Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI XÁ, ĐẶC XÁ
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM . 8
1.1. Khái niệm và đặc điểm của chế định đại xá, đặc xá. 8
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của chế định đại xá . 8
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của chế định đặc xá. 12
1.1.3. Đại xá, đặc xá là các chế định pháp lý hình sự. 16
1.1.4. Phân biệt chế định đại xá với chế định đặc xá. 16
1.2. Mục đích và ý nghĩa của đại xá, đặc xá . 18
1.2.1. Đại xá, đặc xá thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của
Đảng và Nhà nước đối với người phạm tội . 19
1.2.2. Đại xá, đặc xá góp phần tích cực vào việc giáo dục, cải tạo
người phạm tội, đấu tranh, phòng và chống tội phạm, bảo đảm
an ninh và trật tự an toàn xã hội. 19
1.2.3. Đại xá, đặc xá góp phần tích cực vào việc khắc phục những hậu
quả do hành vi phạm tội gây ra và được nhân dân đồng tình, ủng hộ
1.2.4. Đại xá, đặc xá góp phần tích cực vào việc phục vụ những nhiệm
vụ đối ngoại của Nhà nước trong quá trình hội nhập và phát
triển; đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, diễn biến hòa bình
1.3. Đại xá, đặc xá theo quy định của Pháp luật hình sự một số
quốc gia trên thế giới .
1.3.1. Đại xá, đặc xá theo pháp luật của Cộng hòa liên bang Nga
1.3.2. Đặc xá theo pháp luật của Cộng hoà Pháp
1.3.3. Đại xá, đặc xá theo pháp luật của Cộng hoà Séc
31 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đại xá và đặc xá trong luật hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c xá trong luật
nhà nước Xô viết” – tạp chỉ Luật học, 1969; Xabanhin X.N – “Đại xá và đặc xá
trong pháp luật hình sự Nga”. – tạp chí Nhà nước và pháp luật, 1998.
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu, một số bài đăng trên
các tạp chí, báo liên quan tới nội dung về Đại xá, đặc xá tiêu biểu như: GS. TS
Nguyễn Ngọc Anh, Sách chuyên khảo “Hoàn thiện pháp luật về đặc xá ở Việt
Nam”, NXB Tư pháp, 2007; GS. TS Nguyễn Ngọc Anh (chủ biên) cùng tập thể
tác giả, Sách chuyên khảo “Bình luận Luật Đặc xá”, NXB Tư pháp, 2013;
PGS. TS Trịnh Quốc Toản, Chương 4 – Các biện pháp miễn. giảm hình phạt
trong bộ luật hình sự hiện hành, Sách chuyên khảo “Nghiên cứu hình phạt
trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ bảo vệ quyền con người”, NXB Chính
trị quốc gia – Sự thật, 2015; GS.TSKH Lê Cảm, Chương thứ tám – “Các biện
pháp tha miễn trong luật hình sự” - sách chuyên khảo sau đại học: “Những vấn
đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung)”, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2005; GS.TSKH Lê Cảm, “Khái niệm, các đặc điểm, phân loại và bản
chất pháp lý của các biện pháp tha miễn trong luật hình sự Việt Nam” – tạp chí
Khoa học pháp lý, số 3/2001; GS.TSKH Lê Cảm, “Chế định đặc xá, chế định
đại xá và mô hình lý luận của chúng trong luật hình sự Việt Nam” – Tạp chí
Tòa án nhân dân, số 5 (3)/2005; GS. TS Nguyễn Ngọc Anh, “Bàn về khái niệm,
5
vị trí, vai trò của pháp luật về đặc xá”, Tòa án nhân dân tối cao, Số 13/2007;
GS. TS Nguyễn Ngọc Anh, “Vài nét về sự phát triển của pháp luật Việt Nam
về đặc xá trước năm 1945”, Toà án nhân Dân tối cao, Số 16/2007.
Ngoài ra, còn một số bài đăng của các tác giả khác trên các báo, tạp chí
chuyên ngành. Tuy nhiên, do mục đích và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu của
các tác giả ở những góc độ, khía cạnh khác nhau nên các công trình nghiên cứu
chủ yếu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp riêng lẻ của công tác đặc xá là
chính, chưa đi sâu về chế định đại xá, đặc xá trong Luật hình sự Việt Nam.
Như vậy, tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng
định việc nghiên cứu đề tài “Đại xá và đặc xá trong Luật hình sự Việt Nam”
là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là: nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác đại
xá, đặc xá từ năm 1945 đến nay để làm sáng tỏ chế định đại xá, chế định đặc
xá dưới góc độ pháp luật hình sự, qua đó đưa ra những kiến nghị nhằm xây
dựng các quy định cụ thể liên quan đến chế định đại xá và sửa đổi, bổ sung
hoàn thiện chế định đặc xá trong thời gian tới.
Từ mục đích đó, đề tài có các nhiệm vụ sau:
- Xem xét và lý giải về mặt lý luận và thực tiễn đại xá, đặc xá dưới góc độ
pháp luật hình sự, mà cụ thể là của Luật đặc xá, Luật hình sự, tố tụng hình sự.
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm cơ bản, ý nghĩa của chế định đại xá, chế
định đặc xá; phân biệt chế định đại xá với chế định đặc xá; tìm hiểu các quy
định về đại xá, đặc xá trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và
trong pháp luật phong kiến Việt Nam; tìm hiểu và so sánh một số chế định
liền kề khác với chế định đại xá, đặc xá trong pháp luật hình sự Việt Nam.
- Tìm hiểu và phân tích các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam
về đại xá, đặc xá.
6
- Tìm hiểu thực tiễn đại xá, đặc xá ở nước ta từ khi Cách mạng tháng
8/1945 thành công đến nay, công tác đặc xá từ khi Luật Đặc xá năm 2007 có
hiệu lực thi hành, kiến nghị hướng hoàn thiện trong quy định và thực hiện
công tác đại xá, đặc xá.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của chế định đại xá,
chế định đặc xá; các quy định về đại xá, đặc xá; cũng như thực tiễn công tác
đặc xá, đại xá, đặc biệt là công tác đặc xá ở nước ta từ năm 1945 đến nay
(trong đó thời điểm từ khi Luật Đặc xá năm 2007 ra đời và hiệu lực thi hành).
4. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng
chống tội phạm, về tính nhân đạo của pháp luật. Nội dung luận văn cũng quán
triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của các Nghị quyết Đại hội Đảng IX, X, XI và
các Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Luận văn cũng
kế thừa và vận dụng những thành tựu của các bộ môn khoa học pháp lý
chuyên ngành như: Lịch sử Nhà nước và pháp luật; Lý luận về Nhà nước và
pháp luật; Luật hình sự; Tội phạm học; Luật tố tụng hình sự; Luật thi hành án
hình sự, Luật thi hành án dân sự, Luật đặc xá và Triết học.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhằm tiếp cận và làm sáng tỏ về mặt
lý luận từng vấn đề tương ứng, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như: phương pháp lịch sử; phương pháp phân tích và tổng hợp;
phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy
nạp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học.
5. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học về
7
chế định đại xá, đặc xá, trong đó đã giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về mặt
lý luận và thực tiễn liên quan tới đại xá và đặc xá. Trong luận văn này, tác giả
đã giải quyết về mặt lý luận những vấn đề sau:
5.1. Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận
về chế định đại xá và đặc xá như: khái niệm đại xá và đặc xá; đặc điểm, bản
chất và hậu quả pháp lý của đại xá và đặc xá; ý nghĩa của đại xá và đặc xá;
các quy phạm luật thực định về đại xá và đặc xá qua đó đề xuất sửa đổi, bổ
sung các quy định về đặc xá, xây dựng chi tiết các quy định về đại xá.
5.2. Hệ thống hóa lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về
đại xá và đặc xá trong pháp luật hình sự Việt Nam để từ đó đưa ra những nhận
xét, đánh giá khách quan và toàn diện.
5.3. Phân tích những căn cứ, điều kiện là cơ sở pháp lý cho việc được
đại xá và đặc xá theo quy định của pháp luật.
5.4. Nghiên cứu, phân tích những nét cơ bản về thực tiễn áp dụng Luật
Đặc xá, đưa ra những đánh giá đúng đắn, giúp chỉ ra những tồn tại, hạn chế,
vướng mắc trong thực tiễn và nguyên nhân của tình trạng này từ đó tìm giải
pháp khắc phục.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về đại xá, đặc xá trong luật hình sự
Việt Nam.
Chương 2. Các quy định của pháp luật hiện hành về đại xá và đặc xá.
Chương 3. Thực tiễn công tác đại xá, đặc xá ở nước ta, đề xuất hướng
hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác đại xá, đặc xá trong thời gian tới.
8
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI XÁ, ĐẶC XÁ
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và đặc điểm của chế định đại xá, đặc xá
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của chế định đại xá
Chế định đại xá là một chế định đặc biệt mà cho đến thời điểm hiện nay
dù Luật Đặc xá năm 2007 được ban hành, có hiệu lực thi hành được 8 năm
nhưng chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra được khái niệm pháp
lý cụ thể về đại xá.
Từ điển bách khoa Việt Nam có giải thích về khái niệm của chế định
đại xá như sau: “Đại xá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố
hoặc vô tội, hoặc cho miễn giảm một phần hoặc toàn bộ hình phạt đối với một
loại hoặc một số loại can phạm nhất định” [18, tr.722].
Đối với khái niệm đại xá, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học
luật hình sự cũng như những người thực thi pháp luật của Việt Nam và thế
giới đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau.
Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm cụ thể và rõ
ràng về chế định đại xá trong các tác phẩm có liên quan như:
Theo PGS.TS. Trịnh Quốc Toản:
Đại xá là một biện pháp khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước
do Quốc hội quyết định nhân dịp sự kiện lịch sử quan trọng của đất
nước đối với những người phạm những tội nhất định. Đối với
những hành vi phạm tội được đại xá thì dù đang ở trong bất cứ giai
đoạn tố tụng nào (từ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án) người
phạm tội đều được tha tội hoàn toàn, được phục hồi toàn bộ quyền
công dân và được coi như không phạm tội và cũng không có án tích
trong lý lịch tư pháp [40, tr.240].
9
Theo GS. TSKH. Lê Cảm:
Về nội dung, đại xá là sự khoan hồng mang tính chất tổng hợp
về mặt pháp lý hình sự và TTHS được thực hiện theo trình tự ngoài
Toà án bằng việc áp dụng đối với người phạm tội (bị kết án) không
nhất định một trong các biện pháp tha miễn của PLHS nếu người đó
đáp ứng đầy đủ những điều kiện mà văn bản đại xá quy định.
Về hình thức, văn bản đại xá là văn bản quy phạm pháp
luật do cơ quan lập pháp tối cao (Quốc hội) ban hành dưới dạng
quyết định nhân dịp có sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng của đất
nước, có hiệu lực pháp luật bắt buộc đối với tất cả các cơ quan
bảo vệ pháp luật và Toà án căn cứ vào giai đoạn TTHS cụ thể
tương ứng [10, tr.849].
Theo TS. Trịnh Tiến Việt thì:
Đại xá được hiểu là văn bản (quyết định) của Quốc hội
miễn TNHS hoặc miễn hình phạt hoặc thay đổi hình phạt đã
tuyên bằng một hình phạt nhẹ hơn đối với một loại người phạm
tội nhất định [51, tr.83].
Theo Th.S Đinh Văn Quế:
Đại xá là việc miễn TNHS đối với một loại tội phạm hoặc
một loại người phạm tội nhất định. Văn bản đại xá có hiệu lực đối
với những hành vi phạm tội được nêu trong văn bản đó xảy ra trước
khi ban hành văn bản đại xá thì được miễn truy cứu TNHS; nếu đã
khởi tố, truy tố hoặc xét xử thì phải đình chỉ, nếu đã chấp hành
xong hình phạt thì được coi là không có án tích [23, tr.159].
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu pháp luật hình sự của Liên Xô cũ,
Liên Bang Nga, Italia cũng có một số ý kiến đưa ra quan điểm về Chế định
Đại xá [10, tr.845-847]:
10
GS. TSKH luật Karôg A.I. quan niệm rằng: a) Trong luật hình sự đại xá
được hiểu là văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước tối cao mà theo đó các
loại người hoặc tất cả những người đã phạm những loại tội nhất định được
miễn trách nhiệm hình sự, miễn chấp hành một phần hoặc hoàn toàn hình phạt
hay thay thế hình phạt đã được Toà án quyết định bằng hình phạt khác nhẹ
hơn; b) Văn bản về đại xá không thay đổi và không huỷ bỏ đạo luật quy định
trách nhiệm hình sự đối với việc thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã
hội nào, không đặt ra nghi ngờ đối với bản án của Toà án đã được tuyên đối
với vụ án cụ thể.
Theo GS. TSKH luật Haumôv A.V. thì văn bản đại xá không đưa những
thay đổi vào đạo luật hình sự, tức là không phi tội phạm hoá các hành vi tương
ứng mà những người được đại xá đã thực hiện, không đặt ra sự nghi ngờ đối
với tính hợp pháp và có căn cứ của bản án kết tội mà Toà án đã tuyên.
Theo nữ GS. TSKH luật Heznamôva Z.A. thì đại xá là một dạng tha
miễn có tính chất hỗn hợp vì bằng văn bản đại xá với tư cách là văn bản ngoài
Toà án có thể áp dụng bất kỳ việc miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt và
thực tế là trong bất kỳ giai đoạn trách nhiệm hình sự nào; đại xá được áp dụng
chỉ đối với những tội phạm đã hoàn thành trước thời điểm văn bản đại xá có
hiệu lực pháp luật; miễn hình phạt do có văn bản đại xá có thể được thực hiện
trong thời điểm tuyên bản án kết tội hoặc trong quá trình chấp hành hình phạt;
miễn việc tiếp tục chấp hành hình phạt do có văn bản đại xá bao gồm - miễn
chấp hành hình phạt trước thời hạn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, thay
đổi hình phạt đã quyết định bằng hình phạt khác nhẹ hơn hoặc xoá án tích.
Từ các quan điểm của những nhà làm luật trong và ngoài nước như đã
nêu trên, chúng tôi có thể đưa ra khái niệm về Đại xá trong Luật hình sự Việt
Nam như sau: Đại xá là sự khoan hồng của Nhà nước có ý nghĩa chính trị -
xã hội - pháp lý vô cùng đặc biệt, được Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà
nước - Quốc hội quyết định nhân dịp sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng của
11
đất nước, nhằm tha miễn một cách hoàn toàn và triệt để đối với hàng loạt các
đối tượng phạm tội nhất định được quy định trong Văn bản đại xá.
Từ những quan điểm đề cập khái niệm của Đại xá trên, có thể đưa ra những
đặc điểm cơ bản của chế định Đại xá trong Luật hình sự Việt Nam như sau:
Thứ nhất, đại xá là sự tha miễn, khoan hồng của Nhà nước, có ý nghĩa
chính trị - xã hội - pháp lý hết sức đặc biệt, thể hiện Nguyên tắc nhân đạo của
Pháp luật hình sự Việt Nam. Đại xá được áp dụng đối với một loạt người
phạm tội nhất định thuộc đối tượng đại xá được ghi trong văn bản đại xá.
Thứ hai, đại xá thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội - cơ quan
quyền lực cao nhất của Nhà nước, quy định tại Khoản 11 Điều 70 Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đại xá được Quốc hội
quyết định nhân sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng của đất nước. Văn bản đại
xá là văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện dưới dạng nghị quyết (quyết
định) của Quốc hội.
Thứ ba, phạm vi của đại xá rất rộng lớn, không chỉ được áp dụng với
những người đang bị khởi tố, bị tạm giữ, tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử
hoặc đảm bảo việc thi hành án mà còn được áp dụng đối với những phạm
nhân đang chấp hành án. Đại xá được áp dụng với bất kỳ ai đã phạm vào một
trong những loại tội được hưởng đại xá. Đại xá không xem xét từng trường
hợp cụ thể và cũng không đặt ra các tiêu chí cụ thể để được đại xá như vấn đề
về nhân thân, quá trình chấp hành nội quy trại tạm giam, trại giam
Thứ năm, hậu quả pháp lý của đại xá đối với các đối tượng được hưởng
đại xá chính là áp dụng một trong các biện pháp tha miễn gồm miễn trách
nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích căn cứ
vào giai đoạn tố tụng hình sự cụ thể tương ứng: miễn trách nhiệm hình sự (các
giai đoạn tố tụng hình sự trước khi Toà án tuyên bản án kết tội có hiệu lực
pháp luật); miễn hình phạt; miễn chấp hành hình phạt (giai đoạn sau khi Toà
12
án tuyên bản án kết tội có hiệu lực pháp luật); xoá án tích (đối với người đã
chấp hành xong hình phạt và các quyết định khác của Toà án).
Thứ sáu, khi Quyết định đại xá có hiệu lực, người được đại xá trên toàn
quốc được trả tự do ngay, được phục hồi toàn bộ quyền công dân và được coi
như không phạm tội.
Thứ bảy, do tính chất vô cùng đặc biệt, tha miễn một cách hoàn toàn,
triệt để, mức độ áp dụng rộng lớn nên việc áp dụng đại xá ít phổ biến hơn các
hình thức khác.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của chế định đặc xá
Đặc xá là hoạt động đặc biệt, một hình thức thể hiện tính nhân đạo của
Nhà nước, do người có thẩm quyền quyết định theo quy định của Hiến pháp
nhằm miễn chấp hành hình phạt (hoặc thay đổi hình phạt khác nhẹ hơn) đối
với người đang chấp hành hình phạt với những điều kiện, tiêu chuẩn hoặc khi
có những sự kiện nhất định. Đặc xá thường được tổ chức nhân dịp những sự
kiện trọng đại của đất nước, của dân tộc và đáp ứng nhiệm vụ của Nhà nước
trong từng giai đoạn cụ thể.
Theo Từ điển Tiếng Việt, đặc xá là việc cơ quan quyền lực tối cao của
một nước tha hẳn hoặc giảm hình phạt cho những phạm nhân nhất định. Cụ
thể hơn, Từ điển Bách khoa Việt Nam của Trung tâm biên soạn Từ điển bách
khoa Việt Nam xuất bản năm 1995 ghi:
Đặc xá là thể thức miễn tội, giảm hình phạt, miễn hình phạt
hoặc xoá án đối với một người hoặc một số người có biến cải đặc biệt
và theo đơn xin của người phạm tội, của gia đình họ, của cơ quan và
tổ chức hữu quan hoặc căn cứ vào chính sách đối nội, đối ngoại của
Nhà nước khi xét thấy cần thiết. Người bị kết án tử hình nếu được đặc
xá thì được tha tội chết, giảm thành tù chung thân [18, tr.747].
Cuốn từ điển này cũng đưa ra khái niệm ân xá, theo đó ân xá là quyết
13
định của người đứng đầu Nhà nước miễn toàn bộ hay một phần hình phạt cho
người bị kết tội theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. Nếu quyết định ân xá chỉ
giảm hình phạt thì hình phạt được hạ xuống bậc dưới trong thang hình phạt.
Án phạt không bị xoá bỏ, vẫn được ghi vào lý lịch tư pháp có ghi chú việc ân
xá. Ân xá có hai hình thức: đặc xá và đại xá.
Trong cuốn Từ điển Nghiệp vụ phổ thông dùng trong Công an nhân
dân (xuất bản năm 1977) đưa ra khái niệm:
Đặc xá là xét tha trước hạn tù cho những phạm nhân cải tạo
tiến bộ đạt các tiêu chuẩn quy định nhân dịp Quốc khánh 2/9 hoặc
khi có những sự kiện chính trị đặc biệt [45, tr.179].
Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân (xuất bản năm 2006) thì:
Đặc xá là miễn toàn bộ hay một phần hình phạt trước thời
hạn cho những phạm nhân có quá trình cải tạo tốt, đạt những tiêu
chuẩn quy định nhân dịp những sự kiện chính trị đặc biệt của quốc
gia. Người bị kết án tử hình nếu được đặc xá thì được tha tội chết,
giảm thành chung thân [46, tr.432].
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, trước khi Luật Đặc xá năm
2007 được ban hành thì giữa các nhà nghiên cứu, những người thực thi pháp
luật còn nhiều quan điểm khác nhau về chế định đặc xá như sau:
Theo GS. TSKH Lê Cảm thì:
Đặc xá là sự khoan hồng mang tính chất tổng hợp về mặt
pháp lý hình sự được thực hiện theo trình tự ngoài Toà án bằng việc
áp dụng đối với riêng một (những) người bị kết án cụ thể nhất định
một trong các biện pháp tha miễn của PLHS nếu người đó đáp ứng
đầy đủ những điều kiện mà văn bản đặc xá quy định [10, tr.843].
Theo GS. TS. Nguyễn Ngọc Anh thì:
14
Đặc xá là việc Chủ tịch nước (người đứng đầu nhà nước)
quyết định tha tù trước thời hạn cho phạm nhân hoặc quyết định
miễn chấp hành hình phạt tù cho người bị kết án phạt tù đang được
hoãn chấp hành hình phạt hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt,
có quá trình cải tạo tốt hoặc xét thấy có những lý do khác đáng
được hưởng sự khoan hồng, giảm nhẹ đặc biệt [2, tr.18].
Ngày 21/11/2007, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII đã thông qua Luật Đặc xá năm 2007. Luật có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/3/2008. Sau khi Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước
đã Công bố Lệnh thông qua Luật này.
Luật Đặc xá năm 2007 bao gồm 6 chương, 36 điều quy định thế nào là đặc
xá; thời điểm, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện đặc xá; điều
kiện, quyền và nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá, người được đặc xá.
Khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá năm 2007 hiện hành quy định: “Đặc xá là sự
khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời
hạn cho những người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện
trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt” [32].
Khái niệm về đặc xá theo quy định của Luật Đặc xá năm 2007 đã
làm rõ về thẩm quyền quyết định đặc xá, đối tượng được hưởng đặc xá,
thời điểm đặc xá. Việc xác định thẩm quyền quyết định đặc xá là rất quan
trọng vì trong các bản Hiến pháp của nước ta chưa có quy định thống nhất.
Theo quy định tại Điều thứ 49 Hiến pháp năm 1946 thì đặc xá thuộc thẩm
quyền quyết định của Chủ tịch nước. Còn tại Điều 53 Hiến pháp năm 1959
lại quy định đặc xá thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban thường vụ
Quốc hội. Điều 100 Hiến pháp năm 1980 quy định Hội đồng Nhà nước có
thẩm quyền quyết định đặc xá. Điều 103 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ
sung năm 2001) và Điều 70 Hiến pháp năm 2013 quy định đặc xá thuộc
thẩm quyền quyết định của Chủ tịch nước.
15
Từ định nghĩa trên ta thấy chế định đặc xá có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, đặc xá là sự tha miễn, khoan hồng của Nhà nước, có ý nghĩa
chính trị - xã hội - pháp lý hết sức đặc biệt, thể hiện Nguyên tắc nhân đạo của
Pháp luật hình sự Việt Nam.
Thứ hai, đặc xá thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch nước –
Nguyên thủ quốc gia, quy định tại Khoản 3 Điều 88 Hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và Luật Đặc xá năm 2007.
Thứ ba, Đặc xá được áp dụng đối với một số người phạm tội nhất định
thuộc đối tượng đặc xá được ghi trong Quyết định về đặc xá. Phạm vi của đặc
xá áp dụng với những người được đề nghị đặc xá gồm phạm nhân đang chấp
hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; người bị kết án
phạt tù đã chấp hành được một phần hình phạt nhưng đang được tạm đình chỉ
chấp hành án phạt tù và người bị kết án phạt tù giam nhưng đang được hoãn
chấp hành hình phạt và các trường hợp khác thuộc trường hợp đặc biệt. Đặc
xá trong trường hợp đặc biệt là đặc xá được thực hiện theo yêu cầu đột xuất
trong những trường hợp cụ thể, đối với những đối tượng cụ thể (thường là đơn
lẻ), mang tính chất đối nội, đối ngoại hoặc ân giảm hình phạt tử hình xuống
hình phạt tù chung thân cho người bị kết án tử hình
Thứ tư, thời điểm đặc xá: Đặc xá được Chủ tịch nước quyết định nhân
sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước, dân tộc hay trường hợp đặc biệt.
Thứ năm, người được hưởng đặc xá sẽ được “tha tù trước thời hạn”
chấp hành án phạt tù mà Bản án, Quyết định của Tòa án đã tuyên phạt đối với
họ. Đối với những phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại
tạm giam, nhà tạm giữ được đặc xá, họ sẽ được ra tù trước thời hạn. Đối với
người bị kết án phạt tù đã chấp hành được một phần hình phạt nhưng đang
được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và người bị kết án phạt tù giam nhưng
đang được hoãn chấp hành hình phạt, họ sẽ được miễn, không phải tới Trại
giam, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ tiếp tục chấp hành phần hình phạt còn lại.
16
Thứ sáu, Văn bản đặc xá là văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện dưới
dạng Quyết định về đặc xá, Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước. Khi Quyết định
đặc xá có hiệu lực, người được đặc xá trên toàn quốc được trả tự do ngay.
1.1.3. Đại xá, đặc xá là các chế định pháp lý hình sự
Từ các quan điểm về đại xá, đặc xá cũng như thực tiễn công tác đại xá,
đặc xá từ năm 1945 đến nay, chúng tôi khẳng định rằng đại xá, đặc xá là các
chế định pháp lý hình sự, bởi lẽ:
Thứ nhất, về mặt lập pháp, từ khi Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời, các
nhà làm luật lần đầu tiên quy định đại xá là một trường hợp của miễn trách
nhiệm hình sự (Điều 25); đại xá, đặc xá là một trường hợp của miễn Chấp
hành hình phạt (Điều 57). Như vậy, bằng những quy định này, nhà làm luật đã
chính thức thừa nhận đại xá, đặc xá là các chế định của Pháp luật hình sự, thể
hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với tội phạm trong giai đoạn
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, về mặt lý luận, bản chất của việc áp dụng chế định đại xá, đặc
xá là do có sự việc phạm tội, đối tượng được hưởng đại xá, đặc xá là người
phạm tội. Như vậy chế định đại xá, đặc xá bắt nguồn và gắn liền với tội phạm
và người phạm tội (do luật hình sự điều chỉnh).
Thứ ba, về thực tiễn áp dụng, qua các lần đại xá, đặc xá từ năm 1945
đến nay, mặc dù mỗi giai đoạn, mỗi lần đại xá, xét đặc xá được quy định cụ
thể khác nhau nhưng luôn có chung đối tượng là người phạm tội.
Từ ba căn cứ trên khẳng định rằng đại xá, đặc xá là chế định pháp lý
hình sự, thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hình sự.
1.1.4. Phân biệt chế định đại xá với chế định đặc xá
Từ khái niệm và đặc điểm trên cho thấy, đại xá và đặc xá có sự khác
nhau rất rõ ràng về thẩm quyền, nội dung, phạm vi và hậu quả pháp lý.
Về mặt thẩm quyền, theo quy định của Hiến pháp nước ta thì chỉ có
17
Quốc hội mới có quyền quyết định đại xá (khoản 11 Điều 70 Hiến pháp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013) còn đặc xá lại thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch nước được quy định tại khoản 3 Điều 88 Hiến pháp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và Luật đặc xá năm 2007.
Tuy đều là biện pháp khoan hồng của nhà nước đối với người phạm tội nhưng
đại xá có ý nghĩa chính trị to lớn hơn so với đặc xá.
Về nội dung, thông thường căn cứ vào tình hình kinh tế chính trị cũng
như diễn biến tội phạm trong từng thời kỳ mà Quốc hội quyết định đại xá cho
những hành vi phạm tội hay loại tội phạm nào. Người phạm tội thực hiện
những hành vi được nêu trong văn bản đại xá thì dù đang ở giai đoạn điều tra,
truy tố hay xét xử đều được miễn trách nhiệm hình sự; Nếu đã bị tuyên hình
phạt, đang chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn
lại và được xóa án tích; Nếu đã chấp hành xong hình phạt hay các quyết định
khác của Tòa án thì được xóa án tích.
Trong khi đó, việc đặc xá được xem xét cụ thể theo yêu cầu (có đơn)
của người bị kết án hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, thậm chí có những
trường hợp theo yêu cầu của người nước ngoài. Việc xét đặc xá bao gồm xét
đặc xá tha tù và xét ân giảm án tử hình áp dụng trong giai đoạn 1945 - 1948,
có nghĩa là đối tượng được xét đặc xá phải là những người đang thi hành án
phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, người bị kết án được
hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; Người bị kết án tử hình có đơn xin
ân giảm gửi Chủ tịch nước. Chế định đặc xá nhằm khuyến khích người phạm
tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng cải tạo tốt, nhanh chóng hòa nhập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050007891_9142_2003215.pdf