Nhân vật Chương (Con gái thuỷthần) trong cuộc hành trình đi tìm Mẹcả đã phiêu dạt
nhiều nơi, gặp gỡvớinhiều người, trải qua biết bao nhiêu nhọc nhằn, cay đắng. Anh đã phải xẻ
đất, đóng gạch, làm việc ròng rã suốt gần nửa năm trời cho một bà lão đểcuối cùng được trả
công bằng một đôi hoa tai bằng vàng giả. Không một xu dính túi, đã có lúc anh phải đối diện
với nỗi đói khát tột cùng cào cấu gan ruột “Tôi đói nhưmột con hắc tinh tinh. Tôi đói nhưmột
con lợn rừng. Tôi đói nhưmột con vật ở địa ngục”.Thậm chí sựdày vò của nỗi đói khát suýt
xui khiến anh làm điều ác:“tôi rút dao ra và quyết sẽ đâm chết người đầu tiên đi qua ởtrước
mặt tôi lúc này đểlấy một nghìn đồng đủ ăn bát phở”. Vì khát vọng tìm kiếm, có lúc nhân vật
tôi đối mặt với những thửthách hiểmnguy đến tính mạng. Anh nhận lời tu sửa bức tượng Chúa
trên đỉnh gác chuông cho một nhà thờxóm đạo và bịté ngã xuống đất Song, điều lớn lao anh
nhận được từsau mỗi chuyến đi là sựnhận thức được giá trịcủa bản thân mình, anh biết trong
mình “cũng có đôi điều giá trị”mặc dù cũng còn đó “không ít rác rưởi thối tha”.Anh đã vượt
khỏi cuộc sống tù túng, ngột ngạt ởlàng quê đểra đi hoà mình vào những chân trời rộng lớn, để
ý thức được rằng “những khao khát của tôi nhấc tôi lên khỏi mặt đất”, đểanh có thểthoát khỏi
kiếp sống mòn mỏi trì trệnhưbao nhiêu người dân quê lam lũcủa mình.
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4797 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dễ lắm) là một người cô đơn do quá khác biệt với mọi người về cách
sống và phương thức làm việc. Đồng nghiệp không ai có thể thấu hiểu và chấp nhận khi ông
“Không có tài liệu! Không có sách vở! Không có chương trình! Mình trần, thân trụi”, không
cần đến những thuyết giáo khô khan, không bằng những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ, ông
chỉ truyền cho lớp giáo viên trẻ ở vùng cao một triết lí sống hồn hậu:“ Tất cả là do tự nhiên
điều chỉnh hết! … Mình cứ sống thôi! Sống dễ lắm! Cứ nhìn vào mắt bọn trẻ con mà sống…”.
Cuối cùng những ý tưởng khác người, khác đời khiến ông mất việc. Người đọc thấy lòng mình
se lại khi chứng kiến cảnh ông giáo “ngậm ngùi xếp đồ đạc vào chiếc ba lô bạc màu ngày
trước”. Vốn tâm huyết với nghề nghiệp của mình giờ đấy ông “thấy lòng mình tan nát. Ông
đành thôi việc về quê…”. Và những ngày tháng tiếp theo ông Chi sống cô đơn, “chỉ loanh
quanh nơi vườn nhà” với ước mơ siêu thoát. Ông ước: mình “có thể bay lên trời được! Như
những ngọn gió” hoặc bay đến những nơi mà ở đó “không có một bóng người nào”.
Có những nỗi cô đơn của con người xuất phát từ những nguyên nhân cực kì vô lí. Hãy
nghe nhân vật “tôi” trong Quan âm chỉ lộ xót xa chia sẻ “Tôi không có nhiều người thân, nhiều
bạn bè. Tôi đã trót rào quanh tôi bằng hàng rào danh tiếng, đấy không phải là do ý thức của tôi
chủ định, rất nhiều các thói đời xô đẩy khiến tôi lâm vào tình cảnh trớ trêu như thế. Nhiều khi,
tôi rất cô đơn ngay giữa nhà mình. Những bạn bè cũ cũng ngại gặp tôi, tôi cố gắng phá đi mặc
cảm tự ti vì không thành đạt ở trong lòng họ mà không phá được”. Nhưng đó lại là điều rất
thực, con người có thể bị đẩy vào nỗi cô đơn do tiếng tăm của chính mình.
Nhân vật “khách” trong truyện Thiên văn cũng chính là một nghệ sĩ đơn độc trên con
thuyền số phận. Không người lái, không mái chèo, nghĩa là không thể dựa vào ai, người khách
ấy buộc phải qua sông “một mình trên đò giữa mưa bão”. Người khách ấy phi thường hay khác
thường? Bản chất cùa vấn đề không thật quan trọng, song cái đáng nói ở đây là chính điều đó
đã khiến anh ta cô đơn trên những bước đường trôi dạt, phiêu lãng của mình. Ông Diểu trong
chuyến đi săn đặc biệt vào cuối mùa xuân, Ra đi chỉ có một mình, trở về cũng chỉ một mình
như thế giữa bạt ngàn hoa tử huyền nhiều không kể xiết. “Ông cứ trần truồng như thế, cô đơn
như thế mà đi” (Muối của rừng).
Còn có rất nhiều nhân vật cô đơn khác nữa trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Họ cô
đơn vì họ không bằng lòng với chính mình, luôn khát khao vượt ra ngoài giới hạn nhỏ bé để
đến với một chân trời rộng lớn hơn, xa vời hơn. Chương trong Con gái thủy thần một mình
đơn thương độc mã trên hành trình kiếm tìm trước sự vẫy gọi của những khát vọng về cái đẹp,
về hạnh phúc. Anh cứ mải miết đi tìm Mẹ Cả và chắc rằng trong cuộc hành trình này anh vẫn
mãi cô đơn “không có tiền bạc công danh, không có gia đình để yêu thương lo nghĩ, không có
bạn bè” chỉ có “nỗi cô đơn và sự bất lực của mi nào ai thấy được ngoài mi”. Nhân vật “tôi”
trong Chảy đi sông ơi cũng có tâm trạng cô đơn và lạc loài như thế sau bao nhiêu năm anh rời
xa quê hương, lãng quên đi những khát khao, mơ ước tuổi ấu thơ. Trước bến đò xưa, trước sự
trỗi dậy mạnh mẽ của hồi ức xưa, anh không khỏi thảng thốt, bàng hoàng: “Tôi muốn gào lên
chua xót. Tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con
trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?”.
Không chỉ viết về sự lạc lõng, cô đơn của con người hiện tại, Nguyễn Huy Thiệp còn trở
về với quá khứ tìm về với nỗi cô đơn của những con người trong huyền thoại, sử sách hay trong
thế giới của những câu chuyện cổ. Nếu hậu thế thường biết đến Nguyễn Trãi với tư cách một
nhà quân sự, chính trị, ngoại giao tài ba lỗi lạc thì Nguyễn Huy Thiệp còn phát hiện ở trong con
người ấy những mặc cảm lạc loài, lạc thời. Nguyễn Trãi từ nhỏ đã nhận thấy mình “như khoai
giữa ngô, như lạc giữa vừng”, khác biệt rất lớn với mọi người. Đến lúc trưởng thành ông vẫn
tiếp tục sống âm thầm “gần như không có bạn, không có tri âm tri kỉ. Dưới một bề ngoài bình
thản rụt rè, Nguyễn Trãi dấu mình trong vỏ ốc” (Nguyễn Thị Lộ). Chỉ có Thị Lộ là người thấu
hiểu được những tâm tư, tình cảm, có thể bầu bạn sẻ chia được với ông. Và cả khi len lỏi trong
những ngóc ngách tâm tư của Nguyễn Trãi, bà vẫn nhận thấy “ông cô đơn giữa đời như một
hành tinh, một ngọn gió”.
Đề Thám vốn được mệnh danh “Hùm thiêng Yên Thế” trong sử sách, nhưng trong truyện
Mưa Nhã Nam của Nguyễn Huy Thiệp chúng ta có thể có thêm một cách nhìn khác về ông.
Bên cạnh “một người anh hùng”, Đề Thám còn là “một người nhu nhược”. Trong truyện, Đề
Thám đã nhiều lần khóc. Không thể khóc trước người thân, ông khóc trong cái mênh mông hư
ảo của núi rừng – một hành động tưởng chừng như trái ngược với bản lĩnh của người anh hùng.
Song, cũng chính khi ấy, Đề Thám thấm thía nỗi cô đơn, ý thức được sự bất lực của bản thân
mình vì chính ông “không thể vượt qua lằn ranh bổn phận, nghĩa vụ, cương toả”.
Dù đã đạt đến tột đỉnh của vinh quang và quyền lực nhưng Nguyễn Ánh trong Kiếm sắc
cũng vẫn rất cô đơn. Không những vậy, ông còn là “một khối cô đơn khổng lồ”. Chính vinh
quang và quyền lực đã buộc chặt ông vào danh dự, nghĩa vụ, bổn phận, “chỉ được quyền cao
cả, không được quyền đê tiện”. Những ràng buộc này khiến ông không được sống đúng là
mình, đúng với mình và sống như mình mong muốn. Đấy cũng chính là nỗi cô đơn, là nỗi khổ
của một bậc Đế vương.
Xuân Hương trong cái nhìn của Nguyễn Huy Thiệp cũng là một người phụ nữ cô đơn.
Phải chăng vì bà quá mạnh mẽ, sống có dũng khí, luôn đứng cao hơn cõi đời trần tục nên những
người đàn ông đến với bà thường nhìn bà với cái nhìn ngưỡng mộ, nể phục. Và với điều đó, họ
đã vô tình làm rộng thêm, sâu thêm thêm nỗi cô đơn vốn thường trực trong lòng bà. Khi ông Tri
phủ Vĩnh Tường qua đời, chỉ còn lại một mình trong cuộc đời rộng lớn, ít ai thấu hiểu bà giờ
đây đang lặn sâu vào tột cùng nỗi niềm riêng, bà “đang nức nở khóc cho nỗi cô đơn mênh mông
của cõi đời” (Chút thoáng Xuân Hương)..
Tú Xương trong Thương cả cho đời bạc cũng là một con người cô đơn. Thơ ông mọi
người đều biết, nhưng con người ông không phải ai cũng thấu hiểu. Bề ngoài luôn cười cợt, chế
diễu, nhưng đó chính là cách ông thường làm để che dấu con người thật của mình. Sâu thẳm
trong lòng ông là một nỗi cô đơn đến tái tê gan ruột bởi ông dường như cũng rất ý thức được
rằng mình đã trở thành xa lạ giữa cuộc đời này. Ông là kẻ “thức” duy nhất trong khi thiên hạ
tất cả đều say ngủ: “Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả. Tội gì mà thức một mình ta”. Tú Xương
mãi khắc khoải mong chờ một tiếng vọng tri âm – đó là điều Nguyễn Huy Thiệp đã nhận thấy
rất rõ.
Những vĩ nhân cô đơn, những anh hùng cô đơn, những nghệ sĩ cô đơn và những con
người bình thường có thể cũng cô đơn. Song, không chỉ vậy, trong truỵên ngắn Nguyễn Huy
Thiệp người đọc còn có thể bắt gặp những con người cô đơn vì chính hình hài dị dạng của
mình.
Chàng Khó trong Trái tim hổ cô đơn vì trót mang khuôn mặt “rỗ chằng chịt” vì bệnh
đậu mùa nên phải sống “thui thủi, đi con đường riêng, ăn uống thế nào không ai biết được”.
Nàng Sinh trong truyện ngắn cùng tên cũng vì xấu xí gày gò bé nhỏ nên phải chịu kiếp sống cô
độc “thui thủi như con chim cút”. Nhân vật Cún (Cún) phải gánh chịu một nỗi cô đơn đến cùng
cực vì hình hài dị dạng của mình. Không chỉ bị ruồng rẫy, vứt bỏ từ lúc mới chào đời, Cún lớn
lên trong sự hắt hủi ghẻ lạnh của người đời, cuối cùng trở thành một thứ công cụ kiếm tiền của
một ông lão ăn xin. Khiếm khuyết về thể xác, cô đơn tột cùng trong cuộc sống, nhưng Cún lại
có một tâm hồn nhạy cảm, Cún khao khát được yêu, được làm một con người bình thường.
Viết về những con người cô đơn phải chăng Nguyễn Huy Thiệp mong muốn con người
hãy xích lại gần nhau, vượt qua tất thảy mọi thù hằn ngăn cách để được sống một cách thực sự
có ý nghĩa. Sự cô đơn của con người trong cuộc đời có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác
nhau và đó cũng không phải là một trạng thái tinh thần chỉ dành riêng cho người tốt, song có
một điều chắc chắn rằng: khi con người ta cô đơn cũng chính là lúc họ đang tìm về với chính
đời sống nội tâm để ý thức hơn về chính bản thân mình. Và cái thiện cũng nảy mầm từ đó.
2.2. Đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Nhân vật là “công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để tác giả hiện thực hoá quan
niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu đạt tương ứng” [64, tr. 365]. Nói cách
khác, nhân vật chính là sự kết tinh của các mối quan hệ đời sống được phản ánh trong tác phẩm.
Với vai trò là một phương diện không thể thiếu được trong mỗi sáng tác văn học, nhân vật còn
là nơi tập trung “mọi giá trị tư tưởng nghệ thuật”, thể hiện đặc điểm cũng như cá tính sáng tạo
của nhà văn. Thông qua nhân vật, nhà văn vừa miêu tả thế giới một cách hình tượng vừa thể
hiện quan niệm của mình về hiện thực cuộc sống. Mỗi nhân vật hiện lên trên trang viết là sự
tổng hợp của nhiều yếu tố, phương diện khác nhau như: ngoại hình, tâm lí, hành động, ngôn
ngữ … Và người đọc, khi muốn tìm hiểu, khám phá về nhân vật cũng không thể bỏ qua việc
khảo sát những phương diện, những yếu tố này. Thế giới nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp cũng
được xây dựng trên nền tảng của các yếu tố và phương diện quen thuộc và mang tính chất
“công thức”, “khuôn mẫu” ấy.
Tiếp cận với tác phẩm văn học trước tiên là tiếp cận với thế giới nhân vật. Trong đó, một
trong những phương diện được coi là trực quan và dễ gây ấn tượng nhất là ngoại hình nhân vật.
Ngoại hình là toàn bộ những đặc điểm về hình dáng, diện mạo, trang phục, cử chỉ, tác phong…
của nhân vật. Sự thể hiện sinh động ngoại hình sẽ góp phần bộc lộ tính cách nhân vật.
Trong cuộc đời cầm bút của mình, mỗi nhà văn tên tuổi thường tạo ra được những nhân
vật có ngoại hình gây ấn tượng với người đọc. Và người đọc khi nhớ về nhân vật là người ta
thường nhớ ngay đến những đặc điểm ngoại hình. Nghĩ đến nàng Kiều của Nguyễn Du ta nhớ
ngay đến vẻ đẹp của một bậc kiệt sắc giai nhân khiến cho “hoa ghen”, “liễu hờn”, nhớ đến Từ
Hải là nhớ đến dung mạo của một người anh hùng chọc trời khuấy nước “Râu hùm hàm én mày
ngài. Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao” … Nhớ đến Chí Phèo của Nam Cao làm sao ta
có thể quên được cái diện mạo khác thường của một kẻ bị cuộc đời bất công làm cho lưu manh
hoá “Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt
gườm gườm trông gớm chết”. Ma Văn Kháng cũng là một trong số những nhà văn hiện đại rất
quan tâm đến diện mạo nhân vật, đặc biệt là trên phương diện tướng hình của con người. Nếu
đã từng một lần đọc Vệ sĩ của quan Châu chắc hẳn người đọc bị gây ấn tượng mạnh mẽ bởi
ngoại hình đặc biệt của nhân vật Khun: “Thấp, lùn, hai chân đã cái cao cái thấp lại còn khuệnh
khoạng vòng kiềng. Một mắt lép, một tai không vành. Cả cái mặt cũng nham nhở như cái đầu
lâu bị khoét, gặm dở dang, vì chỗ nào cũng có vết sẹo, vết xây xước, vết dao chém. Cái sọ
người gớm guốc ấy cuối cùng lọt thỏm vào đám tóc, râu, lông lá rậm bù, hôi rình” …
Mỗi nhà văn khai thác các yếu tố ngoại hình của nhân vật với những chủ đích riêng của
mình. Miêu tả ngoại hình của Kiều, Nguyễn Du ngầm dự báo về một tương lai đầy bất trắc
cũng như số phận đầy đau khổ của nàng. Miêu tả ngoại hình của Chí Phèo, Nam Cao muốn
khẳng định: giờ đây, dưới hình hài của một con quỷ dữ, cuộc đời Chí Phèo sẽ gắn liền với tội ác
và sự tác oai, tác quái gây hại cho dân làng. Miêu tả ngoại hình của Khun, Ma Văn Kháng
nhằm xoáy sâu vào cái tính cách và hành động khác người, khác đời của một tên tay sai tận tuỵ
bán mình cho quỷ sứ.
Không giống với các nhà văn khác, Nguyễn Huy Thiệp không chú tâm đi sâu vào khắc
hoạ, miêu tả ngoại hình nhân vật bằng những đường nét rậm rạp. Dường như ông chỉ cho người
đọc hình dung về nhân vật qua những chi tiết thật sự sắc cạnh, tiêu biểu. Với những chi tiết ấy,
thế giới nhân vật trong tác phẩm của ông hiện lên trong tâm trí người đọc hết sức ấn tượng.
Người đọc không thể quên một bộ mặt “đen mà như da ở bìu dái, lông mày rậm, răng vẩu mà
vàng như răng chó” của ông Thuyết trong Những người thợ xẻ. Một lão thuyền chài “béo lẳn
và đen trùi trũi … đôi mắt lờ đờ như là mắt cá” trong Chảy đi sông ơi. Một lão thợ săn độc ác
với vóc người “cao lớn, gầy guộc, mặt sắt lại, mũi như mỏ chim. Đôi mắt lão đục và sâu hoắm,
phảng phất những tia lân tinh lạnh lẽo”(Con thú lớn nhất). Một bà cụ già in hằn dấu vết của
tuổi tác và thời gian “Bà cụ cười móm mém để lộ hai hàm lợi không còn một cái răng
nào”(Mưa Nhã Nam)…
Với nhiều nhà văn, bao giờ nhân vật chính cũng là đối tượng họ chú ý khai thác nhiều
yếu tố ngoại hình để làm nổi bật tính cách nhân vật. Song, với Nguyễn Huy Thiệp, thì đấy
không phải là điều ông quan tâm. Ở nhiều tác phẩm, có những nhân vật chính xuất hiện trong
suốt chiều dài của tác phẩm nhưng ông cũng không miêu tả ngoại hình – dù chỉ là một chi tiết
nhỏ: Thuỷ, ông Tướng, (Tướng về hưu), lão Kiền, Cẩn, Đoài, Khảm (Không có vua)… Đối
tượng được nhà văn ưu tiên chú ý hơn cả khi khắc hoạ những chi tiết ngoại hình là những nhân
vật dị hình và những người phụ nữ vốn sẵn mang vẻ đẹp “thiên tính nữ”. Trong nhiều truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, ta có thể bắt gặp rất nhiều những nhân vật dị hình. Dường như
những nhân vật ấy gánh chịu sự thua thiệt này ngay từ lúc chào đời. Tên lâm tặc trong truyện
Thổ cẩm: “Chột mắt, thọt chân, người dị hơm … vẻ mặt gườm gườm và đôi mắt lác kinh
người”. Tốn (Không có vua) với dáng “người teo tóp dị dạng”. Chàng Khó (Trái tim hổ):
“Hai tay dài chấm đầu gối, đôi chân khẳng khiu, lúc nào đi cũng như chạy”. Chú Hoạt có “cái
chân thọt chỉ bé như một thân cây sắn nhỡ” (Chú Hoạt tôi). Ghê người hơn là nhân vật Hạnh
(Giọt máu) có “Cái đầu to tướng ở trước ngực, cái chân què vắt đằng sau” và nhân vật Cún
trong truyện ngắn cùng tên với hình thù kì dị “Đầu nó to tướng, hai chân tay mềm oặt như
chẳng có xương, chỉ hơi lệch tâm là người nó ngã kềnh ra đất”…
Trong nhiều truyện ngắn của mình, Nam Cao đã tạo ra một số nhân vật nữ có ngoại hình
xấu xí đến kinh dị. Người đọc chắc chẳng thể nào quên Thị Nở - người đàn bà xấu đến mức
“ma chê quỷ hờn” với khuôn mặt “thực sự là một sự mỉa mai của hoá công: nó ngắn đến nỗi
người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má lại hóp vào mới thật là tai hại,
nếu hai má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều
hơn người ta tưởng, trên cổ người …” trong truyện ngắn Chí Phèo. Hay mụ Lợi trong Lang
rận với “khuôn mặt béo trục béo tròn, mặt rỗ như tổ ong bầu, mắt trắng, môi thâm, mà đen…”.
Hay như nhân vật Nhi trong Nửa đêm với “cái mặt chỉ thịt là thịt, nẫn lên những thịt. Hai má
phị, cái mũi to mà lỗ thì lại nhỏ, gần như đặc, mắt không còn chỗ để phô ra, cái mí mắt đủ dầy
như một cái môi, và cái môi thì lại dày như … không có gì dày đến thế”. Với ngòi bút có vẻ
như lạnh lùng, Nam Cao cứ ném ra liên tiếp những chi tiết ngoại hình để tạo ra một thế giới
những nhân vật xấu xí. Song, có một điều thật đáng quý ở Nam Cao, là khi đi vào miêu tả ngoại
hình những con người gánh chịu những trớ trêu, bất công của tạo hoá ấy, ông đã làm nổi bật
những phẩm chất thuần hậu ở họ. Dù bị biến dạng về ngoại hình, nhưng họ vẫn là những con
người chịu thương chịu khó hoặc là những con người có đời sống tình cảm phong phú hoặc có
những hành động việc làm tốt đẹp có thể cứu rỗi đồng loại.
Không dày đặc như Nam Cao, Ma Văn Kháng cũng đã tạo ra trong tác phẩm của mình
một số nhân vật người phụ nữ có những nét ngoại hình tương tự. Đó là nhân vật Đào trong
Phép lạ ngày thường với vóc người “xơ xác như thân cây sậy khô… mặt trũng, mà hóp, mắt lỗ
đáo chân tay teo tóp… cơ thể lúc nào cũng suy kiệt, giống như cái chuồng ọp ẹp không nhấc
nổi nỗi đau buồn, cơn cáu giận, sự rối rắm lúc nào cũng ăm ắp trong người”.
Nếu trong trang viết của Nam Cao và Ma văn Kháng có những nhân vật nữ xấu xí, và khi
viết về những nhân vật này, hai ông thường khá mạnh tay thì trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp ta thấy rất ít (hầu như không có những nhân vật như vậy). Nếu điểm nhấn ngoại hình
nhân vật nữ của Nam Cao và ma văn Kháng là khuôn mặt, và được đặc tả với các chi tiết rậm
rạp, theo mức độ ngày càng tăng tiến: hoặc đầy thịt, hoặc thiếu bề ngang, với những so sánh táo
bạo, nặng nề … nhìn chung là miêu tả cái ngoại hình thiên về bản năng, thì Nguyễn Huy Thiệp
hoàn toàn trái ngược. Dường như cái nghiệt ngã, ác cảm Nguyễn Huy Thiệp đã dành hết cho
nhân vật đàn ông. Ngòi bút của ông như bay lên hân hoan, khi được miêu tả vẻ đẹp ngoại hình
của người phụ nữ. Cũng là miêu tả khuôn mặt, nhưng Nguyễn Huy Thiệp luôn chú ý các đường
nét khá truyền thống: làn da, đôi mắt, đôi môi, chiếc cổ ... Nói chung là Nguyễn Huy Thiệp
ngợi ca cái thanh thoát, hồn hậu của con người.
Khi thì là nước da “trắng hồng” cùng với “khuôn mặt dễ ưa” của Quy (Những người
thợ xẻ). Khi thì là vẻ đẹp của một làn môi mọng và đôi mắt sáng trong của M (Mưa) “môi cô ta
lúc nào cũng thắm đỏ. Đáy mắt cô ta xanh như vỏ trứng chim sáo”. Vẻ đẹp đó còn ở “cái ngấn
cổ trắng ngần” của Hương (Chút thoáng Xuân Hương), ở cái “mơn mởn như lộc mùa xuân”
của Vinh Hoa (Phẩm tiết), là vẻ đẹp “rực rỡ như một đoá quỳnh trong đêm” của Nhi (Cánh
buồm nâu thủa ấy), là cái ma lực hấp dẫn hầu hết cánh đàn ông trong bản Hua Tát toát ra từ
“đôi hông to khoẻ, thân hình chắc lẳn, bộ ngực nở nang mềm mại… lúc nào cũng tươi cười
tràn trề thứ ánh sáng cuốn hút lòng người”của nàng Bua trong truyện ngắn cùng tên…Ở các
nhân vật nữ khác trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, nếu họ không được đẹp một cách cuốn
hút thì cũng phải có những nét ngoại hình ưa nhìn và dễ dây ấn tượng. “Mái tóc xoăn, da nâu,
nồng nàn như lửa” ở một cô thiếu nữ người Chăm (Chuyện ông Móng) hoặc có nụ cười “rất
hiền lành đôn hậu” của cô gái làm nghề bán chim (Chuyện bà Móng). Nếu thảng có nhân vật
phụ nữ nào không đẹp về ngoại hình thì những điều ấy chẳng qua xuất phát từ cuộc sống khó
khăn vất vả của họ mà thôi. Kiểu nhân vật phụ nữ ấy cũng hiếm khi xuất hiện trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp. Đó là người đàn bà không tên “mới có một con mà tóc đã bơ phờ, hông và
chân đã lệch cả đi vì phải làm quá nhiều việc nặng” (Đưa sáo sang sông).
Bằng việc miêu tả ngoại hình, Nguyễn Huy Thiệp bày tỏ tình cảm của mình với nhân vật
cũng như bộc lộ tính cách nhân vật. Những nhân vật có ngoại hình xấu xí ghê rợn như lão
Thuyết, lão Tảo, gã thợ săn chính là cái xấu xí ghê rợn của những kẻ tha hoá, mất hết tính
người hoặc chí ít cũng nhiễm lối sống thực dụng và đang dần trở nên tha hoá. Những nhân vật
đó thường nhận được sự ghê tởm từ chính tác giả và người đọc. Những nhân vật dị hình thì
thường được bù đắp bằng một thế giới tâm hồn phong phú, nhạy cảm hơn người. Những nhân
vật có ngoại hình đẹp đẽ thường là những tâm hồn giản dị bao dung…Tuy nhiên, xét một cách
tuyệt đối thì đó cũng chưa hẳn là một quy luật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
2.2.1. Hành động
Hành động là toàn bộ những việc làm cụ thể của nhân vật trong giao tiếp cũng như trong
các quan hệ ứng xử của con người với con người, với môi trường tự nhiên và xã hội. Bên cạnh
đặc điểm về ngoại hình, thì hành động là một yếu tố không thể thiếu trong việc thể hiện tính
cách nhân vật. Ngoài ra, hành động cũng là một phương diện quan trọng trong toàn bộ quá
trình, diễn biến của cốt truyện.
Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy: hầu hết nhân vật của ông
đều là những nhân vật hành động. Những nỗi niềm, tình cảm, tâm tư nhân vật dường như đều
dấu kín và người ta chỉ có thể hiểu về chúng thông qua những hành động và lời nói của nhân
vật.
Bằng tài năng và nghệ thuật viết truyện ngắn lão luyện, Nguyễn Huy Thiệp tạo ra một thế
giới những câu truyện hấp dẫn người đọc dù ở đó ngôn ngữ kể thường lấn lướt ngôn ngữ tả,
bình. Thậm chí, trong nhiều tác phẩm lời kể cũng được tác giả giản lược một cách tối đa chỉ để
lại những hành động nối tiếp nhau của nhân vật trong một chuỗi những hành động tưởng chừng
không bao giờ dứt: “Ở giữa chợ thằng Bột đã vứt cái đòn gánh đi… Nó đang xô đổ sạp vải của
bà cả Phượng. Nó giật lấy cái ghế băng bằng gỗ nghiến vẫn dùng để ngồi… Nó cười khanh
khách. Nó vung cái ghế vù vù trên đầu…” (Đưa sáo sang sông). “Tôi đi làm, lấy vợ, sinh con.
Mẹ tôi già đi. Cha tôi vẫn đi biền biệt”, “ Cha tôi dắt tôi xuống bếp, chỉ vào nồi cám …tôi lặng
đi. Cha tôi khóc. Ông cầm phích đá ném vào đàn chó bécgiê…” (Tướng về hưu). “Ông Diểu
thấy nóng bừng mặt. Ông bỏ mũ và áo bông ra đặt dưới lùm cây. Ông để cả nắm cơm xuống
đất. Ông từ từ dịch chuyển sang chỗ đất trũng thấp hơn…” (Muối của rừng). “Tôi cầm liềm.
Quơ một vòng sát chân rạ. Giật mạnh. Bước sang trái. Quơ liềm. Giật mạnh. lại bước sang
trái. Lại quơ liềm. Lại giật mạnh. Cứ thế. Cứ thế mãi” (Thương nhớ đồng quê)…
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp rất phong phú vì vậy hành động
của nhân vật cũng hết sức đa dạng. Có những hành động xấu xa, thấp hèn nhưng cũng có những
hành động đẹp đẽ, cao thượng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành động xấu xa và thấp hèn của con người. Có khi nó
xuất hiện ở dạng bản năng, trong tình trạng vô thức, song cũng nhiều khi do con người không
kiềm chế được những dục vọng thấp hèn. Dù ở bất cứ lí do nào, những hành động đó cũng chứa
đựng trong nó sự sa sút đạo đức, nhân phẩm và ở mức độ cao hơn, nó đồng hành với tội ác.
Người đọc chưa kịp xoá đi nỗi ác cảm về nhân vật Hạnh (Huyền thoại phố phường) khi
chứng kiến cảnh hắn “xắn tay áo, đưa tay mò dọc theo cái rãnh đầy bùn lõng bõng nước bẩn,
thậm chí còn có cả cục phân người” để mò tìm chiếc nhẫn vàng ở đầu tác phẩm thì đến cuối tác
phẩm, hành động của Hạnh làm người đọc càng cảm thấy khinh bỉ và phẫn nộ. Từ những lời
cợt nhả Hạnh buông ra với một người đàn bà đáng tuổi mẹ mình “Cô độc đáo trên toàn cơ thể
… trông cô hấp dẫn như một thiếu nữ đương thì” đến hành động bỉ ổi của hắn: “Hạnh chồm
dậy và xô ngã người đàn bà xuống đi-văng … Hạnh thở khò khè, y hỏi bằng một giọng gần như
van lơn: “Chiếc vé xổ số đâu rồi?”
Trong truyện Không có vua, trước sự hiện diện của Sinh trong nhà, hành động của hai bố
con lão Kiền cũng thật đê tiện. Ông bố thì “loay hoay dưới bếp, nghe tiếng dội nước ở trong
buồng tắm, thở dài, bỏ lên nhà. Đi được vài bước, lão Kiền quay lại, vào trong bếp, bắc chiếc
chế đẩu, trèo lên, nín thở ngó sang buồng tắm. Trong buồng, Sinh đứng khoả thân”. Thằng con
trai, thẳng em chồng “trời đánh” thì cố tình tìm cách ve vãn, chiếm đoạt chị dâu. Hết táo tợn
“đưa tay chạm vào lưng Sinh”, ỡm ờ cợt nhả “Người chị tôi sao cứ mềm như bún” đến hành
động “xán lại, hôn chút lên má Sinh”.
Về bản chất, con người là một động vật cao cấp có ý thức, biết suy xét những hành động,
việc làm của mình. Trong con người cũng luôn tiềm tàng bản tính tốt đẹp cũng như sự cao
thượng. Một trong những nguyên nhân khiến điều đó tồn tại là do con người biết yêu, có tình
yêu. Tình yêu khiến người ta trở nên cao thượng đẹp đẽ hơn. Biểu hiện của tình yêu trong thế
giới tình cảm con người cũng hết sức phong phú, đa dạng, nhiều cung bậc. Có khi là tình yêu
dành cho những đấng sinh thành, là tình cảm anh em máu mủ ruột rà, là tình yêu lứa đôi, tình
yêu quê hương làng xóm, rộng lớn hơn cả là tình yêu đồng loại. Vì tình yêu con người sẵn sàng
quên đi những nỗi vất vả, nhọc nhằn thậm chí cả sự hiểm nguy để mang lại niềm vui, hạnh
phúc, thậm chí để bảo vệ tính mạng của người khác. Chàng Khó (Trái tim hổ) quyết tâm giết
chết con hổ dữ để lấy trái tim làm thuốc chữa bệnh cho Pùa. Để làm điều đó, Khó đã bất chấp
mọi nguy hiểm, thậm chí cả sự đe doạ tính mạng. Săn hổ vốn đã là một công việc khó khăn với
những phường săn khoẻ mạnh, thạo nghề, đằng này Khó lại tàn tật, dị dạng, lại chỉ có một
mình. Khó đã làm mọi người ngạc nhiên bởi kết cục bất ngờ “Gần sáng, người ta tìm thấy Khó
và xác con hổ đã chết. Cả hai lăn xuống vực sâu dưới suối. Khó bị gãy lưng, mặt chàng đầy vết
cào cấu của hổ. Con hổ bị bắn toác đầu. Viên đạn bắn gần xé rách trán hổ xuyên vào tận óc”.
Nhân vật Lù (Nạn dịch) cũng đã có những hành động quên mình vì vợ. Khi nghe tiếng vợ rên
khẽ dưới nấm mộ, ông “nhận ra ngay”, “Gạt sang một bên những nỗi kinh hoàng. Lù cuống
cuồng vội vã bới đất … càng đào sâu, tiếng rên càng rõ. Lù điên cuồng vui sướng. Tay ông toé
máu mà không cảm thấy đau. Cuối cùng ông bật được nắp quan tài, thấy Hếnh còn đang thoi
thóp”. Đào mộ, mang người vợ bị nhiễm bệnh dịch lên, ông đã dùng hết số tiền mình có để
chữa chạy cho vợ dù bất chấp kết cục cuối cùng “ông bị lây bệnh. Cả hai người chết ngay đêm
hôm ấy”. Tình yêu ông dành cho vợ cùng những việc làm cao thượng quên mình của ông đã để
lại cho hậu thế niềm ngưỡng mộ. Ngôi mộ của hai người được “những người già của bản Hua
Tát đặt tên nó là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN011.pdf