Ngày 17/3/2003, Ủy ban thường vụQuốc hội đã ban hành Nghịquyết
số388/2003/NQ-UBTVQH11 vềBTTH cho người bịoan do người có thẩm
quyền trong hoạt động TTHS gây ra. Tiếp đó, ngày 25/3/2004, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao (VKSNDTC), B ộCông an, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC),
BộTưpháp, BộQuốc phòng, BộTài chính đã ban hành Thông tưliên tịch số
01/2004/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP-BQP-BTC hướng dẫn thi
hành một sốquy định của Nghịquyết số388/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003.
Mỗi ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án lại tiếp tục ban hành các quyết định,
thông tưmang tính chất điều chỉnh chi tiết các vấn đềnghiệp vụvà giải thích chi
tiết hơn các quy định đã được nêu ởNghịquyết số388 và Thông tưsố01 nêu
trên. Nghịquyết số388 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện đã thực
sựtạo ra "bước đột phá nhằm khắc phục tình trạng chưa rõ ràng, thiếu minh
bạch và ít tính khảthi trong các quy định trước đây
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2008 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mà cố ý khai báo gian
dối hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng khác sai sự thật để nhận tội thay cho
người khác hoặc để che giấu tội phạm.
Tựu chung lại, pháp luật đã đề cập đến 4 trường hợp được bồi thường
và 4 trường hợp này đều là đã bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, hoặc đã bị
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhưng sau đó, được các cơ
quan có thẩm quyền xác định là công dân đó bị oan - "người đó không thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật" nhưng vẫn bị tạm giữ hoặc "người đó không
thực hiện hành vi vi phạm phạm tội" nhưng vẫn bị tạm giam hoặc bị khởi tố,
truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giam. Tuy nhiên, cách sử dụng
thuật ngữ "không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật" đã đặt ra những cách
hiểu gây tranh cãi. Bởi vì, trên các bài nghiên cứu đăng trên một số tạp chí,
"không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật" dẫn đến sự tồn tại hai cách hiểu.
Cách hiểu thứ nhất, "người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật" là
không thực hiện hành vi vi phạm bất kỳ quy định nào của pháp luật, dù đó là
quy định của pháp luật hình sự, dân sự, hành chính… Cách hiểu thứ hai,
"người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật" là không thực hiện
hành vi vi phạm bất kỳ quy định nào của pháp luật hoặc đã thực hiện hành vi
trái pháp luật và có thể hành vi đó đã vi phạm pháp luật hành chính, dân sự,
lao động, hôn nhân và gia đình, thương mại… nhưng chưa vi phạm pháp luật
40
hình sự, hành vi chưa đến mức xử lý về hình sự. Ví dụ: công dân đã vi phạm
các quy định của luật dân sự về thanh toán trong hợp đồng vay tài sản, nhưng
không có ý định chiếm đoạt số tài sản đã vay, cơ quan điều tra đã khởi tố công
dân này về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo Điều 140 BLHS;
công dân thực hiện hành vi trộm cắp tài sản dưới 500.000 đồng, chưa gây ra
hậu quả nghiêm trọng hoặc trước đó chưa bị xử phạt hành chính về hành vi
chiếm đoạt hoặc không thuộc trường hợp bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm - những vẫn bị khởi tố về tội "Trộm
cắp tài sản". Như vậy, có ý kiến cho rằng, nếu các nhà áp dụng pháp luật theo
quan điểm thứ nhất, đã bó hẹp một số lượng rất lớn các công dân được BTTH,
loại bỏ ra ngoài các trường hợp các hành vi bị tội phạm hóa, các trường hợp
bị xử lý về hình sự trong khi đáng lẽ chưa cần thiết phải xử lý về hình sự.
Tuy nhiên, do công dân mới bị thiệt hại ở mức độ "tạm giữ" với thời
hạn tối đa là 9 ngày, mặt khác, tạm giữ là biện pháp ngăn chặn của TTHS chủ
yếu được áp trong điều kiện "không giữ không được", đó là các trường hợp:
công dân bị bắt theo lệnh khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả
tang, người phạm tội đầu thú, tự thú, bị bắt theo lệnh truy nã. Trong điều kiện
như vậy, việc phải điều tra, xác minh phân định rõ giữa vi phạm pháp luật
hành chính và vi phạm pháp luật hình sự, giữa vi phạm pháp luật dân sự và vi
phạm pháp luật hình sự mới ra quyết định tạm giữ là điều không phù hợp với
thực tiễn, hạn chế tính tích cực và khẩn trương của các cơ quan bảo vệ trong
cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Do đó, dù phải đảm bảo quyền công
dân nói chung và quyền của công dân được BTTH trong TTHS nói riêng, vẫn
cần thống nhất theo cách hiểu thứ hai. Do đó, vấn đề ở đây là quy định tại
điểm a, khoản 1 Điều 1, Mục 1 Nghị quyết số 388 chưa rõ chứ không phải là
chưa bao quát hết các trường hợp cần được bồi thường.
Nghị quyết số 388 và Thông tư liên tịch số 01 sử dụng thuật ngữ
"người đó không thực hiện hành vi phạm tội" để xác đối tượng được hoặc
41
không được bồi thường do bị tạm giam, bị tù, bị kết án tử hình hoặc không bị
tạm giữ, tạm giam mà bị khởi tố, truy tố, xét xử và thi hành án. Tuy nhiên, có
quan điểm cho rằng, "người đó không thực hiện hành vi phạm tội" là một quy
định chưa chặt chẽ về mặt kỹ thuật pháp lý. Khoản 4 Điều 8 BLHS quy định:
"Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho
xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện
pháp khác", như vậy, quy định không thực hiện "hành vi phạm tội" có bao
hàm "những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm" nhưng không phải là tội
phạm" theo khoản 4 Điều 8 BLHS không? Quan điểm của các nhà làm luật là
không bao hàm. Do đó, với việc sử dụng thuật ngữ "người đó không thực hiện
hành vi phạm tội" Nghị quyết số 388 và Thông tư liên tịch số 01 dễ tạo ra sự
hiểu nhầm và dẫn đến việc phải giải thích luật không cần cần thiết. Sự hiểu
nhầm trên còn được tiếp tục khi có ý kiến cho rằng quy định này mới chỉ đề
cập đến một trong năm đặc điểm của tội phạm, đó là đặc điểm về hình thức:
tính trái pháp luật hình sự - bị coi là tội phạm của hành vi (năm đặc điểm của
tội phạm bao gồm: tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi - đặc điểm về nội
dung, tính khách quan; tính có lỗi của hành vi - đặc điểm về chủ quan; tính
trái pháp luật hình sự: bị coi là tội phạm của hành vi - đặc điểm về hình thức;
tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự. Thiếu đi một
trong năm đặc điểm này, sẽ không có tội phạm. Như vậy, các văn bản pháp
luật nói trên đã không bao quát hết các trường hợp công dân được BTTH. Ví
dụ: người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách
nhiệm hình sự (đã truy cứu người chưa đủ 14 tuổi; truy cứu người từ đủ 14
tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi về tội ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng
hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý); các trường hợp loại trừ yếu tố lỗi: sự
kiện bất ngờ (trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy
trước hậu quả của hành vi đó); phòng vệ chính đáng (hành vi của người vì bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của
mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có
42
hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên), tình thế cấp thiết (tình thế của người
vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ
chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn
cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa); tình
trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm
mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì
không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh).
Ở một khía cạnh khác, các quy định nêu trên đã chỉ đề cập tới duy
nhất một loại đối tượng được bồi thường do hành vi trái pháp luật trong
TTHS, đó là những người bị oan. Như vậy, những công dân bị thiệt hại do áp
dụng sai pháp luật trong TTHS hiện vẫn chưa được xếp vào diện bồi thường.
Ví dụ: một công dân thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và hành vi chỉ cấu
thành tội "Trộm cắp tài sản" theo quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS với
mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm mà không có bất kỳ các tình tiết
tăng nặng định khung nào quy định tại các khoản sau của Điều 138. Dù vậy,
Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát vẫn áp dụng khoản 3 Điều 138 BLHS khi
khởi tố và truy tố. Theo khoản 3 Điều 8 BLHS, khoản 3 Điều 138 có mức cao
nhất của khung hình phạt lên tới 15 năm là loại tội rất nghiêm trọng, do đó thời
hạn tạm giam đối với loại tội phạm này là 4 tháng chứ không phải 2 tháng như
đối với loại tội phạm ít nghiêm trọng đã thực hiện. Công dân này đã bị tạm giam
nhiều hơn 2 tháng, và sau đó bị gia hạn tạm giam 3 tháng trong khi loại tội phạm
theo khoản 1 Điều 138, chỉ có thể bị gia hạn tạm giam 1 tháng. Tiếp tục, Cơ
quan điều tra lại gia hạn tạm giam lần thứ hai với thời hạn 2 tháng trong khi
với loại tội phạm theo khoản 1 Điều 138, không có quyền gia hạn tạm giam
lần thứ hai. Như vậy, cuối cùng, công dân này đã bị tạm giam sai với thời hạn
6 tháng nhưng không thuộc diện được BTTH do hành vi trái pháp luật trong
TTHS. Như vậy, việc chưa quy định công dân bị áp dụng sai pháp luật trong
43
TTHS được bồi thường là một trong những bất cập lớn của pháp luật Việt
Nam hiện nay.
Một trong những trường hợp không được BTTH, đó là "người bị khởi
tố, truy tố, xét xử là đúng với các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm
khởi tố, truy tố, xét xử, nhưng nay theo các văn bản quy phạm pháp luật mới
được ban hành và có hiệu lực sau ngày khởi tố, truy tố, xét xử đó họ không
phải chịu trách nhiệm hình sự" theo mục 2.2 Thông tư liên tịch số 01. Tuy
nhiên, nếu sự thay đổi của văn bản pháp luật rõ ràng như trường hợp điểm b,
khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 388 (người bị xử lý về hình sự theo quy định
của BLHS được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 6 năm 1985 đã được sửa
đổi, bổ sung theo các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS được Quốc
hội thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1989, ngày 12 tháng 8 năm 1991, ngày
22 tháng 12 năm 1992 và ngày 10 tháng 5 năm 1997, nhưng nay theo quy
định của BLHS năm 1999 thì không phải chịu trách nhiệm hình sự) thì không
có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, nếu có sự thay đổi của các văn bản dưới luật mà
theo các văn bản này, một hành vi trước đó là hoặc không là hành vi tội phạm
là điều không hy hữu. Đặc biệt, đối với các tội thuộc nhóm tội xâm phạm trật
tự quản lý kinh tế, muốn xác định có vi phạm pháp luật hình sự không trước
hết phải xem hành vi đó có vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế - kỹ thuật
của ngành đó hay không. Nếu các văn bản pháp luật về quản lý kinh tế - kỹ
thuật của ngành đó có sự thay đổi, dẫn đến việc thay đổi bản chất tội phạm
của hành vi, vậy trường hợp này có được bồi thường hay không, cũng chưa
được hướng dẫn cụ thể.
2.1.2.2. Về xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại
Việc xác định thiệt hại và mức BTTH lần đầu tiên được quy định cụ
thể trong Nghị quyết số 388 và chi tiết trong Thông tư liên tịch số 01. Về
nguyên tắc, thiệt hại được bồi thường bao gồm thiệt hại về tinh thần và thiệt
hại về vật chất.
44
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam,
chấp hành hình phạt tù được xác định là mỗi ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp
hành hình phạt tù được bồi thường ba ngày lương tính theo mức lương tối
thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Những
người bị oan mà bị chết thì vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi, người trực tiếp nuôi dưỡng người bị oan được bồi thường chung
một khoản tiền bù đắp về tinh thần là ba trăm sáu mươi tháng lương tính theo
mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi
thường. Việc BTTH do tổn thất về tinh thần cho những người bị oan không
thuộc các trường hợp trên được xác định là mỗi ngày bị oan được bồi thường
một ngày lương tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định
tại thời điểm giải quyết bồi thường. Thời gian để tính BTTH được xác định kể
từ ngày có quyết định khởi tố bị can cho đến ngày có bản án, quyết định của
cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động TTHS xác định người đó không thực
hiện hành vi phạm tội. Về những khoản nào được coi là thiệt hại do tổn thất
về tinh thần, thực tế những vụ giải quyết bồi thường vừa qua cho thấy, nhiều
công dân cho rằng các tổn thất do gia đình ly tán, con cái hư hỏng… cũng cần
được tính đến dưới một hình thức nhất định. Mặt khác, pháp luật cũng chưa
thật sự công bằng khi lấy mức lương tối thiểu để ấn định mức bồi thường
(việc BTTH do tổn thất về tinh thần tính theo mức lương tối thiểu chung do
Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường). Trong đền bù tổn
thất về tinh thần, không thể chỉ theo nguyên tắc có lợi cho Nhà nước (tiết
kiệm cho ngân sách nhà nước với cách tính dựa trên mức lương tối thiểu), mà
phải theo một cách tính có lợi hơn cho công dân bị oan, chẳng hạn mức lương
trung bình trong hệ thống thang bảng lương hay mức sống trung bình của
nhân dân địa phương, nhân dân cả nước tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Thiệt hại về vật chất trong trường hợp người bị oan chết được bồi thường
bao gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị oan
45
trước khi chết; chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những
người mà người bị oan đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Thiệt hại về vật
chất trong trường hợp người bị oan bị tổn hại về sức khỏe được bồi thường
bao gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và
chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị oan; chi phí hợp lý và thu nhập
thực tế bị mất của người chăm sóc người bị oan trong thời gian điều trị; trong
trường hợp người bị oan mất khả năng lao động và cần có người thường
xuyên chăm sóc, thì thiệt hại được bồi thường bao gồm chi phí hợp lý cho
việc chăm sóc người bị oan và khoản cấp dưỡng cho những người mà người
bị oan đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, quy định này chưa thỏa
mãn các đòi hỏi của người bị oan vì đã không tính hết các chi phí mà người bị
oan và gia đình đã bỏ ra vào các thiệt hại về vật chất. Đó là các chi phí; thuê
luật sư, chi phí thăm nuôi, tiếp tế, các khoản thu nhập thực tế bị giảm sút do
sau khi được trở về xã hội, công dân chưa thể tái hòa nhập ngay với cộng
đồng, do đó, chưa có thể có ngay thu nhập ngang bằng với mức trước khi bị
các cơ quan tiến hành tố tụng làm oan…
Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất của người bị oan: người bị tạm
giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù có thu nhập ổn định nhưng đã bị mất do
bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường khoản thu
nhập đó. Tuy nhiên, để hướng dẫn cụ thể nội dung quy định tại Điều 9 này
của Nghị quyết số 388, Thông tư liên tịch số 01 đã quy định: Người bị oan
chưa có việc làm hoặc tháng làm việc, có tháng không và do đó hằng tháng
không có thu nhập ổn định thì không được bồi thường theo quy định này tại
Điều 9 của Nghị quyết số 388. Quy định này là hoàn toàn không phù hợp tại
Điều 9 Nghị quyết số 388 về việc xác định thu nhập ổn định để tính thiệt hại
cho người được bồi thường, dẫn đến việc các cơ quan tư pháp ở một số địa
phương nhận thức rằng trường hợp bị oan tuy có thiệt hại do thu nhập thực tế
bị mất nhưng vì "không có thu nhập ổn định" nên không được bồi thường
46
theo Nghị quyết số 388. Theo kết quả giám sát của Ủy ban pháp luật Quốc hội
khóa XI tại Tòa phúc thẩm TANDTC tại Thành phố Hồ Chí Minh và ở một số
địa phương khác, các cơ quan này cho rằng khi giải quyết bồi thường cho
những người bị oan có thiệt hại về thu nhập thực tế nhưng theo hướng dẫn nói
trên thì không có căn cứ pháp luật để giải quyết. Như vậy, trên thực tế, quy
định này đã dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất và do đó, không
đảm bảo công bằng trong việc giải quyết BTTH giữa những người bị oan.
2.1.3. Các quy định của pháp luật về thủ tục bồi thường
Về nguyên tắc, việc giải quyết BTTH phải kịp thời, công khai và đúng
pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi để người bị oan, thân nhân của người bị oan
hoặc đại diện hợp pháp của họ thực hiện quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm
BTTH hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị oan,
thân nhân của người bị oan; người bị oan được tạo điều kiện ổn định cuộc
sống; tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm BTTH
với người bị oan, thân nhân của người bị oan hoặc đại diện hợp pháp của họ;
nếu không thương lượng được thì người bị oan, thân nhân của người bị oan
hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Cụ thể hóa nguyên tắc này, các quy định tại Điều 11 và 12 Nghị quyết
số 388 khẳng định: cơ sở để tiến hành giải quyết bồi thường là người bị oan
hoặc thân nhân của họ phải có đơn yêu cầu bồi thường gửi tới cơ quan có
trách nhiệm bồi thường và thủ tục giải quyết bồi thường được thực hiện theo
hai bước. Bước thứ nhất: trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn yêu
cầu, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tiến hành thương lượng về việc
bồi thường với người đệ đơn yêu cầu. Hai bên sẽ tự tiến hành thương lượng
mà không có sự có mặt của bên thứ ba. Nếu các bên thương lượng thành thì
việc giải quyết yêu cầu bồi thường chấm dứt ngay ở bước thứ nhất. Nếu việc
BTTH không giải quyết được ở bước thứ nhất này thì Tòa án mới thụ lý đơn
và giải quyết đơn yêu cầu bồi thường và chuyển sang bước thứ hai. Bước thứ
47
hai: thời hạn 30 ngày kể từ ngày công dân nộp đơn yêu cầu bồi thường đã hết,
mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không tiến hành thương lượng hoặc
thương lượng không thành hoặc thương lượng thành, nhưng cơ quan có trách
nhiệm bồi thường không thực hiện những cam kết thương lượng, trong thời
hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn thương lượng, thương lượng thành nhưng
hết thời hạn thực hiện cam kết tại biên bản thương lượng hoặc kể từ ngày
thương lượng không thành, công dân có quyền đệ đơn yêu cầu bồi thường đến
Tòa án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi người bị oan cư trú hoặc
làm việc để giải quyết. Nếu trong thời hạn nói trên mà có lý do bất khả kháng,
người yêu cầu không thể nộp đơn yêu cầu trong thời hạn luật định thì thời hạn
nộp đơn yêu cầu được tiếp tục tính từ ngày hết lý do bất khả kháng.
Như vậy, Nghị quyết số 388 không qui định thời hạn nộp đơn yêu cầu
bồi thường. Pháp luật một số nước trên thế giới quy định chỉ được nộp đơn
yêu cầu bồi thường trong một thời hạn nhất định, nếu quá thời hạn đó thì đơn
yêu cầu không được xem xét. Có thể coi đây là một qui định mở của pháp luật
nhằm tạo điều kiện cho công dân có điều kiện bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy
nhiên, cái "tâm" của Nhà nước đối với công dân là người bị oan do hành vi
trái pháp luật của Nhà nước còn phải được thể hiện ở việc Nhà nước phải tự
giác, tự nguyện thực hiện việc bồi thường ngay cả khi công dân chưa yêu cầu
bồi thường, điều này vẫn chưa được pháp luật hiện hành quy định.
2.2. THỰC TRẠNG VIỆC ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA CÔNG DÂN ĐƯỢC BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA CÁC CƠ QUAN TỐ TỤNG
Như đã trình bày, theo quy định của pháp luật Việt Nam (Điều 24
BLTTHS, Điều 624 BLDS và Điều 10 Nghị quyết số 388), cơ quan nào có
hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho công dân trong TTHS, cơ quan đó có
trách nhiệm bồi thường. Do đó, ý thức chủ quan của mỗi cơ quan trong việc
bồi thường cho công dân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo tiến độ
và hiệu quả bồi thường cho công dân.
48
2.2.1. Việc đảm bảo quyền công dân được bồi thường thiệt hại của
Cơ quan công an
Trách nhiệm BTTH của Cơ quan điều tra, các cơ quan được giao tiến
hành một số hoạt động điều tra được pháp luật hiện hành phân định theo các
quyết định và hành vi tố tụng mà các cơ quan này đã thực hiện. Tuy nhiên,
đối với các trường hợp mà những quyết định, hành vi tố tụng của Cơ quan
điều tra phải có sự phê chuẩn trước hoặc sau của Viện kiểm sát, thì nếu xảy ra
oan, với tư cách là người phê chuẩn, Viện kiểm sát có trách nhiệm bồi
thường. Và như vậy, Cơ quan điều tra không có trách nhiệm bồi thường trong
trường hợp này, mặc dù có rất nhiều ý kiến cho rằng Cơ quan điều tra phải
liên đới chịu trách nhiệm. Ở đây, tính liên đới chịu trách nhiệm không được
đặt ra vì pháp luật muốn rằng buộc trách nhiệm của chủ thể phê chuẩn đối với
Viện kiểm sát. Cơ quan điều tra chỉ chịu trách nhiệm bồi thường đối với
trường hợp Cơ quan điều tra tự ý thực hiện các quyết định tố tụng không cần
có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát (tạm giữ) hoặc phải có sự phê chuẩn của
Viện kiểm sát nhưng Cơ quan điều tra vẫn thực hiện "chui", mà không chuyển
đến Viện kiểm sát để phê chuẩn (gia hạn tạm giữ, khởi tố bị can, tạm giam).
Đối với trường hợp tạm giữ, thẩm quyền tạm giữ là những người theo
quy định tại các Điều 79, 84 BLTTHS. Theo nội dung Điều 79, 84 BLTTHS,
những người sau đây có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ: Thủ trưởng, Phó thủ
trưởng Cơ quan điều tra; người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung
đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;
người chỉ huy máy bay, tầu biển khi máy bay tầu biển đã rời sân bay, bến
cảng. Nếu những người này đã ra lệnh tạm giữ, nhưng lệnh tạm giữ bị hủy bỏ
vì người bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc người bị Cơ
quan điều tra ra quyết định gia hạn tạm giữ có phê chuẩn của Viện kiểm sát
nhưng hết thời hạn gia hạn tạm giữ mà vẫn tiếp tục bị tạm giữ không có quyết
định gia hạn tạm giữ lần hai… thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm BTTH.
49
Đối với trường hợp tạm giam, thẩm quyền tạm giam là những người
theo quy định tại các Điều 80, 88 BLTTHS. Nếu Thủ trưởng, Phó thủ trưởng
Cơ quan điều tra các cấp ra lệnh tạm giam không có sự phê chuẩn của Viện
kiểm sát, sau đó lệnh tạm giam bị hủy bỏ vì người bị tạm gam không có hành vi
vi phạm tội thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm BTTH cho người bị tạm giam.
Trong thời gian vừa qua, ngành công an với Thông tư số 18/TT-BCA
(V19) ngày 9/11/2004, Bộ Công an chủ trương cơ quan công an trong phạm
vi trách nhiệm, quyền hạn của mình phải phối hợp với cơ quan tổ chức có liên
quan để tạo điều kiện ổn định cuộc sống cho người bị oan như: giới thiệu việc
làm, giải quyết nhanh các thủ tục giấy tờ liên quan để người bị oan sớm có
việc làm cũng như hỗ trợ những điều kiện khác mà mình có thể làm được
nhằm giúp cho người bị oan sớm trở lại cuộc sống bình thường. Đây là một
quy định mang tính nhân văn rất cao, thể hiện tinh thần trách nhiệm của
ngành công an đối với các trường hợp gây thiệt hại do công dân do hành vi
trái pháp luật của người có thẩm quyền trong ngành công an gây ra. Tuy
nhiên, Thông tư này là một quy định có hiệu lực pháp lý thấp, lại không quy
định các hoạt động cụ thể mà còn mang tính chung chung, kêu gọi, khuyến
khích công an các cấp thực hiện, do vậy, ý nghĩa pháp lý và ý nghĩa thực tiễn
chưa đáng kể.
Tới thời điểm ngày 24/10/2005, công an các cấp đã tiếp nhận 61 đơn
BTTH, qua phân loại đã chuyển Viện kiểm sát giải quyết 21 đơn. Trong số
40 trường hợp thuộc trách nhiệm của ngành công an thì có 06 trường hợp
thuộc diện bồi thường và 34 trường hợp thuộc diện không được bồi thường
theo Nghị quyết số 388, trong đó có 09 trường hợp trước khi có Nghị quyết số
388 công an các cấp đã bồi thường xong, tổ chức công khai xin lỗi theo yêu
cầu của 02 người bị oan [36].
Nhìn vào các con số trên đây, có thể nhận thấy số lượng các trường
hợp bị oan do ngành công an gây ra trong TTHS không nhiều. Trên lý thuyết,
50
có thể cho rằng việc đạt được những con số này trước hết do ý thức và trình
độ nghiệp vụ của cán bộ ngành công an là rất cao. Mặt khác, trách nhiệm bồi
thường đã được "san bớt" cho ngành kiểm sát do Viện kiểm sát phải chịu
trách nhiệm bồi thường với những trường hợp Viện kiểm sát phê chuẩn các
quyết định của Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, khi nói tới việc đảm bảo quyền
công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật của ngành công an gây ra, việc
oan của công dân được thừa nhận và giải quyết bồi thường có ý nghĩa rất
quan trọng nhưng chưa phải là tất cả. Việc phát hiện và buộc ngành công an
thừa nhận hành vi trái pháp luật lại mới là vấn đề rất phức tạp và khó khăn
hiện nay. Ngành công an thường được ví như một "vương quốc" khép kín,
độc lập mà Viện kiểm sát và các cơ quan khác khó có thể kiểm soát, đặc biệt
trong những vụ án liên quan đến lợi ích của một cá nhân, tập thể nhất định
trong ngành công an. Tính khép kín, độc lập thể hiện ở chỗ Cơ quan điều tra
hiện nay có thẩm quyền tiến hành cả các hoạt động điều tra tố tụng và điều tra
trinh sát và nếu có một vài cá nhân, tập thể muốn bao che, thay đổi hồ sơ vụ
án thì không khó thực hiện. Vụ án công dân Nguyễn Lâm Thái ở Trần Bình
Trọng, Hà Nội là người làm chứng trong một vụ án cố ý gây thương tích xảy
ra trên địa bàn phường Nguyễn Du, Hà Nội. Công dân này bị công an Hà Nội
bắt, tạm giam dù không thực hiện bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào. Sau đó,
Nguyễn Lâm Thái đã chết trong khi bị tạm giam do tự tử bằng cách "treo cổ"
nhưng Công an Hà Nội không đưa ra được các chứng cứ thuyết phục chứng
minh Nguyễn Lâm Thái tự tử bằng cách "treo cổ". Đến nay, sau 2 năm, sự việc
dần chìm vào quên lãng. Vụ cảnh sát giao thông Nguyễn Tùng Dương bắn
chết công dân Nguyễn Việt Phương trên cầu Chương Dương, Hà Nội tháng 2
năm 1993… là những ví dụ minh họa cho tính "khép kín" của ngành công an
và việc buộc ngành công an thừa nhận hành vi trái pháp luật là vấn đề không
hề đơn giản, nhất là khi không có sự tách biệt giữa hoạt động điều tra trinh sát
và điều tra tố tụng, việc phân loại xử lý, cơ chế bắt - giữ - giam - tha còn
tương đối lỏng lẻo ở một số địa phương hiện nay.
51
2.2.2. Việc đảm bảo quyền công dân được bồi thường thiệt hại của
Viện kiểm sát
Trách nhiệm bồi thường của ngành kiểm sát trong TTHS là nặng nề
hơn rất nhiều so với với ngành công an. Bởi ngoài trách nhiệm bồi thường với
tư cách là cơ quan truy tố công dân ra trước Tòa án và kết quả xét xử của Tòa
án là công dân đó vô tội thì Viện kiểm sát còn phải bồi thường với tư c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay.pdf