MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời cảm ơn
Trang
Phần Dẫn nhập
01.Lý do chọn đềtài . 1
02.Lịch sửvấn đề. 2
03.Giới hạn đềtài và phạm vi nghiên cứu . 8
04.Phương pháp nghiên cứu . 9
05.Đóng góp của luận văn . 10
06.Cấu trúc của luận văn . 10
Phần Nội dung
Chương 1. Khái quát vềNguyễn Ngọc Tưvà sựnghiệp sáng tác
1.1. Giới thiệu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. 12
1.2. Sựnghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. 16
Chương 2. Cảm hứng nghệthuật và thếgiới nhân vật
2.1. Cảm hứng nghệthuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. 24
2.1.1. Cảm hứng vềhiện thực đời sống Nam Bộ. 25
2.1.2. Cảm hứng vềcon người Nam Bộ. 35
2.2. Thếgiới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư51
2.2.1. Những nhân vật làm ruộng, làm vườn . 51
2.2.2. Những nhân vật sống kiếp thương hồ. 53
2.2.3. Những nhân vật làm nghề“xướng ca” . 55
2.2.4. Những nhân vật làm nghềchăn vịt chạy đồng . 58
2.2.5. Nhân vật loài vật . 60
Chương 3. Đặc điểm nghệthuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
3.1. Nghệthuật xây dựng cốt truyện và kiến tạo tình huống . 63
3.1.1. Nghệthuật xây dựng cốt truyện và chọn lọc chi tiết . 63
3.1.2. Nghệthuật xây dựng tình huống . 71
3.2. Nghệthuật xây dựng nhân vật . 83
3.2.1. Nghệthuật miêu tảngoại hình . 84
3.2.2. Nghệthuật miêu tảvà biểu hiện tâm lý nhân vật . 89
3.3. Trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. 95
3.4. Ngôn ngữvà giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. 100
3.4.1. Ngôn ngữtruyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. 100
3.4.2. Giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. 111
Phần Kết luận . 121
Tài liệu tham khảo . 123
Phụlục . 129
157 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9893 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“chi tiết phát
sáng” làm nên giá trị cho tác phẩm và chúng ta có thể xem những chi tiết như thế là
những chi tiết có tính nghệ thuật hàm chứa rất lớn cảm xúc và tư tưởng của tác giả.
Như truyện “Huệ lấy chồng”, rõ ràng là không có gì để nói ngoài chuyện Huệ lấy
chồng, tất nhiên, nhưng đến đoạn cuối chỉ nhờ vào một chi tiết mà người đọc nhận ra
Huệ không rắn rỏi như nó thể hiện khi ngay buổi sáng đám cưới nó lại tần ngần muốn
ghé nhà Thi để nói cho anh biết là nó quên anh thiệt rồi. Chỉ một chi tiết nhỏ xíu,
dường như là “tưng tửng” của nhân vật nhưng lại có sức mạnh “xoay chuyển” như thế.
Hay một chi tiết “phát sáng” khác trong truyện “Cái nhìn khắc khoải”, ấy
chính là khoảnh khắc ông lão khi đang quay lưng (vì sợ phải đối diện với sự thật là
người phụ nữ đó đã đi rồi) bỗng “ông không nén được mắc ngoái nhìn” vì nghe “Gió
lùa lao xao trên những tàu lá chuối. Tiếng lá khô vỡ giòn giống hệt bước chân ai vậy”.
Chính chi tiết đó đã “lật tẩy” ông già, phơi bày ra ánh sáng tình cảm yêu thương mà
68
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
ông đã ra sức che giấu đối với người phụ nữ. Chính “cái nhìn khắc khoải” đã tạo nên
thần thái của ông già và nội tâm của ông bộc lộ rõ ràng nhất, dữ dội nhất ngay trong
ánh nhìn yêu thương như mong chờ, như tuyệt vọng đó. Có lẽ đó cũng chính là lý do vì
sao Nguyễn Ngọc Tư chọn chi tiết này là tựa đề cho cả truyện ngắn.
Xem xét hơn bốn mươi truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta dễ dàng
phát hiện nhiều chi tiết đơn giản mà hết sức đắt giá bởi nó mang tính chất như là một
“biến cố” ác liệt góp phần làm biến đổi câu chuyện. Như chi tiết: “Trời ơi! Anh! Ai lấy
xuồng mình rồi. Mất hết rồi.” trong truyện ngắn “Một chuyện hẹn hò”, bởi từ sự cố đó
người đàn ông sẽ bộc lộ sự hời hợt, vô tâm của mình đối với người đàn bà, và cũng từ
chuyện xuồng trôi đâu mất mà người đàn bà sẽ liều mình trở về nhà, bất chấp cái chết,
để bảo toàn danh dự cho con. Hay chi tiết ánh dao loé lên trong đêm tối ở cua Bún Bò,
tuy không giết chết được Hậu, nhưng đã giết chết trái tim, tình yêu và hạnh phúc của
chị trong truyện “Một trái tim khô”.
Cũng có những chi tiết không có tác dụng làm biến đổi mạch truyện, nhưng nó
lại có tác dụng khắc họa tính cách, nội tâm và tình cảm của nhân vật. Nhân vật Phi
trong truyện ngắn “Biển người mênh mông” cảm nhận được ông Sáu Đèo là người
thương và lo cho mình thật sự chỉ bởi những chuyện hết sức nhỏ nhặt như nhắc chừng
Phi con cá bị mèo ăn vụng, nhắc Phi cắt tóc, nhắc Phi đừng uống rượu nhiều và trân
trọng anh như một người nghệ sĩ.
Có ý kiến cho rằng truyện ngắn “Lương” của Nguyễn Ngọc Tư mang rất nhiều
phẩm chất của điện ảnh khi chị bắt chụp ngoại hình của nhân vật Lương hết sức tài tình
chỉ bằng những nét miêu tả sắc, gọn, lạnh mà có thể làm nổi lên được tính cách thật sự
ẩn giấu đằng sau vẻ ngoài ngờ nghệch mà ai cũng cho là “khùng” của anh. Trong hàng
loạt những chi tiết được nêu ra hết sức dồn dập ngay từ những đoạn mở đầu, chúng tôi
đặc biệt chú ý chi tiết: “Lương khoái cặp mắt mất đoàn kết của mình lắm, người ta
nhìn anh biết, chứ anh mà nhìn lại, người ta tưởng anh ngó đâu đâu.”. Và cũng chỉ có
con mắt “lạ lùng” của một con người “lạ lùng” mới có thể khiến Lương không giống
69
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
như bao người đàn ông khác coi Bông là món đồ chơi, Lương nhìn “Bông là Bông, là
con gái, là người.”
Đôi khi, Nguyễn Ngọc Tư cũng gây ngạc nhiên cho người đọc khi che giấu tính
cách và tình cảm của nhân vật một cách tài tình, phải trải qua một sự kiện nào đó thì nó
mới được bộc lộ. Thí dụ như ông Mười trong truyện ngắn “Mối tình năm cũ” bị nhiều
người ác cảm và hiểu sai về ông bởi: “với cái tính lầm lì, lạnh lùng, ít nói, có nói cũng
chậm rãi, hưỡn đãi rất khó bộc bạch mình trước người của ông”. Nhưng cho đến khi
dì Thấm khóc nức nở, đầy đau đớn, quay quắt, rũ kiệt như “cọng rạ cuối nắng” trước
máy quay,“mọi người xúc động, hỉ mũi rột rẹt nhưng không ai bước ra dỗ cho dì nín”
thì ông Mười bỗng xuất hiện với cái khăn rằn lau nước mắt cho dì, ông không nói gì
hết duy “khuôn mặt bì sì của ông hơi dúm lại, dường như ông cũng đau lắm, xót lắm”.
Và thế là tất cả những ai có mặt trong buổi quay phim đó buộc phải suy nghĩ về “một
chiếc khăn, một bàn tay thô, một tấm lưng rộng” của ông như là một “pháo đài” vững
chắc bảo bọc cho dì Thấm.
Nguyễn Ngọc Tư cũng thật tinh tế khi phơi bày sự thèm khát tình thương và
nhung nhớ loài người của bọn trẻ sống đời du mục trong truyện “Cánh đồng bất tận”,
khi để chúng từng giờ từng phút thèm khát được trồng dù chỉ một cái cây, thèm có nhà,
thèm có ông nội để thương, thèm được vẫy tay chào mọi người trước lúc ra đi, thèm
được yêu thương và quyến luyến ai đó một cách thành thật, nhưng đời sống của tụi nó
lại buộc tụi nó không được yêu thương ai hết để khỏi phải ngậm ngùi lúc dứt áo ra đi.
Chị cũng rất tài tình trong việc sáng tạo và sắp đặt những chi tiết mang tính chất
dự báo một điều gì đó trong truyện ngắn của mình. Đơn cử như trong “Cánh đồng bất
tận”, sự trừng phạt dường như bắt đầu từ việc “thiên nhiên ngày càng trở nên hung dữ
hơn, khắc nghiệt hơn” với “Những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như
tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn.”, hay sự bất thường của Điền,
những sấm chớp gầm gừ của trời đất, những cánh đồng cạn kiệt và mặn chát, rồi bệnh
cúm gia cầm tràn lan khắp đồng bằng…Tất cả như tất bật dựng nên một tấm phông nền
70
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
cho biến cố dữ dội của Nương lúc cuối truyện. Nguyễn Ngọc Tư cũng tuyệt vời trong
những đoạn tả quang cảnh trước cơn mưa ở một miền quê ven núi, dự báo trước được
cơn “Núi lở” qua hình ảnh: “một con gà trống tuyệt vọng tìm mồi trên sân, mỏ nó dội
vào đá nghe tê rần”, “con chó nằm gần đó sủa những tiếng rời”, hay “con nhồng nhảy
nhót hoang mang, dã dượi trong lồng”, và có rất nhiều gió làm cho “những nhánh
bằng lăng bị quăng quật làm bông bằng lăng bay tả tơi”…Tất cả đều gợi lên một điều
gì đó bất thường, dữ dội và khủng khiếp sắp xảy ra bởi sự thay đổi của các con vật và
cảnh vật gây cho con người một cảm giác bất an, một dự cảm mơ hồ chết chóc, đó
cũng là lý do vì sao “ánh mắt nói rằng thằng bé rất bồn chồn”. Và cuối cùng là núi lở.
Có một điều rất dễ nhận thấy, nếu phân chia theo quan điểm “truyền thống”,
“câu chuyện” trong đa số truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư được kể theo trình tự thời gian,
hoặc là theo diễn biến hay hồi ức tâm trạng của nhân vật, chứ ít khi có sự đảo lộn trình
tự kể chuyện hay “phân mảnh” câu chuyện một cách chủ tâm như cách viết hiện đại
vẫn làm. Chính vì thế có nhiều ý kiến cho rằng những “câu chuyện” của chị khá đơn
điệu, hiền lành, nhàn nhạt, quen quen…bởi nó không được kể bằng những phương
pháp mới mẻ có thể đánh lạc hướng độc giả hoặc gây sốc. Tuy nhiên, nên chăng chúng
ta cần có những nhận định công bằng và bình tĩnh hơn dành cho chị. Nếu hiểu nôm na
“cốt truyện” của một tác phẩm văn xuôi nói chung chính là việc “câu chuyện” của nó
được kể như thế nào, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra đối với Nguyễn Ngọc Tư, câu
chuyện sẽ diễn ra như là nó phải thế trong chính lôgic nội tại của mình. Hơn nữa,
những “chuyện” khiến chị quan tâm là những câu chuyện nông thôn giản dị, những số
phận mà dẫu có sóng gió gian truân thì họ vẫn cam chịu một cách bình thản, âm thầm
nên đâu có gì giật gân hay đáng để lập lờ che giấu. Cốt truyện Nguyễn Ngọc Tư hấp
dẫn ở chỗ nó gây ngạc nhiên chính bởi sự hồn nhiên, gây cảm giác lạ lẫm bởi chính sự
quen thuộc của mình.
Có thể nói không ngoa, chi tiết đắt giá là những mảng màu nhỏ làm nên bức
tranh đặc sắc là tác phẩm nếu nó được đặt đúng chỗ và hoàn thành tốt vai trò của mình.
71
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
Riêng đối với truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, những truyện ngắn giản dị kể về những
câu chuyện cũng giản dị, thì sự đòi hỏi phải có những chi tiết đắt giá để làm bùng nổ
hoặc khắc họa nhân vật là một điều có ý nghĩa sống còn. Những chi tiết ấy đắt không
phải ở độ phức tạp hay lạ lẫm, mà giá trị ở chỗ đó là những hành động, những lời nói,
những dấu hiệu…hết sức bình thường nhưng lại có khả năng làm rúng động tâm hồn
chúng ta bởi sự xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ, cứ như thể nếu thiếu đi những chi tiết đó
thì hồn vía của tác phẩm ít nhiều mất đi giá trị của mình.
3.1.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống
Tình huống truyện hiểu nôm na là một duyên cớ, một nguyên nhân nào đó mà
dựa vào đấy tác giả có thể triển khai câu chuyện của mình. Vì thế, khi lựa chọn được
một tình huống đặc sắc thì xem như tác giả đã có được một bộ khung lý tưởng để từ đó
triển khai toàn bộ tác phẩm của mình. Xem xét truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng
tôi nhận thấy bên cạnh tài năng khám phá những điều mới lạ từ những sự kiện đời
thường, khả năng mô tả tâm lý nhân vật một cách điêu luyện thì Nguyễn Ngọc Tư cũng
khá xuất sắc trong việc tạo ra những tình huống trớ trêu, những nút thắt bất ngờ.
Những tình huống trong truyện của chị thường không phải là những xung đột xã hội dữ
dội về mặt tính cách giữa các nhân vật, mà đó thường là những tình huống mang tính
chất gần gũi, đời thường nhưng khá trớ trêu và cay nghiệt.
3.1.2.1. Tình huống tâm lý
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy đa phần tình huống trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư là tình huống tâm trạng, mà Nguyễn Kiên gọi là những tình huống-
tâm lý, nghĩa là nhà văn thường đặt nhân vật của mình vào những va chạm mang tính
chất đời thường, những xung đột tình cảm mang tính chất riêng tư nhiều hơn là những
xung đột mang tầm vóc xã hội. Loại tình huống này thường gặp trong những truyện
ngắn tưởng như không có cốt truyện của Nguyễn Ngọc Tư, nghĩa là những truyện ngắn
không thu hút người đọc bởi cốt truyện mà ở chính sự phân tích tâm lý sâu sắc của nó,
ở giọng văn tâm tình gần như không có khoảng cách giữa nhân vật và người đọc. Tình
72
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
huống tâm lý trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư tương đối khó nhận diện bởi nó
thường được che giấu hoặc khá mờ nhạt, tuy nhiên đó lại chính là khối thuốc làm bùng
nổ cả câu chuyện. Ở một số truyện tiêu biểu như: “Nhà cổ”, “Cải ơi” hay “Nước chảy
mây trôi”... chúng ta thấy Nguyễn Ngọc Tư có lối tạo tình huống gần giống như Thạch
Lam trong những truyện ngắn xuất sắc như “Dưới bóng hoàng lan” hay “Gió lạnh
đầu mùa”... với những nhân vật có những diễn biến tâm lý hay sự chuyển hóa tâm
trạng hết sức tinh tế, nhẹ nhàng, giàu chất thơ. Và giá trị nghệ thuật của những truyện
ngắn kiểu như thế không chỉ là ở phần “chuyện”, mà còn ở cách khám phá và giải mã
thế giới tâm hồn hết sức vi diệu và bí ẩn của nhà văn trong tác phẩm.
Ý thức được vai trò quan trọng của tình huống đối với thể loại truyện ngắn, mà
theo nhà văn Nguyên Ngọc là “...thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm
huyệt. Trên cơ thể con người cũng như trên cơ thể cuộc đời, có những huyệt điểm nào
đó, có thể làm rung động tất cả. Truyện ngắn nhằm vào đó. Truyện ngắn điểm huyệt
thực hiện bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu
nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hằng ngày” (Nguyễn Minh Châu
(2000), Trang giấy trước đèn, NXB Văn học) nên chúng tôi tạm chia những tình
huống-tâm lý trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thành những kiểu như:
- Tình huống chối bỏ
- Tình huống đi tìm
- Tình huống trò đùa (hay trò chơi)
- Tình huống “yêu thầm”
a. Tình huống chối bỏ
Chúng ta có thể tìm thấy tình huống chối bỏ trong những truyện ngắn như: Làm
má đâu có dễ,, Chuyện của Điệp, Duyên phận so le... Sự chối bỏ trong những truyện
ngắn này thường là tình huống một người mẹ vì một lý do nào đó như theo đuổi sự
nghiệp làm đào hát mà đành lòng bỏ con ở lại với ông bà. Như trong truyện ngắn “Làm
má đâu có dễ”, chị Diệu sau khi bôn ba nửa đời người để thực hiện giấc mơ làm đào
73
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
hát nổi tiếng đã quyết định về quê sau khi bất chợt nhận ra tuy đã thành công trên sân
khấu nhưng ngoài đời mình đã thất bại ê chề. Chỉ vì say mê nghiệp diễn mà chị phải trả
một cái giá quá đắt khi vừa có lỗi với má lại vừa có lỗi với con, bề nào cũng không trọn
vẹn. Có lẽ chị Diệu sẽ không bao giờ nhận ra được “thảm cảnh” trong quan hệ mẹ con
của mình nếu như không có cuộc trò chuyện với Thu Mỹ, chính cô bé đã khiến chị
quyết định: “về nhà để làm con của má, làm má của con”. Nguyễn Ngọc Tư thường
xây dựng trong truyện ngắn của mình những tình huống éo le kiểu như vậy, đào Hồng
trong truyện ngắn “Cuối mùa nhan sắc” cũng là một trường hợp tiêu biểu. Những
người phụ nữ trót say mê ca hát thường phải đánh đổi cả tình yêu và hạnh phúc của
mình cho sự nghiệp, vô tình biến mình thành nhân vật bị chối bỏ, nhân vật phải mất
nửa đời người mới cay đắng nhận ra: “làm má khó hơn làm nữ vương, nữ tướng
nhiều.”
“Duyên phận so le” lại xây dựng một tình huống éo le khác: Xuyến mới 17 tuổi
đã bỏ nhà theo người yêu, 18 tuổi bị phụ rẫy khi đã có một đứa con, đành cắn răng đem
cho vì sợ mình quá nghèo sẽ làm khổ đời nó. Nhưng bản năng làm mẹ lại không cho
phép Xuyến đoạn tuyệt hẳn với con mình. Cũng vì đứa con mà Xuyến cam chịu làm
nhân viên phục vụ nhà hàng để khách hôn hít, nắm tay; cam chịu nhìn Khởi, người
mình yêu, ôm hận ra đi; cam chịu nhìn anh Năm Già, người yêu mình, cũng lặng lẽ ra
đi nốt. Xuyến đã chối bỏ hạnh phúc của mình chỉ vì đứa con, hậu quả của sự nhẹ dạ
đầu đời. Câu chuyện được kể theo kiểu “nửa kín nửa hở” gây tò mò rất nhiều cho
người đọc cho đến khi sự thật được phơi bày một cách bất ngờ ở cuối truyện.
“Đời như ý” (tên một truyện ngắn) hay là không như ý? Câu trả lời nằm ở quyết
định ly tán gia đình của chú Đời chứ không đâu xa. Chẳng phải vì tin có chuyện “đời
như ý” nên chú mới đặt tên cho hai đứa con như thế? Có thể xem tình huống tan đàn sẻ
nghé của nhân vật Đời là minh chứng cho luận đề của tác giả “Đời không như ý”. Đó là
một sự lựa chọn nghiệt ngã vì lý do sinh tồn của một con người tật nguyền, luôn tin
74
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
tưởng vào cuộc đời và bản thân mình nhưng cuối cùng mới cay đắng nhận ra mình bất
lực trước quy luật khắc nghiệt đó.
Tóm lại, những tình huống chối bỏ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
không mấy gay gắt và kịch tính, nhưng đó chính là duyên cớ để tác giả thâm nhập vào
những diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật. Những chi tiết đặc sắc sẽ tạo nên những
tình huống éo le và từ đó phát sinh những đấu tranh nội tâm phức tạp của nhân vật, dẫn
tới những hành động bất ngờ thúc đẩy mạch truyện một cách hợp lý từ đầu đến cuối.
b. Tình huống đi tìm
Kiểu tình huống “đi tìm” cũng là một kiểu tình huống thường thấy trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Đặc điểm chung của kiểu tình huống này là nhân vật chính vô
tình đánh mất một tình cảm thiêng liêng nào đó, hay vì một nhu cầu bức bách nào đó
phải tìm gặp cho được một người nào đó, dù phải trả giá như thế nào. Xúc động nhất là
trường hợp của ông Năm Nhỏ trong truyện ngắn “Cải ơi”, bị mang tiếng oan là giết
con riêng của vợ, suốt 12 năm trời ông lặn lội khắp nơi, làm đủ thứ nghề, tìm đủ mọi
cách để nhắn tìm con (kể cả cố tình ăn trộm trâu để được lên truyền hình). “Cải ơi” là
tiếng kêu xé lòng của người cha đã cố gắng đến tuyệt vọng để một lần nhìn thấy mặt
con nhưng kết thúc truyện lại là một dấu chấm lửng. Đường về nào dành cho ông Năm
Nhỏ? Đó cũng chính là trăn trở của mỗi chúng ta khi dõi theo hành trình đi tìm của
nhân vật.
Nếu ông Năm Nhỏ bán kẹo kéo để rao tìm con thì ông Sáu Đèo trong truyện
ngắn “Biển người mênh mông” lại rong ruổi bán vé số khắp nơi, lang thang không
biết qua bao quê chốn để tìm vợ (người mà trong một phút nóng giận ông đã lỡ đánh
đập đuổi đi). Ông già sống triền miên trong nỗi ân hận và mong chờ một ngày “cổ” trở
lại. Để rồi trên hành trình tìm lại hạnh phúc ấy của mình ông gặp Phi, một người
thương ông chân thành. Nhưng câu chuyện bị bỏ lửng khi ông Sáu Đèo từ biệt Phi qua
nơi khác để tìm vợ. Tuổi thì già, đường thì xa, tăm hơi người vợ thì hun hút, mà biển
75
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
người thì mênh mông nên hành trình của ông Sáu Đèo càng trở nên tuyệt vọng hơn bao
giờ hết.
Khác với hai ông già đi tìm người thân trong hai truyện ngắn trên, ông Ba Già
trong truyện ngắn “Lỡ mùa” lại đi tìm ông Chủ tịch tỉnh hay nói đúng hơn là tìm ý
kiến của ông chủ tịch về vụ Trảng Cò có được làm ruộng trở lại hay không. Thoáng
nghe qua thì thật nực cười, bởi thường người ta nói đi tìm công lý, đi tìm người thất lạc
chứ mấy ai lại đi tìm quyền làm ruộng. Thế nhưng chính sự trớ trêu đó lại là “nét
duyên” cho tình huống đi tìm này. Những trang văn miêu tả tỉ mỉ hoàn cảnh đáng
thương của đoàn người Trảng Cò, cộng với chi tiết “Và cơn mưa tới” lúc gần sáng đã
vỡ oà trong nhân vật Ba Già một nỗi tuyệt vọng lớn lao, khiến ông không kiềm được
mà “bỗng dưng hức lên khóc ngon lành: Vậy là đất Trảng Cò trễ thêm một mùa nữa
rồi, mấy chú ơi.”. Có thể nói không ngoa truyện ngắn “Lỡ mùa” sở dĩ thành công
trước tiên là do tác giả đã lựa chọn được một tình huống thật khéo, nhập thân gần như
trọn vẹn vào tâm tư, nỗi niềm của những con người chốn ruộng đồng nên tạo được cho
người đọc một sự đồng cảm với những con người nhỏ bé, bị lãng quên bên lề cuộc
sống. Và cũng giống như bao cuộc hành trình khác, hành trình bắt kịp mùa lúa này
nhuốm rất nhiều màu sắc vô vọng, nếu không muốn nói là tuyệt vọng khi nó kết thúc
bằng một tiếng khóc tức tưởi .
c. Tình huống “yêu thầm”
Nhiều bài viết về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đều cho rằng về mặt nội
dung, truyện ngắn của chị đa phần là những vấn đề hết sức gần gũi với cuộc sống đời
thường, đặc biệt là những mối tình nông thôn hiền lành, lặng thầm, trắc trở. Cô gái trẻ
miệt Cà Mau ấy rất có tài thâm nhập vào những góc khuất của những mối tình quê để
đau thật sâu với những nỗi buồn của họ. Những “trường hợp” lỡ làng trong truyện ngắn
của chị là những tình huống rất đỗi bình thường, dễ bị che lấp giữa bộn bề cuộc mưu
sinh, nếu như không có một tấm lòng và sự đồng cảm sâu sắc thì người ta rất khó nhận
ra. Những tình huống “yêu thầm” của chị đặc sắc không bởi những chi tiết gây sốc, giật
76
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
gân mà đặc sắc ở những dòng tâm trạng, độc thoại nội tâm. “Một mối tình” là một
truyện ngắn có kiểu tình huống tâm lý như thế. Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” trở
về nhà sau một mùa lưu diễn bắt đầu khi nhớ về thời thơ ấu lúc mới biết yêu Trọng.
Miên man theo những cảm xúc ấy là nỗi khát khao cháy bỏng trong lòng chỉ chực chảy
tràn ra thành lời mà sao vẫn nghẹn ngào của nhân vật “tôi. Chỉ có vậy, có thể không
đáng gọi là một tình huống truyện, nhưng đối với một tác giả giỏi nghề thì chỉ cần một
khoảnh khắc, một nét tâm trạng cũng là một duyên cớ để tác giả xây dựng nên tác
phẩm.
“Nhà cổ” cũng là truyện ngắn viết về hai mối tình câm, tình huống éo le ở đây
là hai anh em cùng để lòng thương một người con gái nhưng người em đã nín lặng ra đi
để anh mình được hạnh phúc, và một người con gái hàng xóm cũng thương thầm người
em từ lâu nhưng không nói, giả bộ đóng cho tròn vai một người em gái vô tư. Tất cả
những tình cảm thâm trầm và bền bỉ ấy gắn chặt với không gian là một căn nhà cổ, tuổi
thọ đã mấy trăm năm, cũ kĩ, rệu rã, không biết sẽ đổ sập ngày nào nhưng ai cũng muốn
níu giữ, nâng niu nó như một báu vật, cứ như nếu để nó mất đi thì không còn gì để níu
giữ tình cảm anh em, không còn gì để nói với nhau, không còn gì để ràng buộc nhau.
Nguyễn Ngọc Tư hay chú ý đến những tình huống người ta nhiều khi phải cắn
răng xa người mình thương vì chính tình yêu thương ta dành cho họ, vì chính tình yêu
đối với họ ta đành ngậm ngùi đóng vai diễn không mong muốn của đời mình. Những
nhân vật rơi vào những tình huống chẳng đặng đừng, muốn thương mà không thể
thương ấy trong những truyện ngắn của chị, đều chọn giải pháp ra đi. Như Diệp yêu
thầy Nhiên nhưng thầy lại yêu mẹ Diệp, vì thương mẹ, thương thầy nên Diệp muốn đi
xa bởi: “Nếu phải đi xa để những điều tốt đẹp còn nguyên lành mãi thì cũng đáng lắm
chứ”. Tình huống vì yêu mà ra đi trong truyện ngắn “Nước chảy mây trôi” này ngẫm
kĩ lại không “nước chảy mây trôi” chút nào bởi nhân vật rất ý thức trong việc lựa chọn
và trả giá để có được hạnh phúc và bảo vệ hạnh phúc cho những người mình yêu
thương.
77
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
d. Tình huống trò đùa (hay “trò chơi”)
Nguyễn Ngọc Tư cũng rất khéo léo trong việc xây dựng tình huống “trò chơi”
trong các truyện ngắn của mình, tiêu biểu như truyện ngắn “Trò chơi quên nhớ” hay
“Ngày đùa” khiến người đọc phải cười ra nước mắt. Chẳng hạn như với truyện ngắn
“Ngày đùa”, người đọc không nghĩ mình đang dấn thân vào một tình huống nguy hiểm
cùng nhân vật bởi sự thật bối cảnh của câu chuyện đúng là ngày Cá Tháng Tư, ngày mà
người ta tha hồ đùa cợt, lừa dối nhau mà không bị trách cứ. Nhưng có ngờ đâu “ngày
đùa” của mọi người đã trở thành ngày chết của một người, ngày kết thúc của một tình
yêu kìm nén mười năm giữa hai người nghệ sĩ, hàng ngày vẫn đóng những vai yêu
nhau say đắm trên sàn diễn mà người đàn ông tiếc thay không dám yêu thật ngoài đời.
Đến khi sống thật với khao khát của mình thì lại vô tình giết chết người mình yêu bằng
một trò đùa quái ác. Phương đã vĩnh viễn mất đi cơ hội “nói thật” bởi anh đã đùa quá
nhiều trong những lúc mà con tim kêu gào những khát khao rất thật. Chính tình huống
trò đùa tai quái và “sự thành công tuyệt hảo” của nó đã tạo nên màu sắc bi kịch cho câu
chuyện tình yêu mà lẽ ra nó đã phải rất đẹp. Tình huống này từ đầu đã dự báo một
truyện ngắn kết thúc dở dang, không có hậu như đa phần những sáng tác khác của
Nguyễn Ngọc Tư.
Nhìn chung, đa phần truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được xây dựng từ
những tình huống tâm lý, hay nói cách khác là lấy tâm trạng của các nhân vật làm tâm
điểm cho việc xây dựng tác phẩm của mình. Những tình huống tâm lý đặc sắc trong
một số truyện ngắn chứng tỏ Nguyễn Ngọc Tư rất tài tình trong việc phơi bày những
tình cảm che giấu của nhân vật, khám phá tính cách thật của họ, để cùng họ phiêu lưu
vào thế giới nội tâm sâu thẳm của mình. Và kiểu tình huống tâm lý này hấp dẫn người
đọc cũng bởi sự chậm rãi và nhẹ nhàng, không bộc phát, không nhiều xung đột gay gắt
của nó.
78
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
3.1.2.2. Tình huống tượng trưng
Tình huống tượng trưng theo quan niệm của Bùi Việt Thắng là: “kiểu tình
huống trong đó cái ý nghĩa của hình tượng, sự bộc lộ chủ đề rất kín đáo, thậm chí có
khi bị phủ một lớp sương mờ huyễn hoặc. Theo nghĩa rộng thì tượng trưng là hình
tượng được biểu hiện ở bình diện ký hiệu, là ký hiệu chứa tính đa nghĩa của hình
tượng, phạm trù tượng trưng nhằm chỉ cái phần mà hình tượng vượt ra khỏi chính nó,
chỉ sự hiện diện của một nghĩa nào đó vừa hòa với hình tượng, vừa không đồng nhất
hoàn toàn với hình tượng.” [74]. Và cũng bởi đặc điểm này của hình tượng tượng
trưng nên việc tiếp cận nó không dễ chút nào, bởi “nghĩa của tượng trưng là cái không
thể giải mã chỉ bằng nỗ lực lý trí, nó đòi hỏi sự thâm nhập” [74]. Do vậy người đọc
muốn nhận ra tình huống tượng trưng đòi hỏi phải tiêu tốn rất nhiều năng lực cảm nhận
thì mới chạm đến được tầng ý nghĩa sâu xa của nó. Tình huống tượng trưng không phải
là loại tình huống tiêu biểu trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, tính đến nay
chúng tôi chỉ nhận thấy có hai truyện ngắn có chứa đựng tình huống kiểu này, đó là
truyện “Núi lở” và “Những cây sầu trên đỉnh Puvan”, với sự xuất hiện của hai hình
ảnh tượng trưng là núi lở và cây sầu có tên Latinh là Oghdgerygwbbvchfhgfdutvyt nở
hoa với “Những đóa hoa sầu đẹp đến nỗi đáng đánh đổi cả cuộc đời người để được
trông thấy chúng dù chỉ một lần” mang nhiền hàm nghĩa ngụ ngôn hiện đại. Nếu như
núi lở tượng trưng cho sự đổ vỡ những giá trị đạo đức, sự rạn nứt của những mối quan
hệ giữa người với người, thì hình tượng những cây sầu với những đóa hoa lạ kì chỉ nở
trong điều kiện khắc nghiệt và độc ác nhất đối với con người lại là nguyên cớ để một
người phải chết sau khi đã chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó, đã thỏa mãn những khao khát
chinh phục cái đẹp phi nhân của mình. Những cây sầu không giết người, nhưng việc nó
nở hoa là tai họa với con người (bởi cây sầu chỉ nở hoa sau khi nắng hạn kéo dài suốt
mười ba tháng), cái đẹp của nó được tạo nên từ sự chết chóc và bất hạnh. Phải chăng vì
là một con người ích kỉ và vô tâm với đồng loại nên sau khi chứng kiến được vẻ đẹp
tuyệt mỹ của những bông hoa sầu, Vĩnh đã bất chợt nhận ra sự trống rỗng và vô nghĩa
79
Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo
của đời mình. Những bông hoa sầu còn là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp mang t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN038.pdf