MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA CÁC HỘ
KINH DOANH . 7
1.1. Quá trình phát triển của hộ kinh doanh. 7
1.2. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh. 10
1.3. Khái niệm đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh . 22
1.4. Đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh so với các loại hình doanh
nghiệp khác . 25
1.5. Vai trò của hộ kinh doanh trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt
Nam hiện nay . 26
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
CỦA CÁC HỘ KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ
THỰC TIỄN HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH . 35
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về đăng ký kinh doanh của các
hộ kinh doanh. 35
2.2. Thực trạng thi hành pháp luật về đăng ký kinh doanh của các hộ kinh
doanh từ thực tiễn thực hiện tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. 40
Chương 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
CỦA CÁC HỘ KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN
NAY TỪ THỰC TIỄN HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH. 49
3.1. Một số kiến nghị chung về cơ chế, thủ tục . 49
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh của các hộ
kinh doanh. 50
KẾT LUẬN . 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 65
74 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“đăng ký kinh doanh” không còn
được sử dụng trong luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trước đây, ở các Luật công ty 1990, Luật doanh nghiệp 1999 và cả Luật
doanh nghiệp 2005 đều sử dụng “đăng ký kinh doanh” thay vì “đăng ký
doanh nghiệp” như hiện nay. Quá trình chuyển từ sử dụng thuật ngữ
“đăng ký kinh doanh” sang “đăng ký doanh nghiệp” mang ý nghĩa to lớn,
đánh dấu sự tiến bộ trong tư duy lập pháp nước nhà. “Đăng ký kinh
doanh” là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh. Còn “Đăng ký doanh
nghiệp” là bao gồm cả đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đăng ký thay
đổi và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác. Như vậy, trước đây việc
đăng ký kinh doanh chỉ là sự ghi nhận sự ra đời của chủ thể kinh doanh
(gọi là chủ thể kinh doanh bởi nó bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân và hộ
gia đình bên ngoài các loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần và công
ty hợp danh), còn hiện nay (từ thời điểm Nghị định 43/2010/NĐ-CP và
Nghị định số 78/2015/NĐ-CP có hiệu lực đến nay) khi làm thủ tục đăng ký
doanh nghiệp là đã bao gồm đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đăng ký
thay đổi và các đăng ký, thông báo khác.
Như vậy, từ các phân tích trên, do hộ kinh doanh chưa được luật
doanh nghiệp quy định là doanh nghiệp cho nên đến nay khái niệm đăng
ký kinh doanh của các hộ kinh doanh được hiểu như sau: Đăng ký kinh
doanh của các hộ kinh doanh là việc cơ quan quản lý nhà nước ghi nhận
các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Qua đó nhà nước quản lý
các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh bao gồm cả thuế và các nội
dung thay đổi khác.
26
1.4. Đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh so với các loại hình
doanh nghiệp khác
Hộ kinh doanh có các đặc điểm hoàn toàn khác biệt so với các loại
hình doanh nghiệp về nhiều khía cạnh như tư cách pháp nhân, trách nhiệm
đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp; phát
hành một số loại chứng khoán (trái phiếu hoặc/ và cổ phần); đăng ký kinh
doanh/ doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa điểm
hoặc tại nhiều địa điểm trong và ngoài nước; số lượng lao động được sử
dụng; nơi đăng ký kinh doanh; bị hay không bị điều chỉnh bởi Luật Phá
sản.
Bảng 1.1: So sánh các tiêu chí ĐKKD của các hộ kinh doanh với
các loại hình doanh nghiệp khác
Tiêu chí Hộ Kinh Doanh Công ty cổ phần, công
ty TNHH
Tư cách pháp nhân Không Có
Trách nhiệm đối với cá
khoản nợ và nghĩa vụ
tài sản khác của doanh
nghiệp
Chịu trách nhiệm vô
hạn
Chịu trách nhiệm hữu
hạn
Phát hành một số loại
chứng khoán
Không được Được
Đăng ký kinh doanh/
doanh nghiệp, chi
nhánh, văn phòng đại
diện tại một địa điểm
hoặc tại nhiều địa điểm
trong và ngoài nước
Không được Được
Số lượng lao động
được sử dụng
Bị hạn chế dưới 10 lao
động
Không bị hạn chế
Nơi đăng ký kinh
doanh
Tại quận, huyện Tại cơ quan đăng ký
kinh doanh cấp tỉnh
Điều chỉnh bởi Luật
Phá sản
Không bị điều chỉnh Bị điều chỉnh
(Nguồn: Tác giả khảo sát)
27
Sự khác biệt giữa đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh với
doanh nghiệp tư nhân:
(1) Chủ thể
- Hộ kinh doanh: do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá
nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
hoặc một hộ gia đình làm chủ. Cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một
hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc
- Doanh nghiệp tư nhân: do một cá nhân làm chủ góp toàn bộ vốn,
tự chịu toàn bộ lợi ích, trách nhiệm. Điều kiện làm chủ của doanh nghiệp
tư nhân là công dân Việt Nam trên 18 tuổi, có thể là người nước ngoài
nhưng phải thỏa mãn các điều kiện về hành vi thương mại do pháp luật
đất nước đó quy định.
Lưu ý:
- Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh
không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh
của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên
hợp danh còn lại.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh,
thành viên công ty hợp danh.
(2) Giấy phép kinh doanh
- Hộ kinh doanh: Do UBND cấp quận/ huyện cấp và quản lý
- Doanh nghiệp tư nhân: Do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp Tỉnh cấp
(3) Trách nhiệm pháp lý
- Hộ kinh doanh:
+ Chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản của mình
+ Chịu trách nhiệm với toàn bộ các khoản nợ
28
- Doanh nghiệp tư nhân:
+ Tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt
động của doanh nghiệp
+ Nếu kinh doanh thua lỗ có thể phá sản theo Luật Phá Sản
(4) Thuế
-Hộ kinh doanh: Thực hiện theo phương pháp thuế khoán (thuế trực
tiếp), xuất hóa đơn thuế trực tiếp
- Doanh nghiệp tư nhân: Thực hiện theo phương pháp thuế trực tiếp
hoặc phương pháp khấu trừ, sử dụng hóa đơn thuế trực tiếp hoặc hóa đơn
GTGT
(5) Quy mô kinh doanh
- Hộ kinh doanh: quy mô nhỏ, phải lựa chọn một địa điểm cố định
để đăng ký kinh doanh. Nếu buôn bán lưu động ngoài địa điểm kinh
doanh đã đăng ký thì phải thông báo cho cơ quan thuế.
- Doanh nghiệp tư nhân: không giới hạn về quy mô, vốn điều lệ và
địa điểm kinh doanh.
(6) Số lượng nhân công
- Hộ kinh doanh: giới hạn nhân công 10 người
- Doanh nghiệp tư nhân: không hạn chế
Ưu điểm:
- Hộ kinh doanh: do quy mô nhỏ nên các chứng từ sổ sách tương
đối đơn giản, dễ tổ chức và quản lý
- Doanh nghiệp tư nhân: thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề
của doanh nghiệp và cho vay vốn.
Nhược điểm:
- Hộ kinh doanh: không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, tính chất hoạt động manh mún.
29
- Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân, chủ doanh
nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ doanh nghiệp.
Như vậy, so với các loại hình đăng ký kinh doanh quy định tại Luật
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị hạn chế nhiều nhất về quyền kinh doanh,
thể hiện:
Thứ nhất, nếu hộ kinh doanh chỉ có một chủ thì trách nhiệm tương tự như
với doanh nghiệp tư nhân, nhưng nếu hộ kinh doanh là hai vợ chồng hoặc cả
gia đình, thì phải chịu trách nhiệm vô hạn về toàn bộ tài sản của cả hai vợ
chồng hoặc cả gia đình. Tức rủi ro quá cao trong kinh doanh, có thể mất toàn
bộ tài sản của cả hai vợ chồng và cả gia đình, thay vì là công ty hoặc doanh
nghiệp tư nhân thì chỉ mất một phần tài sản (đối với công ty) và toàn bộ tài
sản của một người (đối với doanh nghiệp tư nhân).
Thứ hai, mỗi hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa
điểm; phạm vi kinh doanh của phần lớn các hộ kinh doanh chủ yếu trong
địa giới hành chính quận, huyện, nơi hộ kinh doanh có đăng ký; không
được mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nơi khác ngoài địa điểm kinh
doanh đã đăng ký. Nếu quy mô hoạt động của hộ kinh doanh tăng lên đến
mức có nhu cầu mở thêm địa điểm kinh doanh (chi nhánh, văn phòng đại
diện) thì phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp (do doanh
nghiệp không bị pháp luật giới hạn số lượng chi nhánh, văn phòng đại
diện).
Thứ ba, hộ kinh doanh bị bó hẹp về số lượng lao động (chỉ được sử
dụng thường xuyên dưới 10 lao động), nếu hộ kinh doanh sử dụng thường
xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt
động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Thứ tư, Đối với một số ngành nghề kinh doanh (tín dụng, ngân hàng,
bảo hiểm, bất động sản,), pháp luật yêu cầu tổ chức kinh doanh phải có
30
tư cách pháp nhân và vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp
định nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Vì vậy, hộ kinh doanh -
loại hình tổ chức kinh doanh tuy không bị hạn chế quy mô vốn nhưng lại
không có tư cách pháp nhân, không có vốn điều lệ.
1.5. Vai trò của hộ kinh doanh trong sự phát triển kinh tế - xã hội
ở Việt Nam hiện nay
Thời gian qua, hộ kinh doanh đã có những đóng góp tích cực trong
nền kinh tế – xã hội, nổi bật như:
Thứ nhất, khu vực hộ kinh doanh có đóng góp lớn trong tạo việc làm
và giải quyết các vấn đề xã hội. Theo Tổng cục Thống kê, số lao động
làm việc trong khu vực hộ kinh doanh tăng nhanh theo thời gian, từ trên
7,4 triệu người năm 2010 tăng lên gần 8,6 triệu người năm 2017.
Số lượng lao động làm việc trong khu vực hộ kinh doanh giai đoạn
2010-2017 chiếm khoảng từ 59%-75% so với số lao động làm việc trong
khu vực doanh nghiệp. Nếu chỉ so với số lao động làm việc trong các
doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân thì số lao động làm việc trong khu
vực hộ kinh doanh trong 2 năm gần đây là tương đương. Trong giai đoạn
trước đó, số lao động làm việc trong khu vực hộ kinh doanh cao hơn
tương đối so với số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài nhà
nước, khoảng từ 3%-24%.
Số lao động trung bình một hộ kinh doanh dao động từ 1,677-1,8
người/hộ kinh doanh trong giai đoạn 2010-2017, trong khi con số này ở
khu vực doanh nghiệp là khoảng 26-35,2 người/doanh nghiệp. Ý nghĩa tạo
việc làm và thu nhập cho người dân của hộ kinh doanh là khá quan trọng.
Tổng cục Thống kê (năm 2018) phân tích, gần 8,6 triệu lao động làm việc
tại các hộ kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong xã hội hiện nay.
31
Các hộ kinh doanh kinh doanh nhỏ, lẻ chiếm đa số tại các khu vực
nông thôn, ở những nơi thu nhập thấp đã trở thành một hoạt động kinh tế
đặc trưng tạo việc làm, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo trực tiếp
Nhờ có hộ kinh doanh, người nghèo mới được tiếp cận các hàng hoá, dịch
vụ nhanh hơn với giá cả bình dân. Hơn nữa, khu vực này còn là nơi tiếp
nhận người lao động không đủ kỹ năng làm việc cho khu vực doanh
nghiệp, khu vực hành chính sự nghiệp chuyển sang. Ngoài ra, một bộ
phận không nhỏ hộ kinh doanh đang hoạt động tại các làng nghề đã góp
phần rất lớn trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển các ngành nghề
truyền thống - một phần của văn hoá dân tộc Việt Nam [35].
Thứ hai, hộ kinh doanh là một trong những phương thức kinh doanh
để phát triển kinh tế đất nước. Với rào cản tham gia thị trường thấp hơn
đáng kể so với rào cản của khu vực doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể là
bước trung gian tốt hơn để các cá thể khởi nghiệp vững chắc, đặc biệt là ở
những ngành, lĩnh vực kinh doanh truyền thống. Thực tế cho thấy, hộ
kinh doanh là mô hình khởi sự kinh doanh phổ biến ở Việt Nam nhờ vào
sự đơn giản về thủ tục gia nhập thị trường, ít ràng buộc về tổ chức quản
lý, phù hợp với nhiều thành phần, lứa tuổi, vùng miền và không quá đòi
hỏi cao về năng lực tài chính, chi phí vốn thấp.
Quy mô vốn bình quân và giá trị tài sản cố định bình quân của một hộ
kinh doanh có xu hướng tăng lên qua các năm. Trong giai đoạn 2007-
2015, quy mô vốn bình quân tăng 16,5%/năm, từ 59,3 triệu đồng/hộ năm
2007 lên 150,61 triệu đồng/hộ năm 2015, gấp 2,54 lần so với năm 2007
[32]. Trong khi đó, vốn bình quân một doanh nghiệp ngoài nhà nước giai
đoạn này đạt khoảng từ 26,6 tỷ - 51,6 tỷ đồng.
Có nhiều tiêu chí đánh giá về tinh thần kinh doanh, trong đó có tiêu
chí “tỷ lệ tự làm chủ doanh nghiệp”. Xét trên phương diện này, sự gia
32
tăng số lượng các hộ kinh doanh góp phần to lớn và trực tiếp nâng cao
tinh thần kinh doanh, tác động mạnh mẽ đến sự hình thành kinh tế thị
trường ở Việt Nam [35].
Hộ kinh doanh cũng là hình thức tổ chức kinh doanh chủ yếu sử dụng
vốn tự có để sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn 2007- 2014, tỷ trọng
vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn trung bình của hộ kinh doanh dao
động từ gần 89% đến khoảng 93%. Điều này cho thấy, các hộ kinh doanh
được thành lập và hoạt động chủ yếu dựa trên năng lực tài chính tự thân,
chưa sử dụng nhiều tới nguồn lực tài chính từ bên ngoài.
Thứ ba, hộ kinh doanh có nhiều đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. hộ
kinh doanh có vai trò đáng kể trong tạo ra của cải vật chất, hàng hóa, dịch
vụ cho xã hội, trực tiếp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu
của Tổng cục Thống kê (năm 2013), hộ kinh doanh chỉ nắm giữ 3% tổng
nguồn vốn kinh doanh, nhưng chiếm tới hơn 13% doanh thu của các tổ
chức kinh doanh có đăng ký (gồm hộ kinh doanh và các doanh nghiệp
chính thức). Trong một số ngành như bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ôtô, mô
tô, xe máy và xe có động cơ tỷ lệ này ở mức cao hơn, đạt trên 21%
[37].
Thứ tư, hiệu quả sử dụng các nguồn lực của hộ kinh doanh ngày càng
nâng cao, tác động tích cực đến hiệu quả chung của nền kinh tế. Có thể
thấy các hộ kinh doanh đang ngày càng trở thành một hình thức kinh
doanh quen thuộc không chỉ ở khu vực nông thôn và thành thị. Hình thức
hộ kinh doanh đã ngày càng thu hút được đông đảo các nguồn lực của xã
hội, phát triển đa dạng các ngành nghề sản suất từ truyền thống đến hiện
đại.
33
Tiểu kết chương
Hộ kinh doanh đã gắn liền với quá trình phát triển kinh tế đa thành
phần của Việt nam, với các tên gọi: Hộ cá thể, hộ tiểu công nghiệp, hộ
kinh doanh. Cùng với sự tăng trưởng, phát triển của các thành phần kinh
tế trong giai đoạn qua khu vực kinh tế tư nhân trong đó các hộ cá thể
ngày càng tăng trưởng về số lượng cũng như ngành nghề kinh doanh.
Hộ kinh doanh giữ vị trí quan trọng trong nến kinh tế nước nhà, đã và
đang đạt được những thành tựu đáng kể; thu hút, sử dụng, tận dụng nguồn
lực lao động của xã hội một cách tối ưu, góp phần giải quyết công ăn
việc; thực hiện an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo Sản xuất kinh doanh
của hộ kinh doanh cá thể luôn đa dạng ngành nghề, nhiều mặt hàng, sản
phẩm truyền thống của Việt nam được gìn giữ , phát triển. Do kinh doanh
hộ nhỏ gọn, mang tính chất gia đình hoặc liên kết nhóm nên không phải
phát sinh các thủ tục hành chính trong quá trình khởi nghiệp. Áp dụng
hính thức nộp thuế theo tỷ lệ trên doanh thu nên đơn giản, dễ thực hiện.
Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam, hoặc một nhóm
người, một hộ gia đình làm chủ. Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân
làm chủ, cá nhân có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh
của hộ (như chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân). Đối
với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, mọi
hoạt động kinh doanh của hộ do các thành viên trong nhóm hoặc trong hộ
quyết định. Hộ gia đình có các đặc điểm sau: không phải là pháp nhân, hộ
kinh doanh là hình thức kinh doanh quy mô rất nhỏ, Chủ hộ kinh doanh
chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của hộ kinh doanh. Đăng ký
kinh doanh của các hộ kinh doanh là việc cơ quan quản lý nhà nước ghi
nhận các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Qua đó nhà nước quản
lý các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh bao gồm cả thuế và các
34
nội dung thay đổi khác. So với các loại hình đăng ký kinh doanh quy định
tại Luật Doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị hạn chế nhiều nhất về quyền
kinh doanh.
35
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
CỦA CÁC HỘ KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về đăng ký kinh
doanh của các hộ kinh doanh
2.1.1. Quy định về thành lập và đăng ký hộ kinh doanh
Việc thành lập hộ kinh doanh không phức tạp. Pháp luật Việt Nam
thường chỉ tập trung vào vấn đề đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh,
còn dường như không kiểm soát quá trình thành lập hộ kinh doanh dù hộ
kinh doanh đó được thành lập bởi một hộ gia đình hoặc một nhóm. Theo
quy định của Luật Doanh nghiệp chủ thể thành lập hộ kinh doanh phải là
công dân Việt Nam. Điều đó có nghĩa là người nước ngoài không được
kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình. Pháp luật cũng quy định cá nhân
đó khi đăng ký thành lập hộ kinh không nằm trong các trường hợp cấm
kinh doanh. Trong trường hợp các cá nhân góp vốn để thành lập hộ kinh
doanh, thì các cá nhân này cũng không thuộc diện pháp luật cấm kinh
doanh; nhưng họ có nhất thiết là công dân Việt Nam hay không thì Nghị
định 78/2015/NĐ-CP không qui định. Tuy nhiên, chắc hẳn theo suy luận
logic thì cá nhân đứng tên đăng ký kinh doanh phải là công dân Việt Nam.
Ngoài ra cá nhân kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh không được
đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân hay thành viên hợp danh của công
ty hợp danh. Điều 67 Nghị định 78/2015/NĐ-CP năm 2015 quy định:
“1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực
hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh
và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này.
36
2. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng
ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại
Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp
với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh
không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh
của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên
hợp danh còn lại.” [10]
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh gồm các bước sau:
Điều 71 - Nghị định 78/2015/NĐ-CP năm 2015 quy định:
“a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số
fax, thư điện tử (nếu có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Số lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước
công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các
cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân
thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc
đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình
thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ
Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn
hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ
gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập
hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân
thành lập.
37
2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao
Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ
kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu
có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm
kinh doanh;
b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73
Nghị định này;
c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định” [10].
Việc đăng ký kinh doanh không đặt ra đối với hộ gia đình hoạt động
trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và làm muối, cũng như đối với
những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động
hoặc làm dịch vụ có thu nhập thấp, không kể việc kinh doanh các ngành,
nghề có điều kiện theo qui định của pháp luật.
Đối với những ngành nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề kèm
theo phải có bản sao chứng chỉ hành nghề hợp lệ của cá nhân hoặc đại
diện hộ gia đình. Đối với những ngành nghề phải có vốn pháp định, kèm
theo các giấy tờ trên phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp
định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Điều kiện để cấp giấy chứng
nhận đăng ký hộ kinh doanh là:
– Ngành nghề kinh doanh không thuộc mục ngành nghề cấm kinh
doanh
– Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký đúng quy định
– Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định
Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hộ kinh
doanh có quyền hoạt động kinh doanh, trừ những ngành nghề kinh doanh
phải có điều kiện.
38
2.1.2. Quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh
Một là, về quyền của các hộ kinh doanh:
- Quyền lựa chọn ngành nghề, mặt hàng kinh doanh phù hợp với điều
kiện và khả năng của mình miễn sao nó nằm trong khuôn khổ pháp luật
cho phép. Sau khi đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh
những ngành, nghề theo nội dung đăng ký với cơ quan quản lý kinh doanh và
luôn được đảm bảo quyền kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động
- Quyền đăng ký kinh doanh và được nhà nước bảo hộ hoạt động kinh
doanh hợp pháp: Theo khoản 1 Điều 67 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP
năm 2015 quy định: “Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp
luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành
lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh” .
- Quyền sử dụng phần thu nhập hợp pháp từ hoạt động kinh doanh.
- Quyền thuê mướn lao động theo nhu cầu kinh doanh nhưng không
được vượt quá số lao động cho phép.
Hai là, về nghĩa vụ của hộ kinh doanh:
Kinh doanh đúng với nội dung trong đăng ký kinh doanh. Ghi chép sổ
sách, kế toán và sử dụng hoá đơn, chứng từ theo qui định của nhà nước.
Nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.
2.1.3. Quy định về chấm dứt hộ kinh doanh
Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh là trường hợp giải thể, xóa xổ hộ kinh
doanh và chủ hộ không muốn tiếp tục kinh doanh bằng hình thức hộ kinh
doanh nữa. Khi không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh, hộ kinh doanh cần phải
thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. Hộ
kinh doanh cũng phải thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và
nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện. Điều 77 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy
định về chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh như sau: “Khi chấm dứt hoạt động
39
kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động và
nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký
kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản
nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện”.
Việc chấm dứt hộ kinh doanh cũng phải được xem xét từ bản chất
pháp lý của hộ kinh doanh. Nếu hộ kinh doanh là cá nhân kinh doanh, thì
khi cá nhân thành lập hộ kinh doanh chết, hộ kinh doanh đương nhiên
chấm dứt sự tồn tại. Nhưng nếu hộ kinh doanh không phải do một cá nhân
làm chủ thì chắc hẳn nguyên lý trên khó có thể được áp dụng, bởi hộ kinh
doanh không hoàn toàn thuộc sản nghiệp của một cá nhân.
Việc chấm dứt kinh doanh của hộ kinh doanh được thực hiện vởi chủ hộ
kinh doanh. Nếu trong trường hợp hộ kinh doanh được thành lập bởi một
nhím người, đều có chung khối tài sản đóng góp để thành lập hộ kinh doanh
thì hộ kinh doanh đó khi chấm dứt các thành viên có thể tiến hành thỏa thuận
với nhau. Đây là vấn đề liên quan đến yếu tố dân sự, đòi hỏi các thành viên
phải thỏa thuận với nhau một cách hợp lý tránh để xảy ra tranh chấp, mặt
khác pháp luật kinh doanh chưa đề cập đến. Đối với hộ kinh doanh được
thành lập bởi một hộ gia đình thì vấn đề có thể được giải quyết thông qua
các qui định của Bộ luật Dân sự 2015 rằng: “Việc chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo
phương thức thỏa thuận....” (Khoản 2 Điều 212) [18]
Hộ kinh doanh cũng có thể bị chấm dứt bởi pháp luật hay nói cách
khác bởi hiệu lực của luật. Trong một số trường hợp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh vẫn bị thu hồi khi hộ kinh doanh hoạt động do có
những vi phạm pháp luật hoặc quá trình hoạt động không đáp ứng.
40
2.2. Thực trạng thi hành pháp luật về đăng ký kinh doanh của các
hộ kinh doanh từ thực tiễn thực hiện tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng
Ninh
2.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh
Vân Đồn là huyện đảo nằm ở phía Đông bắc của tỉnh Quảng Ninh,
gồm thị trấn Cái Rồng và 11 xã đảo, dân số trên 4 vạn người. Năm 2005,
cầu Vân Đồn được khánh thành đã mở ra một trang mới trong quá trình
phát triển của huyện. Từ chỗ cách biệt với đất liền, sau khi cầu được đưa
vào sử dụng, huyện đảo này đã có thể kết nối với các trung tâm kinh tế
của tỉnh và cả nước bằng hệ thống đường giao thông thông suốt. Với các
nguồn lực tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển kinh
tế - xã hội, tương lai không xa, Vân Đồn sẽ là một trung tâm du lịch sinh
thái biển đảo chất lượng cao và dịch vụ cao cấp. Để xứng tầm là một khu
hành chính kinh tế đặc biệt, Vân Đồn đang nỗ lực tăng cường đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư hợp tác liên doanh trong và ngoài nước.
Hiện nay, huyện Vân Đồn đang tập trung phát triển kinh tế - xã hội, các
doanh nghiệp đang tích cực đầu tư kinh doanh, trong đó các hộ kinh
doanh đã đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế của huyện.
Theo số liệu thống kê của chi cục Thống kê huyện Vân Đồn, tính đến
năm 2018, cả huyện có trên 1,154 hộ kinh doanh. Xét theo quá trình thì
tổng số lượng hộ kinh doanh liên tục tăng qua các năm. Các hộ kinh
doanh phân bố tương đối đồng đều trong cả huyện, chủ yếu tập trung ở
gần trung tâm huyện và phân bố ở các xã còn lại. Ngành nghề đăng ký
kinh doanh của các hộ kinh doanh cũng đa dạng, trong đó toàn huyện có
222 cơ sở kinh doanh dịch vụ kinh doanh ăn uống, 320 cơ sở kinh doanh
thực phẩm, 245 cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm và các điểm kinh
doanh, mua bán ở các chợ.
41
Theo chính sách, hộ kinh doanh có nhiều hạn chế so với doanh nghiệp
như: Hạn chế quyền kinh doanh, chỉ được đăng ký tại một địa điểm, hoạt
động kinh doanh trong phạm vi quận, huyện, không mở chi nhánh, văn
phòng đại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_dang_ky_kinh_doanh_cua_cac_ho_kinh_doanh_theo_phap.pdf