MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài . 3
5. Quan điểm – Phương pháp nghiên cứu . 6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU . 8
1.1. Khu kinh tế cửa khẩu và các khái niệm liên quan . 8
1.1.1. Các khái niệm liên quan. 9
1.1.2. Khái niệm khu kinh tế cửa khẩu . 10
1.2. Mô hình không gian và mô hình thể chế của khu KTCK . 13
1.2.1. Nguyên tắc hình thành mô hình không gian khu KTCK . 14
1.2.2. Mô hình không gian . 14
1.2.3. Mô hình thể chế . 18
1.3. Mô hình tổ chức quản lí một khu KTCK . 20
1.3.1. Nguyên tắc hình thành . 20
1.3.2. Phân loại . 20
1.4. Mô hình chiến lược phát triển các khu KTCK biên giới
từ đối ứng sang đối trọng. 21
1.5. Những đặc trưng cơ bản của khu KTCK. 28
1.5.1. Các khu KTCK cách xa trung tâm kinh tế – xã hội nước mình . 28
1.5.2. Sự tương đồng về văn hoá, tín ngưỡng tôn giáo . 29
1.5.3. Tính khác biệt về trình độ phát triển kinh tế . 30
1.5.4. Hợp tác và cạnh tranh là đặc trưng chủ yếu . 30
1.5.5. Tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng cùng có lợi . 31
1.6. Vai trò của các khu KTCK. 32
1.6.1 Tạo điều kiện phát huy tiềm năng, ưu thế điạ phương biên giới. 32
1.6.2. Mở rộng giao lưu buôn bán . 32
1.6.3. Xây dựng hệ thống phân phối cung cấp. 33
1.6.4. Cải thiện đời sống dân địa phương và khu vực . 33
1.6.5. Cải thiện cơ sở hạ tầng .35
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các KKTCK. 35
1.7.1. Yếu tố tự nhiên . 35
1.7.2. Yếu tố lịch sử . 36
1.7.3. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội . 37
1.7.4. Chính sách đối ngoại và quan hệ kinh tế, chính trị . 38
CHƯƠNG 2 : CÁC KHU KINH TẾ CỬAKHẨU BIÊN GIỚI AN GIANG –
CAMPUCHIA : LỊCH SỬ – HIỆN TRẠNG
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển quan hệ kinh tế Việt – Campuchia .39
2.1.1. Trong quá khứ . 39
2.1.2. Trong thời gần đây .40
2.2. Hiện trạng kinh tế các tỉnh có CKBG Việt Nam - Campuchia. 41
2.2.1. Hiện trạng các CKBG . 41
2.2.2. Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế – xã hội của Campuchia . 46
2.3. An Giang : Tình hình phát triển kinh tế . 48
2.3.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ. 48
2.3.2. Thành tựu kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2005 . 49
2.4. Thực trạng các khu KTCK biên giới tỉnh An Giang . 53
2.4.1. Khu KTCK Quốc tế Tịnh Biên . 55
2.4.2. Khu KTCK Quốc tế Vĩnh Xương. 64
2.4.3. Khu KTCK Quốc gia Khánh Bình . 71
CHƯƠNG 3 : TỔ CHỨC KHÔNG GIANLÃNH THỔ CÁC KHU KTCK
TỈNH AN GIANG VÀ GIẢI PHÁP. 77
3.1. Tổ chức không gian lãnh thổ các KKTCK tỉnh An Giang. 77
3.1.1.Tổ chức không gian lãnh thổ đối ứng. 76
3.1.2. Mô hình không gian đối ứng . 80
3.2. Đánh giá các khu KTCK dưới góc độ địa lí kinh tế – xã hội. 85
3.2.1. Về kết cấu hạ tầng – vật chất kĩ thuật . 85
3.2.2. Về giáo dục – y tế – văn hoá . 88
3.2.3. Về kinh tế – thương mại – dịch vụ . 90
3.2.4. Về du lịch . 91
3.2.5. Về môi trường . 92
3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển
các khu KTCK An Giang. 94
3.3.1. Thuận lợi . 94
3.3.2. Khó khăn . 96
3.3.3. Đánh giá chung về các khu KTCK tỉnh An Giang. 99
3.4. Quan điểm và giải pháp nhằm phát triển KTCK An Giang . 102
3.4.1. Các quan điểm và phương hướng phát triển
các khu KTCK của Đảng và Nhà nước . 102
3.4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các khu KTCK An Giang
trong hiện tại và tương lai . 103
KẾT LUẬN . 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
136 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía nam dưới góc độ địa lí kinh tế – xã hội : nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Kom Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên
Giang, nhìn chung trình độ phát triển so với cả nước vào loại trung bình và thấp
khi xét các chỉ số cơ bản: HDI, thu nhập bình quân hàng tháng của lao động khu
vực Nhà nước, lương thực quy thóc bình quân đầu người.
Bảng 2.1 : Một số chỉ số cơ bản về các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia
Tỉnh/thành phố HDI (*) Thu nhập BQT
sơ bộ 2003
(nghìn đồng)
LT quy thóc BQ
đầu người
(kg/người)
Phát triển cao người cao 0,749 - 265
Phát triển con người trung bình 0,663 - 492
Long An 0,686 1.123,3 1.058
Kiên Giang 0,678 1.070,5 1.291
Tây Ninh 0,666 1.028,2 455
An Giang 0,653 1.176,7 986
Đồng Tháp 0,648 1.164,6 1.222
Đắc Lắc 0,647 869,6 222
Bình Phước 0,632 713,2 84
Phát triển con người thấp 0,541 - 264
Gia Lai 0,546 752,6 215
Kom Tum 0,534 966,6 300
(Nguồn: (*)Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001;
Chính những khó khăn về nguồn kinh tế nội lực đã ảnh hưởng đáng kể tới
việc tiếp nhận các dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Cho đến đầu năm 2004, cả
nước có tổng số vốn đăng ký là 42.954,9 triệu USD với 5.394 dự án, trong khi đó
10 tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia chỉ có 1.149,2 triệu USD vốn đăng ký
(2.68% so với cả nước), tương ứng với 645,4 triệu USD vốn pháp định (3,22% so
với cả nước). Tổng vốn đăng kí đầu tư thấp đã đành lại có sự chênh lệch lớn, có
tỉnh đến năm 2004 chỉ có 01 đối tác nước ngoài đầu tư vào địa bàn tỉnh mặc dù
tỉnh ra sức kêu gọi và áp dụng chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn (Kon Tum).
Bảng 2.2 : Vốn ĐTNN trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia
Tỉnh / Thành Số dự án
Tổng vốn đăng
ký (triệu USD)
Vốn pháp định
(triệu USD)
Long An 96 466,3 231,8
Kiên Giang 18 286,5 149,9
Tây Ninh 72 274,6 193,3
An Giang 12 18,9 10,0
Đồng Tháp 12 17,0 8,0
Đắc Lắc 7 24,8 11,6
Bình Phước 10 25,6 17,1
Gia Lai 5 31,1 21,5
Kon Tum 1 4,4 2,2
10 tỉnh 233 1.149,2 645,4
Cả nước 5.394 42.954,9 19.990,2
(Nguồn:
Trong khi đó, tính đến ngày 30/6/2005, Campuchia đã tiếp nhận 7 dự án đầu
tư từ Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 12.325.793 USD, đứng hàng thứ 5 trong
10 nước tiếp nhận đầu tư nhiều nhất từ Việt Nam và chiếm 4,15 % trong tổng số
296.869.191 USD đầu tư ra nước ngoài qua các năm (số liệu thống kê tính trong
giai đoạn 1989 đến ngày 30/6/2005).
2.2.2_ Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu của Campuchia
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, trên bình diện chung nhất,
Campuchia đã có những bước tiến dài trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế –
Hình 2.1 : 10 nước tiếp nhận đầu tư nhiều nhất từ Việt Nam
(tính đến ngày 30/0/2005)
1
37
11
1
2 2
15
4
11
7
100,000,000
81,976,266
38,347,407
14,000,000
12,325,793
9,400,0007,750,000
6,717,500
4,788,1004,520,507
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Ira
d
La
øo
Li
ên
B
an
g N
ga
Al
ge
ria
Ca
mp
uc
hia
Inđ
on
esi
a
M
ala
ys
ia M
ỹ
CH
LB
Đ
ức
Sia
ng
ap
ore
Nước
so
á d
ự
án
0
20,000,000
40,000,000
60,000,000
80,000,000
100,000,000
120,000,000
tr
ie
äu
U
SD
Số dự án tổng vốn đầu tư
xã hội, từ an ninh chính trị, kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu, cho đến chất
lượng cuộc sống người dân ngày càng cải thiện đáng kể, nhất là sau khủng hoảng
kinh tế châu Á năm 1997.
An ninh chính trị được đảm bảo kéo theo đó là chiến lược phát triển kinh tế
vĩ mô được Chính phủ xác định rõ nét và được thực hiện bởi đội ngũ các chuyên
gia kinh tế được đào tạo trong và ngoài nước. Các chỉ tiêu xuất nhập khẩu luôn
tăng trưởng cao, tuy nhập siêu nhưng lại là dấu hiệu tích cực vì đất nước đang
trong thời kỳ đổi mới, tăng trưởng kinh tế cần nhiều nguyên, nhiên liệu, máy móc
thiết bị, khoa học kĩ thuật công nghệ hiện đại nên nhập siêu là điều tất yếu. Điều
này chúng ta có thể thấy rõ nét qua bảng sau đây :
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu của Campuchia
1996 1998 2000 2002
Dân số Triệu người
1 tháng 7 hàng năm 11,0 12,2 12,8 13,5
Lực lượng lao động Nghìn người
Có việc làm 4.456,2 4.909,2 5.275,2 -
Nông nghiệp 3.482,5 3.771,0 3.889,0 -
Công nghiệp chế biến 168,8 159,0 367,3 -
Khai khoáng 1,0 6,4 3,3 -
Các ngành khác 803,9 972,9 1.015,5 -
Tài khoản quốc gia Tỉ riên
GDP theo giá thị trường 9.024,3 11.609,4 13.131,0 15.667,2
GDP theo giá so sánh 10.023,6 11.190,6 13.094,6 14.500,9
Nông nghiệp 4.527,1 5.094,0 5.191,3 5.162,7
Khai khoáng 23,9 20,2 33,5 45,2
Công nghiệp chế biến 1,102,4 1.473,8 2.238,7 2.943,7
Điện, khí đốt và nước 38,2 40,1 43,3 45,5
Xây dựng 510,6 419,6 731,6 1.016,9
Thương nghiệp 1.672,8 1.784,7 1.905,0 2.079.7
Vận tải và bưu điện 722,2 684,6 877,7 972,3
Tài chính 751,9 853,8 1.000,9 1.030,3
Quản lí công cộng 333,0 384,2 376,6 373,3
Các ngành khác 386,6 435,6 695,4 831,2
Ngoại thương Triệu USD
Xuất khẩu 643,6 912,9 1,327,1 1,766,0
Nhập khẩu 1.071,6 1.073,2 1.536,2 2.311,0
Cán cân thương mại -428,0 -160,3 -209,1 -545,0
Sản lượng nông nghiệp Nghìn tấn
Thóc 3.390 3.510 4.026 3.822
Ngô 65 49 183 148
Cao su 42 36 36 53
Gỗ tròn (nghìn m3) 136 283 179 644
Cá 104 122 136 360
(*): tính theo giá 2000
(Nguồn: Những chỉ tiêu chủ yếu của các nước châu Á – TBD, ADB, 2003)
2.3_ An Giang : Tình hình phát triển kinh tế
2.3.1_ Vị trí địa líù và lãnh thổ
Hình 2.2 : Lược đồ hành chính tỉnh An Giang
U Vị trí địa lý:
An Giang có vị trí địa lí kéo dài từ 100 đến 110 vĩ Bắc; 10407’ đến 10505’
kinh Đông. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp; phía Tây Bắc giáp với Vương quốc
Campuchia với đường biên dài gần 100 km; phía Nam và Tây Nam giáp với tỉnh
Kiên Giang; phía Đông Nam giáp tỉnh Cần Thơ – Hậu Giang.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.406 km2. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực
thuộc bao gồm : TP. Long Xuyên, TX Châu Đốc và chín huyện: An Phú, Châu
Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên, Tân Châu
với 150 xã phường, thị trấn.
Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có hệ thống giao thông thuỷ bộ rất
thuận tiện. Giao thông chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên
vùng quan trọng của quốc gia và quốc tế, có cửa khẩu quốc tế đường bộ Tịnh
Biên và đường thuỷ Vĩnh Xương. Đó là lợi thế cho quá trình mở cửa phát triển và
hội nhập kinh tế tỉnh An Giang với các tỉnh ĐBSCL và khu vực Đông Nam Á
(ĐNA).
2.3.2_ Tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2005
Năm 2005 là năm có ý nghĩa đặt biệt, ngay từ đầu năm, UBND Tỉnh cùng
các ban ngành đoàn thể đã triển khai nhiều giải pháp nhằm quyết tâm thực hiện
đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn như
chỉ số giá tăng liên tục trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống, tình hình
sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng gặp khó khăn, dịch cúm gia cầm bùng
phát, tình hình khô hạn kéo dài, … nhưng nhờ sản xuất phát triển mạnh, đặc biệt
sản xuất nông nghiệp và chế biến thuỷ hải sản tăng trưởng tốt nên kết quả phát
triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2005 phát triển ổn định, tăng trưởng GDP
cao hơn cùng kỳ, các lĩnh vực văn hoá xã hội và cải cách hành chính có nhiều
chuyển biến tích cực, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được bảo
đảm.
Bảng 2.4: Ước tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2005
6 tháng đầu
năm 2005
6 tháng đầu
năm 2004
GDP (%) 10,19 9,71
Nơng lâm thuỷ sản (%) 8,15 2,40
Cơng nghiệp – Xây dựng (%) 13,57 14,64
Dịch vụ (%) 10,73 14,80
(Nguồn: Báo cáo tình hình KT - XH 6 tháng đầu năm 2005 – UBND Tỉnh An Giang)
2.3.2.1_ Về kinh tế :
– Sản xuất nông nghiệp tiếp tục đạt kết quả cao, toàn diện góp phần quyết định
tăng trưởng.
Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của vụ Đông Xuân năm 2004 – 2005
tiếp tục đạt thắng lợi cao nhất từ trước đến nay.
Nuôi trồng thuỷ hải sản tiếp tục phát triển mạnh, diện tích nuôi trồng trên
1.997 ha tăng 11,3 % so với cùng kì, sản lượng cá nuôi đạt khoảng 90,3 ngàn tấn
tăng 50,5% (chủ yếu là nuôi ao hầm), có 485 ha diện tích thả tôm (tăng 4,75%)
tập trung ở Thoại Sơn, Châu Phú, Phú Tân.
Do nhu cầu thị trường và tác động dịch cúm gia cầm nên chăn nuôi tiếp tục
phát triển mạnh, đang có sự đa dạng vật nuôi, đàn trâu bò tăng trên 15%, dê tăng
43%, đàn cá sấu ổn định; đàn gia cầm phát triển khá nhanh, hiện có trên 2,3 triệu
con tăng 55,87% so với cùng kì, sản lượng thịt các loại tăng 7,92%.
– Công nghiệp – xây dựng
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng
khá, giá trị sản xuất tăng 17 % so với cùng kì, ước đạt 1.504 tỉ đồng, trong đó khu
vực ngoài Nhà nước tăng 18,7%, khu vực kinh tế Nhà nước tăng 13,2% và khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 10,6%.
Các ngành sản xuất có mức tăng trưởng khá như : chế biến thuỷ sản tăng
36,9%, gạo xay xát tăng 8,4 %, điện tăng 17,2%, thức ăn gia súc tăng 42,2%.
Ngoài ra, tỉnh còn chú trọng đầu tư bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền
thống giải quyết việc làm đồng thời tăng sản phẩm phục vụ du lịch, bước đầu đạt
hiệu quả rất khả quan.
Tình hình đầu tư cơ bản có chuyển biến, ước 6 tháng đầu năm toàn tỉnh đã
giải ngân 304 tỉ đồng, trong đó khu KTCK là 14,2 tỉ đồng (đạt 31,9 % toàn năm).
– Thương mại – dịch vụ:
Nhờ giá một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh tăng cũng như thị
trường mở rộng nên tình hình xuất khẩu có bước tăng trưởng đáng kể, ước tổng
kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đạt trên 159 triệu USD, tăng 17,9% so với cùng kì
đạt 53% kế hoạch năm. Trong đó gạo và thuỷ sản chiếm hơn 90% tổng kim
ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu 6 tháng đầu năm đạt 16,6 triệu USD bằng 95,2% so với cùng kì,
chủ yếu là các mặt hàng : hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, nguyên vật liệu hàng
may mặc, sản xuất giày, bả đậu nành…
Từ đầu năm đến cuối tháng 6 năm 2005, toàn tỉnh có 150 doanh nghiệp
được cấp phép thành lập với tổng vốn đăng kí 189 tỉ đồng, nâng tổng vốn đăng kí
lên gần 3.000 tỉ đồng với hơn 2.354 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các địa phương
trong tỉnh đã cấp đăng kí kinh doanh mới cho 2.196 hộ kinh doanh cá thể, với số
vốn trên 75 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho 4.128 lao động, nâng tổng số hộ kinh
doanh trên địa bàn tỉnh là 51.438 hộ, với tổng vốn hoạt động trên 1.318 tỉ đồng.
2.3.2.2_ Văn hoá – xã hội
– Giáo dục – Đào tạo
Các kỳ thi THCS, bổ túc THCS, THPT .. năm nay diễn ra khá nghiêm túc và
đúng quy chế. Đề thi được đánh giá là phù hợp với trình độ học sinh. Kết quả thi
tốt nghiệp các cấp đạt tỉ lệ khá so với cả nước (tốt nghiệp THCS 87,8%, tốt
nghiệp THPT đạt 71,6% )
– Y tế :
Công tác phòng chống dịch bệnh được tăng cường thực hiện và thường
xuyên nên các loại bệnh đều được kiểm soát. So với cùng kì, thương hàn giảm
10,2%, sốt xuất huyết tăng 11,6%. Công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch
hoá gia đình được duy trì, các chỉ tiêu thực hiện đều đạt kế hoạch đề ra. Chất
lượng khám chữa bệnh từng bước cải thiện, công tác chăm sóc người bệnh được
chú trọng. Ngành y tế đã chủ động khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6
tuổi, tính đến cuối tháng 4/2005, đã khám chữa bệnh miễn phí cho 3.543 cháu với
giá trị tương đương 538 triệu đồng.
2.3.2.3_ Lao động và giải quyết việc làm
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức dạy nghề cho 8.097 người, đạt
42,6% kế hoạch năm, trong đó cấp chứng chỉ nghề cho 2.099 người, số còn lại là
đào tạo nghề cho nông dân và nghề tiểu thủ công nghiệp, 14.619 lao động đạt
54% kế hoạch năm, tăng 22,8% so với cùng kì. Bên cạnh đó lao động trong tỉnh
đi xuất khẩu sang các nước như Malaysisa, Hàn Quốc, Đài Loan với số lượng
ngày càng tăng.
Số hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới có giảm đáng kể còn 62.111 hộ, chiếm tỉ
lệ 14.5 % tổng số hộ dân An Giang.
2.3.2.4_ Văn hoá thông tin và thể dục – thể thao:
Toàn tỉnh có 387.620 hộ gia đình văn hoá (chiếm 87,6% tổng số hộ), 72 khu
dân cư tiên tiến, 570 khóm ấp văn hoá, 11 xã văn hoá, 981 công sở văn minh …
góp phần nâng cao cuộc sống người dân, giảm các loại tệ nạn xã hội.
2.4_ Thực trạng phát triển các khu KTCK biên giới tỉnh An Giang
Tỉnh An Giang nằm phía Tây – Nam của Việt Nam, là tỉnh biên giới đầu
nguồn ở ĐBSCL, địa hình vừa là đồng bằng vừa là rừng núi. Đường biên giới
giáp với Campuchia khoảng 100 km, có 4 huyện, 1 thị xã và 17 xã biên giới đối
diện với 2 tỉnh Campuchia là Takeo và Kandal. Do đặc điểm biên giới mùa khô
cũng như mùa mưa, việc qua lại của nhân dân hai bên rất dễ dàng, kẻ xấu thường
lợi dụng địa bàn này để qua lại trái phép.
Dân số 17 xã biên giới gồm 32.067 hộ với 161.872 nhân khẩu, bao gồm
các dân tộc Kinh, Khơme, Chăm, Hoa, trong đó người Kinh chiếm đa số. Hơn
90% dân số theo đạo Phật, Hoà Hảo, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, Bửu Sơn Kỳ
Hưng, Hiếu Nghĩa. Mặt bằng dân trí các xã biên giới đều thấp. Trong vùng có 2
cặp chợ cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương – OnXaNo và Tịnh Biên – PhumĐên. Tại
hai cặp cửa khẩu này, Chính phủ Việt Nam đã có qui định cho phép An Giang
xây dựng các khu KTCK bao gồm nhiều hạng mục công trình phục vụ cho việc
giao thương với Campuchia và các nước trong khu vực ĐNA.
Có 3 cặp chợ cửa khẩu phụ là Bắc Đai – Bắc Đai, Vĩnh Hội Đông – Kôm
Phông, KroRăng và riêng cặp cửa khẩu Khánh Bình – Chrây Thum được Chính
phủ hai nước nâng lên cửa khẩu quốc gia.
Trong những năm gần đây, mạng lưới chợ An Giang phát triển mạnh, điều
này góp phần tăng cường các hoạt động giao thương trong và ngoài tỉnh. Ngoài
các trung tâm mua sắm lớn thì hiện nay, tại các huyện, thị xã hệ thống chợ phân
bố rộng khắp, có thể thấy điều đó qua mạng lưới chợ tỉnh An Giang sau đây :
Bảng 2.5 : Hiện trạng mạng lưới Chợ - Siêu thị - Trung tâm Thương mại
tỉnh An Giang (đến 30/6/2004)
STT Huyện, thị xã,
thành phố
TTTM –
Siêu thị
Chợ biên
giới, cửa
khẩu
Loại
1
Loại
2
Loại
3
Tự
phát
Ghi chú
Tổng cộng: 289 2 9 4 33 192 49
1 Tp. Long Xuyên
(25)
1 2 4 13 5
2 Thị xã Châu
Đốc (14)
1 1 1 9 2
3 Huyện Châu
Thành (30)
5 25 cĩ 2 chợ ngưng hoạt
động
4 Huyện Tịnh
Biên (18)
2 2 14
5 Huyện Tri Tơn
(23)
2 1 11 9
6 Huyện An Phú
(14)
4 2 2 6
7 Huyện Châu
Phú (24)
1 23
8 Huyện Phú Tân
(25)
4 14 7
9 Huyện Tân
Châu (26)
1 1 6 18
10 Huyện Thoại
Sơn (26)
7 18 1
11 Huyện Chợ Mới
(64)
6 57 1
(Nguồn : Sở Thương Mại An Giang)
Về cơ cấu và nguồn gốc hàng chủ yếu là hàng hoá Việt Nam, tuy nhiên
cũng có sự phân hoá trong từng mặt hàng, ngành hàng cụ thể. Đối với các chợ
giáp biên giới thì cơ cấu, nguồn gốc hàng có thay đổi. Tỉ lệ hàng nội địa giảm đi
thay vào đó là hàng có nguồn gốc Thái Lan, Trung Quốc tăng cao, có nơi đến 40
– 50 % tổng hàng trưng bày bán với giá rất cạnh tranh so với hàng Việt Nam.
Chỉ tính riêng trong quý I năm 2005, giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu
chính ngạch qua biên giới Việt Nam – Campuchia đạt 66,7 triệu USD, tăng 1,8
lần so với cùng kì, gồm : xuất nhập khẩu chính ngạch 66,2 triệu USD, trong đó,
xuất trực tiếp 27,7 triệu USD tăng 70% gồm: sắt thép 54,4 ngàn tấn, mì gói 268
tấn, bách hoá tổng hợp 1.274 tấn, bia 531 tấn, phân bón 3.480 tấn. Tạm nhập tái
xuất 38,5 triệu USD gồm nhiên liệu, sắt thép.
Mua bán tiểu ngạch đạt 1.814 ngàn USD (bằng 89 % so cùng kì), trong đó
xuất khẩu đạt 878.000 USD (bằng 59% so cùng kì) gồm các mặt hàng trái cây
210 tấn, gạch ngói 1.086 tấn, nhôm 166 tấn, … nhập khẩu đạt gần 936.000 USD
(tăng 1,6 lần), mặt hàng chủ yếu gồm me khô, nông sản, giày dép các loại.
2.4.1_ Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên
2.4.1.1_Vị trí
– Khu KTCK Tịnh Biên nằm ở phía tây tỉnh An Giang, sát biên giới Vương
quốc Campuchia, thuộc huyện Tịnh Biên.
– Ranh giới khu KTCK Tịnh Biên:
• Phía Bắc : giáp Campuchia.
• Phía Đông Bắc : giáp Thị xã Châu Đốc
• Phía Đông : giáp xã Thới Sơn (Tịnh Biên)
• Phía Tây : Giáp xã Lê Trì (Tịnh Biên).
2.4.1.2_ Diện tích
– Tổng diện tích tự nhiên toàn khu KTCK Tịnh Biên khoảng 9.225 ha. Gồm
các xã : Nhơn Hưng, An Phú, Xuân Tô, An Nông và thị trấn Nhà Bàng.
2.4.1.3_ Dân số
– Tổng dân số trong khu vực kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên theo số liệu điều
tra năm 2000 có khoảng 43.200 người, chiếm 38,6% so với cả huyện. Trong đó,
người Kinh : 92,8%, người Khơme : 6,45, người Hoa : 0,7 %...
– Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,85 %.
2.4.1.4_ Lao động
– Tổng lao động trong độ tuổi của khu vực ước tính khoảng 20.300 người,
chiếm 48% tổng dân số. Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm tỉ lệ 5,5%, lao
động tiểu thủ công nghiệp 7,6%, thương nghiệp dịch vụ 56%, các nghề khác
chiếm phần còn lại.
2.4.1.5_ Hiện trạng cơ sở hạ tầng
U Hệ thống giao thông :
– Đường bộ với trục chính là QL 91 chạy qua khu vực khoảng 8 km. Tuyến
đường chạy dọc khu KTCK Tịnh Biên giáp kênh Vĩnh Tế là TL 53 đến Hà Tiên.
Tuyến cắt ngang khu KTCK Tịnh Biên có TL 948 đi Tri Tôn.
– Giao thông đường thuỷ : kinh Vĩnh Tế và Trà Sư.
U Hệ thống điện nước :
– Nguồn điện lấy từ Thị xã Châu Đốc và qua trạm 33 KV ở Nhà Bàng
– Nước : có 2 nhà máy với tổng công suất 800 – 1.000 m3/ngày đêm
2.4.1.6_ Quan hệ vùng
– Khu KTCK Tịnh Biên nằm trên trục nối các đô thị lớn ( TP. Long Xuyên,
Thị Xã Châu Đốc đến các cửa khẩu Tịnh Biên, các tuyến đường liên huyện).
– Khu KTCK Tịnh Biên là đầu mối quan trọng phát triển kinh tế giữa An
Giang và các tỉnh ĐBSCL với Campuchia.
– Cách thị xã Châu Đốc 31 km, cách Long Xuyên 90 km, Cần Thơ 150 km,
Tp. HCM 320 km. Về phía bạn : cách tỉnh Tà-keo 50 km, cách thủ đô PhnômPênh
120 km.
2.4.1.7_ Các phân khu chức năng
U Kho quan ngoại : Quy hoạch gồm có :
• Các kho hàng
• Bãi đậu xe
• Bến tập kết hàng
Hình 2.3 : Sơ đồ kho quan ngoại Tịnh Biên
U Khu bảo thuế, bao gồm:
• Kho quan ngoại
• Gian hàng miễn thuế
• Hội chợ triễn lãm
• Chợ nông sản
• Bãi xe
• Quản lí hải quan
• Trạm xăng dầu
• Cửa hàng ăn uống
• Đường giao thông nội bộ, đường vào ra người và hàng hoá.
Hình 2.4 : Sơ đồ khu bảo thuế
Hiện tại khu bảo thuế đang tiến hành giải phóng mặt bằng và kêu gọi các
nguồn đầu tư với các chính sách ưu đãi của tỉnh.
U Khu công nghiệp Xuân Tô : gồm có :
• Khu nhà máy sản xuất
• Khu trung tâm quản lí
• Khu kĩ thuật
Hình 2.5 : Sơ đồ khu công nghiệp Xuân Tô
Hiện nay khu chức năng này cũng đang kêu gọi đầu tư trong và ngoài tỉnh
về hạ tầng cơ sở, sản xuất kinh doanh.
U Khu vui chơi giải trí
Hình 2.6 : Khu vui chơi giải trí
Khu vui chơi giải trí theo thiết kế bao gồm:
• Khu trò chơi, hồ nước, tham quan.
• Gian hàng mua sắm, dịch vụ ăn uống.
Về tổng thể, khu KTCK Tịnh Biên được Viện Quy Hoạch tiến hành quy
hoạch chi tiết đến năm 2020, đang trong giai đoạn triển khai dự án, bước đầu giải
phóng mặt bằng và kêu gọi đầu tư trong và ngoài tỉnh. Hiện có 4 Doanh nghiệp
trong tỉnh đứng ra đầu tư hạ tầng kĩ thuật với những ưu đãi và chính sách thông
thoáng của tỉnh.
2.4.1.8_ Thực trạng hoạt động tại cửa khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu
Theo số liệu thống kê cục Hải quan An Giang cho thấy, kim ngạch xuất
nhập khẩu qua cửa khẩu Tịnh Biên tăng nhưng không đều với các hình thức xuất
khẩu : chính ngạch và tiểu ngạch và dân gian.
Bảng 2.6: Tình hình xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Tịnh Biên qua các năm
(Đơn vị tính: USD)
Xuất khẩu Nhập khẩu Năm
Chính ngạch Tiểu ngạch Chính ngạch Tiểu ngạch
1995 3.594.000 1.966.000 89.600 3.824.000
1997 4.887.080 108.000 342.380 3.089.000
1999 3.297.959 3.715.000 394.835 1.840.000
2001 10.796.079 7.472.000 481.137 8.183.000
2004 6.880.000 1.150.000 66.000 1.1610.000
(Nguồn: Cục Hải Quan tỉnh An Giang năm 2004)
Nguyên nhân biến động chuyển từ hình thức chính ngạch sang tiểu ngạch
chủ yếu là do hiệu quả kinh tế nên có sự tăng giảm nhanh chóng khi lựa chọn cửa
khẩu nào xuất khẩu có lợi cho doanh nghiệp tại từng thời điểm cụ thể. Đồng thời
không loại trừ khả năng muốn hưởng thuế suất thấp hơn khi chọn hình thức trao
đổi tiểu ngạch mặc dù đôi lúc thời gian vận chuyển hàng có dài hơn.
Cơ cấu xuất – nhập khẩu
Trong thời gian qua, thông qua cửa khẩu Tịnh Biên, phía Việt Nam đã xuất
khẩu các mặt hàng chủ yếu dưới dạng chính ngạch: phân bón, mì gói, sắt thép,
bột giặt, hàng nhựa gia dụng, bánh kẹo, … đổi lại chúng ta nhập từ các cửa khẩu
Campuchia các loại động cơ diezen, cá sấu, giấy phế liệu, mỹ phẩm, hàng gia
dụng có nguồn gốc từ Thái Lan, Trung Quốc. Với hình thức tiểu ngạch, ở cửa
khẩu Tịnh Biên chúng ta xuất mì gói, bột giặt, văn phòng phẩm, hàng gia dụng,
các mặt hàng nhựa, bánh kẹo, dầu đậu nành… và nhập về vải von, nông sản, phụ
kiện may mặc, trái cây, thực phẩm, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm …
Thêm vào đó, theo thống kê Biên phòng Tịnh Biên có khoảng 2.000 – 3.000
lượt người Campuchia qua lại trao đổi hàng hoá tại chợ cửa khẩu Xuân Tô với
các mặt hàng trao đổi chủ yếu là nông sản địa phương, mua hàng hoá từ Việt
Nam về bán lại, hay tham gia vào đoàn cửu vạn vận chuyển hàng lậu như thuốc
lá, hàng điện tử gia dụng, mỹ phẩm, … và cũng có khoảng 1.000 lượt người Việt
qua cửa khẩu buôn bán hàng ngày.
Ngoài ra, mỗi ngày tại khu vực cửa khẩu có khoảng hàng ngàn lượt khách
đến du lịch, tham quan các điểm du lịch của huyện như Nhà mồ Ba Trúc, Lâm
viên Núi Cấm, đồi Tức Dụp, tham gia các lễ hội truyền thống của đồng bào
Khơme, Chăm, Hoa, sau đó là mua hàng lưu niệm tại các chợ cửa khẩu biên giới.
Nhiều thương nhân khẳng định đây chính là nguồn khách đáng kể tiêu thụ hàng
hoá tại chợ. Đi sâu vào nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt giữa các
cửa khẩu khu vực này là hàng hoá sau khi nhập vào thị trường Việt Nam chủ yếu
là buôn bán tại chỗ cho khách du lịch, người dân địa phương… chứ ít đóng hàng
mối như các cửa khẩu phía Bắc.
Bảng 2.7: Hiện trạng mạng lưới chợ – siêu thị - trung tâm mua bán H. Tịnh Biên
Stt Tên Địa điểm
TTTM
(Siêu
thị)
chợ
biên
giới
(cửa
khẩu)
Loại
1
Loại
2
Loại
3
Tự
phát
Ghi
chú
Tổng cộng 18 2 2 14
1 Chợ CK Tịnh
Biên
Xuân Hịa - Xuân
Tơ x
2 Xuân Phú Xuân Phú - Xuân
Tơ x
3 An Phú Phú Hịa - An Phú x
4 Chợ BG Nhơn
Hưng
Tây Hưng - Nhơn
Hưng x
5 TT.Nhà Bàng Thới Hịa - Nhà
Bàng x
6 Hịa Hưng Hịa Hưng - Nhà
Bàng x
7 Thới Sơn Sơn Tây - Thới
Sơn x
8 Văn Giáo Măng Rị - Văn
Giáo x
9 Vĩnh Trung Vĩnh Tâm - Vĩnh
Trung x
10 TT.Chi Lăng Khĩm 1 - TT.Chi
Lăng x
11 Chợ Voi I Voi I - Núi Voi x
12 Tân Lợi Tân Long - Tân Lợi x
13 Tân Lập Tân Thành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVDLDLH034.pdf