Luận văn Đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài luận văn.1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.2

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn.6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.7

7. Kết cấu của luận văn.8

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở

CẤP HUYỆN .9

1.1. Tổng quan về cải cách hành chính ở cấp huyện .9

1.2. Đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện.13

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện.34

1.4. Kinh nghiệm đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện tại một số địa phương

trong nước và bài học kinh nghiệm .39

Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CẢI CÁCH HÀNH

CHÍNH Ở CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI .43

2.1. Một số nét tổng quan về tỉnh Gia Lai .43

2.2. Đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay

.45

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa

bàn tỉnh Gia Lai .73

2.4. Thành công và hạn chế trong đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên

địa bàn tỉnh Gia Lai .80

pdf143 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP; Nghị định số 54/2016/NĐ-CP của Chính phủ. - TC 6.4. Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm. - TC 6.5. Báo cáo quyết toán và báo cáo đánh giá hiệu quả của việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (nếu có). - TC 6.6. Quản lý, sử dụng kinh phí hành chính. - TC 6.7. Thực hiện các quy định và báo cáo tình hình quản lý sử dụng tài sản công tại địa phương. - TC 6.8. Thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập. 2.2.4.7. Tiêu chí 7 đánh giá công tác hiện đại hóa hành chính: 4 tiêu chí và 17 tiêu chí thành phần - TC 7.1. Ứng dụng công nghệ thông tin của địa phương - TC 7.2. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến - TC 7.3. Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. - TC 7.4. Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001) theo quy định. 52 2.2.4.8. Tiêu chí 8 đánh giá điểm thưởng: 6 tiêu chí - TC 8.1. Có đề xuất giải pháp hoặc cách làm mới được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt áp dụng trên địa bàn huyện mang lại hiệu quả trong công tác cải cách hành chính. - TC 8.2. Trong năm không có hồ sơ, thủ tục hành chính giải quyết trễ hạn dưới bất kỳ hình thức nào (qua kiểm tra trên phần mềm Hệ thống tổng hợp thông tin Một cửa tỉnh Gia Lai và qua kiểm tra thực tế của các Đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát). - TC 8.3. Kết quả quản lý, điều hành của người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc đạt điểm tối đa các tiêu chí 1.1; 1.2; 1.3; 1.4; 1.5. - TC 8.4. Đã triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 - TC 8.5. 100% thủ tục hành chính đã triển khai có phát sinh hồ sơ tiếp nhận/trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích. - TC 8.6. Đã triển khai mô hình một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại đến 100% cấp xã. 2.2.4.9. Tiêu chí 9 đánh giá điểm trừ: 5 tiêu chí - TC 9.1. Có đơn thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về kết quả giải quyết công việc, thủ tục hành chính, thái độ, hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, chậm trễ của cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền xử lý đúng hoặc đúng một phần. - TC 9.2. Thực hiện không đúng quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Nếu có xây dựng văn bản QPPL). - TC 9.3. Dưới 100% các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và đơn vị hành chính cấp xã cập nhật, công khai, niêm yết đầy đủ các thủ tục hành chính và thông tin tiếp nhận phản ánh, kiến nghị tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trên Cổng/Trang thông tin điện tử. - TC 9.4. Có từ 01 hồ sơ thủ tục hành chính trở lên trong năm giải quyết trễ hạn nhưng không thực hiện văn bản xin lỗi tổ chức, cá nhân. 53 - TC 9.5. Không thực hiện đầy đủ công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (nếu có) theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh. 2.2.4.10. Tiêu chí 10 đánh giá điều tra xã hội học: 15 tiêu chí - TC 10.1. Thời gian trả kết quả giải quyết, xử lý hồ sơ thủ tục hành chính so với quy định hoặc yêu cầu của cơ quan, đơn vị chủ trì. - TC 10.2. Số lần phải liên hệ với cơ quan tiếp nhận để hoàn thiện hồ sơ thủ tục hành chính (kể cả liên hệ theo hình thức trực tuyến). - TC 10.3. Tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin thủ tục hành chính được công khai so với quy định. - TC 10.4. Thái độ ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính. - TC 10.5. Sự phù hợp với pháp luật của kết quả giải quyết thủ tục hành chính và chi phí thực hiện thủ tục hành chính; các chi phí phát sinh ngoài quy định của pháp luật khi thực hiện các thủ tục hành chính. - TC 10.6. Thời gian và chất lượng ý kiến giải trình của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức đối với các ý kiến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân. - TC 10.7. Tiến độ và chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan có thẩm quyền. - TC 10.8. Thời gian thực hiện của từng cơ quan, đơn vị tham gia giải quyết (kể cả đơn vị phối hợp) so với quy định. - TC 10.9. Số lượng cơ quan, đơn vị, tổ chức phải liên hệ để hoàn thiện hồ sơ thủ tục hành chính (kể cả liên hệ theo hình thức trực tuyến). - TC 10.10. Thực hiện tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. - TC 10.11. Công khai thủ tục hành chính. - TC 10.12. Thái độ của cán bộ, công chức, viên chức khi hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính. 54 - TC 10.13. Mức độ kịp thời, đầy đủ và thuận tiện trong việc truy cập, khai thác thông tin trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và sự thuận tiện trong việc tìm hiểu thông tin để giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính (tuyên truyền, phổ biến đến người dân...). - TC 10.14. Tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân của công chức giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính. - TC 10.15. Có thực hiện văn bản xin lỗi tổ chức, công dân đối với các hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết quá hạn. Tương ứng với thang điểm xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp huyện là 100 điểm, trong đó: - Điểm tự đánh giá: 65 điểm; - Điểm thưởng: 5 điểm; - Điểm trừ: 5 điểm; - Điểm điều tra XHH: 30 điểm. (Thể hiện cụ thể trong Phụ lục 1) 2.2.5. Hình thức, phương pháp, thời điểm thực hiện đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2.2.5.1. Hình thức đánh giá: Hai hình thức chính đang áp dụng để đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay là đánh giá thông qua báo cáo (báo cáo cải cách hành chính định kỳ, báo cáo tự đánh giá, báo cáo của cơ quan chuyên môn) và đánh giá thông qua kiến nghị của người dân, doanh nghiệp (điều tra xã hội học và giải quyết phản ánh, kiến nghị); các hình thức khác (đánh giá qua phương tiện thông tin đại chúng, qua dư luận xã hội) chưa có cơ sở kiểm chứng mức độ chính xác của thông tin nên các hình thức này chỉ phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh (kiểm tra, chấn chỉnh) và nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp (kiểm tra, khắc phục) mà chưa phục vụ cho công tác đánh giá. Hình thức đánh giá thông qua báo cáo và thông qua kiến nghị của người dân, doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện theo cách thức sau: 55 a) Tự đánh giá, chấm điểm - Hằng năm (vào năm sau liền kề năm đánh giá) cấp huyện căn cứ Bảng 2- Hướng dẫn chấm điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần Chỉ số cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 355/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố để tự đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của địa phương. - Điểm tự đánh giá của địa phương được thể hiện tại cột “Tự đánh giá” thuộc Bảng 2 của Quyết định số 83/QĐ-UBND ngày 14/02/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Bộ chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Các địa phương không tự đánh giá các tiêu chí thuộc Phần IV- Điều tra xã hội học tại Bảng 2 của Quyết định số 83/QĐ-UBND. b) Cách tính điểm xác định Chỉ số cải cách hành chính - Điểm tự đánh giá của địa phương được thể hiện qua công thức (Phương trình 2.1) Trong đó: T: Tổng điểm tự đánh giá của địa phương A: Điểm tự đánh giá về kết quả thực hiện cải cách hành chính đối với từng tiêu chí, tiêu chí thành phần tại Bảng 2 của Quyết định số 83/QĐ-UBND. B: Điểm tự đánh giá phần Điểm thưởng (nếu có) C: Điểm tự đánh giá phần Điểm trừ (nếu có) - Điểm do Hội đồng thẩm định được thể hiện qua công thức Điểm xác định Chỉ số cải cách hành chính của địa phương là kết quả điểm do Hội đồng thẩm định tổng điểm tự đánh giá, điểm thưởng, điểm trừ của từng địa T = A+ B - C 56 phương đối với từng tiêu chí, tiêu chí thành phần tại Bảng 2 của Quyết định số 83/QĐ- UBND. (Phương trình 2.2) Trong đó: Q: Điểm đạt được của từng địa phương do Hội đồng thẩm định T: Tổng điểm tự đánh giá của địa phương - Điểm xếp hạng, công bố xếp hạng được thể hiện qua công thức (Phương trình 2.3) Trong đó: P: Điểm xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của địa phương Q: Điểm đạt được của từng địa phương do Hội đồng thẩm định XHH: Điểm điều tra xã hội học (Điểm điều tra xã hội học được tính bằng tổng số điểm đạt được chia cho tổng số phiếu thu về trên mỗi câu hỏi). Kết quả thực hiện cải cách hành chính của địa phương được xếp hạng thứ tự từ cao đến thấp, số thập phân được làm tròn 2 chữ số, cụ thể: + Loại Xuất sắc: Từ 90 điểm đến 100 điểm; + Loại Tốt: Từ 80 điểm đến dưới 90 điểm; + Loại Khá: Từ 65 điểm đến dưới 80 điểm; + Loại Trung bình: Từ 50 điểm đến dưới 65 điểm; + Loại Yếu: Dưới 50 điểm. 2.2.5.2. Phương pháp đánh giá Đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai chủ yếu sử dụng 04 phương pháp sau: Đánh giá theo tiêu chuẩn công việc; đánh giá theo mức thang điểm; đánh giá theo mục tiêu và đánh giá bằng phản hồi 360o. Căn cứ vào các nhiệm vụ cải cách hành chính cụ thể đề ra trong các kế hoạch hằng năm (như: Kế Q = ∑T P= Q + XHH 57 hoạch cải cách hành chính; kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin; kế hoạch rà soát thủ tục hành chính; kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật; kế hoạch xây dựng, chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001) Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Bộ chỉ số cải cách hành chính cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tương ứng với từng tiêu chí, thang điểm cụ thể làm cơ sở tiến hành đánh giá và đo lường mức độ kết quả đầu ra đạt được của từng huyện; kết quả đó sẽ được so sánh với mục tiêu ban đầu huyện đề ra trong từng năm, giai đoạn từ đó kết luận được hiệu lực, hiệu quả cải cách hành chính ở cấp huyện. Đồng thời, đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện có sự phản hồi 360o từ các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; chính quyền địa phương; tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể; công dân, doanh nghiệp để đảm bảo kết quả đánh giá cải cách hành chính luôn được thực chất, khách quan, công bằng. 2.2.5.3. Thời điểm thực hiện đánh giá “Công tác xác định chỉ số cải cách hành chính phải được tổ chức định kỳ hàng năm (năm hiện hành đánh giá, xếp loại của năm trước liền kề)” [19, tr.4], cụ thể được thực hiện “Trong tháng 3 (năm sau liền kề năm đánh giá) sau khi có kết quả tự đánh giá của cấp huyện, Hội đồng thẩm định tổ chức họp, thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính của cấp huyện; tổng hợp, xếp hạng, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và công bố xếp hạng” [19, tr.10]. 2.2.6. Quy trình đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai Bước 1: Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chương trình, kế hoạch về các lĩnh vực cải cách hành chính, đề ra mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, phân công cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, thời gian hoàn thành cụ thể làm cơ sở đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện. Bước 2: Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Bộ chỉ số cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, bộ tiêu chí bám sát vào các chương trình, kế hoạch về các lĩnh vực cải cách hành chính, có mức độ thực hiện, cơ cấu tính điểm 58 phù hợp giúp phân loại rõ các mức độ đạt được ở từng tiêu chí, tiêu chí thành phần cụ thể. Bước 3: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tự đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành chính của địa phương mình theo Bộ chỉ số cải cách hành chính dành cho cấp huyện được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. Bước 4: Hội đồng thẩm định kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính thẩm định lại kết quả tự đánh giá của từng Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở kết quả thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất về công tác cải cách hành chính của Đoàn kiểm tra cải cách hành chính của tỉnh và của các cơ quan có thẩm quyền; báo cáo chuyên ngành và các nguồn khác. Bước 5: Sở Nội vụ (cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định) phối hợp với Bưu điện tỉnh độc lập thực hiện điều tra xã hội học đối với các đối tượng là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; đại diện lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể tỉnh; đại diện lãnh đạo cấp xã; người dân, doanh nghiệp về kết quả công tác chỉ đạo điều hành, thể chế, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Bước 6: Hội đồng thẩm định tổng hợp kết quả thẩm định và kết quả điều tra xã hội học, ban hành báo cáo kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trình Ủy ban nhân dân tỉnh. Bước 7: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định phê duyệt và công bố kết quả đánh giá cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Bước 8: Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm phân tích các tồn tại, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân và chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục. Bước 9: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch khắc phục, kiểm điểm cá nhân, tập thể vi phạm và đề xuất các biện pháp, giải pháp 59 nâng cao chất lượng cải cách hành chính ở cấp huyện đồng thời xây dựng kế hoạch cải cách hành chính năm tiếp theo đảm bảo sát với thực tế (xem sơ đồ 2.2) Sơ đồ 2.1: Quy trình đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện 2.2.7. Sử dụng kết quả đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2.2.7.1. Kết quả đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ năm 2015 đến năm 2018 Căn cứ vào các tiêu chí, tiêu chí thành phần trong Bộ chỉ số cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố được Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, Hội đồng thẩm định Chỉ số cải cách hành chính đã tiến hành thẩm định kết quả tự đánh giá của cấp huyện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt, công bố. Kết quả đánh giá chỉ số cải cách hành chính của các huyện từ năm 2015 đến 2018 được nêu trong Bảng 2.1: Tổ chức hội nghị và xây dựng kế hoạch khắc phục UBND tỉnh UBND tỉnh 60 Bảng 2.1: Kết quả đánh giá CCHC ở cấp huyện từ năm 2015-2018 ĐVT: % TT Địa phương Chỉ số CCHC qua các năm Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Tổng điểm Xếp hạng Tổng điểm Xếp hạng Tổng điểm Xếp hạng Tổng điểm Xếp hạng 1 Huyện Kbang 78,19 1 75,95 2 74,5 2 67,7 1 2 Thị xã An Khê 76,64 2 74,23 3 73,5 3 64,5 3 3 Huyện Kông Chro 76,32 3 72,93 5 67 11 59 13 4 Thị xã Ayun Pa 76,16 4 80,75 1 76,25 1 50,5 17 5 Huyện Đak Pơ 76,03 5 66,33 15 70,5 5 61 9 6 Huyện Đức Cơ 74,68 6 66,90 14 68,7 7 61,5 8 7 Thành phố Pleiku 74,25 7 72,43 7 60,5 16 64 4 8 Huyện Chư Păh 74,02 8 68,90 12 64,95 12 62,7 7 9 Huyện Ia Grai 73,99 9 62,28 16 68,2 9 63,5 5 10 Huyện Phú Thiện 72,86 10 71,44 10 63,2 14 54,7 15 11 Huyện Ia Pa 72,25 11 60,05 17 68,2 9 67,2 2 12 Huyện Chư Prông 71,80 12 72,46 6 68,95 6 60 12 13 Huyện Mang Yang 71,64 13 67,70 13 61,95 15 51,2 16 14 Huyện Đak Đoa 70,52 14 71,74 9 68,5 8 58,7 14 15 Huyện Krông Pa 69,95 15 74,18 4 70,7 4 60,2 11 16 Huyện Chư Pưh 68,99 16 72,34 8 63,5 13 63,2 6 17 Huyện Chư Sê 68,69 17 70,88 11 68 10 60,5 10 (Nguồn: Sở Nội vụ 2015-2018 [18, tr.5-6]) Kết quả đánh giá cho thấy, chỉ một số ít huyện giữ vững ổn định trong kết quả cải cách hành chính như huyện Kbang; thị xã An Khê; một số huyện có sự đột phá như huyện KongChro, thành phố Pleiku, huyện Chư Păh; các huyện còn lại có kết quả cải cách hành chính không ổn định, thậm chí tụt giảm lớn như huyện Chư Pưh, 61 huyện Krông Pa. Kết quả đánh giá cụ thể ở từng lĩnh vực cải cách hành chính cũng có sự khác biệt: - Kết quả đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai Trung bình kết quả đánh giá từ năm 2015-2018 như sau: Huyện Kbang: 80,48%, huyện Ia Pa: 66,84%, thị xã An Khê: 73,36%, thành phố Pleiku: 61,29%, huyện Ia Grai: 67,21%, huyện Chư Pưh: 60,41%, huyện Chư Păh: 57,62%, huyện Đức Cơ: 69,69%, huyện Đăk Pơ: 58,94%, huyện Chư Sê: 66,98%; huyện Krông Pa: 67,54%, huyện Chư Prông: 63,81%, huyện Kong Chro: 69,53%, huyện Đak Đoa: 56,87%, huyện Phú Thiện: 65,23%, huyện Mang Yang: 68,54%, thị xã Ayun Pa: 63,95%. Nhìn chung, huyện Kbang đã có sự đột phá trong công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính (giá trị trung bình 80,48%) và huyện Đak Đoa công tác chỉ đạo vẫn còn nhiều yếu kém (giá trị trung bình 56,87%), điều này cho thấy, các địa phương chưa nhận thức được tầm quan trọng của kế hoạch cải cách hành chính hàng năm, do đó, việc xây dựng kế hoạch còn mang tính chung chung, trong quá trình triển khai, không bám sát vào kế hoạch nên dẫn đến một số thiếu sót trong công tác triển khai thực hiện; hầu hết các địa phương không tổ chức đánh giá mức độ triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, hoặc đánh giá một cách chung chung, không thể hiện được nội dung công việc và sản phẩm đạt được kèm theo; không có các đề xuất giải pháp, cơ chế mới trong thực hiện các nội dung cải cách hành chính của địa phương [18, tr.8] (xem biểu đồ 2.2, đơn vị tính %). 62 Biểu đồ 2.2: Kết quả đánh giá trong công tác chỉ đạo điều hành CCHC - Kết quả đánh giá công tác xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai Trung bình kết quả đánh giá từ năm 2015-2018 như sau: Huyện Kbang: 70,09%, huyện Ia Pa: 86,16%, thị xã An Khê: 88,66%, thành phố Pleiku: 57,95%, huyện Ia Grai: 70,09%, huyện Chư Pưh: 69,73%, huyện Chư Păh: 61,34%, huyện Đức Cơ: 66,88%, huyện Đăk Pơ: 80,80%, huyện Chư Sê: 63,30%; huyện Krông Pa: 40,76%, huyện Chư Prông: 53,84%, huyện Kong Chro: 65,67%, huyện Đak Đoa: 82,95%, huyện Phú Thiện: 72,59%, huyện Mang Yang: 74,91%, thị xã Ayun Pa: 78,48%. Nhìn chung, thị xã An Khê thực hiện đảm bảo việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật (giá trị trung bình 88,66%) và huyện Krông Pa vẫn còn yếu trong lĩnh vực này (giá trị trung bình 40,76%), điều này cho thấy, vẫn còn nhiều địa phương không quan tâm đến công tác theo dõi thi hành pháp luật và rà soát văn bản quy phạm pháp luật (xem biểu đồ 2.3, đơn vị tính %). 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 2015 2016 2017 2018 Trung bình Linear (Trung bình) 63 Biểu đồ 2.3: Kết quả đánh giá trong công tác xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật - Kết quả đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai Trung bình kết quả đánh giá từ năm 2015-2018 như sau: Huyện Kbang: 55,15%, huyện Ia Pa: 68,80%, thị xã An Khê: 66,64%, thành phố Pleiku: 60,26%, huyện Ia Grai: 58,62%, huyện Chư Pưh: 65,21%, huyện Chư Păh: 67,40%, huyện Đức Cơ: 49,88%, huyện Đăk Pơ: 58,69%, huyện Chư Sê: 54,06%; huyện Krông Pa: 57,77%, huyện Chư Prông: 55,10%, huyện Kong Chro: 56,14%, huyện Đak Đoa: 56,14%, huyện Phú Thiện: 58,23%, huyện Mang Yang: 48,07%, thị xã Ayun Pa: 68,07%. Nhìn chung, huyện Ia Pa thực hiện có hiệu quả nhất việc cải cách thủ tục hành chính (giá trị trung bình 68,80%) và huyện Mang Yang thủ tục hành chính vẫn rườm rà, bất cập (giá trị trung bình 48,07%), điều này cho thấy, hầu hết các địa phương đều không đăng ký rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; ngoài ra, vẫn còn một số địa phương giải quyết thủ tục hành chính quá hạn, không thực hiện đầy đủ việc xin lỗi tổ chức, công dân đối với trường hợp hồ sơ quá hạn giải quyết (nhất là ở cấp huyện) [18, tr.11] (xem biểu đồ 2.4, đơn vị tính %). 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 2015 2016 2017 2018 Trung bình Linear (Trung bình) 64 Biểu đồ 2.4: Kết quả đánh giá trong công tác cải cách thủ tục hành chính - Kết quả đánh giá công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai Trung bình kết quả đánh giá từ năm 2015-2018 như sau: Huyện Kbang: 82,89%, huyện Ia Pa: 69,94%, thị xã An Khê: 92,71%, thành phố Pleiku: 92,71%, huyện Ia Grai: 95,39%, huyện Chư Pưh: 75,60%, huyện Chư Păh: 98,51%, huyện Đức Cơ: 89,14%, huyện Đăk Pơ: 81,99%, huyện Chư Sê: 75,74%; huyện Krông Pa: 89,14%, huyện Chư Prông: 79,76%, huyện Kong Chro: 92,26%, huyện Đak Đoa: 89,14%, huyện Phú Thiện: 95,39%, huyện Mang Yang: 90,77%, thị xã Ayun Pa: 89,14%. Nhìn chung, huyện Chư Păh triển khai rất tốt việc sắp xếp tổ chức bộ máy và biên chế hành chính, sự nghiệp (giá trị trung bình 98,51%); huyện Ia Pa vẫn chưa thực hiện nghiêm túc (giá trị trung bình 69,94%), điều này cho thấy, cơ cấu số lượng lãnh đạo cấp phòng và tương đương tại các cơ quan, đơn vị của địa phương còn chưa hợp lý [18, tr.13] (xem biểu đồ 2.5, đơn vị tính %). 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 2015 2016 2017 2018 Trung bình Linear (Trung bình) 65 Biểu đồ 2.5: Kết quả đánh giá trong công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính - Kết quả đánh giá công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức viên chức ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai Trung bình kết quả đánh giá từ năm 2015-2018 như sau: Huyện Kbang: 68,12%, huyện Ia Pa: 59,73%, thị xã An Khê: 83,38%, thành phố Pleiku: 69,99%, huyện Ia Grai: 63,13%, huyện Chư Pưh: 65,18%, huyện Chư Păh: 58,97%, huyện Đức Cơ: 74,60%, huyện Đăk Pơ: 78,96%, huyện Chư Sê: 71,65%; huyện Krông Pa: 63,38%, huyện Chư Prông: 64,34%, huyện Kong Chro: 67,23%, huyện Đak Đoa: 76,46%, huyện Phú Thiện: 71,07%, huyện Mang Yang: 72,93%, thị xã Ayun Pa: 86,48%. Nhìn chung, thị xã Ayun Pa thực hiện nghiêm túc việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức viên chức (giá trị trung bình 86,48%) và huyện Chư Păh là địa phương chưa thực hiện nghiêm túc nội dung này (giá trị trung bình 58,97%), điều này cho thấy, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức hầu hết địa phương đều chưa nghiêm; tỷ lệ đạt chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ cấp xã còn thấp [18, tr.15] (xem biểu đồ 2.6, đơn vị tính %). 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 2015 2016 2017 2018 Trung bình Linear (Trung bình) 66 Biểu đồ 2.6: Kết quả đánh giá trong công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC - Kết quả đánh giá công tác cải cách tài chính công ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai Trung bình kết quả đánh giá từ năm 2015-2018 như sau: Huyện Kbang: 68,75%, huyện Ia Pa: 60,00%, thị xã An Khê: 53,75%, thành phố Pleiku: 81,88%, huyện Ia Grai: 53,75%, huyện Chư Pưh: 56,25%, huyện Chư Păh: 46,25%, huyện Đức Cơ: 67,50%, huyện Đăk Pơ: 54,38%, huyện Chư Sê: 63,75%; huyện Krông Pa: 91,25%, huyện Chư Prông: 76,88%, huyện Kong Chro: 77,50%, huyện Đak Đoa: 61,25%, huyện Phú Thiện: 41,88%, huyện Mang Yang: 50,00%, thị xã Ayun Pa: 70,00%. Nhìn chung, huyện Krông Pa triển khai có hiệu quả, đúng quy định nội dung cải cách tài chính công (giá trị trung bình 91,25%) và huyện Phú Thiện chưa thực hiện có hiệu quả nội dung này, còn nhiều sai phạm (giá trị trung bình 41,88%) điều này cho thấy, việc xây dựng dự toán ngân sách hàng năm không đúng thời gian quy định; việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập chưa cao [18, tr.17] (xem biểu đồ 2.7, đơn vị tính %). 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 2015 2016 2017 2018 Trung bình Expon. (Trung bình) 67 Biểu đồ 2.7: Kết quả đánh giá trong công tác cải cách tài chính công - Kết quả đánh giá công tác hiện đại hóa hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai Trung bình kết quả đánh giá từ năm 2015-2018 như sau: Huyện Kbang: 80,91%, huyện Ia Pa: 68,37%, thị xã An Khê: 71,81%, thành phố Pleiku: 74,51%, huyện Ia Grai: 67,85%, huyện Chư Pưh: 75,83%, huyện Chư Păh: 76,70%, huyện Đức Cơ: 73,31%, huyện Đăk Pơ: 69,40%, huyện Chư Sê: 77,56%; huyện Krông Pa: 71,59%, huyện Chư Prông: 78,63%, huyện Kong Chro: 70,38%, huyện Đak Đoa: 76,50%, huyện Phú Thiện: 68,40%, huyện Mang Yang: 66,16%, thị xã Ayun Pa: 78,92%. Nhìn chung, huyện Kbang đã ứng dụng và triển khai có hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác chỉ đạo, điều hành của huyện (giá trị trung bình 80,91%) và huyện Mang Yang vẫn chưa triển khai đồng bộ công nghệ thông tin đến cấp xã (giá trị trung bình 66,16%), điều này cho thấy, tỷ lệ thủ tục hành chính cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ trong năm đạt tỷ lệ thấp; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 có tỷ lệ thấp; thực hiện chưa hiệu quả việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích [18, tr.19] (xem biểu đồ 2.8, đơn vị tính %). 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 2015 2016 2017 2018 Trung bìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_danh_gia_cai_cach_hanh_chinh_o_cap_huyen_tren_dia_b.pdf
Tài liệu liên quan