Luận văn Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp

Khung cảnh tươi vui khép lại cũng là lúc quãng thời gian hạnh phúc ngắn ngủi trong

đời bác Vuông cũng vĩnh viễn khép lại. Lệnh cấm giò chảthi hành cũng kéo theo sựbất

hạnh của gia đình bác Vuông và bao nhiêu người đồng nghềvới bác. Từ đấy, cuộc đời bác

nhưmởsang một trang mới, có phần tăm tối hơn và ngày càng lụi tàn đi. Đúng nhưbác đã

từng nghĩvà từng dự đoán vềsốphận mình: “Cảmột cuộc đời siêng năng và đau khổcủa

cha mẹbác và rồi đây cảmột cuộc đời của vợchồng bác nữa cũng chỉnhưngọn đèn âm

thầm và đen tối này thôi. Cháy không ai hay mà tắt cũng không ai biết. Thật là buồn, thật

là tủi, thật là đau đớn” (Nguyễn Đình Lạp,2003:43). Dự đoán ấy có lúc tưởng nhưsai lầm

và có lẽchính bác Vuông cũng đã quên đi vì biết bao niềm vui, hạnh phúc đến với gia đình

bác. Nhưng chính cái lệnh cấm vô lý ấy của bọn thực dân đã góp phần đẩy bác đi vào quỹ

đạo định mệnh của mình và đẩy bác rơi vào bi kịch của sựbếtắc.

pdf68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– cũng đem đến không biết bao nhiêu khổ ải cho người dân. Trước cái chết bất ngờ vì bệnh dịch tả của bác Vuông gái, gia đình bác Vuông đã đủ đau khổ khi phải lén lút âm thầm đưa bác về chôn cất ở quê nhà. Vậy mà về đến quê, bọn hương chức lại làm khó dễ, đã không cho chôn lại còn đòi lập biên bản trình quan. Nhưng trình quan chỉ là một cái cớ để bọn chúng bóp nặn và mục đích thực sự của bọn chúng cũng chỉ là tiền. Xác của bác Vuông gái phải nằm chờ cho đến khi “chương to, da chân, da tay, da mặt đã nứt nở và tuột ra từng chỗ” (Nguyễn Đình Lạp,2003:213) thì mới được đem chôn với cái giá “ba mươi đồng”. “Trải qua bao nhiêu luồn lọt đến chảy máu mắt, thây người đàn bà khốn nạn mới được vùi sâu chôn chặt” (Nguyễn Đình Lạp,2003:469). Quyền sống đã bị chà đạp. Đến cái quyền được chết trong an lành, người ta cũng bị tước đoạt nốt. Nhà văn đã phản ánh hiện thực của một thời đầy xót xa và căm phẫn. Bên cạnh đó, thông qua cái chết của bác Vuông gái, tác giả còn vạch rõ bản chất tàn nhẫn, vô tình của xã hội lúc bấy giờ mà nó thể hiện trước hết qua thái độ của bọn hương chức. Trước cái chết thảm thương của bác Vuông gái, sau một hồi quát tháo, hạch hỏi, “hai ông chánh phó Lý thản nhiên đi bàn chuyện rằm tới này ông Tiên Chỉ sẽ khao tám mươi. Ngày ấy tha hồ mà chè chén, mà xóc đĩa, cô đầu… Thật vui như tết. Rồi hai ông cười ha hả, sánh vai nhau đi hớn hở như đi ăn khao vậy” (Nguyễn Đình Lạp,2003:213). Bỏ mặt sau lưng, bác Vuông vẫn “giọt lệ ngắn dài…chắp hai tay vào nhau miệng van lạy” (Nguyễn Đình Lạp,2003:213). Còn những người hàng xóm xung quanh thì sao? Mấy đứa nhỏ thì cười nói chớt nhả, chòng ghẹo cái Khuyên. Còn mấy người lớn “sợ lôi thôi đến mình cũng tản ra về cả” (Nguyễn Đình Lạp,2003:214). Bên cạnh việc lên án bản chất bóc lột tàn nhẫn của bọn tay sai, cái chết của bác Vuông còn là hồi chuông báo động đối với xã hội đương thời - một xã hội mà con người chỉ biết sống ích kỉ, vô tâm trước nỗi đau của người khác. Bộ mặt xấu xa của bọn cầm quyền còn bộc lộ qua cảnh khám xét táo tợn, thô bạo đối với người đàn bà buôn thịt lậu. Cảnh bác Vuông gái bị bắt và bị khám xét thật khiến người đọc không khỏi thương xót và căm phẫn: thương xót người đàn bà “đôi mắt ướt nhoè những lệ, lơ láo nhìn một cách sợ sệt, lo ngại, van xin” (Nguyễn Đình Lạp,2003:164), căm phẫn bọn người có chút quyền hành lại ra sức hà hiếp dân lành trong bước sa cơ. Những thủ đoạn khám xét của bọn chúng mới thật thô bỉ và tàn nhẫn làm sao! Chúng bắt bác Vuông gái phải cởi hết quần áo với cái roi gân bò đe doạ nằm trong tay. Bác gái còn dùng dằng, lo ngại chưa kip cởi thì “cái gân bò nằm trong tay người đàn ông đã giơ cao lên nhắm thẳng đỉnh đầu người đàn bà” (Nguyễn Đình Lạp,2003:165) mà vút. Thân yếu thế cô, lại thêm sức ép của đòn roi, người đàn bà cũng đành cam chịu cởi quần áo ra cho bọn chúng khám xét. Một người phụ nữ mang nặng tư tưởng phong kiến như bác Vuông thì giữ gìn danh tiết là một việc tối quan trọng. Vậy mà hôm nay, cảnh đời khốn khó cùng quẫn đã đẩy bác vào cảnh phải để cho bọn ác ôn khám xét thân thể mình. Mất của bác đau một nhưng mất danh dự bác đau đến mười. Khi những miếng thịt từ từ rơi xuống đất để lộ tấm thân đàn bà, bác Vuông cũng chỉ còn biết thét lên một tiếng rồi ngã vật xuống đất. Đối lập với hình ảnh người đàn bà đáng thương là bộ mặt thú dần lộ ra trong lốt người đạo mạo của kẻ có quyền: “Hắn cười tít mắt, giơ thẳng gậy thong thả tiến đến… Hai bàn tay xoè ra giơ thẳng về phía trước mặt. Hai mắt tròn xoe, trừng trợn. Cái đầu gậy đâm thẳng vào bụng người khốn nạn” (Nguyễn Đình Lạp,2003:165-166). Chính sách, pháp luật của một chế độ luôn đặt ra để bảo vệ trật tự xã hội, góp phần đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân. Nhưng trong giai đoạn ấy, trong chế độ ấy, những chính sách pháp luật luôn là vòng vây siết chặt con người đến ngột thở. Những kẻ đại diện cho mộ máy thống trị ấy, Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 32 những kẻ thi hành pháp luật cũng chính là những con người nhẫn tâm chà đạp lên quyền sống của con người, tước đoạt của con người không chỉ của cải vật chất mà còn tước đoạt cả những danh dự còn sót lại. Bên cạnh việc vạch trần bộ mặt gian ác của bọn thống trị, tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp còn phê phán những lối sống, nếp nghĩ lạc hậu, những hủ tục mê tín dị đoan. Đó cũng là một trong những nguyên nhân góp phần đẩy con người vào sâu trong bể khổ, tự chồng chất cái khổ lên mình mà không biết. Bác Vuông gái là một người đàn bà quê chỉ biết “thờ chồng nuôi con làm lẽ sống duy nhất của đời mình” (Nguyễn Đình Lạp,2003:63). Người đàn bà hiếm hoi ấy “sinh hạ tới bảy tám bận vừa gái vừa trai” nhưng rốt cuộc chỉ “còn có ba đứa con gái cả” (Nguyễn Đình Lạp,2003:65). Vì thế, bác Vuông gái luôn tự cho mình có một cái tội rất lớn đối với chồng, với gia đình chồng bởi bác không sinh được một đứa con trai nối dõi. Cũng chính vì thế, bác tự cho mình cái bổn phận phải kiếm thêm một người vợ lẽ cho chồng. Bởi “bác tin rằng, chồng bác cao số, phải lấy thêm vợ lẽ thì mới kiếm được con trai” (Nguyễn Đình Lạp,2003:106). Là người phụ nữ chắc chẳng ai muốn cho chồng mình có vợ lẽ, chẳng ai muốn người phụ nữ khác chia sẻ tình cảm vợ chồng mình. Thế nhưng, những người phụ nữ ngày xưa họ vẫn phải chấp nhận kiếp chồng chung ấy. Dẫu có người nhận thấy được những bất hạnh do chế độ đa thê ấy gây ra nhưng phần lớn những người phụ nữ đều ngậm đắng nuốt cay cam chịu, có phản kháng thì đó cũng chỉ là một lời chửi đổng, lời kêu gào trong vô vọng như nữ sĩ Hồ Xuân Hương: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”. Bác Vuông gái cũng là một người phụ nữ biết chấp nhận. Hơn thế, “Bác còn te tái chạy ngược xuôi tìm một người vợ lẽ cho chồng” (Nguyễn Đình Lạp,2003: 106) vì bác coi đó là bổn phận của mình và bác tin việc ấy sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho gia đình bác: một đứa con trai nối dõi, một người phụ giúp gia đình. Thế nhưng, bác đâu biết rằng, việc ấy lại đem đến cho gia đình bác biết bao nhiêu phiền hà. Việc cưới vợ lẽ cho chồng cũng phải tốn hao bao nhiêu chi phí: nào phải cậy người mai mối, phải “làm một cái lễ cho trông được” (Nguyễn Đình Lạp,2003:106). Để chứng tỏ “mình là một gái đảm đang có thể gánh vác được giang san nhà chồng” (Nguyễn Đình Lạp,2003:106), bác Vuông gái nhất định tổ chức cho ra đình ra đám lễ ra mắt người vợ lẽ với họ hàng. Cái lễ ấy còn lớn hơn cả lễ chạm mặt cái Khuyên con gái bác, cho nên “dù có phải vay mượn chút ít cũng đành” (Nguyễn Đình Lạp,2003:107). Những con người tự ràng buộc mình trong sợi dây vô hình của những lề lối, hủ tục là như vậy. Cho dù ngày thường, họ có sống kham khổ đến đâu, chật vật túng bấn đến mức nào thì những ngày lễ tết, đình đám, họ cũng tìm mọi cách tổ chức coi cho được để mở mày mở mặt với làng xóm dù sau đó có khi phải làm cả đời để trả nợ. Nói đến đây ta chợt nhớ đến những “món nợ chung thân” trong Việc làng của Ngô Tất Tố. Một người chồng vì tổ chức đám tang cho vợ mà cả đời phải làm trâu làm ngựa cho người khác để trả nợ. Hay một tiệc ngả vạ của làng đã đẩy một con người đi đến cái chết tất tưởi dưới sợi dây thòng lọng. Ở chốn ngoại ô trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp, con người không còn bị bao vây bởi những lệ làng khắc nghiệt ấy nhưng họ lại tự siết chặt mình bằng sợi dây thòng lọng của những suy nghĩ lạc hậu cũng khắc khổ không kém. Rước người vợ lẽ về chẳng bao lâu, gia đình bác Vuông cũng bắt đầu rơi vào cảnh khốn khó. Lệnh cấm thi hành, buôn bán ngày càng khó khăn. Sự sống của năm con người trong gia đình bác chỉ trông cậy vào việc buôn bán với cái vốn mong manh chừng tới ba chục bạc vốn đã quá chật vật nay lại thêm một người ăn không ngồi rồi. Phải chăng cưới thêm một người vợ lẽ cho chồng, có được một đứa con trai nối dõi, gia đình bác sẽ hạnh phúc hơn như bác vẫn nghĩ hay chính nó đã đẩy gia đình bác lún sâu hơn vào vũng lầy của sự Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 33 túng bấn? Đứa con trai mà vợ chồng bác chờ đợi sẽ nối dõi tông đường nhà bác hay nối tiếp cái nghèo gia truyền từ đời cha mẹ bác đến đời bác? Đau đớn hơn, đứa con trong bụng mẹ chưa kịp ra đời đã chứng kiến bao cảnh tan nát của gia đình: bác cả chết, bố phát điên, chị cả bỏ gia đình theo tiếng gọi của tình yêu…còn tương lai mẹ con nó cũng chẳng sáng sủa gì hơn cái buổi chiều tà ảm đạm mà người bố chưa nhìn thấy mặt bị bắt vào nhà thương điên. Cuộc đời nó rồi cũng sẽ tiếp tục cái vòng quẩn quanh, bế tắc của những kiếp người lao khổ như cha mẹ nó mà thôi. Hình ảnh thảm thương của người vợ lẽ “với cái bụng sắp tới kì sinh đẻ” (Nguyễn Đình Lạp,2003:263) bị khuất sau làn bụi mờ của chiếc xe chở bác Vuông đi như một minh chứng cho hậu quả của những nếp nghĩ lạc hậu của con người. Đã nghèo khó lại còn mong đứa con nối dõi, họ những tưởng gia đình họ sẽ hạnh phúc hơn nhưng họ đâu biết chính suy nghĩ lạc hậu ấy đã đẩy cuộc đời họ vào chỗ tăm tối hơn và cũng chính nó đã góp phần tái sinh cảnh đời bi kịch mới: Đứa con sắp chào đời – nó sẽ nối dài thêm cái vòng lẩn quẩn của cuộc sống lầm than, cơ cực mà họ đã trải qua. Suy nghĩ lạc hậu của vợ chồng bác Vuông còn thể hiện qua việc dựng vợ gả chồng cho con. Quyết định gả cái Khuyên của bác chỉ xuất phát từ tình thâm giao của hai gia đình chứ không xuất phát từ tình cảm của con. Cái suy nghĩ cổ hủ trong hôn nhân “cha mẹ đặt đâu con phải ngồi đấy” (Nguyễn Đình Lạp,2003:103) đã khiến bác nghiễm nhiên lựa chọn cho con mình - một đứa con gái xinh đẹp - một người chồng xấu xí, đần độn mà lý do chính đáng nhất chỉ là sự cả nể, tình bạn bè. Cũng chính vì suy nghĩ “cha mẹ đặt đâu con phải ngồi đấy” mà Khuyên có lúc tự lừa mình và muốn nhắm mắt ưng đại cho xong. Nhưng hậu quả của việc sắp đặt hôn nhân không có tình yêu là khi gặp tình yêu thực sự trỗi dậy, Khuyên đã không ngần ngại đi theo tiếng gọi của trái tim. Việc Khuyên bỏ đi đã góp phần đẩy bác vào con đường cùng nhưng bi kịch, sự bế tắc của bác cũng một phần do chính bác mà ra. Biết Khuyên yêu Nhớn, bác vì muốn giữ chữ tín với bạn bè mà cho cưới gấp. Bác muốn vung sợi dây quyền lực của một người cha để trói chặt cuộc đời con gái bác trong hôn nhân không tình yêu. Nhưng càng trói chặt, nó càng vùng vẫy và muốn trốn thoát. Khi Khuyên đã trốn thoát, cái sợi dây định mệnh ấy lại vây hãm chính cuộc đời của bác trong sự khủng hoảng, điên loạn. Bóng tối bao phủ lấy những con người ở “Ngoại ô”, “Ngõ hẻm” không chỉ là những tư tưởng lạc hậu mà còn là sự mê tín dị đoan, sự tin tưởng tuyệt đối vào thần linh, kiếp số. Bọn thực dân đã lợi dụng nếp nghĩ lạc hậu này của người dân nhằm dễ bề cai trị và góp phần đẩy dân ta rơi vào màn đêm của sự lầm than. Trong “Ngoại ô”, “Ngõ hẻm”, người đọc bắt gặp nhan nhản những cảnh chướng tai gai mắt, những suy nghĩ thiển cận bắt nguồn từ sự mê tín dị đoan. Từ trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn hằng ngày cho đến những đình đám, con người ta đều tin tưởng vào một lực lượng siêu hình và tự ràng buộc mình trong nỗi khổ. Bác Vuông trai “mỗi khi đội thúng đi bán hàng, bác vẫn nơm nớp lo sợ nếu vô phúc bắt gặp một cô đầu rắn gan, rắn ruột nào mở hàng thì hôm đó sẽ xúi quẩy, ế ẩm” (Nguyễn Đình Lạp,2003:43) bởi bác tin vào câu nói “một vía trai bằng hai vía gái” (Nguyễn Đình Lạp,2003:43). Những ngày rảnh rỗi, bác lại lau chùi “cái khung kính độc nhất treo giữa cái đàn bầu và cái đàn nguyệt” (Nguyễn Đình Lạp,2003:107) bởi trong cái khung ấy có ảnh của ba vị anh hùng mà bác rất sùng kính: Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi. Để có đủ ba vị “anh hùng kết nghĩa vườn đào” ấy, “bác đã bỏ ra năm sáu hào để mua một chiếc và phải tìm tòi hàng năm mới mua đủ bộ” (Nguyễn Đình Lạp,2003:105). Bác đã từng tin tưởng và từng khoe với bạn bè rằng: “Treo các ngài trong nhà thì không những trừ được ma quỷ mà các ngài còn phù hộ cho buôn bán đắt nữa” (Nguyễn Đình Lạp,2003:105). Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 34 Nhưng có đúng như vậy không khi ba vị thánh bác tôn sùng vẫn ngự trị trong nhà bác nhưng gia đình bác vẫn phải liên tiếp hứng chịu biết bao tai hoạ. Hình ảnh của ba vị anh hùng cho ta thấy sự ảo vọng của con người sẽ đẩy con người ta đến chỗ mù quáng, không nhận thấy được bi kịch thực sự của cuộc đời mình. Trong nỗi đau đớn tột cùng trước cảnh gia đình tan nát, bác Vuông đã đập vỡ khung ảnh ba vị anh hùng mà bác rất mực tôn kính. Trước khi đập, bác còn “dằn từng tiếng: Thế này mà trước kia mình sợ sệt khấn khứa, lạy lục. Láo, láo cả. Chúng mày nếu có thiêng thì đã chả làm tao khổ thế này! Này thánh này! ha ha!” (Nguyễn Đình Lạp,2003:252-253). Qua câu nói ấy, tác giả như muốn nói lên ảo tưởng của con người do nếp nghĩ lạc hậu gây ra.Và nếp nghĩ lạc hậu ấy cũng như làn sương phủ mờ tâm trí bác Vuông khiến bác không nhận thức được nguyên nhân chính đưa đến nỗi khổ của gia đình mình. Vì thế, bác chỉ còn biết trút nỗi tuyệt vọng lên những tấm ảnh vô tri vô giác. Không chỉ bác Vuông trai mà bác Vuông gái và tất cả những con người ở chốn cửa ô tối tăm này đều là những người rất mê tín. Điều ấy thể hiện rõ khi nạn dịch tả hoành hành ở ngoại ô. Trước cái cảnh “chỗ nào cũng có người chết, có người vừa chết, có người vừa đang ngắc ngoải” (Nguyễn Đình Lạp,2003:198) vì bệnh dịch thì mọi người dân ai cũng ghê rợn. Họ chẳng biết làm gì ngoài việc “lập đàn lễ cầu mát ở khắp các phố… Đàn có bao nhiêu là đồ mã rất tố hảo. Đức chúa bận hoàng bào cầm hốt, đội mũ bình thiên, phong vị trông như thật, ngồi chính giữa đàn. Rồi nào là ông Đương liên, Đương cảnh, ông thiên lôi, bà la sát, ông tử vi cưỡi kì lân…Nào voi, ngựa, thuyền, cờ, quạt, lính tráng cùng là đại bác, súng thần công… Vợ chồng bác Vuông cũng tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo mới rồi đặt ba trăm vàng đại, một thẻ hương, một bao nếp, năm quả cau với ba hào bạc vào một cái khay, trịnh trọng bưng ra đình hành lễ” (Nguyễn Đình Lạp,2003:198-199). Nhưng rồi những ông Đương liên, Đương cảnh, ông Thiên lôi, bà la sát cũng không cứu được họ. Bệnh dịch tả vẫn hoành hành, những người dân ở đây vẫn chết, bác Vuông gái cũng chết. Như muốn chứng minh cho người đọc thấy sự vô lý của niềm tin mù quáng của con người, tác giả đã để bác Vuông chết - chết vì bệnh dịch tả ngay sau khi vợ chồng bác đã tế lễ đình thần, cầu an cho gia đình. Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh một điều: nếu con người không hành động để tự cứu lấy mình thì có trông chờ thần linh cũng vô vọng. Thay vì tốn công tốn của lập đàn tế lễ, những người dân ấy có thể bình tâm suy nghĩ, cùng nhau tìm cách phòng tránh đối phó. Như vậy, họ có thể vừa bảo vệ được mình, vừa bảo vệ mọi người, vừa không phải tốn công mất của vô ích. Sự mê tín dị đoan còn bộc lộ đậm nét trong tác phẩm qua những nghi thức rườm rà, hoang phí trong ma chay, bốc mộ. Cái đám tang của mụ Đức Lợi giàu có được tổ chức rất to, “có cờ thanh đạo gióng lịnh, thiên lôi, la sát đi đầu. Rồi minh tinh cao ngất, trống cà rùng kiệu thờ phật, ba nhà sư bận áo cà sa, mũ hoa sen ngồi trên ba cái xe cao su, mấy chục bà vãi đội cầu, miệng nam mô suốt phố. Rồi lồng án thực, đội trống bát bửu, lộ bố bát âm, linh xa linh cữu có thuyền bát nhã đậy kín” (Nguyễn Đình Lạp,2003:240). Đám tang ấy còn bộc lộ sự hoang phí hơn khi hai cái nhẫn vàng được đem nhét vào mồm người chết rồi mới đem chôn.Thật trớ trêu! Trong khi ở ngoại ô lúc bấy giờ, biết bao gia đình nghèo khổ, có những người đã lâm vào cảnh cùng cực, túng bấn thì lại có người đem hai cái nhẫn vàng bỏ không trong mồm người chết. Câu nói của Nhớn càng nhấn mạnh nghịch lý ấy: “Hai cái nhẫn này có thể làm cho tao và cái Khuyên được sung sướng thì tội gì mà lại bỏ phí hoài trong mồm một cái thây ma” (Nguyễn Đình Lạp,2003:245). Con người nghĩ cũng lạ, cuộc sống ngay trước mắt nhưng họ chẳng trân trọng, chẳng đem lại cho nhau hạnh phúc thậm Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 35 chí còn gây ra nỗi đau hoặc làm ngơ trước nỗi đau của người khác. Vậy mà trái lại, khi người ta đã đi vào cõi chết, họ lại tìm mọi cách cung phụng cho sự chết được đầy đủ, đốt tiền bạc để đảm bảo cho cuộc sống vô hình ở thế giới bên kia - dù không biết có tồn tại hay không - được ấm no, sung túc. Đám tang đã thế, đám dời mộ, “thay áo” cho người chết cũng diễn ra với bao lễ nghi hết sức rườm rà, phiền phức. Cảnh bốc mộ của bác Vuông gái đã diễn ra như thế. Trước hết là việc chọn ngày giờ. Theo lời của ông già Ất thì việc “cất mộ phải làm về đêm, nếu có ánh sáng mặt trời thì xương sẽ hao chóng lắm. Chính ra, cất mộ về tháng ba đầu năm này người ta cũng kiêng đấy” (Nguyễn Đình Lạp,2003:464). Thế là việc bốc mộ của bác Vuông gái được ấn định vào lúc hai giờ sáng. Rồi tiếp theo là công việc phá nấm đào huyệt với bao nhiêu là thứ phải chuẩn bị: “một thúng có chiếc nồi đình đựng nước ngũ vị. Còn thúng kia có con ngựa giấy, một cỗ mũ ông sao, sáu trăm vàng, một cái chân giò, một đĩa xôi với ba quả cau, ba lá trầu. Vàng ấy sẽ chia làm đôi: ba trăm đem rắc tung xuống hố, để đền “các người” vì đã lấy cỗ hài cốt của của các người đem đi nơi khác. Ba trăm còn lại sẽ hợp lại với ngựa, mũ, chân giò và xôi làm lễ hoàn thổ, tạ vị thổ công chỗ huyệt mới” (Nguyễn Đình Lạp,2003:740). Rồi khi đã lấy được xương người chết, họ phải rửa thật sạch “một lượt nước lã và một lượt nước ngũ vị”, nhất là chỗ hai con mắt, vì họ tin rằng, nếu “cẩu thả để chút bẩn trong con ngươi… rồi cả nhà phải đau mắt” (Nguyễn Đình Lạp, 2003:477). Sau đó, họ xếp xương vào tiểu sành và đem chôn. Đem chôn cũng là cả một công đoạn gian nan. “Cốt nhất là tiểu khiêng cho được thăng bằng… phải ba chân bốn cẳng lên cho kịp giờ sửu. Tới nơi lại còn phải phân kim, còn phải lấp nữa chứ” (Nguyễn Đình Lạp,2003:481). Và cuối cùng là công việc “về kê lại giường phản để cho kịp hàng phố đến uống rượu vào lúc mờ sáng” (Nguyễn Đình Lạp,2003:841). Ôi biết bao nhiêu là công đoạn rườm rà, tốn kém. Cũng chính vì những lễ nghi phiền phức, những tin tưởng mê muội ấy mà vợ chồng Nhớn khi bốc mộ bác Vuông đã rơi vào quỷ kế của bọn ba Sự. Vì cần tiền chi vào nhiều khoản chi phí mà tốn kém nhất là giết lợn khao hàng xóm, Nhớn đã nhận một trăm bạc ba Sự giúp đỡ. Cũng từ những sự giúp đỡ như thế, Nhớn ngày càng bị lớp vỏ ân nghĩa giả dối của ba Sự lừa bịp, ngày càng dấn thân vào cái nghề gác sòng bạc nguy hiểm và dẫn đến kết cục bi thảm là những ngày gặm nhấm tuổi trẻ trong nhà tù. Ra đời trong giai đoạn thoái trào của Mặt trận dân chủ, tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp đã không còn cái không khí đấu tranh sôi nổi của một thời. Giai đoạn này, quyền tự do dân chủ của con người cũng bị siết chặt, tiếng nói phê phán cũng không còn có thể bộc lộ một cách trực diện và gay gắt nữa. Thế nhưng, thông qua việc phơi bày những nỗi khổ đau của con người, Nguyễn Đình Lạp cũng đã góp phần vạch trần bộ mặt xấu xa của một giai cấp thống trị bất nhân, một chế độ xã hội tàn bạo. Đồng thời, tiểu thuyết của ông còn là một tấm gương phản chiếu ở nhiều góc độ của ngoại ô thời một đen tối, ngập chìm trong những nỗi khổ đau, trong những nếp nghĩ lạc hậu, những tin tưởng mông muội và những hủ tục mê tín. 2.2. Niềm tin yêu hướng tới những thân phận hèn mọn: Khi đi vào phản ánh cuộc sống hiện thực, nhà văn nào cũng xuất phát từ tấm lòng yêu thương đối với con người. Có thể nói, mỗi nhà văn đều có một trái tim yêu thương dạt dào dành cho con người - nhất là những người đau khổ. Có yêu thương trân trọng con người, họ mới có nhu cầu muốn ghi lại một cách chân thực những nỗi đau của con người và bằng nhiều cách khác nhau, họ đã dùng ngòi bút để đấu tranh bênh vực, giành quyền sống Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 36 cho con người. Tuy nhiên, ở mỗi nhà văn, tình yêu thương ấy thể hiện khác nhau qua những tác phẩm của mình. Có những người bộc lộ trực tiếp tình yêu tha thiết của mình trên trang giấy như Nguyên Hồng – nhà văn của chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ. Cũng có người không bộc lộ trực tiếp mà phản ánh nỗi khổ của con người bằng ngòi bút sắc lạnh như Nam Cao. Cũng có người đối diện với những khổ đau của con người bằng cái cười chua chát như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan. Nhưng cái cười trong tác phẩm của họ là cái cười ra nước mắt, tận cùng của cái hài ấy vẫn là cái bi – là nỗi xót xa của nhà văn trước thực tại đau lòng. Nguyễn Đình Lạp cũng là nhà văn có tấm lòng nhân hậu và hết mực yêu thương con người. Ở ông, tình thương yêu đối với con người không thể hiện một cách sôi nổi cũng không quá lạnh lùng mà rất mực đằm thắm, chan chứa và sâu sắc. Ở người con của đất Hà Thành ấy, người ta luôn thấy được một niềm tin yêu vững chắc dành cho những thân phận hèn mọn. Bằng niềm tin yêu vững chắc của mình, Nguyễn Đình Lạp phát hiện ra biết bao vẻ đẹp trong tâm hồn con người, dù là những hạng người nào, sống trong bất kì hoàn cảnh nào. Có thể nói, nhà văn đã bóc tách lần cái vỏ lấm láp bùn đen của những con người sống chui rúc ở ngoại ô, ngõ hẻm để đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của họ. Và niềm tin yêu ấy của nhà văn đã được đền đáp xứng đáng. Biết bao hòn ngọc trong tâm hồn con người đã được tác giả tìm thấy và toả sáng trong vũng bùn đen. Đó là những người dân lao động nghèo khổ nhưng chí tình chí nghĩa như bác Vuông, bác phở Mỗ, hay những anh chàng đồ tể: Nhớn, Sẹo, Tin, và ngay cả những cô gái điếm như cô đầu Huệ, thậm chí là những tay anh chị đâm thuê chém mướn như mụ Táo hay một tên trộm như bác Thịnh… Họ gồm nhiều hạng người sống bằng nhiều nghề khác nhau, từ những nghề lao động vất vả cho đến những nghề bị khinh bỉ, bị phê phán nhưng họ đều có chung một đặc điểm đó là những con người sống cơ cực, lầm than và đều tiềm tàng bên trong những phẩm chất tốt đẹp. Bác Vuông dù sống trong cảnh nghèo khó vất vả nhưng luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn khó khăn. Bác buôn bán cả đêm mệt mỏi, vừa vui mừng vì bán hết hàng và có được một số tiền về trang trải bao mối lo trong gia đình. Nhưng khi nhìn thấy “khuôn mặt cô Hụê càng xám ngắt, tiếng ho của nàng càng gấp, càng khô khan và trên gò má dồ cao của nàng hai hàng nước mắt tuôn rơi lã chã” thì “bao ý định phải trang trải tiền nhà, tiền thịt, tiền thuế chợ vụt qua óc bác hàng giò như một luồn chớp” (Nguyễn Đình Lạp, 2003:54) đã tắt ngấm. Mối lo đã nhường chỗ cho tình yêu thương luôn sẵn có trong tâm hồn người lao động chất phác ấy. “Không do dự nữa, bác đặt ngay thúng xuống đường, lật vỉ buồm đếm lấy mười hào trao cho cô Huệ” (Nguyễn Đình Lạp,2003:54). Chẳng những giúp đỡ cô Huệ trị bệnh, bác Vuông còn tìm mọi cách cứu cô Huệ ra khỏi những trận đòn đánh ghen của cô Vượng, đem lại cuộc sống bình yên cho cô gái tội nghiệp ấy. Cũng mang một tâm hồn cao đẹp của những người lao động, những chàng trai sống bằng nghề đồ tể vấy máu, luôn có vẻ nhẫn tâm trước cái chết của những con vật ngay dưới đôi tay mình nhưng họ lại chính là những người không bao giờ nhẫn tâm trước nỗi khổ của những người xung quanh mà trái lại, họ là những người rất giàu lòng yêu thương. Tiêu biểu là ba người bạn thân: Nhớn, Sẹo và Tin. Trước hết là Nhớn, một anh chàng đồ tể lành nghề, tráng kiện. Một chàng trai lý tưởng như Nhớn có thừa điều kiện để cưới một cô gái nhà lành xinh đẹp. Nhưng Nhớn lại dành tình yêu đầu đời cho Tình, một cô gái điếm chỉ biết có tiền là trên hết. Tuy Nhớn yêu một cô gái sống bằng nghề hèn hạ mà mọi người đều khinh khi nhưng chàng chưa từng có ý nghĩ coi thường Tình, cũng không có ý nghĩ đến với Tình như bao người đàn ông khác, chỉ là ong bướm ghé qua tìm chút hương lạ rồi bay đi. Nhớn Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai 37 yêu Tình bằng một tình yêu cao đẹp và mang trong lòng một ước muốn cao cả, những mong sẽ cứu vớt cuộc đời Tình ra khỏi chốn bùn nhơ. Không chỉ ước muốn mà thôi, Nhớn đã tìm nọi cách để biến ước mơ ấy thành sự thật. Tình yêu của Nhớn dành cho Tình đã thể hiện phần nào tâm hồn cao đẹp của anh. Bên cạnh Nhớn là Sẹo, con người luôn mang trong lòng một tình bạn cao cả. Sẹo là một người bạn thân, luôn có mặt bên cạnh Nhớn mỗi khi Nhớn gặp khó khăn. Những việc Sẹo đã làm và hi sinh cho Nhớn thật khó có người bạn nào có thể làm được cho nhau. Sẹo là người đã đổi mạng mình để cứu mạng Nhớn bằng cách đỡ một nhát dao bên thái dương khi Nhớn “đánh nhau với người lính chào mào ở ô Yên Phụ” (Nguyễn Đình Lạp,2003: 343). Sẹo cũng là người đã vun đắp cho hạnh phúc của Nhớn và Khuyên kể cả phải hy sinh đôi hoa tai ngày cưới của vợ chồng mình và kể cả việc cùng bạn đi đào mả trộm vàng. Sẹo cũng là người đã rộng lượng tha thứ cho Nhớn khi Nhớn lầm lỗi với vợ chồng mình. Nhắc đến Nhớn và Sẹo thì không thể không nhắc đến Tin, một con người cũng rất đáng trân trọng. Tin là một chàng trai hiền lành, chất phác, chăm chỉ và cũng như bao con người ở ngoại ô, Tin cũng hết lòng giúp đỡ khi người khác gặp hoạn nạn, khó khăn. Lú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac diem tieu thuyet nguyen dinh lap.PDF