Luận văn Dạng bài chuyển đổi ngôi kể trong làm văn kể chuyện ở tiểu học

Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng. Để thấy được sự cần thiết này xin dẫn ra đây một câu chuyện vui: Một hôm chuột con hớt hải chạy về mách mẹ: "Mẹ ơi lúc nãy đi chơi, con vừa gặp hai kẻ lạ mặt, một con to lớn trông sợ lắm, một con thì hiền lành rất đáng yêu mẹ ạ". Mẹ chuột nói: "Con hãy miêu tả hai kẻ lạ mặt đó cho mẹ nghe nào?". Chuột con tả: "Một con cao, to, có cái gì đỏ chót ở trên đầu, hai chân to tướng lại có những ngón xoè ra. thấy con lại gần nó giậm giậm chân, đầu thì lắc ngang, lắc dọc miệng kêu lên mấy tiếng gì ấy, trông nó hung ác, con sợ lắm". Mẹ chuột hỏi tiếp: "còn con vật kia thì sao?" "Con kia có bộ lông vàng mượt như tơ, dáng người thon thả đang nằm phơi nắng, đôi mắt lim dim và đôi lúc lại kêu lên tiếng kêu dễ thương. Trông nó hiền lành, dễ gần lắm mẹ ạ".

 

doc116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5211 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạng bài chuyển đổi ngôi kể trong làm văn kể chuyện ở tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu. Vì thế giáo viên gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng trong phương pháp: làm thế nào để giúp các em (tất cả các em trong lớp) có thể học tốt các bài tập chuyển đổi ngôi kể? Đó là nỗi trăn trở của các thầy, cô giáo đang giảng dạy tại miền núi Sơn La. 2.3. Những đề xuất về phương pháp hướng dẫn học sinh tập chuyển đổi ngôi kể trong văn kể chuyện 2.3.1. Các bước luyện tập Bậc tiểu học là bậc học về phương pháp, do đó phương pháp có vị trí quan trọng trong quá trình học tập nói chung và quá trình học loại bài văn kể chuyện chuyển đổi ngôi kể nói riêng. Dựa vào những cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn đã trình bày ở trên, chúng tôi xin đề xuất một số cách thức hướng dẫn học sinh tiểu học miền núi Sơn La chuyển ngôi như sau: Bước 1: Nắm vững nội dung câu chuyện kể Đây là yêu cầu đầu tiên, tối thiểu để có thể chuyển đổi ngôi kể: Bởi lẽ, xét đến cùng, quá trình chuyển đổi ngôi kể là quá trình kể lại câu chuyện từ một điểm nhìn mới, một cách nhìn mới... chính là quá trình "đồng sáng tạo", quá trình biến tác phẩm của tác giả thành tác phẩm của mỗi học sinh. Muốn làm được điều đó, trước tiên, học sinh phải nhớ được câu chuyện, tiến đến nhập thân vào nhân vật, sống với tác phẩm thì mới có thể kể lại câu chuyện theo ngôi kể mới. Nắm vững câu chuyện là nắm vững những yếu tố cốt truyện, nội dung, nhân vật, tình tiết, chi tiết và cả một số từ ngữ hay, sinh động, hấp dẫn. Cũng như vần điệu giúp cho câu thơ định hình và có khả năng lưu truyền phổ biến, cốt truyện cũng có tác dụng như vậy đối với truyện. "Cốt truyện là một hệ thống những biến cố, sự kiện cụ thể... hệ thống đó bộc lộ tính cách trong mối quan hệ tác động qua lại với chúng". Như vậy, truyện bao giờ cũng có cốt truyện, trong đó có những sự việc đang xảy ra, đang diễn biến, có sự tham gia của những con người với những hành động, ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách... của họ trong mối quan hệ với hoàn cảnh thiên nhiên, hoàn cảnh xã hội và trong mối quan hệ với nhau. Mỗi cốt truyện được tạo nên bởi một chuỗi các sự việc (tình tiết) được xắp xếp một cách hợp lý, vừa bộc lộ được tính cách con người, vừa bộc lộ được ý nghĩa cuộc sống. Chẳng hạn, như truyện "Sơn tinh, Thủy tinh" sẽ được du hành trên một cỗ xe tình tiết: - Vua Hùng kén rể - Hai thần thi tài - Sơn tinh mang lễ vật đến trước nên được cưới Mị Nương - Thủy tinh ghen tức dâng nước đánh - Hàng năm Thủy tinh gây ra lũ lụt. Hay truyện: "Chu Văn An và người học trò - con trai thuỷ thần" cũng được xây dựng nên bởi chuỗi các tình tiết (sự việc) sau: - Một học trò lạ đến học - Trời làm đại hạn - Chu Văn An nhờ học trò giúp - Học trò suy nghĩa và làm theo lời thầy - Thuồng luồng (học trò) bị giết và được chôn cất tử tế. Các tình tiết (sự việc) xâu chuỗi với nhau tạo nên cốt truyện và qua đó cũng làm toát lên nội dung chính của truyện (như câu truyện vừa kể trên từ chuỗi sự việc đó cho ta thấy được nội dung chính: chuyện kể về con trai một vị thuỷ thần dám trái mệnh trời, liều chết làm mưa cứu dân, theo lời thầy dạy để thực hiện lý tưởng nhân nghĩa). Tuy nhiên, những tình tiết đó "sống" được phần lớn là nhờ mảnh đất màu mỡ của những chi tiết. Những chi tiết về phong cảnh, môi trường, chân dung, về cử chỉ, hành vi, lời nói... đã "cụ thể hóa" các tình tiết giúp người đọc cảm thụ tác phẩm một cách toàn diện hơn hoặc nhiều khi ý nghĩa sâu xa của tác phẩm lại được gửi gắm rất khéo vào một chi tiết rất nhỏ. Cụ thể, ý nghĩa của câu chuyện vừa nêu trên biểu hiện tập tập trung ở chi tiết suy nghĩ của người học trò: phải tuân lệnh thiên đình hay nghe lời thầy dạy? Và cuối cùng là "xin hứa làm theo lời thầy dạy". Qua đó chúng ta thấy rằng "chi tiết" chỉ là các "tiểu tiết" của tác phẩm, có nghĩa là nó rất nhỏ nhưng lại có sức chuyển tải lớn về cảm xúc và tư tưởng. Hình tượng nghệ thuật gợi cảm và sống động nhờ các chi tiết "tiểu tiết" như trên ta đã kể. Ví như tình tiết: "hai thần thi tài" sẽ chẳng gây được ấn tượng và cuốn hút được sự chú ý ("có chủ định") của học sinh đến thế nếu không có các chi tiết thể hiện tài năng phi thường của hai chàng. Một người: "chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh; chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi". Còn chàng kia: "gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về". Hoặc tình tiết "Trận giao tranh diễn ra ác liệt" cũng chẳng thể gây được xúc động mạnh ở người đọc và toát lên vẻ đẹp hùng tráng, quyết liệu đến thế nếu không có sự xuất hiện của những chi tiết: "Thủy tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn...", Sơn tinh "dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn đứng dòng nước lũ"... Hay như "chi tiết": "Nó cúi đầu mặt buồn rười rượi, lủi thủi đi từng bước một. Lúc ấy mùi cỏ thơm bên đường nó không thèm để ý, hoa nở rực rỡ bên đường nó cũng không thèm hái" đã miêu tả hành động, tâm trạng của nhân vật và cảnh vật nơi diễn ra sự kiện: Thỏ thỏ đi nộp mạng cho Cọp xám. Sự miêu tả chi tiết đó đã tạo nên sự "cộng sinh cảm xúc ở người đọc", khiến ta như đang tận mắt nhìn thấy vẻ mặt đau khổ tuyệt vọng của Thỏ con và lòng chợt dâng lên cảm xúc xẻ chia, cảm thông sâu sắc. Như thế, các chi tiết (tiểu tiết) trong các tác phẩm tự sự không chỉ đơn thuần là "cụ thể hóa" các tình tiết mà thông qua sự biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng của nó ta còn đọc ý nghĩa của từng sự việc, từng câu chuyện mà "ý nghĩa điều muốn nói" qua mỗi câu chuyện kể mới là điều đáng nói, là điều bổ ích cho con người và cuộc đời. Có thể nói một cách khái quát rằng cốt truyện với những nhân vật, sự kiện, tình tiết, chi tiết luôn luôn gắn bó với nhau và phát triển (diễn biến) theo một chiều hướng nhất định. Vì thế, muốn kể lại được câu chuyện nói chung và cao hơn là kể lại câu chuyện từ một điểm nhìn mới của một nhân vật trong truyện (chuyển ngôi kể) thì việc đầu tiên (như trên chúng tôi đã nói) là phải nắm vững câu chuyện. Muốn thế học sinh phải đọc đi học lại câu chuyện, nghiền ngẫm về từng nhân vật, từng tình tiết, chi tiết trong truyện để có thể đồng cảm với suy nghĩ, tâm tư, số phận... của nhân vật. Chủ động nhớ từng chi tiết nhỏ - chi tiết có "vấn đề". Có thể nêu câu hỏi để tự kiểm tra truyện có mấy nhân vật? Cuộc đời, số phận của từng nhân vật ra sao? Có những sự kiện, tình tiết gì đáng chú ý? Câu chuyện mở đầu, kết thúc ra sao? Thử kể tóm tắt lại câu chuyện. Bước hai: Lựa chọn nhân vật để chuyển ngôi kể Trên cơ sở đã nắm vững câu chuyện, đã có những hiểu biết tương đối đầy đủ hoặc những ấn tượng sâu sắc về nhân vật nào đó trong truyện, học sinh sẽ "lựa chọn nhân vật mình mượn lời" để kể (chuyển ngôi). Vấn đề đặt ra là: Có cần thiết phải "lựa chọn nhân vật" để chuyển ngôi kể hay không? lựa chọn nhân vật dựa vào những yếu tố nào và lựa chọn như thế nào? Có thể thấy rõ rằng được lựa chọn nhân vật để kể lại câu chuyện là một mong muốn rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh. Như phần 2.1 chương 2 chúng tôi đã trình bày, ở giai đoạn này các em rất dễ xúc động và xúc động mạnh (đặc biệt là các em ở lứa tuổi cuối bậc tiểu học): "Cơ thể luôn tràn đầy những phản ứng cảm xúc và đời sống tình cảm". Vì thế các em rất dễ thâm nhập vào tác phẩm, vui cùng với nhân vật. Tuy nhiên, thiếu niên tuổi này rất muốn mọi sự phải rõ ràng đen/trắng, tốt/xấu, phải/trái, đúng/sai... Và yêu/ghét lại càng "mãnh liệt", rõ rệt hơn. Các em rất dễ đồng cảm với những nhân vật có cuộc sống khổ cực, trầm luân như cô Tấm, cô bé Lọ Lem hoặc yêu mến những nhân vật dịu dàng, hiền lành, tốt bụng. Ngược lại, các em rất ghét những nhân vật tham lam độc ác, hung dữ như nhân vật Phú ông, mụ dì ghẻ, mụ hoàng hậu... Thế nhưng, đôi khi có những nhân vật xuất hiện rất ít, cá tính cũng không rõ ràng nhưng cũng chiếm được cảm tình của các em và nếu được "nhập vai" những nhân vật như vậy các em cũng rất thích thú. Bởi văn chương là phải bắt nguồn từ cảm xúc mà cảm xúc có được hay không thì trước hết phụ thuộc vào "hứng thú", tức là phải có hứng thú mới có thể có mong muốn" tạo ra sản phẩm văn chương". Vì những lẽ đó khi làm bài văn kể chuyện đổi ngôi kể, theo chúng tôi, rất nên để cho học sinh được lựa chọn nhân vật để có thể gửi gắm tình cảm, trải nghiệm tâm trạng cùng với nhân vật, sống với tác phẩm, có như vậy bài kể mới đạt được hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên, cách ra đề trong chương trình văn kể chuyện tiểu học hiện nay rất "cụ thể". (Ví dụ đề: "Mượn lời cô chủ trong truyện: "Cô chủ không biết quý tình bạn", em hãy kể lại truyện đó" - Tiếng Việt 4, tập II, đã không cho học sinh có cơ hội lựa chọn nhân vật mà sách giáo khoa đã "lựa chọn" thay rồi). Cách ra đề như vậy thật là gò bó và ở một chừng mực nào đó làm mất đi sự phong phú trong cách cảm thụ tác phẩm từ nhiều góc nhìn, điểm nhìn khác nhau. Bởi vì nếu nhân vật không gây được hứng thú "nhập vai", không cuốn hút được sự chú ý, quan tâm của các em thì chắc chắn việc kể lại câu chuyện từ "lời của nhân vạt" đó sẽ hết sức gượng gạo, miễn cưỡng vì phải "gắng sức" sống với tâm trạng của nhân vật mà mình không xúc động. Tuy thế, việc lựa chọn nhân vật để chuyển ngôi mới chỉ là bước khởi đầu dự báo sự thành công, còn kết quả thực sự của bài kể phụ thuộc rất lớn (chủ yếu) vào: khả năng nhập vai vào số phận nhân vật, vào diễn biến của câu chuyện. Mà muốn "nhập vai" vào số phận nhân vật thì yêu cầu đầu tiên là phải hiểu nhân vật, hiểu động cơ của những hành động, hiểu ỹ nghĩa của những hành động và đặc biệt là phải hiểu tâm lý nhân vật từ đó lý giải được hành động của nhân vật. Muốn có được điều đó học sinh phải có vốn sống, sự hiểu biết sâu sắc về nhân vật. Đây là yếu tố quan trọng giúp học sinh có thể cảm thụ sâu sắc tác phẩm và cũng là mục đích đặt ra của người giáo viên trong nhà trường hiện đại: thông qua các giờ học bồi dưỡng vốn sống cho học sinh. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng. Để thấy được sự cần thiết này xin dẫn ra đây một câu chuyện vui: Một hôm chuột con hớt hải chạy về mách mẹ: "Mẹ ơi lúc nãy đi chơi, con vừa gặp hai kẻ lạ mặt, một con to lớn trông sợ lắm, một con thì hiền lành rất đáng yêu mẹ ạ". Mẹ chuột nói: "Con hãy miêu tả hai kẻ lạ mặt đó cho mẹ nghe nào?". Chuột con tả: "Một con cao, to, có cái gì đỏ chót ở trên đầu, hai chân to tướng lại có những ngón xoè ra... thấy con lại gần nó giậm giậm chân, đầu thì lắc ngang, lắc dọc miệng kêu lên mấy tiếng gì ấy, trông nó hung ác, con sợ lắm". Mẹ chuột hỏi tiếp: "còn con vật kia thì sao?" "Con kia có bộ lông vàng mượt như tơ, dáng người thon thả đang nằm phơi nắng, đôi mắt lim dim và đôi lúc lại kêu lên tiếng kêu dễ thương. Trông nó hiền lành, dễ gần lắm mẹ ạ". Mẹ chuột đáp: "Con thứ nhất là con gà nó không làm hại ai cả, còn con thứ hai là con mèo, chuyên ăn thịt họ nhà ta đấy". Qua cuộc đối thoại giữa chuột mẹ và chuột con ta thấy chuột mẹ đã dạy cho chuột con một bài học về cuộc sống để chuột con nhận ra giá trị đích thực của thế giới xung quanh. Từ đó tránh được những tai họa xảy đến với mình do thiếu hiểu biết về cuộc sống (vốn sống). Cũng như chuột con sự hiểu biết về cuộc sống của trẻ em tiểu học nói chung còn rất non nớt. Các em mới chỉ nhìn sự vật hiện tượng từ bên ngoài và đánh giá nó qua hình thức bên ngoài - một sự đánh giá rất cảm tính (giống như chuột con). Vì thế việc cảm thụ tác phẩm còn gặp "khó khăn", người giáo viên tiểu học - bậc học đầu tiên - phải (cùng với các lực lượng khác) thông qua giờ học - cụ thể ở đây là thông qua giờ học dạy văn kể chuyện - cung cấp, bồi dưỡng cho "kho tàng" vốn sống của các em thêm phong phú, giúp các em "thẩm thấu" được ý nghĩa của tác phẩm, hiểu biết về từng nhân vật và từng sự kiện, từng chi tiết trong truyện. Chẳng hạn nếu không có vốn sống phong phú và sâu rộng thì học sinh lớp 3-4 không thể hiểu nổi tại sao khi miêu tả nhân vật thỏ (trong truyện: Rùa và Thỏ) tác giả lại miêu tả thỏ xuất hiện trong một buổi sớm mai với một khung cảnh đầy thơ mộng: cỏ non xanh mướt... mà không miêu tả cảnh sông nước hay chợ búa cho vui? Chỉ vì một ý rất đơn giản: Thỏ là con vật ăn cỏ và rất thích ăn cỏ. ấy vậy mà cũng có những lúc: "mùi cỏ thơm lên đường nó không thèm để ý, hoa nở rực rỡ bên đường nó cũng không thèm hái" (Thỏ con mưu trí). Tại sao lại có sự lạ vậy? Vì Thỏ đang phải đi nộp mạng cho Cọp xám. Nói chung, càng tích lũy được nhiều vốn sống, càng làm tăng sự hiểu biết của bản thân thì học sinh càng có khả năng hiểu đúng, hiểu sâu được các chi tiết thể hiện ý nghĩa của tác phẩm. Chẳng hạn nhờ vốn sống đã tương đối phong phú về thế giới động vật học sinh đầu tiểu học có thể hiểu được tại sao lại miêu tả con Cáo thì tinh ranh hay phản trắc? con Hổ thì không bao giờ làm bạn với người và không ăn cỏ non, vậy nhưng nó lại rất thích nằm cạnh bãi cỏ, thậm chí giấu mình rất kín trong các bụi cây? Vì nó đang muốn "chộp" được các con vật ăn cỏ đấy. ở mức độ cao hơn, học sinh có thể lý giải được các hành động của nhân vật muốn nói lên điều gì? Chẳng hạn nhờ sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý những người sống xung quanh mình và nhờ vào việc quan sát sự đa dạng trong cuộc sống hàng ngày các em cuối bậc học sẽ có thể hiểu được hành động của ông lão ăn xin (trong Người ăn xin của I.X. Tuôc-ghê-nhi-ep: xiết lấy cánh tay người qua đường trẻ tuổi và nói: "Cám ơn cháu. Như vậy là cháu đã cho lão rồi". Mặc dù "Người qua đường trẻ tuổi" không có gì cho lão mà chỉ nắm lấy bàn tay của lão và nói một lời cảm thông. ở đây người ăn xin đã nhận được sự đồng cảm nên biết ơn sâu sắc. Và nếu ở một trình độ khác khi sự hiểu biết đã có chiều sâu hơn thì các em còn hiểu được tầng ý nghĩa sâu hơn: Người qua đường cũng được nhận lòng biết ơn. Như vậy học sinh hiểu được một triết lý: Khi cho ta sẽ được nhận, cái cho, cái nhận không chỉ là vật chất cụ thể mà còn là cảm xúc, tinh thần. Tuy nhiên, đây là bước yêu cầu khá cao đối với học sinh tiểu học. Chủ yếu nhờ vào sự gợi ý phân tích của giáo viên, học sinh có thể hiểu được nhân vật trên nhiều phương diện, dự đoán được tâm lý nhân vật trước những sự kiện và chi tiết cụ thể. Ngoài vốn sống và sự hiểu biết phong phú, để có thể hiểu được nhân vật, thâm nhập vào tâm lý nhân vật, học sinh còn phải biết tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng các em hóa thân vào nhân vật, sống trong khung cảnh của câu chuyện và chứng kiến các nhân vật khác đi lại, nói, cười... và "thể hiện mình" như mình đang sống trong câu chuyện ấy. Có như vậy câu chuyện "tôi" kể mới thực sự "của tôi" và có sức thuyết phục cao (việc chuyển đổi ngôi kể mới thực sự có ý nghĩa). Trong chương trình văn kể chuyện nói chung và văn kể chuyện có chuyển ngôi kể nói riêng đều dựa trên cái sườn là câu chuyện đã được đọc hay được học. Vì thế học sinh đã nắm được cốt truyện, hiểu được ý nghĩa của câu truyện, biết được các nhân vật trong truyện như thế nào và quan trọng hơn cả là học sinh cũng đã được kể lại câu chuyện đó (một số học sinh ở một số trường chứ không phải tất cả). Đó là điều kiện thuận lợi cho việc kể câu chuyện theo ngôi kể mới. Hơn nữa, trước khi tiến hành giờ kể (miệng) ở trên lớp bao giờ cũng có sự chuẩn bị dàn bài trước ở nhà, vì thế bước 1 và bước 2 chúng tôi vừa trình bày nên cho các em chuẩn bị ở nhà dưới dạng một số câu hỏi gợi ý cụ thể, dễ hiểu tùy vào từng đề cụ thể. Có thể có các dạng câu hỏi như sau: 1. Hãy tóm tắt nội dung chính. 2. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? hoặc phê phán cái gì? (tùy vào từng đề cụ thể để ra câu hỏi). 3. Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật chính là ai? 4. Em thích chọn nhân vật nào để "mượn lời" kể? Vì sao? (nếu được chọn nhân vật). 5. Chi tiết nào trong chuyện gây cho em sự thú vị (hoặc chọn 1 chi tiết cụ thể và hỏi: chi tiết đó nói lên điều gì?). 6. Lập dàn bài (theo gợi ý sách giáo khoa và tập kể theo lời của nhân vật đã chọn). Bước 3: Sắp xếp câu chuyện theo ngôi kể mới (hướng dẫn học sinh chuyển ngôi) Theo cách hiểu thông thường, "sắp xếp câu chuyện" có nghĩa là sự sắp xếp về bố cục (sự kiện, tình tiết, chi tiết) sao cho hợp lý và lô gíc, phù hợp với nội dung câu chuyện. Bởi mỗi câu chuyện bao gồm nhiều sự kiện và tình tiết được sắp xếp rất lôgic nên việc thay đổi ngôi kể tất dẫn tới sự xáo trộn (nhiều hay ít) cái trật tự vốn có ấy (chúng tôi sẽ trình bày sau). Tuy nhiên, mức độ thay đổi ở mỗi tác phẩm có sự khác nhau phụ thuộc rất lớn vào nhân vật nào kể chuyện. Có thể kể ra các sự thay đổi sau: a) Thay đổi một số yếu tố trong nghệ thuật kể * Thay đổi không gian nghệ thuật trong câu chuyện Nội dung của yêu cầu này là người kể chuyện đứng ở vị trí nào thì sẽ có điểm nhìn từ vị trí ấy, phù hợp với vị trí ấy. ở ngôi thứ ba, người kể đứng ngoài chứng kiến toàn bộ sự việc, diễn biến câu chuyện và kể lại một cách khách quan như thể sự việc tự nó diễn ra. Cách kể này cho phép kể trực tiếp vào mọi việc, mọi sự và người kể có khả năng bao quát rất lớn, từ kể việc, tả cảnh đến ý nghĩ, tâm trạng của nhân vật. Vì thế không gian cũng rất rộng lớn. Có thể dẫn ra một một ví dụ truyện "Ngư Tinh". Người kể (ngôi thứ ba) miêu tả Ngư Tinh trong trạng thái "muôn hình muôn vẻ" của nó. Ngư Tinh có chân rết, biến hóa khôn lường; biến thành người, sinh con đẻ cái, giao dịch với muôn dân. Nó lại biến thành gà trắng gáy trên núi đánh lừa người tiên. Lạc Long Quân thì hóa phép thành một chiếc thuyền, ra lệnh cho quỉ Dạ thoa ở Thủy phủ v.v... Với cách kể "biết hết" như vậy nên không gian trong truyện Ngư Tinh rất rộng lớn, bởi ở đây không gian xuất hiện cùng hoạt động của con người, mang tính chất vật thể thuần túy và có thể được coi như là "không quyển" của hoạt động (tựa như "khí quyển" của trái đất): không gian biển đông, đảo, núi đá, ngõ phật đào... đặc biệt, xác Ngư Tinh bị giết, thân xác hóa thành địa hình,địa vật, đuôi cá, da cá thành Bạch Long Vĩ, cái đầu trôi ra biển thành chó, bị giết, trở thành cẩu đầu sơn. Thân trôi ra ngoài Mạn cầu trở thành Mạn cầu thủy. Như vậy con người hoạt động đến đâu không gian được xác định đến đấy. Tương tự ở những câu chuyện kể ở ngôi thứ ba thường các nhân vật đi đến đâu, gắn với sự kiện nào thì không gian mở ra đến đó dưới con mắt của người kể, nhiều khi người kể đứng ở điểm nhìn không gian rất rộng lớn, không giới hạn. Kể ở ngôi thứ nhất, người kể có thể kể những điều mình biết nên có sức thuyết phục cao. Tuy nhiên đứng ở vị trí này điểm nhìn cũng hẹp hơn, người kể không thể biết rõ được mọi chuyện xảy ra với các nhân vật khác trong câu chuyện vì không có điều kiện để theo sát các sự kiện và nhân vật để miêu tả kỹ lưỡng chúng. Vì thế không gian cũng chỉ giới hạn trong phạm vi "tôi biết" mà thôi. Ví dụ như truyện "Tấm cám " nếu kể ở ngôi thứ ba thì không gian rất rộng lớn bao gồm: ao làng, đồng nhà, đồng xa, giếng nước, hồ, vườn, cây thị bên đường, cây cau, bờ rào, phố, chợ, quán nước... nhưng nếu kể ngôi thứ nhất, điểm nhìn khác nên không gian cũng không được trải rộng như vậy nữa ví như bà cụ (ngôi thứ nhất) kể thì không gian sẽ thu hẹp lại trong phạm vi bà biết, đó là không gian: cây thị bên đường, quán nước, cây cau, chợ. Còn không gian khác như: đồng xa, đồng gần, giếng nước... mà người kể ở ngôi thứ ba có thể miêu tả rất thoải mái nhưng bà cụ thì không thể biết. Có thể khái quát rằng không gian khi kể ở ngôi thứ nhất hẹp hơn không gian khi kể ở ngôi thứ ba vì nó chỉ giới hạn trong phạm vi người kể (tôi) biết. Như vậy, từ điểm nhìn, cách nhìn, cách đánh giá sự việc mang tính khách quan như là tự nó (kể ở ngôi thứ ba) đến, điểm nhìn cách đánh giá sự việc mang tính chủ quan của cá nhân (ngôi thứ nhất) đã dẫn tới không gian nghệ thuật cũng khác nhau. Kể ở ngôi thứ ba, vì biết hết mọi chuyện, hiểu biết mọi việc, đi theo sát với sự kiện và nhân vật nên không gian rất rộng lớn, thậm chí tới vô cùng (ví như không gian tâm tưởng). Còn không gian khi kể ở ngôi thứ nhất thì chỉ hạn hẹp, giới hạn trong phạm vi "tôi" biết mà thôi. Chuyển đổi ngôi kể tức là chuyển từ ngôi kể này sang ngôi kể khác đương nhiên là có những sự thay đổi đáng kể (như đã vừa trình bày). Trong chương trình tiểu học, chỉ có dạng đề yêu cầu chuyển từ ngôi thứ ba (tác giả - ước lệ) sang ngôi thứ nhất (tôi). Ngoài sự thay đổi (khác nhau) giữa hai cách kể vừa nêu trên thì ngay trong một ngôi kể (ngôi thứ nhất) cũng có thể có sự thay đổi khác nhau, bởi vì những nhân vật khác nhau đứng ra kể chuyện sẽ dẫn tới điểm nhìn toàn bộ câu chuyện cũng khác nhau và kết quả là không gian nghệ thuật cũng có thể có sự khác nhau. Ví dụ sự kiện đón dâu trong "Sơn Tinh - Thủy Tinh". Nếu đứng ở vị trí (điểm nhìn) của Sơn Tinh để kể lại thì tất cả diễn biến từ lúc được vào chầu, dâng lễ đón dâu, cảnh rước dâu... có thể được kể rất chi tiết, đầy đủ. Nhưng nếu đứng ở vì trí Thủy Tinh thì không thể kể được như vậy. Bởi Thủy Tinh chỉ biết được những gì anh ta nhìn thấy khi Sơn Tinh bước ra ngoài và dự đoán được những gì diễn ra bên trong phòng chầu mà thôi. Cũng vì điểm nhìn (vị trí kể) của hai người khác nhau nên không gian nghệ thuật cũng khác nhau. Nếu không gian của Sơn Tinh rộng lớn: không gian phòng chầu, quang cảnh khi rước lễ, quang cảnh lúc gặp mặt cô dâu... và mỗi bước đi của Sơn Tinh đến đâu là không gian bừng sáng đến đó, vì đó là không gian của tình yêu, không gian của một con người tràn trề hạnh phúc và vinh quang. Ngược lại, không gian của Thủy Tinh lại rất hẹp, vì đến chậm cho nên Thủy Tinh chỉ đứng ngoài mà phỏng đoán. Và dĩ nhiên lúc đó không gian ngoài phòng chờ cũng tối sầm trong cái nhìn tức tối, đau đớn vì thất bại của Thủy Tinh. Còn không gian trong cuộc thi của Thỏ và Rùa trong "Rùa và Thỏ" thì sao? Nếu đứng ở vị trí (điểm nhìn) của Thỏ mà kể lại cuộc thi thì chắc chắn Thỏ sẽ kể rõ lý do tại sao mình thua cuộc? Bởi vì tính kiêu căng hợm mình, lại thêm tính chủ quan, khinh họ nhà Rùa chậm chạp nên tôi cứ tha hồ: "nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây, nhấm nháp cỏ non... mải chơi nên tôi quên mất cả cuộc thi vì thế... và cũng chính từ điểm nhìn ấy, nhân vật ấy nên không gian trong cuộc thi của Thỏ rất rộng lớn, thoáng đãng: không gian trước mắt, trên trời, dưới đất, hai bên đường... Cũng sự kiện đó nếu ở vị trí của Rùa mà lại kể theo cách: Tôi biết mình chậm chạp nhưng vì vốn sống rất lãng mạn và yêu thiên nhiên nên tôi vẫn tranh thủ ngắm trời, ngắm mây, hái vài bông hoa... rồi mới... thì thật là nực cười. Bởi vì đó không phải là không gian của Rùa. Biết hạn chế của bản thân lại có tính khiêm nhường, biết lo xa "biết thân biết phận" nên Rùa "mải miết" chạy luôn. Vì thế không gian của Rùa là không gian phía trước - không gian đường đua, thậm chí đến cả ngoảnh lại xem Thỏ chạy đến đâu có lẽ Rùa đâu kịp làm hoặc dám làm? Cho nên Rùa không thể có không gian rộng lớn, "lãng mạn" như không gian của Thỏ được. Sự thay đổi ngôi kể đã dẫn tới người kể phải nhìn sự việc từ một điểm nhìn mới. Từ đó kéo theo sự thay đổi về không gian nghệ thuật, bởi không gian nghệ thuật đi liền với sự kiện (sự kiện diễn ra ở đâu thì không gian mở rộng đến đó. * Sự thay đổi thời gian nghệ thuật trong câu chuyện. Thời gian nghệ thuật cũng theo sát các sự kiện, là thời gian của sự kiện (sự kiện xảy ra bao giờ, "lâu rồi" hay mới "hôm qua"....) cho nên "thay đổi ngôi kể" cũng kéo theo sự thay đổi thời gian nghệ thuật. + Có khi thay đổi trình tự thời gian trong câu chuyện. Bởi vì thông thường với cách kể ở ngôi thứ ba và đặc biệt là với loại truyện dân gian (loại truyện chiếm số lượng chủ yếu trong sách truyện đọc ở tiểu học) thì thời gian nghệ thuật là thời gian đơn tuyến: cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau, kể sau với cách vào truyện khá phổ biến: "ngày xửa ngày xưa...", "cách đây lâu lắm rồi...".... Nhưng khi chuyển ngôi kể sang một nhân vật kể loại toàn bộ nội dung câu chuyện thì buộc phải chuyển đổi quá khứ xa "xưa" thành quá khứ gần hoặc thành hiện tại. Ví dụ truyện "cây khế" mở đầu: "ngày xưa, có hai anh em, bố mẹ mất sớm..." hay truyện "Em bé quàng khăn đỏ" kể rằng: "Ngày xưa có một em bé rất ngoan...". Nếu vẫn giữ nguyên thời gian quá khứ rất xa xưa ấy, thậm chí không rõ đến cả "năm nào, đời nào" ấy khi đã chuyển ngôi kể thì thật khó chấp nhận (dù biết rằng đó là thời gian trong "cổ tích"). Ví như truyện cây khế nếu người em kể là: "Ngày xưa, hai anh em nhà tôi, bố mẹ mất sớm...". Hay truyện "Em bé trùm khăn đỏ" mà em bé kể: "Ngày xửa ngày xưa tôi là một em bé rất ngoan"..., cách dùng thời gian quá khứ rất xa như vậy khiến cho câu chuyện "tôi" kể không có tính lôgic và mất sự tin cậy của người đọc. Vì thế nên chuyển thời gian về quá khứ gần: "hồi ấy", "ngày ấy" "vào một hôm"... sẽ có sức thuyết phục hơn vì những chuyện ấy xảy ra với "tôi" hoặc chính "tôi" chứng kiến, do đó "có sức thuyết phục cao". Để thay đổi thời gian, người kể có khi từ hiện tại nhớ về quá khứ (thời điểm xảy ra câu chuyện) và kể lại. Chẳng hạn, như truyện "cô chủ không biết quý tình bạn" nếu Cún con kể lại (nhân vật xuất hiện cuối câu chuyện, thì có thể bắt đầu từ sự kiện bỏ trốn khỏi cô chủ (thời gian trong hiện tại) ngược trở lại kể những chuyện xảy ra trong quá khứ (biết được do cô chủ kể lại). Hoặc cô chủ cũng có thể kể về câu chuyện của mình từ thời gian hiện tại đó (sau khi Cún con bỏ đi) ngược trở lại kể từ đầu câu chuyện, tuy nhiên vẫn phải thay đổi trạng từ chỉ thời gian "ngày xưa..." thành "hồi ấy" hoặc "dạo ấy"... cho phù hợp với nội dung câu chuyện mình kể. ở trên ta nói "có khi" phải thay đổi là bởi vì có những câu chuyện chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn,ví như "một hôm", hoặc những tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANAN3.doc
Tài liệu liên quan