Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Cao Duy Sơn

MỤC LỤC

Trang

A. Phần mở đầu

1. Lí do chọn đề tài . . 1

2. Lịch sử vấn đề . . 3

3. Đối tượng nghiên cứu. . 6

4. Phạm vi nghiên cứu. . 6

5. Phương pháp nghiên cứu . 6

6. Bố cục của luận văn . . 7

Chương 1. Văn xuôi miền núi đương đại và sự xuất hiện của nhà văn Cao Duy Sơn10

1. Diện mạo, đặc điểm và thành tựu của văn xuôi miền núi đương đại. . 10

1.1. Một cách hiểu về văn xuôi miền núi đương đại. . 10

1.2. Phác thảo về diện mạo văn xuôi miền núi đương đại . 12

1.2.1. Quá trình vận động và đội ngũ nhà văn . 12

1.2.2. Những thành tựu và hạn chế của văn xuôi miền núi đương đại . 16

2. Quá trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn. 20

2.1. Vài nét về tiểu sử nhà văn Cao Duy Sơn. 20

2.2. Quá trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn. 22

3. Những tương đồng và khác biệt của Cao Duy Sơn với các tác giả vă n

xuôi miền núi đương đại. . .23

3.1. Những nét tương đồng. 23

3.2. Những nét khác biệt. . 24

Chương 2. Hiện thực và con người miền núi trong truyện ngắn Cao Duy Sơn27

1. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. .27

1.1.Quan niệm nghệ thuật về hiện thực trong truyện ngắn Cao Duy Sơn . . . . . .27

1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. .28

2. Bức tranh xã hội miền núi với những xung đột “Ngầm” và in đậm

bản sắc văn hoá Tày. .29

2.1. Hiện thực xã hội miền núi với những xung đột vừa dữ dội vừa lâu dài. . 29

2.1.1. Xung đột lịch sử - dân tộc. . 30

2.1.2. Xung đột thế sự - đời tư. . 30

2.2. Hiện thực xã hội miền núi in đậm bản sắc văn hoá Tày. 32

3. Hình tượng con người miền núi với một số nét đặc trưng. 37

3.1. Con người miền núi với số phận bi kịch. . 37

3.2. Con người tha hoá và sám hối. . 40

3.3. Con người thánh thiện. . 42

Chương 3. Một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắnCao Duy Sơn47

1. Cốt truyện . . 47

1.1. Khái niệm Cốt truyện. . 47

1.2. Cốt truyện trong ba tập truyện ngắn Cao Duy Sơn. 48

2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật. 52

2.1. Khái niệm nhân vật văn học. . 52

2.2.Kiểu nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. 54

2.2.1. Kiểu nhân vật lí tưởng. . 56

2.2.2. Kiểu Nhân vật dị dạng về nhân cách. 58

2.3. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật . 59

2.4. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật. 65

2.5. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. 67

3. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn . 73

3.1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, sử dụng thủ pháp so sánh. 73

3.2. Sử dụng lối diễn đạt của người dân tộc. 79

Kết luận. 84

Thư mục tài liệu tham khảo. 89

pdf96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3081 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Cao Duy Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu của những người dân nghèo khổ. Nỗi đau câm lặng và cái chết của cô gái câm càng tô đậm thêm sắc màu bi kịch cho tác phẩm. Nhưng cách mạng đã mang ánh sáng đến xua tan đi bóng tối. Mảnh ruộng xưa bị lí trưởng cướp đoạt nay đã về lại với nhân dân. Lão không điên cuồng chống phá công cuộc đổi mới xã hội chủ nghĩa ở bản Luông nhưng thất bại. Nhưng chính cái chết của Khin - con trai người đàn bà câm ngày trước lại mang một ý nghĩa lớn lao: vừa là dấu chấm hết cho tàn dư của xã hội cũ vừa là minh chứng cho sự chiến thắng của cái mới, cái tiến bộ trên mảnh đất này. Trong truyện ngắn Thằng Hoán chúng ta lại bắt gặp một số phận bi kịch. Bi kịch đời tư của Hoán được biểu hiện trong nỗi đau, nó xuất hiện ba lần trong tác phẩm. Lần thứ nhất là những khi tự ngắm nhìn ngoại hình dị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 dạng đến quái gở của mình. Chính ngoại hình ấy khiến Hoán không lấy được vợ và trở thành đối tượng để cười cợt, trêu đùa của các cô gái làng. Nỗi đau xuất hiện lần thứ hai khi chứng kiến vợ mình là Làn Dì ngoại tình với tay thợ cả ngay trong ngôi nhà mới của mình. Hình ảnh ngôi nhà trở nên tan hoang sau cái đêm đau đớn ấy vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Sự tan hoang đổ vỡ của hạnh phúc gia đình và cũng là sự đổ vỡ niềm tin trong chính tâm hồn Hoán. Nỗi đau xuất hiện lần thứ ba, không bộc lộ ồn ào, thẳm sâu nhưng quặn thắt hơn. Đó là khi Làn Dì người vợ bội bạc trở về đón đứa con không cùng dòng máu nhưng Hoán vô cùng yêu quí ra đi. Chính ở tình huống kịch tính ấy Hoán đã bộc lộ bản chất cao đẹp trong con người mình: Không ích kỷ, không tàn nhẫn, nén nỗi đau riêng mà khuyên con đi theo mẹ. Nhưng, đứa con ấy đã ở lại cùng Hoán như một kết thúc có hậu, một bàn tay nhân ái đã xoa dịu nỗi đau của số phận bất hạnh. Nhưng trong truyện ngắn này không chỉ có bi kịch đời tư, mà còn có cả bi kịch thế sự. Tay thợ cả xưa đã trở thành tư thương và trở về cái bản nhỏ của Hoán làm xáo trộn sự yên bình vốn có, mặt trái của cơ chế thị trường, nó như cơn bão làm lay động, đổi thay nếp sống tốt đẹp ngàn đời của bao làng bản bình yên. Đó là một qui luật tất yếu của thời đại mà sao vẫn khiến người đọc rưng rưng để rồi lo sợ cho bản sắc văn hoá, cho hồn quê, người quê trước sức mạnh của xã hội hàng hoá mua bán lạnh lùng. Nỗi buồn lo trong Chân quê của Nguyễn Bính hình như cũng thấp thoáng trở về sau những trang văn đẹp và buồn xót xa của Cao Duy Sơn. Đó là bi kịch đời tư của lão Vược trong truyện ngắn Cuộc báo thù cuối cùng bi kịch của lão Sinh và Ếm trong truyện ngắn Chợ tình, của Thùng, Đẹm trong truyện ngắn Mùa én gọi bầy... Những ngang trái của số phận khiến lão Sinh và Ếm không lấy được nhau, để nỗi đau biến thành lòng chung thuỷ mà mấy mươi năm trở thành thử thách. Chỉ có núi rừng, gốc cây và đôi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 giày vải mỗi năm lão Sinh xỏ chân một lần như những chứng nhân thầm lặng cho mối tình chung thuỷ, cho tâm hồn cao đẹp dấu kín trong mộc mạc ít lời của con người miền núi. Những phẩm chất như “vàng mười” ẩn sâu trong đá lạnh mà không phải ai cũng có thể nhìn thấy. Lão Vược trong truyện ngắn Cuộc báo thù cuối cùng lại mang một nỗi đau khác: Người vợ yêu quí bị Hổ ăn thịt. Từ đó lão Vược lấy việc săn thù rừng vừa để mưu sinh, vừa để báo thù. Nhưng hận thù thường khiến con người trở nên mù quáng, mỗi viên đạn bắn vào muông thú dường như cũng bắn vào chính mình. Chỉ khi đứng trước những giọt nước mắt trong veo của bé Na con gái lão thì lão Vược mới bừng tỉnh. Đó cũng chính là sự bừng tỉnh trong mỗi con người chúng ta. Bi kịch đời tư trong truyện ngắn Mùa én gọi bầy lại xuất phát từ một lần lầm lỡ của Đẹm. Lòng thù hận của Thùng không chỉ phá huỷ hạnh phúc gia đình mà còn huỷ hoại chính anh ta. Hãy biết yêu thương và tha thứ là thông điệp mà Cao Duy Sơn muốn gửi gắm trong truyện ngắn này. Sự phục thiện và ánh mắt chờ đợi vợ con của Thùng ở đoạn kết câu chuyện đã gieo vào lòng người đọc bao hi vọng. Hình tượng con người bi kịch được miêu tả và lặp lại trong hàng loạt truyện ngắn đã trở thành một kiểu loại nhân vật trung tâm trong sáng tác của Cao Duy Sơn. Chúng tôi nhận thấy đó là vẻ đẹp kiên cường và cao thượng của con người miền núi. Họ đã vượt lên trên những bi kịch của số phận toả sáng lòng nhân hậu, dũng cảm trong đói nghèo và bất hạnh. 3.2. Con ngƣời tha hoá và sám hối. Hình tượng con người này xuất hiện không nhiều nhưng vẫn mang một ý nghĩa nghệ thuật đặc biệt. Dù chỉ xuất hiện trong ba truyện ngắn nhưng đã chứng tỏ cái nhìn về cuộc sống và con người của nhà văn không đơn giản một chiều. Ở đây bên cạnh tính truyền thống với sự phân chia nhân vật thành chính diện và phản diện thật rành mạch, chúng ta bắt gặp sắc màu hiện đại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 trong cái nhìn nghệ thuật của nhà văn. Bởi thiện và ác nằm ngay trong mỗi con người cuộc đấu tranh này có tính vĩnh hằng với cả loài người. Nhân vật lão Khuề trong truyện ngắn Âm vang vong hồn đã suốt một đời day dứt, ân hận vì hèn yếu không dám bảo vệ tình yêu của mình với Ban. Lão Khuề đã gục chết ngay trên con đường đưa tiễn Ban đến nơi an nghỉ cuối cùng. Lão chết vì bệnh tật hay vì nỗi đau khổ dày vò? Lão chết vì muốn cùng người yêu... đoàn tụ ở thế giới bên kia? kết thúc “mở” với bao giả thiết ấy khiến người đọc không chỉ xót xa mà còn cảm phục bởi một trái tim tội lỗi biết sám hối. Trong truyện ngắn Hòn bi đá màu trắng, nhân vật Dồ là người kéo nhị tài hoa đã phải dằn vặt hối hận bởi thói tự phụ và đố kị của mình. Nếu cây nhị tài hoa của Dồ biết cùng hoà nhịp với cây sáo kì diệu của Soóng thì đã không làm đổ vỡ gia đình và tạo ra nỗi đau cho bao người. Cũng từ đó sự hắt hủi của Dồ với con trai là Ky đã tạo ra bi kịch và ám ảnh Dồ đến hết đời. So sánh với hai truyện ngắn kể trên, chúng tôi thấy hình tượng con người tha hoá và sám hối trong truyện ngắn Hấp hối được Cao Duy Sơn khắc hoạ thành công và có sự ám ảnh hơn cả. Đặc biệt truyện ngắn này, nhà văn đã có những cách tân độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của mình với thủ pháp nghệ thuật sử dụng giấc mơ để phóng chiếu thế giới nội tâm đầy giằng xé của nhân vật ông Kình. Ông Kình là một quan chức cao cấp của tỉnh. Nhưng con người đầy quyền lực ấy không hề có một phút giây thanh thản, khi ngày đêm phải đối diện với tội ác của mình. Khi còn trẻ, để thoả mãn thú tính của mình ông Kình đã tổ chức bắt cóc và hãm hiếp một cô gái đã có chồng. Tội ác trong bóng tối ấy đã làm tan nát một gia đình hạnh phúc đẩy bao người vào bi kịch khổ đau. Sự dằn vặt sám hối của ông Kình được hình tượng hoá qua một giấc mơ hãi hùng mà ở đó ông phải đối diện với nạn nhân của mình, với đứa con trai mà chính ông đã gieo “mầm sống” trong cái đêm tội lỗi ấy. Đặc biệt ông Kình phải đối diện chính mình qua chi tiết ông Kình soi mặt mình xuống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 giếng, đây là một chi tiết nghệ thuật đắt giá, có sức gây ám ảnh mạnh mẽ. Hình ảnh ông Kình hiện ra rồi biến dạng trong nước giếng thành một con thú quái gở đã mang một ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Khi đối diện với chính lương tâm của mình, ông Kình nhận ra bản chất thật của mình - một con ác thú đội lốt người. Nhưng đáng sợ thay khi giấc mơ ấy tan biến, ông Kình lại thản nhiên sách cặp lên xe ô tô đi họp. Phải chăng sự sám hối ấy chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc, chỉ nằm trong nhận thức mà không thể chuyển thành hành động phục thiện? và ông Kình vẫn dìm quá khứ tội lỗi và tiếp tục thăng quan tiến chức? Câu hỏi đó cứ mãi day dứt trong lòng người đọc về sự tha hoá trong một bộ phận quan chức hôm nay. Nếu những con người - thú có vỏ bọc đẹp đẽ, tội ác được che đậy khéo léo, lại tiếp tục “leo cao” hơn trên con đường danh lợi thì số phận của nhân dân dưới quyền “cai trị” của họ sẽ như thế nào? Chỉ với ba hình tượng con người tha hoá và sám hối trong ba truyện ngắn, Cao Duy Sơn đã khắc họa nên một kiểu nhân vật vừa đáng thương vừa đáng sợ. Qua đó nhà văn muốn đưa ra một triết lí: cuộc sống vốn đầy bất trắc và thử thách, con người trong hành trình số phận của mình đều có thể mắc lỗi lầm. Điều quan trọng hơn là phải biết đứng dặy từ lỗi lầm ấy. Có những lỗi lầm được che dấu mà pháp luật không thể trừng trị, nhưng lương tâm sẽ là “toà án” nghiệt ngã nhất để mỗi người (dù muốn, dù không) vẫn phải đối diện với nó. Ý nghĩa nhân văn của tác phẩm được hàm chứa trong triết lí nhân sinh này. 3.3. Con ngƣời thánh thiện Qua ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn chúng tôi thấy hầu hết hình tượng con người miền núi đều có những phẩm chất tốt đẹp, nên có thể xếp những con người ấy vào thế giới nhân vật chính diện. Trong thế giới nhân vật chính diện ấy có một vài nhân vật nổi bật lên bởi vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách trong trẻo đến gần như tuyệt đối. Không chỉ có thể, vẻ đẹp tinh thần của họ như một tấm gương để các nhân vật khác và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 người đọc tự “soi mình”. Chúng tôi gọi những nhân vật đó là những con người thánh thiện. Đó là bé Na trong truyện ngắn Cuộc báo thù cuối cùng là Lão Sấm trong truyện ngắn Người ở muôn nơi , là Ban trong truyện ngắn Âm vang vong hồn ; là Lão Sinh trong truyện ngắn Chợ tình . Bé Na là một bé gái bất hạnh với thân phận mồ côi mẹ, mẹ của em đã bị Hổ cắn chết, bé Na lớn lên trong tình thương yêu và sự che chở của lão Vược- người cha mang trong lòng ngọn lửa hận thù với loài ác thú đã hại chết vợ mình. Không chỉ có thế lão Vược còn là người thợ săn cừ khôi kiếm sống bằng việc săn thú. Đối lập với lòng thù hận của lão Vược là lòng nhân hậu của bé Na, cô bé yêu thương các loài vật trong rừng. Cô xót xa khi nhìn thấy con nai mẹ bị bắn chết và nghĩ tới cảnh nai con mồ côi mẹ. Đôi mắt thơ ngây trong sáng của bé Na như một tấm gương soi khiến lão Vược bối rối day dứt. Khi bé Na cứu con hổ con khỏi viên đạn của lão Vược thì kịch tính của truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm, nước mắt của em bé gái ấy đã dập tắt ngọn lửa hận thù trong con người lão Vược. Cô bé ấy như một thiên sứ từ trời cao xuống hạ giới để cho chúng ta một “món quà”: lòng yêu thương, “món quà” ấy còn ẩn dấu một thông điệp : Hãy sống hoà nhịp và tôn trọng thiên nhiên đừng để thiên nhiên nổi giận. Lão Sấm là người ăn mày nhưng có trái tim của chúa trời, những đứa trẻ mồ côi đói khát đã cầu chúa thương xót và kì lạ thay: sáng sớm hôm sau xuất hiện một giỏ cơm treo ngoài hiên nhà. Và cứ thế những lời cầu nguyện của lũ trẻ được đáp ứng một cách kì lạ. Chỉ khi lão Sấm chết, do nhịn ăn dành cơm cho lũ trẻ mà chết, thì cả lũ trẻ và người đọc mới vỡ oà nước mắt trong nỗi xúc động khôn cùng. Lão Sấm chính là chúa trời bởi lòng nhân hậu và đức hi sinh cao cả của mình hay là chúa trời đã hiện hữu trong hình hài lão Sấm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Cũng nằm trong hình tượng “Con người thánh thiện”, nhân vật Ban trong truyện ngắn Âm vang vong hồn lại được xây dựng đầy đặn và phức tạp hơn hai nhân vật kể trên. Người đàn bà ấy đẹp và lôi cuốn mọi người ở khát vọng hạnh phúc mãnh liệt và đặc biệt ở lòng nhân hậu. Ban yêu thương và chủ động đến với Khuề. Nhưng sự hèn nhát của Khuề đã khiến cho tình yêu ấy không đến được với hạnh phúc mà chỉ để lại buồn tủi, ân hận, xót xa suốt đời với cả hai nhân vật. Lão Ky và lão Lử cũng yêu Ban bằng tình yêu bày tỏ theo cách của họ: lỗ mãng nhưng chân thành, hai lão đánh nhau vì Ban. Chính trong tình huống bi hài kịch này, cách ứng xử của Ban mới bộc lộ rõ ràng lòng nhân hậu của mình. Ban mang ơn cứu mạng của cả hai người đàn ông ấy, giá xẻ mình làm hai để chia đều cho cả hai người Ban cũng sẵn sàng. Nhưng vì không thể xẻ chia mình làm hai được nên Ban đành từ chối cả hai người, vì biết nhận lời người này sẽ làm tổn thương đến người kia. Có đặt cách ứng xử này của Ban và hoàn cảnh đói nghèo, thiếu thốn tình cảm, khát khao một người chồng để có một mái ấm hạnh phúc, là người phụ nữ không được học hành... ta mới thấy hết vẻ đẹp cao quý của hành động ấy, tấm lòng thánh thiện ấy. Lão Sinh trong truyện ngắn Chợ tình xuất hiện trong một cốt truyện đơn giản. Mỗi năm vào ngày chợ tình lão Sinh lại gặp Ếm người yêu thương mà lỡ dở không đến được cùng nhau. Và mấy chục năm qua cũng chỉ vào một ngày đặc biết ấy lão Sinh mới trân trọng xỏ chân vào đôi giày vải Ếm đã khâu tặng thuở nào. Sau ba mùa xuân Ếm không đến chợ tình, lão Sinh đã linh cảm thấy điều không lành. Sau khi cắt nắm cơm vào bát canh phở - món ăn mà Ếm thích nhất, lão Sinh rót rượu mời linh hồn của người yêu thương đã xa cách, đốt đôi giày kỉ niệm vì : “Giày này tay em khâu, anh chỉ đi cho một mình em nhìn thấy, giờ không có em, anh đi cho ai ngắm đây? Bây giờ anh gửi nó theo em, nó mang theo cả hồn vía của Sinh này, hãy chầm chậm cho nhau kịp bước với Ếm ơi” [42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 - tr57 - 58). Đọc đến những dòng này nước mắt người đọc lặng lẽ chảy cùng lão Sinh - mối tình đẹp và buồn cùng tâm hồn thánh thiện ấy như một tấm gương soi, bao người đọc soi tâm hồn mình vào đó rồi giật mình thảng thốt bởi trong mình còn có những tầm thường nhỏ mọn. Truyện ngắn Nơi đây không một bóng người với sắc màu kì ảo đã cuốn hút chúng ta bởi một cốt truyện li kì: một người mẹ đã sinh ra một đứa con người - khỉ. Vào rừng sâu chốn chạy sự đàm tiếu khinh miệt của người đời, cùng sự tàn nhẫn của người chồng độc ác. Câu chuyện như một biến thể của truyện người rừng Tắc zăng ở phương Tây, nhưng nhân văn hơn và cũng cay đắng hơn. Hai nhân vật thánh thiện xuất hiện trong truyện là bà đỡ và Ò Lình. Bà đỡ đã cưu mang hai mẹ con Ò Lình suốt mời bốn năm trời rồi bị bắn chết bởi dân quân xã. Chú bé Ò Lình có lớp lông khỉ trên người đã xông vào đám cháy cứu người nhưng bị chính con người xua đuổi. Chú bé vốn bị câm ấy chạy về với núi rừng, với mẹ và tiếng gọi mẹ lần đầu tiên cất lên cũng chính là tiếng nói cuối cùng của Ò Lình. Linh hồn thánh thiện ấy đã bay về trời, bởi dưới mặt đất này có những nơi mà tâm lí bầy đàn còn tồn tại, đám đông không chấp nhận những gì khác mình, những địn kiến nặng nề về cùng sự dốt nát lạc hậu khiến đám đông ấy không chỉ không nhận ra chân lí và lòng tốt mà còn có thể lấy oán báo ân như đã đối xử với Ò Lình. Trong chương 2 chúng tôi đã tập trung khảo sát, phân tích đánh giá ba vấn đề chính: quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn. Bức tranh hiện thực xã hội miền núi trong truyện ngắn Cao Duy Sơn; hình tượng con người miền núi trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. Ở vấn đề quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người chúng tôi tập trung khảo sát đánh giá quan niệm hiện thực sắc lạnh vừa nhân văn về một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 bức tranh hiện thực với hai đặc điểm: vừa phân tuyến - đối lập rạch ròi theo bút pháp truyền thống vừa có sự trộn hoà thiện - ác trong chính mỗi con người theo bút pháp hiện đại. Chính quan niệm nghệ thuật về hiện thực này hiện hữu trong bức tranh hiện thực miền núi vừa đậm đà bản sắc văn hoá Tày vừa ôm chứa những xung đột nghệ thuật dữ dội, lâu dài trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc tổ quốc. Bên cạnh quan niệm nghệ thuật về hiện thực là quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Cao Duy Sơn. Đó là quan niệm đầy cảm thông, yêu thương với những thân phận nhỏ bé phải gánh chịu số phận bất hạnh, đó là lời ngợi ca dành cho những phẩm chất cao đẹp ẩn sâu trong hình thức bề ngoài lam lũ, nghèo đói của con người miền núi. Chính quan niệm nghệ thuật này chi phối việc hình thành hàng loạt kiểu nhân vật trung tâm trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn đó là những con người có số phận bi kịch, con người tha hoá và sám hối, là những con người thánh thiện. Nghệ thuật xây dựng hai đối tượng thẩm mĩ kể trên, bức tranh hiện thực miền núi và hình tượng con người miền núi, sẽ là vấn đề trọng tâm được chúng tôi giải quyết ở chương 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN Tác phẩm tự sự nói chung, với thể loại truyện ngắn nói riêng, nghệ thuật trần thuật bao gồm rất nhiều phương diện: cốt truyện và kết cấu, không gian và thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu, nhân vật và điểm nhìn nghệ thuật... Do khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát một số phương diện nghệ thuật có những đóng góp đặc sắc của nhà văn như: cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả ngoại hình, nghệ thuật miêu tả hành động, nghệ thuật miêu tả nội tâm, ngôn ngữ nghệ thuật, không gian, thời gian nghệ thuật trong ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn. 1. Cốt truyện trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn 1.1. Khái niệm cốt truyện trong tác phẩm tự sự Nhóm tác giả biên soạn giáo trình lí luận văn học (tập II) đã đưa ra khái niệm: “Cốt truyện là chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và kịch” (Tr.56). Có thể nói cốt truyện là nòng cốt, là “xương sống” của truyện, tồn tại với hai tính chất cơ bản: Một là tính liên tục hữu hạn trong trật tự thời gian, sự kiện này đặt sau sự kiện trước và cứ thế đến kết thúc. Hai là các sự kiện trong chuỗi có mối quan hệ nhân quả và bộc lộ ý nghĩa. Cốt truyện thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong tác phẩm như gắn kết các sự kiện thành một chuỗi và tạo thành lịch sử của mỗi nhân vật, bộc lộ xung đột của con người, tạo ra một ý nghĩa về mặt nhân sinh, tạo sự hấp dẫn cho tác phẩm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Cốt truyện trong tác phẩm tự sự và kịch được phân chia thành hai loại: Cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến cùng các biến thể của nó. Như vậy khảo sát kiểu loại cốt truyện trong một tác phẩm văn học không chỉ thấy được sự đặc sắc và giá trị nghệ thuật của nó mà còn cho thấy cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn. 1.2. Cốt truyện trong ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn Các nhà lý luận văn học khi phân tích cấu trúc của cốt truyện đã phân chia thành hai loại hình cơ bản: loại hình cốt truyện nghiêng về chuỗi sự kiện tự nhiên (Biên niên) như các truyện cổ tích, các tiểu thuyết chương hồi. Loại hình thứ hai là cốt truyện hành động được tổ chức theo quy luật nhân quả. Khảo sát ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn, chúng tôi thấy hầu hết các truyện ngắn của nhà văn, thuộc loại hình cốt truyện hành động, được tổ chức theo quy luật nhân quả. Trong mỗi cốt truyện của truyện ngắn Cao Duy Sơn chúng tôi nhận thấy có sự xử lý một cách nghệ thuật mối quan hệ theo tuyến sự kiện: Tuyến sự kiện Nhân - Quả theo trình tự thời gian tự nhiên (Biên niên). Và tuyến sự kiện trật tự Trước – Sau theo dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Cốt truyện Nhân - Quả mới chỉ có tính chất liệu. “Cốt truyện trong trần thuật” [44 - tr 24] mới thể hiện cách xử lý của nhà văn đối với chất liệu và có giá trị nghệ thuật. Các truyện ngắn trong ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn đều có cốt truyện thuộc kiểu cốt truyện đơn tuyến. Mỗi cốt truyện thường chỉ xây dựng một xung đột trung tâm và một nhân vật trung tâm. Hệ thống sự kiện của cốt truyện được diễn biến theo quy luật nhân quả và xoay quanh xung đột ấy, nhân vật trung tâm ấy. Cốt truyện của truyện ngắn “ Thằng Hoán” lấy xung đột đời tư giữa Hoán và Làn Dì làm trung tâm, xung đột thế sự giữa nếp sống bình yên, nhân ái của một bản vùng cao với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 mặt trái của cơ chế thị trường chỉ được “khúc xạ” qua xung đột đời tư kể trên. Các sự kiện trong truyện được tổ chức theo quy luật Nhân - Quả. - Sự kiện 1: Hoán xuất hiện với ngoại hình dị dạng (Nhân) - Sự kiện 2: Hoán không lấy được vợ vì xấu xí và bị các cô gái trêu chọc (Quả). - Sự kiện 3: Làn Dì lỡ dở đến bến nước đầu bản (Nhân). - Sự kiện 4: Làn Dì lấy Hoán đề có chỗ nương thân (Quả). - Sự kiện 5: Trong đêm tân hôn Làn Dì hét lên kinh hãi khi Hoán ngủ cùng (Nhân). - Sự kiện 6: Làn Dì ngoại tình với tay thợ cả (Quả). - Sự kiện 7: Làn Dì bỏ con theo tay thợ cả (Nhân). - Sự kiện 8: Làn Dì trở về và bị đứa con từ chối, phải nhận lấy sự trừng phạt trong lương tâm (Quả). Trong truyện ngắn Cuộc báo thù cuối cùng Lão Vược là nhân vật trung tâm và gắn bó với nhân vật này là một xung đột “kép”: xung đột giữa con người với thiên nhiên, xung đột giữa lòng hận thù với tình yêu thương... Các sự kiện trong cốt truyện này cũng được tổ chức theo quy luật Nhân - Quả: - Sự kiện 1: Vợ Lão Vược bị hổ cắn chết (Nhân) - Sự kiện 2: Lão Vược nuôi ý chí báo thù với con hổ ác nói riêng và các loài thú rừng nói chung cả vì hận thù và cả vì mưu sinh (Quả). - Sự kiện 3: Bé Na chơi đùa với hổ con (Nhân) - Sự kiện 4: Bé Na cứu hổ con (Quả) - Sự kiện 5: Lão Vược giết hổ mẹ rồi day dứt trước tâm hồn trẻ thơ đầy yêu thương của bé Na (Nhân). - Sự kiện 6: Lão Vược từ bỏ hận thù (Quả)... Khảo sát hàng loại cốt truyện trong truyện ngắn Cao Duy Sơn, chúng tôi bắt gặp nhiều truyện có cốt truyện tương tự như hai truyện kể trên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Trong ba tập truyện ngắn chúng tôi không thấy xuất hiện kiểu cốt truyện đa tuyến nào. Phải chăng đây vừa là đặc điểm vừa là nhược điểm của nhà văn?. Là đặc điểm bởi kiểu cốt truyện đơn tuyến gần gũi với kiểu cốt truyện cổ dân gian truyền thống. Ví dụ: Truyện Tấm Cám: - Sự kiện 1: Từ phần thưởng nhỏ là chiếc yếm đỏ (Nhân) - Sự kiện 2: Cám lừa chị (Quả) - Sự kiện 3: Mẹ con Cám không muốn Tấm sống yên vui hạnh phúc (Nhân). - Sự kiện 4: Giết cá bống, nhặt thóc gạo.. (Quả) - Sự kiện 5: Tấm làm hoàng hậu (Nhân) - Sự kiện 6: Mẹ con Cám giết Tấm (Quả) - Sự kiện 7: Tấm sống lại, xinh đẹp hơn xưa (Nhân) - Sự kiện 8: Cám muốn đẹp như Tấm - chết vì bỏng (Quả) Cốt truyện trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn không những gần gũi với cốt truyện dân gian truyền thống mà còn gần gũi với cốt truyện dân gian Tày: Tua Gia, Tua Nhi. Cũng vì do ganh ghét với Tua Gia, Tua Nhi bày đủ mọi cách để hãm hại Tua Gia giống như truyện Tấm Cám của người Kinh nên Hoàng tử muốn trừng phạt Tua Nhi và cuối cùng Tua Nhi cũng chết vì bỏng. - Sự kiện 1 : Tua Gia giả làm người bán bánh (Nhân) - Sự kiện 2: Tua Nhi mua bánh (Quả) - Sự kiện 3: Tua Nhi muốn đẹp như Tua Gia (Nhân) - Sự kiện 4: Tua Gia bày cách đun nước sôi tắm – Tua Nhi chết bỏng (Quả). Cốt truyện triển khai theo cốt truyện cổ dân gian Tày thể hiện kiểu tư duy mộc mạc, đơn giản của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Kiểu cốt truyện đơn tuyến này là nhược điểm bởi thường không tạo ra tác phẩm có sự phức tạp đa dạng như chính cuộc sống đang diễn ra quanh chúng ta. Tuy nhiên trong mối quan hệ giữa cốt truyện Nhân - Quả và cốt truyện trong trần thuật, chúng tối thấy Cao Duy Sơn đã có những sáng tạo nhất định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 trong việc xử lý mối quan hệ này. Ngoài truyện ngắn Song sinh, Nơi đây không một bóng người, Bong bóng ngoài mưa, Mưa phố... tất cả các truyện ngắn còn lại đã có sự sáng tạo của Cao Duy Sơn. Dòng thời gian tuyến tính bị xáo trộn, hệ thống sự kiện được trình bày theo trình tự biên niên bị phá vỡ, những hồi ức những giấc mơ xuất hiện, đã làm mới nghệ thuật trần thuật của các truyện ngắn này, tạo ra sự đa dạng trong cách kể, giọng kể của nhân vật người trần thuật. Trong truyện ngắn Âm vang vong hồn, truyện mở đầu với cảnh Lão Khuề đã già, sống trong vòm hang của núi Phia Phủ, từ hiện tại, tác giả để lão Khuề hồi tưởng về quá khú ít ngọt ngào, nhiều cay đắng của mình. Những hồi ức về quá khứ đan xen với cảnh hiện tại tính theo số trang có tỉ lệ sau: Mở đầu Hiện tại (5trang) Thân truyện Quá khứ (25 trang) Kết truyện Hiện tại (10 trang) Từ sự khảo sát này chúng tôi thấy phần hồi ức về quá khứ đã lớn gấp 1,5 lần phần miêu tả về hiện tại. Trong các truyện: Hoa bay cuối trời, Dưới chân núi Nục Vèn, Ngôi nhà xưa bên suối, Người săn gấu, Tượng trắng... dù tỉ lệ có khác nhau nhưng các xử lý trong nghệ thuật trần thuật của Cao Duy Sơn vẫn tương tự. Nhưng độc đáo nhất trong cả ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn là cốt truyện trong truyện ngắn Hấp hối , độc đáo ở bút pháp kì ảo được vận dụng tài tình với sự trộn hoà hư - thực, giữa giấc mơ với đời thực, độc đáo ở sự kết hợp 2 quy luật bổ sung có ý nghĩa. Ở quy luật Nhân - Quả: sự kiện ông Kình gây tội lỗi trong quá khứ là nguyên nhân dẫn đến sự kiện ông Kình sám hối trong hiện tại là kết quả. Nhưng sự kiện cuối cùng của tác phẩm lại không tuân theo quy luật Nhân - Quả nữa. Sau giấc mơ thể hiện sự ân hận, sám hối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 ông Kình lại ung dung xách cặp lên xe con đi họp chứ không phải là hành động phục thiện. Vậy thì sự sám hối không thể trở thành nguyên nhân dẫn đến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc (5).pdf