MỤC LỤC
DẪN NHẬP .4
1. Lí do chọn đề tài.4
2. Lịch sử vấn đề .5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .10
4. Mục đích nghiên cứu.11
5. Phương pháp nghiên cứu.11
6. Cấu trúc luận văn .12
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN NGẮN CỦA LƯU TRỌNG LƯ . 14
1.1. Truyện ngắn và truyện ngắn hiện đại Việt Nam trước năm 1945 .14
1.1.1. Truyện ngắn – khái niệm, đặc trưng .14
1.1.2. Vài nét về truyện ngắn hiện đại Việt Nam trước 1945.18
1.2. Lưu Trọng Lư và truyện ngắn của ông .23
1.2.1. Lưu Trọng Lư – tiểu sử, sự nghiệp sáng tác .23
1.2.2. Vị trí của truyện ngắn trong sáng tác của Lưu Trọng Lư.25
1.2.3. Chất thơ trong truyện ngắn của Lưu Trọng Lư .32
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TRUYỆN NGẮN LƯU TRỌNGLƯ.38
2.1. Đề tài trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư .38
2.2. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư .40
2.2.1. Cảm hứng trữ tình .41
2.2.2. Cảm hứng thế sự.54
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN LƯUTRỌNG LƯ.69
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .69
3.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và tạo dựng tình huống truyện .77
3.2.1. Tổ chức cốt truyện.77
3.2.2. Tạo dựng tình huống truyện .79
3.3. Kết cấu .81
3.3.1. Kết cấu tuyến tính.81
3.3.2. Kết cấu phi tuyến tính.88
3.4. Ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư.94
3.5. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư .100
KẾT LUẬN .108
TÀI LIỆU THAM KHẢO.112
119 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tranh chống lễ giáo, mà chỉ đơn thuần là
miêu tả những cảm xúc của tình yêu, đem đến cho người đọc những giây phút
đắm chìm vào một trường tình muôn hình muôn vẻ, ở đó có “cái tình say
đắm, cái tình thoảng qua, cái tình thân thiết, cái tình ảo mộng, cái tình ngây
thơ, cái tình già dặn, cái tình trong giây phút, cái tình nghìn thu” [27, 174].
54
2.2.2. Cảm hứng thế sự
Cảm hứng thế sự là cảm hứng về cuộc sống đời thường, về con người
của thực tại. Những tác phẩm mang cảm hứng thế sự thường hướng đến sinh
hoạt hằng ngày của con người, chú ý khẳng định giá trị thẩm mĩ của cái đời
thường, khám phá mọi phức tạp, éo le và cả cái cao quý trên hành trình đi tìm
sự sống và hạnh phúc của con người.
Cảm hứng thế sự cũng là một cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn của
Lưu Trọng Lư. Cảm hứng này biểu hiện trước tiên ở sự quan tâm mà tác giả
dành cho những con người khốn khổ trong xã hội.
Xã hội Việt Nam trước 1945 là một xã hội ngột ngạt, bế tắc và đầy biến
động. Đời sống con người gặp nhiều khó khăn, bất hạnh. Thực trạng đó đã đi
vào truyện ngắn của của nhiều nhà văn hiện thực như Nam Cao, Ngô Tất Tố,
Kim Lân,... Mặc dù là một cây bút lãng mạn song Lưu Trọng Lư đã không
thờ ơ với hiện thực đó. Con chim sổ lồng, một trong những truyện ngắn đầu
tay của Lưu Trọng Lư, là một ví dụ. Truyện kể về cuộc sống đầy tủi cực của
thằng bé Cạc. Cạc là đứa trẻ “không có mẹ”, từ nhỏ đã sống với cha và “một
bà mà nó gọi là dì”. Nó cũng không biết có anh em, “hằng ngày chỉ thấy có
một cậu bé suýt soát tuổi nó mà nó gọi là cậu Tân” [42, 34]. Cha và dì nó làm
nghề cầm đồ ở phố Hàng Đồng. Công việc làm ăn mỗi ngày một sa sút rồi
thất bại hẳn, đến lượt cha nó mang đồ trong nhà đi cầm. Bấy nhiêu “xúi quẩy”
cha và dì nó đổ lên đầu nó. Dì nó luôn coi nó là một thằng “ăn báo”. Nhưng
thật ra “nó có tốn cho ai một chút xíu gì đâu: ăn thì ăn cơm thừa, mặc thì mặc
áo thải. Nó có cướp là cướp phần con Vện, con Vàng, chứ nó có cướp phần
ai” [42, 35]. Mới tám tuổi mà nó “đã chịu đủ mùi chua cay bùi đắng”. “Tám
tuổi mà thằng Cạc đã thành một đứa đầy tớ vững vàng, chắc chắn. Thấy nó
sai bảo được, thì người ta sai bảo suốt ngày. Nhưng hễ càng ích cho người
chừng nào, thì lại càng khổ cho mình chừng nấy Làm sai một tí, đã phải
55
quở, phải đánh” [42, 35]. Lớn lên tí nữa, nó càng hay suy nghĩ. Trong thâm
tâm nó, những thua thiệt mà nó phải chịu so với cậu Tân có thể xem là điều
bình thường, dễ hiểu bởi “nó tưởng như “cậu nó” khi còn ở trong trứng đã
được phần hơn”, và dù sao nó cũng còn được “hơn con Vện, con Vàng. Điều
đó an ủi nó nhiều lắm” [42, 35]. Chỉ có câu hỏi về mẹ là khó lí giải, cứ đau
đáu trong lòng. Một lần trò chuyện với đứa trẻ bán báo đi qua cửa, Cạc nẩy ra
ý định bỏ nhà đi:“ cái hình ảnh thằng bé kia lại hiện ra trong trí, như trêu
ghẹo, như thúc giục nó phải cố mà vượt cái lồng cho được” [42, 36]. Cậu lấy
trộm chiếc mâm đi cầm đồ được năm hào, “năm hào bạc đã đưa nó bước vào
một cuộc đời mới. Nó thề rằng trong tay đã có năm hào bạc, thì nó chẳng bao
giờ trở lại với dì nó nữa” [42, 36]. Thế là nó trở thành đứa trẻ lang thang, tự
kiếm sống bằng nghề bán báo. Cuộc sống mới không dễ dàng như suy nghĩ
non nớt của nó. Bởi có ngày bán được có ngày không, có ngày muốn làm việc
cũng không có việc mà làm vì nhà báo nghỉ, nhà in nghỉ. “Nghỉ, nghĩa là cặp
chân nó thôi chạy, nhưng cũng còn thủ nghĩa rằng; cái miệng nó thôi nhai. Có
khi phải nhịn đói suốt ngày” [42, 37]. Cảnh đói rét khiến nó sợ hãi. Cuối
cùng, nó quyết định “giã từ cuộc sống bông lông vơ vẩn mà trở lại cái cuộc
đời có khuôn phép, có trật tự”, với cái suy nghĩ tự an ủi, trấn an mình “một
con chim sổ lồng mà nay còn đưa mình về hiến với chủ, thì không chừng chủ
nó sẽ yêu đương hơn” [42, 38].
Truyện ngắn có cốt truyện khá đơn giản song ngồn ngộn chất hiện thực.
Qua truyện ngắn, ta như thấy được một góc của Hà Nội. Đó là không gian của
những con phố Hàng Đồng, Hàng Bông, Hàng Trống,... Ở đó có những cửa
hàng cầm đồ, những nhà in, những cửa hàng vải; có những gia đình làm ăn
thất bại rồi lâm vào tình cảnh túng thiếu và có những đứa trẻ sống lang thang
đầu đường xó chợ. Tất cả chi tiết hiện thực ấy đã giúp người đọc phần nào
hình dung được cuộc sống đô thị ở nước ta thời bấy giờ.
56
Viết về những đứa trẻ, Con chim sổ lồng của Lưu Trọng Lư gợi nhớ
đến Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Đứa ăn mày của Xuân Diệu. Cùng đề tài,
song chủ đề có chút khác biệt. Ở Hai đứa trẻ, thông qua việc tái hiện khung
cảnh phố huyện nghèo nàn, tăm tối, Thạch Lam chủ yếu khắc họa đời sống
tinh thần mòn mỏi, tàn lụi, thiếu niềm vui và hi vọng tương lai của chị em
Liên cũng như bao người khác. Trong Đứa ăn mày, Xuân Diệu lại tập trung
miêu tả hình ảnh một đứa trẻ bơ vơ, phải sống lang thang vì bị gia đình ruồng
bỏ. Còn trong Con chim sổ lồng, Lưu Trọng Lư đi sâu phản ánh tình cảnh một
đứa trẻ bị người thân ngược đãi, phải chịu mọi nỗi khổ sở nhục nhã ngay
trong ngôi nhà mình; ngôi nhà không còn là mái ấm gia đình hạnh phúc, yêu
thương mà là “lao tù” giam giữ, đày ải, có muốn thoát ra cũng không được.
Cả ba truyện ngắn đều là những bức tranh chân thực, xúc động về số phận của
những đứa trẻ nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội. Đằng sau bức tranh ấy là cái
nhìn đầy nhân bản và một tấm lòng nhân ái thiết tha của những tác giả thuộc
xu hướng văn học lãng mạn.
Truyện ngắn Anh Neo của Lưu Trọng Lư là một lát cắt khác của hiện
thực đời sống. Truyện kể về một gia đình người nông dân gồm có ba người:
anh Neo, người vợ đang mang thai đã tới kì sinh nở và đứa con trai nhỏ tên
gọi là thằng Cu. Gia đình này đang lâm vào tình cảnh nghèo khổ, túng quẫn.
Trong mái nhà xơ xác của họ, cái đói đang hiện diện qua những bữa ăn chỉ có
“một bát rau dền và một vá khoai vằm”. Còn bên ngoài, tai họa cũng đang
chực chờ ập xuống vì món tiền sưu tiền ích mà gia đình anh đã thiếu:
“- Mạ thằng Cu! Chiều nầy có ai vào hỏi tôi không?
- Có ông Lý vào một lần, ông Phó vào một lần
- Nói gì?
- Đòi dắt bò, đòi dỡ nhà.
57
()
“- Thế ông Lý có hẹn với mạ thằng Cu bao giờ ông trở lại không?
- Ngày mai, ông nói ngày mai ông sẽ cho Xeo tới bắt” [42, 60].
Cái nghèo, cái khổ vây quanh khiến anh Neo rơi vào bế tắc: “Bán nhà
thì phải ra ngủ ở đình chợ, tức phải vất thân vào cái kiếp hành khất. Bán cái
mảnh ruộng đi thì mảnh ruộng kia là của tổ tiên lưu lại cho anh để lo ngày
ông bữa bà, vì người chết theo như anh nghĩ, cũng phải ăn uống như người
sống. Bán bò thì ruộng kia phải bỏ hoang, mà anh cũng không còn cách nào
làm thuê làm mướn ruộng người ta được nữa” [42, 61]. Đúng lúc đó, vợ anh
lại đau bụng, tưởng là cơn chuyển dạ. Trước mắt anh, khó khăn càng thêm
chồng chất: “tiền sưu tiến ích nộp cho ông Lý, rồi lại tiền củi, tiền than, tiền
cúng đồ bà cho mạ thằng Cu” [42, 61]. Anh buộc phải đi đến đưa ra một dự
tính đau lòng: “phải lên ông Bá Ngô để bán thằng Cu” [42, 62]. Cũng may là
người vợ chỉ đau bụng xoàng. Có nghĩa là thằng Cu còn được ở nhà với cha
mẹ thêm một hai hôm nữa. Nhưng đối với gia đình này, ngày mai vẫn không
có gì sáng sủa. Ngày mai, anh Neo có thể bị bắt. Ngày mai, thằng Cu có thể bị
bán đi. Ngày mai, người vợ có thể sinh con trong nghèo đói và trong nỗi đau
mất một đứa con khác. Rồi đứa bé mới sanh cũng có thể sẽ giống như anh nó:
“Anh Neo lại nói:
- Thôi, mạ thằng Cu cũng chớ nghĩ giọt máu nhà lọt vào tay người mà
đau đớn. Nhờ trời nhờ phật chuyến nầy mạ hắn sinh con trai, thằng Cu này đi
còn có thằng Cu khác đến.
- Nhưng biết đâu thằng Cu khác lại chịu chung số phận với thằng Cu
nầy!” [42, 62].
58
Truyện ngắn Anh Neo của Lưu Trọng Lư có khá nhiều điểm tương
đồng với tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Cả hai cùng viết về cuộc sống
của những người nông dân với tiền sưu, tiền thuế, với cái nghèo, cái đói, với
chuyện bán nhà, bán con, chuyện bị bắt, bị trói Kết thúc của hai câu chuyện
cũng giống nhau: “ngày mai, tiền sưu tiền ích ngày mai thằng Xeo nó vẫn
cứ đến” [42, 62]; “trời tối như mực và như cái tiền đồ của chị” [67, 192].
Cả hai nhân vật vẫn không tìm thấy chút tươi sáng nào cho cuộc sống tương
lai của mình.
Đọc hai tác phẩm, chúng ta hiểu rõ hơn về cái cảnh khổ điển hình
“thiếu thuế mất vợ, thiếu nợ mất con” của người nông dân thời Pháp thuộc.
Đồng thời thấy được tấm lòng đôn hậu, biết yêu thương tha thiết con người
của hai tác giả. Viết về nỗi khổ của người nông dân, những trang viết của họ
như thấm đẫm những giọt nước mắt đau xót. Nếu như đọc Tắt đèn, chúng ta
bồi hồi xúc động trước tiếng khóc xé ruột của chị Dậu hòa lẫn với tiếng van
lơn tha thiết của tội nghiệp của cái Tý, thì đọc Anh Neo, chúng ta cũng không
khỏi ngậm ngùi trước sự đau đớn của người vợ khi nghĩ đến việc bán đi đứa
con ngây thơ, tội nghiệp của mình: “Người vợ anh Neo giờ đã dứt hẳn tiếng
rên, chỉ nhìn thằng Cu mà khóc nức nở. Thằng Cu bây giờ hẳn cũng không
hiểu những giọt lệ của mẹ nó là giọt lệ gì. Ngày mai họa chăng nó mới hiểu”
[42, 62]. Đọc hai tác phẩm, chúng ta cũng bắt gặp tiếng nói phê phán, tố cáo
của các tác giả. Trong Tắt đèn, Ngô Tất Tố tập trung tố cáo cái thứ thuế bất
nhân của bọn thực dân đánh vào đầu người hằng năm, đẩy những người bần
cố nông phải bán con, bỏ làng đi ở vú hoặc đi ăn mày rồi chết đường chết
chợ. Bên cạnh đó, tác giả còn lên án mạnh mẽ cả một bộ máy thống trị ở nông
thôn: quan lại, nghị viên, địa chủ, cường hào gian ác, dâm dục. Trong Tắt
đèn, tinh thần đấu tranh của người nông dân cũng được thể hiện thông qua
hình ảnh chị Dậu trong những lần phản kháng, chống trả quyết liệt với kẻ thù,
59
dù sự đấu tranh đó còn theo kiểu “tức nước vỡ bờ”. Còn trong Anh Neo, tiếng
nói phê phán, tố cáo có phần mờ nhạt hơn. Tác giả đã thiên về miêu tả cái nỗi
thống khổ của người nông dân nghèo hơn là chỉ ra cái mâu thuẫn giai cấp dẫn
đến những bi kịch ở nông thôn thời bấy giờ. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi với
một cây bút lãng mạn như Lưu Trọng Lư, cảm xúc trước hiện thực tất nhiên
sẽ được chú trọng hơn việc lí giải sâu sắc bản chất của hiện thực. Như vậy,
Anh Neo không có nhiều sức mạnh phê phán, tố cáo như Tắt đèn, song giống
như Tắt đèn, nó có chứa đựng một tinh thần nhân đạo hết sức đáng quý.
Viết về cuộc sống của những người nghèo khổ, Lưu Trọng Lư còn có
truyện ngắn Con vú em. Ở truyện ngắn này, vấn đề sưu thế cũng được nhắc
đến: “Nếu ngày mai, con không có tiền đóng sưu, thì ông Lý sẽ cho mõ vào
bắt nộp quan” [42, 77]. Nó là nguyên nhân đẩy một gia đình vào tình cảnh
khốn khổ, chia lìa, người vợ phải xa cách chồng, người mẹ phải “tạm quên
tình máu mủ, đem hết lòng thương con của một bà mẹ trút sang cho đứa
con người ta” [42, 78]. Tuy nhiên, tư tưởng tác phẩm không phải là lên án cái
vấn nạn này, mà là ca ngợi cái vẻ đẹp của tình thương chồng, thương con của
người vú em. Vì thương chồng, cô cam tâm đi ở vú nhà người, chấp nhận “cái
khổ im lặng, cái khổ ấy mới ghê gớm”. Vì thương con, mỗi khuya mỗi khuya
cô lại lén ra ngoài để cho con bú. Cảnh đoàn tụ lén lút này được tác giả miêu
tả rất cảm động: “người vợ đưa tay, đỡ lấy đứa con, ẵm vào lòng, rồi vừa mở
khuy áo, vừa nói nựng con: “Nao Nao! Con tôi đói quá!”. Mà nó đói thật, nó
bú kêu chắp chắp như thèm lắm. Nãy giờ, người mẹ chăm cả vào đứa con,
quên bẵng chồng mình; quay lại thấy chồng đương đứng dựa vào gốc cây,
miệng ngậm một ngón tay ra bộ suy nghĩ lắm, thị liền hỏi:
- Bố cái Nê làm sao thế?
- Có làm sao đâu
60
- Thì ngồi xuống đây đã, kẻo chốc về lại mỏi. Tôi đã trải chiếu sẵn để bố
cái Nê ngồi đấy.
Lựa được hai tiếng trải chiếu nó đắc ý lắm, cười khanh khách:
- Ấy! U nó cười khẽ chứ, người ta nghe được thì khốn.
Người vợ im bặt, nhìn con rồi lại hỏi:
- Suốt ngày hôm nay con có khóc không mình?
- Lại bắt chước ai, gọi tôi bằng mình đấy?
- Tôi thấy mợ tôi gọi cậu tôi bằng mình, thì cũng gọi bằng mình” [42,
80-81].
Tấm lòng yêu chồng, thương con của người vú em đã làm vợ chồng người
chủ cảm thấy “thẹn” và “cảm động”. Rồi họ quyết định: “Thôi, chị về với
chồng chị, con tôi, từ rày tự tay tôi nuôi lấy. Số bạc này, chị cầm lấy sắm mặc
cho cháu Nê” [42, 81]. Đây là một quyết định đầy tình người, thể hiện cái
nhìn cảm thông, chia sẻ mà tác giả muốn gửi gắm.
Như vậy, điều đọng lại nhiều nhất qua Con vú em là cái vẻ đẹp của tình
thương gia đình và tình người trong cuộc sống. Qua đó, chúng ta thấy khi viết
về những người nghèo khổ, Lưu Trọng Lư không chỉ bày tỏ sự thấu hiểu, cảm
thông, đau xót trước hoàn cảnh khốn khổ của họ, mà còn bày tỏ sự trân trọng,
ngợi ca vẻ đẹp tình thương nơi họ.
Tiếp nối những trang viết về cuộc sống bế tắc của những người nghèo
khổ, nhỏ bé trong xã hội là những trang viết về người nghệ sĩ: người hát xẩm,
nhà thơ, nhà văn.
Người hát xẩm trong truyện ngắn Cái đời hát xẩm từ nhỏ đã chịu nhiều
bất hạnh: “không thấy mặt trời và không có cha mẹ”, bị “vứt ra giữa cõi đời
cũng như chiếc bèo vất ra giữa đại hải” [42, 54]. Để nuôi sống mình, ông học
61
nghề đàn bầu. Nơi nào có hội hè là ông tìm đến, mang tiếng đàn mua vui cho
người và để nhận về chút tiền “bòn mót” cho mình. Kiếm được tiền nhưng
lòng ông luôn ngậm ngùi, đau xót, bởi “xét cái tiền họ cho tôi đó là vì thương
tôi là kẻ tàn tật, chứ không phải chuộng tôi là một nhà nghệ sĩ Tiền ấy nuôi
tôi sống, mà có danh giá gì cho tôi? Trái lại tôi thấy thế làm tủi nhục lắm, vì ở
đời còn gì tủi nhục hơn là không ai biết tới mình, có tài mà không chỗ dùng
hay là bị dùng sai” [42, 54]. Vì thế, những lúc canh tàn khắc vợi, ông
thường đưa dàn ra gảy, “tay gảy tai nghe, tự mình thưởng thức lấy mình. Đó
âu cũng là một cách tự an ủi của nhà nghệ thuật mà trên đường đời vắng bặt
bóng người tri kỷ” [42, 54]. Một hôm, có người con gái tìm đến với ông để
“dâng ông cái ái tình hèn mọn và thành kính” “đối với một cung đàn, một
sự đẹp đẽ, một sự thiêng liêng, một sự màu nhiệm” [42, 55]. Từ sự đồng điệu
giữa hai tâm hồn tri âm, họ nên vợ chồng. Chồng đàn, vợ hát; tiếng hát hòa
nhịp với tiếng đàn giúp họ mưu sinh dễ dàng hơn. Rồi trong một lần đi hát ở
nhà một Chánh tổng, người vợ suýt bị tên này cưỡng hiếp. Họ phải trốn chạy.
Tình cờ họ chạy đến một cái lòi rậm. Ở đó, họ dựng một mái nhà, sống vui
bên nhau và vui với nghệ thuật. Ở nơi đó, cái ước nguyện bình sinh của họ đã
đạt được: “Nhưng ngài chớ tưởng chúng tôi lên nơi cùng tịch này là để lo có
một việc nuôi sống lấy cái xác thịt của mình thôi đâu. Người ta không phải ai
ai cũng chỉ có cái ước muốn thấp hèn của con vật là được ở yên và được sống
một cuộc đời vật chất đầy đủ. Người ta còn có sự ước vọng cao xa hơn nữa, -
có thế mới đáng là người ngài ạ, - là được sống một cuộc đời tinh thần đẹp đẽ,
cuộc đời của những nhà thi nhân, nhà âm nhạc và nhà họa sỹ” [42, 57].
Nhưng rồi người vợ qua đời. Người hát xẩm còn lại một mình với cung đàn
buồn bã, cô đơn
Truyện ngắn có sự đan xen giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn.
Sự kết hợp của hai yếu tố này đã làm nổi bật hình tượng người hát xẩm. Đó là
62
một người nghệ sĩ chân chính. Số phận thì nhiều bất hạnh, khổ đau nhưng tâm
hồn thì vẫn tràn đầy hoài bão, lí tưởng “muốn sự yên ổn, sự yên ổn hoàn toàn
để vui với nghệ thuật. Tìm những cái đẹp của trời đất mà bổ thêm cái đẹp của
đời người” [42,57]. Thông qua câu chuyện, tác giả đã bày tỏ tấm lòng thương
cảm và trân trọng của mình trước số phận, tài năng và tâm hồn của người hát
xẩm. Bên cạnh đó, chúng ta cũng bắt gặp một nỗi niềm trăn trở mà tác giả đã
gửi gắm qua nhân vật: “giữa những tiếng ồn ào lộn xộn, tiếng đàn “tri âm”
của tôi, còn ai biết tới?” [42,54]. Nó làm chúng ta nhớ đến tâm sự của Nguyễn
Du khi xưa:
“Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?”
(Đọc tiểu Thanh kí – Nguyễn Du)
Rõ ràng, đối với người nghệ sĩ, sự khao khát tri kỉ, tri âm đã trở thành
niềm day dứt muôn đời.
Truyện ngắn Thi sỹ là câu chuyện kể về “nỗi khổ tâm” của một nhà thơ.
Đó là nhà thơ Văn Hữu, một người luôn đề cao văn chương chân chính. Ông
cho rằng “hỏi “phát tài” với một nhà thi sỹ, thật không phải cách. Tiền tài là
một vấn đề khốn nạn của kẻ làm thơ. Tôi không bao giờ nói đến tiền tài. Tôi
không bao giờ đưa một bài thơ của tôi cho một nhà xuất bản, một nhà buôn
bán, họ sẽ làm bài thơ của tôi ra những con số không có tý âm hưởng nào,
họ sẽ làm cho bài thơ cũng có một cái giá tùy theo thời buổi mà lên xuống
Những bài thơ của tôi, đều là do tôi uống nước lã mà viết ra, nhưng đâu có lấy
thế mà phàn nàn” [42, 84]. Với ông, hạnh phúc của người thi sĩ là “làm ra một
cái gì chưa có thành ra có thật, ở sự sáng tạo”; ở chỗ “tạo tác ra được một câu
thơ, thế cũng đủ làm cho bỉ nhân vui thích, cần gì “nó” cũng phải có một cái
giá tiền như cái bánh trung thu” [42, 84].
63
Suy nghĩ của Văn Hữu khá gần gũi với suy nghĩ của Hộ trong truyện
ngắn Đời thừa của Nam Cao. Nhà văn Hộ cũng ôm ấp “một hoài bão lớn” về
sự nghiệp văn chương. Anh sẵn sàng hiến tất cả đời mình cho nghề văn. Hộ
chẳng những mê văn, coi văn chương là một lạc thú không gì sánh được, mà
anh còn coi văn chương là lẽ sống, là lí tưởng của cuộc đời. Vì lí tưởng đó,
anh có thể hi sinh tất cả: “Đói rét không có nghĩa lí gì đối với một gã trai trẻ
say mê lí tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn () Đối với
hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm
nữa” [6, 155-156]. Tuy nhiên, quan niệm của hai người cũng có chút khác
biệt. Ở Hộ luôn có sự khao khát vinh quang: “Hắn băn khoăn nghĩ đến một
tác phẩm nó sẽ làm lu mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời” [6, 156].
Nghĩa là anh không bằng lòng với một cuộc sống vô danh, vô nghĩa, muốn
chói sáng bằng việc phát huy tận độ khả năng nghệ thuật của bản thân và
cống hiến cho xã hội. Trong khi Văn Hữu lại nghĩ đơn giản và lãng mạn hơn:
“Hai chữ Văn Hữu ba trăm năm sau còn có người nhắc tới hay không nhắc
tới, thì có quan hệ gì đến với tôi, vì tôi đâu có sống mãi để hưởng cái vinh dự
ấy? Ví dầu tôi có làm được những câu thơ tuyệt diệu sống mãi với cỏ cây, thì
rồi tôi cũng phải chết như mọi người, nghĩa là cũng phải đến cái lúc ấy, cái
lúc xác mất hồn tan. Mà ví phỏng tôi có hồn nữa, có lẽ tôi cũng không nhớ tôi
là tác giả những bài thơ nào. Một người khác, lấy điều đó làm mối khổ tâm, vì
họ biết trước rằng, cái sự nghiệp của họ sẽ tiêu như những bát phở. Nhưng bỉ
nhân không lấy thế làm điều. Làm ra được bài thơ hay, bỉ nhân sẽ đóng kín
cửa phòng lại, đọc cho mình nghe rồi đốt đi” [42, 84-85].
Lí tưởng, hoài bão của Văn Hữu và của Hộ thật cao đẹp nhưng trên
thực tế chúng đều không thể thực hiện được. Tất cả chỉ vì “những cái lo lắng
tủm mủn về vật chất”, “những bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lí” trong đời sống
cơm áo hằng ngày. Với Hộ, từ khi “có cả một gia đình phải chăm lo”, anh
64
không thể khinh thường đồng tiền nữa, mà trái lại anh “điên người lên vì phải
xoay tiền” [6, 156-157]. Văn Hữu cũng vậy. Những lời “hùng biện” của ông
trong suốt cuộc gặp gỡ với người kể chuyện không giúp ông che đậy được cái
tình cảnh nghèo khổ, túng thiếu của mình. Tình cảnh của người thi sỹ đã lộ
hết ra qua cái bộ dạng “trong cái the rộng thênh và vá nhiều chỗ, nhà thi sỹ
giống như một cái bù nhìn” [42, 83]; qua cách ông xơi một lúc ba bát phở:
“lùa một dây như kẻ đã ba hôm không ăn” [42, 84]; nhất là qua cái mẩu giấy
cầm đồ mà ông vô tình để quên khi ra về, trong đó có ghi giá tiền gán hai cái
áo the, một cái quần đàn bà cùng số tiền đã mua gạo và sẽ mua một quyển thơ
Thế Lữ, một cái bánh dẻo cho đứa con.
Cuộc sống nghèo túng còn nguyên nhân gây nên bao đau khổ tinh thần
cho Hộ cũng như Văn Hữu. Đối với Hộ, “còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khát
khao làm một cái gì để nâng cao giá trị đời sống của mình mà kết cục chẳng
làm được gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt”. Anh phải ra sức kiếm tiền
bằng cách viết nhanh, viết nhiều, tức phải viết dễ dãi cẩu thả: “Hắn phải cho
in nhiều cuốn viết vội vàng (), phải viết những bài báo để người ta đọc rồi
quên ngay sau lúc đọc”. Đối với Văn Hữu, “mối khổ tâm” của ông là ở chỗ
nếu không “bán” thơ kiếm tiền thì phải cầm cố mọi thứ trong nhà, kể cả cái áo
the, cái quần đàn bà. Mối khổ tâm này dù chưa trở thành bi kịch tinh thần đau
như của Hộ song chắc cũng không kém đau đớn, day dứt.
Thi sỹ là câu chuyện được kể bằng một giọng điệu hài hước. Nhưng sau
tiếng cười sẽ là những giọt nước thương cảm của tác giả và người đọc: “tôi
thấy như có một ngòi bút sắt đâm ngang qua quả tim tôi” [42, 85]; “các bác
có lẽ không nhịn cười được, nhưng những giọt nước mắt sẽ lẳng lặng từ khóe
mắt chảy xuống trên gò má, mà các bác không hay” [42, 82].
65
Lưu Trọng Lư không viết nhiều, viết sâu, viết hay về “bi kịch” của
người trí thức – nhà thơ, nhà văn như là tác giả Nam Cao. Tuy nhiên, chỉ với
một hai truyện ngắn, Lưu Trọng Lư cũng đã phản ánh được một cách trung
thực, xúc động về cuộc sống túng thiếu của họ. Bởi bản thân ông cũng là một
người cùng cảnh ngộ. Trong hồi kí Nửa đêm sực tỉnh, ông kể: “Những ngày
tháng tiếp theo, hết chuyển từ phố này qua phố khác, từ phố Huế đến Ngã Tư
sở, cam chịu nghèo thiếu mà không dễ dàng tự túc. Chúng tôi đã làm khách
quen dễ sợ của chú “khách’ trọc đầu ngồi “ghi-sê” nhà “cầm đồ” ở phố Hàng
Chiếu” [42, 1338]; “Họ cũng không biết rằng: có lúc chúng tôi, những nhà
thơ giữa đêm rét, không có một thanh củi để sưởi, phải gom đốt những tờ báo,
những tờ nhật trình” [42, 1339]. Với Lưu Trọng Lư, cái nghề cầm bút nhiều
lúc tỏ ra bạc bẽo. Tuy nhiên, ông vẫn chấp nhận “sống vui” với nó. Trong
truyện ngắn Cắm neo, thông qua nhân vật “tôi”, ông đã bộc bạch: “Đã biết
bao lần tôi dứt áo ra đi quyết từ biệt cái nghề cầm bút nhưng biết bao lần tôi
vẫn trở lại với nghề Cho đến nay thì tựa hồ tôi đã vui lòng nguyện đầy đọa
thân thể mình, cho đến ngày cuối cùng, trong cái kiếp văn chương phụ bạc ấy.
“Kéo neo tàu chạy”. Đời tôi, đã biết bao lần kéo neo, đuổi bắt những mộng
lòng ở chốn trời xa biển lạ Nhưng rồi để một ngày kia, trở về với những
thất vọng nặng nề Bạn ơi! Hãy xếp buồm lại, và lần này để cho neo cắm
chặt lấy bờ bến cũ” [42, 136-137]. Có lẽ chỉ nhờ tình yêu và niềm mê văn
chương của một người nghệ sĩ chân chính mới có thể khiến ông: “trong
những ngày khốn cùng ấy, tôi vẫn tiếp tục nhìn những ánh sao lạc vào cửa sổ
và làm những bài thơ, không phải để cầm bán cho ai, mà là những bài thơ làm
đẹp lòng người” [42, 1338].
Một khía cạnh khác trong sinh hoạt của giới văn nghệ sĩ cũng được
Lưu Trọng Lư phản ánh một cách thú vị qua truyện ngắn Bạn tôi cưới vợ: “Cô
Lệ Chi không nghĩ đến cái tình nhân 12 chân của mình ở núi rừng thăm thẳm
66
nữa. Anh Phong không nghĩ đến những cái trò chơi ngộ nghĩnh của những
con gà trống và gà mái. Anh Xuân không nghĩ đến cái người tình nhân không
bao giờ có. Anh Thái, nhà thi sỹ của hoa và mộng, không nghĩ đến sự hôn gót
chân một người đàn bà. Anh Vũ, một nhà thi sĩ khác, không nghĩ đến những
chuyện “thân tàn ma dại”” [42, 124]. Ở đây tác giả đã nhắc đến một cách hài
hước phong cách sáng tác những nhà văn thường cộng tác với Hà Nội báo:
Nguyễn Vỹ với câu thơ 12 chân (cô Lệ Chi), Vũ Trọng Phụng với đề tài quan
hệ tính dục (anh Phong), Thái Can với thơ tình yêu (anh Thái), Vũ Đình Liên
với đề tài “thân tàn ma dại” (anh Vũ). Bên cạnh đó còn có Lê Tràng Kiều, Vũ
Đình Liên, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn xuân Huy, Nguyễn đình Khôi,
Tất cả cùng góp mặt trong một buổi tiệc “rất vui vẻ, rất đầy đủ, và có ý nghĩa
lắm” [42, 126]. Không khí buổi tiệc đã phản ánh được tình cảm anh em thân
thiết, gắn bó, vui tươi giữa những người hoạt động văn nghệ. Qua câu chuyện,
cái cá tính mơ mộng và đa tình của tác giả cũng được bộc lộ rõ nét: “Tôi có
cảm giác như đi trong một giấc mộng” [42, 122], “tôi hoàn toàn tỉnh mộng”
[42, 124], “đời đẹp quá khiến ta không thể sống lạnh lẽo một mình. Một dàn ô
tô lộng lẫy. Một tràng pháo dài. Những cô phù dâu xinh đẹp. Đời chỉ có thế,
đời phải có thế. Đời ý nhị bởi thế?” [42, 127].
Hướng về hiện thực cuộc sống, ngòi bút của Lưu Trọng Lư không chỉ
thể hiện sự thương xót, đồng cảm mà còn có thể hiện sự mỉa mai, châm biếm.
Cái vò sữa của cô Perrette là một ví dụ. Truyện kể về ông Phán, “vị anh hùng
của Sở Phi-năng”. Đối với người ngoài thì ông “hống hách đến điều”, mà
riêng với vợ thì lại “rụt rè, e sợ như một cô dâu mới” [42, 115]. Vì mắc phải
“cái bệnh của một bậc anh hùng” nên dù rất muốn lấy được một người vợ lẽ,
song ông không thể thực hiện. Đã bao lần ông viện ra những lý lẽ chính đáng
để bênh vực cho cái ước nguyện của mình nhưng đều bị bà Phán khước đi
một cách dễ dàng. Một hôm, ông lại tìm thấy “cái lẽ rất tầm thường giản dị để
67
đánh đổ những cái thuyết của bà Phán”. Cái lý lẽ của ông đánh vào cái sở
thích làm giàu của bà: “Ví dụ như bà để cho tôi lấy một người vợ lẽ. Nhờ ông
bà tổ ấm, nhà mình cũng được mau con mau cái, thì ta cứ tính mỗi năm đẻ
một đứa. Thì trong khoảng năm năm, ta đã có những năm đứa rồi. Bốn năm
đầu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_05_08_5426252142_9701_1872291.pdf