MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. Tổng quan về tộc người Mường và truyện thơ
trữ tình Mường 9
1.1. Vài nét về tộc người Mường 9
1.1.1. Quá trình hình thành dân tộc Mường 9
1.1.2. Nền kinh tế - xã hội - văn hóa Mường 12
1.2. Giới thiệu chung về truyện thơ tr?tình Mu?ng 21
1.2.1. V?nền văn học dân gian Mường 21
1.2.2. V?truyện thơ trữ tình Mường 24
1.2.3. Các truyện thơ trữ tình Mường được khảo sát 29
Chương 2. Đặc điểm nội dung của truyện thơ trữ tình Mường 39
2.1. Truyện thơ trữ tình Mường phản ánh bức tranh
hiện thực Mường 39
2.1.1. Ca ngợi xứ sở Mường giàu đẹp, trù phú 39
2.1.2. Sự bóc lột, áp bức của chế độ lang đạo Mường 42
2.1.3. Cuộc sống xa hoa của tầng lớp lang đạo Mường 46
2.1.4. Tư tưởng trọng nam khinh nữ 50
2.1.5. Quyền thế cha mẹ trong tình yêu con trẻ 56
2.1.6. Một số phong tục, tập quán Mường 62
2.2. Truyện thơ trữ tình Mường mang đậm giá trị nhân đạo, nhân văn 65
2.2.1. Ca ngợi những con người nhân ái 65
2.2.2. Những mối tình cao đẹp 71
Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ trữ tình Mường 91
3.1. Cốt truyện truyện thơ trữ tình Mường 91
3.1.1. Sự hình thành cốt truyện 91
3.1.2. Mô hình cốt truyện 98
3.1.3. Một số môtip thường gặp trong cốt truyện 104
3.2. Nhân vật truyện thơ trữ tình Mường 112
3.2.1. Nhân vật nữ chính 115
3.2.2. Nhân vật nam chính 122
3.3. Ngôn ngữ truyện thơ trữ tình Mường 125
3.3.1. Các biện pháp tu từ nổi bật 125
3.3.2. Các nhóm dòng thơ chức năng 130
3.3.3. Ý nghĩa các con số trong truyện thơ trữ tình Mường 141
KẾT LUẬN 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
227 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3279 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm truyện thơ trữ tình Mường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôtip biến hóa thành hai ngôi sao ở hai bên bờ sông Ngân.
Trong truyện thơ Bióoc Lả (Tày), Bióoc Lả bị cha mẹ ép gả cho người
mình không yêu, phải chia tay với người tình. Nàng ăn lá ngón để tự tử.
Nhưng sau khi chết, nàng lại “hóa kiếp” thành một loài hoa sắc vàng nở
muộn. Trong truyện này có sự kết hợp giữa hai môtip “ăn lá ngón tự tử” và
“hóa kiếp”. Bióoc Lả không tìm được hạnh phúc ở thế giới trần gian, nàng
chết đi. Nhưng “bù lại”, sự hóa kiếp của nàng là kéo dài sự sống ở một dạng
khác để tiếp tục lên án xã hội. Theo quan niệm “vạn vật hữu linh” của người
Tày: con người có thể sống qua nhiều kiếp, mỗi kiếp tồn tại ở một dạng khác
nhau.
Truyện thơ “Nhân Lăng” (Tày), đoạn kết thúc có nhiều tình tiết độc đáo.
Vì tiếc của, Thách Sùng chết hóa thành con “bám tường”. Vợ cả hắn chết hóa
thành chim bìm bịp chui lẩn trong bụi. Vợ lẽ chết hóa thành chim thước, ngày
đêm kêu “thắc mắc, thắc mắc” trong rừng. Truyện thơ Nhân Lăng sử dụng
type truyện về Thạch Sùng kết hơp với môtip “hóa kiếp” (cho hai mụ vợ) cốt
thể hiện mơ ước về một xã hội công bằng cho những người nghèo.
Môtip “hóa kiếp” nhằm giải thích một số hiện tượng tự nhiên trong đời
sống. Qua đó tác giả dân gian muốn xoa dịu những đau đớn, chua xót, phiền
muộn mà nhân vật từng nếm trải. Môtip “biến hóa” đền bù xứng đáng cho
nhân vật ở một dạng tồn tại khác, một thế giới vĩnh hằng và trường tồn, chỉ có
ở đó nhân vật có thể thực hiện được những nguyện vọng chính đáng của
mình.
3.1.3.3. Môtip “ giả trai”.
Trong truyện thơ “Út Lót - Hồ Liêu”, Út Lót “giả trai” lên kinh chầu vua.
Môtip “giả trai” ít được sử dụng trong truyện thơ các dân tộc. Môtip này chủ
yếu được truyện Nôm vận dụng khá nhiều. Ở truyện “Phương Hoa”, nàng
Phương Hoa “giả trai” lấy tên Cảnh Yên đi thi, đậu trạng nguyên, được gặp
vua và nàng đã tố cáo tội ác của tên Tào trung úy, giải oan cho gia đình
chồng. Ngoài ra còn có các truyện “Nữ tú tài”, “Lương Sơn Bá - Chúc Anh
Đài” cũng sử dụng môtip “giả trai”. Tuy vậy, truyện “Hoàng Trừu” lại sử
dụng môtip “giả gái”. Hoàng tử Trung Quốc tên là Hoàng Trừu vì muốn kén
chọn ý trung nhân nên đã “giả gái”.
Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ không được tôn trọng. Họ không
được sự ủng hộ của xã hội, đặc biệt là của giai cấp thống trị. Môtip “giả trai”
được vận dụng vào truyện thơ như là một minh chứng hùng hồn về tài năng,
phẩm chất và trí tuệ của những người phụ nữ. Trong truyện thơ người phụ nữ
không hề thua kém nam giới, thậm chí còn nổi trội hơn, như Út Lót, nàng
Nga, Phương Hoa… Những người dân lao động chính là những người phán
quyết công bằng nhất. Họ đã bênh vực thân phận người phụ nữ, tìm ra một vị
thế xứng đáng trong truyện thơ, có thể ở ngoài đời thực thì rất khó.
3.1.3.4. Môtip “Sự chênh lệch gia cảnh”.
Trong kho tàng truyện cổ tích Mường, các truyện “Piêng và Vuôn”, “Đố
bay ghét chúng tao”, “Sự tích ống sáo ôi” sử dụng môtip “sự chênh lệch gia
cảnh”. Thường là chàng trai nghèo yêu cô gái nhà giàu hoặc con lang. Tình
yêu của họ bị ngăn trở bởi thế lực của bố mẹ. Kết cục đôi trai gái được hạnh
phúc hoặc cả hai tìm đến cái chết.
Môtip “sự chênh lệch gia cảnh” trong truyện cổ Mường được truyện thơ
“Nàng Ờm - Bồng Hương” khai thác triệt để. Vì Bồng Hương nghèo nên
không được sự đồng tình của cha mẹ Ờm. Ở truyện thơ Tiễn dặn người yêu
(Thái) cũng sử dụng môtip này, cuối cùng đôi trai gái yêu nhau vẫn tái hợp.
3.1.3.5. Môtip “thi tài”.
Môtip này có trong nhiều truyện cổ các dân tộc: môtip thi tài chọn người
tài giỏi, môtip thi tài kén phò mã… Trong truyện thơ “Út Lót - Hồ Liêu”
(Mường), đạo Tu Liêng tổ chức “thi tài” cho ba cô con gái, xem ai là người
thông minh, sắc sảo hơn người. Ông cho các con ngậm giấy. Chị cả nhả ra
giấy ướt nhèm, cô hai ngậm giấy ướt còn một nửa, chỉ có giấy của Út Lót
không bị ướt.
Môtip “thi tài” cũng được truyện thơ các dân tộc khai thác. Chẳng hạn
như : Truyện thơ Kim Quế (Tày), Chúa Ba phải trải qua ba cuộc thi nấu cỗ,
may áo, vợ đẹp với hai hoàng tử anh. Cả ba lần Chúa Ba đều thắng nhờ có vợ
là Kim Quế - một nàng tiên đội lốt khỉ.
Trong truyện cổ tích của các dân tộc đều có môtip này: Nàng Út ống tre,
Lấy vợ cóc (Kinh)… Đây là luật bội tam của truyện cổ - trong đó số lần thi ít
nhất là ba, cuộc thi diễn ra ít nhất là ba người, người chiến thắng bao giờ cũng
là đứa thứ ba - em út.
Truyện thơ vận dụng môtip “thi tài” nhằm đề cao vai trò của những con
người thông minh, mưu trí. Họ ứng phó tốt, nhanh nhạy với hoàn cảnh thực
tế. Môtip “thi tài” có sự kết hợp với kiểu “người em út” trong truyện cổ tích.
Việc vận dụng kiểu truyện người em út vào truyện thơ nhằm giành lại quyền
lợi cho người em út.
3.1.3.6. Môtip “thử thách”.
Môtip “thử thách” được sử dụng nhiều trong truyện cổ Mường. Truyện
“Nàng sao Ả sáng” vua Lang mường trời thách cưới là thứ quí hiếm: tim gan
thú và cá. Truyện “Chàng Khọ” nhà Lang có hẳn bài ca thách cưới. Truyện
“Chàng Ẻ Tăng” người bố vợ thử thách Ẻ Tăng phải nhận ra đúng con đường
vợ làm và mâm cơm vợ dọn mới được chung sống. Trong truyện thơ “Út Lót
- Hồ Liêu”, vua nghi ngờ đạo Mường Đẹ là gái, nên đưa ra “thử thách”:
“Đạo Mường Đẹ đi đánh cá cho được nhiều con,
Đạo Hồ Liêu hái rau vay non cho được nhiều lá”[105, tr. 325]
Môtip “thử thách” được vận dụng vào truyện thơ và truyện cổ nhằm đề
cao trí thông minh, sự nhanh nhẹn ứng phó trước tình huống khó khăn, nan
giải nhất của những con người lao động chân chính.
3.1.3.7. Môtip “Gặp nhau trong tư thế khỏa thân”.
Trong truyện thơ “Vườn hoa núi Cối”, anh Va, Khói nghe đồn về sắc đẹp
của nàng Thờm, Tiên. Hai anh gặp hai nàng đang trong tư thế khỏa thân.
Môtip “gặp nhau trong tư thế khỏa thân” thường được truyện cổ các dân tộc
khai thác. Ở truyện Chử Đồng Tử (Kinh), công chúa Tiên Dung vây màn tắm
trên bãi cát. Không ngờ Chử Đồng Tử đang vùi mình dưới cát để trốn. Tiên
Dung cho đây là duyên trời xe kết nên nàng tình nguyện làm vợ Chử Đồng
Tử. Trong truyện Lấy vợ Tiên (Mường), chàng mồ côi tắm gặp tiên. Hai
người đã gá nghĩa vợ chồng.
Theo nhận xét của Đặng Thái Thuyên “Môtip “trai gái gặp nhau ơ tư thế
khỏa thân” là môtip mang bản sắc văn hóa cộng đồng Mường - Việt” [106, tr.
104]. Chúng ta có thể tìm thấy mối quan hệ Mường - Việt trên cơ sở đi sâu
vào những yếu tố văn hóa chung và yếu tố văn hóa không ngừng tương tác
diễn ra trong lịch sử, cụ thể là ở sử thi “Đẻ đất đẻ nước”.
Các môtip chính là các nút thắt tạo nên những bước ngoặt quan trọng
trong cuộc đời nhân vật truyện thơ. Là sự chuyển biến về tâm trạng, là những
giây phút đấu tranh về tâm lý của nhân vật, để từ đó tạo nên cá tính riêng cho
mỗi nhân vật. Việc vận dụng các môtip trong truyện thơ của các dân tộc chính
là điểm gặp gỡ nhau về khát vọng, về tâm tư tình cảm của con người đang
khát khao hạnh phúc, khao khát công bằng và tin tưởng vào một cuộc sống
mới tươi đẹp hơn.
3.2. Nhân vật của truyện thơ trữ tình Mường.
Tên các nhân vật chính của TTTT Mường đa phần được lấy làm tựa đề
truyện thơ như: Út Lót - Hồ Liêu, Nàng Ờm - Bồng Hương, Nàng
Nga - Hai Mối. Tuy nhiên vẫn có tác phẩm không lấy tên nhân vật chính làm
tựa đề như truyện thơ Vườn hoa núi Cối. Các nhân vật chính này làm nhân vật
trung tâm xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, các nhân vật phụ khác dẫn dắt, thêm
thắt làm câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. Các nhân vật trong truyện dù
có tên hay không có tên đều là những cặp nhân vật trữ tình: anh - em, chàng -
nàng quen thuộc của dân ca.
Các nhân vật phụ trong truyện thơ được miêu tả mờ nhạt từ hình dáng,
tuổi tác, quê quán, tính cách cho đến tâm trạng. Ta không biết tên vợ Hồ Liêu,
hai người vợ anh Khói,Va. Huống hồ gì đến các nhân vật khác như bố mẹ
Khói, Va, đạo Cun Cun, đạo Trần, đạo Trà… Họ chỉ là những cái bóng mơ
hồ. Hình ảnh hai chị của Út Lót càng mờ nhạt. Tất cả những nhân vật chính
và phụ này vốn là nhân vật của dân ca, nên khi đặt họ vào một cốt truyện cụ
thể chỉ cần đặt cho họ một cái tên để dễ phân biệt truyện thơ này với truyện
thơ kia mà thôi.
Nhân vật TTTT Mường chủ yếu được khắc họa về phương diện tâm tư,
tình cảm. Về phương diện này, tâm tư của họ cũng lại chỉ được mô tả bằng
những tâm trạng đã có sẵn trong dân ca. Tâm trạng của các nhân vật được thể
hiện bằng những lời đối đáp giữa các nhân vật. Lời đối đáp thường mở đầu
bằng câu “Thương thảm, thương thiết, thương nồng…”, “Thương thiết,
thương thà…”, “Thương mơi, thương à…”. Đây cũng là câu mở đầu của
những lời hát xường của người Mường. Chính GS. TSKH Tô Ngọc Thanh đã
nhận xét về xường giao duyên của người Mường:
Trong một chừng mực nào đó, có thể xem hát ví là các làn điệu
mang sắc thái trữ tình. Còn thường - rang thì lại nặng về chất tự sự.
Tự sự từ những lời gọi mở đầu làn hát:“Thương thiết ơi lại thương
nồng”… thương nhau đã “thiết” lại “nồng” thì thật là hết mực yêu
thương… chất tự sự tràn cả vào giai điệu. Dòng nhạc được cấu tạo
xen kẽ bởi những đoạn ngân giọng kéo dài với những đoạn kể lời ca,
theo nhau tuôn chảy như suối, đã như vừa kể lể, bộc bạch tâm sự, lại
vừa như kêu gọi nơi ta sự đồng cảm sâu sắc [58, tr. 51 - 55]
Toàn bộ truyện thơ Nàng Nga - Hai Mối chỉ gồm những đoạn lần lượt
miêu tả tâm trạng của từng nhân vật chính cùng những lời đối đáp của họ lúc
gặp nhau. Xen vào đó là những đoạn đối thoại giữa Hai Mối - bố mẹ nàng
Nga, nàng Nga - đôi chim cu, Hai Mối - bố mẹ, Trí Hoa, dân mường, nàng
Nga - Út Thái, nàng Nga - vua Ao Ước… Truyện thơ miêu tả một vài hành
động của nhân vật: nàng Nga viết thư gửi Hai Mối, Hai Mối cùng binh mường
chặn tất cả các ghe qua lại trên sông để cướp lại nàng Nga, Hai Mối đến đất
nước Thượng Lào của vua Ao Ước gặp cho được nàng Nga… Chừng ấy chỉ
có thể cụ thể hóa phần nào hình tượng, chưa đủ để hình thành rõ nét một nhân
vật tính cách theo yêu cầu của một tác phẩm tự sự. Những đoạn nhân vật bộc
bạch tâm trạng là những phiến đoạn tình cảm mượn từ dân ca rồi gắn lại cho
khớp với trình tự của một câu chuyện. Cộng vào đó, tác giả dân gian vận
dụng, thêm thắt vào lời thơ cho thật phù hợp với tâm trạng nhân vật và tình
tiết của mỗi câu chuyện. Giúp cho nhân vật vừa mang hình ảnh của một nhân
vật cụ thể, có thật, vừa mang bóng dáng quen thuộc của nhân vật trong dân
ca.
Chẳng hạn, nhà nghiên cứu Vi Hồng đã nhận xét về hành động tư vẫn
bằng cách ăn lá ngón, trong chuyên luận Sli - lượn dân ca trữ tình Tày - Nùng:
Sức mạnh tình yêu đang đốt cháy trong lòng, khiến họ nói lên được
những ý nghĩ táo bạo, kiên quyết nhưng họ lại bất lực trong thực tế.
Cho nên hành động phổ biến của họ trong lĩnh vực này thường là đi
đến tự tử. Những hành động tự vẫn như vậy trong truyện thơ, sli -
lượn, phong slư… và ngay cả trong thực tế, thường có ý nghĩa hai
mặt: tích cực và tiêu cực. Cái chết bi thảm của họ có tác dụng ít
nhiều cảnh tỉnh bố mẹ, họ hàng và cả xã hội nói chung, nhưng đồng
thời cũng tô đậm thêm sự bi quan trên con đường đấu tranh cho hạnh
phúc, tình yêu, hôn nhân tự do cho các thế hệ sau. Cách tự vẫn phổ
biến nhất là ăn lá ngón. Hình tượng cây lá ngón hoa vàng thường
xuất hiện trong văn học dân gian Tày. Hình tượng cây lá ngón hoa
vàng đã tạo nên những câu chuyện, những bài thơ, áng văn ướt đẫm
nước mắt của các nghệ sĩ dân gian. Hình tượng cây lá ngón hoa vàng
với vẻ lạnh lùng tàn nhẫn đã chôn vùi tất cả những mối tình trong
trắng của tuổi hoa niên…
“Trăm nỗi buồn ở mình em cả
Những toan ăn lá ngón hoa vàng
Nhưng còn nhớ câu thương anh gửi” [97, tr. 167 - 168].
Nhận xét của nhà nghiên cứu Vi Hồng đã khẳng định rằng các nhân vật:
Ờm, Thờm, Tiên, Bjoóc Lả vẫn mang trên mình những yếu tố của hình tượng
dân ca.
3.2.1. Nhân vật nữ chính:
So với các nhân vật khác trong mảng TTTT các dân tộc, hai nhân vật nữ:
Út Lót và nàng Nga của TTTT Mường được miêu tả chu đáo hơn, hình dáng,
ngôn ngữ, hành động, tâm trạng và cả tính cách cũng nổi trội hơn. Nàng Nga
hiện ra trước mắt người đọc là một người phụ nữ rất đẹp, một vẻ đẹp rạng
ngời, cao sang, quyến rũ:
“Đôi mày xanh cong
Như trăng đầu tháng,
Mặt rạng như chiếc gương đồng”[105, tr. 498]
Út Lót cũng chẳng chịu thua chị em về dung mạo:
“Có ai ngờ gặp tiên giữa bái,
Gặp được bạn gái vóc ngọc mình ngà,
Như cành cây hoa
Trời đưa ra cho con người ta ao ước” [105, tr. 335]
Tác giả dân gian chú ý các chi tiết khi miêu tả vẻ đẹp của Thờm,
Tiên - một sức sống căng tràn, khỏe khoắn:
“Gót chân trắng bóng như ngà
Da chân như môn chuối
… Bắp tay trắng bạc như mầm măng bương
Thân mình trắng rạng như hoa trăm mùi”[105, tr. 392]
Điều đáng ngạc nhiên là ở tác phẩm VHDG khi miêu tả vẻ đẹp của người
con gái lại chú ý đến đôi gót. Ở nhiều tác phẩm văn học bác học vẫn thường
sử dụng hình ảnh này: đôi gót hồng, sen vàng lãng đãng, gót sen thoăn
thoắt… nhưng trong VHDG thì hơi hiếm.
Nhìn chung, các nhân vật nữ chính trong truyện thơ dù xuất thân ở địa vị
nào: quý tộc hay lao động thì họ cũng là những người có hình thức bề ngoài
bắt mắt, ưa nhìn.
Một điểm của nhân vật nữ chính cũng được tác giả dân gian thường
xuyên khai thác: tài năng. Nhân vật nữ chính được đặt vào những tình huống
gay cấn nhất để thử thách họ. Chính trong tình thế nan giải đó, người phụ nữ
đã bộc lộ rõ tài năng của mình. Thậm chí, họ lại làm tốt hơn cả nam giới.
Điều này rất đúng với trường hợp của Út Lót. Út Lót được đặt trong sự xung
đột giữa tài năng và hạnh phúc chân chính của cá nhân với luật lệ tập tục
phong kien. Trước tình thế bức bách, Út Lót quyết cải dạng làm thử công việc
mà mọi người chỉ dành riêng cho nam giới. Việc làm của nàng đã trả lời cho
những ai khinh thường tài năng người phụ nữ. Bố nàng đã ngạc nhiên:
“Trông đi nhìn lại
Chỉ con gái út nhà ta là khôn”[105, tr. 315]
Hình tượng Út Lót làm nổi bật tính bất công của chế độ phong kiến, luôn
tìm đủ mọi cách để kìm hãm miệt thị người phụ nữ. Giữa thế lực và luật lệ
phong kiến đang bao trùm, sự chống chọi của Út Lót và Hồ Liêu không thể
mang đến thắng lợi. Cái chết của hai người là một lời phản kháng quyết liệt
nhất. Đó không phải là một lối thoát thỏa đáng nhưng là biểu hiện của sự
không khuất phục, sự chống đối đến cùng chế độ hôn nhân cưỡng bức của chế
độ phong kiến lang đạo.
Nàng Nga hẹn Hai Mối gặp nhau ở quê nhà. Nhưng khi nàng về thì Hai
Mối đã chết ở rẫy dâu. Một tình huống gay cấn đặt ra: Làm sao thuyết phục
cho bố mẹ đồng ý tổ chức tang ma cho chàng? Lời lẽ nàng đưa ra thật thuyết
phục:
“Bố cho làm ma để hồn chàng khỏi oán.
Mẹ cho làm chay để vía chàng khỏi sầu.
Hết mấy trâu, đã có của nhà giàu
Hết mấy bò cũng chẳng để đau đến của bố mẹ”[41, tr. 522]
Sự khôn khéo ấy đã thuyết phục được ông bà cun Đủ. Đây là một việc
làm trái với tiền lệ, phong tục. Xưa nay chưa có ai khi bố mẹ còn sống lại tổ
chức đám mo, làm ma ngay trong nhà, mà đây lại làm ma cho người tình của
con gái đã đi lấy chồng! Tình yêu đã vượt lên trên cả phong tục lẽ thường.
Một trong những điểm khiến cho người đọc có tình cảm với nhân vật nữ,
chính là sự thông minh, khôn khéo trong các tình huống ứng xử. Bắt đầu từ
khi nàng Nga gặp Hai Mối ngay trên đất nước Thượng Lào. Khi gặp nàng
Nga, Hai Mối rất giận, rất bực và oán trách nàng. Bằng sự “khôn mồm khéo
miệng”, nàng đã thuyết phục Hai Mối bình tĩnh. Sự khôn khéo này không
phải là sự đãi bôi nơi cửa miệng mà là sự chân thành từ đáy lòng để giải tỏa
tâm lý ấm ức của người tình:
“Thương mơi, anh ơi,
Anh ăn trầu nhả bã,
Vuốt dạ làm lành,
Mà thương cho em
Xin anh đừng giận dữ”[105, tr. 511]
Nàng Nga tìm mọi cách ngăn chặn ý nghĩ manh động trả thù vua Ao
Ước. Nàng hẹn với người tình: “Nơi quê cha ta lại gặp nhau”. Nhưng làm
thế nào nàng Nga trở về gặp Hai Mối trong khi nàng là vợ vua Ao Ước?
Trước mặt vua, nàng Nga tính liệu thế nào? Nàng Nga giả vờ “ủ dột như tằm
ăn ba, như cà héo nắng”. Vua lo lắng hỏi lính tráng quân hầu, được biết cha
mẹ nàng Nga:“đau ốm đã nhiều lạnh nhiều nóng”. Vua muốn cùng nàng trở
về thăm bố mẹ. Lúc ấy, nàng thuyết phục vua đồng ý ở lại nhà, chấp nhan cho
nàng một mình về quê:
“Việc nước bỏ sao được một ngày
Việc binh mường bỏ sao được một tháng”[105, tr. 518]
Lo liệu xong đám của người tình, nàng Nga quay trở về nước Thượng
Lào báo tin cho vua Ao Ước hay rằng bố mẹ nàng đã “về trời”. Vua sắm sanh
lễ vật cùng trâu mộng bò to để về cúng ông mộng. Nàng đem lễ vật của chồng
về lo tang ma cho người tình. Nàng kiếm cớ để vua phải ở lại nhà:
“Nơi buồng ta ăn sợ có người bỏ thuốc.
Nơi buồng ta nghỉ, sợ có kẻ đặt bùa.
Về mai sau,
Duyên chẳng còn ưa, tình chẳng còn đẹp”[105, tr. 524]
Lý lẽ nàng đưa ra đánh trúng vào tâm lý của vua, buộc ông phải thuận
tình.
Út Lót cũng khôn khéo, sắc sảo chẳng kém gì. Nhà vua cố kéo dài thời
hạn ở chầu, nhưng cuối cùng cũng đành chấp nhận lời tâu của nàng “có lý, có
lẽ, có nghĩa, có tình” để hai người được trở về quê cũ.
“Chúng tôi đi chầu vua,
Đã được chín tháng mười hai năm ròng,
Chín năm mười hai tháng đủ,
Ai có vợ, nhớ vợ,
Ai có con, nhớ con,
Chúng tôi còn son, thương cha nhớ mẹ”[105, tr. 331].
Người phụ nữ đó không chỉ san bằng mọi trở lực, làm tròn sự ủy thác của
cha mà còn tỏ rất giàu nghị lực trong đời sống tình cảm. Nàng thầm yêu Hồ
Liêu, viết thư báo tin cho cha mẹ biết là sẽ lấy Hồ Liêu, nhưng suốt mấy năm
trời ăn ở “chung lưng, chung cỗ, chung phòng” nàng vẫn không để cho Hồ
Liêu biết mình là gái.
Bên cạnh những điểm đáng quý đã nêu trên, đức tính chung thủy, trước
sau một lòng một dạ với người yêu của nhân vật nữ chính rất đáng khen ngợi.
Dù ở đâu, làm gì, họ cũng nghĩ đến người yêu, luôn tìm cách ở bên người yêu,
cho dù phải sống ở mường ma. Nàng Út Lót đến mồ Hồ Liêu, gọi chàng mở
cửa mộ cho nàng vào. Nàng Thờm, Tiên, Ờm đều mượn lá ngón làm cứu cánh
cho cuộc tình của họ. Nàng Nga trở lại nhà vua Ao Ước thực hiện lời hẹn ước
với người tình xưa:
“Bên muôn đời vạn kiếp
Dù trời làm chìm sao dậy sét
Cũng thà chết, quyết chẳng lại lìa
Để về đàng bên kia
Mãi mãi nên vợ nên chồng”[105, tr. 523]
Việc nàng làm ma chay cho người tình đã đến tai vua Ao Ước. Ông ghen
tức, cầm bông con cúi định đánh. Nhưng nàng Nga đã ngã vật xuống thang
chết, vua Ao Ước cũng ngã xuống chết theo. Quan tài nàng Nga không chịu
chôn cùng vua mà thả theo dòng sông trôi về nấm mộ Hai Mối.
Các cô gái trong TTTT Mường đều chủ động làm chủ cuộc đời mình.
Trong một xã hội, khi số phận của người phụ nữ gặp đầy những bất trắc, trở
ngại, mà họ dám đứng lên chống chọi lại, giành lại quyền làm chủ cuộc đời,
thì đáng khâm phục biết bao. Út Lót rất hiếu thảo với cha mẹ nhưng không
thể chiều ý cha mẹ trong hôn nhân. Nàng đã chống lại nạn cưới xin “cha mẹ
đặt đâu, con cái ngồi đấy”:
“Không, không đâu bố à
Việc xây dựng cửa nhà bố cho con chọn lấy”[105, tr. 318]
Nàng Nga là một cô gái có tính cách rất mạnh mẽ. Khi tình yêu trắc trở,
nàng không ngừng vượt lên hoàn cảnh. Nàng là một con người luôn chủ động.
Chủ động đến với tình yêu, chủ động tìm cách ứng xử với hoàn cảnh. Trước
nàng, từ Hai Mối, vua Ao Ước cho đến cha nàng. Họ chỉ là những người bị
động nghe theo và làm theo lời nàng. Tình yêu và hôn nhân tự do đã trở thành
khát vọng và luôn là nguồn động lực thôi thúc nàng vươn lên phía trước.
Hành động của nàng đã chống lại phong tục, thần quyền và cường quyền, đấu
tranh cho lẽ sống tự do và công bằng ở đời.
Với hai hình tượng nhân vật nữ: Út Lót, nàng Nga, TTTT Mường có một
bước tiến vượt bậc hơn so với TTTT các dân tộc khác trong việc xây dựng
hình tượng nhân vật. Nhân vật được chú ý về diện mạo, hành động, tính cách,
tâm trạng trong một loạt biến cố, sự kiện rất chặt chẽ. Các nhân vật nữ chính
cố thoát ra ngoài những quy định chặt chẽ của một cuộc hát đối đáp giao
duyên để bộc lộ cá tính nhân vật. Hình ảnh của nhân vật nữ chính có một diện
mạo sinh động và sức sống mãnh liệt trong công chúng. Tuy nhiên, nhân vật
nữ chính ít nhiều vẫn còn chịu ảnh hưởng từ hình tượng nàng, em trong
xường giao duyên thể hiện qua những đoạn đối đáp với nhân vật chàng trai
trữ tình. Điều này hẳn nhiên thôi, vì TTTT Mường được thoát thai từ những
câu hát giao duyên, mà nổi tiếng nhất là những điệu xường - rang tha thiết
lòng người.
3.2.2. Nhân vật nam chính:
Nhân vật nam chính trong các TTTT Mường đã được đề cập nhiều ở
chương 2. Tính cách, tâm trạng, hành động cũng được phân tích đan xen với
nhân vật nữ chính. Tránh lặp lại nhiều lần, trong phần này chúng tôi xin được
nói về đức tính chung thủy của các chàng trai trong tình yêu.
Những cuộc tình diễm lệ trong TTTT Mường đều có sự góp sức của các
chàng trai. Họ là những con người yêu hết mình, sống chết cũng vì người
mình yêu. Hồ Liêu, Hai Mối không thể chống chọi lại với quyền lực của tập
tục, cha mẹ đành ngậm ngùi ôm khối tương tư xuống mồ. Chàng Khói, Va,
Bồng Hương không thể bảo vệ được người yêu dấu chấp nhận về mường ma
xây cửa dựng nhà. Các nhân vật nam chính trong TTTT Mường, họ không
được sự ưu ái của tác giả dân gian như các chàng trai trong truyện Nôm Kinh:
có tài, có chí, dù gặp khó khăn trở ngại đến đâu nhưng cuối cùng cũng hưởng
được hạnh phúc ngay trên cõi trần thế. Đức tính nổi bật nhất của các chàng
trai Mường là tấm lòng sắt son chung thủy, không thay lòng đổi dạ với người
tình, một lòng sống chết vì người yêu.
Hồ Liêu nhất định từ chối người vợ mà cha mẹ đã cưới cho:
“Dù em đợi anh từ ngày cây lim mới lớn
Đến lúc cây lim đã đốn đóng cánh cửa đông
Chùa vua ông bảy lần lợp lại
Cũng chẳng thuận nên đường trai đường gái
Cũng chẳng nên đường ngãi đường tình”[105, tr. 348]
Và “Trống bưng da bò không đánh hai mặt,
Cá dưới nước không bắt hai tay”[105, tr. 344]
Khi nàng Nga bị ép gả cho vua Ao Ước, Hai Mối được cha mẹ cho tìm
người vừa đôi vừa ý. Chàng kiên quyết giữ vững lập trường của mình:
“Có sống, tôi sống cùng nàng Nga trọn kiếp,
Có chết, tôi chết cùng nàng Nga trọn đời,
Chẳng bỏ chẳng khuây những lời đã hẹn!” [105, tr. 499]
Bồng Hương - một chàng trai mồ côi nghèo, không được sự ưng thuận
của cha mẹ Ờm. Tình yêu Bồng Hương dành cho Ờm - một tình yêu trong
sáng không vướng một chút suy tư, đắn đo, cân nhắc:
“Anh chăm em như con nhà ngài chăm hoa trước vóng,
Anh quý em như con nhà ngài quý hoa trước sàn”[105, tr. 441].
Bồng Hương lúc nào cũng muốn ở cạnh người yêu để được chăm sóc, lo
lắng, yêu thương:
“Mỗi năm có mười hai tháng,
Mỗi tháng ba mươi ngày đêm,
Đêm nào anh cũng đến nhà em
Ăn chực nằm chờ”[105, tr. 444]
Chàng lội qua chín con mương, mười con suối, đi đêm về tối, bắt đom
đóm làm đèn, lấy áo làm nón, ngay cả khi chưa có gì bỏ bụng. Một cảnh
tượng gây xúc động người đọc, khi Ờm bị cha mẹ khóa chặt cửa nhốt trong
nhà đánh đập. Ờm đau một, Bồng Hương đau đến mười:
“Trên nhà em chạy vào,
Dưới sân chàng Bồng Hương cũng chạy vào
Trong nhà em chạy ra,
Dưới sân, chàng cũng chạy ra”[105, tr. 449]
Chỉ chờ nàng quăng mình xuống sân là chạy đến ôm nàng đem vào rừng
sâu vắng vẻ, đem nàng lên núi trốn. Nhưng Ờm không muốn trốn, nàng muốn
đối diện với hiện thực. Trước mắt nàng không còn con đường nào sáng lạn
hơn. Nàng lại đi theo con đường mà Thờm, Tiên đã đi. Mượn lá ngón làm
phương tiện cứu vớt cho cuộc tình mình. Bồng Hương vì người yêu mà:
“Anh Bồng Hương ăn bảy lá ngón ở phía mặt trời”
Chi tiết này gợi nhớ đến chàng trai trong truyện thơ Chăm “Aria Chăm -
Bà ni”. Chàng đã nhảy vào giàn hỏa thiêu chết cùng người yêu:
“Anh chạy đến, mắt em vẫn mở nhìn anh
Anh nhảy vào đống lửa thiêu đang ngùn ngụt cháy”
[106, tr. 1105]
Chàng Khun Lú(Thái) sẵn sàng đón lấy cái chết:
“Lưỡi dao kề cổ cứa ngang,
Máu đỏ phụt ra đầm áo,
Chàng giãy giụa chết theo vợ yêu”[106, tr. 993]
Nhìn chung, đặc điểm nổi bật nhất của các nhân vật nam chính trong
TTTT là lòng chung thủy. Lòng chung thủy cũng là đặc điểm nổi bật nhất ở
các chàng trai trong truyện Nôm Kinh. Có lẽ đây là điểm gặp gỡ chung của
loài người, con người luôn đề cao đức tính chung thủy. Tính cách, tâm trạng,
nhân vật nam được tác giả dân gian Mường khắc họa khá sinh động nhưng
cũng chỉ dừng lại ở nhân vật loại tính chứ chưa phát triển thành nhân vật cá
tính như trong văn học viết.
Các nhân vật phụ khác ít được khắc họa một cách cụ thể, chi tiết về diện
mạo, hành động, tính cách. Ngay cả thời gian - không gian mà các nhân vật
giao tiếp, nảy sinh tâm trạng cũng vẫn là không gian thời gian chung chung,
phi lịch sử của dân ca.
“ Chúng tôi đi chầu vua,
Đã được chín tháng mười hai năm ròng,
Chín năm mười hai tháng đủ”[105, tr. 331]
Đó chính là dấu vết của dân ca còn hằn rất đậm trên bề mặt của thể loại
TTTT Mường. Nhân vật trong TTTT hóa tự sự về căn bản vẫn là những kiểu
loại “nhân vật trữ tình” quen thuộc của thể loại dân ca được đem đặt vào
đường dây của một hệ thống tình tiết - chi tiết ít nhiều mang tính cốt truyện.
3.3. Ngôn ngữ truyện thơ trữ tình Mường.
3.3.1.Một số biện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN042.pdf