Luận văn Dân sốv à phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bình Dương

Cơcấu kinh tếtheo ngành của tỉnh Bình Dương chuyển dịch khá nhanh theo hướng tăng tỉtrọng

của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉtrọng của ngành nông nghiệp. Tỉtrọng các

ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ50,4% GDP (1997) lên 64,4% GDP (2007). Các ngành nông – lâm – ngưnghiệp có tỉtrọng giảm dần từ22,8% GDP (1997) xuống 6,4% GDP (2007). Tỉtrọng của

các ngành dịch vụkhông ổn định, giảm từ26,8% năm 1997 xuống 25,2% năm 2000 sau đó lại tăng lên chiếm 29,2% GDP năm 2007.

pdf110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3702 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dân sốv à phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hập cư vào Bình Dương đã giảm mạnh khiến cho tỉ lệ gia tăng cơ học trên địa bàn tỉnh giảm nhanh chóng. Tóm lại, gia tăng cơ học đã góp phần đáng kể vào sự gia tăng dân số của tỉnh Bình Dương nhất là trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Trong giai đoạn này, tỉ lệ gia tăng cơ học luôn cao hơn hẳn so với gia tăng tự nhiên. 2.2.3. Mật độ dân số Bảng 2.23. Dân số, diện tích và mật độ dân số của một số tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2007 Tỉnh Bình Dương Đồng Nai TP.HCM Bà Rịa – Vũng Tàu Dân số (nghìn người) 1.075,4 2.253,3 6.347,0 947,3 Diện tích (km2) 2.695,2 5.903,9 2098,7 1989,6 Mật độ dân số (người/km2) 399 382 3024 476 Nguồn: Niên giám Thống kê 2007. So với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mật độ dân số tỉnh Bình Dương thấp hơn TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu. Năm 2007, mật độ dân số của Bình Dương là 399 người/km2, Đồng Nai là 382 người/km2, trong khi của TP.HCM là 3.024 người/km2 và Bà Rịa – Vũng Tàu là 476 người/km2. Bảng 2.24. Dân số và mật độ dân số tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 – 2007 Năm 1997 1999 2001 2003 2005 2007 Tỉ lệ tăng trưởng (1997 – 2007) (%) Dân số (nghìn người) 679,044 721,933 769,946 853,807 1.030,722 1.075,457 4,60 Mật độ dân số (người/km2) 252 268 286 317 382 399 4,70 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương 1997, 1999, 2001, 2003, 2005, 2007. Theo thời gian, trong giai đoạn 1997 – 2007, mật độ dân số của tỉnh không ngừng tăng. Năm 1997, mật độ dân số là 252 người/km2, nhưng đến 2007, mật độ dân số của tỉnh đã lên đến 399 người/km2, gấp 1,58 lần so với năm 1997. Về tốc độ tăng mật độ dân số, trong giai đoạn từ 1997 – 2007, tỉ lệ tăng mật dân số trung bình khá cao, khoảng 4,70%/năm, xấp xỉ tỉ lệ gia tăng dân số trong cùng giai đoạn (4,60%/năm). Mật độ dân số theo địa phương cũng có sự khác nhau. Các huyện phía Nam có mật độ dân số cao hơn hẳn so với các huyện phía Bắc. TX. Thủ Dầu Một, huyện Thuận An và Dĩ An có mật độ dân số trên 2000 người/km2 trong khi các địa phương còn lại có mật độ dân số dưới 300 người/km2. Năm 2007, Dĩ An có mật độ dân số cao nhất là 3085 người/km2, gấp 23,2 lần mật độ dân số của huyện thấp nhất là Phú Giáo (133 người/km2). Trong các huyện phía Bắc, Tân Uyên và Bến Cát có mật độ dân số cao hơn hẳn Dầu Tiếng và Phú Giáo (gấp khoảng 2 lần). 252 268 286 317 382 399 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Năm1997 1999 2001 2003 2005 2007 Hình 2.12. Mật độ dân số tỉnh Bình Dương thời kì 1997 - 2007 Người/km2 Bảng 2.25. Mật độ dân số phân theo huyện giai đoạn 1997 – 2007 Đơn vị: người/km2 1997 1999 2003 2005 2007 Tốc độ tăng mật độ dân số (1999 – 2007) (%) TX. Thủ Dầu Một Thuận An Dĩ An Tân Uyên Bến Cát Dầu Tiếng Phú Giáo 1573 1199 - 164 147 - - 1705 1363 1674 193 179 120 110 1798 1856 2177 211 198 132 124 1950 2664 2953 250 230 136 129 2026 2751 3085 265 246 141 133 2,18 9,17 7,94 4,04 4,05 2,03 2,40 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương năm 1997, 1999, 2001, 2003, 2005, 2007. Tốc độ tăng mật độ dân số cao nhất thuộc về 2 huyện phía Nam là Thuận An và Dĩ An. Trong giai đoạn 1997 – 2007, tỉ lệ tăng mật độ dân số của Thuận An và Dĩ An lần lượt là 9,17% và 7,94%. TX. Thủ Dầu Một có mức tăng mật độ dân số ở mức thấp (2,18%) so với mức tăng mật độ dân số của các địa phương khác, chỉ cao hơn Dầu Tiếng (2,03%). Trong số các địa phương phía Bắc, tỉ lệ tăng mật độ dân số cao thuộc về 2 huyện Tân Uyên và Bến Cát (4,04 và 4,05%). Tuy nhiên, mức tăng của 2 địa phương này cũng chỉ bằng 1/2 so với mức tăng của Thuận An và Dĩ An. Giữa huyện có tỉ lệ tăng mật độ dân số cao nhất là Thuận An và thấp nhất là Dầu Tiếng trong tỉnh chênh lệch khoảng 4,5 lần. 2026 2751 3085 265 246 141 133 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 Thủ Dầu Một Thuận An Dĩ An Tân Uyên Bến Cát Dầu Tiếng Phú Giáo Hình 2.13. Mật độ dân số tỉnh Bình Dương phân theo huyện năm 2007 Hình 2.14. Lược đồ mật độ dân số tỉnh Bình Dương năm 1997 1501 – 2000 người/km2 1001 – 1500 người/km2 151 – 250 người/km2 121 – 150 người/km2 TT. Mỹ Phước TT. Uyên Hưng TT. Lái Thiêu MẬT ĐỘ DÂN SỐ TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 1997 P. Phú Cường 1: 40.000 Hình 2.15. Lược đồ mật độ dân số tỉnh Bình Dương năm 1999 Từ 1501 người/km2 1001 – 1500 người/km2 151 – 250 người/km2 100 – 120 người/km2 P. Phú Cường TT. Phước Vĩnh TT. Tân Phước Khánh TT. Uyên Hưng TT. Dĩ AnTT. Lái Thiêu TT. Dầu Tiếng TT. Mỹ Phước TT. An Thạnh MẬT ĐỘ DÂN SỐ TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 1999 Hình 2.16. Lược đồ mật độ dân số tỉnh Bình Dương năm 2007 2.3. Sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2007 2.3.1. Kinh tế 2.3.1.1. Tăng trưởng kinh tế TT. Lái Thiêu TT. An Thạnh TT. Dĩ An TT. Uyên Hưng TT. Tân Phước Khánh TT. Mỹ Phước TT. Phước Vĩnh TT. Dầu Tiếng P. Phú Cường Từ 3001 người/km2 2501 - 3000 người/km2 2001 - 2500 người/km2 251 - 1000 người/km2 151 - 250 người/km2 121 - 150 người/km2 MẬT ĐỘ DÂN SỐ TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2007 Trong giai đoạn từ 1997 – 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng nhanh và rất cao, đạt 14,15%/năm thời kì 1997 – 2000, đạt 15,31%/năm thời kì 2001 – 2005, đạt 15,04%/năm thời kì 2005 – 2007. Bảng 2.26. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Dương thời kì 1997 – 2007 Tốc độ tăng trưởng (%) (giá so sánh năm 1994) 1997 – 2000 2000 – 2003 2003 – 2005 2005 – 2007 Tổng GDP Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ Nông – lâm – ngư nghiệp 14,95 23,22 7,62 2,79 15,23 18,17 14,86 3,59 15,49 17,48 16,39 2,25 15,04 13,71 23,97 2,24 Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương 2004, 2007 Tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp – xây dựng tăng rất nhanh, thời kì 1997 – 2000 tăng 23,22%/năm, đến thời kì 2005 – 2007 đạt 13,71%. Trong các thời kì 1997 – 2000 và 2000 - 2003, ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng thấp hơn: 7,62%/năm; 14,86% nhưng trong thời kì 2005 – 2007 có tốc độ tăng trưởng cao hơn, đạt 23,97%/năm. Các ngành nông – lâm – ngư nghiệp có tốc độ tăng 2,79%/năm thời kì 1997 – 2000 và thời kì 2005 – 2007 là 2,24%/năm. Về giá trị tuyệt đối, GDP của tỉnh đạt 2.735,911 tỉ đồng năm 1997, đến năm 2000 tăng lên 4.156,169 tỉ đồng, năm 2007 là 11.224,995 tỉ đồng (giá trị so sánh năm 1994). GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) liên tục tăng nhanh, đạt 5,77 triệu đồng/người/năm (1997) và đạt 21,05 triệu đồng/người/năm (2007), cao hơn GDP bình quân trên vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam (bình quân thu nhập của vùng đạt 18 triệu đồng/người). Bên cạnh những thành tựu đó vẫn còn một số hạn chế, dễ thấy nhất là tăng trưởng của các khu vực chưa cân đối; tỉ trọng gia tăng của các ngành dịch vụ còn nhỏ so với các ngành công nghiệp (giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ chỉ chiếm 1/3 của các ngành công nghiệp); chất lượng tăng trưởng chưa cao, chưa tạo thế phát triển bền vững cho thời kì tới. 2.3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Bình Dương chuyển dịch khá nhanh theo hướng tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp. Tỉ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 50,4% GDP (1997) lên 64,4% GDP (2007). Các ngành nông – lâm – ngư nghiệp có tỉ trọng giảm dần từ 22,8% GDP (1997) xuống 6,4% GDP (2007). Tỉ trọng của các ngành dịch vụ không ổn định, giảm từ 26,8% năm 1997 xuống 25,2% năm 2000 sau đó lại tăng lên chiếm 29,2% GDP năm 2007. Bảng 2.27. Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Bình Dương (1997 – 2007) Đơn vị: % 1997 1999 2003 2005 2007 Tổng cộng Theo ngành -Công nghiệp – xây dựng - Dịch vụ - Nông – lâm – ngư nghiệp 100 50,4 26,8 22,8 100 55,1 26,0 18,9 100 62,2 26,2 11,6 100 63,5 28,1 8,4 100 64,4 29,2 6,4 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương 1999, 2007. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành tương quan với sự thay đổi trong cấu trúc nghề nghiệp của lao động trong tỉnh. Lao động làm việc trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm dần, trong ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên nhanh chóng. Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là trong ngành dịch vụ và ngành nông nghiệp có tỉ lệ lao động thấp nhất. Cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, nhưng tỉ trọng của công nghiệp trong GDP quá cao (chiếm 64,4% năm 2007) trong khi tỉ trọng của dịch vụ chỉ chiếm phần quá nhỏ Cơ cấu lao động Hình 2.18. Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tỉnh Bình Dương năm 2007 (%) 29.2 6.4 64.4 61.73 18.88 19.39 Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ Cơ cấu GDP Hình 2.17. Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Bình Dương, thời kì 1997 - 2007 18.9 11.6 8.4 64.463.562.2 55.1 50.4 26.8 29.228.126.2 26 22.8 6.4 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nông - lâm - ngư nghiệp Dịch vụ Công nghiệp - xây dựng (29,2% năm 2007). Tương tự, lao động trong khu vực II chiếm tỉ lệ quá lớn (năm 2007 - 61,73%) trong khi lao động trong khu vực III chỉ chiếm 18,88%. Điều này thể hiện quy luật của sự phát triển kinh tế qua các giai đoạn của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa: trong giai đoạn đầu, công nghiệp luôn phát triển mạnh mẽ hơn so với dịch vụ, tuy nhiên khi càng về sau thì ngành dịch vụ sẽ càng phát triển hơn và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP. - Cơ cấu kinh tế theo thành phần Cơ cấu kinh tế theo thành phần có sự thay đổi theo hướng tăng sự đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2000, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 29,92% tổng thu nhập quốc dân của tỉnh, năm 2007 tăng lên, chiếm 41,70% GDP. Giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước thì khu vực kinh tế nhà nước chiếm khoảng 12,0% thu ngân sách địa phương; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng góp phần quan trọng, chiếm khoảng gần 90% thu ngân sách địa phương trung bình trong 8 năm (2000 – 2007). Vì vậy, cần có cơ chế thúc đẩy nhằm nâng cao hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế mà khu vực quốc doanh quản lí kém hiệu quả. Hoạt động mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã thu hút một lực lượng lớn lao động vào làm việc. Lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn chiếm trên 80% tổng số lao động hoạt động trong các doanh nghiệp, trong đó lao động trong các doanh nghiệp nước ngoài chiếm tỉ lệ cao nhất. Bảng 2.28. Lao động trong các doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương thời kì 1997 – 2007 Đơn vị: người Năm 2003 2005 2007 Tổng Doanh nghiệp nhà nước Tỉ lệ (%) Doanh nghiệp ngoài nhà nước Tỉ lệ (%) Lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tỉ lệ (%) 322.412 38.492 11,94 112.597 34,92 171.323 53,14 438.647 37.963 8,66 149.942 34,18 250.742 57,16 526.576 38.734 7,35 183.022 34,76 304.802 57,89 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương năm 2007. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ Trong những năm qua, mặc dù có sự phát triển rất mạnh của các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhưng về phân bố, ngành công nghiệp mới chỉ tập trung chủ yếu ở các khu vực phía Nam, kế cận TP.HCM, dọc tuyến quốc lộ 13, quốc lộ 1A và 1K, như Thuận An, Dĩ An, TX. Thủ Dầu Một, Bến Cát. Sự khác biệt giữa các vùng trong tỉnh còn lớn giữa phía Nam và phía Bắc. Hiện nay, hoạt động sản xuất công nghiệp đã mở rộng sang hai huyện phía Bắc là Bến Cát và Tân Uyên góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong huyện, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp và tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp. Hai huyện Dầu Tiếng và Phú Giáo vẫn là những huyện hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. Ngành dịch vụ của tỉnh phát triển chủ yếu ở các huyện thị phía Nam như TX. Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An. Hoạt động công nghiệp và dịch vụ của tỉnh Bình Dương diễn ra mạnh mẽ ở các huyện thị phía Nam trong khi nông nghiệp lại chiếm ưu thế ở các huyện phía Bắc (nhất là Dầu Tiếng và Phú Giáo). Điều này ảnh hưởng lớn đến sự phân bố dân cư cũng như phân bố lao động trên địa bàn tỉnh. Các huyện thị phía nam là nơi có nguồn lao động nhập cư lớn, mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông, lao dộng làm việc chủ yếu trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Các huyện phía bắc của tỉnh có mật độ dân cư thấp hơn, dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu (hình 2.19). Hình 2.19. Mật độ dân số và lao động công nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2007 2 P. Phú Cường TT. Dĩ An TT. Dầu Tiếng TT. Phước Vĩnh TT. Mỹ Phước TT. Uyên Hưng TT. Lái Thiêu MẬT ĐỘ DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2007 Từ 3001 2501 - 3000 2001 - 2500 251 - 1000 151 - 250 121 - 150 2.3.1.3. Các ngành kinh tế - Nông - lâm - ngư nghiệp Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của các ngành nông – lâm – ngư nghiệp tăng 3,73%/năm thời kì 1997 – 2000 và 2,32%/năm thời kì 2000 – 2007 (giá so sánh 1994). Giá trị giá hiện hành của ngành liên tục tăng, từ 894,083 tỉ đồng lên 1.012,469 tỉ đồng năm 2000 và 1.442,010 tỉ đồng năm 2007. Tỉ trọng trong GDP của ngành có xu hướng giảm từ 22,8% năm 1997 xuống 6,4% năm 2007. Xu hướng này phù hợp với quy luật phát triển: giảm tỉ trọng các ngành có năng suất thấp sang tỉ trọng các ngành, lĩnh vực có năng suất cao và hiệu quả hơn. Về giá trị sản xuất nông nghiệp trong mấy năm gần đây vẫn tiếp tục tăng khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 – 2007 là 6%/năm; trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành trồng trọt 4,38%/năm và ngành chăn nuôi là 14,18%/năm cùng thời kì. + Cơ cấu nông nghiệp theo ngành Bảng 2.29. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 – 2007 Đơn vị: % 1997 1999 2001 2003 2007 Tốc độ tăng trưởng 2000 – 2007 (theo giá so sánh 1994) Giá trị sản xuất theo giá hiện hành: - Trồng trọt - Chăn nuôi - Dịch vụ 100,0 81,1 16,3 2,6 100,0 75,7 21,6 2,7 100,0 77,8 19,9 2,3 100,0 73,8 22,9 3,3 100,0 70,6 24,4 5,0 6,0 4,38 14,2 Nguồn: Tính toán từ niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương năm 1999 và 2006. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành của Bình Dương chủ yếu là trồng trọt, chiếm khoảng 70,6% năm 2007. Nhưng ngành trồng trọt đang có xu hướng giảm dần tỉ trọng, từ 81,1% năm 1997 giảm xuống còn 70,6% năm 2007. Ngược lại, tỉ trọng ngành chăn nuôi đang tăng dần, từ 16,3% năm 1997 tăng lên 24,4% năm 2007 (tính theo giá hiện hành). Xu hướng này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất giữa trồng trọt và chăn nuôi theo hướng tích cực, đúng hướng là tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.  Trồng trọt: Ngành trồng trọt có tốc độ tăng trưởng giảm dần, từ 6,34% thời kì 1997 – 2000, giảm xuống còn 4,85% thời kì 2001 – 2003 và 3,67% thời kì 2003 – 2007 (theo giá so sánh 1994). Theo nhóm sản phẩm: Xu thế của ngành trồng trọt trong mấy năm gần đây có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng các cây thực phẩm, ăn quả và công nghiệp. Bảng 2.30. Diện tích các loại cây trồng giai đoạn 1997 – 2007 (ha) 1997 1999 2001 2003 2007 Tổng số Cây lương thực Tỉ trọng (%) Cây công nghiệp Tỉ trọng (%) - Hàng năm - Lâu năm Cây ăn quả Tỉ trọng (%) Các cây trồng khác Tỉ trọng (%) 200.763 32.934 16,40 116.013 57,78 13.230 102.783 5.708 2,84 46.108 22,96 206.074 35.141 17,05 121.493 58,95 13.052 108.441 7.087 3,44 42.353 20,55 202.233 25.506 12,61 123.730 61,18 11.614 112.116 9.220 4,56 43.777 21,64 202.928 24.722 12,18 125.439 61,81 10.752 114.687 10.543 5.19 42.224 20,81 210.142 14.324 6,81 127.990 60,90 4.843 123.147 7.242 3,44 60.586 28,83 Nguồn: Tính toán từ niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương năm 1999 và 2007.  Chăn nuôi Ngành chăn nuôi đang từng bước vươn lên để cân đối với ngành trồng trọt. Tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 16,60% thời kì 1997 – 2000; 12,28% thời kì 2001 – 2003. Tính chung cả thời kì 2001 – 2007 tăng bình quân 14,71%/năm. Tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng từ 13,77% giá trị sản xuất nông nghiệp (1997) lên 24,4% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (2007). + Cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo thành phần kinh tế Khu vực kinh tế trong nước chiếm tỉ trọng lớn, khoảng 67,40% năm 1999 và 89,71% năm 2007; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 10,29%. Về giá trị tuyệt đối của cả 2 khu vực trong sản xuất nông nghiệp liên tục tăng lên. Năm 1997, giá trị sản xuất nông nghiệp của khu vực kinh tế trong nước là 894,2 tỉ đồng và năm 2007 tăng lên 6.545,7 tỉ đồng; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 38,02 tỉ đồng năm 1999 lên 697,24 tỉ đồng năm 2007. + Cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo lãnh thổ Mặc dù sự phân vùng nông nghiệp ở Bình Dương không thật rõ nét nhưng tựu chung lại có thể chia ra thành 3 vùng nông nghiệp sau: Vùng 1: vùng nông nghiệp phía nam tỉnh Bình Dương bao gồm TX. Thủ Dầu Một, huyện Thuận An và Dĩ An. Vùng có vị trí nằm ven các đô thị và các khu công nghiệp lớn của tỉnh, với tổng diện tích là 232,24km2, dân số 595,214 nghìn người , mật độ dân số trung bình 2.562,9 người/km2. Đây là vùng nông nghiệp có mật đô dân số và tỉ lệ thị dân cao nhất tỉnh. Vùng tập trung phát triển nền nông nghiệp ven đô với các sản phẩm chủ yếu là rau xanh, cây ăn quả đặc sản, hoa và cây cảnh phục vụ nhu cầu dân cư đô thị trong tỉnh, một phần cho khách du lịch và TP. HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu… Vùng 2: vùng phía Đông tỉnh Bình Dương gồm huyện Tân Uyên với tổng diện tích tự nhiên là 613,44 km2, dân số 162,586 nghìn người và mật độ dân số trung bình 265 người/km2 . Vùng tập trung sản xuất lúa (đặc biệt là những giống lúa cao sản), cây rau đậu và cao su. Cây ăn quả của vùng chiếm một tỉ lệ nhỏ. Chăn nuôi phát triển mạnh và chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu chăn nuôi của tỉnh. Vùng 3: vùng phía Tây – Tây Bắc của tỉnh Bình Dương bao gồm huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo và Bến Cát. Vùng có diện tích tự nhiên lớn nhất trong tỉnh với 1.849,45 km2, dân số 317,657 nghìn người và mật độ dân số trung bình là 171,75 người/km2. Vùng tập trung phát triển về trồng cây lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Về chăn nuôi, đây là vùng tập trung 70% trang trại chăn nuôi gia sục, gia cầm của tỉnh Bình Dương. Đồng thời đây cũng là vùng có diện tích rừng lớn nhất tỉnh với 12.428 ha. Các sản phẩm lâm sản chủ yếu là gỗ, tre, nứa, luồng…đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho các cơ sở chế biến gỗ, sản xuất đồ gia dụng, điêu khắc gỗ, đan mây tre lá… Tóm lại, tình hình sản xuất các ngành khu vực nông – lâm – ngư nghiệp trong những năm vừa qua có những chuyển biến tích cực: Giảm nhanh diện tích cây trồng kém hiệu quả; chuyển đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh hoặc vườn sinh thái; hình thành các vùng chuyên canh trồng cao su, điều, cây ăn quả, mía, lúa – rau, vùng chăn nuôi bò sữa, heo, gà công nghiệp…. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đạt được, sản xuất nông nghiệp vẫn còn gặp những khó khăn nhất định: trình độ sản xuất các ngành nông – lâm – ngư nghiệp vẫn còn thấp, chậm thay đổi, trang thiết bị ít nên chi phí sản xuất còn cao, chất lượng sản phẩm còn kém và hư hao nhiều; sản xuất thâm canh chưa cao…. Sự phân bố và phát triển nông nghiệp như trên đã khiến cho dân số của tỉnh phân bố thưa thớt ở các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo do đây là các huyện thuần nông, lao động nhập cư chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số lao động nhập cư của tỉnh. Trong khi đó, các huyện phía nam tỉnh Bình Dương và gần đây là Bến Cát, Tân Uyên có mật độ dân số cao hơn hẳn do nguồn lao động nhập cư làm việc trong các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở khu vực này. Việc giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP đã làm cho lao động trong ngành cũng giảm đi, bình quân giảm 2,60%/năm. Các huyện thị có tốc độ giảm lao động nông nghiệp nhanh thuộc về các huyện phát triển công nghiệp và dịch vụ của tỉnh như Thuận An (-7,90%/năm), TX. Thủ Dầu Một (-7,4%/năm), Bến Cát (-5,60%/năm), Tân Uyên (-3,72%/năm) và Dĩ An (-2,30%/năm). - Công nghiệp và xây dựng Các ngành công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỉ trọng cao nhất. Trong thời kì 1997 – 2000 tốc độ tăng trưởng là 21,81%/năm, thời kì 2001 – 2007 tăng trưởng 17,23%/năm. + Ngành công nghiệp - Tốc độ tăng trưởng: trong thời kì 1997 – 2000, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 32,63%/năm, thời kì 2001 – 2007 đạt 32,19%/năm. Về quy mô, giá trị sản xuất công nghiệp của Bình Dương liên tục tăng, đạt 5.456,014 tỉ đồng (1997) tăng lên 140.184,573 tỉ đồng (2007) (theo giá hiện hành). Trong các ngành, ngành công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, khoảng 32,55%/năm trong suốt thời kì 2001 – 2007, đây cũng là ngành quyết định đến tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh. Công nghiệp khai thác có tốc độ tăng vừa phải, đạt 13,76%/năm cùng thời kì. Các ngành sản xuất phân phối điện, khí, nước có tốc độ tăng trưởng thấp và có quy mô nhỏ. Bảng 2.31. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 – 2007 Đơn vị: % (theo giá hiện hành) Tốc độ tăng trưởng (giá so sánh) 1997 1999 2001 2007 1997 – 2001 2001 – 2007 Toàn ngành (tỉ đồng) Công nghiệp khai thác Công nghiệp chế biến Công nghiệp sản xuất và phân phối điện khí, nước 5.456,0 2,21 97,73 0,06 8.688,9 1,79 98,01 0,20 20.225,4 1,58 97,38 1,04 140.184,5 0,61 99,21 0,18 32,73 22,90 32,93 167,37 32,19 13,76 32,55 5,38 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương năm 1999 và 2007. + Cơ cấu công nghiệp:  Cơ cấu ngành Có sự chuyển dịch tích cực. Các ngành công nghiệp có kĩ thuật hiện đại và có giá trị cao đang có xu hướng tăng nhanh như: hoá chất, cơ khí, thực phẩm cao cấp, hàng tiêu dùng cao cấp. Nhìn chung, công nghiệp chế biến là chủ yếu và có xu hướng tăng lên, năm 1997 chiếm 97,73% giá trị sản xuất ngành công nghiệp, năm 2007 chiếm 99,21% giá trị sản xuất của ngành (theo giá hiện hành). Công nghiệp khai thác có xu hướng giảm xuống. Năm 1997 chiếm 2,21% giá trị sản xuất ngành công nghiệp, đến năm 2007 giảm xuống còn 0,61% giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Công nghiệp sản xuất, phân phối điện khí, nước chiếm tỉ trọng không đáng kể; chiếm 0,06% năm 1997, sau đó giảm xuống còn 0,18% giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2007. Cơ cấu lao động công nghiệp phân theo ngành của tỉnh Bình Dương cũng có sự thay đổi tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Bảng 2.32. Cơ cấu lao động công nghiệp theo ngành của tỉnh Bình Dương, giai đoạn 1997 – 2007 Đơn vị: % 1997 1999 2001 2003 2005 2007 Tổng (nghìn người) Công nghiệp khai thác 76,3 2.42 93,4 1.34 152,7 1.02 269,9 0.68 378,7 0.51 493,9 0.42 Công nghiệp chế biến Công nghiệp SX và phân phối điện, khí, nước 97.08 0.50 98.45 0.21 98.81 0.17 99.18 0.14 98.64 0.88 99.44 0.14 Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương năm 1997, 2004, 2007.  Cơ cấu theo thành phần: Trong thời gian qua, nhờ chính sách đầu tư, mở cửa thông thoáng của nhà nước và của tỉnh; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên rất nhanh, tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này tăng từ 43,91% (1997) lên 63,76% (2007). Bảng 2.33. Giá trị sản xuất và lao động công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tỉnh Bình Dương, giai đoạn 1997 - 2007 1997 1999 2001 2003 2007 Giá trị (tỉ đồng, giá hiện hành) 2.395,6 4.511,6 11.885,6 28.872,5 89.387,5Giá trị Tỉ trọng (%) 43,91 51,92 58,77 64,28 63,76 Số lao động (ngàn người) 15,3 27,2 61,3 233,1 307,2 Lao động Tỉ trọng 20,12 29,12 40,16 61,53 62,19 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương năm 1999 và 2007. Các thành phần kinh tế khác có xu hướng giảm tương ứng. Công nghiệp nhà nước có tỉ trọng giảm từ 52,61% (1997) xuống chỉ còn 29,03% (2007). Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăng nhanh nhưng chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp nhẹ chuyên sản xuất hàng tiêu dùng, sử dụng nhiều nhân công lao động, tận dụng giá nhân công rẻ như: dệt may, giày da, công nghiệp chế biến gỗ và khai thác tài nguyên trong nước. Lao động công nghiệp trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng ngày càng tăng lên cả về số lượng và tỉ lệ (bảng 2.33).  Cơ cấu theo lãnh thổ: Sản xuất công nghiệp của tỉnh phần lớn tập trung ở các huyện thị: Thuận An, Dĩ An, TX. Thủ Dầu Một, Bến Cát, Tân Uyên. Chỉ tính riêng 2 huyện Thuận An và Dĩ An, giá trị sản xuất công nghiệp đã chiếm trên 80% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Các huyện còn lại phát triển công nghiệp chậm hơn. Việc tập trung phát triể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH007.pdf
Tài liệu liên quan