MỤC LỤC
Trang
DẪN NHẬP
1.Lí do chọn đề tài . 1
2.Lịch sử vấn đề . 4
3.Phạm vi nghiên cứu . 8
4.Phương pháp nghiên cứu . 10
5.Đóng góp của luận văn . 12
6.Kết cấu luận văn . 13
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. QUAN NIỆM CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC VỀ VĂN CHƯƠNG,
NGHỆ THUẬT VÀ NGƯỜI NGHỆ SĨ. 14
1.Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về văn chương,nghệ thuật . 18
2. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về người nghệ sĩ . 25
CHƯƠNG II.MỘT SỐ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CHỦ ĐẠO TRONG
VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC . 33
1.Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về lòng yêu nước . 34
2.Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về đất nước . 40
CHƯƠNG III.QUAN NIỆM NGHỆ THUẬTVỀ CON NGƯỜI TRONG
VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC . 49
1. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về con người nhỏ be . 51
2. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về mối quan hệ giữa con người và
thế giới khách quan . 55
3. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về con người nhận thức . 59
CHƯƠNG IV. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC . 69
1.Không gian nghệ thuật . 69
2.Thời gian nghệ thuật . 83
CHƯƠNG V. NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT
BÌNH NGUYÊN LỘC. 89
1.Các dạng thức đa thanh,phức điệu trong lời văn nghệ thuật
Bình Nguyên Lộc . 89
2.Các dạng thức cú pháp trong văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc . 103
KẾT LUẬN . 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 119
120 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2265 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“chân trời quen thuộc” , bị ném vào một chân trời mới, lập tức cái
mô hình về thế giới trong ý thức anh ta ( phản ánh cái “chân trời quen
thuộc” của anh ta )sẽ xung đột với không gian mới.Người ta vẫn thường
gọi đó là những cú “shock văn hoá” .Để thoát khỏi “shock” , người ta có
ba cách giải quyết : một là, lãng quên cái mô hình cũ, nạp vào mô hình
mới.( Dĩ nhiên, phương pháp này không thể tiến hành một sớm một
chiều.Hơn nữa,nhà văn gọi những kẻ theo phương án này là những …kẻ
vô loài ! ) ; hai là , tạo ra cái không gian cũ trong không gian mới để tự
an ủi mình ; ba là, trở về với không gian cũ của mình .Phương án thứ hai
và thứ ba là phổ biến nhất ,và nhà văn cũng chỉ thương những người nào
theo hai phương án đó thôi. Trên thực tế ,chúng ta bắt gặp rất nhiều
“không gian văn hoá Việt Nam” tại Pháp,Mĩ, Nga,Đông Aâu… do “những
đứa con thương của đất mẹ” mang đi. Đọc “Chiến tranh và Hoà bình” của
L.Tônxtôi, ta gặp những nhân vật có thể thích ứng với mọi không
56
gian,tiêu biểu là Nikolai Rostov : chàng thể hiện mình ở trung đoàn
không như ở nhà ,ở nông thôn không như ở Moskva ,khi chàng ở nơi
khiêu vũ hay ở chiến trường,hành vi của chàng không chỉ được tính cách
của chàng quyết định mà còn bị những tiêu chuẩn ứng xử chung của
những không gian ấy cụ thể ấy chi phối ( 14, 292 ).Ở các nhân vật của
Bình Nguyên Lộc thì khác,những nhân vật mà ông yêu quý chỉ và chỉ
được mô hình thế giới trong ý thức của chúng chi phối, do đó chúng chỉ
tìm được cõi bình an trong tinh thần khi sống trong không gian của riêng
mình.Như chúng tôi đã trình bày ở chương trước,trong tư tuởng nghệ thuật
của Bình Nguyên Lộc, đô thị là một không gian văn hóa phi bản sắc nên
cái mô hình thế giới mà nó tạc vào ý thức người thị dân là một mô hình
có tính chất quốc tế .Do đó,con người của nó có thể rong ruổi ở tất cả các
đô thị trên thế giới mà không bao giờ bị shock văn hoá.Nhưng những kẻ
ấy lại không chịu đựng được khi được trở về không gian thôn dã của dân
tộc,tựa như chàng Tập trong truyện “Hương hành kho” ,sinh trưởng tại
Paris, quen với mùi đô thị,cũng mở miệng nói về “lòng yêu nước” nhưng
khi nhìn thấy một làn khói trắng,một mùi hương hành kho thì lại dị
ứng.Nhưng con người như thế,khi trở về đất mẹ sẽ lại thương nhớ một
cách ngược đời quê hương của người khác .Thái độ của Bình Nguyên Lộc
là hết sức dứt khoát : những kẻ như thế “thực ra là một thằng Pháp-Lăng-
Sa”( 9,1005).Đứng một thực tế là tuy người ta không thể lựa chọn cha
mẹ,dân tộc,nhưng người ta có thể thay đổi không gian văn hoá của
mình,thì với nhà văn, con người Việt Nam đẹp nhất là con người biết níu
giữ một “cuống rún chưa lìa” với quê cha đất tổ bằng mọi giá. Nếu như
“con người yêu nước”trong văn Nguyễn Quang Sáng (“Chiếc lược ngà”)
, trong văn Đoàn Giỏi ( “Đất rừng phương Nam” ) là con người biết đứng
lên cầm vũ khí, thì “con người yêu nước” trong văn Bình Nguyên Lộc là
con người biết gìn giữ bản sắc văn hoá của dân tộc trong tâm hồn mình
một cách tự giác và bằng cả tấm lòng.Đoạn văn sau đây,nếu không chú
ý,ta sẽ có cảm tưởng nhà văn ái ngại cho những ngừơi nông dân ,nhưng
thực ra thái độ của ông là khẳng định :
“Luôn luôn dân quê ra chợ phải lạc hướng trọn đời của họ và chỉ có
thế hệ sau mới nhuộm được màu chợ chớ họ không thể đổi màu chớp
57
nhoáng như loài tắc kè vậy đâu.( Lối so ánh này là một minh chứng cho
thái độ đồng tình của nhà văn với lòng trung thành của người thôn dã ).
Dân quê ra chợ là những kẻ tự hi sinh mình ( Ở đây nhà văn dùng từ “hi
sinh” nhưng không hề có ý ngợi ca. Điều ông đồng tình là người nông
dân trở về với làng cũ như hành động của vợ chồng anh Mít sau đó )
,trong cái kiếp của mình ,cái kiếp nhớ khôn nguôi chân trời cũ ,cái kiếp
chịu đựng hoàn cảnh mới mà họ theo không được.” ( 9,1039 )
Đến đây chúng tôi thấy có thể rút ra kết luận là : Bình Nguyên Lộc
có một quan niệm nghệ thuật cho rằng con người cần phải biết biến cảm
xúc thành trí tuệ , để khi rời xa làng quê con người vẫn biết cách lưu giữ
trong tâm hồn mình những cảm xúc bất chợt và dịu dàng về miền quê ấy
sao cho chúng cứ ngân lên, vang mãi, sao cho “ cuống rún “ dẫu đã đứt
nhưng vẫn “chưa lìa “ khỏi cơ thể bà mẹ Dân tộc.Cái quan niệm này chỉ
có thể gắn với mô hình “ Nhân vật rời không gian A đến không gian B rồi
trở về A “ hoặc “ Nhân vật tạo ra không gian A bên trong không gian B” .
Nó không thể gắn với một mô hình khác ,chẳng hạn như : “ Nhân vật A
làm việc B tại C vì D mà E “ .Điều ấy chứng tỏ mỗi mô hình có nội dung
riêng của nó.
3) Quan niệm nghệ thuật của Bình Nguyên Lộc về con
người nhận thức
Bên cạnh mô hình đã được phân tích ở phần trên, truyện ngắn Bình
Nguyên Lộc còn có một mô hình khác cũng khá quan trọng và phản ánh
một quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người .Đó là mô hình :
“Nhân vật chuyển từ nhận thức A sang nhận thức B”
Nội dung của mô hình này là sự chuyển đổi tư tưởng của nhân vật từ
trường nhận thức A, sản phẩm của không gian văn hoá A ,sang trường
nhận thức B nhờ những tác động từ bên ngoài và nhất là nhờ chính nỗ lực
tư tưởng của chính bản thân.Sự chuyển đổi này tạo ra bước ngoặt trong
đời sống tinh thần nhân vật ,do đó, nó không đơn giản chỉ là những diễn
biến tâm lí mà mang tính chất của một “hành động tinh thần”.Mô hình
này lại có hai dạng thức nhỏ .Dạng thứ nhất,nhân vật chuyển đổi về nhận
thức và sự chuyển đổi ấy lại đem lại cho nhân vật niềm thất vọng đau
58
đớn ê chề,nói cách khác,nhân vật vỡ mộng.Dạng thứ hai,ngược lại,sự
chuyển đổi ấy đem lại cho nhân vật một niềm thanh thản trong tinh thần.
Những truyện như : “Người đẹp ven sông”, ”Nắng chiều hấp hối”,
“Căn gác hồng của Lâm” , “Bên kia sự thật ”… thuộc về dạng thức thứ
nhất.Đó là câu chuyên của anh Tư Được ,ước cô gái nhu mì ,xinh đẹp
trên tấm bảng quảng cáo là một người vợ hiền lí tưởng của mình (“Người
đẹp ven sông” ) ; là câu chuyện của anh thi sĩ Minh nghĩ ái nữ của ông
chủ yêu mình vì mình có tài thơ (”Nắng chiều hấp hối” ) ; câu chuyện của
anh văn sĩ Lâm,nhìn cái bóng người trên một căn phòng của ngôi biệt thự
trước nhà ,ước mơ đó là một nữ sinh văn khoa lãng mạn và …yêu thơ mình
(“Căn gác hồng của Lâm” ) ; của hai anh văn sĩ tên Biền và Hồ ,mơ yêu
một thiếu phụ đoan chính. Cuối cùng ,tất cả đều vỡ mộng : cô gái trên
tấm bảng quảng cáo là một me Tây , ái nữ của ông chủ chỉ đùa giỡn với
nhà thi sĩ , cô nữ sinh văn khoa chẳng qua là một đứa ở dốt nát và người
thiếu phụ đoan chính lại là một me Mĩ.
Những truyện như “Căn bệnh bí mật của nàng” , “Con Tám Cù
Lần”,”Chiêu hồn nước” , “Những đứa con thương của đất mẹ” ,”Qua lối
cũ”… thuộc về dạng thức thứ hai .Truyện “ Căn bệnh bí mật của nàng “
kể về một người phụ nữ Việt lấy chồng Tây,bị tâm thần nhẹ. Cả ông giáo
sư phân tâm học , chồng bà và bản thân bà đều không rõ tại sao bà bị
bệnh. Oâng giáo sư trổ hết tài nghệ để bà giải tỏa những … ức chế tình dục
của bà, nếu có , nhưng vô hiệu vì cái ức chế bà không phải là cái ấy.
Cuối cùng mọi người mới hiểu ra cái ức chế tâm linh bà là : nỗi nhớ quê
hương. Truyện “ Con Tám Cù Lần “ kể về bé Tám , làm nghề giúp việc
nhà , nằng nặc đòi bà chủ cho về quê để bắt ốc gạo. Bà chủ không hiểu
vì sao nó lại đòi về cái nơi khói lửa và vất vả để làm cái nghề không có
tương lai ấy. Cuối cùng bà hiểu ra : nỗi nhớ ốc gạo của nó chính là nỗi
nhớ quê.Và rồi bà quyết định cho con ăn một bữa ốc gạo để chúng biết
thế nào là mùi vị quê hương.Truyện “ Chiêu hồn nước “ kể về một anh
văn sĩ hay mơ mộng vớ vẩn.Một đêm nọ chàng gặp một me Tây đang
lang thang trên phố đêm. Chàng tưởng bà là gái bán thân nuôi miệng,
không ngờ bà lang thang trên phố là để cảm nhận tất cả linh hồn của quê
hương trước ngày theo chồng đi định cư nơi xứ lạ. Từ đó,chàng vẫn mơ
mộng,nhưng không còn mơ mộng về những cô gái và nhưng mối tình
không có trong cuộc đời thực nữa.Truyện “Những đứa con thương của đất
mẹ” thì kể về những thay đổi nhận thức của chàng Tuấn.Ban đầu chàng
59
nghĩ tất cả những cô me Mĩ đều mất gốc ,đáng khinh, nhưng chàng không
ngờ chính họ lại là những người gìn giữ quê hương trong lòng họ bền bỉ
nhất – không phải chỉ giữ bằng thói quen mà giữ bằng tự giác hẳn hoi.Từ
đó chàng không còn dám khinh họ nữa. Như vậy ở những tác phẩm kể
trên có sự đan xen giữa hai mô hình,nói cách khác,chúng được định hình
từ hai mô hình khác nhau : mô hình “Nhân vật chuyển từ nhận thức A
sang nhận thức B”và mô hình “ Nhân vật rời không gian A đến không
gian B rồi trở về A “ ( cùng mô hình biến thể : “ Nhân vật tạo ra không
gian A bên trong không gian B” ) .Chẳng hạn như ở truyện “ Con Tám Cù
Lần “ ,rời quê lên phố rồi lại bỏ phố về quê là quá trình của nhân vật
Tám , còn chuyển từ chỗ nghi ngờ bé Tám đến chỗ hiểu ra lòng yêu quê
hương của bé rồi từ đó tự suy ngẫm về bản thân và về con cái mình là
quá trình của nhân vật “tôi” .Chính sự kết hợp giữa hai mô hình đã làm
cho câu chuyện tuy hết sức đơn giản, có dáng dấp của “kiểu truyện
không có chuyện” những vẫn tạo được những biến cố hấp dẫn.Sự kết hợp
của hai mô hình này phản ánh một quan niệm nghệ thuật của Bình
Nguyên Lộc .Con người chỉ thực sự tìm thấy bản thân mình khi nó nằm
trong một miền suy tưởng.Quá trình cộng đồng hun đúc cho cá nhân một
nền văn hoá là một quá trình tự phát,dường như nằm ngoài tầm kiểm soát
của mỗi cá nhân.Văn hoá của anh là văn hoá Việt Nam hay văn hoá
Pháp ,anh mang tâm hồn dân tộc hay chứa một tâm hồn ngoại lai, tất cả
đều tự phát ,đều do cuộc sống dẫn dắt và xô đẩy .Nhưng “con người là
một cây sậy biết suy nghĩ” ( Pascal ).Chính khả năng suy tưởng,khả năng
tự phát xét thế giới, khả năng tự ý thức về bản thân mới có thể giúp con
người đạt tới một sự lựa chọn tự giác và đúng đắn.Bởi lẽ,sống là quá trình
lựa chọn giữa các giá trị.Tất cả nhân vật trong những truyện kể trên ,bé
Tám Cù Lần, anh Cam,chị Quýt ,chàng Tuấn,anh Tư , đều ý thức rất rõ
bản chất của mình là gì, không gian máu thịt của mình là ở đâu.Họ đều
thấy mình là người con của đồng ruộng,cần quay về với đồng ruộng,rằng
mình chỉ là “dân kẻ chợ giả hiệu” ,rằng đô thị không phải là nơi giành
cho mình.Đặc điểm ấy của nhân vật chỉ có thể hình thành dưới quan
niệm cho rằng con ngừơi là một “lực lượng hành động” ,nó trực quan hoá
bản chất của mình nhờ hành động.Chính nó tạo ra trở ngại và chính nó
khắc phục trở ngại của mình bằng ý chí chí dám vượt qua những ranh giới
của cuộc đời ,bằng hành động lựa chọn cho nó một hướng đi giữa những
nẻo đường khác nhau của cuộc sống.
60
Chúng ta biết rằng sau cuộc cách mạng trong văn học giai đoạn
1932-1945,văn học Việt Nam bước vào thời kì hiện đại với đặc điểm chủ
đạo là khẳng định cái tôi của mỗi cá nhân.Từ đó,cá nhân trở thành một
một đối tượng hiển nhiên của mọi tác phẩm văn học.Nhưng,quan niệm về
con người cá nhân ở mỗi nhà văn mỗi khác,ở mỗi dòng văn học mỗi
khác,và ở những giai đoạn văn học khác nhau thì cũng không giống
nhau.Chúng tôi cho rằng tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của một nhà văn
về con người thì không thể bỏ qua hình ảnh con người cá nhân trong cảm
quan nhà văn.Cái cảm quan chú ý trước hết đến khả năng tự ý thức của cá
nhân, sự lựa chọn chủ động và cương quyết của cá nhân trước những giá
trị … ,chúng tôi nghĩ rằng, chính là một tiếng vang của những thanh âm bề
bộn của thời cuộc dội vào văn Bình Nguyên Lộc… Nếu sinh ra ở miền Bắc
thời ấy, hầu như con người không phải lựa chọn gì. Đường đi của cuộc đời
đã được thiết lập sẵn,cá nhân chỉ việc phấn đấu sao cho đạt được thành
tích cao nhất. Nhưng sống tại Sài Gòn thì tình hình không đơn giản như
vậy.Anh ta ngày đêm chịu sự tác động của vô vàn thông tin ngược
chiều,thật giả lẫn lộn. Cách mạng có, Đế quốc có , và còn cả hàng nghìn
trào lưu tư tưởng khác nhau .Chính cái môi trường ấy mới thực sự là nơi
đòi hỏi con người phải có bản lĩnh tinh thần cao nhất, có ý thức về giá trị
cá nhân mạnh mẽ nhất, và dĩ nhiên,trên hết, sự lựa chọn chỉ đúng đắn khi
anh có một tấm lòng yêu nước chân thành.
Có một vấn đề được đặt ra là : nếu nói nhà văn tư duy bằng mô
hình thì liệu có hạ thấp sự sáng tạo của nhà văn không ? Nếu nói nhà văn
viết cả nghìn truyện ngắn nhưng lại viết theo một số lượng mô hình hạn
chế thì có phải là nói nhà văn đã sáng tác “ theo một vài kiểu mẫu đưa
cho” như cách nói của Nam Cao trong “ Đời thừa” ? Theo chúng tôi thì
không phải như vậy. Nếu nhìn ở các quan hệ bề mặt của mỗi truyện ta sẽ
thấy chẳng truyện nào giống truyện nào ; và nếu nhìn xuyên qua các
quan hệ bề mặt ấy ta sẽ gặp các quan hệ bề sâu là các mô hình .Những
tác phẩm có chung mô hình sẽ được xếp chung vào một nhóm. Như vậy
việc nhà văn viết được cả nghìn truyện ngắn là do vốn sống chất sống
của nhà văn cực kỳ phong phú.Mỗi truyện vẫn là một mảnh tâm hồn
được rút ra từ thế giới tâm linh nhà văn. Ở đây dễ có sự nhầm lẫn giữa
cấu trúc tác phẩm ( mô hình nghệ thuật của tác phẩm ) và kết cấu của
nó.Năm 1928, V.I.Prốpp vẽ nên cấu trúc của các truyện cổ tích thần kì
Nga và nêu lên một số thao tác nghiên cứu,sau đó vào những thập niên
giữa thế kỉ XX, Lévi-Strauss nâng những thao tác ấy lên thành một
61
phương pháp luận.Đây là một thành tựu triết học lớn,là sự phát triển một
phần của triết học Mác – các cặp phạm trù “cái bên trong và cái bên
ngoài” , “cái bản chất và cái hiện tượng”, “cái khả năng và cái hiện thực”
– .Cấu trúc là một mô hình nghệ thuật có tính chất trừu tượng ,là cái bên
trong, một nét bản chất chung cho một nhóm tác phẩm nào đó ,mà mỗi
tác phẩm một hiện tượng, một cách biểu hiện ra bên ngoài,là sự trực quan
hoá của mô hình.Tuy vậy,nhiều sách Lí luận văn học của ta thường đơn
giản hoá nó,đồng nhất nó với khái niệm kết cấu.Khi trình bày về kết cấu
tác phẩm văn học, những sách này thường dành một phần để phê phán
thuyết cấu trúc của L.Strauss, làm cho người đọc hiểu nhầm rằng cấu trúc
và kết cấu gần như là một .Chủ nghĩa cấu trúc Pháp và chủ nghĩa hình
thức Nga thường bị phê phán rằng : nếu kết cấu của tác phẩm nào cũng
giống nhau thì “người ta dễ dàng đưa ra một quy trình sản xuất hàng loạt”
( 15,296 ).Phê phán như vậy,theo suy nghĩ chủ quan của chúng tôi,thì vừa
đúng vừa sai.Đúng ở chỗ quả thực tác phẩm văn học là những sáng tạo
độc đáo ,không lặp lại.Nhà văn không thể sản xuất 1000 truyện ngắn
giống nhau,tựa như một nhà máy sản xuất 1000 chiếc áo giống
nhau.Nhưng sai ở chỗ hiểu nhầm khái niệm cấu trúc của các nhà lí luận
nói trên.Cấu trúc ,theo nhận thức của chúng tôi, không phải là “cái phần
bất biến ổn định của kết cấu tác phẩm,chứ không phải là toàn bộ kết cấu”
( 15,296 ) ; và cũng không đúng khi nói rằng“phương pháp cấu trúc chỉ có
giá trị là một phương pháp cận cảnh cụ thể nhằm đạt tới những kết quả
chính xác về kết cấu tác phẩm…” ( 4,120 ).Chúng tôi hoàn toàn đồng ý
với nhận định cho rằng thuyết cấu trúc “không cho ta những giải pháp xác
đáng về giá trị tác phẩm.Tức là nó chỉ có ý nghĩa là một phương pháp cục
bộ” ( 4,120 ).Nhưng dầu sao,một khi chúng ta đã dùng thuật ngữ “cấu
trúc luận” để dịch thuật ngữ “structuralism” thì không nên dùng “cấu
trúc” như là một từ gần nghĩa với “kết cấu” nữa. Kết cấu là cái linh hoạt
,độc đáo,còn cấu trúc là cái bất biến trong ý thức nghệ thuật một nhà văn
trong một giai đoạn nhất định ; cấu trúc thường gắn với hàng loạt tác
phẩm,kết cấu là cái thuộc về những tác phẩm cụ thể ; nói đến kết cấu
người ta nói tới cách sắp xếp vị trí của hệ thống hình tượng ( nhằm tạo ra
một kiểu quan hệ giữa chúng ) và cách sắp xếp dung lượng của các bộ
phận văn bản ( nhằm tạo ra hình thái chung của văn bản : cân đối hay
thiên lệch giữa các phần… ) còn cấu trúc lại là cái mô hình thế giới trong
ý thức nghệ thuật nhà văn ,không phụ thuộc vào kết cấu.Trong văn xuôi
nghệ thuật Bình Nguyên Lộc, cụ thể hơn là trong truyện ngắn của
62
ông,các tác phẩm xuất phát từ một mô hình nghệ thuật vẫn có kết cấu
khác nhau hoàn toàn,do đó chúng vẫn là những tác phẩm không lặp lại.
Chẳng hạn,hai tác phẩm “Về làng cũ” và “Phân nửa con người ” đều
thuộc mô hình “Nhân vật rời không gian A đến không gian B rồi trở về A”
nhưng không có một điểm nào trong kết cấu của chúng giống nhau
cả.Kết cấu của “Về làng cũ ” có hai phần : phần thứ nhất từ đầu cho đến
chỗ : “ Chị Mít đứng chết sững mấy mươi giây rồi bỏ chạy mất ,kẻo chồng
chị lại đạp một cái nữa mà lại đạp nhè lên chị thì bỏ đời ” ,kể về cuộc
gây lộn của hai vợ chồng .Phần thứ hai là phần còn lại,hai vợ chồng làm
lành và quyết định về làng cũ chỉ vì một lí do duy nhất là do đã nhận ra
nơi nào mới là nơi đem lại cho mình hạnh phúc ( hạnh phúc,chứ không
phải là tiền bạc) .Nhiệm vụ của phần I là tạo nguyên cớ để anh Cam
nhận ra bản chất thôn dã của mình và dẫn đến quyết định ở phần II.Ở
phần I này ,nhà văn miêu tả tâm lý nhân vật bằng thủ pháp “kéo dãn thời
gian” ( hay “dồn nén thời gian” )làm cho phần này có giọng điệu hài
hước,để rồi sau đó đột ngột chuyển sang giọng điệu mới – giọng điệu
“trầm tư thế sự”.Nhà nghiên cứu Phùng Quí Nhâm cho rằng : “Trong
những mức độ và phạm vi khác nhau,thời gian được xem như là yếu tố của
kết cấu” ,và,”kết cấu phụ thuộc vào sự lựa chọn thời gian của người sáng
tạo” ( 17,70 ).Chị Mít nói hỗn với anh Cam,anh Cam nổi giận đánh vợ
,nhưng không nỡ,chỉ muốn doạ thôi .Nhưng hai vợ chồng đang ở buồng
trước, anh không thể tìm đâu ra một cái tô,một cái chén hay cái gì khác
dễ vỡ để làm “bia đỡ giận” ,anh bèn…đá vào cái cột nhà.Chị Mít hoảng
sợ chạy mất còn anh Cam thì kinh ngạc vì phát hiện ra cột nhà không
phải bằng bê tông mà bằng ống nước .Nhìn cái “cột bê tông giả hiệu” ấy
,anh chợt nghĩ đến bản thân mình.Mình cũng giống nó,chẳng qua là
“người kẻ chợ giả hiệu”.Sự hỗn láo của vợ anh là do nhiễm “cái thói nam
nữ bình quyền” ( ! ) ở kẻ chợ , sự vũ phu của anh cũng là do nhiễm thói
chợ,chứ ngày xưa hai vợ chồng rất hiền lành. “Mình là kẻ sinh đẻ,lớn lên
ở đồng ruộng (…),vợ mình cũng vậy.Mình phải về với đồng ruộng mới
xong” ( 9,1039 ).Về kết cấu hình tượng ,ở phần đầu thì đối lập : chị vợ thì
xấc xược với chồng,anh chồng thì vũ phu với vợ, nhưng ở phần hai thì lại
là quan hệ bổ sung : cả hai trở về với bản chất thôn dã đích thực của
mình. Còn ở tác phẩm “Phân nửa con người ” kết cấu lại gồm bốn
phần.Phần thứ nhất ,từ đầu đến chỗ lời anh Nhánh “- Má nó mua cho
lẹ,kẻo trễ con nước,chèo nước ngược khổ lắm ” nói về những thắc mắc
của vợ chồng anh Nhánh trước việc ba anh Nhánh lại đòi làm đám giỗ má
63
anh giữa trưa một cách linh đình ,trong khi gia đình họ sống trên ghe
thương hồ ,đâu có nhiều khách khứa mà mời.Đoạn thứ hai bắt đầu từ chỗ
kết thúc đoạn một đến chỗ : “Nhờ trời ngó lại,anh trúng mối liền liền và
anh công tử vườn này quyết chí làm lái thương hồ cho đến trọn kiếp” ,giới
thiệu về gia cảnh anh Nhánh .Đoạn thứ ba,bắt đầu từ chỗ kết thúc đoạn
hai đến chỗ : “Nhưng vợ chồng anh còn chưa biết nhiều thứ khác” tả
quang cảnh đám giỗ và miêu tả niềm vui kì lạ của cha anh Nhánh.Đoạn
cuối cùng cho ta biết lí do của những việc kì lạ mà ông cụ làm : ông cụ
quyết định bỏ ghe thương hồ để về với ruộng đồng. Về kết cấu hình
tượng, mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện không phải là những
kiểu quan hệ thường gặp (đối lập, đối chiếu, tương phản,bổ sung )mà là
kiểu quan hệ “khác biệt” : các nhân vật chuyển từ chỗ tư tưởng khác
nhau đến chỗ tư tưởng thống nhất với nhau.
Như vậy chúng ta có thể kết luận rằng : cấu trúc tác phẩm và kết
cấu tác phẩm là hai vấn đề khác nhau,mặc dù chúng có mối liên hệ mật
thiết. Trong luận văn này,chúng tôi dùng cả hai khái niệm “cấu trúc” và
“mô hình nghệ thuật” vì như trên đã nói, cấu trúc thường được hiểu là kết
cấu,mặt khác, nhiều công trình của các nhà cấu trúc luận do sa đà vào
cấu trúc tác phẩm mà bị phê phán là biến tác phẩm thành một cái xác
không hồn.Chúng tôi đồng ý với quan niệm cho rằng : không có hình
thức ngoài nội dung và ngược lại không có nội dung ngoài hình thức. Khi
đưa ra một lí luận mới ,do muốn làm nổi bật vấn đề,các nhà lí luận
thường dễ thiên lệch ,chỉ trình bày về vấn đề ấy thôi mà không chú ý đến
những vấn đề khác. Chính Lévi-Strauss cũng quan niệm “cấu trúc…là nội
dung có thể nắm bắt được trong một tổ chức loghích, được quan niệm như
là đặc điểm của hiện thực” (23,397 ),nhưng cứ như cách làm của ông và
Roman Jakovson thì bài thơ “Những con mèo” của Charles Beaudelaire
chỉ còn là một “cấu trúc” của những vần f ,âm r, âm l , những bổ ngữ
,những mệnh đề, những danh từ,tính từ ,đại từ số ít-số nhiều,giống đực-
giống cái… ( xin xem : 22,146-177 ).Thơ ca trước hết phải là một cách
cảm về cuộc đời .Dĩ nhiên là cách cảm ấy phải tồn tại trong một hình
thức tương ứng,nhưng không nên chỉ chăm chăm vào hình thức của đối
tượng mà biến nó thành cái xác thuần tuý .Tuy vậy,chúng tôi nghĩ
rằng,họ không chú ý đến thôi,chứ không phải là không hiểu chúng
,không biết chúng ,hay muốn phủ nhận chúng.
Chúng tôi đồng ý rằng : nói nhà văn sáng tác giống như một dây
truyền công nghệ “sản xuất hàng loạt” đúng là rất phi lí ,nhưng qủa thực
64
trong ý thức nghệ thuật của Bình Nguyên Lộc,có các mô hình nghệ thuật
tồn tại độc lập. Cách sáng tác của ông là : sau một quá trình tích luỹ vốn
sống,có một cảnh đời,một tâm sự,hay một suy tư nào đó muốn nhắn gửi
với độc giả,ông bèn gắn chúng vào một mô hình nào đấy sao cho chú
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHLLVH001.pdf