Phạm Hổcho rằng thếgiới ban đầu sẽchẳng thểcó được điều gì nếu thiếu đi những trái timyêu
thương. Vịthần Cây cũng chẳng thểsáng tạo nên những loài hoa quảtuyệt vời đến thếnếu không có niềm yêu mến con trẻ. Hoa vạn thọchẳng thểxuất hiện nếu không có lòng hiếu thảo cảm động của người con trai hết lòng yêu mẹ(Một người con có hiếu). Hoa đào ra đời từtình yêu chung thủy son sắt giữa cô gái thêu tài và chàng trai dệt giỏi (Cô gái thêu tài và chàng trai dệt giỏi). Cây bông lau là hình dáng mái tóc bạc của một cụgià có tình yêu hồn hậu dành cho những loài chim có giọng hót hay (Chim lưu ly). Cây tre là hóa thân của tình người chởche cho nhau trong những lúc khó khăn ngặt nghèo (Hai ông cháu và túp lều dột nát). Quảbưởi là kết quảcủa tình đoàn kết anh em và tấm lòng yêu làng xóm tha thiết của những con người biết gắn bó niềm hạnh phúc của riêng mình với sựtồn vong của quê hương lúc giặc đến xâm lược (Tép lên cây). Quảnhãn là hóa thân củatình bạn đẹp đẽgiữa chú bé nhỏvà loài rồng (Em bé và rồng con) Với cách lí giải rất có duyên, có tình, Phạm Hổkhiến cho các bạn đọc nhỏtuổi thấy được giá trịcủa tình yêu thương trong cuộc sống. Chính tình yêu của con người đã làm nảy sinh muôn vạn loài hoa, muôn nghìn loài quả. Và phải chăng, cũng chính nhờtình yêu ấy mà mỗi loài hoa thêm đẹp hơn, rực rỡhơn, mỗi loài quảthêm ngọt hơn và dinh dưỡng hơn cho đời sống vật chất lẫn tinh thần của chúng ta hôm nay?
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9883 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Nhưng nay thì bạn con theo gia đình đi xa, không ở đây nữa rồi. Trước khi
đi, bạn con có nói với con rằng: Dù ở đâu, cứ tối đến, con với bạn con cứ nhìn lên các ngôi sao là coi như
sẽ gặp nhau, vì vậy con muốn lần này cha tạo cho con một loài quả hình có nhiều cánh như ông sao và
khi cắt ngang thân quả từng lát để ăn, con lại sẽ có được rất nhiều hình giống như các ông sao nhỏ”
(Quả có nhiều khía).
Cho dù ngày hôm nay, khoa học - cùng với trí tuệ tuyệt vời của con người - có thể giải thích thế
giới, giải thích nguồn gốc của vũ trụ, của thiên nhiên và sự sống một cách chính xác, nhưng trẻ em thì bao
giờ cũng muốn tìm hiểu mọi sự tích theo sức tưởng tượng của riêng mình. Cách giải thích của Phạm Hổ
ở mức độ nào đó không đi đúng tinh thần khách quan của khoa học đời sống nhưng cách lí giải ấy mãi
được trẻ em yêu thích. Người lớn cũng không thể phản đối vì nó nói đúng cái lôgíc của trẻ con.
Lấy điểm nhìn từ trẻ em, Phạm Hổ còn viết một số truyện ngắn về tình yêu. Tất nhiên, đã là những
câu chuyện tình yêu hẳn nó phải có những cung bậc tình cảm thương nhớ sầu cảm… như bất cứ một câu
chuyện tình nào dành cho người lớn. Vậy phải chăng Phạm Hổ đã quá vội vàng khi lứa tuổi của các em
chưa nên để lòng vướng bận suy nghĩ về vấn đề đó?
Trong một tiểu luận phê bình, Thạch Lam đã từng nhấn mạnh: “Người ta chớ lầm tưởng là viết cho
trẻ con thì viết thế nào cũng được. Chúng ta chớ quên là trẻ con có lí luận và trí quan sát của riêng nó,
nhiều khi xác đáng và tinh tường hơn của người lớn. Trẻ con nhìn đời bằng con mắt mới, và trí xét đoán
trong sạch, chưa bị những tập quán làm mờ… Viết cho trẻ đọc, trước hết là đứng thay vào chỗ trẻ, và tự
làm mình trẻ lại, tìm lại cái trí tò mò tỉ mỉ, cái lí luận thẳng thẳn, và nhất là cái độc lập tự do lạ lùng của
trí não trẻ con” [71, tr.227]. Tuy nhiên, không thể để các em “bé” mãi được, viết cho thiếu nhi còn cần
phải đặt ra việc làm sao khi trẻ tiếp xúc với tác phẩm, trẻ có thể tự nâng cao khả năng trình độ nhận thức
và cảm xúc thẩm mĩ. Điều đó có nghĩa là: viết cho thiếu nhi, các nhà văn không phải chỉ đi vào những đề
tài gợi lên nét trong sáng, ngây ngô, hồn nhiên như tâm hồn của người tiếp nhận. Trẻ em cần được biết và
có quyền được biết những mặt khác, thậm chí là cả mặt trái của cuộc đời mà sau này các em, dẫu muốn
dẫu không, vẫn phải đối diện. Do đó, có thể các em chưa cần biết những cảm xúc dạt dào, say đắm của
tình yêu nhưng các em cần hiểu được bản chất quan trọng và giá trị đích thực của tình cảm đẹp đẽ ấy.
Vì vậy, dẫu biết rằng các em còn thơ ngây song việc hiểu thêm về phẩm chất đẹp của tình yêu
trong thế giới con người, theo chúng tôi, là một việc làm cần thiết. Tất nhiên, viết cho thiếu nhi, màu sắc
tình yêu cần phải được tô vẽ và lí giải một cách hợp lí, phù hợp với lứa tuổi. Qua một số truyện như: Màu
áo màu hoa, Cây một quả, Ba chiếc áo ba màu, Cô gái thêu tài và chàng trai dệt giỏi…, Phạm Hổ đã giúp
các bạn đọc nhỏ tuổi hình dung về thế giới tình yêu của người lớn. Cái hay của Phạm Hổ là ông biết trộn
lẫn cái nhìn sâu sắc của người lớn với cách nhận thức trong sáng nhưng không hề giản đơn của những tâm
hồn tuổi thơ. Trong truyện Cây một quả, nhà văn miêu tả hành trình tìm kiếm và khẳng định tình yêu bất
tử của chàng trai nghèo. Con đường tình yêu chân chính, cao đẹp không trải nhiều thảm hoa với hương sắc
rực rỡ như không ít người thường nghĩ. Phạm Hổ muốn nói với các em rằng: chỉ khi nào trải qua những
thử thách, nhiều lúc hết sức gian nan, thậm chí có thể trong khoảnh khắc nào đó rất dễ nản lòng, nhưng
bản chất tình yêu là cây một quả, là sự thủy chung, là cái tình trọn vẹn trước sau. Truyện có sự xuất hiện
của lực lượng thần kì (bà Tiên Nhân Hậu) nhưng chàng trai đã chinh phục trái tim của cô gái và sự bằng
lòng của bố mẹ cô gái không bằng bất cứ một thứ phép màu nhiệm nào mà bằng tấm lòng rất mực chung
tình. Hoặc trong truyện Màu áo màu hoa, tác giả lí giải tình yêu rất giản dị: “Không thương nhau thì mới
quên được nhau, chứ đã thương nhau rồi thì dẫu cách xa trăm sông, trăm núi vẫn gần nhau thôi”.
Rõ ràng, với cách viết về tình yêu như thế, Phạm Hổ chưa từng vi phạm nguyên tắc sáng tạo cho
trẻ. Ông vừa gọi đúng tên bản chất của tình yêu để trẻ có thể hình dung trong tương lai, vừa không làm
xáo trộn tâm hồn vốn non nớt, hồn nhiên, thơ ngây của chúng.
Tựu trung, dẫu viết về bất cứ đề tài nào, dẫu cảm hứng đi từ các nguồn khác nhau, truyện viết cho
thiếu nhi của Phạm Hổ vẫn quy tụ về một điểm nhìn, một chỗ đứng. Điểm nhìn của đôi mắt trẻ thơ trong
sáng khi nhìn đời, chỗ đứng của người yêu và hiểu những khát vọng trong lòng con trẻ. Đó là nét đẹp
trong tình yêu mà người viết dành cho đối tượng thưởng thức. Cách lí giải thế giới thiên nhiên, thế giới
tình cảm, thế giới cuộc đời của Phạm Hổ đều được soi chiếu thông qua lăng kính của tình yêu trẻ. Quán
triệt điều này trong hầu hết các câu chuyện viết cho thiếu nhi, quả là một việc làm không dễ dàng, nếu như
nó không thật sự xuất phát từ trái tim của một người giàu tình yêu thương trẻ em như trái tim của nhà văn
Phạm Hổ.
Chương 3: NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ
3.1. Nghệ thuật dựng truyện
Trước khi tìm hiểu nghệ thuật dựng truyện của Phạm Hổ, chúng ta thử xem xét cách kể của câu
chuyện sau:
“ Ngày xưa, thế giới còn hỗn loạn, bát nháo.
Một hôm, ngồi buồn, trời bèn tí toáy nặn ra trái đất. Thương trái đất tối tăm, trời làm thêm mặt
trời, mặt trăng, rồi vô số các vì sao. Thấy trái đất được chiếu sáng mà vẫn cứ đen đủi, xấu xí, trời liền phủ
cho nó một thảm cây xanh.
Chán cảnh đất đá, cây cối cứ im lìm như chết, trời lại nặn thêm hàng đàn hàng lũ động vật. Xong
việc, trời định bỏ đi, nhưng bỗng nghĩ lại: bỏ mặc cả giang sơn gấm vóc thế kia thì uổng quá! Hay là cho
chúng một tên quản lí? Và trời vội vã làm ra con người!
Nhưng ngay hôm đầu, người đã than phiền với trời : động vật có chân còn tự đi kiếm mồi mà ăn,
còn thực vật không có chân thì ăn gì? Trời suy nghĩ một lát rồi phán: “Chôn rễ nó xuống đất, để rễ hút
nước, chuyển lên cho lá. Lá hút thêm khí trời rồi hòa với nước để tự làm ra cái cho cỏ cây ăn”
Người làm theo lời trời dặn, đem trồng cây xuống đất. Rễ cần cù hút nước. Hút một lúc thấy mệt và
đói, rễ đòi lá cho ăn. Lá chăm chỉ hít khí trời đã lâu, đang sốt ruột chờ rễ chuyển nước lên. Nghe rễ làu
bàu, lá quát “Nước chẳng chuyển lên, lấy gì hòa với khí trời, mà làm ra cái ăn? Mày tưởng tao no hả?”
Rễ nghĩ ra, cười thầm rồi đấu dịu: “Thì xin lỗi vậy! Nhưng thức ăn nặng, mày đổ chảy xuống thì
dễ. Nước cũng nặng, tao làm sao đổ ngược lên cho mày hở lá? Tao vừa thấm hút vừa đùn đẩy cũng chỉ
dồn được nước lên khoảng nửa mét là mệt thôi”
Lá cũng bí liền dấm dẳng: “Cứ bảo thằng thân giải quyết. Việc chúng mày, chúng mày lo”
Thân nãy giờ ngồi nghe, liền phân trần: “Thì tớ chẳng lo xong phần tớ là gì? Toàn ống dẫn loại
xịn, đã xếp cẩn thận thành những bó riêng rẽ rồi đấy nhé. Đây bó gỗ để dẫn nước lên. Còn đây bó “libe”
để dẫn thức ăn lỏng xuống. Thôi đừng cãi nhau nữa. Cái hóc búa là bơm nước lên. Tao sẽ dùng sức “mao
dẫn”. Nếu ống thật bé, riêng tao sẽ đưa nước lên được khoảng 1.5 m, nhưng chỉ thế thôi đấy nhé”
Lá thừ người suy nghĩ. Một lát sau, lá bảo: “Thôi được, phần còn lại để tụi tao lo. Ê, họ hàng nhà
lá, có tí nước nào thì cho bốc hơi ngay đi để tạo sức “lôi cuốn” mạnh. Nước vốn có sẵn sức kết dính. Hút
được nước nằm ở trên lên, cả cột nước trong ống dẫn sẽ lên theo. Nào”.
Thế là hàng trăm, hàng ngàn chiếc lá trên cây làm theo răm rắp và bốc hơi xả láng…” [44, tr.5-
6].
Nếu so sánh giữa cách trình bày khoa học về quá trình sinh trưởng của cây với cách kể trên, con
đường nào dễ dàng chinh phục người đọc, nhất là người đọc thiếu nhi hơn? Rõ ràng, với những cách nói,
cách mô tả, cách kể khác nhau, hiệu quả đem đến cho bạn đọc là không đồng nhất. Với cách kể chuyện
như trên, thiên nhiên trong sự nhận thức của trẻ em sẽ là một thế giới sống động và hết sức kì lạ, thú vị,
hấp dẫn và lôi cuốn. Với cách kể ấy, người viết sẽ tìm được con đường ngắn nhất đi vào tư duy nhận thức
lẫn thế giới tình cảm của lứa tuổi nhiều mơ mộng, thích tưởng tượng và say mê khám phá thế giới kì thú
xung quanh mình.
Dẫn dắt dài như thế, người viết thực ra chỉ muốn khẳng định một điều: có nhiều phương thức để kể
một câu chuyện cho trẻ em, nhưng tài năng của một nhà văn thiếu nhi nằm ở tài chinh phục sự háo hức,
quan tâm của các bạn đọc nhỏ tuổi ấy. Vì vậy, chúng ta không thể không nói tới nghệ thuật dựng truyện
độc đáo, lôi cuốn của nhà văn viết cho thiếu nhi ấy.
Tìm hiểu nghệ thuật dựng truyện của Phạm Hổ, trước hết, chúng tôi quan tâm nhiều đến cách tác
giả lựa chọn thể loại văn xuôi để chuyển tải cảm hứng tư tưởng mà chúng tôi đã tìm hiểu trong chương 2.
Bởi với từng thể loại, cách dựng truyện của nhà văn theo đó có những đặc điểm riêng. Với nguồn cảm
hứng phong phú giàu có về thế giới thiên nhiên vừa quen thuộc vừa bí ẩn xung quanh lứa tuổi thần tiên,
Phạm Hổ có thể chọn lối viết đồng thoại quen thuộc mà các nhà văn khác như: Tô Hoài, Võ Quảng, Vũ
Tú Nam, Phong Thu… đã từng lựa chọn. Bởi đồng thoại vốn là một thể loại khá đặc biệt của văn học, có
sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và yếu tố tưởng tượng. Điều cốt yếu là nhân vật chính của đồng
thoại thường là động vật, thực vật hoặc những vật vô tri, vô giác nhưng được mang tính cách “người”, do
đó, nhà văn sẽ rất thuận lợi khi chuyển tải cảm hứng tư tưởng về huyền thoại của tự nhiên. Phạm Hổ đã
từng viết truyện đồng thoại Những chú sẻ con (1988) nhưng đó không phải là sự lựa chọn mang tâm huyết
cả đời của nhà văn Phạm Hổ. Thể loại Phạm Hổ theo đuổi nhiều năm như một niềm đam mê là thể loại cổ
tích - loại cổ tích hiện đại.
“Truyện cổ tích hiện đại là thể loại văn học có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố dân gian và
yếu tố hiện đại. Các tác giả đã dùng hình thức dân gian để trình bày một vấn đề, một nội dung mới, hiện
đại” [48, tr.115]. Truyện cổ tích hiện đại có ba xu hướng: viết lại những câu chuyện cổ tích dân gian, viết
tiếp truyện dân gian và sáng tác những câu chuyện cổ tích mới. Khái niệm truyện cổ tích hiện đại được
dùng để phân biệt với truyện cổ tích dân gian. Và vì cổ tích dân gian ra đời trong lòng văn hóa dân gian
thuở xưa nên những câu chuyện cổ tích được viết trong thời hiện đại hôm nay còn được gọi là cổ tích mới.
Nhà văn Phạm Hổ cũng thử mình trên cả ba hướng: Ngựa thần từ đâu đến (xu hướng viết lại), Lửa vàng,
lửa trắng và Lửa vàng, lửa trắng, lửa nâu (xu hướng viết tiếp), Chuyện hoa, chuyện quả (cổ tích mới).
Truyện cổ tích vốn là một thể loại chiếm ưu thế cả về số lượng và vị trí tiêu biểu của nó trong loại
hình những sáng tác dân gian tự sự. Rất nhiều câu chuyện cổ tích dân gian đã từng làm chủ thế giới tâm
hồn của các bạn đọc thiếu nhi. Và từ rất lâu, truyện cổ tích trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ
thơ của mỗi dân tộc… Nhưng cổ tích dân gian ra đời từ thời xa xưa, nó có còn cần chăng cho thời đại
khoa học kĩ thuật phát triển? V.Ia. Prốp - một nhà folklore học Xô Viết đã khẳng định: “Sự không phù hợp
với hiện thực, bản thân điều bịa đặt đã đem lại một khoái cảm đặc biệt. Trong truyện cổ tích thần kì, hiện
thực bị lộn trái ra một cách có chủ tâm. Và đối với nhân dân, toàn bộ vẻ đẹp của truyện cổ tích là ở chỗ
đó” [71, tr.69].
Chọn thể loại cổ tích, Phạm Hổ có tính chăng đến việc giải thích thế giới theo kiểu hoang đường và
huyền hoặc sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự nhận thức thế giới theo tinh thần khoa học chính xác của trẻ
em? Câu hỏi này quả là một vấn đề quan trọng đặt ra không chỉ cho riêng Phạm Hổ mà còn cho tất cả
những nhà văn đang muốn tìm lại thế giới cổ tích cho tuổi thơ qua những sáng tác của mình.
Thực ra, chọn cách dựng truyện theo lối cổ tích, Phạm Hổ đã cương quyết khẳng định: yếu tố kì
diệu, hoang đường trong truyện cổ tích đáp ứng nhu cầu chính đáng về mặt tinh thần của tuổi ấu thơ và nó
hoàn toàn không đi ngược với tinh thần khoa học. Bởi với những đặc trưng riêng của thể loại, truyện cổ
tích thật sự góp phần làm nảy sinh và nuôi dưỡng lòng nhân hậu, tính trung thực, lòng say mê lí tưởng và
óc tưởng tượng của trẻ em. Cho nên, viết những câu chuyện cổ tích mới, Phạm Hổ đã “bắt” được nhu cầu
tinh thần chính đáng ấy của tuổi thơ.
Thật ra, Phạm Hổ không phải là nhà văn sáng tạo ra kiểu dựng truyện theo lối cổ tích hóa. Trẻ em
trên thế giới đã từng say sưa nhiều với những câu chuyện cổ tích hiện đại của Perôn (Pháp), của anh em
Grim (Đức), của Aphanaxêep (Nga)... và nhất là những câu chuyện tuyệt vời như Cô bé bán diêm hay Nữ
thần băng giá, Chú lính chì dũng cảm… của nhà viết cổ tích thiên tài An-đec-xen (Đan Mạch). Ở Việt
Nam, Phạm Hổ cũng không phải là nhà văn duy nhất viết thể loại cổ tích mới này. Tú Mỡ đã từng viết lại
truyện Tấm Cám. Bạn đọc Việt Nam cũng chưa quên câu chuyện cổ tích mới Con cóc là cậu ông trời hay
Tìm mẹ của Nguyễn Huy Tưởng. Sau 1975, một cây bút thân thiết của thiếu nhi là nhà văn Tô Hoài đã cho
ra đời bộ ba câu chuyện Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử. Đó là những câu chuyện được viết theo
xu hướng mượn cổ tích dân gian để viết lại. Tô Hoài đã giúp thiếu nhi Việt Nam vén tấm màn huyền thoại
để biết về sự thật cuộc sống và con người thuở xa xưa. Tuy nhiên, nếu Tô Hoài khai thác lịch sử gắn với
màu sắc kì ảo có tính chất huyền thoại thì Phạm Hổ là nhà văn đầu tiên mạnh dạn thể nghiệm con đường
sáng tác cổ tích mới cho thiếu nhi. Hơn hai mươi năm (1972-1995), Phạm Hổ miệt mài và say sưa đi tìm
sự tích của muôn loài cây lá quanh chúng ta, Phạm Hổ tặng cho thiếu nhi Việt Nam 47 câu chuyện cổ tích
mới.
Một khi mượn cách triển khai mạch truyện theo lối cổ tích hóa, Phạm Hổ không thể không chú ý
đến những đặc trưng cơ bản của cách kể chuyện dân gian như cách xây dựng cốt truyện, không gian - thời
gian, các mô típ quen thuộc. Truyện cổ tích vốn được định danh là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự
nên “thuộc tính của nó là xây dựng trên những trục cốt truyện” [55, tr.129]. Và cốt truyện của truyện kể
dân gian có những đặc trưng riêng, không giống cốt truyện trong truyện ngắn hay tiểu thuyết cận - hiện
đại. Truyện dân gian thường sử dụng những công thức có sẵn trong kho tàng văn liệu dân gian như các
kiểu mở đầu, các kiểu kết thúc và hàng loạt những mô típ nghệ thuật có sẵn. Theo Tăng Kim Ngân: dưới
cái nhìn Hình thái học truyện cổ tích của Prốp thì cấu tạo của truyện cổ tích được xác định như sau: một
tai họa nào đó xảy ra - người ta cần sự giúp đỡ của nhân vật - nhân vật lên đường tìm kiếm - dọc đường
anh ta gặp một người nào đó, người này thử thách nhân vật và ban cho anh ta phương tiện thần kì - nhờ
phương tiện thần kì, anh ta tìm thấy đối tượng của mình - nhân vật trở về được ban thưởng [55, tr.112].
Cũng dưới cái nhìn hình thái truyện cổ tích như thế, chúng tôi tạm xây dựng mô hình cấu tạo cốt
truyện trong truyện của Phạm Hổ như sau: nhân vật gặp tai họa - nhân vật gặp gỡ lực lượng thần kì - nhân
vật vượt qua thử thách - kết thúc bằng sự hóa thân. (Trong phụ lục 2, chúng tôi đã khảo sát một số truyện
để làm dẫn chứng)
Có thể thấy, cách dựng truyện của Phạm Hổ rất gần gũi với cách cấu tạo cốt truyện của cổ tích dân
gian. Nhà văn học tập ở dân gian nghệ thuật tạo dựng xung đột để dẫn tới những diễn biến hợp lí của sự ra
đời huyền thoại các loài cây quả và cây hoa. Tuy nhiên, là một nhà văn hiện đại, ngay trong tạo dựng cốt
truyện, Phạm Hổ đã thể hiện những cách tân trong lối viết sự tích về thiên nhiên.
Trước hết, Phạm Hổ thể hiện một lối viết cổ tích mới mẻ khi ông chủ tâm phân tích và mô tả để tạo
dựng tình huống trong những câu chuyện của mình. Trong truyện của Phạm Hổ, cốt truyện đã được lược
đi, tác giả ít quan tâm tới tình tiết mà có thiên hướng tạo dựng những cảnh huống - tức những tình huống
ngoại cảnh để dẫn đưa người đọc vào thế giới tâm trạng và ý nghĩ của nhân vật. Trong truyện Cái áo
choàng lông cáo, để nhân vật Quỳnh trong buổi đầu tìm hiểu về chàng Cao, nhà văn tạo dựng cảnh huống:
Quỳnh bất chợt nghe giọng hát của Cao:
“Núi có bao nhiêu ngọn, rừng có bao nhiêu cây, chỉ có tôi đây, quanh năm suốt tháng đêm ngày
một thân… Giọng hát buồn buồn nghe một lần không thể nào quên nổi. Người nghe thấy mình như có dự
phần vào việc làm cho anh đau khổ”.
Khoảnh khắc vô tình nghe tiếng hát chứa nhiều tâm sự của chàng trai trẻ đã khiến trái tim cô gái
giàu tình cảm như Quỳnh xúc động. Khoảnh khắc tri âm tri kỉ ấy cũng là phút dạo đầu chắp cánh cho một
mối tình đẹp song cũng chứa ít nhiều dự cảm cho một kết thúc buồn. Và quả thật, mạch truyện theo tình
huống trên đã phát triển một cách rất hợp lí về câu chuyện cuộc đời nhiều bất hạnh của Cao lẫn Quỳnh.
Hay trong truyện Cây đàn và bầu rượu của người thầy, Phạm Hổ đã xây dựng một cảnh huống xúc
động để thể hiện nỗi lòng của người thầy dạy đàn cô đơn: “Đêm hôm sau là đêm rằm. Bầu trời trong vắt.
Trăng sáng đầy trời. Ông ngồi một mình trên bãi cát ven sông. Sông sáng rực dưới ánh trăng. Không
bóng một con đò…Trăng sáng. Rượu ngon. Ông vừa đánh đàn vừa thấy mình như đang chơi vơi giữa
lưng trời, ở trên mặt con sông sáng rực ánh trăng...”. Không gian trong vắt và sáng rực, tấm lòng người
thầy dạy đàn cũng sáng rực như vậy. Chỉ có điều, không gian càng sáng thì người thầy càng thấy lạnh khi
nhìn lại cuộc đời trôi dạt lênh đênh không một mái nhà. Không phải ngẫu nhiên khi Phạm Hổ tạo dựng
một không gian “cực tĩnh” như vậy. Tất cả như ngưng đọng để tiếng đàn của thầy đánh lên thêm vang
vọng, ai oán và thê lương. Tiếng đàn hay tiếng lòng cô đơn đang trải ra cùng trăng nước rộng lớn:
“Đời tôi
Cả cuộc đời tôi
Suốt cuộc đời tôi
Một đám mây trôi
Một cánh chim giữa trời
Một tiếng đàn vừa khóc vừa cười
Một chiếc lá cứ xoay tròn không chịu
Bao giờ lá chạm đất?
Bao giờ chim bay khuất?
Bao giờ mây ngừng trôi?
Ai ơi!
Đàn ơi!
Đời ơi!”.
Mặt khác, trong lúc dựng truyện, Phạm Hổ luôn hướng tới đối tượng trung thành là các bạn đọc
nhỏ tuổi của mình. Vì vậy, trong hầu hết truyện viết cho thiếu nhi, khi xây dựng tình huống, tác giả đều
thêm những chi tiết nghệ thuật có vai trò là bước đệm cho sự phát triển của mạch truyện về sau. Phạm Hổ
đặt ra những tình huống ứng nghiệm nhằm giúp trẻ em nhận thức được lôgíc của cuộc sống. Trong câu
chuyện Màu áo màu hoa, nhân vật Sinh vì chạy theo lượm những đồng tiền vàng mà sém chút rơi xuống
vực sâu. Bà Tiên Nhân Hậu đã kịp thời thức tỉnh anh rằng đó chỉ là hạnh phúc ảo ảnh, rằng hạnh phúc
thực luôn ở bên cạnh mình và do chính bàn tay mình tạo dựng. Bà tiên đã dặn Sinh: “Ta chỉ cứu một lần
thôi. Lần sau con phải biết tự cứu mình. Đừng để cho những cái xấu nó làm mờ mắt mình và lôi mình đi
theo nó”. Sinh đã thề hứa với nhân vật Nhài và thậm chí còn nói ra lời nguyền: “Anh mà quên lời thề thì
anh sẽ mù hai mắt”. Và quả là sau này, Sinh đã chạy theo đam mê của quyền lực, giàu sang mà quên đi
mối thâm tình thuở hàn vi nên lời thề đã ứng nghiệm: “Lúc đầu Sinh uất lắm, không chịu nghe lời ông
chú. Nhưng đến lúc ông ta dẫn Sinh đi gặp người con gái nhà giàu mà ông định dạm hỏi cho anh thì anh
bắt đầu nao núng. Và mỗi ngày qua, như một cái cây bị lỏng gốc, Sinh cứ bị ông chú lôi kéo ngả dần về
phía ông. Cuối cùng thì anh đồng ý cưới cô vợ xinh đẹp và giàu có kia. Cũng là lúc anh bắt đầu quên hẳn
Nhài. Ngay sau khi anh nhận lời lấy vợ thì bỗng nhiên hai con mắt anh mờ đi, không còn trông thấy gì
nữa. Anh biết bà tiên đã trừng phạt anh vì anh đã quên lời thề với Nhài năm nào”.
Ngoài ra, như chúng ta đã biết, hình thức đặc trưng của truyện cổ tích là không gian - thời gian khá
đặc biệt. Không gian, thời gian trong truyện cổ tích xưa thường mang tính phiếm chỉ và thường đó là một
cõi xa xăm, mờ ảo, thực thực, hư hư. Cổ tích hiện đại của Phạm Hổ cũng bắt đầu bằng cái khung thời gian
quen thuộc ấy. Phạm Hổ dẫn dắt bạn đọc đi vào thế giới cổ tích bằng cách bước vào một trường thời gian
quá khứ thật xa xăm. Đó là : “Ngày xưa, rất xưa” (Những bàn tay nhiều ngón), “Ngày xưa… xưa... xưa...
ở tại một nước nọ có…” (Bài thi nhập học), “Ngày xưa, xưa lắm...” (Hạt ngày, hạt đêm), “Ngày xửa, ngày
xưa” (Chọn rể quý), “Ngày xưa...”(Những quả ổi biết kêu)… Tuy nhiên, nếu thời gian trong cổ tích xưa
“không vận động, cũng không biến đổi” [13, tr.45] thì thời gian trong cổ tích mới của Phạm Hổ luôn
động, chuyển dịch theo lôgíc của thời gian đời thường. Cách dựng truyện theo khung thời gian chuyển
động của Phạm Hổ là cách ông thuyết phục thiếu nhi tin vào những gì đã diễn ra. Trẻ em ngây thơ, hồn
nhiên thật nhưng để “dụ” chúng thì không phải giản đơn. Nhà văn không muốn và không thể đánh lừa trẻ
rằng thời gian đời người là vĩnh viễn, rằng con người sẽ không già đi dù trải qua bao thử thách. Cho nên,
chàng trai trong truyện Cây một quả ra đi tìm hạnh phúc phải trải qua thời gian dài trên đường đầy gió bụi
chông gai. Nhà văn không vội vàng đưa chàng “bay vụt” qua ba năm như tác giả dân gian trong những
câu chuyện cổ tích thường làm “Thấm thoát đã ba năm, anh trai cày làm thuê cho lão phú nông...” (Cây
tre trăm đốt). Chàng trai trong truyện Cây một quả của Phạm Hổ mỗi ngày đều nếm cái đắng chát của
cuộc sống vất vả, lẻ loi: “Anh đi hết ngày này sang ngày nọ, hết tháng này sang tháng kia. Mùa xuân chim
én chỉ đường. Mùa hạ tiếng chim cuốc mách lối. Mùa thu có chim gáy. Mùa đông đã có chim két… Anh
đi, đi mãi, đi từ cái ấm áp của mùa xuân đến cái oi bức của mùa hè, từ cái mát mẻ của mùa thu đến cái
gió rét của mùa đông”. Tất nhiên, thời gian ba năm mà chàng trai trải qua vẫn là thời gian phiếm chỉ -
thời gian tượng trưng cho quá trình thử thách tấm lòng chân tình thủy chung một dạ của chàng. Song, với
cách miêu tả của Phạm Hổ, người đọc hiểu được đó là thời gian thử thách thật sự mà chàng trai phải trải
qua bằng cả mồ hôi và nước mắt. Nó không dễ dàng với bất cứ ai thiếu lòng kiên trì và trái tim chân
thành. Vì vậy, hạnh phúc mà chàng đạt được mới có ý nghĩ lớn lao, bởi thực tế không có một thứ quả nào
có khả năng làm nguôi ngoai hận thù, chỉ có quả tim chân tình làm người ta cảm động.
Hoặc trong truyện Bài thi nhập học, cậu bé học trò thông minh tầm sư học đạo phải trải qua một
quãng đường xa ứng với thời gian đủ làm người khác phải nản chí: “Cậu đã đi mấy ngày đường mà hỏi ai,
ai cũng bảo hãy còn xa… Đến ngày thứ mười, ngôi nhà của ông thầy mới hiện ra trước mặt… Cậu bé
ngồi ngoài hiên, chờ người để hỏi. Chờ từ trưa cho đến xế chiều. Mệt quá, cậu bé nằm xuống ngủ thiếp,
quên cả chuyện đem gói cơm nắm từ lúc sáng ra ăn. Hương hoa ngâu, hoa đại bay sang, thơm phảng
phất. Tiếng khánh gió khua cứ kêu lanh canh, lanh canh…”. Như vậy, thời gian trong truyện của Phạm
Hổ là thời gian vận chuyển theo lôgíc của thời gian thực tế, thời gian vật lí của cuộc sống mà thiếu nhi đã
ít nhiều ý thức được. Và lối miêu tả thời gian trôi chảy chậm chạp từng phút từng giây hay dồn nén thời
gian khi cần thiết là thủ pháp độc đáo của những cây bút viết truyện ngắn hiện đại.
Trong cái khung lớn là thời gian của quá khứ xa xăm, mờ ảo, xưa xưa, nhưng với cách dựng truyện
mới, Phạm Hổ đưa ý thức thời gian của người hiện đại vào trong truyện. Trong quan niệm tổng quát về
thế giới của người xưa, ý niệm về thời gian thường không xác định, nếu có, thời gian chỉ hiểu theo một
cách tương đối. Còn Phạm Hổ - người viết cổ tích mới - miêu tả thời gian rất cụ thể: sáng, trưa, chiều tối,
một ngày, một năm… Chẳng hạn như: “Đêm yên tĩnh đến kì lạ. Nếu không có con chim gì đó lúc lúc lại
kêu lên, cậu bé sẽ có cảm giác như gian nhà đang trôi nổi trên lưng trời và trên đời này chỉ có ông cụ
cùng cậu với mùa hương hoa ngâu, hoa đại, với tiếng khánh cứ kêu lanh canh, lanh canh như đang to nhỏ
với nhau điều gì. Ông cụ ở phòng ngoài vẫn thức ngồi đọc sách bên cạnh ngọn đèn dầu. Đến khuya ông
cụ mới đi nằm. Sáng ra, cậu bé dậy sớm định đi nấu nước pha trà cho ông cụ thì thấy ông cụ đã uống
xong và đang chuẩn bị đi đâu” (Bài thi nhập học).
Ngoài ra, một nét độc đáo nữa trong cách xây dựng thời gian trong truyện của Phạm Hổ là thời gian
tâm trạng. Trong cổ tích xưa, không gian - thời gian được xem đơn giản như một cái nền mà trên đó số
phận, hành động của nhân vật chính được diễn ra. Còn trong truyện của Phạm Hổ, thời gian vận động theo
diễn biến tâm trạng của nhân vật. Trong tác phẩm Chuyện nàng Mây, thời gian dài lê thê, triền miên trong
nỗi nhớ nhà, nhớ đến người cô thân yêu, nhớ bà con làng xóm của nàng Mây. Hoặc trong câu chuyện Cô
gái thêu tài và chàng trai dệt giỏi, thời gian như được ngưng đọng với tâm trạng tha thiết yêu thương và
nhớ chồng của cô gái: “Cô gái đẹp trên đường về cung, nhớ mẹ, nhớ người yêu, không ăn không ngủ.
Nàng cởi chiếc áo đẹp ra ngắm để nguôi nhớ mẹ và người thương. Nhưng càng ngắm, nhớ thương càng
dạt dào. Nàng bỗng nhớ ra một cách để gởi lòng mình về với mẹ, với người yêu. Nàng cắt tất cả những
bông hoa thêu trên áo và gởi c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN020.pdf