Nhìn chung, truyện của ĐỗChu có thểxếp vào loại cốt truyện tâm lý (kểcả ởkiểu cốt
truyện đơn tuyến). Nó cho phép tạo ra một lối kết cấu rất đặc trưng: kết cấu theo dòng cảm xúc
hòa hợp giữa nội tâm và ngoại cảnh. ĐỗChu thường bắt đầu miêu tảnhững trạng thái cảm xúc
của nhân vật trước cảnh sắc thiên nhiên. Các biến thái từthếgiới bên ngoài thường mang tính
tình huống khởi sinh cảm giác, gợi nhắc ấn tượng và khơi nguồn tâm trạng. Ta bắt gặp một mô
típ rất quen thuộc : sựtương giao với ngoại cảnh làm khơi gợi quá khứcủa nhân vật. Nó xuất
hiện hầu hết trong các cách mào đầu truyện ngắn của ông. Nó tạo nên duyên cớtuôn trào dòng
cảm xúc, suy tư. Trong truyện ngắn Tháng Hai, mở đầu bằng việc miêu tảthiên nhiên vào xuân
ởmột vùng đồi núi: “Năm ấy mưa xuân phủkhắp đồi. Con đường rải sỏi cứtươi roi rói như
tấm lụa điều của mấy bà thơnhuộm treo phất phơtrước cửa hàng vào những phiên chợhuyện.
Con đường chạy vòng vèo qua xóm Trại, qua ngõ nhà Xiêm rồi chạy miên man lên vùng hồcây
giẻ. Những bụi giẻgai mọc hai bên đường cũng vậy, um tùm và xanh ngát, chúng rì rào cùng
gió, thỉnh thoảng một con chim gì lông lốm đốm trắng lại từtrong lùm lá bay vụt lên, nó hót
tính tang, tính tang.”[18, tr.423]
114 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Đỗ Chu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược để làm giàu thì
cũng phải dựng. Sống mà chỉ có nghĩ đến kẻ đã chết thì liệu có còn là người nữa hay không.”
[17, tr.86] Chỉ bằng cách cá thể hóa ngôn ngữ, nhân vật Hinh của Đỗ Chu trở thành một nguyên
mẫu rất thật, rất sống động của thời buổi kinh tế thị trường những năm 1990.
Nhìn chung, kiểu nhân vật tính cách – số phận của Đỗ Chu những năm 1986 trở về sau đã
đủ sức mạnh lý giải hiện thực đời sống muôn màu muôn vẻ . Nhân vật của ông đa dạng và được
cá tính hóa rõ nét thông qua ngôn ngữ, hành động, và độc thoại nội tâm…Một số nhân vật chưa
đạt đến kiểu nhân vật điển hình nhưng đã có quá trình vận động, phát triển tâm lý phức tạp.
Nhân vật có thể đại diện cho một loại hạng người nào đó trong xã hội và khả dĩ có thể “bước ra
từ trang sách để trò chuyện cùng chúng ta”.[56, tr.25] Bên cạnh kiểu nhân vật tính cách – số
phận, Đỗ Chu còn dụng công tạo ra kiểu nhân vật tư tưởng nhằm chuyển tải các thông điệp,
triết lý về đời sống.
2.2.3.3 Nhân vật tư tưởng
Nhu cầu triết lý, bày tỏ quan niệm về cuộc sống và con người trong tác phẩm sau 1975
của Đỗ Chu ngày càng gia tăng. Do đó, truyện ngắn của ông xuất hiện kiểu nhân vật tư tưởng.
Trong tác phẩm của Đỗ Chu, nhân vật tư tưởng thường là nhân vật “tôi” (hiện thân của chính
nhà văn) (truyện Lão Mai, Quanh một bàn tiệc) hoặc là những ông lão phảng phất cốt cách
“người muôn năm trước” như ông Vồ, lão Mai (truyện Lão Mai, Người của muôn năm trước)
hoặc nhân vật thần thánh như bà chúa Đền (truyện Lão Mai, Ngày đang trôi). Các nhân vật này
chủ yếu được khắc họa qua lời nói hoặc dòng suy nghĩ, tâm trạng. Nhân vật ưa suy ngẫm và đưa
ra các triết lý về nhân tình thế sự.
Trước năm 1975, nhân vật “tôi” của Đỗ Chu thường đóng vai trò nghe câu chuyện của
đồng đội và kể lại theo quan điểm của mình đồng thời bộc lộ sự ngưỡng vọng, ngợi ca con
người trong thời đại đấu tranh giữ nước. Sau 1975, các nhân vật “tôi” tiến đến bày tỏ quan
điểm, thái độ đối với những câu chuyện đời mắt thấy tai nghe. Họ trở thành nhân vật phát ngôn
cho tư tưởng của nhà văn trước một hiện thực nào đó. Quanh một bàn tiệc là câu chuyện do
nhân vật “tôi” kể về những người bạn cũ gặp lại nhau ngay trong một bàn tiệc. Ai cũng cư xử
lịch thiệp và chuẩn mực. Trừ anh lớp trưởng cũ cứ phẩm bình về chức tước của các người bạn
học cũ và huyên thuyên về sự bất mãn của mình với thời cuộc. Có hai nhân vật ngồi chung bàn
tiệc nhưng dường như không ai biết và có ý trò chuyện với họ: một ông già và một người đàn
ông có vết sẹo dài trên má. Một cuộc xô xát nhỏ giữa anh lớp trưởng và người đàn ông có vết
sẹo. Chị Hồng - chủ nhân của buổi tiệc cưới xuất hiện giới thiệu lai lịch hai người đàn ông xa lạ
ấy. Hóa ra họ có mối quan hệ sâu sắc với chị Hồng và điều đáng bàn hơn họ đều là những người
lính lẫy lừng chiến tích. Câu chuyện kể tưởng chừng như rời rạc nhưng lại được xâu chuỗi bằng
chính những ý nghĩ và triết lý của nhân vật “tôi”. Anh ta quan sát tất cả mọi sự việc xảy ra và
thể hiện thái độ của mình đúng lúc. Trước những tham vọng của anh lớp trưởng cũ của mình,
nhân vật “tôi” triết lý: “Ấy, ở đời những người không biết tạo dựng cho mình, thì chính đời sẽ
tạo dựng cho họ, không biết tới tương lai thì rồi tương lai sẽ tự tìm đến họ, mà đó là một tương
lai tốt đẹp, nhiều may mắn. Mưu sự lắm làm gì, hãy cứ sống cho hồn nhiên có hay hơn
không…” [17, tr.106]
Trước thái độ đánh giá con người qua địa vị, tiền tài của anh lớp trưởng, nhân vật “tôi”
đã phát biểu về lẽ sống của mình : “chúng ta đều chỉ là những người bình thường, mà là những
người bình thường mới hay” , “còn gì vui bằng được sống một ngày bình thường như tất cả mọi
người đang sống. Nghĩ được như thế thì anh sẽ vui, sẽ yêu mình lắm, yêu cuộc đời lắm.” [17,
tr.110] “Con phượng thì múa, con nghê thì chầu, gầm trời này mỗi người đang có một việc, một
chỗ đứng và ai nấy hãy cứ ung dung mà sống.” [17, tr.110]
Ở một số truyện khác, nhân vật tư tưởng là các bậc tuổi cao bóng xế, phảng phất nét tâm
linh như Lão Mai, ông Vồ, ông Thiều… Đỗ Chu sử dụng bút pháp huyền thoại hóa để khắc họa
kiểu nhân vật này. Nhân vật từ hình dáng, đến lời nói, việc làm đều mang nét kỳ bí. Chân dung
lão Mai hiện lên như không giống với người thường: “Ông cười móm mém mà sao nom tươi
sáng quá, hóm hỉnh quá. Cả khuôn mặt ông cũng rạng rỡ. Như có một phép nhuộm màu nào
khiến khuôn mặt vốn già nua, nhàu nát vì thời gian bỗng phút chốc trẻ hẳn lại. Ông ghé mắt
nhìn vào tôi mới bí hiểm làm sao”. [17, tr.12] Thông qua cảm nhận của nhân vật “tôi”, Lão Mai
như một danh y ẩn mình. Ông “chẳng khác nào một gốc lão mai, một con rồng ẩn giữa cái
thành phố đang ngày một nhốn nháo này, rồi một ngày con rồng ấy cũng sẽ uốn mình bay vào
cõi vĩnh hằng”. [17, tr.12] Bên trong con người đầy bí hiểm đó là cả một “kho” triết lý về sự
đời. Đó cũng là những trăn trở, suy tư của Đỗ Chu về cuộc sống hiện đại: “Đất nó giữ quá
nhiều điều huyền bí và sầu muộn là vì thế, chỉ có con người đang sống là vẫn nhơn nhơn, con
người suốt đời chạy vạy tìm kiếm rặt những thứ vớ vẩn, đâm chém tranh cướp nhau rặt những
thứ vớ vẩn, trong khi đó lại mang cất giấu dưới lòng đất biết bao sự quý giá tốt đẹp. Cho nên
con người ngày một nghèo, vàng bạc giát khắp nhà mà hóa ra tội nghiệp.” Con người ấy có
khả năng tiên tri về tương lai. Ông phán rằng “sang thế kỷ tới, loài người phải nếm trải nhiều
cơ cực, có giời mới cứu nổi.” [17, tr.11]
Trong tác phẩm Ngày đang trôi, ông Thiều được miêu tả qua cảm nhận của Hồng như
một người cõi trên, xa lạ với hồng trần.: “Nhiều buổi ngồi thần ra Hồng chợt nhận thấy ở ông
già thoáng có cái vẻ là lạ như thể anh chưa một lần được gặp. Mái tóc bạc phơ bay trong
sương lạnh, đôi mắt bình thản nhìn vào một nơi nào rất khó tới và cái cằm vênh ra, chòm râu
bạc cũng vênh ra đầy bướng bỉnh, kiêu ngạo. Tưởng như ông già đã ngồi đợi anh ở đây từ rất
lâu.” [17, tr.54]
Con người này có khả năng tiên đoán được số mệnh của mình. “Không hiểu căn cứ vào
đâu ông tin như đinh đóng cột ông sẽ qua đời vào độ xuân sang.” [17, tr.37] Con người quen
với nếp sống thong thả, vui buồn theo cái lẽ tự nhiên, lẳng lặng chiêm nghiệm sự đời. Một ngày
xuân có gió nồm gió bấc rệu rã cả người thế mà ông lại thấy kỳ thú. “Người đi bồng bềnh như
lẫn cả vào mây, hồn đất hồn người hòa quyện trong một nhịp điệu sao mà hữu tình đến thế.
Nằm xuống đấy mà vẫn như đang còn ở lại, dấu vết một kiếp người vẫn như đang quẩn quanh
phảng phất đó đây.”[17, tr.37] Những giấc mơ của ông Thiều nhuốm màu tâm linh, hư ảo. Ông
đã gặp bà Chúa vào lúc nửa đêm, “ông đang nửa tỉnh nửa mê thì bà hiện về. Bà bước vội trên
bờ sông, nón thúng quai thao trên tay, đôi bàn chân không guốc dép nom dập dìu như hai cánh
chim đang vỗ. Váy sồi áo lụa, khăn thâm bao nhiễu, yếm đào.” [17, tr. 57]
Ông Thiều là người phát ngôn cho bản sắc văn hóa : “Chính là sự thiêng liêng trong lòng
ta, trong lòng mỗi con người, là kỷ cương lề thói, là bản sắc văn hóa độc đáo không thể lu mờ
của mỗi làng xóm quê nhà, chính nó cũng là một sức mạnh, một tiềm năng không bao giờ khai
thác hết. Nó là cội nguồn cho mọi sự sinh sôi sống động.” [17, tr.53]
Nhân vật ông Vồ lại là một kiểu dị nhân : “Giọng ông nồng nồng, khê khê, cái miệng
rộng ngoác, quai hàm bạnh ra, cái trán như đẽo từ một tảng đá, hai gò má đầy, ở ông nom cái
gì cũng quá khổ. Chân tay càng khỏi phải nói, vừa dài lại vừa khềnh khoàng xương sẩu, vụng
về như ngày xửa ngày xưa.”“Ông đứng như bụi tre bụi chuối và ngồi như đống rơm.” [17,
tr.90]
Lai lịch và tung tích của ông rất mơ hồ : “Ông sinh ra từ bao giờ, là người của thời nào,
không ai có thể biết mà nói cho rành mạch”, “từ lâu lắm rồi ông vẫn cứ quanh quẩn bên cạnh
họ”. [17, tr.90] Con người ấy “cứ tha thẩn vậy” mà “thấu hiểu mọi nhẽ đời.” [17, tr.94] Xung
quanh ông Vồ cũng phảng phất sắc màu tâm linh: “Ông Vồ bước ra sân, lẫn vào đêm. Người
ông cao lớn là thế mà chân bước nhẹ như cọp. Căn nhà rộng u uẩn một mùi thơm như mùi
nhang, gió ngoài sông trong đồng thoang thoảng đưa về những làn hơi ấm.”[17, tr.96]
Ông Vồ là người tin và trọng các bậc thánh thần. “Có ma rồi còn có cả thánh thần nữa.
Thần phải đủ uy, thánh phải rộng đức. Gần thì có thần siêu thánh quát, xa thì có đức Trần
Hưng Đạo, ngài là đại thánh của dâng mình.”[17, tr.95]
Ông Vồ trở thành linh hồn của làng. “Ông thành giai thoại, đã thành người đi vào lịch sử
của một vùng đất, vùng người”.[17, tr.90] “Ông Vồ là một giá trị bền vững. Ông là người của
hôm nay, là người đang có mặt trong cuộc sống của chúng ta nhưng ông cũng lại là người của
nghìn xưa, là bóng dáng, là hiện hữu của tổ tiên từ muôn năm trước. Cho nên có lẽ ông cũng là
quê hương, xóm làng và ông chỉ là một mà thôi.” [17, tr.91]
Nhìn chung các nhân vật tư tưởng đều được khắc họa khá đậm nét từ hình dáng đến lời
nói, việc làm. Với Đỗ Chu, họ là hồn cốt của làng quê, là hiện thân của giá trị văn hóa, nhân
cách sống cao đẹp. Họ gìn giữ những nét đẹp, luân lý, đạo đức truyền thống. Họ truyền niềm tin
để con cháu không bước vào những mê lầm, tội lỗi.
2.3 Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Đỗ Chu
2.3.1 Ngôn ngữ
2.3.1.1 Ngôn ngữ giàu chất thơ
Nhiều nhà nghiên cứu phê bình đã định nghĩa về “chất thơ” trong nghệ thuật nói chung
và trong văn xuôi nói riêng.Theo giáo sư Hà Minh Đức : “Chất thơ trong nghệ thuật bao gồm
sự thống nhất giữa những phẩm chất của đối tượng khách quan với cảm hứng sáng tạo chủ
quan của nhà thơ.” [25, tr.46] và “Những yếu tố đặc biệt quan trọng để tạo nên chất thơ là
phần cảm xúc và suy nghĩ chủ quan của nhà thơ.” [25, tr.46]
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hưng Quốc, “chất thơ là vẻ đẹp khiến tâm hồn con người
được nâng lên cao, thoát khỏi những thị dục và thị hiếu tầm thường, gợi lên niềm chiêm ngưỡng
hoàn toàn vô vị lợi và khiến cho trí tưởng tượng con người hoạt động mạnh mẽ, đeo hút vào thế
giới đẹp đẽ và cao cả của tinh thần.” Nguyễn Hưng Quốc còn đưa ra ba tính chất cơ bản của
chất thơ, đó là “gợi cảm, hướng thượng và mở ra man mác một cõi đẹp còn ẩn khuất đâu đó
nhưng chắc chắn là bao la, không cùng không tận.” [67, tr.36] Quan niệm của Nguyễn Kiên
cũng khá tương đồng với Nguyễn Hưng Quốc khi nhấn mạnh “cái đẹp” và “cái cao thượng” là
nhân tố tạo nên chất thơ: “Phẩm chất thơ, những rung cảm thơ, một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp đều bắt nguồn từ khát vọng về cái đẹp và cái cao thượng.”[43, tr.56] Với những quan niệm
về chất thơ đề cập trên thì không chỉ trong thơ mà cả văn xuôi cũng chứa chất thơ. Sự xâm nhập
của thơ vào văn xuôi là một yếu tố tự nhiên, thuộc quy luật vận động nội tại của nghệ thuật.
Văn xuôi hiện đại, tiêu biểu là truyện ngắn xem nhẹ cốt truyện. Nhà văn không chủ ý tạo ra một
cốt truyện chặt chẽ, có lớp lang, theo trình tự thắt nút, mở nút dẫn đến một kết cục bất ngờ. Nó
quan tâm đến những gì ẩn giấu, che khuất bên dưới tảng băng ngôn từ. Mỗi truyện ngắn hiện
đại là một nỗ lực nhằm đạt tới một ấn tượng nào đấy về con người, cuộc sống. Nói như nhà văn
Đỗ Chu là một truyện ngắn hay phải có cái bóng ở đằng sau. Cái bóng ấy chính là ấn tượng
đọng lại đằng sau những con chữ. Nó có sức lan tỏa, gợi ra nhiều tầng bậc ý nghĩa theo sự trải
nghiệm riêng của người đọc. Do đó đi tìm chất thơ trong văn xuôi là đi tìm cái ta chỉ có thể cảm
thấy, nếu chỉ ra rành rành hoặc phân tích nó thì lập tức nó trở nên mơ hồ. Truyện ngắn hiện đại
rất gần với thơ. Trên thế giới và cả Việt Nam có rất nhiều nhà văn có phong cách văn xuôi đậm
chất thơ. Đó là Pauxtốpki, Aimatốp (Nga), A.Đôđê (Pháp), Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh,
Xuân Diệu (Việt Nam)…Văn xuôi của họ từ ý tưởng nghệ thuật đến giọng điệu, hơi văn …đều
hòa hợp và cùng mang cái phẩm chất trữ tình gần với thơ.
Chất thơ trong truyện ngắn của Đỗ Chu thể hiện qua cách sử dụng các kiểu láy, các tính
từ, các biện pháp tu từ, cách đặt câu tạo ra nhịp điệu luyến láy cho câu văn. Do đó văn phong
của ông rất mượt mà, giàu nhạc điệu và gợi cảm.
Ông thường vận dụng hệ thống từ láy trong miêu tả, đặc biệt là miêu tả thiên nhiên. Tác
giả tái hiện một thung lũng cò trong mắt trẻ thơ đầy màu sắc và âm thanh qua hệ thống từ tượng
thanh và tượng hình: “Đêm này, thung lũng cò sẽ vô cùng huyền bí nhưng không hề đáng sợ
một tẹo nào trong tiếng thét xung trận của các chiến sĩ, họ nhà cò sẽ nhốn nháo cả lên, cánh vỗ
vù vù như chong chóng máy bay, và cò non thì kêu lên thảm thiết…Và sau khi tiếng hô quân bí
mật rút lui của “đại uý” vang lên thì cả trời sao tưởng như vẫn im lặng bỗng nhiên rung lên
rầm rả…Tim các chiến sĩ đập liên hồi vì kêu hãnh, máu chảy làm nóng bừng cả đôi má phinh
phính, tại lông tơ chưa bao giờ cạo. Khi những đôi vợ chồng cò đổi lần ấp thì đêm cũng đã
khuya. Tất cả “bên địch” và bên ta đều tập trung quanh gốc gạo. Rồi các chiến sĩ dũng cảm bắt
đầu lần về nhà, chui vào giường êm như chú cò hương mang mồi về tổ”.[20, tr. 40 - tr.41]
Những âm thanh đồng quê mô phỏng trong trang văn Đỗ Chu sống động và thật đến nỗi
nhắm mắt là có thể hình dung ra không khí làng quê: “Mình nghe thấy ở những chân ruộng
trũng giữa đòng nước đang chảy xuống róc rách. Đây đó, những chú ếch nằm mà ngái ngủ kêu
lên ồm ộp. Phía trong đầu, vịt giời đi trốn rét suốt mùa đông bây giờ ở đâu kéo về từng đàn,
bay lên rồi lại sà xuống lõm bõm. Tiếng những đàn cá gáy vật kình cắn đuôi nhau tùm tũm ven
đầm.” [18, tr.500]
Những hình ảnh thiên nhiên đẹp như chốn thần tiên được gợi mở ra bởi mật độ sử dụng
từ láy tượng hình và tượng thanh trong truyện: “Mùa thu, vòm trời trên thung lũng ngổn ngang
mây bay, những dải mây bồng bềnh nom thật gợi. Dòng suối chảy róc rách quanh khu nhà ban
chỉ huy, bọn trẻ cười đùa dưới gốc gạo già…” [18, tr.428] “Gạo cũng đang thả những sợi bông
lơ thơ vào gió, những bông gạo bay bay, đậu êm ả xuống các mái nhà lợp cỏ và lũ trẻ đuổi theo
những đám mây thần tiên ấy, chúng ngẩng mặt lên mà chạy, vừa chạy vừa giơ hai tay vẫy vẫy,
la hét om sòm.”[18, tr.428]“Họ đi dần xuống một thung lũng sâu. Rừng hoang vu, chim chóc
rìu ran trên những ngọn dạ hương chót vót. Một chú sóc chuyền cành làm rơi mấy trái thảo quả
xuống đám lá khô ẩm.” [18, tr.446]
Trang văn của Đỗ Chu thích khai thác những hình ảnh đẹp, giàu liên tưởng. Những hình
ảnh gợi sự thanh bình và yên ả của làng quê quyện trong mùi hương đồng nội ngất ngây khó tả:
“Đó là những buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi.
Con chim sơn ca cất lên tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến ta cũng phải ao ước giá mình có
một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang
thoảng hương lúa đang ngậm đòng và hương sen. Một chú nhái bén nấp đâu đó nhảy tũm
xuống đầm làm mặt nước nổi lên những vòng sóng, sóng sẽ bị phá tan rất nhanh khi lan tới
những chiếc lá nổi bập bềnh trên mặt đầm. Làn nước trong veo chẳng khác nào một cái gương
để khoảng trời tự ngắm vẻ đẹp và sự khoáng đạt của mình. Tôi đã thấy hiện ra ở dưới đáy nước
những đám mây trắng mang hình dáng của làng tôi.” [18, tr.500]
Đỗ Chu rất thành công khi sử dụng các tính từ miêu tả cảm giác, cảm xúc tinh tế. Cái tài
của tác giả là gọi tên được những cảm xúc mơ hồ, khó nắm bắt. “Trong lòng anh cũng vẫn nhen
lên một cảm giác thật khó tả, có cái gì khiến anh vừa vui lại vừa xao xuyến, vừa mạnh mẽ lại
vừa bé bỏng, và nhũn nhặn lại vừa kiêu hãnh.” [20, tr.74]
Có lúc Đỗ Chu đi sâu phân tích những ấn tượng, những ám ảnh trong tâm trí nhân vật.
Cảnh luôn là chất xúc tác để gợi nhớ quá khứ. Cảnh vật buồn man mác khiến nhân vật Thuyên
nhớ lại tuổi thơ đau buồn khi anh mất mẹ, người thân duy nhất của mình. “Quạ vẫn quang quác
đâu đây. Những chú quạ nhảy nhót trên những ngọn đa ven sông với tiếng tranh cãi ầm ĩ. Anh
nhớ đến một đêm sâu đầy phiền muộn. Đã lâu và đã xa lắm rồi. Có lẽ lúc đó anh vừa đi bán
bánh về, những chiếc bánh giò xếp trong thúng, nóng hổi, có mảnh buồm đậy bên trên. Căn nhà
tối om om, muỗi từng đàn đập vào mặt. Trong góc giường, mẹ nằm vất vưởng như một mảnh
khăn lau bàn. Mẹ đã rời khỏi cõi đời này như thế, lẳng lặng ra đi, chẳng nói gì với anh cả.”
[18, tr.780]
Nỗi buồn triền miên, ngắc ngoải, nỗi khát khao một mái ấm gia đình của một người tù
lưu đày được Đỗ Chu diễn tả rất hay bằng từ ngữ biểu cảm và có khả năng gợi ấn tượng sâu sa:
“Những buổi chiều qua chiếc cầu gỗ cuối phố, không làm sao tránh được, cứ phải ngoái cổ mà
nhìn vào khung cửa sổ vừa lên đèn của một ngôi nhà nằm sâu trong ngõ. Một ánh đèn sáng lên
trong lúc chiều đang xuống, trong lúc mặt trời lặn ở chân trời. Một nỗi nhớ nhà, nhớ quê
hương lại dội lên cùng những kỷ niệm ấu thơ tưởng như đã quên khuấy đi bấy lâu. Tất cả đều
sống dậy, khe khẽ thì thầm trong lòng kẻ lưu đày. Tất cả cứ vang lên trong tâm tưởng như một
khúc hát ru xa xăm. Đêm biển thường xuống muộn, vùng đảo tràn lên những gió, thoáng đãng
và mênh mông, chỉ khung cửa sáng ánh đèn kia cũng đủ khiến anh bớt cảm thấy cô quạnh. Ai
đang sống trong ngôi nhà đó, những ai đang ngồi dưới mái nhà đó, nếu một hôm nào anh được
đặt chân tới đó thì ai là người sẽ chạy ra đón anh. Thiếu một bóng hoàng lan thơm mát, thiếu
một bà giáo nhân từ, chắc cũng không thể có một em gái thương người như tuổi thơ anh đã
gặp.” [18, tr.791 – 792]
Tác giả thường sử dụng lớp từ cảm thán, nghi vấn bộc lộc cảm xúc: “Thư vẫn mang
những tình cảm quen thuộc, êm dịu như nhiều thư trước của cô, nhưng Tuân không hiểu sao
mình lại khát khao nó gấp bội đến thế. Cùng với lá thư, hương cỏ mật ngọt của quê nhà sao lại
có ở quanh đây! Mấy tháng nay anh đã hành quân qua nhiều đồng nhiều núi,, nhưng chưa hề
tìm thấy một cụm cỏ mật nào dù một cụm rất bé.” [20, tr.25]
Biện pháp so sánh sử dụng thường xuyên trong truyện ngắn của Đỗ Chu càng góp phần
làm cho hình ảnh miêu tả thêm đẹp và thơ mộng.
-Ngang trời, phía trên nóc tháp chuông, một đàn sếu giăng hàng bay qua, mềm mại như một
sợi dây mây từ sân nhà ai quăng lên. [18, tr.131]
-Một cơn mưa chạy thoảng qua như một tiếng thì thầm trìu mến. [18, tr.133]
- “Hoa trắng rụng lả tả, những cánh hoa mỏng manh như muôn ngàn lá thư bí hiểm ném theo
gió. Dòng sông nhận những cánh hoa của bờ, đưa về xuôi . Có lẽ khó lòng mà ra tới biển,
nhưng chúng vẫn cứ rơi, vẫn cứ được thả mãi, suốt mùa xuân.”[15, tr.68]
-“Mùa xuân rồi mùa hạ, năm lại năm, anh trở về với con sông Cầu ngọt ngào như một câu
quan họ.” [18, tr.801]
- Khuôn mặt đẹp như vầng trăng rằm tỏa sáng, nụ cười tỏa sáng, ánh mắt đằm thắm tình yêu
đời, cánh tay để trần hơi gầy và xanh nhưng càng nhìn càng thương biết mấy, đôi bàn tay nâng
những dải áo màu trân trọng như tay tôi nâng nhành quế, đôi bàn chân như đôi chim câu dập
dìu bay theo nhau và tấm thân thanh tú say mê lượn vòng trong câu hát tiếng nhạc.[18, tr.602]
Những hình tượng thơ đẹp và hàm súc cũng tạo nên vẻ duyên dáng, đằm thắm cho trang
văn. Các hình tượng này thường thể hiện ngay trên cách đặt tiêu đề của nhà văn. Ông có biệt tài
đặt tiêu đề rất hay và gợi những cảm xúc thanh thoát, nhẹ nhàng. Các tiêu đề gắn liền với một
hình ảnh thơ mộng của thiên nhiên: Hương cỏ mật, Mùa cá bột, Ráng đỏ, Đường qua nhà, Mưa
tạnh, Họa mi hót… Bên cạnh đó là các hình tượng giàu cảm xúc và liên tưởng: hình tượng mùa
xuân, hình tượng họa mi hót, hình tượng ráng đỏ….Trong hầu hết các tác phẩm của Đỗ Chu,
thời điểm mùa xuân không chỉ là cảm thức về sự luân chuyển của bốn mùa. Mùa xuân còn là
biểu tượng của hạnh phúc, ước mơ, tình yêu, sự sum họp, đoàn viên. Nhiều tác phẩm lấy cảm
hứng từ mùa xuân để khơi nguồn cảm xúc. Còn hình tượng họa mi hót lại là biểu tượng của tình
yêu chung thủy, bền vững, của hạnh phúc…
Chất thơ còn thể hiện ở nhịp điệu luyến láy được tạo ra bởi các câu văn dài, nhịp nhàng,
chú ý đến sự đối xứng, cân đối hài hòa. Kiểu lặp từ, lặp ngữ, lặp cấu trúc rất có hiệu quả trong
việc tạo ra nhịp điệu cho câu văn:
- Một buổi sớm mùa xuân có bóng núi soi lung linh dưới đáy con sông xanh, có chim én liệng
như thoi đưa trên trời rộng, chúng tôi men theo lối mòn lên thác Quế.” [18, tr.600]
-“Trên bờ cao, bên những gốc mận nở hoa trắng ngát, ông già đứng đó, tóc bạc bay bay,
miệng mỉm cười xa xôi, hai tay ông vịn lên những cành cây khô nhám, ông nhìn xuống dòng
sông, nhìn xuống bờ dốc, những cánh hoa như từ trong tay ông được thả vào im lặng.” [18,
tr.773]
Nhìn chung, ngôn ngữ của Đỗ Chu vẫn là thứ ngôn ngữ trữ tình thơ mộng, nhiều chất
lãng mạn và thi vị. Đặc biệt là các tác phẩm từ 1989 trở về trước. Do thiên về miêu tả, phản ánh
cái đẹp, cái cao cả, chất lý tưởng nên nhìn chung câu văn giàu chất thơ, trang trọng, trau chuốt.
Vẫn phản ánh hiện thực, miêu tả những cuộc đời bình dị nhưng được nhìn bằng con mắt lý
tưởng nên ngôn ngữ mực thước, đằm thắm. Tất cả được lọc qua tâm hồn của người nghệ sĩ nên
giàu chất thơ, thanh thoát, và nhẹ nhàng.
2.3.1.2 Ngôn ngữ giàu chất khẩu ngữ
Từ sau 1989, bên cạnh những trang văn giàu chất thơ, văn Đỗ Chu trở nên thô mộc, sù sì,
đậm chất hiện thực. Ngôn ngữ “đời” hơn do nhu cầu phản ánh các góc cạnh của đời sống. Ông
định danh, định tính sự vật, hiện tượng bằng câu từ chính xác, không cầu kỳ, trau chuốt. Nhờ sự
suồng sã, thân mật mà các đối tượng phản ánh trở nên thật hơn bao giờ hết, khắc họa được sinh
động, sắc nét cá tính, chân dung các nhân vật. Một số truyện ngắn qua hai tuyển tập Mảnh vườn
xưa hoang vắng và đặc biệt là Một loài chim trên sóng xuất hiện nhiều tiếng chửi, lối nói trần
trụi, bụi bặm, dân dã. Khảo sát các truyện ngắn trong hai tập Mảnh vườn xưa hoang vắng và
Một loài chim trên sóng, ta thấy Đỗ Chu vận dụng khá nhiều thành ngữ, lối nói khẩu ngữ dân
gian.
Các thành ngữ, tục ngữ dân gian được Đỗ Chu sử dụng một cách thuần thục : mò kim
đáy bể, vô công rồi nghề, say như điếu đổ, câm như hến, trâu chậm uống nước đục, quáng
quàng như gà mắc tóc, hỉ mũi chưa sạch….
Ông mang lối diễn đạt địa phương vào ngôn ngữ nhân vật khiến câu văn rất tự nhiên: ăn
nói thì cấm ca cấm cảu như người hóa dở, mặt đang trắng bỗng chốc xạm xanh như đít nhái, dở
ngô dở ngọng, ngủ gà ngủ vịt, tập tọng, thế rồng chầu hổ phục, ngồi đâu ngủ đấy, cờ bạc lu bù
tít, nhai tóp tép, ba lăng nhăng, đêm tối mịt mùng như vải thâm che kín mắt, ngã dúi ngã dụi, ăn
sung mặt sướng….
Đỗ Chu cũng vận dụng hệ thống các từ láy rất thô mộc, đời thường tạo nên sự chân thật
và sinh động cho hiện thực nhà văn phản ánh.
“Cái loa phóng thanh đằng cổng làng đã thôi không còn cọ kẹ như cóc nghiến răng
nữa…[16, tr.61]
“Những cái miệng dẩu ra như mỏ kền kền, bàn chân đen đủi như chân cuốc đung đa đung
đưa…những khuôn mặt ngây ra đầy vẻ vờ vịt, những đôi mắt đen lay láy …[16, tr.61]
...“nó thì đã thành lú lẫn mịt mùng từ lâu rồi…[16, tr.74]
“râm ran hết chiến công này đến thắng lợi khác…”[16, tr.5]
“tấm tức như vừa bị ăn một quả lừa”…[16, tr.6]
“nhả hơn phè phè như hổ mang phun, những ngón tay thì lóng nga lóng ngóng, tiếng kèn
ậm è nghe chán bỏ sừ. Nghe cứ tức anh ách…[16, tr.14]
Ngoài ra để cá tính hóa ngôn ngữ của nhân vật, trong một số truyện Đỗ Chu còn sử dụng
các tiếng chửi thề.
Lời độc thoại của ông chú nghĩ về đứa cháu mình : “Tưởng thằng này đã dạn dày vào
sinh ra tử nào ngờ vẫn còn nhát gan bỏ mẹ.” [Tuyển tập Mảnh vườn xưa hoang vắng tr.19] hay
khi ông bất bình vì giá cả leo thang :“Thời giá thì bấp bênh như con đĩ đồng đanh, trẻ con
ngoài chợ đang gọi một nghìn là một đồng rồi, liệu anh còn sống thêm được mấy ngáp.”[16,
tr.19]
Lời của nhà văn khi “bình” về mối quan hệ của hai người đàn ông làng Đặng Xá cùng
yêu một người phụ nữ : “Vậy thì sẽ ra sao, tình hình sẽ đi đến đâu, cuộc đối đầu thầm lặng của
hai người đàn ông làng Đặng Xá sẽ phát triển như thế nào, bề ngoài tưởng chừng êm ả mà hóa
ra lại rất kỳ cục, rất “tởm” và thật tình là rất khó hiểu.”[16, tr.28]
Lời chửi của cha Trữ đầy bất bình khi bọn cán bộ địa phương cậy quyền thế làm điều ác:
“Tính ngậm miệng để yên thân mà được chăng, khi những người ngay thẳng ở đời đã chịu nép
mình, nhũn nhặn một tí, cúi thấp lưng xuống một tí, thế là cái ác bồng lên ngay, thế là tình hình
sẽ nát như cháo như bùn, là họ nhà tôm lộn cứt lên đầu.” [16, tr.81]
2.3.1.3 Ngôn ngữ mang tính triết luận
Văn xuôi Đỗ Chu giai đoạn này cũng gia tăng ngôn ngữ mang tính triết luận. Các nhân
vật thường phát biểu suy nghĩ, triết lý về cuộc đời, về nhân tình thế thái. Ngôn ngữ trở nên đa
nghĩa, gợi nhiều liên tưởng được tạo ra từ các ẩn dụ, các biểu tượng. Ngôn ngữ của ông bớt đi
phần kể, phần tả để tăng phần triết luận, khái quát. Nhà văn hoặc các nhân vật tư tưởng sẽ hiện
diện nhiều hơn qua ngôn ngữ “trữ tình ngoại đề”.
Ta có thể bắt gặp rất nhiều các hình ảnh ẩn dụ, các biểu tượng được sử dụng để chuyển
tải triết lý sống của nhà văn: “Con người ta cũng có mang một nét gì đó giống như cây củ đậu ở
trong vườn. Vào lúc nào thì con người trở nên từng trải, trở nên độ lượng, trở nên bao dung?
Một khi cây củ đậu trong vườn đã khô trắng lá cành là lúc trong lòng đất và củ của nó ắt đã lên
hương,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHLLVH013.pdf