MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 11
1.1. Dẫn nhập . 11
1.2. Khái quát về tục ngữ . 12
1.3. Tục ngữ của người Mường . 22
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA TỤC NGỮ MƯỜNG . 30
2.1. Đặc điểm về vần, nhịp của tục ngữ Mường. 30
2.2. Đặc điểm về câu của tục ngữ Mường . 38
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỤC NGỮ MƯỜNG . 45
3.1. Những kiểu cấu trúc thường sử dụng để xây dựng hình tượng trong
tục ngữ Mường. 45
3.2. Nghĩa đen và nghĩa bóng trong tục ngữ Mường. 50
3.3. Biểu trưng động vật tiêu biểu trong tục ngữ Mường . 70
KẾT LUẬN . 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 78
PHỤ LỤC. 83
122 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm tục ngữ Tiếng Mường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối để ướp
thịt trâu. Câu tục ngữ trên ứng dụng vào việc nói vui khi trong nhà có người già thì phải
chuẩn bị đồ khâm liệm, áo quan phòng bất trắc.
Nhìn chung, ẩn dụ là một phương thức so sánh rất đặc biệt, được sử dụng khá phổ
biến trong tục ngữ nói chung và tục ngữ Mường nói riêng. Dựa trên cơ sở nền văn hoá
50
của tộc người, cùng với tư duy linh hoạt và sáng tạo của người dân tộc Mường, cấu trúc
ẩn dụ thể hiện việc họ khám phá ra một đối tượng có nhiều nét tương đồng hoặc nhiều
đối tượng có thể có một nét tương đồng để gắn cho nó những vỏ ngữ âm sống động, đa
dạng, phong phú giữa cái dùng để so sánh có thể đáp ứng với cái được dùng để so sánh.
Dựa trên cơ sở nền văn hoá riêng của dân tộc mình, người Mường đã thể hiện được năng
lực nhận thức, tư duy, ngôn ngữ ở một trình độ nhất định.
Hai phương thức sử dụng hình ảnh tiêu biểu trong cấu trúc hình thức của tục
ngữ Mường được khảo sát là: cấu trúc so sánh, cấu trúc ẩn dụ. Đây là những cấu trúc
cơ bản, là cơ sở quan trọng để tìm hiểu khám phá những đặc trưng về mặt ngữ nghĩa
của tục ngữ Mường.
3.2. Nghĩa đen và nghĩa bóng trong tục ngữ Mường
Tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm dưới hình thức câu nói và thường được
dùng trong giao tiếp hàng ngày nhưng tục ngữ cũng là một tác phẩm thực thụ. Đây
là đặc điểm rất đặc biệt của tục ngữ. Tục ngữ chính là câu nói đạt trình độ nghệ
thuật cao, có những thủ pháp nhất định.
Trong khuôn khổ chương, chúng tôi ưu tiên đề cập đến tầng cấu trúc ngữ nghĩa
của tục ngữ. Phải thừa nhận rằng ngữ nghĩa của tục ngữ là một cấu trúc phức tạp
nhiều tầng song các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến tầng nghĩa hai tầng nghĩa
cơ bản của tục ngữ là nghĩa cơ sở và nghĩa phái sinh. Tầng nghĩa cơ sở được cảm
thụ qua tín hiệu ngôn ngữ chính là hệ thống hình ảnh của ngôn từ, còn các tầng
nghĩa phái sinh hình thành do sự liên hội theo quy tắc biểu trưng hoá ngữ nghĩa
dưới hình thức ẩn dụ hoá. Và cuối cùng tầng nghĩa được cảm thụ ở trình độ trừu
tượng và khái quát hoá cao nhất trong cấu trúc ngữ nghĩa của tục ngữ chính là chủ
đề hay nói chính xác là một thông điệp nghệ thuật của câu tục ngữ. Như vậy, trong
cấu trúc ngữ nghĩa nhiều tầng của tục ngữ, ở giới hạn cho phép của luận văn, chúng
tôi chỉ xét đến hai loại nghĩa truyền thống là: nghĩa đen - tầng nghĩa cơ sở được hiểu
trực tiếp thông qua các từ ngữ có mặt trong câu tục ngữ và nghĩa bóng - tầng nghĩa
phái sinh được hiểu gián tiếp thông qua nghĩa cơ sở
51
3.2.1. Nghĩa đen trong tục ngữ Mường
Thực tế tục ngữ có nhiều câu chỉ thuần tuý mang một nghĩa đen (nghĩa hiển
ngôn). Những câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen thường là cách dân gian ta dùng lối nói
trực tiếp, hiển ngôn để truyền bá kinh nghiệm, tri thức từ đời này sang đời khác của
tục ngữ. Phần lớn đó là các kinh nghiệm về tự nhiên, về sản xuất nông nghiệp và
một số ngành nghề phổ biến, về đời sống vật chất của con người.
Khảo cứu 629 câu tục ngữ Mường, chúng tôi nhận thấy số lượng câu tục ngữ
mang tính đơn nghĩa là 168 chiếm 26,7 %. Như vậy có thể kết luận rằng những câu
tục ngữ có tính đơn nghĩa trong tục ngữ Mường chiếm một số lượng không ít. Đây
là điều đặc biệt khác biệt của tục ngữ Mường với tục ngữ của người kinh, cũng là
minh chứng chứng minh rằng người Mường thường đơn giản trong sử dụng ngôn
ngữ giao tiếp. Họ không thích lối nói bóng bẩy vòng vo mà thường sử dụng lối diễn
đạt trực tiếp, ngôn ngữ trong sáng, giản dị. Số 168 câu tục ngữ Mường có tính đơn
nghĩa được chia đều cho các mảng kiến thức về kinh nghiệm thuộc các lĩnh vực sau:
3.2.1.1. Tục ngữ Mường đúc kết kinh nghiệm về thiên nhiên, thời tiết
Người Mường biết làm lúa nước rất sớm. Theo các nhà khảo cổ học thì cách
đây hàng vạn năm, người Mường đã biết “thuần giống” cây lúa nước. Lúc đầu,
trồng lúa nước chỉ là phụ trợ cho việc săn bắn hái lượm. Song về sau kinh tế của họ
chủ yếu dựa vào sản xuất lúa và trồng trọt. Chính vì vậy mà người Mường quan tâm
nhiều đến các vấn đề thời tiết trong sản xuất nông nghiệp. Việc xem xét các hiện
tượng thiên nhiên như gió, mây, mặt trời, mặt trăng, động vật, thực vật... đặt trong
mối tương quan với đất đai, cây trồng đúc rút thành những kinh nghiệm là một vấn
đề không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp của người Mường.
Tác động quan trọng nhất của thiên nhiên đối với sản xuất nông nghiệp là hiện
tượng mưa và nắng. Vì thế trong 30 câu tục ngữ kinh nghiệm về thiên nhiên thời tiết
của người Mường thì có đến 17 câu dự đoán về hiện tượng này (chiếm tỉ lệ 57 %).
Hầu hết nhóm những câu tục ngữ này đêu mang tính đơn nghĩa (hiểu câu tục ngữ
theo nghĩa gốc - nghĩa đen), có thể chia thành các nhóm nhỏ như sau:
52
* Dựa vào quan sát các hiện tượng xuất hiện trên bầu:
- Lôốm côốm khao cạn; Chản ản khao mưa
(Thưa thưa sao can; San sát sao mưa)
- Dù hè cạn, tản hè mưa (Dù thì cạn, tán thì mưa)
Câu tục ngữ trên nói về kinh nghiệm dự báo thời tiết của người Mường dựa
vào việc quan sát bầu trời, mặt sao, mặt trời: những hôm trời ít sao, sao mọc thưa
thì thời tiết ngày sau đó thường không có mưa và ngược lại. Hoặc khi quan sát mặt
trời nếu xung quanh mặt trời, mặt trăng có vầng tròn rộng như hình chiếc ô thì trời
cạn không mưa, nếu cũng có quầng mặt trời, mặt trăng nhưng tán không rộng, hay
có những đám mây bạc xếp thành những vảy cá thì có mưa
-Chơl ngao, clôốc hôm hè dào, clảng dào hè cạn
(Rực hồng, chập tối thì lũ, sáng mai thì cạn)
Cũng dựa vào quan sát mặt trời để xác định nắng mưa, người Mường còn có
cách theo dõi ánh hồng của mặt trời vào hai thời điểm sáng và chiều. Nếu ánh hồng
xuất hiện vào chiều tối thì trời sắp có mưa nhiều, mưa lớn có thể gây lũ, và ánh
hồng xuất hiện vào sáng sớm thì thời tiết sẽ hanh khô hạn hán.
- Mộit thiểng khẩm mộit nẩm coó xeng (Một tiếng sấm một nấm cỏ xanh)
Nấm là nắm bàn tay lại, tính từ dưới ngón út lên hết ngón cái là một nấm. Một
nấm chừng 10cm. Ý câu tục ngữ muốn nói khi bắt đầu có sấm, mưa thì cây cối mùa
màng vào giai đoạn sinh sôi phát triển. Từ đó, người làm nông xác định được thời
gian cần bón thúc cho cây lúa.
- Khẩm đôộng clước clời oó mưa; Clời cla mưa clời oó khẩm
(Sấm động trước trời không mưa; Trời ra mưa trời không sấm)
Câu tục ngữ là kinh nghiệm nhận xét về trời mưa khi nghe tiếng sấm. Trong
thực tế ở những vùng thung lũng người Mường sinh sống khi có sấm trước thường
trời không mưa, hoặc mưa rất nhỏ, còn những trận mưa nhiều nước thì thường
không có báo hiệu sấm trước. Đây là kinh nghiệm để nhận biết thiên nhiên mưa
nắng để tiện cho việc cầy bừa.
Từ việc phân tích, giải nghĩa những câu tục ngữ trên, chúng ta dễ dàng nhận
thấy, ý nghĩa của tất cả các câu tục ngữ đều được hiểu theo nghĩa đen (nghĩa hiển
53
ngôn) của câu. Nó thể hiện trình độ nhận thức về thế giới khách quan và tư duy
ngôn ngữ phản ánh thế giới khách quan của người Mường. Chỉ riêng cách quan sát
những hiện tượng xuất hiện trên bầu trời mà người Mường đã có được kiến thức về
khí tượng học rất quý báu. Có thể nói, những chiêm nghiệm đó là kết quả tất yếu
của quá trình lao động sản xuất nông nghiệp song cũng thể hiện mong ước khám
phá, tìm hiểu để sử dụng hoặc chinh phục thế giới tự nhiên của người Mường.
* Dựa vào kinh nghiệm về thời gian các mùa trong năm
- Khảng báy cạn náy clừa mạ lang cang
Phang chặyl leeng đồl đá mơ choo lả lốt
(Tháng bảy cạn nảy sướng mạ lang cang
Hoẵng chạy lên đồi bỏ mỡ cho lá lốt)
Lang Cang, người Mường Khụ, nay thuộc Ngọc Sơn, Lạc Sơn, Hòa Bình.
Người này có công khai phá ruộng ở các vùng kể trên. Nhưng sau đó ruộng thường
bị cạn, lang bỏ đi nơi khác, rau lôt là loại rau rất thích hợp với đất này nên rất tốt.
Câu tục ngữ diễn đạt ý vào tháng bảy đất ruộng thường bị cạn cần phải chú ý chăm
sóc ruộng lúa nước vào những tháng này, không được để lúa chết chỉ tốt lá lốt.
- Chả nhất khảng mộit, khốt nhất khảng răm
(Rét nhất tháng mười một, nóng nhất tháng năm)
Câu tục ngữ có ý nhắc nhở hai thời điểm khắc nghiệt của thời tiết trong năm,
người làm đồng phải chú ý để tránh ảnh hưởng đến sản xuất.
- Khảng chạp rạp mặt lcời (Tháng chạp nấp mặt trời)
Câu tục ngữ nhắc đến khoảng thời gian tháng chạp hàng năm thời tiết rất u ám,
ngày kết thúc rất sớm. Người làm đồng phải khẩn trương hoàn thành công việc của
mình sớm. Nghĩa nhắc nhở của câu tục ngữ này gần giống với câu "Đêm tháng
năm chưa nằm đã sáng; ngày tháng mười chưa cười đã tối" của tục ngữ Việt.
- Chả Khảng hal chết eng clal dộông mại
(Rét tháng hai chết chàng trai chơi gái)
- Chả Khảng răm chết eng thăm dộông mại
(Rét tháng năm chết anh thăm chơi gái)
- Chả Khảng bôổn chết con mại clôổn chôồng
54
(Rét tháng bốn chết cô gái chốn chồng)
Vì thời tiết của các vùng miền núi thường lạnh lâu, lanh sâu hơn các khu vực
đồng bằng, đến tháng hai, tháng bốn là cuối mùa lạnh nhưng vẫn còn những đợt rét
bất ngờ nên người Mường nhắc nhau không được chủ quan khi đi chơi khuya không
đem áo rét hoặc cô gái về nhà đẻ không mang theo chăn về nhà mình.
* Dựa vào động vật, thực vật, sự vật...
Người Mường cũng thể hiện khả quan sát kĩ lưỡng các hiện tượng trong thế
giới khách quan để có những tri thức dự báo phục vụ cho quá trình sản xuất và cuộc
sống hàng ngày của họ. Ví dụ như khi quan sát những biểu hiện lặp đi lặp lại của
loại động vật nào đó có báo hiệu trùng khớp một sự việc xảy ra thì người Mường
cũng đúc rút thành kinh nghiệm dự báo để truyền cho thế hệ sau.
Người Mường chủ yếu sống ở các thung lũng chân đồi, bên cạnh những dòng
suối vừa tiện khai thác nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiêp phục vụ cho đời sống của
họ. Song địa bàn canh tác và định cư này thường xảy ra lũ lớn hay còn gọi là lũ quét.
Lũ không chỉ ảnh hưởng đến mùa màng mà còn rất nguy hiểm đến sự sinh tồn của bản
mường. Chính vì vậy mà dự báo về hiện tượng lũ cũng được xem là ưu tiên hàng đầu
trong những kinh nghiệm cần phải lưu ý. Để dự báo về hiện tượng lũ, người Mường có
nhiều kinh nghiệm. Họ có thể dựa vào động vật như: thói quen của động vật, sự di cư
của động vật... Họ cũng có thể dựa vào sự được mùa hoặc mất mùa của thực vật. Ví dụ
để dự báo về hiện tượng bão, lũ miền núi. Tục ngữ Mường có:
Dựa vào động vật có câu "Dào chao choò Hét; Quét đôồng thôông hỏl;
Chọl coó roó bưa" (Lũ rửa chân Hét; Vét đồng thông ra suối; Trui cỏ không bữa).
Dựa vào thực vật có câu "Khai chu lẳm dào; Khai dao lẳm xoỏ" (Sai dâu da lắm
lũ; Sai quả dao lắm gió).
Hay cách quan sát dòng nước, âm thanh kêu của dòng nước để xác định thời lũ
như: "Đầm Đôm rộ hè cạn; Bển Bản rộ hè dào; Khào Xưa rộ lẳm các" (Đầm
mường Đôm kêu thì trời cạn; Bến nước mường Bán kêu thì nước lũ; Khúc sông
mường Xưa kêu thì nhiều cá). Ở địa danh mường Đôm, mường Bán, mường Xưa
khi trời đang bình thường mà những nơi đó trong đêm nghe tiếng ồ ồ nước kêu thì
sẽ xảy ra lũ, hạn hán, cá về nhiều như trong câu tục ngữ nhắc đến.
55
Hoặc cũng có thể là cách quan sát các hiện tượng bọt nước trong các khe suối
để dự đoán thời tiết như:
- Bọt rác dầm hè mưa, bọt rác chưa hè dớ
(Bọt nước đen thì mưa, bọt nước chưa thì tạnh)
Trong tục ngữ Mường cách quan sát các hiện tượng tự nhiên để đúc rút kinh
nghiệm dự báo phục vụ cho quá trình sản xuất và cuộc sống của họ mang đậm sắc
thái địa phương. Nếu trong tục ngữ Việt có câu "Mưa đằng đông vừa trông vừa
chạy; Mưa đằng tây cơn dây bão giật" thì tục ngữ Mường sát với địa danh quê
hương của họ hơn
- Xoỏ khụ Ngất, cất chòo mà chặyl (Gió núi Ngất, cất chân mà chạy)
- Xoỏ khụ Roò, chàm chòo mà chặyl (Gió núi Rò, dài chân mà chạy)
Núi Ngất, núi Rò là thuộc huyện Lạc Sơn của tỉnh Hòa Bình. Vị trí những
ngọn núi này nằm ở phía Tây Nam. Nhưng trong tục ngữ của mình, người Mường
không diễn đạt là gió phía Tây Nam mà gắn nó với những địa danh địa phương cụ
thể. Cách diễn đạt đó làm câu tục ngữ trở nên dễ hiểu và gần gũi hơn với người dân
tộc họ.
Có thể nói, những kinh nghiệm về thiên nhiên, thời tiết rất phong phú trong
nhận thức và trong cách diễn đạt của người Mường đã thể hiện trình độ nhận thức
nhất định của họ về thế giới quan. Đồng thời cũng cho chúng ta thấy mong muốn
chinh phục thế giới khách quan ngay từ thời xa xưa của người Mường nhằm phục
vụ cho cuộc sống của họ. Song có một điểm chung nhất là dù nhận thức thế nào,
mong mỏi có phong phú đến đâu đi chăng nữa thì người Mường vẫn có cách diễn
đạt bằng ngôn ngữ rất đơn giản và trong sáng. Và sự lựa chọn tối ưu cho cách diễn
đạt đó chính là sử dụng thuần túy nghĩa đen của ngôn ngữ. Những câu tục ngữ sử
dụng nghĩa đen thuần túy đem lại lợi ích chung cho người sử dụng là dễ thuộc, dễ
nhớ, dễ hiểu.
3.2.1.2. Tục ngữ Mường đúc kết kinh nghiệm trong lao động sản xuất
Chúng tôi muốn nhấn mạnh lại điều đã trình bày ở những phần trên về tầm
quan trọng của nông nghiêp đối với cuộc sống của người Mường. Cuộc sống của họ
chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Ngoài trồng lúa nước, trồng lúa nương, chăn
56
nuôi...thì người Mường còn tận dụng việc khái thác nguồn tài nguyên sẵn có để
trang trải cho cuộc sống hàng ngày của họ. Quá trình này đã giúp họ đúc rút được
một số kinh nghiệm thuộc các lĩnh vực sau:
* Kinh nghiệm đánh cá và săn muông
Vùng người Mường sinh sống là những vùng núi trung du, khí hậu ôn hòa, tài
nguyên thiên nhiên phong phú. Trước khi trồng trọt, chăn nuôi phục vụ cuộc sống,
người Mường cổ sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên là chủ yếu. Nguồn tài nguyên
nuôi sống người Mường phải kể đến nhiều là thú rừng và cá suối. Họ săn bắn
muông thú, đánh cá để tích lũy thức ăn hàng ngày. Vì vậy kinh nghiệm trong đánh
cá và săn muông là những kinh nghiệm không thể không nhắc tới trong tục ngữ
Mường. Các câu tục ngữ của người Mường nói về kinh nghiệm này hầu hết cũng
được người Mường diễn đạt theo nghĩa gốc (nghĩa đen).
- Khảng báy kháng thảm ăn cả kha; Khảng hal khảng ba ăn cả đẻng
(Tháng bảy tháng tám ăn cá kha; Tháng hai tháng ba ăn cá đánh)
Về mùa mưa nước sông, suối lên to, người Mường chỉ cần làm bẫy đón cá theo
dòng nước lên xuống để đánh bắt. Ngược lại mùa cạn cá về khúc sông sâu, phải tổ
chức chài lưới mới có thể thu hoach được nhiều cá. Câu tục ngữ là kinh nghiệm về
các biệp pháp đánh bắt vào các thời điểm khác nhau trong năm.
-Clêng đồl nhất thịt moong rắp; Đỉn rác nhất cả nắp cùl
(Trên đồi nhất thịt muông sóc; Dưới nước nhất cá quanh nấp đá)
Khi đi săn muông, với các loại thú rừng người Mường thường ưu tiên chọn sóc
- lọai động vật rất nhỏ, thịt ít, xương ròn nhưng rất ngon, ngọt và bổ dưỡng. Với các
lọa cá, người Mường thích các loại cá nhỏ nhưng ngon thịt và có thể nhai được cả
xương (trạch, bống...), loài này thường hay sục trong các khe đá của suối. Đây là
những kinh nghiệm lựa chọn thực phẩm trong quá trình khai thác tự nhiên.
- Khảng bôổn cheng khà là kha ớ đỉn; Khảng chỉn cheng khà là kha ớ đêng
(Tháng bốn tranh nhau làm kha ở dưới; Tháng chín tranh nhau làm kha ở trên)
Câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm về mùa vụ cá đi ăn. Thông thường bắt đầu từ
mùa mưa tháng bốn cho hết tháng tám hàng năm cá sẽ đi ngược dòng kiếm ăn. Từ
57
tháng chín hàng năm bắt đầu sang mùa khô, cá đi ăn suôi dòng. Người đi đánh cá
phải nắm quy luật này để nâng cao hiệu quả đánh bắt.
- Đẻng cả là cúa hong; Đoọc moong là cúa bốil dôộng
(Đánh cá là của thật; Săn muông là của chời bời)
Qua quá trình lao động, người Mường đúc rút được kinh nghiệm về việc đánh
cá luôn dễ hơn săn thứ. Thường mỗi lần đi đánh cá đều đem lại hiệu quả lao động.
Ngược lại việc săn thú rất vất vả, nguy hiểm. Người săn thú có thể phải chờ đợi cả
ngày hoặc vài ngày mới có thể giết được thú, hoặc cũng có thể về tay không. Câu
tục ngữ muốn nói đến khó khăn thất bại khi không săn được thú.
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi cũng nhận thấy số lượng câu tục ngữ về
kinh nghiệm săn muông thú của người Mường không nhiều, chỉ có 7 câu trên 50
câu về kinh nghiệm sản xuất và trong tổng 629 câu mà chúng tôi đã nghiên cứu, số
lượng này chiếm một tỉ lệ không lớn trong kho kinh nghiệm của người Mường. Có
thể lý giải điều này một cách chủ quan dựa trên thông tin khách quan về tình hình
phát triển kinh tế của người Mường như sau: sở dĩ ban đầu người Mường dựa vào
thiên nhiên để sinh sống, nhưng trong quá trình lao động sản xuất họ nhận thấy hình
thức này không thể duy trì được lâu dài. Cho nên thay vì khai thác tự nhiên người
Mường đã thuần hóa các loại động vật hoang dã và các giống rau rừng để trồng trọt
và chăn nuôi đảm bảo cho tính bền vững trong đời sống vật chất của họ. Việc đánh
bắn, hái lượm dựa vào tự nhiên giảm dần. Đây là yếu tố khiến kinh về lĩnh vực này
của người Mường xuất hiện với số lượng không đáng kể.
Ngoài ra những câu tục ngữ về kinh nghiệm đánh cá, săn muông của người
Mường có những câu bao gồm cả nghĩa đen và nghĩa bóng như
- Khí coỏ clải thum; Hùm coỏ thịt chua
(Khỉ có quả dấm; Hổ có thịt ướp)
Để săn hai loại động vật khỉ và hổ, người đi săn thường tìm dấu tích của chúng
bằng cách chú ý đặc điểm sinh hoạt của chúng. Chúng là loài động vật thường dành
dụm thức ăn (khỉ có quả, hổ có thit), tích trữ lương thực ở khu vực mà chúng sinh
sống. Câu tục ngữ diễn đạt kinh nghiệm đi săn người Mường. Ngoài cách hiểu trên
58
thì câu tục ngữ còn có nghĩa khen người tài giỏi làm ăn, trong nhà có "của ăn của
để". Chính sự tích lũy ấy làm nên sức mạnh cho họ.
Như vậy có nghĩa là tục ngữ về kinh nghiệm đánh cá săn muông của người
Mường không chỉ là những câu có tính đơn nghĩa (nguyên một nghĩa đen) mà còn
sẽ có những câu có hai tầng nghĩa. Song chúng tôi khẳng định rằng số lượng câu tục
ngữ trong phạm vi trên có hai tầng nghĩa là quá ít để chúng ta phải bàn bạc và phân
tích. Hiện tượng này chỉ có một câu xuất hiện lẻ trong hệ thống 629 câu mà chúng
tôi nghiên cứu. Điều đó có nghĩa là chúng ta vẫn có thể kết luận tục ngữ về kinh
nghiệm săn muông đánh cá của người Mường chỉ có tính đơn nghĩa.
* Kinh nghiệm chăn nuôi
Những câu tục ngữ có nội dung thể hiện kinh nghiệm chăn nuôi của người
Mường không nhiều. Trong thực tế, trước đây người Mường chỉ chăn nuôi trâu, bò
phục vụ cho cấy cày nông nghiệp, dần dần họ có nuôi một số loại súc gia cầm nhỏ
như: gà, vịt, lợn... Việc chăn nuôi của người Mường cũng có những đặc trưng riêng.
Họ chủ yếu là nuôi thả tự do, nếu có nuôi nhốt thì gầm nhà sàn là không gian
chuồng trại. Chăn nuôi của người Mường nhằm mục đích chính là cải thiện bữa ăn
hàng ngày, không tập trung vì vậy kinh nghiệm chăn nuôi của người Mường không
được quá chú trọng
- Clu ăn roo clu oọ; Boò ăn roo boò ể
(Trâu ăn no trâu ợ; Bò ăn no bò ẻ)
Trâu khi đã ăn no về chuồng thì thường ợ ra để nhai lại, còn bỏ ăn no thì về
chuồng thường cho phân. Đây cách người Mường kiểm tra công việc của người
chăn trâu bò hàng ngày, cũng là cách định mức ăn uống của trâu bò trong quá trình
chăm sóc chúng.
-Vạn clu, clu to; Vạn boò boò tẻo
(Thiến trâu, trâu to; Thiến bò, bò béo)
Câu tục ngữ nói đến kinh nghiệm nuôi động vật của người Mường, họ cho
rằng khi nuôi con vật mà mục đích không cần đến sức sinh sản của chúng, chỉ cần
lấy thịt thì đến độ tuổi trưởng thành của con vật, người ta đem con vật đi thiến. Việc
làm này sẽ giúp con vật phát triền nhanh về cân nặng.
59
- Chả khảng ba chết clu khà đỉn khưởng
(Rét tháng ba chết trâu già dưới sương)
Vào mùa đông, thời tiết vùng rừng núi rất lạnh, sương giá nhiều. Trâu lại là
loại động vật chịu lạnh yếu, trâu chết rét rất nhiều. Vì thế người Mường thường
chống lạnh cho trâu bằng cách chất lửa ấm cả ngày lẫn đêm xung quanh chuồng
trại. Song sang tháng ba các đợt lạnh thưa dần, mỗi đợt lạnh thường kéo về đột
ngột. Chính vì vậy mà những con trâu đã già tuổi vẫn có thể chết rét. Câu tục ngữ là
kinh nghiệm trong việc chăm sóc trâu bò mùa đông.
Như vậy trong kinh nghiệm chăn nuôi được thể hiện ở tục ngữ, người Mường
đề cao vị trí của con trâu. Điều này có thể lý giải căn cứ vào thực tế kinh tế của họ.
Họ sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp trồng lúa, chính vì vậy trâu được xem như là
nhân lực chính trong sản xuất, con trâu tất yếu được đề cao trong đời sống của họ.
* Kinh nghiệm trồng trọt
Tục ngữ về kinh nghiệm trồng trọt có 23 câu trên tổng 157 câu tục ngữ về kinh
nghiệm lao động sản xuất của người Mường, chiếm tỉ lệ 14,7 %. Đây là con số
không nhỏ, trong đó chủ yếu đề cập đến kinh nghiệm trồng lúa
- Cạp chỉn cang, đang lang chỉn nấm (Cạp chín gang, đang lang chín năm tay)
Câu nói về kích thước của que (cạp) nối từ cày đến đang lang (đang lang là
que để buộc chão cày ở hai đầu vòng lên hai đầu ách). Câu nói về kinh nghiệm làm
cày của người Mường.
Không chỉ có kinh nghiệm về chuẩn bị công cụ cày cấy được nhắc đến trong
tục ngữ Mường mà hầu hết tất cả các khâu từ: cầy cuốc chuẩn bị đất, gieo mạ, cấy,
hái, chăm sóc thu hoạch,...đều được nhắc đến trong tục ngữ Mường. Có thể dẫn
những ví dụ điển hình như sau:
Về hoạt động cầy bừa, gieo mạ, cấy mạ:
- Đàng cày ngày ăn (Đường cầy ngày ăn)
Câu tục ngữ khẳng định làm nông nghiệp lúa nước thì cày bừa kĩ lưỡng là
khâu quyết định đến năng suất của loài cây này.
-Khốt thốit mạ chả thốit cái (Nóng tốt mạ giá tốt cải)
60
Gieo cấy lúa mạ phải chú ý đến thời tiết những ngày ấm, hoặc hè hoặc xuân
tránh những ngày gá rét mạ không nên cây, hoài giống.
- Cấyl khởm hơn bừa clưa; Đi bừa hơn ớ roó
(Cấy sớm hơn bừa trưa; Đi bừa hơn ngồi rỗi)
Khi cấy người Mường đặc biệt quan tâm đến thời điểm cấy, với họ cấy chậm
quá thời vụ thì năng suất thu hoạch thấp.
Về quá trình chăm sóc các giai đoạn của cây lúa:
- Khảng thảm mểm mẩm chứa loọ (Tháng tám nhồm nhàm chứa lửa)
Lúc cây lúa trưởng thành cần bón đón đòng cho lúa trổ dài bông. Nghĩa của
câu tục ngữ này có thể được hiểu là một kinh nghiệm tương đương với câu "Lúa
chiêm lấp ló đầu bờ; Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên" của người Kinh. Câu cũng
là kinh nghiệm về thời điểm bón thúc cho lúa nặng hạt.
Hay một số kinh nghiệm trong xác định thời vụ để cầy, cấy hái và thu hoạch
cũng được nhắc đến nhiều lần trong tục ngữ Mường như:
-Bắc mạ bôông khố; Dôố mạ khố khà; Vàng loọ khố chín
(Gieo mạ bông xổ; Nhổ mạ xổ gà; Vàng lúa xổ chín)
Câu tục ngữ nói về kinh nghiệm xác định vụ mùa hàng năm. Hễ thấy cây xổ có
hoa thì nên gieo mạ và quả xổ sắp già thì phải cấy xong, xổ chín thì là lúc gặt lúa.
Ngoài ra còn có một vài kinh nghiệm khác trong trồng trọt như:
Kinh nghiệm đưa nước về ruộng:
-Dậyl rác phoỏ mậy coỏ rác đôồng (Nổi nước giếng mới có nước đồng)
Kinh nghiệm thu hoạch:
- Non nhà hơn khà đôồng (Non nhà hơn già đồng)
Kinh nghiệm trồng hoa màu ở những khu vực xa nhà hay bị thú rừng phá hoại
mùa màng:
- Khênh cúi ca, xa vượn voọc (Gần lợn gà, xa khỉ vượn)
Nhìn chung, làm nông nghiệp ngoài sự vất vả, cực nhọc thì sự hiểu biết và
kinh nghiệm của người từng trải được đánh giá là quan trọng hàng đầu. Khi khoa
học kĩ thuật chưa phát triển thì người làm nông nghiệp thường bị phụ thuộc vào các
diễn tiến của tự nhiên. Song khắc phục tự nhiên bằng cách trau dồi cho mình kinh
61
nghiệm để "lợi dụng" tự nhiên vào sản xuất nông nghiệp là quy luật tất yếu của quá
trình sản xuất. Người Mường cũng làm như vậy. Qua việc tìm hiểu tri thức về lao
động sản xuất của người Mường, chúng ta không chỉ hiểu được nỗi cực nhọc làm ra
hạt thóc hạt gạo của người dân miền núi mà còn thấy được tri thức về lao động sản
xuất mà người Mường đúc kết được trong thực tiễn, thể hiện qua tục ngữ có giá trị
rất to lớn. Giá trị đó không chỉ có ý nghĩa với ngày hôm qua mà còn cho đến hôm
nay, mai sau. Bởi điều đặc biệt là những kinh nghiệm này cho đến ngày nay khi đối
sánh với khoa học nó vẫn có những điểm tương đồng về độ chính xác. Và vì thế
người Mường vẫn sử dụng nó như kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của địa
phương mình.
3.2.2. Nghĩa bóng trong tục ngữ Mường
Trong tục ngữ Mường, số lượng câu có tính đa nghĩa nhiều hơn câu đơn nghĩa.
Khảo sát 629 câu tục ngữ Mường, chúng tôi thu được kết quả là có 461 câu có tính
đa nghĩa, chiếm 73,3%
Những câu tục ngữ Mường có tính đa nghĩa đề cập đến nhiều lĩnh vực trong đời
sống của cộng đồng dân tộc Mường như: lời ăn tiếng nói hàng ngày, giáo dục con cái,
quyền lực trong xã hội, đạo đức làm người,Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn
thạc sĩ này, chúng tôi chỉ đề cập đến những câu tục ngữ có tính đa nghĩa bàn về lĩnh
vực nổi bật như: thái độ của người mường trong mối quan hệ gia đình, kinh nghiệm
ứng xử xã hội, thái độ của người mường trong mối quan hệ với người cai trị
3.2.2.1. Trong mối quan hệ gia đình
Khảo sát 461 câu tục ngữ Mường có tính đa nghĩa, chúng tôi thu được kết quả
là có 158 câu đề cập đến mối quan hệ con người với gia đình, chiếm 34,3%. Trong
đó số lượng câu tục ngữ đề cập đến mối quan hệ bố mẹ và con cái là nhiều nhất (38
câu). Ở mối quan hệ này, người Mường đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm, nhiều
bài học quý báu đặt trong quan hệ hai chiều, giữa cha mẹ với con và ngược lại. Đây
là mối quan hệ ruột thịt gần gũi nhất trong mỗi gia đình. Có thể nói tục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_dac_diem_tuc_ngu_tieng_muong.pdf