DANH MỤC BẢNG BIỂU. iv
MỞ ĐẦU. 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. 1
3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 4
4. ĐỐI TưỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 5
5. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU . 5
6. DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI . 5
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN . 6
CHưƠNG 1:. 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC TIỀN LưƠNG TRONG DOANH
NGHIỆP. 7
1.1. Tiền lương và vai trò của tiền lương trong doanh nghiệp . 7
1.1.1. Tiền lương và bản chất về tiền lương . 7
1.1.2. Các hình thức và chế độ tiền lương . 10
1.1.2.1. Các chế độ trả lương của nhà nước:. 10
1.1.2.2. Các hình thức trả lương. 11
1.1.3. Vai trò của tiền lương . 16
1.2. Công tác tiền lương trong doanh nghiệp. 16
1.2.1 Khái niệm công tác tiền lương trong doanh nghiệp. 16
1.2.2. Nội dung, yêu cầu và nguyên tắc của công tác tiền lương trong doanh nghiệp. 17
1.2.3. Các nhân tố tác động đến công tác tiền lương trong doanh nghiệp: . 24
1.3. Các tiêu chí đánh giá công tác tiền lương trong doanh nghiệp. 25
1.4. Kinh nghiệm tổ chức công tác tiền lương của một số doanh nghiệp và bài học cho Tổng
Công ty Đông Bắc. 27
1.4.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp:. 27
1.4.2. Bài học cho Tổng Công ty Đông Bắc:. 29
CHưƠNG 2:. 30
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LưƠNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐÔNG BẮC GIAI
ĐOẠN 2013- 2018. 30
2.1. Tổng quan về Tổng công ty Đông Bắc và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiền lương
tại Tổng Công ty. 30
2.1.1. Tổng quan về Tổng công ty Đông Bắc: . 30
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiền lương tại Tổng công ty: . 37
132 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đại học quốc gia Hà Nội trường đại học kinh tế hoàn thiện công tác tiền lương tại tổng công ty Đông Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch vụ hoặc công việc hoàn thành được duyệt.
58
- Lương sản phẩm tập thể:
Lương sản phẩm tập thể áp dụng đối với người lao động làm những công việc
đòi hỏi nhiều người tham gia thực hiện, công việc của mỗi người có liên quan đến
nhau, sản phẩm cuối cùng làm ra khó có thể xác định được cho từng người.
Tổ trưởng hoặc người được phụ trách trực tiếp quản lý lao động trong ca làm
việc có trách nhiệm đánh giá hệ số hoàn thành công việc (Ki) của từng người lao
động trong từng ca làm việc.
Quản đốc, đội trưởng, trạm trưởng hoặc người được phụ trách quản lý công
trường, phân xưởng, đội, trạm sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm đánh giá hệ số
hoàn thành công việc (Ki) của tổ trưởng trong từng ca làm việc.
Ki: Hệ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong từng ca làm việc của
người thứ i.
Thang đo hướng dẫn phản ánh các cấp độ đánh giá (Ki) như sau:
Mức 1. Hoàn thành xuất sắc Ki: 1,20
Mức 2. Hoàn thành tốt Ki: 1,10
Mức 3. Hoàn thành Ki: 1,00
Mức 4. Chưa hoàn thành Ki: 0,90
Mức 5. Hoàn thành nhiệm vụ thấp hơn mức 4. 0,80 ≤ Ki < 0,90
Các đơn vị có thể áp dụng thang đo 4 bậc như trên hoặc thang đo với số bậc
nhiều hơn, nhưng hệ số đánh giá (ki) thấp nhất bằng 0,8; cao nhất bằng 1,2.
Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc do các đơn vị xây dựng và áp
dụng phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Hệ số giãn cách tiền lương theo hướng dẫn của Tổng công ty và cụ thể hóa
theo điều kiện của đơn vị do Giám đốc, chỉ huy đơn vị quyết định.
- Lương khoán:
Lương khoán áp dụng đối với cá nhân hoặc tập thể người lao động khi làm
các công việc được khoán tiền lương theo tổng khối lượng, theo đơn giá tổng hợp,
theo công viêc đột xuất và/hoặc khó xác định được định mức lao động ổn định trong
một thời gian nhất định. Tiền lương được tính toán căn cứ vào khối lượng, chất
59
lượng sản phẩm hoặc công việc và thời gian phải hoàn thành.
* Trả lƣơng theo thời gian
Trả lương theo thời gian áp dụng đối với lao động gián tiếp hoặc lao động làm
những công việc khó xác định được định mức lao động.
Căn cứ vào hệ số giãn cách tiền lương chức danh, vị trí việc làm, hiệu quả
công việc của người lao động, hiệu quả công việc của tập thể, thời gian làm việc thực
tế của người lao động.
Người quản lý hoặc người được phụ trách trực tiếp quản lý lao động có trách
nhiệm đánh giá hệ số hoàn thành công việc (Ki) của từng người lao động trong tháng
làm việc.
* Xếp lƣơng cho ngƣời lao động: Xếp lương và phụ cấp lương cho người
lao động thực hiện theo thang lương, bảng lương và phụ cấp lương của Tổng công ty
và hướng dẫn của Tổng công ty về quy định mức lương, hệ số giãn cách tiền lương
đối với một số chức danh, vị trí việc làm chủ yếu trong công ty mẹ - Tổng công ty
Đông Bắc hiện hành.
* Xác định quỹ tiền lƣơng còn lại đƣợc hƣởng và bổ sung tiền lƣơng
- Căn cứ quỹ tiền lương thực hiện và quỹ tiền lương đã chi trả (bao gồm tiền
lương tạm ứng, tiền lương khuyến khích, tiền lương chế độ và tiền lương từ các hoạt
động khác) để trả cho người lao động, đơn vị xác định quỹ tiền lương còn lại được
hưởng của người lao động và bổ sung tiền lương cho người lao động. Trường hợp
đơn vị đã tạm ứng và chi trả cho người lao động vượt quỹ tiền lương thực hiện thì
phải hoàn trả phần tiền lương đã chi vượt từ quỹ tiền lương thực hiện của năm sau
liền kề.
- Bổ sung tiền lương cho người lao động nhân dịp ngày (lễ, tết, ngày truyền
thống của ngành, truyền thống của quân đội, truyền thống của đơn vị), kết thúc (quý,
6 tháng, 9 tháng, năm), đơn vị căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh; mức độ hoàn
thành nhiệm vụ, kế hoạch; mức tiết kiệm chi phí và nguồn tiền lương còn lại của đơn
vị để quyết định bổ sung tiền lương cho người lao động nhưng phải bảo đảm:
+ Bổ sung tiền lương nhân ngày (lễ, tết, ngày truyền thống của ngành, của
60
quân đội, của đơn vị) có thể áp dụng bình quân một mức cho toàn thể người lao
động, nhưng mỗi ngày lễ, tết, truyền thống nói trên không quá mức lương cơ sở do
Nhà nước quy định hiện hành. Khuyến khích các đơn vị tham khảo mức bổ sung của
các đơn vị khác trong Tổng công ty và tương đồng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh để
bảo đảm hài hòa trong Tổng công ty;
+ Bổ sung tiền lương khi kết thúc (quý, 6 tháng, 9 tháng, năm), khi đơn vị còn
dư quỹ tiền lương và căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong kỳ của người lao
động, không chia đều.
Đánh giá: Hiện Tổng công ty đang thực hiện chủ yếu phương pháp trả
lương chế độ và trả lương trực tiếp cá nhân và trả lương thời gian là chủ yếu do cách
tính lương đơn giản, thực hiện triệt để nguyên tắc phân phối theo lao động, kết thúc
mỗi ca làm việc, người lao động dễ dàng tính được tiền lương của bản thân. Các
phương pháp trên cơ bản đã đáp ứng được các nguyên tắc của việc chi trả tiền lương
xong trong quá trình thực hiện vẫn tồn tại những điểm bất hợp lý:
Thứ nhất là việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ các đơn vị thực hiện
không theo ca làm việc mà lại xác định vào cuối tháng khi kết thúc nghiệm thu tháng
dẫn đến việc chi trả lương bị thiếu tính chính xác.
Thứ hai là công tác giao việc, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện đối với
khối quản lý chưa rõ ràng. Chưa xây dựng được các tiêu trí và đánh giá mức độ hoàn
thành tiêu trí để làm có sở cho công tác đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng
tháng (Ki) làm hệ số điều chỉnh tiền lương theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ thiếu đi
tính chính xác và khách quan, có tác động không tốt đến tư tưởng của người lao động
có thể không khuyến khích được lao động đạt được hiệu quả công việc cao, tiền
lương bị san sẻ cho các đối tượng khác.
Thứ ba: Do trong năm theo kế hoạch các đơn vị thường chi trả với mức 85%
đơn giá tiền lương kế hoạch năm nên trong quá trình xác định quỹ lương cuối năm
thường còn dư một khoản tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên
việc phân phối tiền lương từ quỹ lương còn lại này hiện vẫn chưa triệt để. Việc phân
phối tiền lương cho các đối tượng lao động đã chuyển công tác hoặc trong năm xin
thôi việc chưa được thực hiện tốt. Đa số các đơn vị không thực hiện bổ sung tiền
61
lương cho người lao động đã chuyển công tác hoặc xin nghỉ việc trong khi số lao
động này có thời gian công tác tại đơn vị và có một phần tiền lương còn lại trong quỹ
lương còn lại theo kết quả sản xuất kinh doanh.
4) Các chế độ tiền lƣơng khác:
Tiền lương làm đêm, làm thêm giờ được tính theo quy định của Bộ luật Lao
động hiện hành;
Trong thời gian thử việc theo giao kết hợp đồng thử việc, tiền lương của
người lao động do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận, nhưng ít
nhất bằng 85% mức lương của chức danh, vị trí việc làm đó; Thời gian thử việc
không quá thời gian theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành.
Đối với học sinh thực tập nghề: Trong thời gian thực tập nghề, nếu có sản
phẩm làm ra thì được hưởng thấp nhất bằng 85% đơn giá lương sản phẩm của đơn vị.
Đối với lao động kèm cặp học sinh thực tập nghề: Trong thời gian kèm cặp học sinh
thực tập nghề, ngoài tiền lương người lao động được hưởng theo quy định, tuỳ theo
độ phức tạp của công việc kèm cặp, đơn vị trả thêm cho lao động được giao kèm cặp
học sinh thực tập nghề một khoản tiền lương kèm cặp (với mức một tháng không quá
mức lương tối thiểu vùng, tính cho 24 công).
Đánh giá: Nội dung này Tổng công ty thực hiện tốt theo quy định của pháp
luật.
5) Nghiên cứu áp dụng hình thức, chính sách và chế độ tiền lƣơng mới:
Tổng công ty thường xuyên cập nhật các chính sách về lao động tiền lương
của nhà nước và Bộ Quốc phòng. Thực hiện tốt công tác triển khai cơ chế, chính
sách tiền lương đến các đơn vị. Để tạo động lực khuyến người lao động hoàn thành
tốt nhiệm vụ Tổng công ty triển khai thực hiện khuyến khích người lao động từ tiền
lương, nội dung của việc thực hiện khuyến khích tiền lương gồm:
- Quản lý tiền lương khuyến khích:
+ Tiền lương khuyến khích dùng để khuyến khích cá nhân, tập thể người lao
động có: Năng suất, chất lượng, ngày công thực tế làm việc cao; có thành tích xuất
sắc trong công tác; bảo đảm tốt các mục tiêu an toàn, vệ sinh lao động; hoàn thành
tốt các đề án, dự án, các mục tiêu, nhiệm vụ được phân công; bảo đảm an toàn về
vốn và tài sản; giữ tốt, dùng bền máy móc, thiết bị; tiết kiệm chi phí; có sáng kiến,
62
cải tiến kỹ thuật, quy trình quản lý, hợp lý hóa sản xuất; người lao động có trình độ
chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hoặc thu
hút một số lao động thuộc những nghề đặc thù mà đơn vị cần;
+ Không sử dụng tiền lương khuyến khích để thưởng, hoặc trả cho người quản
lý đơn vị và người ngoài đơn vị dưới mọi hình thức;
+ Không khuyến khích tiền lương tràn lan, cào bằng, bình quân; không giao
tiền lương khuyến khích về phòng, ban, công trường, phân xưởng mà do đơn vị trực
tiếp quản lý.
+ Các đơn vị có thể áp dụng riêng lẻ các hình thức khuyến khích hoặc kết hợp
các hình thức khuyến khích nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị và khuyến khích,
động viên người lao động. Khi áp dụng các hình thức khuyến khích kết hợp với quy
mô lớn, có tầm ảnh hưởng rộng trong đơn vị, đơn vị tham khảo ý kiến của tổ chức
công đoàn cùng cấp trước khi thực hiện.
+ Kết thúc năm kế hoạch, quỹ khuyến khích còn dư thì bổ sung tiền lương cho
người lao động và/hoặc chuyển vào quỹ dự phòng năm sau liền kề.
- Sử dụng tiền lương khuyến khích:
+ Khuyến khích đối với lao động làm việc trong hầm lò:
Nội dung khuyến khích: Trả lương lũy tiến đối với lao động làm việc trong
hầm lò khi có ngày công làm việc thực tế cao hơn số ngày công định mức giao
khoán.
Đối tượng áp dụng: Thợ lò, cơ điện lò, vận hành thiết bị trong hầm lò (tính
cho từng cá nhân người lao động).
Hình thức khuyến khích: bằng số tiền cụ thể hoặc bằng số điểm thưởng lũy
tiến đối với số ngày công làm việc thực tế tăng thêm.
Kỳ khuyến khích: theo tháng (mỗi tháng một lần).
Yêu cầu: phải tăng được ngày công làm việc thực tế so với định mức giao
khoán trở lên (không vượt quá ngày công trong 1 tháng theo quy định của pháp luật,
trường hợp đặc thù cần phải có thỏa thuận của người lao động; bảo đảm về chất
lượng sản phẩm; tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, vật tư; bảo đảm an toàn lao động,...
+ Khuyến khích đối với lao động trực tiếp sản xuất (không áp dụng đối với
63
lao động làm việc trong hầm lò):
Nội dung khuyến khích: Trả lương lũy tiến đối với số lượng sản phẩm tăng
thêm so với định mức giao khoán là hình thức trả lương có thưởng đối với số lượng
sản phẩm vượt định mức giao khoán, khuyến khích người lao động tập trung nâng
cao năng suất lao động, tăng giờ công hữu ích trong ca làm việc, nâng cao năng
suất của máy móc thiết bị. Qua đó góp phần làm giảm chi phí nhiên liệu, động lực và
các chi phí khác liên quan trong 1 đơn vị sản phẩm.
Đối tượng áp dụng: lao động sản xuất chính làm các công việc được trả lương
theo sản phẩm cá nhân trực tiếp, bao gồm cả nhóm công nhân vận hành chung 1 thiết
bị (tính cho từng cá nhân người lao động).
Hình thức khuyến khích: bằng số tiền cụ thể hoặc bằng đơn giá lũy tiến đối
với số lượng sản phẩm tăng thêm.
Kỳ khuyến khích: theo tháng (mỗi tháng một lần).
Yêu cầu: Đối với lao động vận hành thiết bị: phải tăng được năng suất thiết bị
so với năng suất thiết bị giao khoán; bảo đảm về chất lượng sản phẩm; tiết kiệm
nguyên, nhiên vật liệu, vật tư; bảo đảm an toàn lao động. Đối với lao động không
vận hành thiết bị: phải tăng được ngày công làm việc thực tế so với định mức giao
khoán trở lên; bảo đảm về chất lượng sản phẩm; tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, vật
tư; bảo đảm an toàn lao động,...
Mức giao khoán: Đối với lao động vận hành thiết bị: là số lượng sản phẩm
của thiết bị giao khoán trong tháng. Đối với lao động không vận hành thiết bị: là số
lượng sản phẩm của người lao động giao khoán trong tháng.
Tiền lương tăng thêm: Người lao động được tính tiền lương theo đơn giá tiền
lương giao khoán tương ứng với số lượng sản phẩm thực hiện, đồng thời được
khuyến khích tiền lương tăng thêm theo số ngày công thực tế tăng thêm hoặc cho số
lượng sản phẩm tăng thêm.
+ Cơ chế trả lương giờ:
Trả lương theo đơn giá tiền lương giờ công làm việc nhằm khuyến khích
người lao động tăng thời gian làm việc trong ca khi người lao động phải làm các
công việc khác nhau với đơn giá tiền lương khác nhau hoặc do công tác tổ chức sản
64
xuất có thay đổi, biến động cần phải điều chỉnh tổ chức lao động hằng ngày cho phù
hợp, nhằm sử dụng lao động hiệu quả nhất.
Đối tượng áp dụng: Chủ yếu áp dụng đối với lao động làm việc tính lương
thời gian, có thể vận dụng cho mọi lao động khi làm các công việc trả lương theo
thời gian.
+ Khuyến khích đối với lao động cần thu hút, lao động đặc thù mà doanh
nghiệp cần:
Trả lương đối với lao động cần thu hút, lao động đặc thù mà doanh nghiệp
cần. Căn cứ vào tính chất, đặc thù công việc, khả năng tuyển dụng lao động và căn
cứ vào cung - cầu lao động trên thị trường do các đơn vị xác định theo từng thời
điểm, để xác định đối tượng lao động cần thu hút, lao động đặc thù mà doanh nghiệp
cần như (thợ sửa chữa thiết bị mỏ, sửa chữa cơ khí, cơ điện có tay nghề cao, công
nhân lành nghề, lao động có tài năng, năng lực vượt trội,...).
Đối với một số chức danh, vị trí việc làm, lao động cần thu hút thì được áp
dụng hệ số khuyến khích tiền lương tăng thêm cao nhất không quá 0,5 lần mức tiền
lương bình quân kế hoạch, tùy vào đối tượng, thời điểm và nhu cầu của đơn vị.
Đối với người lao động thực sự có tài năng, có năng lực vượt trội, góp phần
quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm dịch vụ, mang lại hiệu quả cao cho
đơn vị, hoặc trường hợp đặc biệt cần thu hút lao động đặc thù về đơn vị thì được áp
dụng mức tiền lương tháng cao nhất không quá 20 lần mức lương cơ sở hiện hành
trong một khoảng thời gian nhất định, không phụ thuộc vào mức trần tiền lương cao
nhất của người quản lý trong đơn vị.
+ Khuyến khích đối với tập thể người lao động (định kỳ hàng tháng):
Ngoài các hình thức khuyến khích trực tiếp cho cá nhân người lao động như
trên, căn cứ vào cơ cấu tổ chức quản lý, các đơn vị xây dựng cơ chế khuyến khích
tiền lương đối với cấp tổ sản xuất kinh doanh, nhằm xây dựng mô hình “tổ sản xuất,
kinh doanh tiêu biểu” để áp dụng khuyến khích tiền lương.
Đối tượng áp dụng: Các tổ sản xuất, kinh doanh như: tổ khai thác, tổ đào lò, tổ
cơ điện, tổ vận tải lò, tổ khoan, tổ nổ mìn, tổ máy xúc, tổ máy gạt, tổ ô tô vận tải đất
đá, vận tải than, tổ sàng tuyển, tổ sửa chữa,...
65
Kỳ khuyến khích: theo tháng (mỗi tháng một lần).
Tiêu chí đánh giá: An toàn vệ sinh lao động; chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh;
đoàn kết, kỷ luật, đồng tâm. Cụ thể như sau:
An toàn vệ sinh lao động: Mức độ bảo đảm an toàn trong lao động sản xuất:
tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất, kinh doanh; chấp hành các nội quy, quy định
về an toàn lao động, các kiến nghị và thực hiện các kiến nghị của các đoàn kiểm tra
về an toàn lao động các cấp,...
Chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh: Mức độ bảo đảm công tác kỹ thuật cơ bản: thi
công đúng bản vẽ, thiết kế, hộ chiếu và các quy định về công tác kỹ thuật cơ bản,...
Mức độ bảo đảm máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ làm việc thường xuyên:
sử dụng thiết bị, sửa chữa thiết bị,...
Tỷ lệ khối lượng sản phẩm thực hiện so với kế hoạch,...
Tỷ lệ thu hồi than, độ tro than (AK), tỷ lệ than cục,... TH so với KH,...
Đoàn kết, kỷ luật, đồng tâm: Mức độ chấp hành nội quy lao động; tỷ lệ nhảy
việc (số lao động nghỉ việc, bỏ việc); giới thiệu được lao động vào học nghề, làm
việc trong đơn vị,...
* Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, số lượng lao động, số lượng công việc, đặc
thù, tính chất nhiệm vụ và công việc, loại hình các tổ sản xuất, kinh doanh, các đơn
vị xây dựng tiêu chí đánh giá cho mỗi loại hình tổ sản xuất, kinh doanh, và thang
điểm cho từng tiêu chí đánh giá (tính đến yếu tố được cộng điểm và trừ điểm, điểm
thưởng) phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị.
Thang đo, điểm, mức khuyến khích:
TT
Tiêu chí
đánh giá
Cộng An toàn
vệ sinh
Chỉ tiêu
SXKD
Đoàn kết,
kỷ luật Điểm Mức khuyến khích
1 Điểm tối đa 100 30 50 20
2 Thang đo
a Bậc 4 ≥90 ≤ 500.000 đồng/người.
b Bậc 3 70-<90 ≤ 300.000 đồng/người.
c Bậc 2 60-<70 ≤ 150.000 đồng/người.
d Bậc 1
<60 Chưa được khuyến
khích.
66
Tổng số tối đa 100 điểm, trong đó:
Tiêu chí an toàn vệ sinh lao động: 30 điểm (nội dung, mức điểm của từng tiêu
chí do đơn vị xây dựng căn cứ vào nhiệm vụ, độ phức tạp công việc của tổ và tiêu chí
được điểm cộng hoặc điểm trừ).
Tiêu chí chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh: 50 điểm (nội dung, mức điểm của từng
tiêu chí do đơn vị xây dựng căn cứ vào nhiệm vụ, độ phức tạp công việc của tổ và
tiêu chí được điểm cộng hoặc điểm trừ).
Tiêu chí đoàn kết, kỷ luật, đồng tâm: 20 điểm (nội dung, mức điểm của từng
tiêu chí do đơn vị xây dựng căn cứ vào nhiệm vụ, độ phức tạp công việc của tổ và
tiêu chí được điểm cộng hoặc điểm trừ).
Thang đo, tên gọi xếp loại:
Sử dụng thang đo 4 bậc, trong đó: bậc thấp nhất (bậc 1), bậc cao nhất (bậc 4);
tên gọi có thể sử dụng một số cụm từ sau đây:
Thang đo
Một số gợi ý về tên gọi khi đánh giá tổ SXKD trên thang đo 4 bậc
Tên gọi: Tổ + gắn với tên gọi của 1 trong các phƣơng án dƣới đây:
PA1 PA2 PA3 PA4 ... ...
Bậc 4
Phượng
Hoàng
Xuất sắc
Điển hình
tiên tiến
Tiêu biểu
toàn diện
... ...
Bậc 3 Chim Ưng Giỏi Điển hình Tiêu biểu ... ...
Bậc 2 Bồ Câu Khá Tiên tiến Tiên tiến ... ...
Bậc 1 Chim Sâu Trung bình Trung bình Trung bình ... ...
Với mỗi một tên gọi, các đơn vị đưa ra mô tả ngắn gọn cho người lao động dễ
hiểu để thực hiện. Các đơn vị có thể lựa chọn tên gọi của một trong các phương án
như trên để áp dụng cơ chế khuyến khích động viên trong từng thời kỳ hoặc đơn vị
có thể sử dụng tên gọi khác phù hợp với đơn vị. Khi sử dụng tên gọi cho 1 phương
án thì thống nhất sử dụng trong toàn đơn vị.
Phân phối tiền khuyến khích: Số tiền khuyến khích cho Tổ sản xuất, kinh
doanh tiêu biểu phải được phân phối cho các thành viên trong Tổ tham gia sản xuất,
kinh doanh. Việc phân phối tiền khuyến khích cho từng thành viên trong Tổ do các
đơn vị xây dựng, trên cơ sở mức độ đóng góp của từng thành viên.
+ Khuyến khích đột xuất: Ngoài các hình thức khuyến khích định kỳ hàng
tháng, các đơn vị áp dụng khuyến khích đột xuất cho tập thể, cá nhân người lao
động. Đối tượng, hình thức, nội dung, mức khuyến khích do các đơn vị xây dựng căn
67
cứ vào quy chế về tiền lương của đơn vị và tình hình thực tế, phù hợp với quy chế về
quản lý lao động, tiền lương của Tổng công ty và quy định của nhà nước hiện hành
về lao động, tiền lương.
Đánh giá: Nội dung này cơ bản Tổng công ty đã thực hiện tốt xong vẫn còn
một số đơn vị chưa tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách về tiền lương của Tổng
công ty đến người lao động dẫn đến người lao động có thể không được đảm bảo đầy
đủ về quyền lợi về chính sách của Tổng công ty. Việc thực hiện cơ chế khuyến khích
tiền lương tại các đơn vị chưa được thực hiện triệt để (tại các đơn vị chế biến, tiêu
thụ và sản xuất kinh doanh dịch vụ khác chưa thực hiện). Tại một số đơn vị khuyến
khích tiền lương tràn lan, cào bằng làm mất đi ý nghĩa của việc khuyến khích tiền
lương. Tiền lương khuyến khích mới chỉ được áp dụng cho lao động sản xuất chính
chưa áp dụng đối với lao động quản lý và phụ trợ phục vụ có thể gây nên tâm lý
thiếu công bằng và giảm đi tính năng động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ của
lao động quản lý.
6) Thực hiện các quy định về tiền lƣơng đối với ngƣời quản lý:
Người quản lý của Tổng công ty bao gồm Chủ tịch Tổng công ty, Tổng
giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng. Việc xếp
lương, xây dựng kế hoạch và xác định quỹ tiền lương Tổng công ty thực hiện nghiêm
túc theo Nghị định 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định tiền
lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Thông tư số 27/2016/TT-
BLĐTBXH ngày 01/9/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Về phương pháp trả lương đối với người quản lý thực hiện trả lương chế độ
tương tự như đối với người lao động, sử dụng phương pháp trả lương thời gian để
tạm ứng tiền lương hằng tháng cho người quản lý (mức tạm ứng tối đa bằng 80%
quỹ lương kế hoạch). Tổng công ty đã xây dựng phương pháp đánh giá mức độ hoàn
thành nhiệm vụ hằng tháng đối với người quản lý, nội dung phương pháp như sau:
* Đánh giá hệ số điều chỉnh quỹ tiền lương của những người quản lý (Kql), hệ
số hoàn thành nhiệm vụ đối với người quản lý để tạm ứng tiền lương, thù lao (Ki)
(không bao gồm Kiểm soát viên):
68
- Đánh giá hàng tháng:
Đánh giá (Kql): Hệ số điều chỉnh quỹ tiền lương của những người quản lý
chuyên trách tạm tính cho tháng thứ n được xác định căn cứ vào các chỉ tiêu như sau:
+ Chỉ tiêu về sản xuất: Gồm 4 chỉ tiêu chủ yếu thực hiện so với kế hoạch hàng
tháng của toàn Tổ hợp Tổng công ty (tính theo tỷ lệ %): Số điểm tối đa là 100 điểm,
điểm số đối với từng chỉ tiêu như sau:
Đào lò tổng số Bóc đất đá tổng số
Than nguyên khai
sản xuất
Tiêu thụ than
1. Sản lượng (mét): Từ
105% trở lên.
2. Điểm số: 20 điểm
1. Sản lượng (m3): Từ
105% trở lên.
2. Điểm số: 20 điểm
1. Sản lượng (tấn): Từ
105% trở lên.
2. Điểm số: 30 điểm
1. Sản lượng (tấn): Từ
105% trở lên.
2. Điểm số: 30 điểm
1. Sản lượng (mét): Từ
101% đến dưới 105%.
2. Điểm số: 18 điểm
1. Sản lượng (m3):
101% đến dưới 105%.
2. Điểm số: 18 điểm
1. Sản lượng (tấn):
101% đén dưới 105%.
2. Điểm số: 27 điểm
1. Sản lượng (tấn):
101% đến dưới 105%.
2. Điểm số: 27 điểm
1. Sản lượng (mét): Từ
91% đến dưới 101%.
2. Điểm số: 16 điểm
1. Sản lượng (m3):
91% đến dưới 101%.
2. Điểm số: 16 điểm
1. Sản lượng (tấn):
91% đến dưới 101%.
2. Điểm số: 24 điểm
1. Sản lượng (tấn):
91%đến dưới 101%.
2. Điểm số: 24 điểm
1. Sản lượng (mét): Từ
dưới 91% trở xuống.
2. Điểm số: 14 điểm
1. Sản lượng (m3): Từ
dưới 91% trở xuống.
2. Điểm số: 14 điểm
1. Sản lượng (tấn): Từ
dưới 91% trở xuống.
2. Điểm số: 21 điểm
1. Sản lượng (tấn): Từ
dưới 91% trở xuống.
2. Điểm số: 21 điểm
Xác định Kql: tính theo tổng số điểm của 4 chỉ tiêu:
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Kql = 1,2: Tổng số điểm của 4 chỉ tiêu: Từ 91
đến 100 điểm.
Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Kql = 1,1: Tổng số điểm của 4 chỉ tiêu: Từ 81 đến
dưới 91 điểm.
Hoàn thành nhiệm vụ: Kql = 1,0: Tổng số điểm của 4 chỉ tiêu: Từ 71 đến dưới
81 điểm.
Chưa hoàn thành nhiệm vụ: Kql = 0,9: Tổng số điểm của 4 chỉ tiêu: Từ 70
69
điểm trở xuống.
+ Chỉ tiêu về an toàn về sinh lao động:
Công ty mẹ để xảy ra tai nạn lao động chết người do nguyên nhân chủ quan
thì Kql sau khi tính theo chỉ tiêu sản xuất, giảm (0,1).
Đánh giá (Ki):
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (Ki = 1,2): Có Kql = 1,2, đồng thời bảo đảm:
Chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách,
pháp luật nhà nước và các quy chế, quy định của đơn vị.
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc chuẩn
mực.
Năng lực quản lý, lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ theo chức trách được giao.
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ (Ki= 1,1): Có Kql = 1,1, đồng thời bảo đảm:
Chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách,
pháp luật nhà nước và các quy chế, quy định của đơn vị.
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc chuẩn
mực.
Năng lực quản lý, lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoàn thành tốt
nhiệm vụ theo chức trách được giao.
+ Hoàn thành nhiệm vụ (Ki= 1,0): Có Kql = 1,0, đồng thời bảo đảm:
Chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách,
pháp luật nhà nước và các quy chế, quy định của đơn vị.
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc chuẩn
mực.
Năng lực quản lý, lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoàn thành nhiệm
vụ theo chức trách được giao.
+ Chưa hoàn thành nhiệm vụ (Ki= 0,9): Có Kql = 0,9, hoặc có 1 trong các chỉ
tiêu sau đây:
70
Chấp hành chưa nghiêm chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách,
pháp luật nhà nước và các quy chế, quy định của đơn vị.
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc thiếu
chuẩn mực.
Năng lực quản lý, lãnh đạo, điều hành nhiệm vụ theo chức trách được giao
còn hạn chế.
- Thẩm quyền, quy trình đánh giá người quản lý hàng tháng:
Chủ tịch Tổng công ty đánh giá hệ số điều chỉnh quỹ tiền lương của những
người quản lý (Kql), hệ số hoàn thành nhiệm vụ đối với người quản lý để tạm ứng
tiền lương, thù lao hàng tháng (Ki).
- Quy trình đánh giá:
+ Các cơ quan liên quan báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu đánh giá:
Phòng Kế hoạch: Lập biể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_dai_hoc_quoc_gia_ha_noi_truong_dai_hoc_kinh_te_hoan.pdf