Luận văn Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan

Có một thuận lợi riêng là một người Việt gốc Hoa sinh trưởng tại Sài Gòn -

ChợLớn, nơi người Hoa di dân đã sống tập trung từlâu đời ởmiền Nam nước ta,

nhà văn Lý Lan đã thành công trong việc miêu tảvềcộng đồng này. Trong tản văn,

Lý Lan cung cấp cho người đọc những thông tin giá trịvềvăn hóa và đời sống của

người Hoa cũng nhưchia sẻnhững tình cảm nồng ấm và sâu sắc của bà đối với con

người và mảnh đất này. Qua tản văn Lý Lan, người đọc có cơhội khámphá từcảnh

trí, đường phốvùng ChợLớn cho đến các tập quán riêng trong gia đình, cộng đồng

người Hoa như: chuyện múa lân, khai bút, đi chùa đầu xuân cho đến cung cách làm

ăn, buôn bán, giữgìn nền văn hóa gốc rễbền chặt nhưthếnào. Đặc biệt với truyện

ngắn, Lý Lan đã khắc họa thành công chân dung người Hoa.

pdf179 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2489 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đôi mắt Lộc mấy ngày đầu mới về long lanh như có men say, gương mặt mơ màng như tâm trí còn phiêu diêu ở đâu”. Vân (Chim hót) trong một đêm mất ngủ đã được nghe tiếng chim hót qua điện thoại. Từ đó, cô nhận nuôi một con chim và đặt tên là Dạ Ca. Ngoài áp lực về công việc mỗi ngày, giờ đây vào chủ nhật, cô xách lồng chim đến công viên để cùng chơi chim với những người yêu thích nghe chim hót. Đó là những giây phút cô nhận ra “lòng bình an thanh thản làm sao! Không biết niềm hạnh phúc êm dịu này từ không gian tràn ngập tiếng chim và ánh nắng đã chan đầy tim Vân, hay chính từ tim Vân lan tỏa khắp châu thân rồi tràn dâng ra ngoài”. Hạnh phúc của người phụ nữ độc thân này là việc tự mình khám phá ra một thú chơi tinh thần đầy ý nghĩa mà vốn chỉ dành cho nam giới. Triệu (Ngựa ô) luôn mong muốn thực hiện ước mơ dắt con ngựa ô đi Đà Lạt để “Nó chết giữa cỏ ngàn xanh bao la như nó từng mơ ước”. Trong khi bản thân cô chấp nhận nỗi buồn sâu thẳm “đời tui không lấy được người mình thương, thì dẫu lấy ai cũng vậy, kén với chọn làm gì”. Triệu không chịu nổi một cuộc sống mòn mỏi, khó khăn. Triệu không nói về những ước mơ to tát. Chị chỉ khao khát về sự thay đổi của bản thân, của cuộc sống quanh mình trong khi quanh chị có những người bạn mà từ lâu họ được xem là thành đạt mà không thực sự hiểu ước mơ của đời mình. Hạnh (Cỏ hát) là một cô gái có một “tâm hồn kì diệu”. Hạnh xung phong đi bộ đội ở Campuchia, nhưng ước mơ không phải là ngày về với huy chương, ít ra một công việc ổn định mà chỉ âm thầm nuôi dưỡng một mơ ước mãnh liệt trong lòng “Làm người đi trồng cỏ” để hàn gắn những vết thương đau khổ của con người do chiến tranh gây ra. Khát vọng của Hạnh là khát vọng của người phụ nữ đã kinh qua chiến trường đau thương và lửa đạn. Nhân vật cô gái (Cô con gái) tâm sự với mẹ: “Con ủng hộ ý kiến là nhiều đàn bà có quyền sướng như nhiều đàn ông. Và nhiều đàn bà nên hiểu mình yêu thân thể mình, tôn trọng thân thể mình, giữ thân thể mình khỏe mạnh, là cho chính mình, chứ không phải cho một người đàn ông”. Điều đó cho thấy cô gái đã có nhận thức tiến bộ trong suy nghĩ về bản thân người phụ nữ. Mẹ cô lo lắng không biết sự trưởng thành của cô như thế nào nhưng riêng cô, cô đã có ý thức sâu sắc về bản thân. Trước hết là đi tìm nguồn cội của người cha, sau nữa là cách sống của bản thân chủ động, có trách nhiệm. Những người phụ nữ đi tìm bản thể trong truyện ngắn Lý Lan hầu hết là những nhân vật tính cách. Họ có cá tính mạnh mẽ, tự chủ, dám quyết định cuộc đời mình hay ít ra cũng tìm cho mình một con đường để vươn lên, để giải thoát khỏi những vụn vặt của đời sống. Viết về người phụ nữ đi tìm bản thể, ngòi bút của Lý Lan thường hóa thân vào câu chuyện. Nhà văn thể hiện sự trân trọng, tin yêu và khát vọng muốn bày tỏ để người đọc hiểu thêm về giới nữ, về thế giới của những con người làm nên nhân loại nhưng luôn bị đứng ở hàng thứ yếu trong trật tự xã hội. Qua chân dung những người phụ nữ đi tìm bản thể, đi tìm hạnh phúc, chúng tôi nhận thấy truyện ngắn Lý Lan bộc lộ tư tưởng nữ quyền sâu sắc. Trước hết là nhà văn rất có ý thức về giới. Lý Lan chọn nhân vật nữ làm nhân vật chính trong hầu hết các truyện ngắn của mình. Ngay cả người kể chuyện cũng là người phụ nữ, nhân vật nam hiện lên trong truyện ngắn của bà khá mờ nhạt. Những nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lý Lan đều là những người phụ nữ mạnh mẽ, có cá tính. Họ ý thức mình là một chủ thể, một con người. Họ không chấp nhận một cuộc sống lệ thuộc vào người đàn ông, đánh đổi tình dục cho một cuộc đời sung túc mà họ dám sống cuộc đời mình, làm tốt và vươn lên làm một con người đúng nghĩa chứ không phải để “đè bẹp đàn ông xuống”. 2.3. Người Hoa hội nhập Có một thuận lợi riêng là một người Việt gốc Hoa sinh trưởng tại Sài Gòn - Chợ Lớn, nơi người Hoa di dân đã sống tập trung từ lâu đời ở miền Nam nước ta, nhà văn Lý Lan đã thành công trong việc miêu tả về cộng đồng này. Trong tản văn, Lý Lan cung cấp cho người đọc những thông tin giá trị về văn hóa và đời sống của người Hoa cũng như chia sẻ những tình cảm nồng ấm và sâu sắc của bà đối với con người và mảnh đất này. Qua tản văn Lý Lan, người đọc có cơ hội khám phá từ cảnh trí, đường phố vùng Chợ Lớn cho đến các tập quán riêng trong gia đình, cộng đồng người Hoa như: chuyện múa lân, khai bút, đi chùa đầu xuân cho đến cung cách làm ăn, buôn bán, giữ gìn nền văn hóa gốc rễ bền chặt như thế nào. Đặc biệt với truyện ngắn, Lý Lan đã khắc họa thành công chân dung người Hoa. Đã từ lâu, người Hoa là một bộ phận trong cộng đồng 54 dân tộc anh em của Việt Nam. Nhưng ngay trong cộng đồng người Hoa cũng có nhiều tầng lớp người Hoa khác nhau như: người Hoa theo cách mạng, người Hoa tư sản, người Hoa lao động buôn bán nhỏ…Trong truyện ngắn của mình, Lý Lan chú ý đến lớp người Hoa bình dân đã thực sự gắn bó tự nguyện với thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh, với đất nước Việt Nam. Họ vừa cùng chia sẻ những thăng trầm của thành phố vừa vẫn cố gắng giữ gìn bản sắc của cộng đồng mình. Nhà văn miêu tả những người Hoa lao động nghèo ở Sài Gòn - Chợ Lớn đã đoàn kết tương trợ lẫn nhau để mưu cầu một cuộc sống ổn định và phát triển ở quê hương thứ hai mà họ đã chọn. Truyện Đất khách miêu tả chân thật và cảm động tinh thần đoàn kết của cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn. Sự tương trợ của họ dành cho nhau xuất phát từ những sự việc nhỏ nhoi nhưng lắm ân tình. Ngay từ buổi đầu chân ướt chân ráo đến đất lạ “Bốn mươi ba người đàn ông đàn bà và trẻ con từ xứ Triều Châu ra đi, dừng chân ở nhà họ Quách, một người đồng hương đã lập nghiệp ở đây nửa thế kỷ và trở thành một trong những người giàu nhất. Ông Quách già, đi quanh những bàn ăn tròn bằng gỗ, không ngớt xá tay chào mời: "Ăn đi, ăn cơm đi rồi mới nói chuyện!" Bữa cơm đầu tiên nơi đất khách là một bữa tiệc thịnh soạn nấu đúng kiểu Triều Châu”. Không có gì là to tát, Lý Lan chỉ nói đến một bữa cơm đãi khách của ông chủ họ Quách đối với những người Hoa nghèo khổ vừa đặt chân đến đất Việt. Một bữa ăn có thể là thật ngon với nhiều món ăn truyền thống, nấu theo hương vị của vùng quê Triều Châu nơi họ đã ra đi và cả cách mời thịnh tình của ông Quách đã là sự chia sẻ quý báu đối với họ. Như vậy, ngay từ lúc mới đến, Việt Nam đối với họ đã trở nên bớt chút xa lạ, vì họ có thể nói chuyện với người cùng tiếng nói, cùng nền văn hóa với họ. Ở đây, chưa cần là cho vay mượn vốn, dẫn đường đi buôn, đào tạo nghề nghiệp… họ đã có ông Quách là một tấm gương đồng hương thành đạt “nhà xuất nhập cảng hàng đầu Đông Nam Á” để phấn đấu, để tin tưởng trụ lại nơi này lập nghiệp. Tình đồng hương là sợi dây vô hình giúp những người Hoa xa xứ phần nào nhanh chóng tìm được sự tin tưởng từ một người đi trước: “Chút bỡ ngỡ ban đầu tan nhanh, suốt phòng ăn dài rộng rộn lên tiếng nói vang to với cách phát âm lồng ngực, âm sắc trầm bổng, giọng mạnh mẽ dứt khoát của thổ âm Triều Châu”, ít ra là để mạnh dạn chia sẻ, nung nấu ước mơ nơi quê người. Tình đoàn kết còn thể hiện bằng tình nghĩa của con người đối đãi với nhau. Việc hai ông già Tàu, ông Diệp Phương và người cha, kết nghĩa anh em và chăm lo cho phần mộ của người anh em đồng hương xấu số A San cũng là một biểu hiện của tình người sâu nặng. Nhân vật người cha đã “suốt bốn mươi năm, thanh minh nào cũng tảo mộ A San” đã là một minh chứng đẹp. Suốt chặng đường dài hơn nửa đời người, năm nào tảo mộ, ông cũng chăm sóc mộ người bạn quá cố cẩn thận ngang bằng người vợ hiền của mình. Còn đối với người sống thì sao? Đó là sự bảo ban nhau làm ăn. Ngay những khi vừa thành đạt ở Mã Lai, ông Diệp đã trở về rủ bạn cùng đi làm ăn xa với mình. Vì xuất phát từ thực tế thời chiến, miền Nam là một bãi chiến trường, là nơi bất ổn nên ông Diệp nói: “Chứ cha con bồng bế nhau sống ra sao ở xứ sở triền miên thiên tai và chiến tranh này? Hàng trăm ngàn quân Mỹ đang đỗ bộ. Ðất nước này rồi đây không tan tành vì bom đạn Mỹ thì cũng tan tác vì đồng đô la của lính Mỹ. Bỏ mà đi thôi”. Tuy không phải là làm ăn buôn bán tại Việt Nam nhưng chi tiết đó cũng nói với chúng ta nhiều điều. Ông Diệp sẵn sàng dẫn đường chỉ lối cho bạn kinh doanh để có thể kiếm sống và gửi về chăm lo cho gia đình ở lại. Nhưng ông Diệp là một người Hoa đã di dân đến nước thứ ba. Sâu sắc hơn khi nói về những người Hoa hòa nhập cùng đất nước, nhà văn Lý Lan chọn những người lao động bình dân. Cuộc mưu sinh khó nhọc của nhân vật người cha ở Chợ Lớn từ lúc tóc xanh đầy hoài bão cho đến tuổi về già xế bóng mới là một chứng nhân sinh động. Ông là một người làm công bình thường ở lại Sài Gòn lập nghiệp và có vợ con. Vợ mất, thân gà trống nuôi con, ông vẫn gắn bó sâu nặng với vùng đất này. Cuộc đời ông đã gắn với những sự kiện, những biến đổi của vùng đất đô thị này. Năm Mậu Thân, sau khi đi chùa về, “trở lại nền nhà cũ, ba tôi bới đống gách vụn ra, dựng lại bàn thờ Thổ Ðịa, thắp nhang, quì phục xuống đất, tạ ơn thổ thần... đã che chở cho tôi”, cho đứa con bé bỏng mồ côi mẹ khỏi làn tên mũi đạn. Rồi chính ông phải chấp nhận nhìn căn nhà được xây dựng bằng “sự nghiệp gần hai mươi năm quần quật làm lụng và ky cóp” của mình cháy tan tành trong bom đạn để trở lại “bắt đầu lại từ con số không”. Ông lương thiện làm ăn buôn bán phát đạt nhưng vào những năm đầu thập niên bảy mươi tình hình miền Nam đầy biến động. Qua lời kể của con gái ông là ông có “vốn lưu động rải rác ở hàng trăm đại lý. Buổi chiều đó các đại lý lũ lượt đến nộp tiền. Ba cũng biết các tin đồn đang lan truyền. Sắp hủy tiền. Sẽ phát tiền bình quân theo đầu người. Sẽ kiểm tra tiền mặt để đánh tư sản. Nhưng không thể không nhận tiền đại lý đến thanh toán. Lúc đầu ba còn đếm, ghi sổ. Sau, chỉ cầm từng cọc mà quăng vào bao bố. Suốt đêm ba thức giữa những bao bố tiền, đến sáng thành ra mụ mẫm và hoảng hốt. Nhân viên bàn đổi tiền giúp ba kê khai tiền mặt đang có. Ba móc tiền trong túi áo đang mặc ra. Bảng kê khai nộp rồi, ba nhìn lại những bao bố tiền. Nó không được khai. Nó đã thành tiền phi pháp. Lại tin đồn. Ba đóng cửa, lấy ra cái thau vẫn thường để đốt giấy vàng bạc cúng cô hồn. Tự tay ba cầm từng cọc tiền của mình cho vào lửa. Ðốt gần một giờ đồng hồ, Khói đầy nhà”. Vậy mà ông vẫn ở lại, vẫn bám trụ với mảnh đất này để nuôi con cái trưởng thành. Vì ông đã nhận ra ở quê hương thứ hai này ông có nợ có tình với biết bao con người gần gũi và thân thương. Sài Gòn - Chợ Lớn là nơi ít nhất có một người bạn thân và người bạn đời của ông nằm xuống, nơi con cái ông chào đời, nơi ông được nhận và được cho kỉ niệm “Ba nhớ vào Tết sau Tết Mậu Thân ba có đi xin lộc ở chùa bà, vay mấy trái quít và một phong bì lì xì để làm vốn. Nhân ngày rằm ba đem hai thúng quít và một mâm bao lì xì đến chùa để trả. Ba lại nhớ đã hứa cho con trai thím Năng đôi giày năm nó bắt đầu đi học. Nay nó đã lớn, mà con nó cũng đã lớn, vẫn còn ở lối xóm đó. Ba tự mình đi mua giầy cho cả cha lẫn con. Ba còn nhớ lần bệnh nặng sau vụ đổi tiền phải nằm nhà thương công, có chị y công lần nào phát cháo cũng hỏi ba có bớt đau không”. Nhưng để thấy rõ hơn đặc điểm đoàn kết tương trợ của cộng đồng người người Hoa Chợ Lớn là truyện Lệ Mai. Khi in, Lệ Mai là một cuốn tiểu thuyết nhưng nội dung thực chất là một truyện ngắn, đúng như Lý Lan đã từng khẳng định với báo giới nhân dịp bộ phim Đất khách đang được thực hiện. Theo bà, trước khi là tiểu thuyết Lệ Mai, tác phẩm này được xây dựng với “ý tưởng ban đầu chỉ là một truyện ngắn dài hơi” và khi “có người gợi ý in thành sách nên tôi tiểu thuyết hóa hình thức để tiện cho người phát hành lẫn người đọc”[81, tr.6]. Do đó, khi tìm hiểu về chân dung người Hoa trong sáng tác của Lý Lan, chúng tôi vẫn chọn tác phẩm này để khảo sát. Truyện được xây dựng ở thời điểm Việt Nam vừa mở cửa sau một thời gian dài khép kín với nền kinh tế bao cấp. Chính thời điểm nhạy cảm và thử thách này, thông qua nhân vật chính Lệ Mai, nhà văn muốn nói đến những người Hoa hội nhập cùng với nhịp chuyển biến đầy sôi động của xã hội Việt Nam. Nhân vật chính Lệ Mai là cô gái trẻ người Hoa sinh trưởng tại Chợ Lớn trong một gia đình tư sản. Những ngày biến động, cả gia đình cô đã di dân bỏ lại cô một mình. Nhưng cùng với những biến thiên của thời cuộc, cô đã lớn lên và trưởng thành cùng với thành phố trong những ngày sau hòa bình cũng gian khó không khác gì thời chiến tranh. Từ đó, Lệ Mai nguyện gắn bó lâu dài đến mức có thể trở thành mãi mãi với thành phố này. Việc cô từ chối người yêu cũ, tiếp tục công việc của một cán bộ công đoàn nhiệt thành trong công tác đem lại sự tốt đẹp cho người lao động là một minh chứng xác thật cho tình yêu của cô đối với nơi cô đã chọn ở lại. Sống trong tình trạng tha hương, không bám được cội rễ quê nhà, những người Hoa đã duy trì bản sắc cộng đồng của mình như thế nào để hội nhập cùng người dân bản địa? Trong Đất khách, Lý Lan đi vào khai thác câu chuyện của đám người Hoa di dân buổi đầu đến Chợ Lớn trong đó có cha bà. Hành trình của đám người Triều Châu với hơn bốn mươi người đàn ông, đàn bà và trẻ con đến Sài Gòn buổi đầu tiên đầy háo hức và không kém phần bi kịch “ngay sau bữa ăn đó, A San ngã ngữa ra sàn nhà, cái bụng no căng nẩy lên như muốn nấc cục, nhưng không nấc nổi, cơm trào ra miệng, A San trợn mắt, tắt thở vì bội thực”. Những người Hoa còn lại như nhân vật người cha, Diệp Phương, ông Quách đã sống gắn bó cùng đất nước Việt Nam qua bao thăng trầm biến đổi của xã hội. Trở thành nhà tư sản như ông Quách, ông Diệp hay người Hoa lao động bình dân như nhân vật người cha thì họ vẫn đau đáu tấm lòng về cố quốc: “Hai ông già đứng đậy. Xa xăm trong mắt nhìn của ba có khóm trúc xanh mà cậu bé nào ngàn năm trước đã bẻ một nhành làm ngựa cởi quanh gường đùa với cô bạn gái của tuổi thơ. Lối mòn nào Lỗ Tấn đã đi qua thành đường. Và vầng trăng nào Lý Bạch đã ngẩng đầu nhìn rồi cúi đầu nhớ cố hương” (Đất khách). Như vậy, nét độc đáo của truyện ngắn Lý Lan là nhà văn đã tạo nên chân dung những người Hoa hội nhập thật sinh động. Viết về họ, mong muốn của Lý Lan là mở một cánh cửa hẹp giới thiệu về diện mạo của cộng đồng người Hoa ở thành phố, cũng như chính mình tìm hiểu thêm về nền văn hóa của gia đình, bộc lộ niềm hoài cố hương của riêng Lý Lan. 2.4. Người già và trẻ em Trở đi trở lại nhiều trong văn xuôi Lý Lan, nhất là trong truyện ngắn là hình ảnh những người già tốt bụng và những em nhỏ dễ thương. Dường như, đó là những nhân vật đã được nhà văn chăm chút khá kỹ lưỡng. Những người già trong truyện ngắn Lý Lan là những người thầy như: ông thầy họa sĩ vẽ quảng cáo (Trăm con hạc trắng), thầy giáo làng (Nguyệt quý), ông già người Tàu tên Q (Hồ lô bà bà), ông già “điên” ngày ngày xuống xe trong chuyến xe khách Cần Giờ…Những người già đó có thể là vị tướng như ông Tố (Vua Tố), bình thường không tên tuổi như người cha của ông Việt Kiều (Diễn viên hạng ba) hay ông già bán đồ chơi (Ông già đồ chơi)…Mỗi người một vẻ, nhà văn muốn gửi đến độc giả thưởng thức tác phẩm của mình những tình cảm yêu mến, trân trọng đối với những người già trong xã hội. Đối tượng mà Lý Lan chọn miêu tả là những người già bình dân sống cuộc đời bình thường, dường như không theo kịp những biến đổi không ngừng trong nhịp sống hiện đại hôm nay. Sở dĩ viết nhiều về những nhân vật người cao tuổi này, vì theo Lý Lan, họ là lớp người sắp trở thành quá vãng, còn hiện tại họ là những người có kinh nghiệm, có khả năng lưu giữ và truyền lại văn hóa cho thế hệ trẻ. Họ thân quen, trở lại nhiều trong truyện ngắn Lý Lan, vì đó có thể là bóng dáng người cha già của tác giả trong cuộc đời thường hay những người sống xung quanh tác giả. Khi miêu tả chân dung những người già, Lý Lan ngoài việc thể hiện tình cảnh đáng thương của họ còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn. Những nhân vật người già trong truyện ngắn Lý Lan dù là nhân vật phụ vẫn có những nét đáng nhớ. Trước hết, tác giả muốn phản ánh tình cảnh đáng thương của họ. Truyện ngắn Cần Giuộc có một ông già mà những người trên xe đò về Cần Giuộc cho là điên thực chất là một trí thức có “tâm hồn tinh tế và nhạy cảm”, có thể “đọc Sếch-xpia diễn cảm như giọng nghệ sĩ lừng danh người Anh”, bằng tiếng Pháp rồi “đột ngột chuyển sang tiếng Anh” một cách say sưa và xuất thần như một diễn viên trong những phút “thăng hoa” nhất trong nghệ thuật. Ông cụ lạc lõng bên cạnh những con người tội nghiệp đang chịu áp lực của đời sống khó khăn hàng ngày. Có lẽ ông là một thầy giáo dạy sinh ngữ hay văn chương, đang từng ngày tìm về quá khứ tươi đẹp trong những trang văn hay của đại văn hào Anh và những chuyến xe về địa danh lịch sử Cần Giờ nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Nhưng vấp phải thực tế của đời sống xã hội còn nhiều cái nhếch nhác, bon chen khiến ông cụ trở nên có dáng vẻ và cách cư xử khác mọi người trên chuyến xe đò đó, vì vậy mà họ xem cụ là người có thần kinh không bình thường. Chân dung một người già khác cũng khiến ta cảm động không kém là người cha của ông Việt kiều trong truyện Diễn viên hạng ba. Tình cảnh ông cụ này lại tiêu biểu cho rất nhiều số phận người già Việt Nam ở hải ngoại. Ông có ba người con thành đạt ở nước ngoài mà ông đã tận tụy suốt đời chăm lo cho chúng nhưng những ngày cuối đời ông vẫn cô đơn. Ở độ tuổi gần tám mươi, người cha được các con đưa về nước với ước vọng “được nhắm mắt nơi quê nhà”. Con ông đã thực hiện điều ông mong ước bằng cách đưa ông về quê nhà, lo tiền nong và cả người chăm sóc đầy đủ nhưng nhắm mắt xuôi tay, ông già vẫn một mình cô đơn, không một người thân bên cạnh. Âu đó cũng là bi kịch do đời sống hiện đại gây nên. Đáng trách, đáng buồn hay đáng sợ, Lý Lan không tỏ bày một thái độ gì mà sao qua truyện ngắn của bà, người đọc thấy xót xa cho thân phận con người, nhất là những người già neo đơn, ngay cả người già giàu có cũng chưa phải là hạnh phúc. Qua số phận của ông già Việt kiều bất hạnh đó, nhà văn nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm của con cái trong gia đình đối với ông bà, cha mẹ. Người Việt vốn sống nặng về tình cảm, người già cả được xem là có phúc nếu có con đàn cháu đống. Vậy mà xã hội càng phát triển, giới trẻ ngày càng chạy theo lối sống cá nhân, nếu không duy trì tốt nền tảng đạo đức thì chẳng mấy chốc người ta sẽ bao biện bằng mọi lý lẽ để giả thích vì sao những người già phải cô đơn, lạnh lùng trong những viện dưỡng lão như ở các nước phát triển đã làm. Mỗi con người một số phận, một hoàn cảnh riêng, hạnh phúc không thể chia đều cho mọi người thì bất hạnh cũng thế. Những người già giàu có mà vẫn bất hạnh thì những người già nghèo khổ thật đáng thương hơn biết chừng nào. Truyện ngắn Ông già đồ chơi giống như một câu chuyện cổ tích hiện đại dành cho trẻ nhỏ nhưng vẫn hàm chứa những điều sâu sắc khiến người lớn phải suy ngẫm. Ông cụ trong truyện là dân vỉa hè “một ông già đen thui, ốm nhom, dơ hầy và chịu …chơi” với tiếng sáo buồn tha thiết và một giấc mơ đổi đời bằng những tấm vé số. Vậy mà, khi giấc mơ ấy trên con đường trở thành hiện thực lại tan tành vì hai chiếc vé trúng độc đắc của ông là vé số giả. Thêm nữa, vì đất lên giá, người chủ nhà từng cho ông ở nhờ mười mấy năm nay đã lấy lại “chái nhà” che mưa nắng cuối cùng của ông. Ngay cả những món hàng đồ chơi cũng không còn vì ông đã tặng cho bọn trẻ khi vừa biết tin trúng số độc đắc. Biết bao thất vọng, sầu muộn, ông già ấy đã thất vọng não nề “ngồi im lìm mặc mưa gió tạt vào, tiếng sáo èo uột đứt hơi tan loãng trong mưa”. Truyện này kết thúc như truyện cổ tích vì ở đó có những đứa trẻ con nhà nghèo đã yêu thương và nâng đỡ ông như người ruột thịt. Chúng rủ nhau gom góp các món quà ông đã cho để giúp ông trở lại nghề bán đồ chơi trước cổng trường và nhường cho ông một chút trước cái sân nhà nghèo của chúng để ông có “cái chòi” để ở. Sự ân cần của bọn trẻ là cần thiết, là điều nhà văn tha thiết muốn gửi đến xã hội: chúng ta phải thay đổi không sớm thì muộn để có một đất nước chăm nom tốt, đảm bảo được các chính sách an sinh xã hội cho người già, hoặc chí ít là có một mái nhà chung, một bữa cơm từ thiện cho những người già cả neo đơn không may mắn có thể nương nhờ. Đằng sau những tình cảnh đáng thương của người già, nhà văn còn muốn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của họ. Truyện ngắn Nguyệt quý khắc họa chân dung người thầy giáo làng tận tụy với học trò là một hình ảnh đẹp có ý nghĩa tôn vinh nghề giáo. Vị giáo già mới “Năm mươi lăm tuổi được cho về hưu” là “một con người quen âm thầm khiêm tốn, nhưng không biết đầu hàng thời gian” đã không chịu được cảm giác trống trải khi không có lũ học trò bên cạnh. Ông đã “đi thăm từng nhà trong xóm để nói rằng sẽ mở một lớp học tại nhà” mà mục đích không phải là kiếm tiền bởi xung quanh ông còn biết bao đứa trẻ chưa biết chữ. Cho đến lúc không trực tiếp cầm tay từng đứa học trò để rèn từng con chữ i, t như lúc còn khỏe thì “bàn tay đã yếu lắm, cầm viết run run, nét chữ không còn đẹp như xưa” vẫn tiếp tục công việc dạy dỗ những đứa học trò đã trưởng thành của mình những bài học đáng quý trong công tác cho người giám đốc Sở Giáo dục và nữ giáo viên mới ra trường. Ông truyền đạt niềm tin cho cô giáo trẻ bằng kinh nghiệm của một người thầy mấy chục năm đứng lớp: “Điều quan trọng nhất là thắp được trong lòng mỗi người một ngọn lửa của niềm tin cuộc sống và bản thân mình. Để được vậy, ở trong chính lòng ta phải luôn thấy ngọn lửa ấy”. Ông cũng trao cả những tâm tình của một người thầy giáo chân chính để làm hành trang dạy học cho cô: “Hạnh phúc của người thầy là khi thấy kẻ mình dạy dỗ được nên người.Trong bao nhiêu lớp học trò thầy đã dạy, bao nhiêu tính khí, bao nhiêu cuộc đời, bây giờ thầy nhớ lại đủ hết. Mới biết không đứa học trò nào, dù hư hỏng mấy thầy có thể ghét bỏ được. Dù gì nữa vẫn là trách nhiệm của thầy. Đối với thầy giáo trách nhiệm là tình thương”. Như vậy, bằng tình thương yêu vô vị lợi, bằng cả cuộc đời tận tụy, khiêm tốn đối với bao lớp học trò, với nghề giáo mà ông đã theo đuổi, người thầy giáo làng ở tuổi xế bóng đã để lại trong lòng những đứa học trò nhỏ của mình một bài học lớn về nhân cách, về tình yêu đối với nghề giáo, một nghề mà bản thân thầy đã thẳng thắn nhận xét “không có danh vọng gì”. Đối với Lý Lan, dù là thầy dạy chữ hay dạy nghề, những người thầy vẫn là những người khai sáng tâm hồn cho học trò, do vậy mà đều đáng được ghi nhớ và kính trọng. Tùng, nhân vật chính trong Trăm con hạc trắng, là một họa sĩ đang chuẩn bị cho một cuộc triển lãm cá nhân. Khi được ký giả đặt câu hỏi về việc anh là học trò của một họa sĩ nổi tiếng thì anh đã thẳng thắn trả lời “người thầy tôi nói đây là người đầu tiên khai bút khai tâm cho tôi. Ông ấy nghèo và vô danh”. Vì đó là một người thầy không tên tuổi, mưu sinh bằng nghề vẽ quảng cáo. Người thầy thầm lặng ấy đã nhận ra năng khiếu hội họa trong đứa trẻ yêu tranh, biết phân biệt được vượn đực, vượn cái trên bức tranh của ông, để ông quyết định truyền nghề và cả tình yêu nghệ thuật của mình cho đứa trẻ ấy. Giản dị hơn, trong một số truyện ngắn khác, Lý Lan nhiệt thành và yêu mến khi miêu tả chân dung những người già tốt bụng. Đó là môt ông Q, một ông già Tàu hiền lành, đã gắn với kỉ niệm thơ ấu của người kể chuyện trong truyện Hồ lô bà bà. Ông già này “làm cái gì cũng chậm rì rì và không nói năng gì cả” nhưng là một người thầy dạy những chữ Hán đầu tiên cho cô bé trong truyện. Người già ấy sống bình thường, lặng lẽ cho đến khi về nơi yên nghỉ cuối cùng nhưng bài học về ý nghĩa của một vài chữ Hán, về sức mạnh của con người mà ông truyền dạy cho cô bé thì có giá trị lâu dài. Vì ông đã “khoan thai và trân trọng” khi “mài mực và cầm bút vuốt mực” để dạy cho cô bé cách viết chữ thái, chữ nữ bằng chữ Hán và hiểu ý nghĩa thế nào là người đàn ông và người phụ nữ trong trời đất “người đàn ông có thể lớn lao nhưng chính phụ nữ mới đem cho cuộc đời cái tốt đẹp”. Chính những người già yêu trẻ, biết lắng nghe và giải thích những thắc mắc của trẻ thơ tận tình như thế là những người thầy đầu đời mà đứa trẻ nào may mắn mới có được. Ông yêu mến từng chữ Hán và cặn kẽ, ân cần giải thích với đứa trẻ đang muốn tìm hiểu về thế giới rộng lớn quanh mình. Ông là một ông già người Hoa cụ thể mà cũng là những người già quanh ta đang sống thầm lặng và góp phần giữ gìn những giá trị văn hóa bền lâu của dân tộc từng ngày từ những câu hát ru, một bài thơ nhỏ, vài tấm quà quê cho đến những giá trị sâu sắc của đạo lý làm người. Bên cạnh những người già, dường như trở thành một hình tượng khá dễ nhớ trong trang văn Lý Lan là bóng dáng những em bé con nhà nghèo. Chân dung các em nhỏ này không đơn thuần là đối tượng phản ánh mà nhà văn dường như dành một sự ưu ái riêng. Hình ảnh các em nhỏ nghèo khổ hiện lên trong truyện ngắn của cây bút nữ này thật sinh động bằng những chi tiết gợi hình và đối thoại đặc biệt của trẻ nhỏ, qua đó, nhà văn thể hiện tấm lòng nhân hậu, yêu thương của mình đối với trẻ em. Cầm bút viết văn khi đất nước đã ngừng tiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN031.pdf