MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU.1
Chương 1: NGUYỄN VĂN XUÂN VỚI VÙNG ĐẤT VÀ CON
NGƯỜI QUẢNG NAM; VỚI VĂN HỌC ĐÔ THỊ
MIỀN NAM 1954 - 1975
1.1.Vùng đất Quảng Nam và con người Quảng Nam .11
1.1.1. Vùng đất Quảng Nam .11
1.1.2. Con người Quảng Nam.18
1.2. Nhà văn xứQuảng Nguyễn Văn Xuân với văn học đô thịmiền Nam
1954 - 1975 .24
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sửxã hội ởmiền Nam giai đoạn 1954 - 1975 .24
1.2.2. Sáng tác của một trong những nhà văn tiêu biểu cho văn học yêu
nước đô thịmiền Nam .28
1.2.3. Nguyễn Văn Xuân - nhà văn của vùng đất và con người Quảng Nam .30
Chương 2: NHỮNG CẢM HỨNG CHỦYẾU CỦA NGUYỄN
VĂN XUÂN QUA TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN
NGẮN GIAI ĐOẠN 1954 – 1975
2.1.Cảm hứng khám phá vùng đất xứQuảng.37
2.1.1. Một thiên nhiên khắc nghiệt, dữdội.39
2.1.2. Vùng đất của những cuộc đụng độquyết liệt trong lịch sửdựng
và giữnước của dân tộc .46
2.1.3. Vùng đất của sựtiếp biến văn hoá.50
2.2.Cảm hứng ca ngợi tính cách, phẩm chất con người xứQuảng .58
2.2.1. Những con người cần cù, dũng cảm kiếm sống, sinh tồn trên
vùng quê nghèo khó.59
2.2.2. Những con người yêu nước nồng nàn có ý thức trách nhiệm với Tổquốc .66
2.2.3. Những con người cứng cỏi, ngang tàng, bộc trực thẳng thắn .84
2.2.4. Những con người có tính tình cởi mở, nhạy bén với cái mới.94
2.2.5. Những con người nhân hậu, đa cảm đa tình .99
2.3.Cảm hứng tốcáo phê phán.110
2.3.1. Tốcáo tội ác vềchính trịcủa thực dân Pháp và tay sai.110
2.3.2. Lên án ách áp bức bóc lột của bọn thực dân, giai cấp tưsản .113
2.3.3. Lên án thủ đoạn xâm lăng văn hoá của đếquốc Mỹ.116
Chương 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀNGHỆTHUẬT
3.1.Tiểu thuyết đậm chất hiện thực .119
3.1.1. Nội dung phản ánh.119
3.1.2. Miêu tảnhân vật, xây dựng chi tiết .122
3.2.Truyện ngắn giàu chất kí.125
3.2.1. Nhân vật và sựkiện có thật trong lịch sử.126
3.2.2. Đềtài - cốt truyện .133
3.3.Kết cấu độc đáo .134
3.3.1. Cốt truyện giàu kịch tính .135
3.3.2. Tình huống truyện đặc biệt .135
3.3.3. Kết thúc bất ngờ đầy yếu tốlạc quan .136
3.4.Nghệthuật sửdụng ngôn ngữ.139
3.4.1. Sửdụng nhuần nhuyễn ngôn ngữsinh hoạt hằng ngày .139
3.4.2. Việc vận dụng phương ngôn trong sáng tác của Nguyễn văn Xuân .143
3.4.3. Vận dụng thành ngữ.148
KẾT LUẬN.154
TÀI LIỆU THAM KHẢO.159
PHỤLỤC.164
172 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2258 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân giai đoạn 1954 - 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, mà kết cục đều thất bại, đã bị sa vào tay giặc, nhưng cho đến những
giây phút cuối cùng của cuộc đời, họ đều tỏ ra can trường, bất khuất, bình tĩnh
nhận lấy cái chết, làm cho kẻ thù phải ngạc nhiên, thán phục. Chính thái độ lẫm
liệt, hiên ngang của họ trong hoàn cảnh thất thế, đã có tác dụng cổ vũ, động viên
quần chúng; gieo vào lòng quần chúng niềm tự hào và niềm tin về tiền đồ của dân
tộc, đất nước” [43, tr.213]. Tất cả những cái chết ấy được nhà văn Nguyễn Văn
Xuân ghi chép như một sự thật lịch sử về tính cách, vai trò của con người Quảng
Nam trong chiến tranh vệ quốc.
Trong Hương máu, Nguyễn Văn Xuân đã kể về một tổ chức của phong trào
Cần Vương là Nghĩa Hội đang ở giai đoạn khó khăn của cuộc kháng chiến chống
Pháp. Sau khi lãnh tụ Nghĩa Hội là Trần Văn Dư bị xử chém thì Nguyễn Duy Hiệu
và Phan Bá Phiến lên thay. Mặc dù hai ông đã cố gắng nhưng sự phản bội của
Nguyễn Thân và một số nghĩa quân không chịu được gian khổ đã đẩy Nghĩa Hội
vào con đường bế tắc. Cuối cùng, để bảo vệ đảng nhân, nêu tấm gương chiến đấu,
Phan Bá Phiến đã uống thuốc độc trước mọi người. Còn Nguyễn Duy Hiệu tìm cách
để triều đình bắt ông giải về kinh, nhận tất cả tội lỗi về mình. Ông đã ung dung làm
những vầng thơ tuyệt bút trên đường ra pháp trường. Có thể nói cả Nguyễn Duy
Hiệu và Phan Bá Phiến là những người nêu cao dũng khí, tinh thần xả thân vì đại
nghĩa qua việc chọn cái chết. Khi Nghĩa Hội bị vây lùng, bố ráp trong vùng rừng
núi Trung Lộc là lúc Phan Bá Phiến đang bị sốt rét rừng hành hạ, dù mê man trên
lưng quân lính nhưng ông luôn miệng nhắc: “đưa mấy sổ thuế huyện Tam Kỳ cho
tôi coi” [63, tr.249]. Rồi khi qua cơn “thập tử nhất sinh” ông đã “âm thầm làm việc,
quả quyết thực hiện chủ định với một sự sáng suốt và một trí nhớ kì dị. Ông cũng
giúp ông Hường tìm cách tạo lập lại chính quyền và quân lực trong các khu mật,
dựng lại kho tàng và cho chuyển vận lương thực về” [63, tr.253]. Với những nỗ lực
đó, cho thấy quyết định “chết” là quyết định mà ông đã trăn trở, cân nhắc và lựa
chọn khi tình thế không cứu vãn được. Trong suy nghĩ của vị cử nhân này là phải
chết như thế nào có lợi cho tổ chức, cho phong trào yêu nước, âu cũng là đóng góp
cuối cùng còn có thể làm được cho đất nước. Sự suy nghĩ chín chắn, cân nhắc lợi
hại khiến cho Phan Bá Phiến rất bình tâm chuẩn bị cái chết. Ông đã nói với ông
Hường một câu giản dị: “ông hãy gắng sức, tôi xin đi trước” [63, tr.263]. Và nói với
mọi người: “Xin giã biệt hết các quan và bà con” [63, tr.263]. Đoạn văn miêu tả
những giây phút cuối cùng của ông là đoạn văn đầy xúc động. Nó làm cho hình ảnh
của Phan Bá Phiến trở nên đẹp lạ thường, khiến cho mọi người có mặt hôm ấy
không phải tỉ tê khóc than khi đón nhận cái chết mà là vang vọng những tiếng gầm
dữ dội “giết hết” làm rung chuyển núi rừng Trung Lộc. Nhà văn đã miêu tả: “ông
đưa chén thuốc độc lên môi, thong thả nuốt từng ngụm một. Uống xong ông đặt
chén, ung dung nâng cái hốt ngà lên, đầu cúi xuống cho được trang nghiêm… ông
vẫn nâng cái hốt và thấy rõ ràng là ông cố trấn tĩnh để không rùng mình, không vật
vã tuy nhiên cái rung động trên các nếp áo cho thấy sự chiến đấu nội tâm ghê gớm
của ông. Khi sức lực gần kiệt, cái đầu bị gục xuống trông như người ngủ mê mà
ông vẫn cố ngửng lên rồi ông quì ngồi xuống trong khi hai tay vẫn nghiêm chỉnh
nâng cái hốt lên” [63, tr.263]. Vẻ đẹp trong nhân cách của Phan Bá Phiến là vẻ đẹp
của tài năng kết hợp với khí phách anh hùng. Còn việc quyết định chọn cái chết và
cách chết của Nguyễn Duy Hiệu lại bao hàm một tầm nhìn chiến lược của vị lãnh tụ
Nghĩa Hội. Tầm nhìn ấy sâu xa, rộng lớn, vượt khỏi ý nghĩa cái chết của một con
người bình thường. Khi mọi người không muốn ông sa vào cảnh bị kẻ thù sỉ nhục,
hành hình đau đớn, đã tạo cơ hội cho ông tự vẫn. Nhưng Nguyễn Duy Hiệu đã từ
chối. Vì ngay từ đầu, trước hàng trăm nghĩa quân, ông đã nói rõ vì sao ông chọn cái
chết: “cần bảo toàn sinh lực, ý chí của hội để chờ thời cơ thuận lợi sẽ hoạt động trở
lại. Cuộc đấu tranh trường kỳ để thâu hồi độc lập không cốt ở một đôi nơi, một đôi
lúc mà cốt ở bất kỳ nơi nào, lúc nào “trong vĩnh cửu, bằng vĩnh kiếp thực hiện theo
một vĩnh đồ” [63, tr.261]. Và cuối cùng, ông đã kết luận: “Còn tôi, tôi sẽ đi chết ở
một nơi khác. Ở nơi khác đó, tôi sẽ nhận tất cả tội đã bắt buộc mọi người phải qui
phục và như thế không quyền lực nào còn vin vào đâu để sát hại, bắt bớ đảng nhân
ta nữa.” [63, tr.262]. Nguyễn Duy Hiệu đã dùng cái chết để bảo vệ tổ chức, để cuộc
chiến đấu tiếp tục trong một bước ngoặt mới với nhiều khả năng thắng lợi hơn, mà
sức mạnh của cuộc chiến đấu ấy đã được chuẩn bị từ trong cái chết của người lãnh
tụ Nghĩa Hội ngày hôm nay. Quả là “nhà tan không đoái, thân chết không lo, chỉ
khư khư lo bảo toàn đảng để ngày sau mưu toan việc nước. Trong mắt, trong bụng
các người kia chỉ có Tổ quốc, có đồng bào thôi” [50, tr.39]. Thấu triệt mọi lẽ như
thế nên Nguyễn Duy Hiệu đã biến buổi hành hình chốn pháp trường thành một bài
học tai nghe mắt thấy về lòng trung can nghĩa đảm đối với nước, đối với dân. Ông
đã ung dung làm thơ trên đường ra pháp trường:
“Ký ngữ phù trầm tư thế giả
Hữu tương thành bại luận anh hùng”
(Hai câu cuối của bài thơ thứ nhất của Nguyễn Duy Hiệu)
Dịch: “Chìm nổi trên đời ai đó tá
Chớ đem thành bại luận anh hùng (Huỳnh Thúc Kháng dịch)
Bài thơ thứ hai của Nguyễn Duy Hiệu sáng tác trên đường ra pháp trường:
“Hàn sơn kỷ đắc cô tùng cán
Đại hạ yên năng nhất mộc chi
Hảo bả đan tâm triêu liệt thánh
Trung thu minh nguyệt bạn ngô qui”
Dịch thơ: “Núi lạnh tùng côi xơ xác đứng;
Nhà to, cột một khó ngăn ngừa
Về chầu liệt thánh lòng son đấy
Tháng Tám trăng rằm sẵn dịp đưa” (Huỳnh Thúc Kháng dịch)
Cuộc đời của Nguyễn Duy Hiệu, cho đến khi đậy nắp quan tài lại, đã thể hiện
nhân cách một sĩ phu đáng kính, một lãnh tụ nghĩa quân can trường tận phút chót.
Chí sĩ Phan Bội Châu cho rằng cái chết ấy “trời đất phải khâm phục, quỷ thần phải
kính ghi”. Chính viên Khâm sứ Pháp J.L Baille đã ghi giây phút cuối cùng của
Nguyễn Duy Hiệu tại pháp truờng như sau: “Hiệu đợi chết như người thuộc nòi
giống của ông, thuộc hàng ngũ bậc của ông, nghĩa là đón nó không chút sợ sệt và
nhận lấy nó như một cái gì đã đến phải đến” [43, tr.216]. Trong truyện, tác giả còn
kể về hành động anh dũng, quyết liệt của chiến tướng Hồ Học như một sự phản hồi
từ cái chết của Nguyễn Duy Hiệu và Phan Bá Phiến. Khi Nghĩa Hội tan rã, Hồ Học
đã tiếp tục lãnh đạo một nhóm nghĩa quân phản công quân Pháp. Khi bị bắt, Hồ Học
không hổ danh một chiến tướng. Ông đã tả xung hữu đột nơi công đường của viên
án sát, đối đáp đanh thép với viên đại tá người Pháp: “Thằng mũi lõ nói sai! Mi và
quân lính của mi rặc là tụi cướp nước. Còn ta đây, đường đường là tướng của
Hoàng đế, được vua sai dẹp giặc, làm sao trộm cắp mà sánh với chủ nhà” [63,
tr.271]. Dù bị nhiều đòn roi, thịt da đang tứa máu nhưng ông đã chiến đấu tới giây
phút cuối cùng của cuộc đời một nghĩa sĩ. Người đọc có cảm tưởng giọng văn của
Nguyễn Văn Xuân không giấu vẻ hả hê khi miêu tả trận “náo loạn” công đường của
Hồ Học: “không ai chờ đợi sự nóng giận như thế của Hồ Học. Viên thông ngôn mới
nói tới đó, người ta nghe như một tiếng “vút”, cái ghế dựa bằng gỗ trong tay ông
đã lao tới như gió, đánh thẳng vào mặt viên đại tá. Viên này lấy tay đỡ thì một chân
ghế xoẹt qua đầu, hất cái mũ của y xuống đất. Lập tức hàng trăm vũ khí tung ra
giữa lúc một hạ sĩ cận vệ của đại tá rút súng lục ra định bắn. Hồ Học liệng mình
lao tới, đá song phi vào khẩu súng và vào mặt hắn. Nhưng không kịp, vệ sĩ thứ hai
bắn liền hai phát vào hông ông. Ông ngã gục xuống, vừa ôm bụng vừa trườn tới để
với khúc côn, nhưng không còn kịp nữa” [63, tr.272].
Không quyết liệt như những cái chết trên, truyện ngắn Về làng kể về cái chết
của ông Tú Bình nhẹ nhàng mà vô cùng khẳng khái. Ông Tú Bình vì chống Tân
Trào, ủng hộ Cần Vương nên bị triều đình xử chết. Nguyện vọng cuối cùng của ông
là được chết ở ngay cái làng P.K của mình. Nhân vật ông Tú Bình có thể là nhân vật
được nhà văn Nguyễn Văn Xuân hư cấu dựa trên câu chuyện về người thầy dạy học
của Nguyễn Duy Hiệu trong lịch sử. Khi Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo Nghĩa Hội thì
thầy cử Lê Tấn Toán bị mời về tỉnh đường để răn đe, sau đó phải thọ hình “tam ban
triều điển” của vua Đồng Khánh vỉ tội dạy học trò làm giặc. Cụ cử Lê đã chọn chén
thuốc độc. Cuộc đời có thật của cụ cử Lê đã truyền cảm hứng cho nhà văn Nguyễn
Văn Xuân xây dựng nhân vật ông Tú Bình. Cũng như nhiều sĩ phu yêu nước khác,
ông Tú Bình không muốn cái chết của mình trở nên vô nghĩa. Thế nên, ông chọn
nơi chết là cái làng của mình. Ông ung dung thanh thản biết bao trước khi đi vào cõi
chết: đến đình làng dâng hương, về nhà bái vọng mẹ, sang chùa vái lạy… Ở ông,
toát lên vẻ thung dung của một nhà nho đã thấu lẽ đời, có nhân cách cứng cỏi: “bần
tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Bằng cách chọn làng làm nơi ra đi cuối
cùng, ông Tú Bình chết nhưng tinh thần bất khuất của ông còn sống mãi “vốn ông
là tay có tài học lỗi lạc, ông cũng lại là người mà tất cả dân làng đều xem như bậc
cha mẹ. Ông ăn tiên chỉ và chỉ một lời ông phán ra có giá trị của một chân lý không
cần bàn cãi” [63, tr.311]. Có lẽ ông Tú Bình hiểu sâu sắc điều đó, nên trước khi
vĩnh biệt cõi đời ông đã “trăng trối” với toàn thể dân làng: “Tôi vì việc nước mà xả
thân thì chẳng có gì đáng ân hận. Tôi chỉ đau đớn là không thể làm hơn được… Xin
các cụ ở lại thay tôi mà chăn dắt con em để cho làng ta được mãi tiếng thuần
lương” [63, tr.314].
Những “cái chết tiến công” còn được đặc biệt thể hiện ở những giây phút cuối
cùng của hai chí sĩ: Thái Phiên và Trần Cao Vân trong cuộc khởi nghĩa ngày
3/5/1916. Hai nhà lãnh đạo này không phải tự nguyện chọn cái chết mà bất đắc dĩ bị
giặc bắt xử tử hình khi sự nghiệp cứu nước còn đang dở dang. Câu chuyện thật về
cái chết của Thái Phiên và Trần Cao Vân được Nguyễn Văn Xuân nhấn thêm bằng
yếu tố có màu sắc huyền thoại, đã nâng những cái chết can trường dũng cảm lên
tầm vóc phi thường. Truyện kể rằng khi thanh đao của tên đao phủ chạm vào đầu
của chí sĩ Trần Cao Vân thì đã “văng ngược lại như thể kẻ bị xử tử vận nội công…
phải đủ bảy nhát mới chém nổi đầu một ông già chẳng lấy gì làm to lớn” [63,
tr.359]. Đầu của Tôn Thất Đề phải “chém đến chín nhát mà vẫn trơ trơ”. Còn khi
chém đầu của Thái Phiên thì tên đao phủ “có vẻ can trường hùng hổ ấy bỗng giơ
hai tay ra. Những kẻ đứng gần đều thấy mặt thầy trở nên xám xanh, xám ngắt.
Thanh quất trong tay thầy rơi xuống. Rồi cả cái thân thể rắn chắc, vững vàng ấy
cũng khụy gối ngã nhào xuống giữa pháp trường” [63, tr.359]. Lẽ nào lòng can
trường dũng cảm, vẻ thung dung tựu nghĩa của những người đang phải chết chém
cảm động thấu trời xanh, làm cho những tên đao phủ cả đời không biết sợ là gì phải
tán đởm, kinh hồn? Máu của những người con anh dũng đất Quảng Nam đã đổ vì
Tổ quốc, vì quê hương. Những giọt máu ấy có vẻ đẹp kỳ lạ của sự sống tưởng
chừng như vẫn tiếp tục. Nó vẫn “lóng lánh” trên áng cỏ còn đọng sương mai. Mọi
người đến xem xử tử hình ngày hôm ấy đã dự kiến “một trang sử oanh liệt của đất
nước” [63, tr.358] được viết bằng máu của những con người đất Quảng.
Cảm quan lịch sử tiến bộ của Nguyễn Văn Xuân còn xây dựng, ngợi ca những
anh hùng vô danh trong lịch sử. Ở kiểu nhân vật này thì yếu tố dã sử nhiều hơn
chính sử. Nhìn chung họ vẫn là những nhân vật mà từ lời nói đến hành động đều
toát lên khí chất hào hùng, ý thức trách nhiệm chính trị đối với Tổ quốc. Đó là
những người như chị Mừng (Chiếc Giỏ), khi dân làng chặt được đầu thằng Tây, chị
đã vui vẻ đem hết gánh cháo độ nhật của mình để đãi những người có công. Còn
những người khác thì tùy khả năng: chuối, dưa, trứng….. đều mang đến để ủng hộ.
Trong chiến công ấy, Bốn nổi bật như người có công trạng lớn nhất. Nhưng thật ra
đó là công trạng của cả làng. Từ người già đến người trẻ đã cùng Bốn giăng bẫy
trong làng để chặt đầu Tây. Trong giây phút ngắn ngủi họ đã biến con đường vào
làng thành một cứ điểm chiến đấu “sau hàng tre, đám quân dân tự biến thành quân
du kích đã được xếp đặt tuần tự để truyền tin, giật dây, phóng câu liêm hỗ trợ.
Những tiếng động lạc xạc được hạn chế. Những cành tre vướng được lưỡi rựa trảy
qua rơi ngọn, những cái thang cao được bắc ép vào cho tiện việc đứng và đứng cho
vững thế” [63, tr.320]. Hình ảnh này gợi người đọc nhớ đến những ngôi làng được
lập thời mở cõi của Quảng Nam - một cộng cư chiến đấu. Tinh thần ấy được truyền
lại trong đời sống vật chất và tinh thần của người Quảng Nam qua các thế hệ. Bởi
thế, trong cái làng nhỏ này, từ những đứa bé còn ngọng nghịu chạy theo xem chặt
đầu Tây đến những người đàn bà đi chợ về im lặng rẽ sang lối đi khác như biểu lộ
sự đồng tình, xem việc chặt đầu Tây là việc dĩ nhiên phải làm .Từ chú Từ đến bác
Hiền tuy sợ súng đạn Tây tốt nhưng vẫn quyết liệt ủng hộ Bốn chặt đầu Tây. Và
trong số những người dân lao động bình dị ấy, nhân vật Bốn đã thể hiện rất rõ bản
lĩnh của những con người giàu lòng yêu nước, kiên cường dũng cảm, có ý chí quyết
tâm cao. Bốn đã “đốc thúc, kiểm tra” việc bố trí giăng bẫy thằng Tây một cách tích
cực, cẩn thận; cương quyết đập đầu con chó yêu quí của mình vì sợ tiếng sủa của nó
làm lộ chuyện. Đối với Bốn, việc có được đầu thằng Tây như có được một tấm giấy
thông hành đưa anh vào Nghĩa Hội, đứng trong hàng ngũ những người yêu nước
chống Pháp. Bằng mọi giá anh phải đưa được đầu thằng Tây đến gặp ông Hường.
Thế nên, dù sẩy chân rơi xuống bến nước sâu, dù phải chết nhưng “cánh tay co
quắp, bắp thịt đè lên, ép chặt cái quai xách tưởng như không bao giờ rời ra, không
rời trong lúc sống, không rời cả khi chiến đấu với tử thần” [63, tr.336]. Hình ảnh đó
đã nâng cái chết trước “một tai nạn vô lý” thành cái chết của những con người hiên
ngang bất khuất. Sự trung thành với lý tưởng, với nguyện vọng của Bốn, đã không
làm cho cái chết của anh trở nên vô ích. Bốn chỉ giết được một thằng Tây trong
cuộc đời mình, nhưng việc làm đó đủ sức truyền cho người còn sống lòng can đảm,
vì nghĩa lớn sẵn sàng đánh đổi tính mạng trong cuộc chiến đấu sinh tử này.
Như vậy, tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân đã bộc lộ rất rõ trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của cư dân Quảng Nam. Mỗi con người
nơi đây đều thấy trách nhiệm của mình đối với vận mệnh Tổ quốc. Điều đó thể hiện
qua nhận thức của một số nhân vật trong các truyện: Chiếc cáng điều, Rồi máu lên
hương, Hương máu…. Khi trò chuyện với khách, ông Học đã tỏ ra rất am hiểu diễn
biến thời cuộc, phân tích lợi hại trong việc ông Hường giết ông Tán lúc Nghĩa Hội
đang suy yếu (Chiếc Cáng Điều); còn nhà thầu khoán Nguyễn Văn Học, cha của
Nguyễn Thị Băng thì ủng hộ tiền bạc cho cuộc khởi nghĩa ngày 3/5/1916 và gả con
gái mình cho Thái Phiên (Rồi Máu Lên Hương), đến việc làm của một người ốm
yếu như Hiểu trong cơn tức giận vì sự phản bội Nghĩa Hội của Thập Cường đã
chém hắn cho đến chết (Hương Máu); qua hình ảnh nhân vật Bốn thà chết quyết
không rời cái giỏ có đựng đầu Tây (Cái giỏ) đến hình ảnh của Viên đội hầu tuẫn tiết
theo Hoàng Diệu… Tất cả những sự hi sinh đó đã làm nổi bật vẻ đẹp trong phẩm
chất tâm hồn của những người bình dị vô danh. Thế mới hay, kiên cường bất khuất,
giàu lòng yêu nước, ý thức chính trị sâu sắc đối với vận mệnh Tổ quốc không phải
chỉ có ở những con người có học, có địa vị, mà nó là những tố chất đã cấu thành
máu lưu chuyển trong huyết quản của người Quảng Nam .
Khi viết về những cái chết tiến công của những sĩ phu yêu nước và nhân dân
Quảng Nam với cảm hứng ngợi ca, nhà văn Nguyễn Văn Xuân đã miêu tả cụ thể
những tấm gương chiến đấu kiên cường bất khuất, bền bỉ trong đấu tranh, tung
hoành nơi chiến trận với ý chí lẫm liệt. Tiêu biểu là cuộc chiến giữ thành của Tổng
đốc Hoàng Diệu trong truyện ngắn Viên đội hầu. Dù từ một Thượng thư bộ binh của
triều đình được cử làm Tổng đốc Hà Ninh trong tình thế nước sôi lửa bỏng, dù
nhiều lần dâng biểu về triều đình xin thêm binh lính để tăng cường phòng vệ Hà
Nội đều bị Tự Đức từ chối, quở trách, nhưng với cương vị của mình, Hoàng Diệu đã
làm hết chức trách: kiên quyết tử thủ đến giờ phút cuối cùng. Trước tối hậu thư xấc
xược của Henri Rivière, Tổng đốc Hoàng Diệu đã xông xáo có mặt khắp nơi ác liệt
của cuộc chiến tử thủ, kiên quyết bảo vệ thành. Chỉ vỏn vẹn chưa đến ba giờ của
ngày 25/4/1882 nhưng lịch sử dân tộc luôn khắc ghi hình ảnh của Tổng đốc Hoàng
Diệu trong những giờ phút cuối cùng ấy. Và nhà văn Nguyễn Văn Xuân đã làm cho
cái đẹp của khí tiết và nhân cách Hoàng Diệu thăng hoa trong những trang viết.
Hình ảnh Tổng đốc Hoàng Diệu quì trước “ông súng” “lẩm bẩm khấn” và buồn rầu
nói với mọi người: “Nếu Ngài không trợ lực cho thì thành trì e nguy mất” cho người
đọc nhận rõ về cuộc chiến không cân sức và nỗi thống khổ “lực bất tòng tâm” trong
lòng người chỉ huy. Khi nghe thành đã bị vỡ thì “Hai con mắt quan Tổng đốc trắng
nhợt, ông lặng đi một lát và lẩm bẩm: “Ta giữ chặt bốn ngả nhưng ta không giữ nỗi
ngả trời. Trời hại ta!” [63, tr.290]. Tổng đốc Hoàng Diệu đã chọn nơi Võ Miếu để
kết thúc cuộc đời như một sự chứng tri của tổ tiên cho lòng trung thành của ông.
Sau khi bái lạy trước vong linh những nguời đã khuất, mắt hơi ươn ướt nhưng giọng
bình tĩnh, Tổng đốc đã dặn dò thủ từ: “Ta đến đây để chịu tội với các tiên liệt trước
khi phải chết. Khuya hôm nay, ta đã viết sẵn hai phong thư bỏ vào trong cái hộp
bằng thiếc như thế này. Phong kia ta đã sai người đưa về Quảng Nam cho gia đình
ta. Phong này, ta để trên túi, nơi ngực ta. Chừng năm ba tháng nữa, thế nào cũng
có người ở làng Xuân Đài ra, đến tại Võ Miếu đây để lo việc rước di hài ta […]
Quan Tổng đốc giao cái gói nhỏ cho ông thủ từ, cất cái hộp thiếc mỏng nơi ngực
rồi đi lại cây đại thụ ở trước Võ Miếu, leo lên. Đến một cành cao, lá um tùm, ông
cởi khăn nhiễu quấn đầu đem buộc một đầu nơi cành rồi đầu kia làm một cái thòng
lọng. Lần cuối cùng, ông nhìn lại vợ chồng thủ từ đang quỳ hướng về ông, rồi đưa
cổ vào thòng lọng, du mình ra giữa đám lá rậm. Các cành lá rung động rào rào….”
[63, tr.293]. Dường như, nhà văn cố kéo dài phút giây tuẫn tiết của vị Tổng đốc
bằng cách miêu tả hết sức tỉ mỉ hành động, thái độ bình thản ung dung của Ngài đi
vào cõi chết. Qua đó, người đọc cảm nhận hết ý nghĩa của việc tử thủ bảo vệ thành
của Tổng đốc Hoàng Diệu. Tâm huyết cả một đời của người sĩ phu có “chính khí”
ấy ngàn năm sau vẫn làm cho mọi người mãi suy nghĩ, trăn trở khi đọc những
“dòng lệ máu” mà Hoàng Diệu viết tại Võ Miếu trước khi tuẫn tiết:
“Thần là một kẻ thư sanh, không am tường võ bị, Bệ hạ ủy nhiệm cho chức
vụ nặng nề .
Không thể tin được lòng kẻ trên, nên thần lo sửa soạn đề phòng, luyện tập
binh mã ba năm nay, việc chưa xong thì quân Pháp kéo tới.
Thần trộm nghĩ, Hà Nội là cuống họng của Bắc kì, mà cũng là nơi yếu
hiểm của nước ta, nhất đán bị vỡ thì các tỉnh cũng lâm vào cảnh trúc lở ngói tan,
Thần thường lo lắng đêm ngày, nên đã dâng sớ lên xin cho thêm viện binh để đề
phòng, thì lại bị bệ hạ quở trách. Thần đau đớn vô cùng, thường cùng các bạn đồng
liêu bàn tính. Người bàn nên mở cửa thành, kẻ khuyên nên giải binh, song thà thân
nát xương tan cũng không bao giờ thế được…
Thần bất tài tự nghĩ sống cũng vô ích, dù thần đã biết thành mất mà có chết
cũng còn có tội, đâu dám nói chết là trung nghĩa! Một mình thế với Long thành,
nguyện theo tiên thần Nguyễn Tri Phương về nơi chín suối.
Mấy dòng lệ máu, muôn dặm cửa Rồng, nguyện xin mặt trăng soi thấu tấm
lòng son của thần”
Muôn tâu
Hoàng Diệu [ 50, tr.260]
Sĩ tử Hà Thành đã ngợi ca hành động vì nghĩa diệt thân của Tổng đốc Hoàng
Diệu :
“Thiên tải Nùng sơn tiêu chính khí
Anh hùng đáo xứ lệ tương can”
Dịch thơ:
“Nghìn thuở Nùng Sơn nên chính khí
Anh hùng đến thế, lệ cùng rơi”
(Hoàng Xuân Hãn - dịch) [50, tr.267]
Cùng với sự tuẫn tiết của Hoàng Diệu là sự tuẫn tiết của Viên đội hầu. Nếu
như thanh gươm được Viên đội hầu treo trả lại nơi Tổng Đốc tuẫn tiết như một ẩn
dụ: chỉ có những con người như thế mới xứng đáng giữ thanh gươm tượng trưng
cho uy quyền quốc gia, thì việc Viên đội hầu tuẫn tiết theo chủ bằng thanh gươm ấy
đã nâng cái chết của một viên quan hầu cận lên tầm vóc của một anh hùng. Cái chết
của Viên đội hầu không phải là sự sùng bái cá nhân mà là chết theo thần tượng anh
hùng. Trong hoàn cảnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lúc bấy giờ,
Hoàng Diệu bảo vệ Tổ quốc, Hoàng Diệu chính là hiện thân cho những người đấu
tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Từ đó, sự tuẫn tiết của Viên đội hầu trở nên có ý
nghĩa sâu sắc.
Thông qua giai đoạn lịch sử đau thương: Pháp thắng thế, các cuộc đấu tranh
yêu nước vào thời kì thoái trào, Nguyễn Văn Xuân muốn người đọc đương thời hiểu
rõ lịch sử hào hùng, bất khuất của dân tộc. Việc làm đầy tâm huyết của nhà văn
nhằm tác động đến những người đang sống trong không khí o ép của chế độ Mỹ -
Ngụy, trong tương quan cán cân lực lượng nghiêng về chính quyền Sài Gòn vào
những năm 1956 - 1965, phải suy nghĩ đến trách nhiệm công dân đối với đất nước.
Không vòng vo, bóng gió, nhà văn đề cập đến một lịch sử trong quá khứ chưa xa để
người đọc nhận diện một lịch sử hiện hữu hôm nay. Từ đó, tác giả thắp lên trong
lòng người đọc ngọn lửa của lòng yêu nước, truyền thống anh hùng bất khuất, ý
thức chính trị đối với đất đai Tổ quốc của người Quảng Nam. Tâm huyết với đất
nước, nhân dân của một nhà văn trong vùng địch tạm chiếm thật khó mà giải bày
trong một vài truyện ngắn. Nhà văn đã gói ghém tâm tư ấy trong câu hỏi được viết ở
lời giới thiệu tập Hương máu: “tất cả chúng ta có thật ai ai, và bao giờ cũng sống
đời đáng sống hay không?” [63, tr.239]. Với kiến thức lịch sử sâu sắc, qua những
cái chết của những anh hùng Quảng Nam, nhà văn còn ngầm chỉ ra nguyên nhân
thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Quảng Nam nói
riêng và cả nước nói chung. Sự thất bại trước hết thuộc về tư tưởng, tầm nhìn, sự
đánh giá của ta chưa đúng tầm, đúng mức về cuộc xâm lăng của thực dân Pháp.
Trong mắt của những sĩ phu lúc bấy giờ, Pháp là bọn “man di”. Đó là cái nhìn, sự
đánh giá thấp thực lực của đối phương. Từ đó, chúng ta chưa có sự chuẩn bị, chưa
có phương cách đối phó phù hợp. Những sĩ phu anh hùng của Quảng Nam nhận rõ
không thể thắng Pháp bằng thực lực mỏng manh, thiếu thốn nhưng họ đã quyết
chống lại “tàu thiếc, tàu đồng, súng nổ”. Khí khái của nhà Nho một thời tỏ ra rất
đúng trong chống xâm lăng phương Bắc không còn phù hợp khi đối đầu với kẻ thù
mới. Chính việc đánh giá không đúng về đối phương đã nảy sinh sự phân hóa trong
hàng ngũ những người lãnh đạo. Có khi kết cục thật bi thảm. Trong Chiếc Cáng
điều, ông Tán phải đầu lìa khỏi cổ vì Nguyễn Duy Hiệu nghi ông có nhị tâm. Việc
Nguyễn Duy Hiệu xử tử Tán tương quân vụ Trần Đĩnh là nhằm cứu vãn một tình
thế khó thể cứu vãn: sự thống nhất trong lực lượng nghĩa quân.
Trong vai trò là người “ghi chép” lịch sử, vẽ lại cái nhìn lịch sử bằng con mắt
của dân chúng, trước khi những câu chuyện ấy trở thành huyền thoại hóa, Nguyễn
Văn Xuân còn ghi lại những “cái chết đáng được quên đi” như một sự đối lập với
“những cái chết đáng lưu lại”. Đó là cái chết của bọn đầu trộm, đuôi cướp, dù là
loại tướng cướp hào hiệp. Thái độ yêu ghét của người dân Quảng Nam rất rõ ràng
khi phát hiện bản chất của loại người này. Trong truyện Thằng Thu, nhà văn kể về
một người đã “ăn trộm của Tây, của nhà giàu rồi đem phân phát một phần cho
người nghèo trong làng, để mua chuộc tình cảm. Hơn nữa, y là tay võ nghệ cao
cường nên có ai thưa báo, lỡ ra nhà chức trách can thiệp không kịp thì cùng lại
chịu cảnh “chờ được vạ thì má đã sưng” [63, tr.297]. Tác giả đã để cho người phụ
nữ cải nam trang sau khi đến dự khán buổi chém đầu thằng Thu thốt lên cay đắng
“chị đã lầm em ạ. Chị tưởng chị đã hiến thân cho một trang hào kiệt, có đủ tài năng
nối chí anh hùng áo vải Tây Sơn. Sự thật chị đâu có ngờ chị chỉ gặp một thằng
Thu” [63, tr.308]. Trong mắt nhân dân, hạng người nhân cơ hội loạn lạc mà trộm
cướp là hạng người tầm thường, đáng khinh bỉ, dù họ có ẩn mình trong vỏ bọc
“nghĩa khí” thì nhân dân cũng nhận ra.
2.2.3. Cảm hứng ca ngợi những con người có tính cách cứng cỏi, ngang
tàng, bộc trực thẳng thắn
Trong Đại Nam Nhất Thống Chí Q.VII, bản Tự Đức do Quốc Sử quán triều
Nguyễn biên soạn, phần “phong tục” đã ghi nhận về con người Quảng Nam: “Học
trò chăm học hành, nông phu chăm đồng ruộng, siêng sản xuất mà ít đem cho; vui
làm việc nghĩa và sốt sắng việc công. Quân tử giữ phận mà hổ thẹn việc bôn cạnh,
tiểu nhân khí khái mà hay kiện tụng. Dân ven núi sinh nhai về nghề hái củi đốn cây
mà tính chất phác, dân ven biển sinh nhai về nghề tôm cá, mà tính nóng nảy”
[11, tr.395].
Trong bản Đại Nam Nhất Thống Chí triều Duy Tân thì nhận định: “núi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN039.pdf