Luận văn Đặc điểm thơ Viễn Phương

Bài thơ “Chúc thọ trong tù” của Viễn Phương là một ví dụ điển hình về tinh thần và khí phách của

chiến sĩ ta trong xà lim. Không gì có thể ngăn dòng máu đỏ chảy về tim, không gì có thể ngăn được

bầu nhiệt huyết của các chiến sĩ cách mạng. Trong những tháng ngày bị cầm tù và tra tấn dã man,

người chiến sĩ cách mạng vẫn luôn vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ. “Chúc thọ

trong tù”là bài thơ Viễn Phương sáng tác trong những ngày ông bị giam cầm trong ngục Phú Lợi,

mong ngóng chiến thắng bên ngoài và vẫn giữ lòng kiên định theo đường lối lãnh đạo của Chủ tịch

Hồ Chí Minh. Những dòng thơ này được các đồng chí trong tù thuộc và truyền cho nhau nghe, thậm

chí, còn “bay” ra tận nhà tù ngoài Côn Đảo, khích lệ tinh thần anh em, đồng bào, đồng chí. Tuy lời

thơ còn mộc mạc nhưng đó là tấm lòng thành kính của nhà thơ đối với Người.

pdf119 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2993 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm thơ Viễn Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng giữ hạnh phúc quê hương, Lại hẹn cùng nhau một ngày thống nhất. (Người yêu dũng sĩ) 2.3.2. Tình cảm vợ chồng son sắt, thuỷ chung Viễn Phương viết nhiều về tình đồng chí, đồng đội, về hình ảnh người Mẹ cách mạng và tình yêu chung của những con người làm nên lịch sử. Đọc cả tuyển tập thơ Viễn Phương, người đọc nhận ra ông ít nói về tình yêu của cá nhân mình. Thi thoảng mới thấy một Viễn Phương say đắm, thiết tha với tình yêu: “Tôi ôm em vào lòng/ Bóng quân thù trước ngõ/ Chiếc hôn chiều mênh mông” (Tình ca), “Môi em cười mà hồn ai bão giông”, “Cánh tay ngọc nhung mềm hơn vũ khí/ Khói chiến trường tanh! Ôi! Ngực em thơm” (Về đâu). Lý giải điều này Trần Thanh Đạm cho rằng: “Khi còn trẻ, Viễn Phương chưa kịp làm bài thơ tình lãng mạn nào thì đã phải làm những bài thơ đấu tranh, cách mạng, những bài thơ trong tù: ở Chí Hoà, ở Phú Lợi”, Viễn Phương “chỉ làm các bài thơ tình cho mình khi cách mạng đã thành công, khi tuổi cao, tóc bạc, những bài thơ thấm đượm kỷ niệm và hoài niệm của tình yêu. (…) Cũng như Tố Hữu, Viễn Phương có một mối tình lớn nhất, thuỷ chung nhất trong thơ: đó là mối tình đối với cách mạng” [124, tr.896]. Cả một đời, Viễn Phương thuỷ chung với cách mạng và với người vợ hiền dịu, đảm đang - bà Nguyễn Thị Ánh. Người vợ ấy, Viễn Phương gặp trong kháng chiến 9 năm (lúc ấy bà đang làm trong Hội Phụ nữ cứu quốc). Tình yêu giữa hai người nảy nở, chính nhà thơ Ca Văn Thỉnh là người đã se mối tơ duyên cho hai người. Người vợ ấy đã tần tảo nuôi con, thuỷ chung son sắt, chờ đợi chồng, chăm lo cho hậu phương vững chắc để nơi tiền tuyến chồng yên tâm chiến đấu. Người vợ ấy đã cùng Viễn Phương chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Người vợ ấy cũng rất yêu thơ và là độc giả trung thành của nhà thơ, tạo thêm hưng phấn cho ông mỗi khi sáng tác: Có những bài thơ em khen hay Em cười âu yếm lòng anh say, Em khen… trời hoá mùa xuân đẹp Anh ngỡ hồn anh có bướm bay. (…) Anh vẫn làm thơ… bạc tóc xanh… Bên đèn… em vẫn đọc thơ anh, Thơ đi xa lắm… sông và núi Thương nhớ chìm trong khói chiến tranh (Em và thơ) Tháng 5-2001, Viễn Phương viết “Bài thơ tình cuối cùng” tặng người tình cả đời, người vợ thân yêu đã ra đi vào cõi vĩnh hằng: Em tôi ra đi… ( …) Mặt nước chân mây Có còn gặp mặt? Hay trong bao la Phù du gió cát… (Bài thơ tình cuối cùng) Nỗi đau mất đi người đầu ấp tay gối là nỗi đau quá lớn đối với Viễn Phương. Ước muốn cưỡng lại tạo hoá đã không thành. Tất cả là phù du. Em ra đi, Viễn Phương tự xem mình như “kiếp phù sinh” lênh đênh nơi trần thế! Ánh mắt vô hồn. Rưng rưng dòng lệ, Một kiếp phù sinh Lênh đênh trần thế. Ngày nhận giải thưởng Văn học, không có vợ bên cạnh để chia sẻ niềm vui ấy, cảm giác trống vắng trong ông lại dâng trào, bởi ông “thèm một lời khen tặng” của người vợ dấu yêu: Thèm một lời khen như thuở xưa Em ơi đã hết chẳng bao giờ… Anh nhìn đôi mắt buồn di ảnh Một kiếp phù sinh hương khói đưa (…) Em đã đi rồi đi rất xa Em nằm nơi gió lạnh sương sa Đời anh đâu có vui gì nữa Mỉm miệng cười che ngấn lệ nhoà. (Em và thơ) Có lẽ, như nhiều nhà thơ cách mạng khác, Viễn Phương cũng dành “phần” nhiều hơn cho cách mạng, cho thơ, nhưng trái tim ông vẫn nồng ấm tình yêu với người vợ thuỷ chung. Giá như ông viết nhiều bài thơ hơn để tặng vợ, tôi tin chắc rằng độc giả sẽ đánh giá cao hơn về sự nghiệp thơ của ông, ngoài là một nhà thơ chiến sĩ – nhà thơ cách mạng, ông còn là một nhà thơ tình lãng mạn. 2.3.3. Trái tim nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn Bản chất của tình thương đó chính là sự chia sẻ, cảm thông để làm đẹp tâm hồn mình và làm giàu tâm hồn người khác. Vì thế, ngoài trái tim tràn đầy nhiệt huyết cách mạng, ở Viễn Phương còn có một trái tim nhạy cảm, giàu yêu thương dành cho cuộc đời. Thơ Viễn Phương sau 1975 là tiếng nói về cuộc đời, sự ý thức, những cảm nhận về số phận của những con người đơn chiếc, vô vọng, khổ tủi. Đó là những vấn đề cá nhân, xã hội vừa mang màu sắc thời sự, vừa vươn tới phạm vi nhân loại. Cái nhìn của nhà thơ tập trung vào viễn cảnh của đời sống cá nhân, của tồn tại nhân cách, vào nỗi thống khổ tinh thần của họ như bị hắt hủi, bị bỏ rơi, đói khổ, bị chà đạp, nhưng luôn khát khao hạnh phúc, khát khao mái ấm tình thương. Viễn Phương nhìn họ với cái nhìn trân trọng, cảm thông, cái nhìn bên trong, gần gũi của người trong cuộc. Không phải ngẫu nhiên mà Viễn Phương hay nhắc đến những kiếp người đói khổ do thiên tai, chiến tranh, những mảnh đời cơ cực không nơi nương tựa, những em bé bất hạnh, những kiếp hồng nhan phải bán hương sắc cho đời, những kiếp người xa xứ như những cánh chim cô đơn đang mơ về tổ ấm… Chính trái tim đa cảm cùng với tâm hồn đôn hậu, nhân ái, vị tha đã giúp ngòi bút ông thêm uyển chuyển và long lanh tình đời, tình người. 2.3.3.1. Ai đã từng sống ở vùng đồng bằng chiêm trũng mới cảm nhận hết những nỗi vất vả, gian nan của cuộc sống và con người nơi đây vào những ngày nước lũ. Mảnh đất An Giang trù phú quê hương Viễn Phương hàng năm đều gánh chịu những mất mát, đau thương khi phải đối mặt với thiên tai: Lũ tràn…sóng liếm chân mây. Thương con chim nhạn lạc bầy kêu sương. Quê mình sao lắm tai ương? Bầm con mắt bão, trắng đường lũ dâng. Đồng chìm, đê vỡ, nhà tan Triền sông đất lở, ven làng xác trôi. …Sắt son là nghĩa đồng bào Nắm cơm sẻ nửa tình cao muôn trùng. (Nắm cơm khi đói) Cảnh tượng vào mùa nước lũ, đất đai, đồng ruộng, nhà cửa ngập chìm trong biển nước, xác súc vật chết trôi lềnh bềnh,… được nhiều nhà văn miền Nam nhắc đến. Đặc biệt với tập truyện “Hương rừng Cà Mau”, nhà văn - nhà Nam Bộ học Sơn Nam đã ghi lại chân thực những thước phim quay chậm về cảnh tượng mùa nước nổi nơi những bước chân con người đặt chân khai phá vùng đất Nam cực của Tổ quốc: Hằng năm, nước lên vài tháng rồi giựt xuống… Nước chảy hăng, tràn lan từ bờ sông Hậu Giang ra vịnh Xiêm La, chảy mãi về hướng Tây… Nước ở đâu mà nhiều quá, ngập đồng ruộng, sâu cỡ hai thước, mênh mông không bờ bến như biển khơi (Một cuộc biển dâu). Nhưng rùng mình nhất có lẽ là cảnh tượng “chôn người chết” ngay giữa mùa nước lũ: Nói chôn cho đúng tục lệ chớ đất ở đâu mà chôn? Tứ bề là nước. Có hai cách: một là xóc cây tréo ở giữa đồng rồi treo lên mặt nước, chờ khi nước giựt mới đem chôn lại dưới đất. Như vậy mất công lắm, diều quạ hoành hành. Chi bằng bó xác lại rồi dằn cây dằn đá mà neo dưới đáy ruộng... (Một cuộc biển dâu). Có lẽ, hơn đâu hết tình yêu thương giữa những con người đồng cảnh ngộ với truyền thống “lá lành đùm lá rách” đã giúp con người ngày càng xích lại gần nhau hơn: Sắt son là nghĩa đồng bào Nắm cơm sẻ nửa tình cao muôn trùng. 2.3.3.2. Trong những vấn đề nhân sinh được nhắc đến, đề tài người kỹ nữ trong văn học cũng là một vấn đề xã hội nóng bỏng mà những người cầm bút ít khi bỏ qua. Tuy nhiên, do chỗ đứng, cách nhìn khác nhau mà các tác giả có những thái độ khác nhau đối với những cuộc đời có số phận hẩm hiu này. Thái độ cảm thông đối với nỗi khổ của người kỹ nữ, và cao hơn nữa là mối tình đồng điệu, như ở Bạch Cư Dị trong “Tỳ bà hành”, ở Nguyễn Du trong “Long Thành cầm giả ca”, “Truyện Kiều”…, hay đó còn là sự xót thương của Xuân Diệu trong “Lời kỹ nữ”: Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi, Gỡ tay vướng để theo lời gió nước. Và đó cũng chính là sự đồng cảm ở Tố Hữu, hiểu được nỗi băn khoăn đau đớn của người kỹ nữ trong “Tiếng hát sông Hương”: Trời ơi em biết khi mô Thân em hết đục giày vò năm canh Tình ôi gian dối là tình Thuyền em rách nát có lành được không ? (Tiếng hát sông Hương) Viễn Phương cũng quan tâm đến những con người nhỏ bé, những cá nhân đau khổ. Ông đã phát huy ngòi bút sắc sảo của một nhà thơ có con mắt miêu tả tự sự để khắc hoạ tự bên trong nỗi xao động khát khao sống xứng đáng của những kiếp người bế tắc. Đêm mịt mùng… em bán tình yêu Sương… cỏ ướt hay lệ em tràn ướt cỏ? Tiếng ân ái lả lơi chìm trong gió Nhưng tình yêu em có biết bao giờ. (Thơ anh và đời em) Hay: Em đi trong sương bình minh Em ơi! Biết mấy cuộc tình đêm nay? Những dòng nước mắt đắng cay Âm thầm tủi nhục chảy dài thương đau. (Xa lắm… trời xanh) Đó là tiếng lòng khắc khoải của một kiếp hồng nhan đa truân, khát khao hạnh phúc hoà với nỗi tủi nhục, ê chề. Ta đã từng rơi lệ trước thân phận Đạm Tiên “Sống làm vợ khắp người ta/ Hại thay thác xuống làm ma không chồng”, hay cuộc đời Kiều mười lăm năm đoạ đày nhưng nàng luôn ý thức về thân phận “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh/ Giật mình mình lại thương mình xót xa”, ta cũng đã từng đau đáu trước nhận định của Nguyễn Du về số phận chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Nay ta lại cùng Viễn Phương khóc thương cho số phận của một kiếp người trong xã hội. Tiếng thơ Viễn Phương như tiếng thở dài, thấu hiểu, đồng cảm : Anh thương em bán hương sắc cho đời Đời trả lại đắng cay và tủi nhục Thơ anh viết những dòng xanh bất lực Gởi cho em và để khóc cho mình. (Thơ anh và đời em) Em ngồi đây dưới trời cao Tưởng ngồi trong đáy huyệt sâu nghìn trùng. Tôi tìm đoá sen trong bùn Tôi dìu em giữa mịt mùng hôi tanh… Xanh xanh… xa lắm trời xanh… (Xa lắm… trời xanh) Ta thấy dường như Viễn Phương bất lực trước sự bế tắc của cuộc đời (Thơ anh viết những dòng xanh bất lực), nhưng không, nhà thơ đang dang rộng cánh tay, bao bọc, chở che cho những số phận không may ấy: Tôi dìu em giữa mịt mùng hôi tanh. Có ý kiến cho rằng hạn chế của Viễn Phương là chưa tìm ra mối liên hệ tất yếu giữa số phận cá nhân và tương lai cách mạng như Tố Hữu. Bởi Tố Hữu với niềm tin tưởng ở tương lai đã vẽ nên một ngày mai tươi sáng cho cô gái sông Hương. Trần Đình Sử đã phát hiện ra “bước cách tân đáng kể” của Tố Hữu là “những con người cá nhân đau khổ kia đều nhìn thấy tương lai trong viễn cảnh cách mạng. Tố Hữu nhìn cách mạng từ góc độ nhu cầu giải phóng của từng cá nhân, đối với cá nhân” [95, tr.68]. Nhưng dù sao đi nữa ta vẫn nhận thấy ở Viễn Phương một trái tim giàu lòng trắc ẩn với kiếp nhân sinh. Có thể ông chưa tìm thấy hướng đi, một ngày mai - gió mới - huy hoàng như Tố Hữu nhưng ông đã khẳng định một chân lý hùng hồn rằng: những con người khốn khổ ấy sẽ được cứu vớt, được đổi đời bằng chính tình thương và lòng nhân ái của mỗi con người chúng ta. 2.3.3.3. Với trái tim giàu tình yêu thương, Viễn Phương đã không khỏi chạnh lòng trước những những mảnh đời lạc lõng không nơi nương tựa. Những manh áo rách tả tơi làm sao các em đủ ấm, nửa manh chiếu rách làm sao em yên giấc trời khuya. Ngoài hiên áo rách còn nhiều Tôi nghe giá buốt những chiều bão dông Mênh mông trời…nước mênh mông Những mùa đông…những mùa đông còn dài Tôi nghe đời nặng đôi vai Cánh chim én nhỏ lạc loài hoàng hôn… (Khói lên) Đó chính là sự tri ngộ của những trái tim đa cảm trước cuộc đời. Trong “Một tiếng rao đêm”, Tố Hữu cũng không kìm lòng trước hình ảnh một em bé bán bánh giữa đêm khuya. Còn Viễn Phương thổn thức, xót xa với những đứa trẻ đêm đêm với cảnh màn trời chiếu đất: Cầu cho đêm nay trời không mưa Để ngoài hiên em bé nghèo yên giấc Cầu cho đêm nay trời không mưa Để ngoài hiên em bé nghèo không ướt tóc… (Mưa) Em ngọc huyền đen, em sắc da vàng Vẫn đói khổ trước thềm thiên niên kỷ Ai ca hát? Em nuốt thầm giọt lệ Biết bao giờ thoát khỏi kiếp lầm than? Không thể cầu xin một thế giới công bằng “Em vẫn đốt diêm” đêm trời giá băng Trong đói lạnh, nhục nhằn, tăm tối Em nghĩ gì khi mùa xuân sang? (Em nghĩ gì khi mùa xuân sang?) Hình ảnh cô bé bán diêm giữa đêm đông lạnh giá, đốt những que diêm cuối cùng, đói – lạnh – cô đơn và chết giữa thành phố hoa lệ, bởi sự vô tình của con người, gợi cho người đọc bao nỗi xót xa. Nhà thơ Viễn Phương đã gợi nhắc đến hình ảnh ấy như một lời nhắc nhở đối với xã hội hôm nay và lời nguyện cầu tha thiết: cầu xin một thế giới công bằng để đưa các em thoát khỏi cuộc đời tăm tối, lầm than! Điều ước của Viễn Phương cũng chính là điều ước của bao người. Mẩu nến xanh nhỏ lệ đốt thân mình Hiến cho bé một vầng lửa ấm Ngôi sao xanh cuối trời thăm thẳm Chiếu lạnh lùng ngàn năm cô đơn. (Mẩu nến xanh) 2.4. Tiếng thơ của sự chiêm nghiệm Là một người hiểu đời, hiểu người, thăng trầm trong hơn 30 năm chiến tranh, Viễn Phương đã sống – chiến đấu và viết về cuộc sống ấy một cách trọn vẹn. Sự chiêm nghiệm về cuộc đời, hồi ức về cuộc chiến đấu oanh liệt đan xen với thực tại nhiều gam màu đen - trắng đã giúp người đọc nhận ra một Viễn Phương – nhà thơ của cuộc sống. Đó còn là một Viễn Phương trải lòng với những tâm sự riêng về quan niệm sống, quan niệm làm một nhà thơ chân chính. Vì thế, tiếng thơ của ông là tiếng lòng của một trái tim nhạy cảm. Đặc biệt, những năm cuối đời, tiếng thơ ấy càng thâm trầm, lắng đọng, thấm đẫm triết lý nhân sinh. 2.4.1. Đúng như nhận xét rất tinh của nhà thơ Chế Lan Viên, Viễn Phương từ sau khi nước nhà thống nhất càng “thiên về nội tâm, trong lúc vẫn bám vào thế giới bên ngoài” [124, tr.892], nhạy cảm với các vấn đề của cuộc sống đang náo nhiệt diễn ra xung quanh, một tâm hồn nặng trĩu tâm tư, với góc nhìn cuộc sống hiện tại bằng hơi thở của quá khứ. Ta có thể thấy một Viễn Phương đang hoài niệm, đa mang và rất nặng lòng với quá khứ - quá khứ cách mạng, quá khứ đấu tranh của dân tộc. Vì thế, đối với Viễn Phương, những kỷ niệm nơi chiến trường là những trang ký ức không bao giờ phai nhoà theo năm tháng: Tôi đi suốt dặm đường trần Rừng xanh vẫn giữ một phần hồn tôi. (Chiều nay gió lạnh) Quên sao được những cuộc hành quân gian khổ nhưng thấm đẫm tình đồng đội nơi hậu phương – tiền tuyến: Trăn trở hồn tôi gió nổi suốt đêm Có những vì sao hành quân ra tiền tuyến Tim bỗng hoá một vùng trời xao xuyến Cho bóng hình em rực rỡ hiện lên (Nỗi nhớ hậu phương) Quên sao được một thức hoa nở tím rừng ven: Thơm ngát hoa hồng, hoa huệ Vẫn nhớ về một sắc hoa mua. Hoa mộc mạc, đơn sơ mùa kháng chiến Tím ven rừng lửa đạn những chiều xưa. (Hoa mua) Màu tím ấy tượng trưng cho mối tình chung thuỷ, bất diệt của nhà thơ đối với cách mạng: Cho hoa nở tím trời kỷ niệm Như nỗi buồn chung thuỷ một tình yêu. (Hoa mua) Màu tím ấy còn gợi biết bao kỷ niệm về những ngày xưa bên suối vắng, giữa rừng xanh, trong một mái lều: Một mái lều tranh bên suối vắng Nhành hoa tím dại giữa rừng xanh, Đêm nghe tiếng nhạn kêu sương lẻ Gối súng nằm mơ buổi thái bình. (Hoa tím) Phải chăng tác giả đang thương nhớ, như con hổ nhớ rừng, nhớ về ngày xưa “Gối súng nằm mơ buổi thái bình”. Có điều hơi “lạ” vì đây là giấc “mơ ngược”, mơ từ thuở ấy, mơ đến ngày nay. Nhưng đó cũng chính là nỗi lòng của thi sĩ đang sống giữa đô thành nhưng “tâm bất tại”, luôn hoài nhớ về những kỷ niệm xưa. Hãy lắng nghe tiếng thở dài của thi nhân: Tôi… từ lỡ bước thành đô Ngựa xe, cát bụi phủ mờ hồn tôi, Vị đời đắng chát đôi môi Nụ hôn cũng bạc những lời sắt son. Tôi như một cánh buồm con, Bão giông lạc giữa hoàng hôn thị thành. (Rừng ơi) 2.4.2. Cuộc sống hiện tại với nhiều thay đổi, thậm chí có lúc bon chen, vô tình, đã khiến Viễn Phương cảm thấy “lạc loài”, cô đơn để hồn luôn vọng tìm quá khứ : Nhợt nhạt vầng trăng chốn thị thành Nhớ rừng se sắt mảnh trăng thanh… Trăng ơi! Có phải trăng mùa cũ Sao giữa hồn tôi sắc kém xanh? (Hỏi trăng) Cái nhớ se sắt “mảnh trăng thanh” nơi núi rừng hay chăng đó cũng chính là nỗi nhớ, nỗi đau của một con người suốt đời luôn đi tìm sự hoàn thiện về cái đẹp, về sự thuỷ chung, nghĩa tình. Nhưng than ôi, ở thì hiện tại, cuộc sống ấy không như nhà thơ mơ ước. Bởi “Thị trường đến cả tình sông núi/ Thì nói làm chi chuyện nghĩa nhơn”(Chiều Củ Chi). Và làm sao tác giả không đau trước sự đổi màu, đổi thay của nhân tình thế thái, sự lãng quên, bạc bẽo của cuộc đời trước những kỷ niệm cũ: Từ ấy vàng son khép trái tim Chợ đời mua bán đường chông chênh Nghĩa tình xem nhẹ hơn mây mỏng Ước nguyện bay vù theo cánh chim (Hoa tím) Chính những ân tình ngày nào giờ đã bị xem nhẹ và hoá thành sự vô tình, lãng quên. Vì thế, lời thơ Viễn Phương như vừa hờn trách, vừa nhắc nhở, trước tiên là nhắc nhở chính mình: Tôi viết bài thơ bi thương Mẹ đứng lặng hỏi: “Con còn hay mất?” Ôi bà mẹ đã nuôi tôi trong hầm bí mật Sao bây giờ mẹ nhìn chẳng ra con? Có những dòng đen chảy giữa tâm hồn? Đang lẫn lộn máu người và máu cá! Chuyện đạo lý bỗng trở thành xa lạ… (Bài thơ bi thương) Đó phải chăng là hệ quả của một lối sống của những kẻ sống vội, sống quên ơn, bạc nghĩa, chẳng một chút bận tâm, ngoái đầu nhìn lại quá khứ, quên đi những giọt máu của cha ông, đồng đội đã đổ xuống để gìn giữ mảnh đất thân thương này? Máu đổ mong trời xanh, nước trong Máu hồng ai có nhớ hay không? Phải chăng vì lắm người quên máu Trời chẳng xanh hơn, nước đục dòng! (Bến xưa) Chính sự vô tình, sự lãng quên của con người giữa dòng chảy tấp nập của cuộc đời đã tạo nên một vết cứa nhói đau. Những con người ấy đã vô tình bắn phát súng vào quá khứ tươi đẹp, gây đau đớn và những vết thương không lành miệng ở tương lai: Những phát súng bắn vào quá khứ Âm thầm gây thương tích ở tương lai Người bắn súng bước ra ánh sáng Nhìn vết nhơ ứa máu giữa bàn tay. (Phát súng) Viễn Phương đau đớn khi nhận ra sự phản bội, dối trá, cơ hội, mượn gió bẻ măng của những kẻ “Tên phản bội cũng nhân danh cách mạng/ Đứa cơ hội cũng lập loè ánh sáng/ Gió bẻ măng nổi dậy ào ào”. Và đau đớn hơn khi nhà thơ giật mình phát hiện ra những con người mất phương hướng giữa cuộc đời: Người cán bộ bạc đầu theo cách mạng Trước pháp đình nhàu nát mặt ưu tư Vành móng ngựa cong cong như dấu hỏi Đi về đâu? Bốn hướng mịt mù… (Về đâu) Hơn đâu hết, với tâm nguyện của một người chiến sĩ cách mạng, Viễn Phương đã nhắn gửi những lời thiết tha đối với thế hệ trẻ hôm nay: Thuyền ai ngược nước xuôi dòng Xin đừng quên giọt máu hồng người xưa. (Nhớ một dòng sông) Qua những lời nhắn nhủ trên, ta có thể thấy tinh thần của một nhà thơ cách mạng, luôn đặt mình trong mối quan hệ với cộng đồng và luôn dấn thân vì cuộc sống. Tinh thần ấy càng được thể hiện rõ trong những năm cuối đời của nhà thơ. Dẫu thời gian đã lấy đi tuổi thanh xuân, sức trẻ, nhưng lòng nhiệt huyết của nhà thơ thì lúc nào cũng căng tràn: Tóc trắng bồng bềnh… mây trắng bay Xuân về… hồn cũng ngất ngây say Còn bao nhiêu máu trong tim nhỉ? Trả nợ non sông… nợ tháng ngày. (Nắng xuân) Dẫu tuổi đã cao, tóc đã bạc nhưng trái tim ấy vẫn luôn muốn cống hiến cho đời - “xin làm chiếc lá”, “xin làm hạt sương” để cây đời mãi mãi xanh tươi: Nửa mái đầu chớm bạc Còn gì cho quê hương? Thân xin làm chiếc lá Thân xin làm hạt sương… (Còn gì cho quê hương) Tiếng sóng vỗ, biển gầm hay chăng cũng chính là tiếng lòng, “sóng tim” của một tâm hồn luôn “bùng cháy đỏ”: Thuyền ơi thuyền! Biển rộng một trời mơ Gió đã nổi, buồm căng, sóng vỗ Đêm huyền ảo hồn ta bùng cháy đỏ Sóng tim ta thành tiếng biển đang gầm. (Thuyền) TIỂU KẾT: Trong cuộc chiến đấu chung của toàn dân tộc, mỗi công dân, dù là người cầm cày, cầm bút hay cầm súng thì đều chung một lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc như một lẽ sống, lẽ tồn tại. Trong lằn ranh giữa sự sống và cái chết, con người sẽ thể hiện cốt cách văn hoá ứng xử của mình và bộc lộ đến tận cùng cái cao cả, cái thấp hèn, cũng như lòng trung thực, vị tha hay sự giả nhân, giả nghĩa… Qua đó, ta thấy được một Viễn Phương với ngòi bút chân thực đã viết – sống – chiến đấu như cuộc đời và con người của chính nhà thơ. Hoà bình lập lại, trong hoàn cảnh đất nước vừa khắc phục hậu quả chiến tranh, vật lộn với đói nghèo, bất công, với một trái tim bao dung rộng mở, những trăn trở, suy tư của Viễn Phương về cuộc đời, về kiếp nhân sinh đã lay động tâm hồn người đọc. Bức tranh nhân thế trong những bài thơ Viễn Phương viết ở giai đoạn cuối đời của ông với nhiều màu sắc, gai góc, trần trụi về cuộc sống, là tiếng nói nhân văn chất chứa tình yêu thương con người, ước muốn thức tỉnh những tình cảm tốt đẹp và ước mơ làm cho cuộc đời mỗi người trong sáng, tốt đẹp hơn. Hướng đến cái đẹp, cái cao cả, Viễn Phương đã đề cao triết lí về lẽ sống của tình thương. Bởi có tình yêu thương, con người sẽ trở nên vị tha, nhân ái, chan hoà hơn và sống bên nhau thật nhân bản, thật “người” hơn. Có thể nói, cảm hứng nhân bản về con người trong cuộc đời thường là những trang viết thấm đẫm cái tôi yêu thương, nhân bản của Viễn Phương. Chính cái “thật” trong thơ Viễn Phương đã tìm đến giá trị vĩnh cửu của cái Chân – Thiện – Mỹ của cuộc sống con người: Tóc trắng, đầu xanh chung dựng nước/ Sáng ngời chân lý, rực niềm tin (Vận nước). Chương 3 ĐẶC ĐIỂM THƠ VIỄN PHƯƠNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC THỂ HIỆN Sức hút thẩm mỹ của thơ Viễn Phương bắt nguồn từ cảm hứng sáng tạo của nhà thơ là một phương diện đã được luận văn trình bày ở chương trước. Trong chương này, luận văn tập trung phân tích những đặc điểm tiêu biểu của hình thức thể hiện, phương diện quan trọng làm nên sức sống cho những bài thơ của ông. 3.1. Sử dụng đa dạng các thể thơ Việc nhà thơ sử dụng thể thơ để sáng tác cũng là cách Viễn Phương lựa chọn cho riêng mình khả năng diễn đạt phù hợp với tinh thần và cảm xúc cần bộc lộ. Thống kê 197 bài thơ của Viễn Phương, chúng tôi nhận thấy nhà thơ sử dụng nhiều nhất là thể thơ tự do và hợp thể: 77 bài (chiếm tỉ lệ 39.1%); thơ 7 tiếng chiếm số lượng đáng kể: 33 bài (chiếm tỉ lệ 16.8%); thơ 8 tiếng gồm 19 bài (chiếm tỉ lệ 9.6%); thể lục bát truyền thống cũng được nhà thơ vận dụng tối đa: 23 bài (chiếm tỉ lệ 11.7%); số lượng còn lại cũng chiếm tỉ lệ tương đối: thơ 4 tiếng gồm 5 bài (chiếm tỉ lệ 2.5%), thơ 5 tiếng: 15 bài (chiếm tỉ lệ 7.6%), thơ 6 tiếng: 10 bài (chiếm tỉ lệ 5.0%), tứ tuyệt: 10 bài (chiếm tỉ lệ 5.0%), thất ngôn bát cú: 4 bài (chiếm tỉ lệ 2.0%), ít nhất là trường ca: 1 bài (chiếm 0.6%). 3.1.1. Thể thơ phù hợp với tình cảm, tâm trạng tác giả 3.1.1.1. Thơ 4 tiếng, 5 tiếng, 6 tiếng (chiếm tỉ lệ 15.1%) có vị trí khá quan trọng trong thơ Viễn Phương. Nhịp thơ nhanh, linh hoạt, phù hợp với mạch kể chuyện (Thăm trường cũ nhớ thầy xưa, Những nẻo đường thành phố, Mẹ và con, Anh hùng Trừ Văn Thố,… ) hay để biểu hiện tâm tình, thổ lộ những khoảnh khắc riêng tư (Còn gì cho quê hương, Bài thơ tình cuối cùng, Tình ca, Son, Người xưa, Anh ơi,…) Mặt nước / chân mây Có còn / gặp mặt? Hay / trong bao la Phù du / gió cát… Lẽ nào / mãi mãi Muôn sau…/ ngàn sau Em / thành nước mắt Anh / thành thương đau ??? (Bài thơ tình cuối cùng) Nụ hôn / dù bé nhỏ Nở long lanh / đất trời Tình yêu / dù ngắn ngủi Ngàn năm / xanh cõi đời. (Tình ca) Ông cha/ xưa đi mở cõi Ngang trời/ bóng cao vòi vọi Ngoảnh nhìn/ cố thổ/ Thăng Long Biết mấy đoạn trường/ nhớ mong. (Mở cõi) 3.1.1.2. Trong thơ Viễn Phương, thơ 7 tiếng cũng chiếm tỉ lệ đáng kể: 16.8%; thơ 8 tiếng chiếm tỉ lệ: 9.6% . Thơ 7, 8 tiếng khá gần gũi với truyền thống thơ dân tộc ở nhạc điệu mượt mà, uyển chuyển, ở sự hài hoà của âm thanh và nhịp điệu nên rất thuận lợi cho việc biểu đạt cảm xúc cá nhân. Mặt khác, thơ 7, 8 tiếng cũng không bị gò bó vào các niêm luật khắt khe như thơ tứ tuyệt hay thơ đường luật. Bài thơ có thể dài, ngắn khác nhau, tuỳ theo chủ ý, mạch cảm xúc của tác giả. Một số bài thơ xen kẽ 7 tiếng, 8 tiếng một cách nhuần nhuyễn, tạo nên sự giao hoà giữa hai thể thơ: Vầng trán mẹ, Dòng sông tôi yêu, Hoa trắng, Chiều Hắc Hải, Bóng mẹ Bàn Cờ, Tiễn bạn, Hoa trinh nữ, Về cõi Bác Hồ, Phát súng… 3.1.1.3. Thể lục bát là thể thơ trữ tình, mang đậm chất ca dao, dân ca nên ngôn ngữ mượt mà, giàu chất nhạc… Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, Viễn Phương vẫn chung thuỷ với những thể thơ truyền thống và lục bát. Trong toàn bộ tuyển tập thơ Viễn Phương, thể lục bát chiếm tỉ lệ 11.8% (tiêu biểu là các bài thơ: Bài ca địa đạo, Ngọn quế thơm lừng, Đan áo, Tiếng hát dưới gầm cầu, trường ca Nhớ lời di chúc, Hoa trắng trời ven, Qua Tây Trường Sơn nhớ dân công, Chiếc hầm bí mật, Nhớ quê, Nhớ một dòng sông, Nắm cơm khi đói, Xa lắm… trời xanh, Khói lên, Nhớ núi,…). Hình ảnh con cò, cây cầu tre lắt lẻo, câu chuyện cổ tích của bà, giọng ru ngân nga của mẹ êm êm bên chiếc nôi để trẻ thơ tròn giấc ngủ… là những hình ảnh thường trực trong thơ Viễn Phương. Có nhiều câu thơ, Viễn Phương sử dụng phép “tập ca dao” rất nhuần nhuyễn. Ông đưa vào bài thơ những chất liệu quen thuộc của ca dao hay sử dụng một vế, thậm chí nguyên vẹn cả câu ca dao. Chẳng hạn: Chiếc cầu tre cong cong như vành nôi. ... Chiếc cầu tre bắc từ trong tuổi trẻ, Từ tiếng võng đêm khuya, mẹ hát trên tóc xanh ... Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh… (Qua cầu suối Bến Tranh) Con cò bay lả bay la Chiều chiều nhớ mẹ bay qua Tháp Mười (Con cò thơ) “Có ai lên chốn đại ngàn, Nghe voi Lê Lợi rú gầm non Lam”. (Nhớ lời di chúc) Có nhữn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN062.pdf