Luận văn Đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2001 đến năm 2014

MỞ ĐẦU.5

1.Tính cấp thiết của đề tài. .5

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .7

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.9

3.1. Mục đích.9

3.2. Nhiệm vụ .9

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.10

4.1. Đối tượng nghiên cứu.10

4.2. Phạm vi nghiên cứu.10

5. Nguồn tư liệu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .10

5.1. Nguồn tư liệu.10

5.2 .Cơ sở lý luận.10

5.3. Phương pháp nghiên cứu.10

6. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn .11

7. Kết cấu của luận văn .11

Chương 1:.12

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI GIÁO

DỤC PHỔ THÔNG (2001-2007).12

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng sự nghiệp giáo dục phổ thông

của Thành phố trước năm 2001.12

1.1.1. Lược sử hình thành.12

1.1.2. Điều kiện tự nhiên .13

1.1.3. Các đặc điểm kinh tế - xã hội.14

1.1.4. Truyền thống văn hóa- giáo dục.16

1.2. Đảng bộ thành phố lãnh đạo đổi mới giáo dục phổ thông 2001- 2007.18

1.2.1 Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ Hải Phòng trước năm

2001. .18

1.2.2. Đảng bộ thành phố Hải Phòng thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về

đổi mới giáo dục phổ thông năm 2001 -2007. .21

pdf35 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2001 đến năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông của Thành phố trƣớc năm 2001. 1.1.1. Lƣợc sử hình thành Hải Phòng là một vùng đất cổ có con người sinh sống từ lâu đời, lại là vùng đất lấn biển qua nhiều thế kỷ với lớp lớp cư dân khác nhau, ở Cái Bèo trên đảo Cát Bà các nhà khảo cổ đã gặp di chỉ của văn hoá Hạ Long. Bước vào giai đoạn Phùng Nguyên của thời đại đồ đồng có di chỉ Tràng Kênh với niên đại là 1455 ±100 năm trước cồng nguyên. Cũng ở đây đã tìm thấy phấn hoa của loại lúa nước Oryza. Các bộ lạc sinh sống trên mảnh đất này là cư dân nông nghiệp trồng lúa. Đến giai đoạn Đông Sơn, có di chỉ mộ thuyền Việt Khê, tìm thấy 107 hiện vật, trong đó có 93 hiện vật đồng gồm công cụ sản xuất, vũ khí, nhạc khí. Hải Phòng còn là vùng đất được mở mang dần về sau này. Theo kết quả của nhiều nhà nghiên cứu về thủy văn và địa lý thì đường bờ biển thuở đầu công nguyên có hình răng cưa, nhiều chỗ đất liền nhô ra và nhiều nơi biển ăn sâu vào. Đất lấn ra biển từ cuối đời Hán cho tới giữa đời Đường (thế kỷ III - VIII). Từ thế kỷ X đến XIX đất mở rộng dần về phía đông nam nhưng tốc độ chậm. Sự hình thành của khu vực nội thành Hải Phòng cũng là một quá trình chuyển đổi từ vùng đất nằm giữa kênh rạch thành xóm làng rồi trở thành thành phố. Thời Lý, Hải Phòng thuộc Hồng Lộ. Thời Trần, Hồng Lộ lại gọi là Lộ Hải Đông. Thời Lê, Hải Phòng thuộc Hải Dương thừa tuyên, sau đổi là xứ, là trấn. Tên gọi Hải Phòng xuất hiện ở nửa sau thế kỉ XIX khi vua Tự Đức đặt Hải Dương thương chính quan phòng (gọi tắt là Hải Phòng) tức đồn quan phòng và kiểm soát thuế quan ở bến Ninh Hải. Tên gọi này sau được Giăng Đuy-puy ghi lại và trên lược đồ của Pháp năm 1874 cũng đã thấy ghi hai chữ Hải Phòng. Nội thành Hải Phòng nằm ở phía tây đồn quân Ninh Hải xưa, trên các xã, tổng Đông Khê, An Dương, Gia Viên, An Biên. Cho nên, nhiều tên phố ở Hải Phòng ngày nay vẫn còn in dấu tên làng xã xưa như: Hàng Kênh, An Biên, Dư Hàng, Vĩnh Niệm, Niệm 13 Nghĩa, Hạ Lý, Thượng Lý, Lạc Viên,... Quá trình hình thành lãnh thổ Hải Phòng là quá trình vươn ra biển cả, đắp đê sông, đê biển, là quá trình con người tận dụng những gì thiên nhiên ban tặng và bắt thiên nhiên mang lại. Vùng đất này đã nắm giữ một vị trí quan trọng của đất nước, án giữ mặt phía đông. Một số cuộc xâm lược của nước ngoài cũng từ hướng này mà vào đất liền. Đất Hải Phòng ngày nay chính là vùng biển của Hải Dương cũ và là vành ngoài cùng của phên giậu phía đông của đất nước. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Hải Phòng là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam (sau thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội), có tổng diện tích tự nhiên là 1.519,2 km2, gồm cả hai huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ. Hải Phòng là trung tâm giao thông vận tải của toàn bộ khu vực phía Bắc, nối các tỉnh phía Bắc Việt Nam với thị trường thế giới qua hệ thống cảng biển. Địa hình Hải Phòng đa dạng, bao gồm vùng biển - hải đảo, đồng bằng ven biển (có độ cao từ 0,7 - 1,7 m so với mực nước biển) và núi. Đặc điểm địa hình này tác động rõ nét tới sự phân bố dân cư (đông đúc ở thành phố, các thị xã, thị trấn, thưa thớt ở vùng núi, đảo,...) cũng như sự phân bố mạng lưới trường học các cấp. Mật độ dân số quá cao ở các quận nội thành như Lê Chân, Hồng Bàng đã ảnh hưởng tới vấn đề trường học, nhà ở, bệnh viện, vệ sinh môi trường,... Trong khi đó ở khu vực núi, hải đảo, dân cư thưa thớt, khó cho việc quy hoạch, thành lập trường lớp. Mặt khác, ở những địa bàn xa, giao thông đi lại khó khăn như hai huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ, việc học của học sinh có thể bị gián đoạn, nhất là vào mùa mưa bão, biển động. Hải Phòng là thành phố công nghiệp, có diện tích đất nông nghiệp không lớn, song có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp. Với tài nguyên biển và rừng, thành phố còn có điều kiện phát triển mạnh ngành du lịch và ngư nghiệp. Huyện đảo Cát Bà là trung tâm hội tụ nghề cá của các tỉnh trong vùng và cả nước. Huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm giữa vịnh Bắc Bộ, trữ lượng cá cho phép khai thác lớn, nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng. Đảo Bạch Long Vĩ cùng với đảo Cát Bà hình thành một tuyến đảo bổ sung và 14 hỗ trợ cho nhau trong chiến lược phát triển nghề đánh cá xa bờ của thành phố. Ngoài ra, trên năm nghìn ha mặt nước mặn xung quanh đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ có điều kiện môi trường thuận lợi để nuôi đặc sản biển với công nghệ cao. Sự phát triển mạnh của kinh tế thủy sản và du lịch đã ảnh hưởng lớn đến ngành GDĐT. Trước hết, do đòi hỏi của nghề sông nước cần nhiều sức lao động, nhất là nam giới, nên tỉ lệ học sinh bỏ học để phụ giúp gia đình làm kinh tế biển ở vùng ven biển Hải Phòng cao. Với ngành du lịch biển, do đặc thù ngành hoạt động chủ yếu trong mùa hè nên tỉ lệ học sinh bỏ học tham gia làm du lịch không cao song đây cũng là một đặc điểm ngành GDĐT cần lưu tâm trong việc đào tạo nghề cho các em. Với vị trí địa lý và các đặc điểm điều kiện tự nhiên, với dân số và nguồn nhân lực, Hải Phòng có lợi thế để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ; hình thành và phát triển các doanh nghiệp theo hình thức liên doanh, liên kết với nước ngoài. Đặc biệt với ưu thế cảng biển hiện nay và trong tương lai, thành phố giữ vai trò to lớn đối với xuất nhập khẩu của vùng Bắc Bộ, có điều kiện tiếp nhận và ứng dụng nhanh các thành tựu GDĐT, khoa học - kỹ thuật và công nghệ, kỹ năng về quản lý từ nước ngoài một cách nhanh chóng. Điều này tác động mạnh đến công tác quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian tới. Trong đó, thành phố cần chú ý tới đặc điểm “hướng ngoại” (có cảng biển, sân bay) và yếu tố “biển” để hoạch định chiến lược phát triển GDĐT phù hợp. 1.1.3. Các đặc điểm kinh tế - xã hội Thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn mới, nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm tăng 10,0%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 22,7%, sản lượng hàng hoá thông qua cảng tăng 13,15%; thành phố đầu tư khoảng 6 nghìn tỉ đồng/năm cho phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nông, lâm, thủy sản và dịch vụ, phát huy thế mạnh công nghiệp, cảng biển, thương mại và hướng vào xuất khẩu. Cơ sở hạ tầng, bộ mặt đô thị, nông thôn, hải đảo được đầu tư xây dựng, nâng cấp và cải thiện rõ rệt. Số hộ đói nghèo từ 18% năm 1995 đã giảm còn 5,8% năm 15 2001 và còn 4,5% năm 2004. Điều đó cũng có nghĩa là việc thực hiện quan điểm công bằng trong giáo dục của Đảng ở Hải Phòng ngày càng có điều kiện được quán triệt sâu rộng. Theo điều tra dân số năm 2003, dân số trung binh của Hải Phòng là 1.754.200 người, trong đó dân số thành thị chiếm 40% (701.300 người). (80.147/833.428 người). Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 911.860 người, trong đó 44,4 % tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng; 15,9 % trong lĩnh vực giáo dục đào tạo; 0,5 % trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Về đặc trưng kinh tế - xã hội của dân số, Hải Phòng là địa phương có nhiều lợi thế so với nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình được chú trọng về mọi mặt như: cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, phương thức hoạt động được đổi mới, hoạt động truyền thông dân số được triển khai đến tận xã, phường nên tỉ lệ sinh giảm đáng kể: từ 2,57% (1995) xuống 2,09% (2001) và còn 1,80% (2005). Các hoạt động văn hoá - nghệ thuật, thể dục - thể thao được tổ chức rộng rãi đến xã, phường với nội dung phong phú, hướng vào việc phát huy bản sắc dân tộc, truyền thống của địa phương và sự tham gia của cộng đồng vào các phong trào thể dục toàn dân, xây dựng các làng văn hoá, các hội thi hướng vào các chủ đề gia đình - xã hội, nếp sống văn minh. Thành phố đã xây dựng được 16 thư viện, 190 nhà văn hoá, cùng các làng văn hoá được hình thành, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí và tiến bộ xã hội. Các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là phát thanh, truyền hình, báo chí tìm bước được nâng cấp, đầu tư hiện đại. Trên địa bàn thành phố có 23 bệnh viện, 24 phòng khám khu vực, 218 trạm y tế xã, phường và 734 cơ sở y tế tư nhân. Tất cả các trạm y tế xã, phường đều có bác sĩ, y sĩ. Với những điều kiện tự nhiên, dân số, nguồn nhân lực, kinh tế - xã hội như trên, ngành GDĐT Hải Phòng nói chung, GDPT nói riêng có nhiều thuận lợi để phát triển, nhưng đồng thời cũng đứng trước nhiều thách thức. Một nhà báo của Báo Giáo dục và Thời đại khi về Hải Phòng đã viết: “Thanh niên Hải Phòng nếu không cẩn thận chỉ còn đứng chống cuốc nhìn đồng ruộng của mình mỗi ngày một thu hẹp lại, nhìn từng đoàn người ở nơi khác, thậm chí ở nước khác đến để công 16 nghiệp hoá, hiện đại hoá và cuối cùng trở về nhà đi làm thuê hầu hạ các ông chủ tư bản mà thôi”. Đó là một thực tế. Khi đất nước, thành phố đổi mới, mở cửa, nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Hải Phòng đầu tư; đất đai trồng trọt dần chuyển sang làm nhà máy, xí nghiệp; lao động nông nghiệp chuyển dịch dần sang làm công nghiệp, dịch vụ,... Trong bối cảnh đó, nếu lực lượng lao động được học hành chu đáo, có trình độ văn hoá, kỹ thuật cao thì sẽ được sử dụng vào những vị trí quan trọng, thu nhập cao, còn ngược lại, chỉ ở vị trí lao động cơ bắp với đồng lương rẻ mạt. Có thể thấy, dựa trên ưu thế từ biển (nguồn lợi tự nhiên và cảng biển), cùng thế mạnh công nghiệp được hình thành khá sớm (từ thời Pháp thuộc), thành phố Hải Phòng đã trở thành một trung tâm kinh tế của khu vực phía Bắc và cả nước. Ngay cả trong thời kỳ cả đất nước gặp khó khăn, khủng hoảng, thành phố vẫn có những điểm sáng trong phát triển kinh tế. Với thu nhập kinh tế khá, người dân Hải Phòng (nhất là vùng đô thị) rất coi trọng và sẵn sàng đầu tư cho việc học tập của con em mình. Đây là yếu tố vô cùng thuận lợi để GDĐT Hải Phòng phát triển nhanh hơn so với nhiều vùng, miền trong cả nước. Tuy nhiên, đời sống của một bộ phận dân cư ở khu vực miền núi, hải đảo (thuộc huyện Thủy Nguyên, thị xã Đồ Sơn, huyện đảo Cát Hải, Bạch Long Vĩ) còn khó khăn, không hoặc chưa quan tâm đến việc học tập của con cái. Vì thế, bên cạnh những điểm sáng, những ưu thế vượt trội so với giáo dục cả nước, GDĐT Hải Phòng nói chung, GDPT nói riêng vẫn chứa đựng những tồn tại, khó khăn chung của ngành. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến ngành GDĐT Hải Phòng chưa đạt được tốc độ phát triển nhanh và mạnh như mong muốn. Để đẩy mạnh sự nghiệp GDPT, Đảng bộ thành phố Hải Phòng khi đề ra các chủ trương phát triển sự nghiệp giáo dục phải đặc biệt chú ý tới những đặc thù trên để vận dụng sáng tạo đường lối của Trung ương vào tình hình cụ thể của địa phương. 1.1.4. Truyền thống văn hóa- giáo dục Hải Phòng là vùng đất ven biển với cư dân từ khắp nơi hội tụ đến. Sinh sống lâu đời trên một vùng đất chua mặn, luôn luôn phải đối phó với biển khơi và bão tố để tồn 17 tại và phát triển nên trước hết cư dân Hải Phòng là những con người cần cù và dũng cảm, không chịu khuất phục trước thiên tai, địch hoạ. Quá trình hình thành đất Hải Phòng cũng là quá trình hội tụ dân cư. Nhiều người từ các miền trung du và đồng bằng kéo đến đây khai phá đất đai. Bên cạnh đó có hiện tượng những dân cư sống trên sông biển, những vạn chài hoặc từ những nơi xa xôi khác, bằng đường biển, đã lập nghiệp trên đất liền. Lý Tử Tấn khi viết thông luận cho Dư địa chí của Nguyễn Trãi đã có nhận xét chung: “Đạo Hải Dương đất tốt, người hung hãn. Thái Bình thì thuận tòng, thời loạn thì cường ngạnh, từ Đinh, Lý đến giờ vẫn thế”. Phạm Quý Thích khi đề tựa sách Hải Dương phong tục kỷ đại lược nói: “Thượng Hồng, Hạ Hồng và các huyện Chí Linh, Thanh Lâm, phủ Nam Sách phong tục văn nhã, gần hợp với lễ, còn bảy huyện khác thì phong tục hung hãn, vũ dũng, gần hợp với nghĩa, đây là nói đại khái phong tục ngày thường”. Quá trình hội tụ cư dân cũng là quá trình hội tụ văn hoá. Những nét đặc sắc của văn hoá nhiều miền đã hoà trộn, đan xen với nhau tạo nên sắc thái riêng biệt và truyền thống văn hoá phong phụ và đa dạng của Hải Phòng. Trong nhận thức của nhiều người, Hải Phòng không phải là “đất học” như Nghệ Tĩnh, Nam Định,... Song nếu đi sâu tìm hiểu thì sự thực chưa hoàn toàn như vậy. Lịch sử gần 800 năm thi cử Hán học của đất nước cho thấy cả nước có 46 người giành học vị Trạng nguyên thì Hải Phòng có 3 người. Huyện Thủy Đường (nay là Thủy Nguyên) có 18 người, huyện Nghi Dương (nay là Kiến Thụy) 14, huyện An Lão 8, huyện An Dương 7, huyện Vĩnh Lại (nay là Vĩnh Bảo) 18, huyện Tiên Minh (nay là Tiên Lãng) 11 người đỗ tiến sĩ. Trong đó có nhiều tiến sĩ có tiếng, nổi bật là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – người từng cáo quan về ở ẩn, dạy nhiều học trò thành tài như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ,...về Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Huy Chú đã ghi rằng “có tài giỏi, lưu tiếng nghìn đời” và sứ nhà Thanh cũng phải khen “An Nam lý học hữu Trình tuyển” (người Nam giỏi lý học chỉ có Trình tuyển hầu Nguyễn Bỉnh Khiêm). Về văn hoá lễ hội, các hội làng với những lễ thức nông nghiệp ở Hải Phòng vẫn diễn ra như ở mọi địa phương khác trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng có một điểm khác biệt là có sự đan xen văn hoá biển. Sự dung hoà, đan xen đó làm 18 cho văn hoá Hải Phòng xưa không bị khép kín mà mở rộng, phong phú và đa dạng. Tính cách của con người Hải Phòng và truyền thống văn hoá lâu đời là cơ sở tạo nên tinh thần dũng cảm, sự năng động, sáng tạo, luôn nhạy bén với cái mới của người dân thành phố Cảng, giúp họ có được những cách làm sáng tạo, những đề xuất quan trọng để vượt qua những thời điểm khó khăn nhất. Tiêu biểu phải kể đến chủ trương khoán sản phẩm trong nông nghiệp; xoá bỏ cơ chế nhiều giá nhằm bình ổn thị trường; tăng cường kinh tế đối ngoại, mở rộng liên doanh, liên kết; đề xuất quy chế dân chủ, thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; thực hiện các chương trình xã hội,... trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Truyền thống của địa phương sẽ giúp cho học sinh Hải Phòng sớm tiếp thu được tinh hoa của thời đại trước những biến thiên của lịch sử, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của thành phố qua các thời kỳ 1.2. Đảng bộ thành phố lãnh đạo đổi mới giáo dục phổ thông 2001- 2007. 1.2.1 Chủ trƣơng phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ Hải Phòng trƣớc năm 2001. Bước sang những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ XX), công cuộc đổi mới ở Việt Nam tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng cũng rất phức tạp, được Thành ủy tổng kết thành bốn yếu kém như sau: "Trị an lộn xộn, thành phố bẩn, đóng góp ngân sách ít, thất thoát điện lớn". Sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất khẩu bị thiệt hại nặng nề,... Một số ngành khác gần như đổ vỡ hoàn toàn... về mặt xã hội, lớn nhất và gay gắt nhất là vấn đề thiếu nhỡ việc làm... Vì vậy, đại bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng lo lắng, băn khoăn. Lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chủ nghĩa Mác - Lênin, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bị giảm sút nghiêm trọng. Hơn 3000 đảng viên bỏ sinh hoạt. Trước những thử thách gay gắt đó, Đảng bộ thành phố Hải Phòng vẫn kiên trì và kiên quyết đổi mới, tập trung đổi mới vê kinh tế, từng bước đổi mới hệ thống chính trị, giữ vững ổn định chính trị để bảo đảm đổi mới về kinh tế. Từ ngày 23 đến ngày 27 – 4 - 1991, Đảng bộ thành phố tiến hành Đại hội 19 đại biểu lần thứ X (vòng 1). Hơn 40 Đảng bộ trực thuộc Thành ủy báo cáo khá đầy đủ các ý kiến xác đáng, phong phú của cán bộ, đảng viên và đại biểu nhân dân. Các ý kiến đều tập trung vào các vấn đề cơ bản, có tính thời sự nóng hổi, có quan hệ mật thiết đến vận mệnh của đất nước và thành phố. Giáo dục cũng là một vấn đề giành được sự quan tâm lớn của Đảng bộ với chủ trương “đầu tư thích đáng cho sự nghiệp GDPT”. Trước thềm năm học mới 1991-1992, Thành ủy Hải Phòng có Kết luận số 14/TU (ngày 14-8-1992) về “Một số vấn đề GDĐT trước mắt cẩn giải quyết”. Thành ủy đặt ra mục tiêu ngành học phổ thông phải duy trì phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ đạt tiêu chuẩn quốc gia, duy trì và phát triển GDPT trung học, bảo đảm 25% thanh niên học hết THPT. Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ X (vòng 2) họp từ ngày 18 đến ngày 21 - 10 - 1991. Đại hội diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội vẫn khó khăn: "bốn yếu kém" kéo dài, Liên Xô hoàn toàn tan rã (tháng 8- 1991); các thế lực thù địch tăng cường bao vây, cấm vận, thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình". Với yêu cầu quan trọng nhất là cùng với cả nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, Đại hội đề ra mục tiêu "phấn đấu xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng có công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, văn hoá, khoa học - công nghệ phát triển, trung tâm thương mại và du lịch vùng, an ninh, quốc phòng vững mạnh''. Quán triệt quan điểm Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII và Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 4 (khoá VII) tháng 11-1992 đã xác định GDĐT là quốc sách hàng đầu, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ X khẳng định "khoa học, công nghệ và giáo dục đào tạo là động lực trực tiếp có tính then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố". Nghị quyết đặt ra mục tiêu mà ngành GDĐT của thành phố hướng tới trong 5 năm 1991 - 1995: "Mục tiêu giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có trí thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo, có tâm huyết làm cho dân giàu, nước mạnh, 20 có đạo đức cách mạng, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội". Hải Phòng là địa bàn có nhiều lợi thế mở cửa về kinh tế, song cũng thường xuyên phải trực tiếp đương đầu với âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Thông qua giao lưu đường biển, đường không, đường bộ, các thế lực phản động và những kẻ hám lợi đã nhập vào thành phố một khối lượng lớn văn hoá phẩm độc hại nhằm thu lợi bất chính, đầu độc tinh thần, lôi kéo các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh thiếu niên, vào lối sống thực dụng, kích động bạo lực, làm mất lòng tin của thế hệ trẻ thành phố vào tiền đồ của đất nước, làm xói mòn lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy, một lần nữa, nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X nhấn mạnh tới việc giáo dục chính trị, đạo đức, luật pháp cho học sinh. Ngành GDPT phải tiếp tục đổi mới, ổn định phát triển và nâng cao chất lượng; hiện đại hoá một bước nội dung, phương pháp giáo dục, dân chủ hoá nhà trường và quản lý giáo dục, trước hết là phải sắp xếp lại hệ thống các trường học, từng bước hình thành những trường bán công, dân lập, tư thục,... Đại hội xác định trong giai đoạn năm năm 1991-1995 ngành GDPT phải thực hiện mục tiêu then chốt sau: "Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, phát triển cấp 2... Ưu tiên đầu tư để xây dựng, củng cố trường trọng điểm, trường chuyên, lớp chọn, đào tạo những học sinh giỏi. Chú ý đầu tư cho giáo dục ở hải đảo, công trợ cho xây dựng các trường ở ngoại thành, từng bước tăng thêm đầu tư cho sự nghiệp GDĐT, chăm lo cải thiện đời sống và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Hội nghị đại biểu Đảng bộ thành phố Hải Phòng giữa nhiệm kỳ (khoá X) họp ngày 08-3-1994 tiếp tục coi GDĐT là một trong những lĩnh vực cần được ưu tiên hàng đầu. Nghị quyết lần này của Đảng bộ đề cập đến nhiều vấn đề nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài như "Tiếp tục đa dạng hoá các loại hình đào tạo; sắp xếp lại mạng lưới trường học, cải tiến nội dung phương pháp giảng dạy, kết hợp chặt chẽ nâng cao chất lượng văn hoá, tay nghề với đạo đức, nếp sống, kỉ cương pháp luật". Để nâng cao chất lượng đào tạo cần phải đầu tư nhiều mặt: trước hết là tăng 21 cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường học. Trong đó để khắc phục tình trạng chênh lệch về chất lượng đào tạo giữa khu vực thành thị và nông thôn là một thực tế của GDPT Hải Phòng thời gian qua, cần đẩy mạnh xây dựng trường kiên cố cao tầng ở ngoại thành. Tiếp theo, phải xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có nhận thức, quan điểm đúng đắn, say mê với nghề. Để có đủ nguồn lực đầu tư cho giáo dục, hội nghị chỉ rõ phải tiếp tục thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" đồng thời tăng tỉ lệ ngân sách dành cho GDĐT. Tóm lại, Đảng bộ Hải Phòng đã quán triệt, lãnh đạo thực hiện triệt để chủ trương đổi mới GDĐT của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII của Đảng. Đảng bộ thành phố đã vận dụng cụ thể vào địa phương, đề ra các chủ trương, biện pháp phù hợp với tình hình thực tế, mang tính khả thi. 1.2.2. Đảng bộ thành phố Hải Phòng thực hiện chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng về đổi mới giáo dục phổ thông năm 2001 -2007. Đảng bộ thành phố Hải Phòng là bộ phận hợp thành của Đảng Cộng sản Việt Nam, có đầy đủ tính chất, đặc điểm của đảng cầm quyền, đồng thời mang sắc thái riêng của một thành phố miền núi phía Bắc. Hải Phòng là một trong những địa phương thành lập chi bộ sớm nhất trong cả nước. Đầu tháng 7 năm 1929, chi bộ cộng sản đầu tiên của hai thành phố Hải Phòng, được thành lập. Năm 1929 Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Hải Phòng được thành lập. Đây là bước ngoặt lịch sử quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cách mạng Hải Phòng. Từ Đại hội lần thứ nhất (năm 1959) đến nay, Thành ủy Hải Phòng là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ thành phố giữa hai kỳ đại hội Đảng bộ thành phố, có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị phục vụ nhân dân các dân tộc trong thành phố tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết đại hội đảng bộ thành phố đã đề ra trong từng thời kỳ. * Nội dung Thành ủy lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông Lãnh đạo phát triển giáo dục có nội dung, phạm vi rộng lớn, trong tất cả các 22 lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến tất cả hoạt động của các cấp, các ngành, mọi tổ chức và của cả hệ thống chính trị. Vì vậy phát triển giáo dục phải đặt dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ. Sự lãnh đạo đó được thể hiện tập trung ở những nội dung sau: - Xác định mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục ở địa phương Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển của Đảng, Đại hội lần thứ XV, XVI của Đảng bộ thành phố Hải Phòng đề ra chủ trương, nhiệm vụ phát triển giáo dục ở địa phương, tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường, lớp và đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; thực hiện xã hội hoá giáo dục, củng cố thành tựu phổ cập giáo dục tiểu học; đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, pháp luật cho học sinh; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội học tập. Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thành ủy lãnh đạo chính quyền cụ thể hoá chính sách và tổ chức quản lý thống nhất giáo dục của thành phố. Trong đó chú trọng chính sách đầu tư ngân sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục. - Lãnh đạo xây dựng quy mô, mạng lưới trường, lớp học: Bao gồm phát triển hợp lý quy mô, đa dạng các loại hình trường lớp ở các ngành học, bậc học. Xây dựng thêm các trường, lớp học đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu học tập của người dân ngày càng tăng, cần thiết phải xây dựng mới, mở rộng và kiên cố hoá trường, lớp học đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục. Ở những nước có nền giáo dục đạt hiệu quả cao thì quy mô phát triển giáo dục phải do nhu cầu và trình độ phát triển của nền kinh tế quyết định và chỉ được phép phát triển quy mô trên cơ sở đủ điều kiện đảm bảo chuẩn chất lượng. Sự lãnh đạo của Thành ủy cũng trên cơ sở như vậy. Đối với việc giáo dục, chất lượng là quan trọng nhất, do đó phải tính toán quy mô giáo dục phù 23 hợp với khả năng tăng trưởng kinh tế ở địa phương. Đối với việc nâng cao dân trí, có thể cho phép khuyến khích phát triển quy mô theo nhu cầu học tập của nhân dân, nhưng có sự quản lý của chính quyền để đảm bảo chất lượng giáo dục. - Lãnh đạo nâng cao chất lượng giáo dục: Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất và là mục tiêu cuối cùng của giáo dục. Cấp uỷ, chính quyền các cấp phải coi nhiệm vụ phát triển giáo dục là ưu tiên hàng đầu, trong đó ngành giáo dục đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa làm nhiệm vụ tham mưu cấp uỷ, chính quyền trong việc ban hành chính sách nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời quản lý trực tiếp công tác giảng dạy. Thành ủy lãnh đạo thực hiện chuẩn hoá về chương trình, nội dung giảng dạy, quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004319_9544_2002783.pdf
Tài liệu liên quan