngọc Anh phỏng dịch), cây Xà-nu trong (Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành)Với Nguyễn Quang Thiều, cây thường được gọi bằng một danh từ chung “cái cây rung lên”, “cái cây xào xạc”. Việc không xứng danh cho bất kỳ loài cây nào lại càng làm cho tính biểu tượng được nâng cao. Nếu xét từ góc nhìn của văn hóa đời sống dân gian tập tục của người Việt nói riêng và trên thế giới nói chung thì cây cối mang yếu tố thiêng liêng, vật để thờ cúng và mang hình ảnh trục (kết nối đất và trời). Ví như, cây sồi của người Celtes, cây da của người Đức cổ, cây tần bì của người Scandinavi, cây ôliu của người phương Đông Hồi giáo, cây tùng ở người Xibia. Đối với người Hồi giáo phái Siit, thì cây được nuôi bởi đất, nước và lớn lên ở tầng trời thứ bảy tượng trưng cho hakikat (trạng thái cực lạc). Đối với văn hóa dân gian người Việt lại có tục lấy các cây như cây lanh, cây nêu, cây si làm biểu tượng, tượng trưng cho một tín ngưỡng thờ cúng nào đấy phù hợp với nguyện vọng và tập tục bản địa mình. Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, việc cây xuất hiện và không mang tên tuổi chắc hẳn cũng là tâm ý tác giả muốn gửi gắm, rằng: cây là một biểu tượng cho sự sống, 85 sự kết nối, là con đường thăng thượng giữa đất trời, con người và vạn vật từ cõi hữu hình sang cõi vô hình. Cây ánh sáng làm hoa tiêu dẫn đường cho việc đi tìm lại bản thể, tìm lại chính mình và chiến thắng bóng tối, chiến thắng cái ác. Cây che chở bao dung đầy lãng mạn say đổ vào nhau (Dưới trăng và một bậc cửa), cây trong cái chết hy sinh để biến thành những mảnh gỗ làm giường, làm tủ, nhưng từ trong sâu thẳm của ký ức, ý thức về một đời sống vẫn mãnh liệt trào phun như những chùm pháo sáng của phôi bào: Trong im lặng tuyệt đỉnh, những gã thợ/ Xẻ chúng ta thành những tấm thẫm đỏ/ Lưỡi cưa chạy qua chúng ta sáng lên ánh chớp/ Mùn cưa phun lên từng chùm pháo hoa/ Những gã thợ xẻ không bao giờ nghĩ/ Chúng ta có thể sống lại trong mùn cưa, phôi bào và những đoạn gỗ thừa (Hồi tưởng tháng Bảy). Cái cây có mắt làm nhân chứng và phục sinh một đời sống: Đã có nhiều con mắt cây biến mất/ Và rất nhiều con mắt mới mọc ra (Khúc mười ba), cái cây mang dáng dấp của ước mơ bay cao bay xa từ quá khứ đến tương lai trầm mặc trong suy tưởng và lịch sử rền vang, ở đấy có những cái cây như những Người cha vĩ đại cúi đầu trong hơi ấm nồng nàn của gỗ. Cái cây có đời sống sinh hoạt (ngủ, chống cằm, chạy, lắc lư hát, nhảy múa, đối thoại với biển cả, cúi đầu, đi lên đỉnh đồi), được ông viết ở Karachi tháng 10 năm 2002, ở Dedham Washington là một ký ức biểu tượng đời sống, là thông điệp diệp lục của thế giới này. Một cái cây nói/ Một cái cây còn ngủ/ Một cái cây ngồi chống cằm/ Một cái cây đang chạy/ Một cái cây nhảy múa/ Và trung tâm thành phố, một cái cây/ Công dân của ngoại ô Dedham/ Đang đi dọc vỉa hè/ Một cái cây đứng cạnh ghế đá(Những cái cây ở Dedham). Bài thơ, đem đến cho người đọc một cảm nhận khác, về “một cái cây” so với một cái cây bình thường ta vẫn thấy, vẫn biết. Tác giả dẫn dụ người đọc đến từng cái cây một, và minh chứng mỗi cây là một công dân, đáng được sống, đáng được trân trọng trên thế gian này. Từ hiện tượng những cái cây bị đốn đổ đến những liên tưởng, mang nhiều hàm nghĩa. Nhà thơ Lê Đạt đã từng nói về tiêu chí của một bài thơ hay: Người viết văn là người chở đò, chở người đọc sang một cảnh giới khác. Mục đích của nhà văn là làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, phong phú hơn, đừng nhạt nhẽo, 86 đừng trì trệ. “Một cảnh giới khác”, có lẽ thế, nên nhiều lúc Nguyễn Quang Thiều mới nhận mình như một cái cây. Và cái cây đó có những cảnh giới khác như “mắt” thì “mở hoa”,“miệng” thì “ xào xạc” còn “ tim” thì “ đậu từng chùm quả”, vì ở đó, trong một đêm âm u, hoang vắng, tôi đứng như một thân cây sẫm tối. Tinh thần tôi bay lên để nhìn ngôi sao cho rõ hơn (Khúc mười bốn). Tóc tôi thẫm một vòm trong đêm. Mắt tôi mở hoa/ Miệng tôi xào xạc. Và tim tôi đậu từng chùm qủa (Khúc bốn). Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn khi nghiên cứu về hình tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều thì cho rằng:“thân cây sẫm tối” chính là thân cây mang ánh sáng của thi ca. Với Nguyễn Quang Thiều, trong thơ ông, biểu tượng cái cây không tên không tuổi, nhưng gắn với bao nhiêu là sự việc, của làng và đời sống con người nơi đây. Từ bờ sông, cánh đồng vải liệm đến cỗ xe tang, con đường từ nghĩa địa, từ con sên con chó đến con bò, con bướm, từ bậc cửa, cánh cửa đến chái bếp, căn phòng, từ đồng quê đến thị xã, công viên, từ làng Chùa cho đến ngoại ô của nước Mỹ xa xôi, thì cái cây được xuất hiện, mang ý niệm của sự tái sinh phục hồi và vươn về tự do khát khao của hy vọng. Nó mã hóa được những điều tác giả muốn gửi gắm mà độc giả không phải tìm đâu xa, nơi bóng cây, mầm cây, lá cây, trong thơ ông, ẩn chứa, niềm khát khao được phục sinh và hiến dâng cho cuộc đời. Những cái cây biết sinh hạ tất cả những chiếc lá và dâng hiến lòng gỗ thơm cho cuộc đời (Bàn tay của thời gian); cái cây cho đời sống tâm linh ước mơ rằng có đâu đó, sự phục sinh từ những gì đã tàn lụi chết chóc và khô cằn: Một người đàn ông yếu hèn trong đời sống lần đầu tỉnh giấc giữa đêm khuya/ Mở cửa sổ nhìn ra phía trời xa, một ngôi sao sáng/ Chợt nhận ra cái cây còi cọc trên ban công lần đầu trổ hoa lóng lánh/ Và hương thơm tỏa ra rì rầm một khúc cầu nguyện/ An ủi những giấc mơ đầy thở than và đầy mộng mị/ Và cứu vớt những đời sống hận thù, bạc nhược, vô sinh (Bài ca những con chim đêm). Đôi khi, cái cây còn là nơi tuổi thơ của một cậu bé ốm nhom mẩn mê trong hương thị thơm nồng cùng với những giấc mơ lạ: Giữa tháng tám cây thị vàng rũ rượi/ Như người ốm nhiều năm không tìm ra bệnh/ Mấy mươi năm mê sảng vẫn bay về (Hồi tưởng tháng tám). 87 Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, mọi sự vật có thể đội lốt của đời sống. Ở đó, có cái ác có thể cư ngụ trong lốt của nước (Nhân chứng của một cái chết), của những đám mây mang theo cái chết, của hoa, của người (Đoản ca về buổi tối), nhưng cái cây thì không đội lốt cái ác mà mang hàm nghĩa của ánh sáng tình yêu thương, tính phục sinh của cái thiện, cái đẹp một cách kỳ vĩ: Những cái cây trầm tĩnh đứng bên nhau. Vòm lá ướt lung linh đẹp và tự tin hơn tất cả. Tôi thấy nước đang chảy trong những vòm lá. Những cái cây như được các thiên thần mang từ trời về trồng dọc con đường(Khúc bốn). Trong “Nhân chứng của một cái chết”, theo như lời tác giả kể thì đó là một trận lụt lớn ở quê tác giả. Ông chứng kiến tất thẩy sự tàn phá của nước, kéo theo cả một hệ lụy dài về cuộc sống, sinh hoạt, con người, và cây cối thiên nhiên. Và sau những ngày lụt ấy, khi nước rút ông đã tận mắt thấy, những con cá, mắc như làm tổ trên cành cây. Hoang cảnh ấy đã khiến ông dựng lên một cảnh tượng đổ nát, trong công viên, khu thị xã, con đường, đồng ruộng, nhưng những cái cây thì vẫn vươn lên, chum đầu vào nhau để chở che, duy trì sự sống thiêng liêng và kỳ vĩ: Anh mơ một ngôi nhà trong ánh sáng của cây/ Có tiếng nấc đêm đêm vọng về từ con đường xa khuất/ Đã rất nhiều con mắt cây biến mất/ Và rất nhiều con mắt mới nảy ra/ Đêm nay con đường xưa đã ngập chìm trong nước/ Nhưng đôi bờ cây chỉ lối cho chúng ta(Khúc mười ba - Nhân chứng của một cái chết). Lối nói liệt kê, với đủ thứ hình ảnh chất chồng của cuộc sống, Nguyễn Quang Thiều đã đưa vào tác phẩm những hiện tượng nhỏ nhất (chứng viêm xoang mũi, một mẩu âm thanh cuối cùng, tóc, đôi giày đen, cái mồm hôi hám, bầy sên, những vòm cây tự xé họng mình), cho đến những gì to tát nhất, hữu hình bất biến nhất (những vùng sáng đặc, những lửa cháy, những pho kinh bồ đề, những tiếng cười băm chả) thì bài thơ dài Con bống đen đẻ trứng với 3 khúc gần 167 câu không biết bao nhiêu là hình ảnh, sự việc được nhắc đến. Nguyễn Quang Thiều đã dẫn dụ chúng ta đi qua từ vùng hiện thực của thời khắc không gian và thời gian “không giờ/ không phút/ không giây” để bay đến vùng trời của tâm thức ở khúc 2. Nơi đó có những khu vườn bưởi non biết mang thai, những cánh đồng sản phụ để “ Tôi tìm 88 đến/ ký ức tôi nằm lại/ Hóa vỏ ốc mòn ngậm cát gọi u.. oa”, “Tôi chạy về ngày mai”. Trong cuộc chạy đua về ngày mai, ở khúc 3, nhà thơ để bài thơ chuyển sang đối thoại của cha và con: Cha ơi, cha đưa con về đâu? /Cha đưa con về cánh đồng bà nội/ cha ơi, cha đưa con về đâu?/ Cha đưa các con về sông Đáy/ Cha ơi, chúng con sẽ ngủ ở đâu? Những dấu hỏi và dấu gạch đầu dòng thay cho lời trực tiếp, khúc 3 và nhiều chương, đoạn khác trong Châu thổ mang đến một âm hưởng trường ca. Chương 4 của (Nhịp điệu Châu thổ mới), hay khúc ba của bài Cây ánh sáng, đều có xuất hiện lối đối đáp, độc thoại, suy tưởng mà chúng ta thường gặp trong các trường ca đương thời bấy giờ (trường ca Thanh Thảo, trường ca Nguyễn Trọng Tạo). Những hình ảnh tác giả nêu ra vờ như không liên kết nhau nhưng thực tế, nó đã tự dắt díu nhau, xoắn xít nhau tạo thành một tứ thơ không thể cắt rời, mà đó cũng là một đặc điểm của trường ca, để cuối cùng chạm vào dấu chấm của sự kết thúc, chúng ta đón nhận một tư tưởng, một ý nghĩa đẹp. Cuộc sống sẽ sinh tồn, dù vốn dĩ có bao nhiêu khắc nghiệt, bao nhiêu chướng ngại: Ngọn lửa thiêng triệu triệu năm/ Sẽ tự mình thức dậy/ Nấu một nồi cơm nếp hoa vàng/ Đơm lặng lẽ vào mo cau cổ tích/ Và mang ra bến sông/ Và thả vào bến sông/ Đó là lúc con bống đen /Nổi lên giữa dòng sông Đáy/ Đôi mắt sáng hai vầng Nhật, Nguyệt/ Đẻ cho ban mai một dải trứng hồng (Con bống đen đẻ trứng). Cây ánh sáng là một trong những biểu tượng mang đầy ý niệm mới về cõi nhân sinh, cuộc đấu tranh sinh tồn giữa thiện và ác, giữa đạo đức và giả dối. Sự thoát thai của nàng bằng cách đội lốt thiên nga trắng muốt, bằng lối độc thoại “ta”,“mi”, thắng thế trên ngôn từ, biện luận tranh thế chủ động để quả quyết và khẳng định chân lý, cái đẹp, cái thiện và “ta” là đại diện cho điều đó sẽ được tìm về với ánh sáng. Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn đã nhận xét: Cây trong thơ Thiều như kho báu cất giữ những kí ức, những thói quen, những tầng văn hóa cổ xưa để cưu mang, bảo tồn nhân tính và cái đẹp [125]. Nhiều biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều thì biểu tượng cái cây vừa gẫn gũi, vừa giản dị hòa lẫn với thiên nhiên cuộc sống. Ví như cỏ, như trăng, như dòng sông, cánh đồng, như sự bát ngát bao la, rộng dài của con đường và mặt đất, 89 dễ thương và ẩn ức như cánh chuồn và chiếc cúc áo. Những vật tưởng chừng đơn giản và “cũ mèm” truyền thống ấy, đã được ông thổi vào một luồng gió mới, độc đáo, khác lạ của nghệ thuật thi pháp thơ hiện đại. Mỗi nhà thơ đem theo cho thơ mình một biểu tượng, có thể nói là của riêng, mà chỉ cần nhắc đến, người đọc có thể nhớ ngay.Ví như Xuân Quỳnh có Thuyền và biển - ẩn ức và khát khao về tình yêu, Hoàng Cầm có Lá diêu bông - bí ẩn của tình yêu, Dư Thị Hoàn có Lối nhỏ - con đường đến hạnh phúc, Hoàng Hữu có Hai nửa vầng trăng, Thanh Thảo có Dấu chân qua Tràng cỏ, Nguyễn Trọng Tạo có “Chia” một nửa, Mai Văn Phấn có “Bầu trời không mái che”, Đồng Đức Bốn có khói chiều với cõi bơ vơ thì Nguyễn Quang Thiều có ánh sáng và bóng tối 2.2.3.2. Ánh sáng của ngôi sao xa mang đến khát vọng sống, phục sinh Khó lòng mà không nghĩa đến biểu tượng này. Bởi ngôi sao có số lần xuất hiện trong thơ Nguyễn Quang Thiều thật nhiều. Có thể nói là dày đặc và mang một vai trò khá quan trọng, nếu xét “ngôi sao” là một thực thể ở phía “Bên kia” mốc tiếp quản của ánh sáng. Thật là như vậy, giả dụ, xét ánh sáng chung chung trong thơ ông, chúng ta thấy nhiều thứ ánh sáng (lửa, trăng, sao, ban mai, hoàng hôn, mặt trời, chớp, nắng) nhưng hầu như những thứ ánh sáng ấy vẫn không đủ để làm ấm, làm hồng lên bức tranh thủy mặc mà ông đã lần vẽ trong đêm tối của ký ức. Có nhà phê bình đã nói, trong thơ ông có tồn tại một thứ ánh sáng, đó là thứ ánh sáng lạnh. Theo chúng tôi nghĩ, điều đó hoàn toàn có cơ sở, vì trong lúc khảo sát về biểu tượng bóng tối (Chương 2) hay thời - không gian (Chương 3) thì tần số của nó xuất hiện khá nhiều, đến nỗi làm cho cả cấu trúc của Châu thổ, chìm đắm vào không gian bóng đêm. Với bóng đêm dày đặc như vậy thì ánh sáng của một ngôi sao, ánh sáng của một ánh chớp, của một hoàng hôn chiều tà, của một ánh lửa thì quả là “lạnh”. Tuy nhiên, nếu đi nghiên cứu về thứ ánh sáng “lạnh” được phát ra từ những sinh thể nhỏ nhoi như “ngôi sao”, ta sẽ tìm thấy cả một thiên đường, cả một bờ hạnh phúc khát vọng mà chính nó đã mang đến, trao vào tay người vừa bị ngã đuối, thả 90 vào đêm tối, thắp lên một ngọn đèn, vực dậy một mầm xanh, trong khoảng không hoang hoải, lạnh, chết chóc và ghê rợn, do hiệu ứng của bóng tối mang lại. Ngôi sao là biểu tượng của nguồn ánh sáng, thuộc về trời, là biểu tượng của sức mạnh tinh thần, của sức mạnh vật chất. Chúng chọc thủng bóng tối, là những ngọn đèn pha chiếu rọi vào bóng đêm của vô thức. Theo sách Khải Huyền,(hay) Kinh Cựu ước thì sao là biểu tượng của thiên thần, là số phận của con người được phục sinh, biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng, của những con người chính trực. [46,tr.794]. Người Sirona xem sao như một vị thần linh, người Yakoute xem các vì sao là các cửa sổ của thế giới. Sao như khảo sát xuất hiện 55lần/144bài, nhưng tính số bài có nói đến sao thì 25bài/144bài, như “Một bài hát tình yêu làng Chùa”, “Hòa âm những đa bào”, “Bài ca ban mai”, “Buồn hơn cái chết”, “Người cầu tự”, có nhiều bài còn mang tựa là những ngôi sao như “Những ngôi sao”, “Những ngôi sao đổi ngôi”, “Tiếng chó và những ngôi sao”. Ngôi sao trong thơ Nguyễn Quang Thiều xuất hiện với nhiều tên gọi như sao xanh, ngôi sao xưa, ngôi sao mù, ngôi sao tinh khiết, ngôi sao tháng năm, với nhiều cách thức thể hiện như gọi tên (sao xanh, sao ban mai, sao tháng năm), trạng thái sao (ngôi sao ướt đẫm, ngôi sao bền bỉ, ngôi sao tinh khiết), thời - không gian sao (ngôi sao bay về, ngôi sao tháng năm, ngôi sao bóc vỏ), yếu tố phồn thực (chùm trứng sao) So với ánh sáng phát ra từ trăng, được xuất hiện 44 lần/144 bài với nhiều thể thức như hoạt động trăng (liếm trăng,tru trăng, trăng xòe bàn tay, trăng vật vã), trạng thái trăng (trăng mờ, thìa trăng, sũng trăng, chói sáng trăng, vầng trăng, vệt ướt trăng), thứ ánh sáng lạnh tỏa ra từ tinh cầu trăng, đi kèm với nhiều yếu tố sự kiện như người đàn bà góa trong đêm trăng, bầy sên di chuyển trong trăng, dưới trăng và một bậc cửa, cỗ xe tang trong trăng, con đường từ nghĩa địa trở về trong trăng, thì ánh sáng của ngôi sao trong đêm tối cũng là m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_28_5368604338_0036_1869353.pdf
Tài liệu liên quan