MỤC LỤC
Nhận xét của GVHD
Lời nói đầu
Chương 1: Cơ sở lí luận
1.1. Một số vấn đề về Hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương 1
1.1.1. Khái niệm 1
1.1.2. Điều kiện để một Hợp đồng ngoại thương có hiệu lực 2
1.1.3. Một số điều khoản quan trọng của Hợp đồng ngoại thương 5
1.1.3.1. Điều khoản tên hàng 5
1.1.3.2. Điều khoản số lượng/ khối lượng 6
1.1.3.3. Điều khoản chất lượng/ phẩm chất 6
1.1.3.4. Điều khoản giá cả 7
1.1.3.5. Điều khoản giao hàng 9
1.1.3.6. Điều khoản thanh toán 11
1.1.3.7. Các điều khoản khác 13
1.2. Tổ chức đàm phán, kí kết Hợp đồng ngoại thương 14
1.3. Các bước thực hiện Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển 16
1.3.1. Xin giấy phép nhập khẩu 16
1.3.2. Chuẩn bị khâu thanh toán 17
1.3.2.1. Thanh toán bằng TTR before 17
1.3.2.2. Thanh toán bằng phương thức nhờ thu 18
1.3.2.3. Thanh toán bằng CAD 18
1.3.2.4. Thanh toán bằng L/C 18
1.3.3. Thuê phương tiện vận tải 19
1.3.4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa 22
1.3.5. Nhận bộ chứng từ 23
1.3.6. Chuẩn bị nhận hàng 23
1.3.7. Làm thủ tục hải quan và nhận hàng 24
1.3.8. Khiếu nại 27
1.3.9. Thanh toán 29
1.3.9.1. Đối với phương thức thanh toán bằng chuyển tiền trả sau 29
1.3.9.2. Đối với phương thức thanh toán bằng L/C hoặc nhờ thu 29
1.3.10. Thanh lí Hợp đồng 30
Chương 2: Tình hình hoạt động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không
2.1. Sơ lược về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không 31
2.1.1. Giới thiệu chung 31
2.1.2. Quá trình phát triển 32
2.1.3. Sơ đồ tổ chức 35
2.1.4. Ngành nghề kinh doanh 37
2.1.5. Đối tác nước ngoài 39
2.2. Tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây 39
2.2.1. Hoạt động kinh doanh và giá trị sản phẩm, dịch vụ qua các năm 39
2.2.1.1. Sản phẩm, dịch vụ chính của công ty 40
2.2.1.2. Giá trị sản phẩm, dịch vụ chính qua các năm 41
2.2.1.3. Chi phí sản xuất 45
2.2.1.4. Hoạt động marketing 50
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây 51
2.2.3. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản 53
2.3. Công tác tổ chức đàm phán, kí kết và thực hiện Hợp đồng nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không 56
2.3.1. Tổ chức đàm phán, ký kết Hợp đồng 56
2.3.2. Quy trình thực hiện Hợp đồng nhập khẩu tại công ty 60
2.3.2.1. Xin giấy phép nhập khẩu 60
2.3.2.2. Chuẩn bị khâu thanh toán 61
2.3.2.3. Thuê phương tiện vận tải 63
2.3.2.4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa 63
2.3.2.5. Nhận bộ chứng từ 63
2.3.2.6. Chuẩn bị nhận hàng 64
2.3.2.7. Làm thủ tục hải quan và nhận hàng 66
2.3.2.8. Khiếu nại 67
2.3.2.9. Thanh toán 67
2.3.2.10. Thanh lí Hợp đồng 68
2.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với công ty 69
2.4.1. Thuận lợi 69
2.4.2. Khó khăn 72
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đàm phán, ký kết và thực hiện Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không
3.1. Thành lập bộ phận marketing 75
3.2. Đào tạo đội ngũ nhân viên phòng xuất nhập khẩu có năng lực 80
3.3. Chủ động trong khâu vận chuyển và bảo hiểm 84
Kết luận
Danh mục sơ đồ, biểu đồ, bảng số
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3843 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đàm phán, kí kết và thực hiện Hợp đồng nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tài chính cho năm tài chính kế tiếp. Các kiểm toán viên độc lập có thể được mời tham dự đại hội để tư vấn cho việc thông qua các báo cáo tài chính hàng năm.
Ban giám đốc: trực tiếp quản lí, điều hành và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động kinh doanh.
Phòng KHĐT-LĐTL: có nhiệm vụ tín toán tiền lương, lập kế hoạch đầu tư vào các công trình, hạng mục xây dựng, sửa chữa, mua sắm các trang thiết bị cần thiết, xây dựng các phương án kinh doanh.
Phòng hành chính quản trị: thực hiện việc xin các Giấy phép kinh doanh, Giấy phép xuất nhập khẩu và các thủ tục liên quan đến quá trình hoạt động của Công ty.
Ban quản lí công trình: có nhiệm vụ giám sát, theo dõi, quản lí các công trình đang thi công.
Văn phòng đại diện tại Nga: thực hiện công tác tìm kiếm thị trường xuất nhập khầu các loại hàng hóa thuộc lĩnh vực hoạt động của Công ty.
Tổ bán vé máy bay: thực hiện chức năng quản lí các Đại lí bán vé máy bay trong và ngoài nước… Hiện nay, công ty chỉ thực hiện chức năng làm đại lí bán vé máy bay cho Vietnam Airlines.
Phòng xuất nhập khẩu 1: thực hiện kinh doanh các mặt hàng trong và ngoài ngành Hàng không như việc cung cấp các trang thiết bị cho nhà máy sản xuất xi măng, xe chuyên dụng trong ngành Hàng không.
Phòng xuất nhập khẩu 2: tập trung chủ yếu vào việc thực hiện các Hợp đồng nhập khẩu ủy thác các thiết bị phục vụ cho ngành Hàng không.
Phòng xuất nhập khẩu 3: thực hiện kinh doanh trong và ngoài ngành Hàng không, đối tác chủ yếu là Vietsopetro, văn phòng khu vực miền Nam (Vietnam Airlines)
Phòng kinh doanh tổng hợp: mới được thành lập gần đây, kinh doanh các mặt hàng thuộc lĩnh vực hoạt động của Công ty.
Chi nhánh phía Nam: đặt tại phòng 408, số 49 Trường Sơn, Quận Tân Bình, Tp. HCM, thực hiện chức năng ủy thác nhập khẩu cho Vietnam Airlines, đồng thời được phép kinh doanh các mặt hàng ngoài ngành Hàng không như cung cấp trang thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện phía Nam, công ty môi trường đô thị, cầu phà…
Trung tâm DV-TM-DL: đây là bộ phận mới thành lập nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong lĩnh vực du lịch.
Ban kiểm soát: kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính của Công ty; giám sát việc chấp hành chế độ chính sách, định mức, chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ Công ty. Ban kiểm soát thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính… Báo cáo đại hội cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán.
Đối với một công ty có tầm cỡ và qui mô lớn như Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không thì sơ đồ tổ chức này nhìn chung là gọn nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho quy trình làm việc và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 18/05/2006, trên cơ sở cổ phần hóa Công ty xuất nhập khẩu Hàng Không, một đơn vị thành viên thuộc khối hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam.
Theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103012269 do Sở kế hoạch đầu tư Tp. Hà Nội cấp ngày 18/05/2006, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không có các ngành nghề kinh doanh sau:
Kinh doanh máy bay, động cơ, thiết bị, phụ tùng và vật tư máy bay;
Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư và phụ tùng cho ngành Hàng không;
Dịch vụ nhận gửi, chuyển phát hàng hóa trong nước và quốc tế;
Đại lí bán vé, giữ chỗ hàng không trong nước và quốc tế;
Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar);
Tư vấn du học;
Kinh doanh vật liệu, vật tư hàng hóa dân dụng;
Kinh doanh trang thiết bị, máy móc y tế, vật tư, trang thiết bị trường học, đo lường, sinh học và môi trường, vật tư, trang thiết bị văn phòng, các sản phẩm cơ điện, điện tử, điện máy và thiết bị tin học, thiết bị mạng máy tính;
Sản xuất và kinh doanh rượu, bia, nước giải khát các loại (không bao gồm kinh doanh quán bar);
Kinh doanh lương thực, thực phẩm và các sản phẩm chế biến từ lương thực thực phẩm;
Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà xưởng, kho bãi, kho ngoại quan;
Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu ủy thác, khai thuê hải quan;
Sản xuất, sửa chữa, lắp đặt, bảo hành, mua bán trang thiết bị, phương tiện, vật tư và phụ tùng thay thế thuộc các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp, dầu khí, điện, than, khoáng sản (trừ các loại khoáng sản nhà nước cấm), xi măng, hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm), bưu chính viễn thông, thể thao và các ngành công nghiệp giải trí khác;
Xây lắp các công trình điện đến 35 KV;
Kinh doanh xăng, dầu mỡ, khí hóa lỏng;
Mua bán, cho thuê phương tiện vận tải đường bộ;
Đại lí mua, bán, kí gửi hàng hóa;
Xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa Công ty kinh doanh;
2.1.5 Các đối tác nước ngoài
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không có mối quan hệ hợp tác với nhiều công ty, tập đoàn lớn và có uy tín trên thế giới về ngành hàng công ty kinh doanh.
Trên đây là những tập đoàn, công ty chuyên sản xuất máy bay, các linh kiện, phụ tùng, động cơ máy bay hàng đầu thế giới.
2.2 Tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây:
2.2.1 Hoạt động kinh doanh và giá trị sản phẩm, dịch vụ qua các năm
2.2.1.1 Sản phẩm, dịch vụ chính của công ty:
Ủy thác Xuất nhập khẩu: đây là mảng kinh doanh truyền thống của Công ty, mảng kinh doanh này chủ yếu là các mặt hàng:
Động cơ máy bay, phụ tùng vật tư máy bay;
Thiết bị mặt đất, thiết bị quản lí bay (xe thang, xe nâng, xe điện, xe bus, xe thổi khí lạnh, xe cứu hỏa, hệ thống băng tải, băng truyền hành lí, hệ thống thông tin, ra đa, đài dẫn đường, hệ thống đèn đường băng, cầu thang cuốn…)
Các mặt hàng phục vụ hành khách trên máy bay (giấy lót khay, rượu bia các loại, ly thủy tinh, xe đẩy suất ăn, xe đẩy dùng cho người tàn tật, dàn hâm nóng thức ăn…)
Các mặt hàng ngoài ngành khác như: cần cẩu hàng dùng cảng biển, phụ tùng và động cơ máy bay trực thăng…
Đây thường là các mặt hàng nhập khẩu theo đơn đặt hàng của Tổng công ty Hàng Không Việt Nam. Sắp tới, Công ty dự kiến mở rộng mảng dịch vụ này ra bên ngoài với các đơn vị khác.
Ủy thác vận chuyển: gắn liền với mảng ủy thác nhập khẩu của Công ty là mảng ủy thác vận chuyển. Đây cũng là mảng kinh doanh truyền thống của Công ty. Mảng kinh doanh này mang lại doanh thu ổn định do hiện nay toàn bộ phương tiện vận chuyển của Công ty là thuê ngoài của đối tác lâu năm.
Bán vé máy bay: hiện nay Công ty chỉ mới có hệ thống bán vé máy bay phục vụ cho Vietnam Airlines và nhận hoa hồng từ việc bán vé này. Tuy nhiên sắp tới với chiến lược mở rộng loại hình và qui mô kinh doanh của mình, Airimex sẽ mở rộng dịch vụ này để ngày càng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Bán hàng hóa: đây là mảng mang lại doanh thu chính cho Công ty (năm 2007, mảng doanh thu này chiếm 84% tổng doanh thu của Công ty). Hàng hóa ở đây chủ yếu bao gồm: thiết bị, vật tư, phụ tùng cho ngành Hàng không. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã nhập khẩu và bán các loại hàng hóa khác cho doanh nghiệp trong nước có nhu cầu như: nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Mơ, Thác Bà (Tổng công ty Điện Lực Việt Nam); nhà máy thủy điện Phả Lại, Uông Bí; Công ty dịch vụ bay Miền Bắc; Công ty bay dịch vụ Miền Nam (Bộ Quốc Phòng); Tổng công ty dầu khí Việt Nam; Tổng công ty than và khoáng sản; Tổng công ty tàu thủy Việt Nam; Công ty môi trường đô thị; cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế)…
Cho thuê văn phòng: tại trụ sở của Công ty Airimex, số 414 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội được thuê trong 40 năm với mục đích làm văn phòng kinh doanh là chính. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động do hoạt động của Công ty còn chưa mở rộng đến mức sử dụng hết mặt bằng cho nên Công ty đã sử dụng một phần đất để cho đối tác thuê lại. Doanh thu hàng năm của mảng cho thuê văn phòng này cũng khá ổn định. Hiện tại Công ty đang cho hai đối tác là Ngân hàng kĩ thương Việt Nam (Techcombank) và Trung tâm thông tin Thống kê & Tin học Hàng Không với thời gian từ 3-5 năm, mức giá trung bình khoảng 15 USD/m2
2.2.1.2 Giá trị sản phẩm, dịch vụ qua các năm
Phân tích giá trị sản phẩm, dịch vụ của Công ty qua các năm nhằm mục đích thấy được tính hiệu quả của từng lĩnh vực, để từ đó có kế hoạch đầu tư và phát huy hơn nữa những mặt được xem là thế mạnh của Công ty.
Bảng 1: Giá trị sản phẩm, dịch vụ qua các năm
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu
LN trước thuế
Doanh thu
LN trước thuế
Doanh thu
LN trước thuế
Từ hoạt động kinh doanh chính
92.336
1.692
128.613
4.797
175.827
3.660
Ủy thác nhập NK
7.015
772
8.521
1.599
12.822
1.315
Ủy thác V/C
737
38
6.633
172
13.430
273
Bán vé máy bay
1.055
166
1.561
201
1.494
88
Bán hàng hóa
81.049
404
111.898
1.629
148.081
1.984
Từ cho thuê văn phòng
2.708
362
3.050
1.196
3.484
718
Từ hoạt động khác
1.989
1.289
6.466
1.272
14.566
1.289
Tổng
94.553
2.981
138.129
6.069
193.877
5.667
Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2006, 2007 và Báo cáo tài chính năm 2008 của Airimex
Biểu đồ 1: Doanh thu sản phẩm, dịch vụ chính qua các năm
ĐVT: triệu đồng
Dựa vào Bảng 1 và Biểu đồ 1, ta có nhận xét như sau:
Trong ba năm 2006, 2007, 2008 thì nổi bật nhất đó là doanh thu từ mảng bán hàng hóa. Đây là mảng chiếm doanh thu cao nhất trong tổng doanh thu suốt 3 năm liền của công ty và có chiều hướng tăng dần qua các năm. Năm 2007, doanh thu của công ty ở mảng này là 111,898 tỉ VNĐ, chiếm 81% tổng doanh thu cả năm và tăng 38% so với năm 2006. Năm 2008, đạt 148,081 tỉ VNĐ, chiếm 76,4% trong tổng doanh thu cả năm và tăng 32,3% so với năm 2007. Mặc dù doanh thu từ mảng hoạt động này trong năm 2008 tăng so với năm 2007 về giá trị, nhưng xét về tỉ trọng so với tổng doanh thu và % tăng giảm thì lại thấp hơn năm 2007. Đó là do công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh ra ngoài ngành Hàng không như: thủy điện, y tế, các ngành công nghiệp khác…nên doanh thu từ các mảng hoạt động khác cũng tăng theo. Ta có thể hi vọng rằng, doanh thu từ mảng hoạt động này trong năm nay (năm 2009) sẽ tiếp tục dẫn đầu và cao hơn năm 2008.
Tiếp đến là mảng hoạt động ủy thác nhập khẩu, như đã biết đây là mảng kinh doanh truyền thống của công ty. Doanh thu từ mảng kinh doanh doanh này đứng thứ hai, sau mảng bán hàng hóa. Doanh thu từ mảng hoạt động này năm 2007 là 8,521 tỉ VNĐ, tăng 21,5% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 12,822 tỉ VNĐ, tăng 50,5% so với năm 2007. Ta thấy, tốc độ tăng doanh thu từ mảng hoạt động nhập khẩu ủy thác năm 2008 gấp hơn 2 lần so với năm 2007. Tuy nhiên trong năm 2008, đứng vị trí thứ 2 trong tổng doanh thu của năm là mảng ủy thác vận chuyển. Mặc dù vậy, tiềm năng từ lĩnh vực này vẫn rất cao, nhất là khi công ty mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, không còn chỉ nhập khẩu ủy thác cho Vietnam Airlines nữa mà cho tất cả các công ty khác có nhu cầu.
Ủy thác vận chuyển cũng là một mảng hoạt động mang lại doanh thu khá ổn định cho Công ty, đứng thứ ba, sau mảng bán hàng hóa và ủy thác nhập khẩu. Năm 2007, doanh thu từ mảng này đạt 6,633 tỉ VNĐ, tăng đáng kể so với năm 2006, cụ thể là tăng 800%, con số thật đáng kinh ngạc. Đến năm 2008, đạt được 13,43 tỉ VNĐ, tăng 102,5% so với năm 2007. Qua đó ta thấy được tiềm năng của mảng hoạt động này cũng không kém gì so với mảng nhập khẩu ủy thác. Nó chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng doanh thu. Năm 2008, doanh thu từ mảng hoạt động này đã vươn lên đứng vị trí thứ 2 trong tổng doanh thu của năm.
Doanh thu từ mảng bán vé máy bay, cho thuê văn phòng cũng góp phần vào sự tăng doanh thu nhưng với tỉ lệ nhỏ, không đáng kể. Và cũng tăng dần qua các năm.
Doanh thu từ các hoạt động khác cũng góp phần không nhỏ vào việc tăng doanh thu cho Công ty. Cụ thể là năm 2007 đạt 6,466 tỉ VNĐ, tăng 225% so với năm 2006. Năm 2008, doanh thu từ hoạt động khác là 14,566 tỉ VNĐ, tăng 125% so với năm 2007.
Tóm lại: Doanh thu của công ty tăng dần qua các năm đó chính là do sự gia tăng doanh thu trong từng lĩnh vực hoạt động như phân tích trên.
2.2.1.3 Chi phí sản xuất
Cơ cấu chi phí sản xuất hợp lí sẽ giúp cho Công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Như đã biết, hiệu quả chính là sự so sánh giữa những gì mình đạt được và những gì mình đã bỏ ra. Biểu hiện rõ nhất cho hai yếu tố này chính là doanh thu và chi phí.
Bảng 2: Cơ cấu tổng chi phí sản xuất kinh doanh
ĐVT: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
Tỉ lệ (%)
Giá trị
Tỉ lệ (%)
Giá trị
Tỉ lệ (%)
Giá vốn hàng bán
76.863
83,84
104.240
79,02
152.495
81,02
Chi phí bán hàng
963
1,05
837
0,63
733
0,39
Chi phí quản lí
12.818
14,00
21.657
16,42
21.897
11,64
Chi phí tài chính
625
0,68
5.083
3,85
12.977
6,89
Chi phí khác
303
0,33
111
0,08
108
0,06
Tổng
91.572
100%
131.928
100%
188.210
100%
Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2006, 2007 và Báo cáo tài chính năm 2008 của Airimex
Biểu đồ 2: So sánh các khoản chi phí qua các năm
ĐVT: triệu đồng
Nhận xét:
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy được khoản chi phí lớn nhất của Công ty qua các năm đó chính là giá vốn hàng bán, chiếm khoảng 80% trong tổng chi phí. Điều này là hợp lí bởi vì doanh thu từ mảng kinh doanh bán hàng hóa của Công ty chiếm một tỉ lệ rất lớn (84% năm 2007). Công ty thường xuyên nhập khẩu hàng hóa về để bán lại trong nước. Để làm được như vậy, Công ty phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn đó chính là chi phí giá vốn hàng bán. Chi phí này càng cao chứng tỏ Công ty đã đầu tư nhiều trong việc nhập khẩu các loại hàng hóa.
Khoản chi phí chiếm tỉ trong nhiều thứ hai trong tổng chi phí đó là chi phí quản lí. Do Airimex là một công ty chuyên về lĩnh vực dịch vụ nhập khẩu và bán hàng hóa nên chi phí quản lí chiếm một phần lớn trong tổng chi phí của công ty thay vì là chi phí sản xuất đối với các công ty chuyên sản xuất.
Một khoản chi phí nữa đó là chi phí tài chính, khoản mục chi phí này tăng dần qua các năm 2006, 2007, 2008. Điều này có thể là do sự chênh lệch về tỉ giá hối đoái. Vì công ty thường xuyên nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, việc mua bán ngoại tệ diễn ra thường xuyên nên sự biến động về tỉ giá hối đoái cũng ảnh hưởng lớn hoạt động của Công ty.
Chi phí bán hàng và chi phí khác chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng chi phí của Công ty. Trong đó, đáng chú ý là chi phí bán hàng đang có xu hướng giảm qua các năm.
Bảng 3: So sánh tổng chi phí và doanh thu
ĐVT: triệu đồng
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chi phí
91.572
131.928
188.210
Doanh thu
94.553
138.129
193.877
Chi phí/ doanh thu (%)
96,85
95,51
97,08
Biểu đồ 3: So sánh tổng chi phí và doanh thu về mặt giá trị
ĐVT: triệu đồng
Biểu đồ 4: So sánh tổng chi phí và doanh thu về mặt tỉ lệ
Nhận xét:
Trước hết, ta có nhận định rằng về mặt giá trị thì cả tổng chi phí và tổng doanh thu đều tăng qua các năm 2006, 2007 và 2008. Doanh thu tăng có phải là tốt đối với công ty? Điều này vẫn chưa thể trả lời ngay được. Để biết được tốt hay không ta phải xem xét đến tính hiệu quả của nó, tức là so sánh giữa doanh thu đạt được với chi phí đã bỏ ra. Biểu đồ 3 cho thấy sự so sánh giữa doanh thu và chi phí qua các năm về mặt giá trị. Biểu đồ 4 cho thấy sự so sánh giữa doanh thu và chi phí qua các năm về mặt tỉ lệ.
Tổng chi phí năm 2007 là 131,928 tỉ VNĐ, tăng 44% so với năm 2006. Năm 2008 là 188,21 tỉ VNĐ, tăng 42,6% so với năm 2007. Tỉ lệ tăng chi phí năm 2008 có giảm so với năm 2007 nhưng không đáng kể (giảm 1,4%)
Tổng doanh thu năm 2007 là 138,129 tỉ VNĐ, tăng 46% so với năm 2006. Năm 2008 là 193,877 tỉ VNĐ, tăng 40,4% so với năm 2007. Giống như chi phí, tỉ lệ tăng doanh thu năm 2008 giảm so với năm 2007, cụ thể là 5,6%.
Chi phí năm 2008 có giảm so với năm 2007 là tốt. Nhưng khi xét đến doanh thu thì ta thấy doanh thu năm 2008 cũng giảm so với năm 2008. Và tỉ lệ giảm doanh thu (5,6%) lại cao hơn tỉ lệ giảm chi phí (1,4%) một khoảng là 4,2%.
Năm 2007, chi phí tăng 44% và doanh thu tăng 46%. Nhưng năm 2008, chi phí tăng 42,6% thì doanh thu chỉ tăng 40,04%. Điều đó có nghĩa là tỉ lệ tăng doanh thu năm 2007 cao hơn tỉ lệ tăng chi phí; trong khi đó, tỉ lệ tăng doanh thu năm 2008 lại thấp hơn tỉ lệ tăng chi phí.
Một điểm nữa là tỉ lệ giữa chi phí và doanh thu không thay đổi nhiều qua các năm. Trung bình dao động ở mức 96%. Điều này chứng tỏ công ty có một cơ cấu chi phí hợp lí, ổn định trong hoạt động kinh doanh.
Như vậy ta có thể kết luận rằng: Hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2007 tốt hơn năm 2008. Điều này có thể là do:
Năm 2008, nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Do đó các doanh nghiệp đã có một năm kinh doanh không tốt bởi ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế.
So với năm 2007, tỉ giá USD/VND năm 2008 đã tăng rất mạnh và lên cơn sốt trong quý II và III, có lúc giá bán ra chạm ngưỡng 20.000đ/USD, tăng tới 25% so với thời điểm đầu năm
Là một doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyên nhập khẩu thì tỉ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đối với công ty. Khi đồng USD tăng giá mạnh và đồng tiền dùng để thanh toán công ty thường dùng là đồng USD, khiến cho công ty phải tốn một khoản chi phí lớn cho việc mua ngoại tệ, thanh toán hàng nhập khẩu. Đó là lí do vì sao chi phí năm 2008 chiếm tỉ lệ cao nhất trong doanh thu qua các năm 2006, 2007 và 2008.
Nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Lạm phát năm 2008 ở Việt Nam là 22%
. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
2.2.1.4. Hoạt động marketing
Hoạt động marketing của Công ty do các phòng nghiệp vụ của Công ty phụ trách. Việc quảng bá, tiếp thị, tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường được giao cho các phòng nghiệp vụ trực tiếp thực hiện với từng loại hình dịch vụ nhằm phát huy tối đa sự năng động, nhạy bén cũng như các mối quan hệ của các bộ phận. Đồng thời tạo sự chủ động và độc lập của các bộ phận để đáp ứng ngày càng hiệu quả mô hình hoạt động của công ty cổ phần.
Bộ phận kinh doanh của công ty thực hiện luôn công việc của bộ phận marketing. Do công ty vẫn chưa có bộ phận này. Nhân viên kinh doanh ngoài việc tìm kiếm, liên hệ với khách hàng còn phải tìm hiểu nghiên cứu thị trường đối với các mặt hàng nhập khẩu của công ty, thực hiện các kênh phân phối sản phẩm.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây
Bảng 4: Chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
năm 2006, 2007, 2008
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
% tăng giảm
Năm 2008
% tăng giảm
Tổng giá trị tài sản
68.152.986.404
76.441.464.201
12%
106.523.582.848
39,35%
Doanh thu thuần
55.344.824.954
131.663.289.261
138%
179.505.902.889
36,34%
LN từ HĐKD
2.730.531.141
5.334.950.927
95%
5.610.514.469
5,17%
LN khác
122.293.917
734.163.961
500%
56.788.786
-
LN trước thuế
2.852.825.058
6.069.114.888
113%
5.667.303.255
-6,62%
LN sau thuế
2.852.825.058
6.069.114.888
113%
4.873.880.799
-19,69%
Tỉ lệ LN chi trả cổ tức
7,00%
18,59%
166%
-
-
Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2006, 2007 và Báo cáo tài chính năm 2008 của Airimex
Từ ngày 18/05/2006, Công ty xuất nhập khẩu Hàng Không 100% vốn Nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không, theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103012269 do Sở kế hoạch – đầu tư T.p Hà Nội cấp.
Một năm sau cổ phần hóa, hoạt động kinh doanh sản xuất của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không đã đạt được tiến bộ vượt bậc, thể hiện trên các chỉ tiêu của Công ty như sau:
Tổng giá trị tài sản trong 7 tháng cuối năm 2006 giảm 21,2% so với năm 2005 nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh với tỉ lệ tương ứng là 107,05%. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sau gần 7 tháng hoạt động kinh doanh đạt hơn 2,8 tỉ đồng, với mức tăng 182,9% so với cả năm 2005 trước khi cổ phần hóa. Năm 2006 do chưa bàn giao vốn và tài sản giữa Công ty nhà nước sang Công ty cổ phần, đại hội cổ đông quyết định tạm chia cổ tức cho cổ đông với tỉ lệ cổ tức 7% bằng tiền mặt.
Tổng tài sản năm 2007 tăng 12% so với năm 2006. Doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh với tỉ lệ tương ứng là 138% và 95%. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt hơn 6 tỉ với mức tăng 113% so với năm 2006. Năm 2007, Công ty quyết định tiến hành chia cổ tức cho cổ đông với tỉ lệ cổ tức 18,59% bằng tiền mặt. Đây là mức cổ tức cao đối với một công ty vừa tiến hành cổ phần như Airimex.
Tổng tài sản năm 2008 tăng 35,39% so với năm 2007. Doanh thu 2008 tăn 36,34% so với năm 2007. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2008 cũng tăng so với năm 2007 mặc dù không đáng kể 5,17%. Tuy nhiên do năm 2008 là năm đầu tiên Công ty bắt đầu chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nên đã làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2008 của Công ty giảm so với năm 2007 là 19,69%.
Các chỉ tiêu tài chính cơ bản
Bảng 5: Thống kê các chỉ tiêu tài chính cơ bản
Các chỉ tiêu
18/05/2006
2007
2008
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn (lần)
1,32
1,38
1,28
Hệ số thanh toán nhanh (lần)
1,28
1,33
1,23
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Nợ phải trả / tổng nguồn vốn
66,48%
64,96%
72,96%
Nguồn vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn
33,52%
35,04%
27,04%
Chỉ tiêu năng lực hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho (ngày)
69,36
42,28
43,47
Hiệu suất sử dụng tài sản (lần)
0,81
1,678
1,685
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Hệ số LNST / DT thuần
5,15%
5,15%
2,725%
Hệ số LNST/ vốn chủ sở hữu
12,48%
22,08%
16,92%
Hệ số LNST/ tổng tài sản
4,19%
7,74%
4,58%
Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2006, 2007 và Báo cáo tài chính năm 2008 của Airimex
Nhận xét:
Hệ số thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp khá ổn định qua các năm, trung bình khoảng 1,3%. Đây là tỉ lệ khá an toàn đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh như Airimex.
Cơ cấu vốn: cơ cấu vốn của Công ty không thay đổi qua các năm, tỉ lệ nợ phải trả trên tổng vốn chủ sở hữu duy trì mức khoảng 67%. Tuy nhiên một phần lớn trong khoản mục nợ phải trả là khoản nợ thương mại (gồm khoản người mua trả tiền trước và phải trả cho người bán). Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chưa tăng mạnh do doanh nghiệp chưa tiến hành phát hành tăng thêm vốn mà nguồn chủ yếu là từ lợi nhuận để lại.
Chỉ tiêu về năng lực hoạt động:
Vòng quay hàng tồn kho năm 2007, 2008 duy trì khoảng 42 – 43 ngày, giảm đáng kể so với vòng quay 69 ngày của giai đoạn năm 2006. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho dao động quanh mức 45 ngày là hợp lí đối với các doanh nghiệp thương mại như Airimex.
Hiệu suất sử dụng tài sản thay đổi rõ rệt qua các năm. Nếu năm 2006, chỉ tiêu này chỉ đạt 0,81 thì đến năm 2007 và 2008 chỉ tiêu này đã tăng lên gấp đôi. Điều này đánh dấu bước phát triển vượt bậc của Airimex trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản sau cổ phần hóa.
Khả năng sinh lời
Sau một năm cổ phần hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cải thiện một cách rõ rệt, thể hiện sự tăng trưởng lớn trong tỷ suất lợi nhuận. Năm 2006, 2007 tỷ suất giữ mức ổn định tăng hơn năm 2005 (công ty Nhà nước) 5 lần đạt 5,15%. Năm 2008, mặc dù Công ty gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của kinh tế
vĩ mô. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần cũng đạt 2,72%. Mức tỷ suất lợi nhuận của Công ty đạt mức trung bình so với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cùng ngành.
Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng rõ rệt sau khi cổ phần hóa, với tỉ lệ ROE tăng gần gấp 2 qua năm 2007. Năm 2008 đạt 16,92%. Tỉ số này càng lớn càng tốt, nó thể hiện hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Mặc dù trong năm 2008, nền kinh tế có nhiều biến động, lãi suất Ngân hàng cũng thay đổi liên tục. Nhưng nếu so sánh tỉ lệ này với lãi suất trung bình của Ngân hàng trong năm qua và so với năm 2007 thì đã chứng tỏ nguồn vốn của cổ đông ngày càng được sử dụng có hiệu quả hơn. Dưới đây là biểu đồ diễn biến lãi suất Ngân hàng trong năm 2008, ta thấy được với tỉ lệ ROE công ty đạt được là 16,92% cũng là mức có thể chấp nhận được.
Biểu đồ 5
Nguồn:
Vốn là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nên tổng tài sản của doanh nghiệp có giá trị không quá lớn. Do vậy tỉ lệ ROA khá cao đạt 4,19% hơn 6 tháng cuối năm 2006; 7,74% năm 2007 và năm 2008 đạt 4,58%. Tỉ lệ này càng lớn càng tốt vì nó chứng tỏ công ty sử dụng tài sản một cách có hiệu quả.
Kết luận: theo những chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Airimex có thể thấy tình hình hoạt động của Công ty đang có những tiến triển tốt, hiệu suất sử dụng vốn tăng, có triển vọng phát triển tốt trong tương lai.
Công tác tổ chức đàm phán, kí kết và thực hiện Hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khầu Hàng Không
Tổ chức đàm phán, kí kết Hợp đồng
Trước khi tiến hành một cuộc đàm phán quốc tế để kí kết Hợp đồng ngoại thương, Công ty thường phải tham gia đấu thầu do Tổng công ty Hàng Không Việt Nam tổ chức. Buổi đấu thầu này sẽ được tổ chức công khai. Nếu Công ty giành được quyền thực hiện gói thầu này thì sẽ tiến hành tìm nhà cung cấp và thực hiện các cuộc đàm phán để kí kết Hợp đồng.
Tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không, công tác tổ chức đàm phán, kí kết Hợp đồng ngoại thương do bộ phận xuất nhập khẩu thực hiện. Quá trình tổ chức đàm phán, kí kết Hợp đồng nhập khẩu tại Công ty nhìn chung cũng trải qua 5 bước:
a) Giai đoạn chuẩn bị
Sau khi đấu thầu thành công, công ty sẽ tiến hành chọn lựa nhà cung cấp trong số những đối tác quen thuộc, hoặc tìm mộ